1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng và một số giải pháp thu hút khách du lịch của khách sạn Sông Lô

39 821 8
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 39
Dung lượng 375,5 KB

Nội dung

Thực trạng và một số giải pháp thu hút khách du lịch của khách sạn Sông Lô

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Nền kinh tế của nước ta đang ngày một phát triển theo chiều hướng tốtđẹp, đó là tín hiệu đáng mừng cho tất cả mọi người Sự phát triển của nền kinhtế đã khiến cuộc sống con người được cải thiện về mọi mặt Nhu cầu ăn ở, dulịch, mua sắm cũng theo đó mà trở thành điều tất yếu của mỗi người dân, đặcbiệt là nhu cầu đi du lịch Từ thực tế đó, ngành du lịch ở nước ta đã hình thànhvà phát triển với một tốc độ nhanh chóng và trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.Đi đôi với sự phát triển của ngành du lịch, các trung tâm vui chơi giải trí, kháchsạn, nhà hàng cũng phát triển một cách đáng kể Trong đó khách sạn đóng mộtvai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của ngành du lịch.

Thực tế cho thấy rằng, lợi nhuận trong kinh doanh nói chung và trongngành du lịch nói riêng là rất cao, nó luôn có sức hấp dẫn và thu hút lớn đối vớicác nhà đầu tư Họ đã không ngần ngại bỏ ra rất nhiều vốn để thu hút kháchnhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của mình Chính vì vậy, ở bất cứ lĩnh vựcnào, vấn đề thu hút khách luôn là vấn đề quan trọng và cấp thiết.

Trong kinh doanh khách sạn, vấn đề thu hút khách luôn luôn được đặt lênhàng đầu, các nhà kinh doanh, lãnh đạo đã và đang tạo ra những sản phẩm dulịch, dịch vụ, các chính sách, biện pháp phù hợp nhằm thu hút đông đảo kháchhàng Tuy nhiên trong quá trình xây dựng và phát triển sản phẩm, để đáp ứngnhu cầu cũng như tăng cường khả năng hấp dẫn, thu hút với từng loại khách cụthể nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra thì vẫn còn có nhiều mặt hạn chế Cùngxuất phát từ mục đích muốn thu hút được nhiều khách hàng về với mình hơn,nhiều khách sạn đã phải cạnh tranh gay gắt với nhau bằng nhiều thủ đoạn, chínhsách và biện pháp.

Từ thực tế đó, cùng với thời gian thực tập tại công ty cổ phần du lịch

khách sạn Sông Lô em xin nhận nghiên cứu đề tài “ Thực trạng và một số giảipháp thu hút khách du lịch của khách sạn Sông Lô”.

GVHD: TS Nguyễn Bá Lâm Đào Thị Thu Hà - Lớp10.58

Trang 2

Nghiên cứu đề tài này nhằm các mục đích sau:

- Vận dụng kiến thức lý luận học ở trường để áp dụng thực tiễn, từ thục tiễn áp dụng vào lý luận để nâng cao nhận thức của mình.

- Có kinh nghiệm để nghiên cứu đề tài khác do thực tiễn đề ra.- Phát hiện và đề suất kiến nghị đối với cơ sở thực tiễn

-Xác định ra thực trạng nguồn khách của khách sạn và tìm các biện pháp để thu hút khai thác khách.

Nghiên cứu đề tài này em áp dụng các phương pháp sau:

-Áp dụng quy luận duy vật biện chứng để phát hiện ra mối quan hệ qua lạigiữa các hiện tượng, sự vật, phát triển vận động đi lên…Phát hiện ra các mâu thuẫn, và giải quyết những mâu thuẫn này.

- Phương pháp thu thập thông tin - Phương pháp tổng hợp, phân tích…

Nội dung Luận Văn: Ngoài phần mục lục, mở đầu, kết luận, danh mục

tài liệu tham khảo, luận văn được chia làm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về phát triển kinh doanh khách sạn, và vị trí vai

trò thu hút khách.

Chương 2: Thực trạng về sự phát triển hiệu quả kinh doanh và thu hút

khách ở khách sạn Sông Lô.

Chương 3: Một số giải pháp thu hút khách.

CHƯƠNG I

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN KINH DOANH KHÁCH SẠN

Trang 3

VÀ VỊ TRÍ VAI TRÒ THU HÚT KHÁCHI Tổng quan về phát triển kinh doanh khách sạn

1.1 Khái niệm kinh doanh khách sạn và đặc điểm kinh doanh khách sạn

1.1.1 Khái niệm kinh doanh khách sạn:

Từ khi xuất hiện ngành kinh doanh khách sạn thì kinh doanh khách sạnđược hiểu theo một khái niệm đơn giản chỉ là hoạt động kinh doanh dịch vụbuồng ngủ để phục vụ việc nghỉ lại qua đêm của khách Sau đó vì nhu cầu củakhách hàng ngày một cao hơn và phong phú hơn, dần dần khách sạn mở thêmcác hoạt động kinh doanh ăn uống để phục vụ nhu cầu ẩm thực của khách hàng.

