1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

TIỂU LUẬN TRIẾT - NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ PHÉP BIỆN CHỨNG TRONG “BÚT KÝ TRIẾT HỌC” CỦA LÊNIN VÀ Ý NGHĨA ĐỐI VỚI VIỆC BẢO VỆ, PHÁT TRIỂN TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN HIỆN NAY

26 1,5K 10

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 133 KB

Nội dung

Triết học Mác – Lênin nó chung và phép biện chứng duy vật nói riêng ra đời đã đánh dấu một bước ngoặt cách mạng vĩ đại trong lịch sử tư tưởng, tạo ra một hệ thống triết học khác về chất so với tất cả các hệ thống triết học trong lịch sử, hệ thống triết học đó không chỉ giải thích mà còn cải tạo thế giới. Phép biện chứng duy vật ra đời, phát triển không phải là một hiện tượng ngẫu nhiên, ý muốn chủ quan của một giai cấp trong lực lượng xã hôi này, càng không phải do thượng đế hay các lực lượng siêu nhân khác tạo ra, mà nó hoàn toàn mang tính tất yếu khách quan, phù hợp với quy luật vận động phát triển của lịch sử nhân loại. Đồng thời đáp ứng yêu cầu cấp bách giải phóng giai cấp công nhân, nhân dân lao động và toàn thể nhân loại khỏi sự áp bức, bóc lột của giai cấp tư sản và chủ nghĩa tư bản.

Trang 1

MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU

1 Hoàn cảnh ra đời và kết cấu của tác phẩm

1.1 Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm

1.2 Kết cấu của tác phẩm

2 Những vấn đề về phép biện chứng trong

“Bút ký triết học” của Lênin và ý nghĩa đối với việc bảo vệ, phát triển triết học Mác- Lênin hiện nay

Tên tiểu luận: NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ PHÉP BIỆN CHỨNG TRONG

“BÚT KÝ TRIẾT HỌC” CỦA LÊNIN VÀ Ý NGHĨA ĐỐI VỚI VIỆC BẢO VỆ, PHÁT TRIỂN TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN HIỆN NAY

MỞ ĐẦU

Trang 2

Triết học Mác – Lênin nó chung và phép biện chứng duy vật nói riêng rađời đã đánh dấu một bước ngoặt cách mạng vĩ đại trong lịch sử tư tưởng, tạo

ra một hệ thống triết học khác về chất so với tất cả các hệ thống triết họctrong lịch sử, hệ thống triết học đó không chỉ giải thích mà còn cải tạo thếgiới Phép biện chứng duy vật ra đời, phát triển không phải là một hiện tượngngẫu nhiên, ý muốn chủ quan của một giai cấp trong lực lượng xã hôi này,càng không phải do thượng đế hay các lực lượng siêu nhân khác tạo ra, mà nóhoàn toàn mang tính tất yếu khách quan, phù hợp với quy luật vận động pháttriển của lịch sử nhân loại Đồng thời đáp ứng yêu cầu cấp bách giải phónggiai cấp công nhân, nhân dân lao động và toàn thể nhân loại khỏi sự áp bức,bóc lột của giai cấp tư sản và chủ nghĩa tư bản

Trải qua quá trình tồn tại và phát triển trong nhiều giai đoạn lịch sử phépbiện chứng duy vật đã trở thành phương pháp luận cho các Đảng Cộng sản vàphong trào công nhân quốc tế trong cuộc đấu tranh chôngs lại chủ nghĩa tưbản, xây dựng xã hội mới, xã hội Cộng sản chủ nghĩa Với sứ mệnh cao cả đó,phép biện chứng duy vật “linh hồn sống của chủ nghĩa Mác” đã đưa lại sựnghiệp giải phóng dân tộc của nhiều nước trên thế giới đến những thắng lợihết sức vĩ đại, tạo ra bước ngoặt lịch sử to lớn Ngày nay, trước những biếnđộng đảo lộn diễn ra nhiều nơi trên thế giới, với sự sụp đổ của chủ nghĩa xãhội ở Liên Xô và Đông Âu, chủ nghĩa xã hội tạm thời lâm vào tình trạngkhủng hoảng, phong trào cách mạng thế giới gặp nhiều tổn khó khăn Lợidụng tình hình đó, phong trào chống Mác, chống lại những nguyên lý, quyluật, phạm trù của triết học Mác - Lênin lại rầm rộ nổi lên Các học giả tư sản,các thế lực thù địch và những người giả danh mácxít ra sức kêu gào, xuyêntạc, đòi phủ nhận học thuyết khoa học cách mạng đó Họ cho rằng, triết họcMác - Lênin, đặc biệt là phép biện chứng duy vật đã trở nên lỗi thời, lạc hậu,không còn giá trị gì đối với lịch sử, và thời đại

