1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Nhà máy ô tô 3-2

76 389 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 76
Dung lượng 417,5 KB

Nội dung

Lời nói đầu Kinh tế luôn luôn là vấn đề nóng hổi của mọi khu vực và mọi thời đại, trải qua một thời kỳ bao cấp kéo dài, hiện nay chúng ta đang xây dựng nền kinh tế thị trường từng bước hộ

Trang 1

Lời nói đầu

Kinh tế luôn luôn là vấn đề nóng hổi của mọi khu vực và mọi thời đại,trải qua một thời kỳ bao cấp kéo dài, hiện nay chúng ta đang xây dựng nềnkinh tế thị trường từng bước hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới.Chúng ta đã tham gia AFTA, và đang xúc tiến tham gia tổ chức thương mạithế giới WTO Một chân trời mới đang mở ra trước mắt với vô vàn điềukiện thuận lợi và cùng với nó là những thách thức không thể tránh khỏi, đặcbiệt là sự cạnh tranh sẽ càng trở nên gay gắt hơn Hơn bất kỳ lúc nào thờiđiểm này chính la lúc các doanh nghiệp phải chủ động sáng tạo hơn nữatrong kinh doanh, cần thay đổi chính bản thân mình cho phù hợp với xu thếmới: Quốc tế hoá và hiện đại hoá.

Muốn cạnh tranh thành công, bên cạnh việc không ngừng nâng cao chấtlượng, đổi mới sản phẩm, mà cạnh tranh về giá cũng luôn được xem là mộtbiện pháp hữu hiệu Để có thể hạ được giá thành thì vấn đề mà các doanhnghiệp quan tâm nhất đó là giảm thiểu chi phí Chính vì lý do đó mà việctập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong mỗi doanh nghiệp là hếtsức quan trọng Việc tính tập hợp và tính toán đúng đắn chi phí sản xuất vàgiá thành sản phẩm, sẽ cung cấp cho nhà quản lý thông tin chính xác về tìnhhình sản xuất kinh doanh, giúp đưa ra các quyết định đúng đắn nhằm hạ gíathành sản phẩm Xuất phát từ tầm quan trọng đó, được sự quan tâm giúp đỡcủa tập thể phòng kế toán Nhà máy ô tô 3-2, đặc biệt là sự quan tâm chỉ dẫnnhiệt tình của Th.S Đinh Thế Hùng, em đã mạnh dạn chọn đề tài:

"Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giáthành sản phẩm tại Nhà máy ô tô 3-2".

Trang 2

NỘI DUNG ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT GỒM 3 PHẦN:

Phần I: Lý luận chung về hạch toán chi phí sản xuất và tính giáthành sản phẩm tại Nhà máy ôtô 3-2.

Phần II: Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thànhsản phẩm tại Nhà máy ô tô 3-2.

Phần III: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện kế toán chi phí sản

xuất và tính giá thành sản phẩm tại Nhà máy ôtô 3-2.

Mặc dù bản thân đã cố gắng để hoàn thành đề cương chi tiết một cáchkhoa học, hợp lý, nhưng do khả năng và thời gian có hạn nên bài viết củaem không thể tránh những thiếu sót nhất định Em rất mong nhận đượcnhững đánh giá nhận xét của thầy, ban lãnh đạo, các cô chú trong phòng kếtoán của Nhà máy để bài viết của em hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn Th.S Đinh Thế Hùng, ban lãnh đạo, các côchú trong phòng kế toán của Nhà máy ô tô 3-2 đã hết sức giúp đỡ, hướngdẫn, tạo điều kiện cho em hoàn thành đề cương chi tiết này.

Hà Nội, ngày tháng 6 năm 2006 Sinh viên

Đặng Hồng Quân

Trang 3

PHẦN I

LÝ LUẬN CHUNG VỀ HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀTÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI NHÀ MÁY ÔTÔ 3-2.

1.1 Lý luận chung về chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm

1.1.1 Đặc điểm hoạt động xây dựng cơ bản ảnh hưởng tới hạch toán kế toán:

1.1.2 Chi phí sản xuất

1.1.2.1 Khái niệm chi phí sản xuất:

Chi phí sản xuất kinh doanh là toàn bộ các chi phí về lao động sống, laođộng vật hoá và các chi phí khác được biểu hiện bằng tiền phát sinh trongquá trình sản xuất kinh doanh, trong một thời kỳ nhất định.

Chi phí sản xuất không những bao gồm yếu tố lao động liên quan đếnsử dụng lao động (tiền lương, tiền công), lao động vật hoá ( khấu haoTSCĐ, chi phí về nguyên nhiên vật liệu…) mà còn gồm một số khoản màthực chất là một phần giá trị mới sang tạo ra (như các khoản trích theolương: BHXH, BHYT, KPCĐ, các loại thuế không được hoàn trả: thuếGTGT không được khấu trừ, thuế tài nguyên, lãi vay ngân hàng…)

Các chi phí của doanh nghiệp luôn được tính toán đo lường bằng tiền vàgắn với một thời gian xác định là: quý, tháng, năm….

Xét ở bình diện các doanh nghiệp và loại trừ các quy định của luật thuếthu nhập, chi phí sản xuất luôn có tính cá biệt, nó phải bao gồm tất cả cácchi phí mà doanh nghiệp phải chi ra để tồn tại và tiến hành các hoạt độngsản xuất bất kể đó là các chi phí cần thiết hay không cần thiết, khách quanhay chủ quan.

Độ lớn của chi phí là một đại lượng xác địnhvà phụ thuộc vào hai nhântố chủ yếu.

Trang 4

Khối lượng lao động và tư liệu sản xuất đã tiêu hao vào sản xuất trongmột thời kỳ nhất định.

