1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Giáo án ôn tập và kiểm tra giữa kì 1 ngữ văn 6 sách chân trời sáng tạo ( gồm 3 đề có ma trận)

18 1,4K 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Ôn Tập Giữa Học Kì I
Chuyên ngành Ngữ Văn
Thể loại Giáo án
Năm xuất bản 2021
Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 186,51 KB

Nội dung

Qua bài học, các em học sinh biết: - Phát biểu được đặc điểm của thể loại đã học: Truyện truyền thuyết, cổ tích, thơ lục bát, kí hồi ki và du kí đã học từ đầu năm học.. - Viết được, nói

Trang 1

Ngày soạn: / /2021 Ngày dạy: / /2021 Dạy lớp: 6A

Ngày dạy: / /2021 Dạy lớp: 6B

ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I Thời gian thực hiện: 2 tiết (từ tiết 35 đến tiết 36 )

-A.MỤC TIÊU

1.Góp phần giúp HS: biết sống nhân ái, yêu thương gia đình, quí trọng bản thân,

yêu thiên nhiên và giữ gìn, bảo vệ môi trường

-Yêu Tổ quốc: Có ý thức tìm hiểu và gìn giữ các truyền thống tốt đẹp của dân tộc

Việt Nam; quan tâm đến những sự kiện chính trị, thời sự nổi bật ở địa phương, trong nước và quốc tế trong thời kỳ hội nhập quốc tế

2 Qua bài học, các em học sinh biết:

- Phát biểu được đặc điểm của thể loại đã học: Truyện (truyền thuyết, cổ tích), thơ (lục bát), kí (hồi ki và du kí) đã học từ đầu năm học

- Khái quát nội dung các văn bản đã thể hiện: Lòng yêu nước, tình gia đình, tình yêu thiên nhiên, cuộc sống

- Khắc sâu đặc điểm hình thức đặc trưng thể loại trong mỗi thể loại văn bản

- Liên hệ, mở rộng: thực hành làm một số bài tập vận dụng

- Viết được, nói và nghe được bài văn kể lại một truyện cổ tích, truyền thuyết,; kể

được một trải nghiệm của bản thân hay sáng tác được một bài thơ lục bát đơn giản

-Tiếng Việt: hiểu và sử dụng hiệu quả: từ đơn, từ phức (từ láy, từ ghép), biện pháp

tu từ ẩn dụ, từ đồng âm, đa nghĩa, từ mượn vào đọc hiểu và tạo lập văn bản.

3.Phát triển năng lực:

-Giao tiếp: Lắng nghe và phát biểu chính kiến các vấn đề liên quan đến bài học -Hợp tác: Biết trách nhiệm, vai trò của mình trong nhóm ứng với công việc cụ thể

B PHƯƠNG TIỆN VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC

1.Phương tiện:

- Xây dựng kế hoạch bài học -Tiêu chí đánh giá hoạt động học tập

Trang 2

- Phiếu học tập - Tư liệu, hình ảnh phục vụ học tập.

2 Phương pháp, hình thức dạy học

-Thuyết trình, vấn đáp, đàm thoại, hoạt động nhóm,

C.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HỆ THỐNG KIẾN THỨC ĐÃ HỌC a.Mục tiêu: Sau hoạt động này, HS có thể:

- Thục hiên hoạt động nhóm hệ thống kiến thức đã học trong bài 1,2,3

- Hệ thống kiến thức kĩ năng về văn bản, về tiếng Việt, viết, nói và nghe đã học

- Viết ra được suy nghĩ của mình về ý nghĩa của những trải nghiệm đối với cuộc sống của HS

b Nội dung: Kiến thức về truyện, thơ, kí

c Sản phẩm: Vở ghi - Phiếu học tập

d.Tổ chức thực hiện:

1.Thể loại văn bản Các bước hoạt động của GV -HS Dự kiến kết quả

HOẠT ĐỘNG NHÓM

B1 Sử dụng sơ đồ tư duy để hệ thống

kiến thức về thể loại ở bài 1,2,3?