Trang 3

Với nhân quan khoa học, sự công bằng khách quan, chúng ta khẳng địnhrằng, triết học Mác - Lênin nói chung và phép biện chứng duy vật nói riêngvẫn là cơ sở thế giới quan, phương pháp luận chung nhất của nhận thức khoahọc và thực tiễn cách mạng nhất là trong vấn đề bảo vệ, phát triển triết họcMác – Lênin hiện nay Với ý nghĩa đó, việc nghiêm túc nghiên cứu nhận thứcnhững vấn đề về phép biện chứng của Lênin trong hai tác phẩm kinh điển gốc

“Những “Người bạn dân” là như thế nào và họ đấu tranh chống những ngườidân chủ xã hội ra sao?” và “Bút ký triết học” có ý nghĩa không chỉ về mặt lýluận mà cả trong thực tiễn, không chỉ đối với lịch sử, hiện tại mà cả tương laiđối với sự phát triển của triết học Mác – Lênin

Trang 4

Vào đầu thế kỷ XX tình hình thế giới diễn biến phức tạp, những mâuthuẫn của chủ nghĩa đế quốc trở nên gay gắt đẩy nhân loại vào cuộc đại chiếnthế giới, các nước đế quốc tàn sát lẫn nhau, tình hình đó cũng tạo ra điều kiệnthuận lợi để nổ ra cách mạng xã hội chủ nghĩa.

Phong trào cộng sản và công nhân lúc đó lại rơi vào cuộc khủng hoảng,

đa số các lãnh tụ của Quốc tế II không nhận rõ tính chất đế quốc xâm lượccủa cuộc chiến tranh, đã đứng trên lập trường của chủ nghĩa sôvanh nước lớn,ủng hộ chính phủ tư sản tiến hành chiến tranh đế quốc, phản lại lợi ích giaicấp vô sản, không biết chớp thời cơ biến cuộc chiến tranh giữa các nước đếquốc thành nội chiến cách mạng, tiến hành cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa,lật đổ giai cấp tư sản thống trị ở nước mình

Trang 5

Lênin đã sớm nhận thức rõ những đặc trưng của thời đại mới, phân tíchsâu sắc những mâu thuẫn của chủ nghĩa đế quốc và chỉ ra chủ nghĩa đế quốc

là đêm trước của cuộc cách mạng của giai cấp vô sản Nhưng đa số lãnh tụcủa Quốc tế II đã chống lại tư tưởng của Lênin, đưa Quốc tế II vào con đườngphá sản Trước bước ngoặt mới của lịch sử và tình thế cách mạng, Lênin thấycần thiết phải vũ trang cho đảng cộng sản và giai cấp công nhân lý luận cáchmạng để nhận thức đúng về thời đại mới, về bản chất của cuộc chiến tranh đếquốc, về con đường đi lên của cách mạng vô sản

Tình hình thế giới đó đặt ra vấn đề đối với Đảng Xã hội - Dân chủ là:đứng trên lập trường của giai cấp tư sản nước mình ủng hộ cuộc chiến tranh,

đi xâm lược dân tộc khác, chống lại người anh em giai cấp vô sản của mìnhhay là chống lại cuộc chiến tranh đế quốc, biến cuộc chiến tranh đó thànhcuộc nội chiến cách mạng, đánh đổ giai cấp tư sản thống trị Các lãnh tụ củaQuốc tế II đã chọn lập trường của giai cấp tư sản, phản bội lại giai cấp côngnhân Cơ sở lý luận của đường lối phản động đó là chủ nghĩa chiết trung vàthuyết ngụy biện