Giá cả các tư liệu sản xuất đã tiêu dùng và tiền công của một đơn vị laođộng đã hao phí

1.1.2.2 Phân loại chi phí sản xuất:

Việc phân loại chi phí sản xuất hợp lý là cơ sở để các nhà quản lý có thểnhận thức và đánh giá được sự biến động của từng loại chi phí, từ đó mà cóthể đề ra các biện pháp phù hợp nhằm giảm chi phí và lựa chọn thương áncó chi phí sản xuất thấp cũng chính là tiền đề, mục tiêu hạ giá thành tăngdoanh lợi.

Có rất nhiều tiêu thức phân loại chi phí, để phục vụ cho công tác quảnlý nói chung và công tác kế toán nói riêng cần phải lựa chọn tiêu thức phânloại thích hợp.

1.1.2.2.1 Phân loại chi phí theo nội dung, tính chất kinh tế của chi phí:Theo cách phân loại này, các chi phí có cùng một nội dung, một tínhchất kinh tế thì xếp vào một yếu tố mà không phân biệt rằng các chi phí đóphát sinh trong lĩnh vực nào, ở đâu Toàn bộ chi phí của doanh nghiệp phátsinh trong kỳ được chia thành các yếu tố sau:

+ Chi phí nguyên vật liệu+ Chi phí nhân công

+ Chi phí khấu hao tài sản cố định+ Chi phí dịch vụ mua ngoài+ Chi phí khác bằng tiền

Tác dụng của cách phân loại này, đó là chúng cho ta biết kết cấu, tỷtrọng của từng loại chi phí mà doanh nghiệp đã chi ra trong kì sản xuất kinhdoanh để lập thuyết minh báo cáo tài chính, phù hợp cho yêu cầu cung cấp

Trang 5

thông tin và quản trị doanh nghiệp để từ đó phân tích tình hình thực hiện dựtoán chi phí đồng thời lập dự toán cho kì sau.

1.1.2.2.2 Phân loại chi phí theo mục đích công dụng của chi phí:

Theo cách phân loại này, các chi phí sản xuất phát sinh mà có cùng mụcđích công dụng sẽ được tập hợp vào cùng một khoản mục chi phí Theo tiêuthức này, toàn bộ chi phí sản xuất phát sinh trong kì được chia ra thành cáckhoản mục sau:

+ Khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.+ Khoản mục chi phí nhân công trực tiếp.

+ Khoản mục chi phí sản xuất chung (trong đó chi phí sản xuất chungbao gồm các khoan sau: chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí vật liệu dùngtrong quản lý, chi phí công cụ dụng cụ sản xuất, chi phí khấu hao tài sản cốđịnh, chi phí dịch vụ mua ngoài ,chi phí bằng tiền khác).

Cách phân loại này có tác dụng phục vụ cho việc quản lý chi phí sảnxuất theo định mức, là cơ sở cho kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giáthành theo khoản mục chi phí, nó cũng là căn cứ để phân tích tình hình thựchiện kế hoạch đã đề ra và lập định mức chi phí sản xuất cho kỳ sau.

Ngoài ra để phục vụ cho yêu cầu quản lý chi phí sản xuất trong doanhnghiệp, có thể phân loại cho chi phí sản xuất theo các tiêu thức sau:

Phân loại theo phương pháp tập hợp chi phí vào đối tượng tập hợp chiphí, gồm hai loại: chi phí trực tiếp và chi phí phân bổ gián tiếp.

Phân loại theo mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và quy trình sản xuấtsản phẩm, chi phí gồm hai loại sau: chi phí cơ bản và chi phí chung.

Phân loại chi phí sản xuất theo khối lượng, mối quan hệ hoạt động phânthành: chi phí cố định, chi phí biến đổi, chi phí hỗn hợp.

1.1.3 Giá thành sản phẩm

1.1.3.1 Khái niệm giá thành sản phẩm:

Trang 6

Giá thành sản phẩm hoặc lao vụ dịch vụ là biểu hiện bằng tiền của chiphí sản xuất tính cho một khối lượng sản phẩm hoặc công việc lao vụ dịchvụ đã hoàn thành.

Giá thành sản phẩm là chỉ tiêu chất lượng quan trọng đối với mỗi doanhnghiệp cũng như đối với toàn bộ nền kinh tế quốc dân.

Giá thành là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh kết quả sử dụng tài sản,vật tư tiền vốn trong quá trình sản xuất, cũng như phản ánh tính đúng đắn vềtổ chức kinh tế, kỹ thuật- công nghệ mà doanh nghiệp đã sử dụng nhằmnâng cao năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ chi phí sảnxuất và nâng cao lợi nhuận của doanh nghiệp Giá thành còn là căn cứ đểxác định giá bán và xác định hiệu quả kinh tế của sản xuất kinh doanh.

1.1.3.2 Phân loại giá thành sản phẩm.

1.1.3.2.1 Căn cứ vào cơ sở số liệu và thời điểm tính giá thành:Theo cách phân loại này thì giá thành chia làm ba loại.

Giá thành kế hoạch: là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở chi phísản xuất kế hoạch và sản lượng kế hoạch Việc tính giá thành kế hoạch dobộ phận kế hoạch thực hiện và được tính trước khi sản xuất, chế tạo sảnphẩm Giá thành kế hoạch là mục tiêu phấn đấu của doanh nghiệp, là căn cứđể so sánh, phân tích, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch hạ giá thànhcủa doanh nghiệp.

Giá thành định mức: là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở địnhmức chi phí hiện hành và chỉ tính cho đơn vị sản phẩm Việc tính giá thànhđịnh mức cũng được xác định trước khi tiến hành sản xuất, chế tạo sảnphẩm Giá thành định mức là cơ sở để doanh nghiệp quản lý theo định mức,là thước đo chính xác để xác định kết quả sử dụng tài sản, vật tư lao độngtrong sản xuất, giúp cho việc đánh giá đúng đắn các giải pháp kinh tế kỹ

Trang 7

thuật mà doanh nghiệp đã thực hiện trong quá trình hoạt động sản xuấtnhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh.

