1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

TIỂU LUẬN TRIẾT - SỰ THỐNG NHẤT GIỮA THẾ GIỚI QUAN DUY VẬT VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN BIỆN CHỨNG TRONG TRIẾT HỌC MÁC - Ý NGHĨA ĐỐI VỚI VIỆC PHÁT TRIỂN TRIẾT HỌC HIỆN NAY

21 1K 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 113,5 KB

Nội dung

Thực chất của cuộc cách mạng trong lịch sử triết học do C.Mác thực hiện được biểu hiện ở nhiều nội dung như: sáng tạo ra chủ nghĩa duy vật lịch sử; đưa triết học trở thành công cụ nhận thức và cải tạo thế giới; thiết lập mối liên minh giữa triết học và các khoa học cụ thể… Trong đó, sự thống nhất giữa thế giới quan duy vật và phương pháp biện chứng để tạo nên sự thống nhất hữu cơ giữa chủ nghĩa duy vật và phương pháp biện chứng là một trong những nội dung quan trọng nhất của cuộc cách mạng.

Trang 1

MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU

1 Mối quan hệ giữa thế gới quan duy vật và

phương pháp luận biện chứng trong lịch sử triết học trước Mác

1.1 Chủ nghĩa duy vật tách rời phép biện chứng

1.2 Phép biện chứng tách rời chủ nghĩa duy vật

2 Triết học Mác là sự thống nhất giữa thế giới

quan duy vật và phương pháp luận biện chứng

2.1 Chủ nghĩa duy vật gắn với phép biện chứng trở

thành chủ nghĩa duy vật biện chứng 2.2 Phép biện chứng gắn với chủ nghĩa duy vật trở

thành phép biện chứng duy vật

3 Ý nghĩa đối với vấn đề bảo vệ, phát triển triết

học Mác – Lênin hiện nay KẾT

LUẬN

MỞ ĐẦU

Triết học Mác ra đời vào những năm 40 của thế kỷ XIX đã được thừanhận là một cuộc cách mạng trong lịch sử triết học nhân loại Cuộc cách mạng

Trang 2

đó đã đưa triết học nhân loại chuyển sang một thời kỳ mới về chất, từ thời kỳchủ yếu là “giải thích thế giới” sang thời kỳ không chỉ “giải thích thế giới”,

mà còn “cải tạo thế giới”

Thực chất của cuộc cách mạng trong lịch sử triết học do C.Mác thực hiệnđược biểu hiện ở nhiều nội dung như: sáng tạo ra chủ nghĩa duy vật lịch sử;đưa triết học trở thành công cụ nhận thức và cải tạo thế giới; thiết lập mối liênminh giữa triết học và các khoa học cụ thể… Trong đó, sự thống nhất giữa thếgiới quan duy vật và phương pháp biện chứng để tạo nên sự thống nhất hữu

cơ giữa chủ nghĩa duy vật và phương pháp biện chứng là một trong những nộidung quan trọng nhất của cuộc cách mạng

Vì vậy, nghiên cứu, làm rõ vấn đề: “Sự thống nhất giữa thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng trong triết học Mác Ý nghĩa đối với vấn đề bảo vệ, phát triển triết học Mác – Lênin hiện nay” có ý nghĩa rất

quan trọng trong việc khẳng định bản chất khoa học, cách mạng, sức sốngtrường tồn và sự cần thiết phải bảo vệ, phát triển triết học Mác-Lênin trongthực tiễn lịch sử hiện nay