Cùng với sự phát triển mọi mặt của đời sống kinh tế xã hội, đời sống vậtchất, do đó nhu cầu của khách tại khách sạn không chỉ dừng lại ở việc lưu trú vàăn uống, nhiều nhu cầu vui chơi giải trí khác cũng xuất hiện Chính vì vậy đểđáp ứng nhu cầu của khách đồng thời để tăng khả năng thu hút khách và cạnhtranh trong kinh doanh, các nhà đầu tư đã quyết định mở rộng hoạt động kinhdoanh của mình, tiến hành kinh doanh thêm nhiều dịch vụ khác như: khu vuichơi giả trí, dịch vụ bể bơi, tennis, massage, thể dục thẩm mỹ, giặt la, bán vémáy bay…

Ngoài ra, kinh doanh khách sạn còn bán các sản phẩm thuộc các ngành vàlĩnh vực khác như: nông nghiệp, công nghiệp, ngân hàng, bưu chính viễn thông,điện nước, dịch vụ vận chuyển… Như vậy, khách sạn còn đóng vai trò tiêu thụsản phẩm của ngành khác trong nền kinh tế quốc dân

Tổng hợp lại những nhân tố đó, có thể đưa ra khái niệm đầy đủ và kháiquát về kinh doanh khách sạn như sau: Kinh doanh khách sạn là hoạt động kinhdoanh trên cơ sở cung cấp các dịch vụ lưu trú, ăn uống, và các dịch vụ bổ sungcho khách nhằm đáp ứng các nhu cầu ăn, nghỉ và giải trí của họ tại các điểm dulịch nhằm mục đích có lãi.

1.1.2 Đặc điểm kinh doanh khách sạn

- Kinh doanh khách sạn phụ thuộc vào tài nguyên du lịch tại các điểm du

GVHD: TS Nguyễn Bá Lâm Đào Thị Thu Hà - Lớp10.58

Trang 4

Kinh doanh khách sạn chỉ có thể được tiến hành thành công ở những nơicó tài nguyên du lịch, bởi lẽ tài nguyên du lịch là yếu tố thúc đẩy con người đidu lịch Nơi nào không có tài nguyên du lịch nơi đó không thể có khách du lịchtới Như chúng ta đã biết đối tượng khách hàng quan trọng nhất của một kháchsạn chính là khách du lịch Vậy, rõ ràng tài nguyên du lịch có ảnh hưởng rấtmạnh đến kinh doanh của khách sạn Mặt khác, khả năng tiếp nhận của tàinguyên du lịch ở mỗi điểm du lịch sẽ quyết định đến quy mô của khách sạntrong vùng Gía trị và sức hấp dẫn của tài nguyên du lịch có tác dụng quyết địnhthứ hạng của khách sạn Chính vì vậy, khi đầu tư vào kinh doanh khách sạn đòihỏi phải nghiên cứu kỹ các thông số của tài nguyên du lịch cũng như nhữngnhóm khách hàng mục tiêu và khách hàng tiềm năng bị hấp dẫn bởi điểm du lịchmà xác định các chỉ số kỹ thuật của một công trình khách sạn khi đầu tư xâydựng và thiết kế Bên cạnh đó, đặc điểm về kiến trúc, quy hoạch và đặc điểm vềcơ sở vật chất kỹ thuật của khách sạn tại các điểm du lịch cũng ảnh hưởng tớiviệc làm tăng hay giảm giá trị của tài nguyên du lịch tại các trung tâm du lịch.

- Kinh doanh khách sạn đòi hỏi dung lượng vốn đầu tư lớn:

Đặc điểm này xuất phát từ nguyên nhân do yêu cầu về tính chất lượng caocủa sản phẩm khách sạn Sự sang trọng của các trang thiết bị được lắp đặt bêntrong khách sạn chính là một nguyên nhân đẩy chi phí đầu tư ban đầu của côngtrình khách sạn lên cao.

- Kinh doanh khách sạn đòi hỏi dung lượng lao động trực tiếp tương đối lớn:Sản phẩm khách sạn chủ yếu mang tính chất phục vụ và sự phục vụ nàykhông thể cơ giới hóa được, mà chỉ được thực hiện bởi những nhân viên phục vụtrong khách sạn Lao động trong khách sạn có tính chuyên môn hóa cao, thờigian lao động lại phụ thuộc vào thời gian tiêu dùng của khách, thường kéo dai24/24h mỗi ngày Do đó cần phải sử dụng một số lượng lớn lao động phục vụtrực tiếp trong khách sạn.