( Sử dụng hình, màu, )- Tham khảo

B2.HS thực hiện trong nhóm

B3.Đại diện nhóm báo cáo sản phẩm và

ý tưởng-các nhóm khác nhận xét

B4.Giáo viên tổng hợp, kết luận

-LẮNG NGHE LỊCH SỬ NƯỚC MÌNH:

Thánh Gióng, Sự tích Hồ Gươm

-MIỀN CỔ TÍCH :

Sọ Dừa, Em bé thông minh

VẺ ĐẸP QUÊ HƯƠNG:

Những câu hát dân gian về vẻ đẹp quê hương Việt Nam quê hương ta

2 Kiến thức Tiếng Việt Các bước hoạt động của GV -HS Dự kiến kết quả

THẢO LUẬN CẶP ĐÔI

B1.Sử dụng sơ đồ tư duy để hệ thống

kiến thức về tiếng Việt ở bài 1,2,3?

-Từ đơn, từ phức -Trạng ngữ

Trang 3

Tham khảo bảng hệ thống bên.

B2.Tổ chức cho HS thảo luận.Quan

sát, khích lệ HS

B3.Tổ chức trao đổi, rút kinh nghiệm

B4 GV tổng hợp ý kiến, kết luận kiến thức

-Lựa chọn từ ngữ

3 Viết Các bước hoạt động của GV -HS Dự kiến kết quả

HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP

B1. Ở bài 1,2,3 chúng ta đã học viết về

những kiểu bài nào? Nêu cách thực hiện

bài viết đó?

B2.HS suy nghĩ -Xung phong trả lời câu hỏi

B3.Tổ chức cho HS trình bày, thảo luận

B4.Giáo viên tổng hợp, kết luận kiến

thức

- Kể lại một truyện truyền thuyết hoặc cổ tích

- Kể về một kỉ niệm, trải nghiệm của bản thân

- Viết đoạn văn cảm nhận về một bài thơ lục bát

- Làm thơ lục bát

GV hướng dẫn HS tham khảo mô hình: Cách tìm ý và lập dàn ý bài kể chuyện

4.Nói và nghe

HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP

B1.(1) Nêu các bước tiến thành để có bài nói

hiệu quả? Các dạng bài nói đã thực hiện?

-Thảo luận nhóm nhỏ về một vấn đề -Kể lại một truyện cổ tích

Trang 4

(2) Nêu cách thức để có thể nói một cách tự tin?

B2.HS suy nghĩ -Xung phong trả lời câu hỏi

B3.Tổ chức cho HS trình bày, thảo luận

B4.Giáo viên tổng hợp, kết luận kiến thức

-Trình bày cảm xúc về một bài thơ lục bát

Tham khảo lại các kiến thức đã học:

THẢO LUẬN CẶP ĐÔI

B1.(1) So sánh bài viết - nói và nghe một

truyện cổ tích?

B2.Tổ chức cho HS thảo luận

B3.Tổ chức trao đổi, rút kinh nghiệm

B4 GV tổng hợp ý kiến, kết luận kiến thức

- HS so sánh ( Tham khảo bảng

so sánh)

So sánh bài viết - nói và nghe một truyện cổ tích:

-Bước 1: Chuẩn bị trước khi viết cần tìm đọc

truyện cổ tích Trong truyện đó, chi tiết nào

gây ấn tượng sâu sắc nhất, có nhân vật đáng

nhớ nhất, có cốt truyện thú vị nhất?

Bước 1: Xác định đề tài, người nghe có thể là ai, mục đích, không gian và thời gian nói Từ đó sẽ định hướng được nội dung bài nói, tăng hiệu quả giao tiếp

-Bước 2: Tìm ý và lập dàn ý Tìm hoàn cảnh

xảy ra câu chuyện, nhân vật, sự việc xảy ra,

Bước 2: Tìm ý tưởng cho bài nói,

có thể sử dụng thêm hình ảnh, tranh

Trang 5

cảm nghĩ của em về truyện và từ đó vẽ để bài nói được sinh động.