NỘI DUNG

1 Mối quan hệ giữa thế gới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng trong lịch sử triết học trước Mác

Trang 3

1.1 Chủ nghĩa duy vật tách rời phép biện chứng

Chủ nghĩa duy vật cổ đại còn gọi là chủ nghĩa duy vật chất phác, ngây

thơ, xuất hiện trong chế độ chiếm hữu nô lệ như ở Ấn Độ, Trung Hoa, HyLạp Về thế giới quan là duy vật có ý nghĩa chống lại những tư tưởng sai lầmcủa triết học duy tâm và tôn giáo; nhưng về mặt phương pháp luận thì chưa có

cơ sở khoa học, bởi nó mang tính trực quan, cảm tính chủ yếu dựa vào tri thứckinh nghiệm của chính bản thân các nhà triết học hơn là những khái quát khoahọc của bản thân tri thức triết học Vì, quan niệm về thế giới là vũ trụ, là vạnvật, vật chất là vật thể cụ thể hoặc thuộc tính của vật thể cụ thể, v.v… còn ýthức là linh hồn, là cảm giác nhưng nó phụ thuộc vào vật chất

Ăngghen viết: “Quan niệm về thế giới một cách nguyên thủy, ngây thơ,nhưng căn bản là đúng ấy, là quan niệm của các nhà triết học Hy Lạp thời cổ,

và nguời đầu tiên diễn đạt được rõ ràng quan niệm ấy là Hêraclít: mọi vật đềutồn tại nhưng đồng thời lại không tồn tại, vì mọi vật đều trôi đi, mọi vật đềukhông ngừng thay đổi, mọi vật đều luôn ở trong quá trình xuất hiện và biếnđi”.1

Quan điểm của chủ nghĩa duy vật thời kỳ này nói chung là đúng đắnnhưng mang tính ngây thơ chất phác vì chủ yếu dựa vào quan sát trực tiếp,chưa dựa vào các thành tựu của các bộ môn khoa học chuyên ngành vì lúc đóchưa phát triển Chủ nghĩa duy vật chất phác cổ đại về cơ bản là đúng vì nó đãlấy giới tự nhiên để giải thích về giới tự nhiên, không viện đến thần linh hayThượng đế Chủ nghĩa duy vật chất phác là kết quả nhận thức của các nhàtriết học duy vật cổ đại Chủ nghĩa duy vật thời kỳ này thừa nhận tính thứnhất của vật chất và đã đồng nhất vật chất với một số dạng vật chất cụ thểhoặc thuộc tính của nó Chủ nghĩa duy vật cổ đại còn được gọi là triết học tựnhiên Nó khái quát những tư tưởng của khoa học cụ thể và cùng khoa học cụthể giải quyết những vấn đề của khoa học lý thuyết

1 Ph.Ăngghen, Chống Đuyrinh, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1984, tr32

Trang 4

Tuy nhiên, do hạn chế trong sự phát triển khoa học, đồng thời sự tácđộng trong hệ tư tưởng của triết học mà những kết luận của chủ nghĩa duy vật

cổ đại còn mang nặng tính trực quan, ngây thơ, chất phác, cảm tính, dự báo,định hướng chứ không có cơ sở khoa học khi giải thích về nguồn gốc hoặcbản chất của thế giới vật chất và vai trò của con người Chủ nghĩa duy vật cổđại thể hiện đồng nhất vật chất vào thực thể được coi là bản nguyên của thếgiới vật chất Vì thế, chủ nghĩa duy vật chưa gắn chặt với phép biện chứng

Chủ nghĩa duy vật phục hưng và cận đại (duy vật siêu hình)

Siêu hình là thuật ngữ triết học phản ánh khuynh hướng phát triển củatriết học duy vật từ thời kỳ phục hưng đến thời cận đại, còn được gọi là triếthọc tự nhiên Xét về mặt thế giới quan là duy vật, nhưng về phương pháp luậnlại ảnh hưởng bởi phương pháp nghiên cứu của khoa học tự nhiên (phươngpháp thực nghiệm) của thời kỳ này, nhất là khoa học vật lý