Trang 5

- Kinh doanh khách sạn mang tính quy luật:

Kinh doanh khách sạn chịu sự chi phối của một số nhân tố mà chúng lạihoạt động theo một số quy luật như: quy luật tự nhiên, quy luật kinh tế xã hội,quy luật tâm lý con người… Tuy nhiên dù chịu chi phối của quy luật nào đi nữathì vấn đề đặt ra cho khách sạn là phải nghiên cứu kỹ các quy luật và sự tác độngcủa chúng đến khách sạn để từ đó chủ động tìm kiếm các biện pháp hữu hiệu đểkhắc phục những tác động bất lợi của chúng và phát huy những tác động có lợinhằm phát triển hoạt động kinh doanh có hiệu quả.

1.2 Đối tượng khách mà khách sạn phục vụ:

Đối tượng khách mà khách sạn phục vụ là tất cả những ai có nhu cầu tiêu dùng sản phẩm của khách sạn Họ có thể là khách du lịch (từ các nơi khác ngoài địa phương đến) như khách du lịch với mục đích tham quan, nghỉ ngơi, thư giãn,khách thương gia với mục đích công vụ… Họ cũng có thể là người dân địa phương hoặc bất kỳ ai tiêu dùng những sản phẩm đơn lẻ của khách sạn (dịch vụ tắm hơi, xoa bóp, sử dụng sân tennis, tổ chức tiệc cưới…)

Như vậy đối tượng mà khách sạn phục vụ là người tiêu dùng các sản phẩm của khách sạn không giới hạn bởi mục đích, thời gian và không gian tiêu dùng.

1.3 Vị trí vai trò của kinhdoanh khách sạn đối với sự phát triển du lịch:

Kinh doanh khách sạn là một bộ phận cấu thành quan trọng của hoạt động du lịch Cùng với sự phát triển sản xuất và phân công lao động xã hội kinh doanh khách sạn không ngừng phát triển và trở thành một ngành kinh tế độc lập.Kinh doanh khách sạn đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển ngành du lịch trên các mặt:

+ Khách sạn và nhà hàng là cơ sở vật chất kỹ thuật quan trọng và là tiền đề đểphát triển ngành du lịch Sự phát triển số lượng khách du lịch phụ thuộc trực tiếpvào số lượng phòng ngủ của khách sạn, số lượng phòng ngủ tăng lên kéo theo sựphát triển số lượng khách du lịch.

+ Vai trò của kinh doanh khách sạn đối với sự phát triển ngành du lịch không

GVHD: TS Nguyễn Bá Lâm Đào Thị Thu Hà - Lớp10.58

Trang 6

chỉ thể hiện ở sự phát triển số lượng mà còn về chất lượng sản phẩm của khách sạn và nhà hàng Chất lượng sản phẩm của khách sạn và nhà hàng là một bộ phận cấu thành chủ yếu của chất lượng sản phẩm du lịch và đóng vai trò quyết định chất lượng sản phẩm du lịch Chất lượng sản phẩm của khách sạn càng cao thì sẽ thu hút nhiều khách, kinh doanh càng hiệu quả kinh tế Trên thực tế khách du lịch chọn khách sạn có chất lượng phục vụ tốt để lưu trú.

+ Kinh doanh khách sạn và nhà hàng không chỉ thỏa mãn nhu cầu lưu trú và ăn uống của khách mà còn mang tính chất văn hóa nghệ thuật và phong tục tập quán của từng dân tộc Người ta gọi ăn uống là lĩnh vực văn hóa “ẩm thực” mang nét đặc trưng của nền văn hóa dân tộc và phong tục tập quán của dân tộc Tâm lý khách du lịch là muốn thưởng thức các món ăn dân tộc thông qua đó để hiểu được nền văn hóa dân tộc.

(Nguồn: Gíao trình quản lý kinh doanh và du lịch – Biên soạn TS Nguyễn Bá Lâm)

II Vị trí vai trò của việc thu hút khách

2.1 Khái niệm khách du lịch và phân định đối tượng nào là khách du lịch đốitượng nào không là khách du lịch:

2.1.1 Khái niệm khách du lịch:

Định nghĩa về khách du lịch xuất hiện lần đầu tiên vào cuối thế kỷ thứ XVIII tại Pháp Khi đó khách du lịch được định nghĩa là người thực hiện một cuộc hành trình lớn “faire le grand tour”.

Vào đầu thế kỷ XX, nhà kinh tế học người Áo Iozef Stander định nghĩa: khách du lịch là hành khách xa hoa ở lại theo ý thích, ngoài nơi cư trú thưỡng xuyên để thỏa mãn những nhu cầu sinh hoạt cao cấp mà không theo đuổi các mục đíchkinh tế”.

Đến năm 1937 Liên hiệp các quốc gia League of Nations đưa ra định nghĩa vềkhách du lịch nước ngoài “Bất cứ ai đến thăm một đất nước khác với nơi cư trú thường xuyên của mình trong khoảng thời gian ít nhất là 24h”.

Trang 7

Còn rất nhiều những định nghĩa khác nhau về khách du lịch, luật du lịch 2005của Việt Nam đưa ra khái niệm: “ Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợpđi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để có thu nhập.