-Bước 3: khi viết bài, cần đảm bảo thể hiện

được các đặc điểm của kiểu bài kể lại một

truyện cổ tích

Bứớc 3: Khi kể giọng điệu, phù hợp với nhân vật, sự việc khác nhau Kết hợp với cử chỉ, nét mặt, điệu bộ để nội dung được hấp dẫn hơn

THỰC HÀNH LUYỆN TẬP a.Mục tiêu: Sau hoạt động này, HS có thể:

- Thư hiên vận dụng kiến thức đã học để luyện đề liên quan bài 1,2,3

- Hệ thống kiến thức kĩ năng về văn bản, về tiếng Việt, viết để làm đề tổng hợp

- Viết ra được suy nghĩ của mình về ý nghĩa của những trải nghiệm đối với cuộc

sống của HS

b Nội dung: Kiến thức về truyện, thơ, kí

c Sản phẩm: Vở ghi

d.Tổ chức thực hiện:

Hoạt động 1 Chuyển giao nhiệm vụ học tập qua đề luyện tập:

ĐỀ LUYỆN TẬP I.ĐỌC HIỂU Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu:

MẸ

Lặng rồi cả tiếng con ve Con ve cũng mệt vì hè nắng oi Nhà em vẫn tiếng ạ ời Kẽo cà tiếng võng mẹ ngồi mẹ ru Lời ru có gió mùa thu

Bàn tay mẹ quạt mẹ đưa gió về Những ngôi sao thức ngoài kia Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con Đêm nay con ngủ giấc tròn

Mẹ là ngọn gió của con suốt đời (Trần Quốc Minh)

Câu 1 Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào?

Trang 6

Câu 2 Ghi lại các 4 từ ghép có trong bài thơ trên?

Câu 3 Hai câu thơ “Những ngôi sao thức ngoài kia/Chẳng bằng mẹ đã thức vì

chúng con ” sử dụng phép tu từ nào? Tác dụng của phép tu từ đó?

Câu 4 Em hiểu câu thơ “ Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.” như thế nào?

Câu 5 Bài thơ trên thể hiện tình cảm gì? (Trả lời khoảng 2 dòng).

Câu 6 Ý kiến của em về tình mẹ đối với mỗi người? (Trả lời khoảng 3 -4 dòng).

PHẦN II VIẾT

Hãy kể lại một kỉ niệm sâu sắc của em với thầy (cô ) ở tiểu học

Hoạt động 2 HS thực hiện nhiệm vụ.

Hoạt động 3 HS đối chiếu với tiêu chí, bảng kiểm để đánh giá bài viết của mình:

TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ:

1 Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ lục bát.

2 Ghi lại các 4 từ ghép: con ve, mùa thu, ngôi sao, ngọn

gió .