Giá thành thực tế là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở số liệu chiphí sản xuất thực tế đã phát sinh và đã tập hợp được trong kỳ sản xuất kinhdoanh, cũng như sản lượng sản phẩm thực tế đã sản xuất trong kỳ Giáthành thực tế chỉ có thể tính toán được sau khi kết thúc qua trình sản xuấtchế tạo sản phảm và được tính toán cho cả chỉ tiêu giá thành và giá thànhđơn vị sản phẩm Giá thành thực tế là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, là cơ sở đểxác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và nghĩavụ của doanh nghiệp đối với nhà nước.

1.1.3.2.2 Căn cứ vào phạm vi chi phí cấu thành :

Theo cách phân loại này thì giá thành được chia thành hai loại:

Giá thành sản xuất: là các chi phí sản xuất chế tạo sản phẩm tính chosản phẩm lao vụ hoặc công việc đã hoàn thành.

Giá thành sản xuất được sử dụng để ghi sổ cho sản phẩm nhập kho,công việc, lao vụ đã hoàn thành hoặc chuyển thẳng cho khách hàng là căncứ để tính trị giá vốn hàng bán và lãi gộp của doanh nghiệp.

Giá thành toàn bộ sản phẩm tiêu thụ: bao gồm giá thành sản xuất và chiphí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp tính cho sản phẩm tiêu thụ trongkỳ.

Giá thành toàn bộ sản phẩm chỉ được tính toán và xác định khi sảnphẩm, công việc, lao vụ dịch vụ đã được xác nhận là tiêu thụ Giá thànhtoàn bộ sản phẩm là cơ sở để xác định lợi nhuận trước thuế của doanhnghiệp.

Giá thành sản phẩm,công việc lao vụ dịch vụ có ý nghĩa quan trọngkhông chỉ đối với doanh nghiệp trong việc xác định giá bán, xác định hiệuquả sản xuất kinh doanh… Mà còn có ý nghĩa với cả xã hội vì hạ giá thành

Trang 8

sản phẩm sễ mang lại không những lợi nhuận cho doanh nghiệp, mà còn tạora nguồn thu cho ngân sách nhà nước thông qua các khoản thuế Tích kiệmchi phí sản xuất sản phẩm, hạ giá thành sản xuất sẽ tạo ra sự tiết kiệm laođộng xã hội, tăng tích lũy cho nền kinh tế quốc dân.

1.1.4 Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm:

Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là hai mặt biểu hiện của quátrình sản xuát chúng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, giống nhau về mặtchất, đều là những hao phí về lao động sống và lao động vật hoá mà doanhnghiệp đã chi ra trong quá trình sản xuất và chế tạo sản phẩm.

Tuy nhiên chúng cũng có những điểm khác nhau:

Chi phí sản xuất luôn gắn với từng thời kỳ đã phát sinh chi phí, còn giáthành luôn gắn với một loại sản phẩm, công việc lao vụ dịch vụ đã hoànthành.

Trong giá thành sản phẩm bao gồm cả phần chi phí đã phát sinh thực tếcủa kỳ trước và một phần chi phí sẽ phát sinh của kỳ sau nhưng đã được ghinhận là chi phí của kỳ này ( chi phí phải trả) Giá thành sản phẩm chứa đựngcả một phần chi phí của kỳ trước chuyển sang và loại trừ phần chi phí chonhững sản phẩm chưa hoàn thành Như vậy chi phí sản xuất và giá thànhsản phẩm khác nhau về mặt lượng.

Z = D đk + C - D ck

Trong đó: Z tổng giá thành sản phẩm

Dđk chi phí sản xuất kinh doanh dở dang đầu kỳ C chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ

Dkc chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cuối kỳ.

1.1.5 Sự cần thiết và nhiệm vụ kế toán chi phí sản xuất và tính giáthành sản phẩm:

Trang 9

Để tổ chức tốt công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sảnphẩm, đáp ứng kịp thời nhu cầu thông tincho các nhà quản lý về chi phí vàgiá thành ở doanh nghiệp, kế toán cần phải thực hiện tốt các nhiện vụ sau:

Căn cứ vào đặc điển của quy trình công nghệ, đặc điểm của chi phí, đặcđiểm sản phẩm và yêu cầu tổ chức sản xuất, yêu cầu công tác quản lý củadoanh nghiệp… mà xác định đối tượng và phương pháp tập hợp chi phí vàtính giá thành phù hợp.

Tổ chức vận dụng các tài khoản kế toán để hạch toán chi phí sản xuất vàtính giá thành sản phẩm phù hợp với phương pháp kế toán hàng tồn kho(KKTX hoặc KKĐK) mà doanh nghiệp áp dụng.

Tổ chức tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất kinh doanh theo đúng đốitượngtập hợp chi phí đã xác định, bằng các phương pháp thích hợp với từngloại chi phí, tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh theo các khoản mục chi phívà theo yếu tố chi phí đã quy định.

Lập các báo cáo chi phí sản xuất theo yếu tố (trên thuyết minh báo cáotài chính), định kỳ tổ chức phân tích chi phí sản xuất và giá thành sản phẩmở doanh nghiệp.

Tổ chức kiểm kê đánh giá khối lượng sản phẩm dở dang một cách khoahọc hợp lý, xác định giá thành và hạch toán giá thành sản xuất sản phẩmtrong kỳ một cách đầy đủ và chính xác.