2.1.2 Phân định đối tượng nào là khách du lịch đối tượng nào không là khách du lịch

Theo định nghĩa về khách du lịch ở phần trên, chúng ta có thể phân định được đối tượng nào là khách du lịch.

- Những người được coi là khách du lịch là:

Những người khởi hành để giải trí, vì những nguyên nhân gia đình, sức khỏe…

Những người khởi hành để gặp gỡ, trao đổi các mối quan hệ về khoa học, ngoại giao, tôn giáo, thể thao, công cụ…

Những người khởi hành vì các mục đích kinh doanh, nghiên cứu thị trường, ký kết các hợp đồng kinh tế kết hợp đi du lịch.

Những người cập bến từ các chuyến hành trình du ngoại trên biển thậm chí cảkhi họ dừng lại trong khoảng thời gian ít hơn 24h.

2.2 Đặc điểm cơ cấu của khách du lịch:

2.2.1 Cơ cấu khách du lịch:

Nghiên cứu thị trường cho thấy rằng ở tất cả các lĩnh vực, nắm bắt đượcđặc điểm, cơ cấu của khách hàng là một phần của sự thành công trong kinhdoanh Trong ngành du lịch, yếu tố này lại đặc biệt được đề cao và coi trọng.Qua tìm hiểu và phân tích, ngành du lịch đã đưa ra những đặc điểm, cơ cấu khácnhau về khách du lịch qua các yếu tố sau:

- Về độ tuổi: Sự hình thành các nhóm khách trên thị trường du lịch là:khách du lịch là học sinh, sinh viên, khách du lịch là những người đang ở trongđộ tuổi lao động tích cực và khách du lịch cao tuổi Nhà kinh doanh du lịch cầnnghiên cứu thành phần của luồng khách để có chính sách thích hợp trong việcxây dựng sản phẩm du lịch và thành lập giá cả phù hợp theo thị hiếu của khách.

GVHD: TS Nguyễn Bá Lâm Đào Thị Thu Hà - Lớp10.58

Trang 8

- Về phong tục tập quán : Phong tục tập quán có ảnh hưởng khá lớn đếnnhu cầu đi du lịch của khách, đặc biệt là ở Việt Nam Mỗi năm ở nước ta có rấtnhiều lễ hội như: Chùa Hương, Đền Hùng, Hội Lim… chiếm 74% trong tổng sốlễ hội của năm Thời điểm mùa lễ hội cũng là thời điểm khách du lịch rất đông.Nắm được đặc điểm này các cơ sở du lịch đã không ngừng tôn tạo, xây dựng vàbảo vệ các khu di tích lịch sử để thu hút lượng khách lớn mỗi năm.

- Về địa lý, các yếu tố tự nhiên: Điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng lớn đếnnhu cầu di du lịch của khách du lịch Trong đó, khí hậu là nhân tố có yếu tốquan trọng nhất Ảnh hưởng của nhân tố khí hậu thể hiện rõ nét qua các loạihình du lịch nghỉ biển, nghỉ núi và du lịch chữa bệnh… Chính vì đặc điểm nàynên các nhà kinh doanh du lịch đã đầu tư xây dựng rất nhiều nhà nghỉ ở venbiển, cùng với các dịch vụ đi kèm như cho thuê tàu đi ngắm biển, các nhà hànghàng bán đồ ăn hải sản, giải khát, thuê phao tắm, bán đồ lưu niệm du lịch biển…- Về kinh tế: Thu nhập là yếu tố quan trọng có ảnh hưởng quyết định tớinhu cầu đi du lịch của khách Bởi vì để thực hiện được chuyến đi du lịch thì cầnphải có một lượng tiền cần thiết, do đó, thu nhập của người dân càng cao thì họcó nhu cầu đi du lịch càng nhiều, song song với điều đó nhu cầu của khách dulịch cũng đòi hỏi cao hơn về chất lượng sản phẩm du lịch cũng như dịch vụ Vớiđặc điểm này, buộc nhà đầu tư du lịch phải đáp ứng được những nhu cầu khắtkhe của khách hàng để cung cấp cho họ những sản phẩm tốt nhất.

- Về thời gian nhà rỗi: Không có thời gian nhàn rỗi thì con người khôngthể thực hiện được những chuyến đi du lịch Hiện nay hiện tượng đi du lịch tănglên khi thời gian nhàn rỗi của mọi người trong xã hội tăng lên Ở Việt Nam đãchuyển sang chế độ làm việc 5 ngày/ tuần, điều này cho phép các cơ quan, tổchức, cá nhân đi du lịch nhiều hơn Các tổ chức du lịch cần nắm được đặc điểmnày để có thể sẵn sàng phục vụ khách bất cứ khi nào

- Sự quần chúng hóa trong du lịch: Khách du lịch Việt Nam chịu ảnhhưởng rất nhiều bởi yếu tố này Ngày nay, phù hợp với xu thế phát triển, thực

Trang 9

hiện chuyến du lịch không chỉ có khách giàu có, các quan chức, mà còn đa số lànhững người lao động đi theo tập thể Sự quần chúng hóa trong du lịch cũngđóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của ngành dulịch Bởi họ luôn đi với số lượng đông và tiêu thụ một số lượng lớn sản phẩm dulịch, do đó, nhà kinh doanh du lịch cần nắm được đặc điểm này để đáp ứng đầyđủ dịch vụ cho khách du lịch với số lượng lớn.