Về mặt lý luận, Lênin phải đề cao phép biện chứng duy vật, chống lạithuật ngụy biện và chủ nghĩa chiết trung của những lãnh tụ Quốc tế II Cơ sở

lý luận của những quan điểm và đường lối sai lầm của Quốc tế II là sự phảnlại phép biện chứng duy vật Ngay từ năm 1899, Bécstanh đã công khai chốnglại phép biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác, ông ta đòi hỏi phải "trở vềvới Cantơ"

Cauxky cũng là một lãnh tụ của Quốc tế II không hiểu ý nghĩa của phépbiện chứng duy vật và cũng chống lại phép biện chứng duy vật, nhưng khôngtrắng trợn, công khai như Bécstanh Plêkhanốp là nhà triết học mácxít kiệtxuất lúc đó, tuy vậy ông có hạn chế là coi nhẹ và lý giải lệch lạc phép biệnchứng duy vật, quy phép biện chứng chỉ là tổng cộng các ví dụ thực tế Vàcuối cùng cũng đi theo chủ nghĩa cơ hội của Quốc tế II

Trang 6

Vì không hiểu phép biện chứng duy vật và bị giai cấp tư sản mua chuộcnên nhiều lãnh tụ của Quốc tế II đã không đứng vững trên lập trường cáchmạng của giai cấp vô sản, trước những tình hình phức tạp, họ đã trượt theochủ nghĩa chiết trung và thuật ngụy biện Điều này thể hiện rõ nhất là thái độcủa họ đối với cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất Khi nổ ra chiến tranh, thìPlêkhanốp, Cauxky đã ngả theo lập trường của chủ nghĩa sôvanh của giai cấp

tư sản, kêu gọi giai cấp công nhân với chiêu bài "bảo vệ Tổ quốc" để bảo vệlợi ích của giai cấp tư sản nước mình mà tham gia vào cuộc chiến tranh đếquốc, tàn sát những người anh em cùng giai cấp

Hai quan điểm phát triển đối lập Đó là quan điểm của phép biện chứngduy vật, mà tiêu biểu cho quan điểm này là Lênin và quan điểm chống lạiphép biện chứng duy vật là quan điểm của một số lãnh tụ của Quốc tế II.Trong giai đoạn lịch sử này Lênin tập trung phê phán lý luận của các lãnh tụQuốc tế II như Cauxky và Plêkhanốp Những lãnh tụ này dùng thuyết ngụybiện và chủ nghĩa chiết trung biện hộ cho chủ nghĩa xã hội sôvanh

Năm 1915, Lênin viết tác phẩm Về vấn đề phép biện chứng, lần đầu tiênLênin nêu lên tư tưởng về hai quan điểm phát triển đối lập nhau Đây cũng làmột sự tổng kết cả quá trình đấu tranh tư tưởng của Lênin từ trước đến bâygiờ nhằm chống lại những tư tưởng phản biện chứng giả danh biện chứng.Plêkhanốp và Cauxky ngả theo lập trường của chủ nghĩa sôvanh tư sản lậpluận một cách ngụy biện nhưng vẫn mang danh phép biện chứng

Hơn nữa bước vào đầu thế kỷ XX tình hình mới đặt ra nhiều vấn đề lýluận và thực tiễn cấp bách cần được giải quyết:

Một là, làm rõ chủ nghĩa tư bản đã bước vào giai đoạn tột cùng của nó là

chủ nghĩa đế quốc, phải làm rõ bản chất và những mâu thuẫn cơ bản của chủnghĩa đế quốc

Hai là, làm rõ bản chất xâm lược và phản động của cuộc chiến tranh đế

quốc, chống lại lập trường của chủ nghĩa sôvanh tư sản

Trang 7

Ba là, chớp thời cơ, biến cuộc chiến tranh đế quốc thành nội chiến cách

mạng, tiến hành cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa, lật đổ sự thống trị của giaicấp tư sản