Thế giới quan triết học đối lập với chủ nghĩa duy vật biện chứng, pháttriển mạnh ở Châu Âu vào các thế kỉ XVI - XVIII Thời kỳ này, triết học gắnliền với khoa học tự nhiên, các nhà triết học đồng thời là những nhà khoa học

tự nhiên Họ đã chủ trương giải thích tự nhiên từ bản thân nó Nhờ cácphương pháp phân tích, mổ xẻ giới tự nhiên thành những bộ phận tách biệtnhau mà khoa học tự nhiên đã đạt được những bước tiến khổng lồ Chínhcách xem xét đó đã được Bêcơn và Lôckơ áp dụng vào triết học, đem lại chotriết học một hình thức mới – chủ nghĩa duy vật siêu hình Đặc trưng cơ bảncủa chủ nghĩa duy vật siêu hình: Xem xét sự vật một cách hoàn toàn cô lập,tách rời với các sự vật khác; Xem xét sự vật trong trạng thái tĩnh tại khôngvận động, không biến đổi, vĩnh viễn cố định; Quá trình phát triển được xemnhư là sự tăng trưởng đơn thuần về mặt số lượng chứ không có sự thay đổi vềchất lượng; Tìm nguồn gốc của sự vận động và phát triển ở bên ngoài sự vật(ở Thượng đế, ở cái hích đầu tiên, vv.), chứ không tìm trong sự đấu tranh giữacác mặt đối lập ở ngay trong lòng sự vật; Có quan điểm cứng nhắc chỉ dựa

Trang 5

trên những phản đề tuyệt đối không thể dung hợp được; nói có là có, không làkhông, cái gì vượt ra ngoài phạm vi đó chẳng có giá trị gì hết.

Đối với những người theo chủ nghĩa duy vật siêu hình thì một sự vậthoặc tồn tại, hoặc không tồn tại; một sự vật không thể vừa là chính nó, lại vừa

là cái khác, cái khẳng định và cái phủ định tuyệt đối bài trừ lẫn nhau, nguyênnhân và kết quả cũng đối lập nhau một cách cứng nhắc như vậy Chủ nghĩaduy vật biện chứng khẳng định chủ nghĩa duy vật siêu hình là một giai đoạntất yếu trong sự phát triển của triết học Nó có vai trò nhất định trong việc bảo

vệ và phát triển quan điểm duy vật, nhưng tất yếu bị thay thế bằng chủ nghĩaduy vật biện chứng

Triết học duy vật thời kỳ này đại diện cho những tư tưởng của giai cấp tưsản tiến bộ, họ đã tiến hành đấu tranh chống chủ nghĩa kinh viện, nhà thờtrung cổ Trong số các đại biểu cơ bản của triết học duy vật thời kỳ này là triếthọc duy vật Pháp với những quan điểm của Metri, Điđơrô, Hônbách, chiếmmột vị trí đặc biệt quan trọng Chủ nghĩa duy vật siêu hình thế kỷ XVII-XVIIIkhẳng định vai trò của vật lý học cổ điển trong lịch sử phát triển của khoahọc, vì vậy phương pháp của khoa học, vật lý học cổ điển không chỉ ảnhhưởng đối với các khoa học khác mà còn ảnh hưởng đối với triết học, đó làảnh hưởng của chủ nghĩa duy vật trong thời kì này tạo ra phương pháp tư duysiêu hình ở trong triết học nên nó được xem là triết học tự nhiên

Chủ nghĩa duy vật siêu hình thế kỷ XVII - XVIII do ảnh hưởng của cơhọc cổ điển nên chủ nghĩa duy vật thời kỳ này chịu sự tác động mạnh mẽ củaphương pháp tư duy siêu hình, máy móc phương pháp nhìn nhận thế giớitrong trạng thái biệt lập, tĩnh tại Vì vậy, triết học thời kỳ này chủ nghĩa duyvật tách rời phép biện chứng

Chủ nghĩa duy vật của Lút Vích Phoiơbắc (1807 - 1872): Phoiơbắc là

một nhà nhân vật kiệt suất trước Mác, là nhà tư tưởng của giai cấp tư sản dânchủ Có công lớn trong phê phán chủ nghĩa duy tâm công Hêghen nói riêng và