2.2.2 Vị trí vai trò của khách du lịch:

Trong nền kinh tế quốc dân, mỗi ngành đều thực hiện những chức năng kinh tế khác nhau, tuy nhiên chúng đều có một điểm chung là cùng hướng tới người tiêu dùng Đối với ngành du lịch cũng vậy, các nhà kinh doanh du lịch luôn luônhướng mục tiêu của mình là khách du lịch Ngành du lịch tạo ra sản phẩm du lịch và khách du lịch chính là người tiêu thụ sản phẩm đó, vì vậy khách du lịch là một phần tất yếu không thể thiếu trong chiến lược kinh doanh của họ.

Trong cơ chế bao cấp, người ta xem nhẹ vị trí của người mua, còn trong cơ chế thị trường, các nhà kinh doanh lại đặt khách hàng lên vị trí hàng đầu “Khách hàng là thượng đế” Do đó, họ sản xuất và bán cái mà khách hàng cần chứ không phải sản xuất và bán cái mà doanh nghiệp có

Chính vì vậy ngành kinh doanh du lịch nói chung và kinh doanh khách sạn nói riêng cũng xác định được vị trí của khách hàng Các doanh nghiệp du lịch cung cấp các sản phẩm du lịch, còn khách du lịch có nhu cầu sử dụng và tiêu dùng Vì vậy giữa khách du lịch và các đơn vị kinh doanh có mối quan hệ mật thiết với nhau, thiếu các khách sạn, thiếu các điểm du lịch thì không thể thực hiện chuyến đi của khách, ngược lại các điểm du lịch dù như thế nào nếu như không có khách đến thì không thể tiến hành kinh doanh được Không có khách thì hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sẽ bị ngừng trệ Vì vậy khách có ý nghĩa quan trọng trong việc quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.

Việc nghiên cứu những nhu cầu và sở thích của khách du lịch là một tất yếu đối với mọi đơn vị kinh doanh du lịch Trên cơ sở nghiên cứu đó, các doanh

GVHD: TS Nguyễn Bá Lâm Đào Thị Thu Hà - Lớp10.58

Trang 10

nghiệp sẽ đưa ra các sản phẩm, dịch vụ phù hợp với mọi đối tượng khách.

2.3 Vai trò thu hút KDL của ngành du lịch nói chung và ngành du lịchnói riêng:

Khách du lịch là yếu tố quyết định tới sự phát triển nhu cầu du lịch vàphát triển ngành du lịch Tuy nhiên, mục tiêu hoạt động của ngành du lịch là làmsao thu hút được số lượng khách ngày càng nhiều Vì vậy, vai trò của việc thuhút khách rất quan trọng.

Ngày nay, đời sống của con người được cải thiện, kinh tế khá hơn đồngnghĩa với việc họ có những nhu cầu và đòi hỏi khắt khe hơn Sản phẩm ở đâutốt, uy tín, đáp ứng được nhu cầu của khách thì chắc chắn sản phẩm đó sẽ đượctiêu thụ tốt hơn, như vậy, việc quảng bá để thu hút khách là điều không thể thiếucủa mỗi doanh nghiệp.

Việc thu hút khách dưới bất kỳ một hình thức nào đều hướng tới mục tiêuduy nhất là có được số lượng khách lớn về mình Đó là lý do các nhà doanhnghiệp luôn có những chính sách như: quảng bá sản phẩm, nâng cao chất lượngsản phẩm, phục vụ khách tận tình chu đáo… nhằm thu hút khách hàng.

Trên thị trường xuất hiện hình thức cạnh tranh chính là thể hiện rõ nhấtvai trò của việc thu hút khách Các doanh nghiệp cùng ngành nghề luôn luôncạnh tranh, luôn luôn đổi mới, luôn luôn có những chính sách mới để thu hútkhách hàng, hướng sự chú ý của khách hàng đến sản phẩm của mình

Như vậy trong kinh doanh, vai trò của việc thu hút khách là rất lớn, kháchhàng là tiền đề còn làm sao để thu hút được khách hàng luôn là vấn đề quantrọng và không nhỏ đối với các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp kinhdoanh khách sạn nói riêng.

Trang 11

CHƯƠNG II

THỰC TRẠNG VỀ SỰ PHÁT TRIỂN KINH DOANH, HIỆU QUẢ KINHDOANH VÀ THU HÚT KHÁCH Ở KHÁCH SẠN SÔNG LÔ

I Qúa trình hình thành và khả năng các nguồn lực của khách sạn sông Lô

1.1 Qúa trình hình thành khách sạn

Tên công ty : Công ty cổ phần thương mại du lịch dịch vụ Phú Thọ

Địa chỉ : 32A Đường Trần Phú – Thành phố Việt Trì – Tỉnh PhúThọ.