1.2 Hạch toán chi phí sản xuất.

1.2.1 Đối tượng và phương pháp hạch toán chi phí sản xuất 1.2.1.1 Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất:

Chi phí sản xuất của doanh nghiệp phát sinh ở nhiều địa điểm khácnhau, dùng vào các quá trình sản xuất với những mục đích công dụng khácnhau, vì vậy khâu quan trọng đầu tiên trong việc kế toán chi phí sản xuất làxác định xem các chi phí sản xuất đó liên quan đến phân xưởng, bộ phận

Trang 10

sản xuất nào, đến sản phẩm dịch vụ nào, đến quy trình công nghệ nào…việc xác định đó chính là nội dung xác định đối tượng kế toán tập hợp chiphí sản xuất.

Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất là phạm vi giới hạn mà cácchi phí sản xuất cần được tổ chức tập hợp theo phạm vi giới hạn đó nhằmphục vụ cho việc kiểm tra giám sát tổng hợp chi phí và tính giá thành sảnphẩm.

Căn cứ để xác định đối tượng kế toán tập hợp chi phí:- Căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất của doanh nghiệp:

+ Trường hợp doanh nghiệp tổ chức thành phân xưởng, mỗi phânxưởng đảm nhận một giai đoạn công nghệ hoặc toàn bộ quy trình công nghệthì dối tượng kế toán tập hợp chio phí sản xuất thích hợp là từng phânxưởng.

+ Trường hợp doanh nghiệp tổ chức thành phân xưởng nhưng trongphân xưởng đó lại tổ chức nhiều loại sản phẩm khác nhau, có quy trìnhriêng biệt thì đối tượng thích hợp là từng phân xưởng, trong đoa lại chi tiếtcho từng loại sản phẩm khác nhau.

+ Trường hợp những doanh nghiệp không tổ chức thành phân xưởng màcó quy trình công nghệ khép kín thì đối tượng thích hợp là toàn bộ quy trìnhcông nghệ.

- Căn cứ vào quy trình công nghệ sản xuất, chế tạo sản phẩm.

+Nếu doanh nghiệp có quy trình sản xuát đơn giản, sản phẩm khôngqua giai đoạn chế biến thì toàn bộ quy trình công nghệ là một đối tượng.

+Nếu doanh nghiệp có quy trình công nghệ phức tạp kiểu liên tục haykiểu song song thì đối tượng thích hợp là từng giai đoạn của quy trình côngnghệ (từng phân xưởng)

Trang 11

Ngoài ra còn căn cứ vào loại hình sản xuất của doanh nghiệp như sảnxuất đơn chiếc hoặc sản xuất hàng loạt, căn cứ vào mục dích, công dụng củachi phí đối với quá trình sản xuất, căn cứ vào trình độ quản lý của doanhnghiệp.

Tuỳ thuộc vào đặc điểm sản xuất kinh doanh của mình mà các doanhnghiệp luôn phải linh hoạt trong viẹc lựa chọn đối tượng tạp hợp chi phí saocho hợp lý, phù hợp nhất đảm bảo tập hợp chi phí được đầy đủ giúp việctính giá thành chính xác và đánh giá đúng được hiệu quả sản xuất kinhdoanh của doanh nghiệp mình.

1.2.1.2 Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất1.2.1.2.1 Phương pháp trực tiếp:

Phương pháp này áp dụng với các chi phí có liên quan trực tiếp đến đốitượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất đã xác định và công tác hạch toán ghichép ban đầu cho phép quy nạp trực tiếp các chi phí vào từng đối tưưọng kếtoán tập hợp chi phí có liên quan.

1.2.1.2.2 Phương pháp tập hợp gián tiếp :

phưong pháp này áp dụng khi một loại chi phí phát sinh có liên quanđến nhiều đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất mà không thể trực tiếptập hợp cho một đối tượng được.

Trong trường hợp này các doanh nghiệp phải lựa chọn tiêu chuẩn ( tiêuthức) hợp lý để phân bổ chi phí cho các đối tượng có liên quan theo côngthức

C

Ci = - * ti Ti

Trang 12

Trong đó Ci : Chi phí sản xuất phân bổ cho đối tượng thứ iC : Tổng chi phí sản xuất phát sinh đã tập hợp được cần phân bổTi : Tổng đại lượng tiêu chuẩn dùng để phân bổ

ti : Đại lượng của tiêu chuẩn cần phân bổ

Tuỳ vào từng trường hợp cụ thể mà các doanh nghiệp tiến hành lựachọn đại lượng của tiêu chẩn dùng để phân bổ sao cho hợp lý Tính hợp lýcủa tiêu chuẩn phân bổ là cơ sở đảm bảo độ tin cậy của thông tin được cungcấp.

1.2.2 Hạch toán các khoản mục chi phí sản xuất theo phương pháp kêkhai thường xuyên:

1.2.2.1 Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:

Chi phí NVLTT là những chi phí về NVL chính, vật liệu phụ, nửa thànhphẩm mua ngoài, nhiên liệu sử dung trực tiếp cho việc sản xuất chế tạo sảnphẩm hay thực hiện cung cấp lao vụ dịch vụ.

Tài khoản sử dụng: Để tập hợp và phân bổ chi phí nguyên vật liệu trựctiếp(CPNVLTT) kế toán sử dụng TK 621"Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp".Nội dung TK: TK621 phản ánh các chi phí NVL được sử dụng trực tiếpcho việc sản xuất sản phẩm, lao vụ, dịch vụ của các ngành sản xuất:

Trang 13

Kết cấu: Nợ TK621 Có X

Trị giá thực tế NVL xuất + trị giá NVL sử dụng dùng trực tiếp cho SX, chế không hết nhập kho tạo sản phẩm- dịch vụ trong + Kết chuyển phân bổ trị kỳ giá NVL thực tế sử dụng

cho SXKD trong kỳ cho các đối tượng chịu chi phí X

Trình tự kế toán theo sơ đồ sau:

Sơ đồ 1.2.2.1 SƠ ĐỒ HẠCH TOÁN CHI PHÍ NGUYÊN VẬT

Mua NVL sử dụngngay cho s¶n xuÊt

TK 133

Trang 14

Thuế GTVTđầu vào

1.2.2.2 Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp:

Chi phí NCTT là toàn bộ chi phí về tiền lương và các khoản khác phảitrả cho công nhân trực tiếp sản xuất chế tạo sản phẩm, bao gồm: lươngchính, lương phụ, phụ cấp và tiền trích BHXH, BHYT, KPCĐ.