Trang 6

chủ nghĩa duy tâm nói chung phê phán tôn giáo, khôi phục chủ nghĩa duy vật

cổ đại

Phoiơbắc cho rằng thế giới vật chất không do ai sáng tạo ra, tồn tại kháchquan không phụ thuộc vào ý thức của con người Giới tự nhiên vận động biếnđổi do những nguyên nhân bên trong của nó Ông cho rằng ý thức là sảnphẩm của con người Nếu vật chất chưa tiến hoá đến con người thì chưa có ýthức Phoiơbắc giải quyết vấn đề nhận thức trên quan điểm duy vật và không

có gì con người không nhận thức được, chỉ có cái chưa nhận thức được màthôi

Tuy nhiên, khi khẳng định nhận thức của con người, Phoiơbắc nhấnmạnh mặt quan sát chứ không quan tâm đến mặt quan trọng tạo nên nhận thức

là hoạt động thực tiễn Ông coi thường thực tiễn, hạ thấp vai trò thực tiễn.Đồng thời con người mà Phoiơbắc nghiên cứu là con người thuần tuý độngvật Tức ông chỉ quan tâm đến mặt sinh học mà không quan tâm đến mặt xãhội Vì vậy, con người của Phoiơbắc là con người trừu tượng, chủ nghĩa duyvật của Phoiơbắc là chủ nghĩa duy vật nhưng không gắn với phương phápbiện chứng mà gắn với phương pháp siêu hình

1.2 Phép biện chứng tách rời chủ nghĩa duy vật

Trong lịch sử triết học, phép biện chứng phát triển qua ba hình thức cơbản: phép biện chứng chất phác thời cổ đại, phép biện chứng duy tâm cổ điểnĐức và phép biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác-Lênin

Phép biện chứng chất phác thời cổ đại: Phép biện chứng chất phác thời

cổ đại là hình thức đầu tiên của phép biện chứng trong lịch sử triết học, là nộidung cơ bản trong nhiều hệ thống triết học của Trung Quốc, Ấn Độ và HyLạp cổ đại Tiêu biểu như: Tư tưởng biện chứng của triết học Trung Quốc là

“biến dịch luận” (học thuyết về những nguyên lý, quy luật biến đổi phổ biếntrong vũ trụ); “ngũ hành luận” (học thuyết về những nguyên tắc tương tác,biến đổi của các tố chất bản thể trong vũ trụ) của Âm dương gia

Trang 7

Trong triết học Ấn Độ biểu hiện rõ nét nhất của tư tưởng biện chứng làtriết học Phật giáo với các phạm trù như: “vô ngã”, “vô thường”, “nhânduyên”.

Thời cổ đại Hy Lạp, một số nhà triết học duy tâm (Platon) coi phép biệnchứng là nghệ thuật tranh luận để tìm ra chân lý Arixtôt đồng nhất phép biệnchứng với lôgíc học Một số nhà triết học duy vật có tư tưởng biện chứng về

sự vật (biện chứng khách quan) Hêraclit coi sự biến đổi của thế giới như mộtdòng chảy Ông nói: “Mọi vật đều trôi đi, mọi vật đều biến đổi” “Người takhông thể tắm được hai lần trong cùng một dòng sông”

Phép biện chứng chất phác thời cổ đại có đặc điểm là: Nhận thức đúng

về tính biện chứng của thế giới nhưng không phải dựa trên thành tựu của khoahọc mà bằng trực kiến thiên tài, bằng trực quan chất phác, là kết quả của sựquan sát trực tiếp Do đó, chưa đạt tới trình độ phân tích giới tự nhiên, chưachứng minh được mối liên hệ phổ biến nội tại của giới tự nhiên Vì vậy, phépbiện chứng trong triết học thời kỳ này chưa gắn với chủ nghĩa duy vật

Từ nửa cuối thế kỷ XV, khoa học tự nhiên bắt đầu phát triển mạnh, đivào nghiên cứu từng yếu tố riêng biệt của giới tự nhiên dẫn đến sự ra đời củaphương pháp siêu hình và phương pháp này trở thành thống trị trong tư duytriết học và nghiên cứu khoa học vào thế kỷ XVIII