Bốn là, vũ trang về mặt lý luận cho giai cấp công nhân, phê phán chủ

nghĩa chiết trung và thuyết ngụy biện của các lãnh tụ trong Quốc tế II, đề rađường lối cách mạng đúng đắn cho phong trào công nhân

Năm là, sự phát triển của khoa học tự nhiên và cuộc khủng hoảng vật lý

học cũng đang đặt ra những vấn đề cho triết học, nguyên nhân chủ yếu củacuộc khủng hoảng đó là các nhà khoa học tự nhiên không nắm được phépbiện chứng duy vật

Tình hình mới đặt ra những nhiệm vụ to lớn đó, đòi hỏi Lênin quan tâmsâu sắc đến vấn đề lý luận, đặc biệt là về phép biện chứng duy vật

Sau khi xuất bản tác phẩm triết học “Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩakinh nghiệm phê phán” (1908), Lênin lại tiếp tục đi sâu nghiên cứu triết học,đặc biệt là nghiên cứu phép biện chứng duy vật Có lẽ Lênin định viết một tácphẩm triết học về vấn đề này nhưng chưa kịp hoàn thành Lênin chỉ để lại chochúng ta Tập bút ký, mà ngày nay tập hợp lại xuất bản thành sách với tên gọi

“Bút ký triết học” bao gồm những bản tóm tắt, những đoạn trích, những ghichú về các cuốn sách và những bài viết, những ghi chú, những nhận xét củaLênin Tác phẩm “Bút ký triết học” được Lênin viết trong khoảng thời gian1895-1916, trong đó chủ yếu là 1914-1916 và lần đầu tiên xuất bản vào năm1929-1930 sau đó được bổ sung và hoàn thiện dần

Trang 8

Tập này được chia thành ba phần; trong mỗi phần có những tài liệu ítnhiều đồng nhất về tính chất

Phần I gồm 9 bản tóm tắt các tác phẩm triết học của Mác, Ăngghen,Phoiơbắc, Hêghen…

Phần II gồm những ghi chú khác nhau về các sách, các bài viết và các bàiphê bình sách báo triết học từ 1903-1916

Phần III gồm những đoạn trích các cuốn sách kèm theo những ý kiến vàbút tích của Lênin từ 1908-1911

Trong các phần, tài liệu được sắp xếp theo thứ tự thời gian, trên cơ sởnhững ngày tháng đã được xác định bằng phương pháp gián tiếp trước đâyhay là khi soạn tập này, bởi vì hầu như tất cả các tài liệu đều không được tácgiả đề ngày tháng

Trong Lênin Toàn tập, cuốn “Bút ký triết học” thuộc về thời kỳ chiếntranh thế giới thứ nhất, khi đó Lê-nin đã viết xong phần chính của các bảntóm tắt, các đoạn trích và các ghi chú Chính trong thời gian này, Lênin tómtắt cuốn "Khoa học lô-gích", và song song với việc đó, Người tóm tắt phầnmột cuốn "Bách khoa toàn thư các bộ môn triết học" của Hêghen, "Những bàigiảng về lịch sử triết học" và "Những bài giảng về triết học của lịch sử" củaHêghen, tác phẩm của Phoiơbắc "Trình bày, phân tích và phê phán triết họccủa Lai-bni-txơ", của Ph.Lát-xan "Triết học của Hê-ra-clít Bí ẩn ở Ê-phe-xơ",

"Phép siêu hình" của A-ri-xtốt và một số cuốn sách khác về triết học và khoahọc tự nhiên Những bản tóm tắt và những ghi chú này là nội dung của támtập bút ký giống nhau, bìa màu xanh mà Lênin đặt đầu đề là “Bút ký triết học.Hê-ghen, Phơ-bách và những tác giả khác"; thuộc về loại này còn có bản tómtắt cuốn "Những bài giảng về bản chất của tôn giáo" của Phơ-bách; bản tómtắt này được viết trên các tờ rời, sớm nhất là năm 1909

Trang 9

2 Những vấn đề về phép biện chứng trong “Bút ký triết học” của Lênin và ý nghĩa đối với việc bảo vệ, phát triển triết học Mác-Lênin hiện nay