Tài khoản sử dụng: TK622 "Chi phí nhân công trực tiếp"

Nội dung của TK622: Tài khoản này sử dụng để phản ánh số chi phí vềlao động trực tiếp tham gia vào quá trình SXKD

Kết cấu: Nợ TK622 Có X

Chi phí NCTT trong kỳ Kết chuyển chi phí NCTT để tính giá thành sản phẩm

X

Trình tự kế toán chi phí NCTT thể hiện ở sơ đồ sau:

Sơ đồ 1.2.2.2 SƠ ĐỒ HẠCH TOÁN CHI PHÍ NHÂN CÔNG

TRỰC TIẾP ( PPKKTX )

Trang 15

TK 334TK 622 TK154Tiền lương và phụ cấp lương

phảI trả cho công nhân trực tiếp

1.2.2.3 Hạch toán chi phí sản xuất chung:

Chi phí sản xuất chung là nhưng chi phí liên quan đến việc tổ chức sảnxuất quản lý sản xuất và phục vụ sản xuất trong phạm vi một phân xưởng(hoặc đội, trại, xưởng, công trường )

- Theo chế độ hiện thành chi phí sản xuất gồm các nội dung sau đây:+ Chi phí nhân viên (6271)

+ Chi phí vật liệu (6272)

+ Chi phí dụng cụ đồ dùng (6273)+ Chi phí khấu hao (6274)

+ Chi phí dịch vụ mua ngoài (6277)+ Chi phí khác bằng tiền (6278)

Trang 16

Chi phí sản xuất chung khi thực tế phát sinh được tập hợp theo địa diểmvà theo nội dung của chi phí SXC Cuối kỳ kết chuyển hoặc phân bổ chocác đối tượng thuộc phân xưởng hoặc bộ phận đó.

Kết cấu: Nợ TK627 Có X

Tập hợp CPSXC phát + Các khoản làm giảm chi phí sinh trong kỳ cho các + Kết chuyển hoặc phân bổ đối tượng chịu chi phí CPSXC

X

Trình tự kế toán chi phí SXC được thể hiện qua sơ đồ sau:

Sơ đồ 1.2.2.4 SƠ ĐỒ CHI PHÍ SẢN XUẤT CHUNG

Chi phÝ nh©n viªn

Các khoản chi giảm

Chi phÝ VL, dông cô

Trang 17

TK 111, 112

C¸c chi phÝ

s¶n xuÊt chung kh¸cTK 133

1.2.2.4 Tổng hợp chi phí sản xuất:

Chi phí sản xuất của doanh nghiệp khi phát sinh thực tế đã được tậphợp trên các TK 621,TK622, TK 627 Cuối kỳ kế toán kết chuyển vàoTK154 "chi phí sản xuất kinh doanh dở dang" để tập hợp chi phí và tính giáthành sản phẩm hoàn thành.

Trình tự kế toán tập hợp chi phí sản xuất cho toàn doanh nghiệp đượcthể hiện ở sơ đồ sau:

Sơ đồ 1.2.2.5 SƠ ĐỒ HẠCH TOÁN TỔNG HỢP CHI PHÍ SẢN

XUẤT TOÀN DOANH NGHIỆP ( PPKKTX )

Trang 18

TK 627TK 632

1.2.3 Kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang.

1.2.3.1 Xác định giá trị sản phẩm dở dang theo chi phí NVL chính:Nội dung: theo phương pháp này trị giá sản phẩm làm dở chỉ bao gồmchi phí NVLTT hoặc chi phí NVLCTT, và khoản mục này được tính chomột sản phẩm hoàn thành và sản phẩm làm dở là như nhau.

Các khoản chi phí khác như chi phí NCTT, chi phí SXC được tính hếtcho sản phẩm hoàn thành chịu.

Khối lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ không phải quy đổi thành khốilượng sản phẩm hoàn thành tương đương

Công thức:

D đk + Cvl

Dck = - x Sd Sht + Sd

Trong đó: Dck : chi phí sản xuất dở dang cuối kỳD đk: chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ

Cvl: Chi phí NVLTT hoặc chi phí NVLCTT phát sinh trong kỳSht : khối lượng sản phẩm hoàn thành

Sd : khối lượng sản phẩm dở cuối kỳ

Ưu điểm: đơn giản, khối lượng tính toán ít, không phải xác định mức độchế biến hoàn thành của sản phẩm làm dở.

Trang 19

Nhược điểm: Số liệu tính toán được có độ chính xác không cao vì trongsản phẩm làm dở chỉ tính toán một khoản mục.

Điều kiện áp dụng: áp dụng thích hợp cho những doanh nghiệp:

- Chi phí NVLTT hoặc CPNVLCTT bỏ vào một lần ngay từ đầu quytrình công nghệ

- Chi phí NVLTT hoặc CPNVLCTT chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chiphí.

- Sản phẩm dở dang cuối kỳ và đầu kỳ ít, không biến độnh nhiều giữacuối kỳ và đầu kỳ.

1.2.3.2 Xác định giá trị sản phẩm dở dang theo sản lượng ước tínhtương đương.

Nội dung: Căn cứ vào khối lượng dở dang cuối kỳ và mức độ chế biếnhoàn thành để quy đổi khối lượng sản phẩm dở dang thành khối lượng hoànthành tương đương Sau đó lần lượt tính toán từng khoản mục chi phí trongsản phẩm dở dang theo nguyên tắc:

Với những chi phí bỏ vào một lần ngay từ đầu quy trình công nghệ tínhcho một sản phẩm hoàn thành và một sản phẩm làm dở là như nhau.