3

Hai câu thơ “Những ngôi sao thức ngoài kia/Chẳng

bằng mẹ đã thức vì chúng con ” sử dụng phép tu từ

nhân hóa và so sánh Phép so sánh có tác dụng thể hiện

tình yêu thương con sâu sắc của người mẹ So với

những ngôi sao trên bầu trời cao, sự hi sinh của mẹ còn

vĩ đại hơn nhiều Mẹ là người đã không quản gian nan,

khó nhọc, không quản thức trắng đêm thâu để quạt mát

cho con ngủ Với mẹ con là tất cả, là nguồn sống cả đời

của mẹ

4

-Câu thơ “ Mẹ là ngọn gió của con suốt đời” sử dụng

phép so sánh Tình cảm của mẹ con luôn thiêng liêng,

dịu êm và bền vừng nhất Đi suốt một đời, tình mẹ ngọt

ngào mãi bên con, nâng bước con đi Câu thơ khẳng

định một cánh thấm thía tình mẹ bao la, vĩnh hằng nhất

Trang 7

Bài thơ giản dị, xây dựng dựa trên việc sử dụng các thủ

pháp nghệ thuật đã thể hiện tình mẫu tử rất thiêng liêng

Không những thế bài thơ này còn chất chứa nỗi vất vả

của mẹ khi sinh thành và nuôi nấng con thành lời

Chính lời ru của mẹ cứ thế nhẹ nhàng và âu yếm thẩm

thấu vào tâm hồn non nớt của con

6

Tình mẫu tử chính là tình cảm thiêng liêng vô giá, một

thứ tình cảm cao quý bởi đó chính là mối quan hệ gắn

bó ruột thịt giữa mẹ và con cái “Mẫu” chính là mẹ và

“tử” có nghĩa là con Bởi vậy, tình mẫu tử chính là sự

quan tâm, sự săn sóc và yêu thương vô hạn của người

mẹ dành cho con Vì cuộc sống an nhiên của người con

mà mẹ chấp nhận hi sinh vô điều kiện Sự thành

công và hạnh phúc của con chính là niềm mong ước lớn

lao của người mẹ Cũng bởi thế mà tình mẹ được ví von

như biển Thái Bình dạt dào, như dòng suối hiền bao la

chảy mãi…

BẢNG KIỂM BÀI VIẾT KỂ LẠI MỘT TRẢI NGHIỆM CỦA BẢN THÂN CÁC

PHẦN

ĐẠT

MỞ

BÀI

-Dùng ngôi kể thứ nhất Giới thiệu sơ lược trải nghiệm -Giới thiệu về kỉ niệm với thầy/cô giáo cũ:

THÂN

BÀI

-Trình bày không gian, thời gian, hoàn cảnh về kỉ niệm

-Thuật lại kỉ niệm: Trình bày các nhân vật có liên quan ( cử chỉ/ lời nói )

-Các sự việc theo trình từ hợp lý ( Nhân-quả), rõ ràng

-Kết hợp kể và tả, sử dụng biện pháp tu từ,

KẾT

BÀI

-Nêu ý nghĩa của kỉ niệm với bản thân

Trang 8

Hoạt động 4 Tổ chức cho HS báo cáo ý kiến thuận lợi, khó khăn khi làm bài/ -Rút kinh nghiệm:-Tốc độ viết, kĩ năng trình bày

HƯỚNG DẪN TỰ HỌC

-Ôn luyện để chuẩn bị thi giữa kì

-ĐỀ KIỂM TRA

MA TRẬN Lĩnh vực

kiến thức Nhận biết Thông hiểu

1: Phần

đọc hiểu

( Ngữ liệu

ngoài)

- Biết được PTBĐ chính

- Nêu được khái niệm danh từ và

- Nêu được lỗi

- Tìm nhan đề cho đoạn văn

- Tìm được danh từ trong câu văn

- Tìm được đúng từ láy, chỉ từ trong đoạn

- chữa lỗi dùng từ trong câu

Tổng câu

Số điểm

2,5 1,5

2 2,5

4 câu

4 đ

Trang 9

Tỉ lệ % 15% 25% 40%

2: Viết

đoạn văn

nghị luận

văn học

- Chủ đề

sự chăm chỉ sẽ làm nên thành công

Trình bày đúng hình thức đoạn văn

Vận dụng các thao tác viết đoạn văn

Tổng câu

Số điểm

Tỉ lệ %

0,25 2,5 %

0,25 2,5 %

0,5

5 %

1 câu 1.0 đ 10%

3 Viết bài

văn tự sự

Nhớ các thao tác,

bố cục và cách làm bài văn tự sự

Hiểu được yêu cầu nội dung của đề

viết bài văn tự

sự

Viết bài văn có sự sáng tạo, hấp dẫn

Tổng câu

Tổng điểm

Tỉ lệ %

2,25 22,5 %

0.25 2,5%

1,5

15 %

1

10 %

1 câu 5đ 50%

Tổng câu

Tổng điểm

Tỉ lệ %

4 40%

3

30 %

2

20 %

1

10 %

6 câu 10đ 100%

Trang 10

ĐỀ BÀI

LỚP B

I Phần I: Đọc - hiểu (4 đ) Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi

Ngày xưa có cậu bé làm việc gì cũng mau chán Mỗi khi cầm quyển sách, cậu chỉ đọc vài dòng đã ngáp ngắn ngáp dài, rồi bỏ dở Những lúc tập viết, cậu cũng chỉ nắn nón được mấy chữ đầu, rồi lại viết nguệch ngoạch, trông rất xấu

Một hôm trong lúc đi chơi, cậu nhìn thấy một bà cụ tay cầm thỏi sắt mải miết mài vào tảng đá ven đường Thấy lạ, câu bèn hỏi:

- Bà ơi, bà làm gì thế?