Phép biện chứng duy tâm cổ điển Đức được khởi đầu từ Cantơ và hoàn

thiện ở hệ tthống triết học của G.Hêghen

Phép biện chứng duy tâm xuất hiện trong triết học cổ điển Đức cuối thế

kỉ XVIII, nửa đầu thế kỉ XIX Thời kì này, khoa học đã đạt được những thànhtựu xuất sắc trên nhiều lĩnh vực khác nhau Những thành tựu khoa học đó là

cơ sở để đi tới những khái quát mới về nội dung phép biện chứng

Đại diện tiêu biểu cho phép biện chứng duy tâm là Hêghen Ông là ngườiđầu tiên xây dựng hoàn chỉnh phép biện chứng duy tâm với một hệ thống kháiniệm, phạm trù và quy luật cơ bản Tính chất duy tâm trong phép biện chứng

Trang 8

của Hêghen thể hiện ở chỗ : Ông coi “ý niệm tuyệt đối” là cái có trước, vàtrong quá trình vận động phát triển, “ý niệm tuyệt đối” tha hóa thành giới tựnhiên và xã hội; cuối cùng lại trở về với chính mình trong tinh thần tuyệt đối.Sai lầm của phép biện chứng duy tâm khách quan của Hêghen là ở chỗ ôngcho rằng biện chứng của ý niệm sản sinh ra biện chứng của sự vật Đó là phépbiện chứng duy tâm khách quan, thiếu triệt để, thiếu khoa học.

Như vậy, Hêghen là người xây dựng phép biện chứng tương đối hoànchỉnh với một hệ thống khái niệm, phạm trù, quy luật Tuy nhiên, phép biệnchứng Hêghen là phép biện chứng duy tâm, là phép biện chứng ngược đầu;ông coi biện chứng của ý niệm sinh ra biện chứng của sự vật, chứ không phảingược lại Ph.Ăngghen nhận xét rằng: “Tính chất thần bí mà phép biện chứng

đã mắc phải ở trong tay Hêghen tuyệt nhiên không ngăn cản Hêghen trở thànhngười đầu tiên trình bày một cách bao quát và có ý thức những hình thái vậnđộng chung của phép biện chứng Ở Hêghen, phép biện chứng bị lộn ngượcđầu xuống đất Chỉ cần dựng nó lại là sẽ phát hiện được cái hạt nhân hợp lýcủa nó ở đằng sau cái vỏ thần bí của nó”

Có thể khẳng định rằng, lịch sử triết học nhân loại từ thời cổ đại cho đếntriết học cổ điển Đức, chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng luôn có sự táchrời nhau Sự tách rời đó được gắn liền với các hình thức lịch sử phát triển củachủ nghĩa duy vật và phép biện chứng qua các thời kỳ từ cổ đại đến triết học

Trang 9

C.Mác - cái thế giới quan mà với nó, ông đã cùng với Ph.Ăngghen xâydựng nên học thuyết triết học mới, trong đó chủ nghĩa duy vật và phép biệnchứng thống nhất với nhau một cách hữu cơ thành một hệ thống chỉnh thể

- chủ nghĩa duy vật biện chứng, một hình thức mới, một giai đoạn phát

triển cao của chủ nghĩa duy vật triết học

Khi xây dựng hệ thống triết học của mình với tư cách "linh hồn sống"của một học thuyết cách mạng triệt để và khoa học thật sự, C.Mác khôngchỉ kế thừa một cách có chọn lọc và phê phán những thành tựu của tư duynhân loại, những thành quả sáng tạo lý luận của các nhà triết học trong lịch

sử triết học nhân loại, trực tiếp nhất là phép biện chứng của Hêghen và chủnghĩa duy vật của Phoiơbắc, mà còn khái quát hóa những thành tựu mớinhất của khoa học đương thời, cũng như thực tiễn lịch sử nhân loại màtrước hết, là thực tiễn đấu tranh cách mạng của giai cấp vô sản toàn thế