Với những chi phíbỏ vào theo nức độ gia công chế biến tính cho sảnphẩm làm dở theo khối lượng hoàn thành tương đương.

Công thức tính:

+ Với chi phí bỏ vào ngay từ đầu quy trình công nghệ D đk + C

Dck = - x Sd Sht + Sd

Trang 20

+Với chi phí bỏ vào theo mức độ gia công chế biến: D dk + C

Dck = - x Sd' Sht + Sd'

Trong đó: Sd' = Sd x mức độ chế biến hoàn thành.

Ưu điểm: Số liệu có được chính xác hơn so với phương pháp trước, vìtrong trị giá sản phẩm làm dở có đầy đủ các khoản mục.

Nhược điểm: Khối lượng tính toán nhiều hơn và đặc biệt việc xác địnhmức độ chế biến hoàn thành rất phức tạp.

Điều kiện áp dụng: áp dụng đối với chi phí VLTT, VLCTT chiếm tỷtrọng không lớn lắm ttrong tổng chi phí, khối lượng sản phẩm dở dang cuốikỳ nhiều và biến động lớn so với đầu kỳ, xác định được mức độ chế biếnhoàn thành.

1.2.3.3 Xác định giá trị dở dang theo định mức.

Nội dung: Căn cứ vào khối lượng dở dang đã kiểm kê xác định ở từngcông đoạn và định mức từng khoản mục chi phí đã tính được ở công đoạnđó cho một đơn vị sản phẩm để tính ra chi phí định mức của khối lượng sảnphẩm dở dang ở từng công đoạn sau đó tông hợp lại cho từng loại sản phẩm.

Công thức:

n khối lượng sản chi phí định mứcDck =  phẩm dở dang ở x cho sản phẩm ở i=1 công đoạn i công đoạn i

Trang 21

Ưu điểm: Tính toán đơn giản thuận tiện hơn nếu doanh nghiệp đã lậpđược bảng tính sẵn

Nhược điểm: kết quả tính toán không chính xác như hai phương pháptrên, tính chính xác phụ thuộc vào mức độ hợp lý của việc xác định chi phíđịnh mức.

1.3 Tính giá thành sản xuất sản phẩm

1.3.1 Đối tượng tính giá thành sản xuất sản phẩm

- Đối tượng tính giá thành là các loại sản phẩm, lao vụ cầnphảI tính giá thành và giá thành đơn vị.

1.3.2 Phương pháp tính giá thành sản phẩm.1.3.2.1 Phương pháp trực tiếp

Trong những doanh nghiệp áp dụng phương pháp này đốitượng hạch toán chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sảnphẩm là phù hợp với nhau.

Trang 22

Giá thành đơn vị sản phẩm theo phương pháp này được tínhbằng cách trực tiếp lấy tổng giá thành chia cho số lượng sản phẩmhoàn thành.

Tổng giá thành Chi phí Tổng chi phí Chi phi sản phẩm = SXKD dở + sản xuất phát - SXKD dởhoàn thành dang dầu kì sinh trong kì dang cuối kì

Giá thành đơn vị Tổng giá thành sản phẩm hoàn thành=

Sản phẩm hoàn thành Số lượng sản phẩm hoàn thành

1.3.2.2 Phương pháp tổng cộng chi phí.

Được áp dụng với những doanh nghiệp mà quá trình sản xuất được thực hiện ở nhiều bộ phận sản xuất, nhiều giai đoạn công nghệ, đối tượng tập hợpchi phí sản xuất là các bộ phận chi tiết sản phẩm hoặc giai đoạn công nghệ hay bộ phận sản xuất Vì vậy khi tính giá thành của thành phẩm, kế toán phảI tiến hành cộng chi phí liên quan đến việc sản xuất tưng bộ phận chi tiết.Tính giá thành theo phương pháp này áp dụng công thức:

Trang 23

Tổng số sản Số lượng từng loạiHệ số quy phẩm gốc hoàn =  sản phẩm hoàn x đổi từng loại thành trong kì thành trong kỳ

Tổng giá thành sản Chi phí Tổng chi phí Chi phí xuất của các loại sản = SXKD dở + sản xuất phát - SXKD dở phẩm hoàn thành dang đầu kỳ sinh trong kỳ dang cuối kỳ

Giá thành đơn vịTổng giá thành sản xuất của các loại sản phẩm=

Căn cứ vào tỷ lệ chi phí giữa chi phí sản xuất thực tế với chi phí sảnxuất kế hoạch (hoặc định mức ), kế toán sẽ tính giá thành đơn vị và tổng giáthành sản phẩm từng loại Theo phương pháp này giá thành được tính theocông thức:

Tổng giá thành thực Chi phí Tổng chi phí Chi phí tế của các loại sản = SXKD dở + sản xuất phát- SXKD dở

Trang 24

phẩm hoàn thành dang đầu kỳ phát sinh trong kỳ dang cuối kỳ

kế hoạch (hoặc định =  từng loại sản xkế hoạch định

Tỷ lệ Tổng giá thành thực tế của các loại sản phẩm

vị sản phẩm từng loại sản phẩm từng loạigiá thành

1.3.2.5 Phương pháp loại trừ giá trị sản phẩm phụ.

Phương pháp này được áp dụng đối với những doanh nghiệp mà trongcùng một quá trình sản xuất, vờa thu được sản phẩm chính và vừa thu đượcsản phẩm phụ (sản phẩm phụ không phảI là đối tượng tính giá thành) Đểtính giá thành sản phẩm chính phảI loại trừ giá thành sản phẩm phụ.