Điện Thoại : 0210.3846318

Khách sạn Sông Lô thuộc công ty cổ phần du lịch dịch vụ thương mại PhúThọ Tiền sử khách sạn Sông Lô thuộc cục chuyên gia, tháng 5-1985 cục chuyêngia đổi tên sang là khách sạn Sông Lô Qúa trình sản xuất kinh doanh qua 24năm phát triển đến nay đã trở thành công ty cổ phần từ tháng 10-2007 Đâychính là bước ngoặt quan trọng đối với sự phát triển của khách sạn.

Khách sạn Sông Lô nằm tại trung tâm thành phố Việt Trì, một trong nhữngthành phố công nghiệp đầu tiên của miền Bắc Khách sạn Sông Lô là một kháchsạn có từ lâu đời, là trung tâm thu hút khách bốn phương về nguồn tham dự cáclễ hội hàng năm từ mùng 6, mùng 7 tháng Giêng đến mùng 10-3 âm lịch – quốclễ của cả dân tộc.

Do có vị trí thuận lợi, thuận tiện đối với khách đến khách sạn, khách sạn Sông

GVHD: TS Nguyễn Bá Lâm Đào Thị Thu Hà - Lớp10.58

Trang 12

Lô là một trong những khách sạn rất tiềm năng và có tầm quan trọng để thu hútdu lịch toàn quốc và khách quốc tế.

Qua nhiều năm thăng trầm với sự nghiệt ngã của cơ chế thị trường, do có kinhnghiệm trong tổ chức quản lý cùng với lòng nhiệt huyết nghề nghiệp, khách sạnvẫn luôn tạo được uy tín trong phục vụ cũng như sự ưu ái của khách hàng.

1.2 Chức năng và nhiệm vụ của công ty cổ phần du lịch Sông Lô:

1.2.1 Chức năng:

- Khách sạn Sông Lô phục vụ khách quốc tế và khách nội địa lưu trú tại kháchsạn Với 50 phòng đầy đủ tiện nghi, tổng cục du lịch công nhận khách sạn xếpvào hạng 2 sao.

- Kinh doanh ăn uống với nhà hàng sang trọng, phục vụ các món ăn đặc sản, cácmón ăn Âu, Á…

- Phục vụ các hội nghị, hội thảo và tiệc cưới với các phòng được trang bị đầy đủthiết bị âm thanh, ánh sáng hiện đại.

- Phục vụ các dịch vụ bổ trợ như: Massage, xông hơi, đại lý vé máy bay

- Để thực hiện mục tiêu chiến lược kinh doanh và kế hoạch kinh doanh, kháchsạn tái thực hiện các biện pháp mở rộng kinh doanh, đa dạng hóa sản phẩm,nâng cao chất lượng sản phẩm và nâng cao chất lượng phục vụ khách để xâydựng thương hiệu và nâng cao uy tín thương hiệu.

- Đổi mới cơ chế quản lý, thiết lập mối quan hệ giữa khách sạn với các đối tác,với nhân viên của khách, áp dụng các biện pháp kinh tế để khuyến khích các đối

Trang 13

tác, những người tham gia giúp đỡ khách sạn để đẩy nhanh nhịp độ tăng trưởngvà nâng cao hiệu quả kinh doanh.

- Kinh doanh phải nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật của nhà nước, bảo đảmnghĩa vụ đối với nhà nước, cải thiện môi trường tại địa phương góp phần đảmbảo an ninh xã hội.

- Để đảm bảo phát triển kinh doanh bền vững khách sạn vừa áp dụng các biệnpháp phát triển kinh doanh, vừa bảo vệ môi trường, bảo đảm an ninh và an toànxã hội ở khách sạn.

1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty cổ phần du lịch Sông Lô

Cơ cấu tổ chức và quản lý kinh doanh của khách sạn Sông Lô theo mô hìnhquản lý trực tuyến, chức năng là lãnh đạo trực tiếp quản lý các phòng ban và cácbộ phận kinh doanh ( Xem sơ đồ)

GVHD: TS Nguyễn Bá Lâm Đào Thị Thu Hà - Lớp10.58

Hội Đồng Quản Trị

Giám Đốc

PhòngTổ ChứcHànhChính

PhòngKinh TếKếHoạch

PhòngKỹ ThuậtNghiệpVụ

Phòng Kinh DoanhKháchSạn

Các DịchVụ BổTrợNhà

KinhDoanh Du LịchMarketing

Trang 14

Chức năng nhiệm vụ của từng phòng ban:

a Phòng tổ chức hành chính:

Phòng tổ chức hành chính tham mưu cho giám đốc công ty về công tác tổchức, đào tạo tuyển dụng, bồi dưỡng và quản lý lao động, tuyển dụng, bồi dưỡngvà quản lý lao động chính sách tiền lương, tiền thưởng các chủ trương sát vớitình hình của công ty, phù hợp với chính sách của đảng và nhà nước Thực hiệncông tác quản lý hành chính, thi đua khen thưởng, kỷ luật.