2.1 Những vấn đề về phép biện chứng trong tác phẩm “Bút ký triết học” của Lênin

Trong “Bút ký triết học”, Lênin tập trung chú ý vào vấn đề phép biệnchứng Đây là một nội dung chủ yếu của triết học Mác Kế thừa tư tưởng vềphép biện chứng trong lịch sử triết học và đặc biệt là triết học của Hêghen,Lênin đã nêu ra và trình bày một cách sáng tạo về phép biện chứng duy vật

Khái niệm về phép biện chứng

Bàn về khái niệm phép biện chứng trong tác phẩm “Chống Đuyrinh”,Ăngghen đã đưa ra định nghĩa về phép biện chứng như sau: “Phép biện chứngchẳng qua chỉ là môn khoa học về những quy luật phổ biến của sự vận động

và sự phát triển của tự nhiên, của xã hội loài người và của tư duy”1

Để bảo vệ, phát triển phép biện chứng của Mác và Ăngghen trong tácphẩm này, Lênin đã đi từ việc phân tích sự khác nhau giữa hai quan điểmkhác nhau về phát triển trong lịch sử triết học qua đó đưa ra định nghĩa vềphép biện chứng Lênin cho rằng trong lịch sử đã tồn tại hai quan điểm khácnhau về sự phát triển: hoặc phát triển được xem như sự tăng lên đơn giản vềlượng, sự lặp lại (quan điểm thứ nhất); hoặc như sự thống nhất của các mặtđối lập (quan điểm thứ hai) “Với quan niệm thứ nhất về sự vận động, sự tựvận động, động lực của nó, nguồn gốc của nó, động cơ của nó nằm trong bóngtối (hay người ta đem nguồn gốc ấy đặt ra bên ngoài - Thượng đế, chủ thểetc.) Với quan niệm thứ hai, sự lưu ý chủ yếu lại hướng chính vào sự nhậnthức nguồn gốc của “tự” vận động”2

Quan niệm thứ nhất là chết cứng, nghèo nàn, khô khan Quan niệm thứhai là sinh động Chỉ có quan niệm thứ hai mới cho ta chìa khoá của “sự tự

1 C.Mác và Ăngghen, Toàn tập, tập 20, Nxb CTQG, HN.1994, tr96

2 V.I.Lênin, Toàn tập, tập 29, tr 379 Nxb TBM.1981

Trang 10

vận động” của tất thảy mọi cái đang tồn tại; chỉ có nó mới cho ta chìa khoácủa những “bước nhảy vọt”, của “sự gián đoạn của tính tiệm tiến”, của sự

“chuyển hoá thành mặt đối lập”, của sự tiêu diệt cái cũ và sự nảy sinh ra cáimới”1

Lênin nhấn mạnh rằng: Phép biện chứng là khoa học về mối liên hệ và sựvận động Trước hết, Lênin nói về sự vận động và tự thân vận động Vậnđộng và vận động tự thân có những ý nghĩa khác nhau Vận động là sự liên hệqua lại giữa các sự vật và hiện tượng, sự vận động tự thân là muốn nói đếnnguồn gốc của sự vận động, là mâu thuẫn bên trong của sự vật và hiện tượng.Trong “Bút ký triết học”, Lênin nhấn mạnh đến sự vận động tự thân Lênintrích dẫn một đoạn của Hêghen nói về vận động tự thân: "Vận động và "tựvận động" (đây là NB! vận động tự thân (độc lập), tự nhiên, tất yếu bêntrong), "sự biến đổi", "vận động và sức sống", "nguyên tắc của tất cả mọi sự

tự vận động", "xung lực" kích thích "sự vận động" và "sự hoạt động" - đốilập với "tồn tại chết" " Lênin cho rằng, Hêghen đã nêu rõ căn nguyên bêntrong của vận động tự thân, đó là tính tất nhiên bên trong, xung lực bên trong

và sức sống Do đó, vật chất là tự vận động, có tính năng động Lênin nóitiếp: "Ai có thể tin rằng đấy là bản chất của "chủ nghĩa Hêghen" Cái bảnchất đó, phải phát hiện nó ra, hiểu nó, bóc nó ra, lọc cho nó trong, và đó làcông việc mà Mác và Ăngghen đã làm"2 Ở đây Lênin chỉ ra hạt nhân hợp lýcủa triết học Hêghen và nêu lên thái độ đúng đắn đối với nó Bản thân Mác vàĂngghen cũng đã làm như vậy