Trong những doanh nghiệp này, đối tượng hạch toán chi phí sản xuất látoàn bộ quy trình sản xuất hoặc phân xưởng, đối tương tính giá thành sảnphẩm là sản phẩm chính.

Tổng giáGiá trị sản Chi phíGiá trị Giá trị sản

Trang 25

Giá trị sản phẩm phụ thu hồi tùy theo doanh nghiệp có thể sử dụng cácphương pháp xác định khác nhau như: Giá kế hoạch, giá ước tính, giá bántrên thị trường của sản phẩm phụ.

Giá thành thực tế Tổng giá thành sản phẩm chính=

đơn vị sản phẩm chinh Số lượng sản phẩm chính hoàn thành

1.3.2.6 Phương pháp liên hợp.

Phương pháp này áp dụng trong những doanh nghiệp có quy trình côngnghệ và tính chất sản phẩm phức tạp đòi hỏi tính giá thành phải kết hợpnhiều phương pháp tính giá thành khác nhau Ví dụ, phương pháp đơn đặthàng kết hợp phương pháp hệ số hay tỷ lệ, phương pháp loại trừ kết hợp vớicác phương pháp trên v.v…

1.4 Hình thức sổ kế toán.

Sổ kế toán là sự biểu hiện vật chất cụ thể của phương pháp tài khoản vàghi chép trên sổ kế toán à tự thể hiện nguyên lí của phương pháp ghi sổ kép.Chu trình sổ kế toán gồm 4 công đoạn: Mở sổ, ghi sổ, sửa chữa sai xótvà khóa sổ.

Gồm các hình thức sau:+ Hình thức Nhật ký – sổ cáI+ Hình thức chứng từ ghi sổ+ Hìn thức Nhật ký chung

+ Hình thức Nhật ký – chứng từ.

Trang 26

PHẦN II

THỰC TRẠNG KẾ TOÁN, CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁTHÀNH SẢN PHẨM TẠI NHÀ MÁY Ô TÔ 3-2

2.1 Khái quát chung về Nhà máy ô tô 3-2

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Nhà máy ô tô 3-2 2.1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Nhà máyTên giao dịch: Nhà máy ôtô 3-2

Đơn vị quản lý: Tổng công ty công nghiệp ô tô Việt NamGiám đốc công ty: Trần Nguyên Hồng.

Tổng số công nhân viên: 320 người.

Trụ sở chính: 18- đường Giải Phóng- Đống Đa- Hà Nội.TEL: 048525601- 048528038.

FAX: 0485256.

Mã số thuế: 0100104556-1

Ngành nghề sản xuất kinh doanh: sửa chữa, đóng mới xe ôtô các loại,sản xuất phụ tùng ôtô, xe máy.

Loại hình doanh nghiệp: Doanh nghiệp Nhà nước TW

Ngày thành lập: 09/03/1964, là đơn vị thành viên hạch toán độc lập củatổng công ty cơ khí GTVT- Bộ GTVT

Quá trình phát triển.

Ban đầu, Nhà máy ôtô 3-2 được thành lập để đáp ứng nhu cầu sửa chữa vàsản xuất phụ tùng xe ôtô cho thị trường trong nước ( chủ yếu là miền Bắc ).

Trang 27

đây là một trong những nhà mấy cơ khí ôtô đầu tiên ở miền Bắc, thời gianđất nước còn đang trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, và nó đã đáp ứngnhu cầu của nhà nước trong thời kỳ đó.

Giai đoạn kháng chiến chống Mỹ: Nhà máy đã đạt được nhiều thànhtích và đã được phong tặng nhiều huân huy chương: tặng một huân chươnglao động hạng hai, một huân chương lao động hạng ba về thành tích sản xuấtvà chiến đấu.

Giai đoạn xây dựng Nhà máy trong cơ chế hành chính bao cấp ( 1986 )

1976-Nhà máy tích cực tham ra vào công cuộc xây dựng đất nước và ngàycàng phát triển lớn mạnh, toàn diện và đỉnh cao là nhưng năm cuối thập kỷ80.

Trong thời gian này số cán bộ công nhân viên của nhà máy lên tới 700người, trong đó số cán bộ khoa học kỹ thuật có trình độ đại học và trung cấpchiếm 10%, số công nhân viên bậc cao đủ các ngành nghề tính từ bậc 4 đếnbậc 7/7 chiếm 18%.

Nhiều loại trang thiết bị mới tương đối hiện đại được nhà máy trang bịđã tạo điều kiện để sản xuất các mặt hàng cơ khí chính xác như: bộ đôi bơmcao áp, các loại xe IFA, W50L, máy 3Đ12, Đ12,Đ20…

Diện tích nhà xưởng được mở rộng, có hệ thống kho tàng và đường vậnchuyển nội bộ hoàn chỉnh.

Diện tích nhà sản xuất: trên 800 mDiện tích khu làm việc : 1000 mDiện tích kho tàng: trên 1500 mTổng thiết bị làm việc trên 200 chiếc Giai đoạn 1990 đến nay.

Trang 28

Do cơ chế kinh tế thay đổi, ban đầu doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn.Nhiều trung tâm sửa chữa của Nhà nước và tư nhân hình thành với nhiềuchính sách, thủ tục mềm dẻo, nhanh gọn hơn nên đứng trước sự thay đổi đónhà máy ban đầu không thích nghi, không tạo ra nhiều việc làm Mặt khácthiết bị, nhà xưởng, máy móc, lực lượng sản xuất trở nên cũ kỹ, lạc hậu, bộphận quản lý cồng kềnh.

Để đảm bảo yêu cầu tồn tại, nhà máy giải quyết cho công nhân nghỉhưu mất sức, thôi việc sớm theo quyết đinh 197, nên từ 700 người vào cuốinhững năm 80 thì đến cuối năm 1999 chỉ có hơn 200 người.