b Phòng kinh tế kế hoạch:

Tham mưu cho giám đốc công ty, xây dựng kế hoạch phát triển dài hạn vàngắn hạn, các đề án sản xuất kinh doanh, huy động vốn, quản lý tài chính và tổchức hạch toán kinh tế trong toàn công ty Xây dựng các định mức kinh tế kỹthuật, thực hiện chế độ báo cáo thống kê kế toán theo quy định của pháp luật,kiểm tra thực hiện chế độ tài chính.

c Phòng marketing và du lịch:

Tham mưu cho giám đốc công ty về công tác thị trường, xây dựng địnhhướng chiến lược kinh doanh và các chính sách phát triển kinh doanh và biệnpháp thu hút khách Nghiên cứu, xây dựng các chương trình du lịch, chươngtrình dẫn khách tham quan các tuyến điểm du lịch Thực hiện xúc tiến du lịch vàquảng bá du lịch, ký kết các hợp đồng kinh tế với các doanh nghiệp cung ứngsản phẩm cho khách và thực hiện các hợp đồng đã ký kết

d Phòng kỹ thuật nghiệp vụ:

Tham mưu cho giám đốc về lĩnh vực đầu tư, phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật.Chịu trách nhiệm đào tạo và nâng cao trình độ kỹ thuật cho cán bộ công nhânviên của công ty Tư vấn về thiết kế và các thủ tục cơ bản theo quy định hiệnhành, giám sát và chịu trách nhiệm các công trình xây dựng cơ bản của công ty.

Trang 15

Thực hiện quản lý kỹ thuật, chủ trì nghiên cứu các đề tài khoa học đề xuất vàtriển khai ứng dụng các tiến bộ của khoa học vào quá trình sản xuất kinh doanhcủa doanh nghiệp.

1.4 Tình hình phát triển các nguồn lực:

1.4.1 Phát triển nguồn nhân lực:

Như chúng ta đã biết, nguồn nhân lực đóng vai trò quyết định phát triển sảnxuất kinh doanh và nâng cao hiệu quả kinh doanh Trong lĩnh vực kinh doanh dulịch, vấn đề nguồn nhân lực lại càng có ý nghĩa Sản phẩm du lịch là dịch vụ màsản phẩm dịch vụ tạo ra chủ yếu do lao động

Do vị trí của nguồn nhân lực trên trong nhiều năm qua, khách sạn Sông Lô rấtquan tâm tới nguồn nhân lực, có trách nhiệm và tổ chức đào tạo bồi dưỡng nhânviên nên chất lượng đội ngũ lao động tăng lên ( Xem biểu số 1)

Biểu 1: Tình hình phát triển và cơ cấu nguồn nhân lực ( Đơn vị: Người)

Chi tiêu

%Năm trướcTổng

gián tiếp trựctiếp

Trang 16

Từ số liệu ở biểu số 1 rút ra kết luận sau:

- Phát triển nguồn nhân lực qua các năm không ổn định, Năm 2007 so vớinăm 2006 số lượng lao động giảm 11,5% Năm 2008 so với năm 2007 tăng12,2%

- Cơ cấu lao động gián tiếp và trực tiếp hợp lý phù hợp với tình hìnhchung của ngành kinh doanh khách sạn, Tỷ trọng lao động gián tiếp năm 2006chiếm 15% ,năm 2007 là 15,5%, Năm 2008 là 15% Còn lại là tỷ trọng lao độngtrực tiếp.

- Xét về độ cơ cấu số lao động có trình độ đại học và cao đẳng chiếm tỷtrọng khá lớn Năm 2007 chiếm tỷ trọng 42%, Năm 2006 là 45,4%, Năm 2008 là42,3%.

Còn sơ cấp chiếm tỷ trọng rất thấp đây là yếu tố quan trọng đối với kháchsạn phát triển kinh doanh và nâng cao hiệu quả kinh doanh.

1.4.2 Tình hình phát triển vốn kinh doanh:

Phát triển vốn kinh doanh đóng vai trò quan trọng đối với mở rộng kinhdoanh với quy mô ngày càng lớn trong tất cả các loại doanh nghiệp, trong đó códoanh nghiệp du lịch Xuất phát từ đó, từ khi khách sạn chuyển sang cổ phầnhóa, hội đồng quản trị của khách sạn rất quan tâm bổ sung nguồn vốn để mởrộng kinh doanh và đầu tư đổi mới trang thiết bị phuc vụ khách (Xem biểu 2)

Biểu 2: Tình hình phát triển vốn kinh doanh (Đơn vị: tỷ đồng)

Trang 17

Chi tiêu

%Năm trướcTổng

(Nguồn do phòng kinh tế kế hoạch cung cấp)

Từ số liệu ở biểu 2 cho thấy nhịp độ phát triển vốn tăng rất nhanh năm2007 so với năm 2006 tăng 16,7%, Năm 2008 so với năm 2007 tăng 16,6% Chủyếu là tăng vốn cố định để đầu tư để mở rộng kinh doanh và đổi mới trang thiếtbị để nâng cao chất lượng phục vụ khách, năm 2007 so với năm 2006 tăng16,7% và năm 2008 so với năm 2007 tăng 25%.