Khoa học cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ thứ XX đã chứng minh cho nguyên

lý vận động và phát triển của phép biện chứng duy vật Điều đó làm chonhững người có đầu óc siêu hình cũng phải thừa nhận Song, sự thừa nhận của

họ là miễn cưỡng, là bề ngoài, là không thực chất, hoàn toàn khác với phépbiện chứng duy vật "Ở thế kỷ XX (và ngay hồi cuối thế kỷ XIX), "mọi người

1 V.I.Lênin, Toàn tập, tập 29, tr 379 Nxb TBM.1981

2 V.I.Lênin Toàn tập, Nxb CTQG, HN.2005 Tập 29 tr150

Trang 11

đều đồng ý" với "nguyên tắc về sự phát triển" - Nhưng sự "đồng ý" nông cạn,thiếu suy nghĩ, ngẫu nhiên, Philixtanh ấy là một loại đồng ý mà người ta dùng

để bóp nghẹt và tầm thường hoá chân lý" Tiếp đó, Lênin nói về nguyên lýphát triển theo quan điểm biện chứng như sau: "Nếu tất cả đều phát triển thìtức là tất cả đều chuyển hoá từ cái nọ sang cái kia, bởi vì, như người ta đãbiết, sự phát triển không phải là một sự lớn lên, một sự tăng thêm (respectivemột sự giảm bớt) etc đơn giản, phổ biến và vĩnh viễn"1

Lênin đi sâu vào luận giải sự thống nhất phép biện chứng và nhận thứcluận Lênin nói: "Một là phải hiểu một cách chính xác hơn sự tiến hoá là sựsinh ra và sự huỷ diệt của mọi vật, là những sự chuyển hoá lẫn nhau - Và hai

là, nếu tất cả đều phát triển, thì cái đó có áp dụng cho những khái niệm vànhững phạm trù chung nhất của tư duy không? Nếu không thì tức là tư duykhông có liên hệ gì với tồn tại cả Nếu có, thì tức là có phép biện chứng củanhững khái niệm và phép biện chứng của nhận thức, phép biện chứng này cómột ý nghĩa khách quan"2

Lênin nói về nguyên lý mối liên hệ của phép biện chứng duy vật Sau khiphân tích, phê phán "lôgích học" của Hêghen, Lênin cho rằng: "Nếu tôi khônglầm thì ở đây có nhiều chủ nghĩa thần bí và sự trống rỗng thông thái rởmtrong những suy luận ấy của Hêghen, nhưng tư tưởng cơ bản thì thiên tài".Lênin muốn nói đến: "Tư tưởng về mối liên hệ phổ biến, toàn diện, sống củatất cả, với tất cả, và về sự phản ánh của mối liên hệ ấy"3

Có nhiều loại liên hệ, nhiều hình thức liên hệ giữa các sự vật và hiệntượng, mối liên hệ bản chất nhất là quy luật phổ biến Theo Lênin, "quy luật =phản ánh yên tĩnh của những hiện tượng" Trong cuộc sống, trong giới tựnhiên, mọi sự vật, hiện tượng đều luôn luôn biến đổi, nhưng cũng có nhữngmối liên hệ ổn định, tồn tại trong những quá trình đó, đấy là quy luật Lênincho rằng: "Quy luật là hiện tượng có tính chất bản chất" và "quy luật và bản

Trang 12

chất là những khái niệm cùng một loại (cùng một bậc), hay nói đúng hơn, làcùng một trình độ, những khái niệm này biểu hiện con người nhận thức ngàycàng sâu các hiện tượng, thế giới"1.