Bà cụ trả lời:

- Bà mài thỏi sắt này thành một chiếc kim để khâu vá quần áo

Cậu bé ngạc nhiên:

- Thỏi sắt to như thế, làm sao bà mài thành kim được?

Bà cụ ôn tồn giảng giải:

- Mỗi ngày mài thỏi sắt nhỏ đi một tí, sẽ có ngày nó thành kim Giống như cháu đi học, mỗi ngày cháu học một ít, sẽ có ngày cháu thành tài Cậu bé hiểu ra, quay về nhà học bài

(Theo truyện dân gian Việt Nam)

Câu 1 (1 đ): Phương thức biểu đạt của văn bản trên là gì? Hãy đặt cho văn bản trên

một nhan đề phù hợp?

Câu 2 (1.0 đ): Tìm các từ láy cho trong văn bản trên?

Câu 3 (1.5 đ): Trạng ngữ là gì? Hãy tìm trạng ngữ có trong câu văn:

“ Một hôm trong lúc đi chơi, cậu nhìn thấy một bà cụ tay cầm thỏi sắt mải miết mài vào tảng đá ven đường.”

Câu 4(0.5 đ): Câu nói dưới đây giúp em liên tưởng đến thành ngữ nào :

“ Mỗi ngày mài thỏi sắt nhỏ đi một tí, sẽ có ngày nó thành kim"

II Phần tự luận (6 đ)

Câu 5 (1 đ): Từ câu chuyện trên, em hãy viết khoảng 3-4 câu văn nêu 03 biểu hiện thể hiện sự chăm chỉ sẽ làm nên thành công

Câu 6 (5 đ): Chọn 1 trong 2 đề

Trang 11

Đề 1: Kí ức tuổi thơ luôn đọng lại tâm trí mỗi chúng ta, dù vui hay buồn đó cũng đều là những kỉ niệm khó phai Hãy kể lại những kỉ niệm tuổi thơ mà em ấn tượng nhất

Đề 2: Kể về một việc em đã làm khiến bố mẹ rất vui lòng

III Đáp án và biểu điểm

* Hướng dẫn chung

- Bài làm chỉ được điểm tối đa khi đảm bảo đủ các ý và có kĩ năng làm bài, có khả năng diễn đạt tốt

- Khuyến khích những bài viết sáng tạo, có cách trình bày khoa học, chữ viết sạch đẹp

- Điểm toàn bài là tổng điểm thành phần của từng câu, cho điểm lẻ đến 0,25

* Hướng dẫn cụ thể

1 - PTBĐ: tự sự

- Nhan đề: HS chọn đặt một nhan đề phù hợp

+ Có công mài sắt có ngày nên kim

+ Bài học về sự chăm chỉ

0,5

0,5

2 - Các từ láy: nắn nón, nguệch ngoạch, mải miết, ôn tồn 1,0

3 - Danh từ là những từ chỉ người, vật, hiện tượng, khái

niệm

- Trạng ngữ: Một hôm trong lúc đi chơi

1.0 0.5

4 - Thành ngữ: Có công mài sắt, có ngày nên kim 0,5

5 - Hình thức: HS viết khoảng 3,4 câu văn hoàn chỉnh,

không mắc lỗi dùng từ, đặt câu, chính tả

- Nội dung: Nêu được 3 việc làm thể hiện sự chăm chỉ sẽ

giúp con người thành công:

+ HS chăm chỉ học từ mới tiếng Anh sẽ trau dồi vồn từ, là

yếu tố giúp ta giao tiếp tốt

0,25

0,75

Trang 12

Câu Nội dung Điểm

+ Chăm chỉ, chịu khó luyện chữ thì chữ viết sẽ ngày một

đẹp hơn

+ Chăm chỉ tập thể dục thể thao, rèn luyện thân thể thì sức

khỏe sẽ dẻo dai

6 Bài văn

a Về hình thức

- Viết đúng bài văn tự sự

- Cấu trúc đủ ba phần

- Diễn đạt rõ ràng, chữ viết sạch sẽ, không mắc các lỗi

chính tả, dùng từ, ngữ pháp

b Về nội dung: Học sinh đạt được mức nào sau đây thì

chấm điểm tương ứng:

Đề 1

1 Mở bài (0,5đ)

Giới thiệu kỉ niệm tuổi thơ, cảm xúc của bản thân

2.Thân bài: (2,5đ)

Diễn biến của kỉ niệm (chú ý xây dựng tình huống cao trào

cho câu chuyện)

3 Kết bài: (0,5đ)

Nêu kết thúc kỉ niệm hoặc cảm xúc sau khi nhớ đến kỉ

niệm đó

Giáo viên cần linh hoạt, trân trọng sự sáng tạo của học

sinh

0,5 0,5

3,5

0,5

* Biểu điểm của bài văn tự sự (Phần II câu 6)

- Bài viết 4 5 điểm: Đủ 3 phần, đủ ý, bài viết hay, có cảm xúc, có sự sáng tạo Biết vận dụng các kiến thức đã học trong văn tự sự, đúng kiểu loại văn tự sự Diễn đạt lưu loát, trình bày sạch sẽ, chữ viết cẩn thận

Trang 13

KIỂM TRA VĂN 6 GIỮA KÌ I (BỘ CTST)

A MA TRẬN

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng

cao

I Đọc-

hiểu:

Ngữ liệu:

Bài thơ:

Nhớ con

sông quê

hương

- Nhận diện thể loại VB, PTBĐ

- Phát hiện

từ láy

- Biện pháp tu

từ, tác dụng

- Hiểu cách phân loại từ

- Đặt câu theo yêu cầu

- Trình bày

ý kiến về vấn đề

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

2 1,5

15 %

2 1,5 15%

2 3,0 30%

6 6 60

II Viết

Văn tự sự

Viết bài văn kể lại một chuyện

cổ tích

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

1 4 40%

1 4.0 40

Trang 14

Tổng số

câu

Tổng

điểm

Phần %

2 1,5

15 %

2 1,5

15 %

2 3,0 30%

1 4 40%

7 10 100%

B ĐỀ BÀI

I PHẦN ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)

Đọc đoạn thơ dưới đây và trả lời câu hỏi:

“Khi bờ tre ríu rít tiếng chim kêu Khi mặt nước chập chờn con cá nhảy Bạn bè tôi tụm năm tụm bảy

Bầy chim non bơi lội trên sông Tôi giơ tay ôm nước vào lòng Sông mở nước ôm tôi vào dạ ”

(“Nhớ con sông quê hương” Tế Hanh)

Câu 1(1.0 điểm): Xác định thể thơ và phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên?

Câu 2 (0.5 điểm): Chỉ ra các từ láy có trong đoạn thơ?

Câu 3 (0.5 điểm): Xác định từ đơn, từ phức trong câu thơ sau: Bầy chim non bơi lội trên sông

Câu 4 (1.5 điểm): Chỉ rõ biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ sau và nêu tác dụng của các biện pháp tu từ đó:

Bạn bè tôi tụm năm tụm bảy

Bầy chim non bơi lội trên sông

II PHẦN LÀM VĂN (7.0 điểm)

Câu 1 (1.0 điểm):

a Đặt câu với thành ngữ: bách chiến bách thắng, ngáy như sấm

b Đặt câu với trạng ngữ chỉ thời gian, trạng ngữ chỉ địa điểm Gạch chân dưới trạng ngữ

Câu 1 (2.0 điểm): Từ đoạn thơ trên, em hãy viết một đoạn văn (8- 10 câu) trình bày suy nghĩ về vai trò của quê hương với cuộc đời mỗi con người

Câu 2 (4.0 điểm): Hãy kể lại một truyện cổ tích mà em yêu thích (không sử dụng các truyện đã có trong SGK Ngữ văn 6)

Ngày đăng: 27/11/2021, 16:05

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w