1.4.3 Cơ sở vật chất kỹ thuật:

Kinh doanh lưu trú gồm 50 buồng được trang bị các trang thiết bị khangtrang, hiện đại, được Tổng cục du lịch xếp vào hạng khách sạn hai sao.

Bộ phận nhà hàng có 2 phòng ăn phục vụ hơn 200 khách cùng một lúc vớitiện nghi phục vụ khách đồng bộ và khang trang

II.Thực trạng phát triển kinh doanh và hiệu quả kinh doanh của khách sạn Sông Lô

2.1 Những biện pháp phát triển kinh doanh và hiệu quả kinh doanh màkhách sạn Sông Lô đã và đang áp dụng.

Như phần trên đã đề cập khách sạn Sông Lô hình thành từ lâu để phục vụcác chuyên gia của đảng hơn 40 năm, sau đó chuyển sang kinh doanh theo cơ

GVHD: TS Nguyễn Bá Lâm Đào Thị Thu Hà - Lớp10.58

Trang 18

chế thị trường và đặc biệt từ năm 2007 chuyển sang loại hình doanh nghiệp mớitheo luật doanh nghiệp 2005- Công ty cổ phần Từ đó qua nhiều thay đổi, hộiđồng quản trị của khách sạn cổ phần vừa tiếp thu cơ sở vật chất kỹ thuât, độingũ lao động và thừa hưởng những kinh nghiệm của các thời kỳ trước, đồng thờiphát huy tính sáng tạo của đội ngũ cán bộ công nhân có trình độ để xây dựngchiến lược kinh doanh và đề ra các biện pháp phát triển kinh doanh và năng caohiệu quả kinh doanh thể hiện trên các mặt:

- Tập trung nghiên cứu thị trường du lịch, vị thế của Phú Thọ là nơi quêhương đất tổ để xây dựng chiến lược kinh doanh của khách san Mục tiêu chiếnlược kinh doanh của khách sạn là tập trung mọi nguồn lực phục vụ khách thậpphương dến Phú Thọ, với quê hương đất tổ tốt nhất, hài lòng nhất để lại tronglòng khách những ấn tượng tốt đẹp nhất Đây là biện pháp quan trọng để thu hútkhách

- Để nâng cao uy tín và vị thế của khách sạn, khách sạn Sông Lô đã đầu tưxây dựng thương hiệu và tiến hành xúc tiến du lịch, quảng bá du lịch, xây dựngtrang web trên mạng để giới thiệu khách sạn của đất tổ Hùng Vương trong nướcvà ngoài nước.

- Một vấn đề đặt ra trước tiên của khách sạn vừa tiếp thu cơ sở vật chấtcũ, vừa tái đầu tư xây dựng trang thiết bị hiện đại phục vụ khách sạn và phấnđấu nâng cấp khách sạn lên hạng khách sạn ba sao.

- Bố trí lại đội ngũ cán bộ nhân viên trưởng phó phòng và các bộ phậnđược bổ nhiệm nhân viên có trình độ đại học, đồng thời áp dụng chế độ tiềnlương, tiền thưởng đối với tất cả các cán bộ công nhân viên để mọi người phấnđấu đoàn kết tạo ra sức mạnh tổng hợp để phát triển khách sạn toàn diện.

- Để thu hút khách, khách sạn đã xây dựng chiến lược sản phẩm, nội dungquan trọng của chiến lược sản phẩm là đa dạng các loại sản phẩm, nâng cao chấtlượng sản phẩm, khai thác các sản phẩm độc đáo của Phú Thọ đưa vào kinhdoanh.

Trang 19

- Vấn đề mà khách sạn rất quan tâm là phát triển quan hệ hợp tác liên kếtvới các công ty lữ hành trong và ngoài nước để đưa khách đến khách sạn,Đểthực hiện điều này khách sạn áp dụng chính sách linh hoạt và chính sách đònbẩy kinh tế để thiết lập quan hệ đối tác

2.2 Thực trạng phát triển doanh thu của khách sạn Sông Lô(2006-2008)

Như trên đã phân tích khách sạn đã áp dụng các biện pháp hướng vào pháttriển thu hút khách dẫn đến doanh thu tăng qua các năm (xem biểu số 3)

Biểu 3: Thực trạng phát triển doanh thu ( Đơn vị: tỷ đồng)

Chi tiêu

%Năm trướcTổng

GVHD: TS Nguyễn Bá Lâm Đào Thị Thu Hà - Lớp10.58

Ngày đăng: 19/11/2012, 14:11

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w