Lênin trích dẫn câu nói của Hêghen: "Như vậy, quy luật là một quan hệbản chất", rồi sau đó ông viết: "Quy luật là quan hệ Cái này NB đối vớinhững người theo chủ nghĩa Makhơ và những người theo thuyết bất khả trikhác và những người theo chủ nghĩa Cantơ etc."2

Lênin tán thành cách nói của Hêghen và cho rằng, điều đó đã chống lạiquan điểm của chủ nghĩa Makhơ vì những người theo quan điểm duy tâmchủ quan này và những người theo thuyết bất khả tri giải thích quy luật lànhững giả thiết, những phù hiệu chủ quan của con người tạo ra để giải thích

sự vật và hiện tượng Lênin khẳng định, quy luật là "mối quan hệ của nhữngbản chất hay giữa những bản chất" Về quy luật, Lênin cho rằng: "Khái niệmquy luật là một trong những giai đoạn của sự nhận thức của con người về tínhthống nhất và về liên hệ, về sự phụ thuộc lẫn nhau và tính chỉnh thể của quátrình thế giới"3

Những quy luật cơ bản của phép biện chứng

Trong “Bút ký triết học”, Lênin bàn đến ba quy luật cơ bản: Quy luậtthống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập, quy luật lượng đổi dẫn đến chấtđổi và ngược lại, quy luật phủ định của phủ định Ba quy luật này có mối liên

hệ mật thiết với nhau, Lênin coi quy luật mâu thuẫn là hạt nhân và thực chấtcủa phép biện chứng duy vật

Về quy luật mâu thuẫn: Nội dung quy luật mâu thuẫn đã được Mác và

Ăngghen đề cập đến trong hệ thống của triết học Mác nhất là trong hai tácphẩm “Chống Đuyrinh” và “Biện chứng của tự nhiên” của Ăngghen Mác vàĂngghen đều cho rằng: “mâu thuẫn tồn tại một cách khách quan ở trong bảnthân các sự vật và các quá trình và có thể bộc lộ ra dưới một hình thức hữu

Trang 13

hình”1 và “Chừng nào chúng ta xem xét các sự vật như là đứng im và không

có sinh khí, cái nào riêng cho cái ấy, cái này bên cạnh cái kia và cái này nốitiếp cái kia, thì chắc chắn là chúng ta không thấy được một mâu thuẫn nàotrong các sự vật cả”2

Lênin cho rằng quy luật mâu thuẫn đã giải thích được căn nguyên của sựvận động Vấn đề này trong lịch sử triết học đã được đề cập đến, song nhữngnhà triết học siêu hình thì cho căn nguyên của vận động là một sức mạnh ởbên ngoài thế giới vật chất và thường đi đến thần hay là Thượng đế Nhữngnhà triết học duy tâm thì cho tinh thần là căn nguyên của vận động NgayHêghen là nhà triết học có tư tưởng biện chứng, song vì dựa trên lập trườngduy tâm khách quan nên không thể giải thích đúng đắn được căn nguyên của

sự vận động Chỉ có phép biện chứng duy vật mới thực sự giải quyết được vấn

đề này Trong tác phẩm “Bút ký triết học”, Lênin quan tâm và giải thích mộtcách sâu sắc về căn nguyên của sự vận động đó là mâu thuẫn của sự vật vàhiện tượng, là sự đấu tranh của các mặt đối lập Lênin trích dẫn một đoạn củaHêghen nói về mối quan hệ giữa vận động và mâu thuẫn: Mâu thuẫn, "nó làcái phủ định trong sự quy định bản chất của nó, là nguyên tắc của mọi sự tựvận động, mà sự tự vận động này không phải là cái gì khác mà chỉ là sự biểuhiện nào đấy của mâu thuẫn Vận động là bản thân mâu thuẫn đang tồn tại"3.Cũng với tinh thần mâu thuẫn là căn nguyên của vận động, Lênin viết:

""Nguồn gốc nội tại của những sự khác nhau" - đó là lôgích bên trong kháchquan của sự tiến hoá và của sự đấu tranh của những sự khác nhau, của cáccực"4

Trong tác phẩm, Lênin đã chỉ ra chỉ có tư duy biện chứng mới nắm đượcmâu thuẫn, do đó mà giải thích được quá trình vận động tự thân của mọi sựvật, hiện tượng Ông viết: "Lý tính (trí tuệ) đang tư duy mài sắc sự khác nhau

Ngày đăng: 04/09/2016, 21:52

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w