giới Do vậy, có thể nói, sự ra đời của triết học Mác là một tất yếu lịch

sử không những vì nó là sự phản ánh khách quan thực tiễn xã hội, mà còn

là sự phát triển hợp lôgíc của lịch sử tư tưởng nhân loại, đúng như Lênin đãkhẳng định, "lịch sử triết học và lịch sử khoa học xã hội" đã chứng tỏ mộtcách hết sức rõ ràng rằng, chủ nghĩa Mác nói chung, triết học của ông nóiriêng "không có gì giống "chủ nghĩa bè phái" hiểu theo nghĩa một học

thuyết đóng kín và cứng nhắc, nảy sinh ở ngoài con đường phát triển vĩ đại

của văn minh thế giới"1

Triết học Mác ra đời đã khắc phục được sự tách rời thế giới quan duy

vật và phép biện chứng Song, nó không phải là sự "lắp ghép" đơn thuầnphép biện chứng với đỉnh cao là phép biện chứng của Hêghen và chủ nghĩaduy vật với đỉnh cao là chủ nghĩa duy vật của Phoiơbắc Để xây dựng triết

học duy vật biện chứng, C.Mác đã phải tiến hành phê phán và cải tạo triệt

để phép biện chứng duy tâm của Hêghen và chủ nghĩa duy vật siêu hình của Phoiơbắc, tạo ra một phương pháp tư duy biện chứng "không những

1 V.I.Lênin, Toàn tập, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva, 1980, tập 23, tr 49

Trang 10

khác phương pháp của Hêghen về cơ bản, mà còn đối lập hẳn với phươngpháp ấy"1 và giải thoát chủ nghĩa duy vật khỏi tính hạn chế siêu hình vốn

có, tính hạn chế "đặc thù" của nó, làm cho nó trở nên "hoàn bị" và được mở

rộng "từ chỗ nhận thức giới tự nhiên đến chỗ nhận thức xã hội loài người", sáng tạo ra chủ nghĩa duy vật lịch sử với tư cách "thành tựu vĩ đại

nhất của tư tưởng khoa học"2

Chủ nghĩa duy vật khoa học, hoàn bị được thể hiện ở quan điểm duyvật về thế giới và duy vật về xã hội Đây là nội dung rất quan trọng đểkhẳng định tính khoa học và hoàn bị của triết học Mác so với các hình thứctriết học trước đây trong lịch sử Các loại hình triết học trước đây duy vậttrong lĩnh vực tự nhiên nhưng lại duy tâm khi nghiên cứu xã hội lịch sử.Triết học Mác ra đời không chỉ duy vật trong lĩnh vực tự nhiên mà còn duyvật khi nghiên cứu xã hội Đó là cở sở để khẳng định tính chất duy vật triệt

để của triết học Mác Quan niệm duy vật về thế giới được thể hiện thông

qua khẳng định thế giới này là thế giới vật chất, thế giới này thống nhất ởtính vật chất, vật chất là thực tại khách quan tồn tại độc lập với ý thức,quyết định ý thức và được ý thức phản ánh Như Mác-Ăngghen đã khẳngđịnh: “bản chất vật chất và tính thống nhất vật chất của thế giới đượcchứng minh không phải bằng vài ba lời lẽ khéo léo của kẻ làm trò ảo thuật,

mà bằng một sự phát triển lâu dài, khó khăn của triết học và khoa học tựnhiên”3

Quá trình hình thành quan điểm duy vật về xã hội và cơ sở để hình thànhquan điểm duy vật về xã hội, Lênin viết: “Trong khi nghiên cứu sâu và pháttriển chủ nghĩa duy vật triết học, Mác đã đưa học thuyết đó tới chỗ hoàn bị và

mở rộng học thuyết ấy từ chỗ nhận thức giới tự nhiên đến chỗ nhận thức xãhội loài người”4; “C.Mác và Ph.Ăngghen nhận thấy rằng, cũng như mọi hiện

Ngày đăng: 04/09/2016, 21:55

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w