Nhà máy đã sắp xếp lại bộ máy quản lý,các phòng ban phân xưởng vìvậy từng bước tháo gỡ được khó khăn, làm ăn có hiệu quả, thu nhập và đờisống của công nhân viên tăng lên rõ rệt.

Những thành tựu trong công cuộc đổi mới, đã nâng cao được vị thế củaNhà máy, Nhà máy ô tô 3-2 đã dần dần lấy lại được vị thế của mình, trongthời gian gần đây doanh nghiệp liên tục nhận được bằng được khen tặng củabộ GTVT về thành tích đổi mới sản xuất, kết quả đó được thể hiện thông quabảng sau:

MỘT SỐ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH.

- Giá trị SX công nghiệp (nđ)- Tổng doanh thu (nđ)

- Lợi nhuận trước thuế (nđ)

- Thu nhập bình quân người/tháng(nđ)

- Nguồn vốn chủ sở hữu (nđ)- Hệ số doanh lợi của VCSH (%)

120.099.000101.161.0001.400.0001.85010.310.22513,581,38

Trang 29

- Tỷ suất LN/DT (%)

Trong thời gian này Nhà máy đã mạnh dạn nghiên cứu, thiết kế và đưavào sản xuất hàng loạt các sản phẩm mới như: đóng các loại thùng xe chocác liên doanh lắp ráp ôtô, cải tạo satxi, ôtô tải lắp cẩu tự hành, ôtô đóngthùng kín chuyên chở tiền, chở hàng…

Đối với phân xưởng cơ khí Nhà máy đã tổ chức lại để sản xuất các loạikhấu kiện, sản xuất phụ tùng xe máy để thực hiện chương trình lắp ráp IKDxe máy của Nhà máy.

Tóm lại, qua gần 7 năm rơi và khủng hoảng, Nhà máy cơ khí ôtô 3-2đến nay đã lấy lại vị thế của mình và đang có thành công trong công cuộcsản xuất kinh doanh Với sự đoàn kết nhất trí và lòng quyết tâm cao của cánbộ công nhân viên, trong những năm tới, Nhà máy ôtô 3-2 nhất định sẽ cóđược những bước phát triển mới.

2.1.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của Nhà máy ô tô 3-2

+ Sửa chữa các cấp, tân trang đóng mới các loại xe du lịch, xe công tác,xa ca Mua bán các loại xe.

+ Sản xuất kinh doanh, mua bán phụ tùng ô tô, xe máy.

+ Sản xuất và phục hồi một số mặt hàng phục vụ cho các ngành kinh tếkhác.

+ Sản xuất sản phẩm cho trương trình dự trữ động viên quốc phòng.Đó là 4 nhiệm vụ của Nhà máy, nhưng theo cơ chế thị trường hiện naythì Nhà máy cồn sản xuất các loại phụ tùng xe máy là chính và đóng mới cácloại ô tô và còn duy trì được những xưởng sửa chữa.

2.1.2 Đặc đIểm tổ chức sản xuất kinh doanh của Nhà máy.2.1.2.1 Đặc đIểm tổ chức sản xuất kinh doanh của Nhà máy.

Trang 30

Kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2005 của Nhà máy đã kêt thúc nhìnnhận đánh giá chung năm 2005 thực sự là năm khởi sắc của Nhà máy ôtô 3-2 sau hơn 13 năm hình thành và phát triển, Nhà máy đã từng bước theo kịpsự chuyển biến của cơ chế để đI vào một thời kỳ mới, thời kỳ phát triển toàndiện Doanh thu của năm 2005 Nhà máy đã đạt trên 98 tỷ đồng, tăng so vơInăm 2004 và đạt doanh thu cao nhất so với các năm khác Nguồn công việcđã dồi dào hơn, đặc biệt là khu vực sản xuất cơ khí, thu nhập, đời sống củangừô lao động cũng được nâng lên rõ rệt, vượt qua chỉ tiêu mà đại hộiCNVC đầu năm đã đề ra các chỉ tiêu về nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà nướcđều hoàn thành vượt mức Đó là kết quả đoàn kết nhất trí, cùng sự năngđộng sáng tạo và quyết tâm phấn đấu của toàn thể cán bộ CNV Nhà máytrong những năm vừa qua.

Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh năm 2005 cóNhà máy đã có những thuận lợi và khó khăn:

- Thuận lợi: Đảng uỷ lãnh đạo Nhà máy đoàn kết nhất trí đồng thờiđề xuấ những phương hướng đúng cho sự phát triển sản xuất kinhdoanh của Nhà máy.

+ Ban lãnh đạo hoạt động tích cực, năng động sáng tạo.

+ Bộ máy quản lý được sắp xếp lại và bổ sung tăng cường thêm đãphát huy được tốt trong công tác quản lý đIều hành sản xuất kinhdoanh.

+ Cán bộ CNV trong Nhà máy đều đông tâm hiệp lực quyết tâm phấnđấu đưa Nhà máy đI lên, khắc phục khó khăn.

- Khó khăn: cũng nằm trong khó khăn chung của ngành cơ khí đólà công việc ít, sản lượng thấp, không ổn định, về năng lực cònhạn chế, về con người kể cả cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật, côngnhân kỹ thuật qua nhiều năm chưa được bổ xung kiến thức hay

Trang 31

đào tạo lại, về trang thiết bị phục vụ sane xuất hầu hết thuộc chếđộ cũ, đã lạc hậu và công nghệ kém chính xác.

2.1.2.2 Đặc điểm quy trình công nghệ:

Vì sản phẩm của Nhà máy có nhiều loại khác nhau do đó quy trình sảnxuất các loại sản phẩm đó là khác nhau.

Mỗi phân xưởng sẽ chuyên sản xuất một hoặc một vài sản phẩm, ở đâyem chỉ đưa ra quy trình sản xuất một loại sản phẩm tiêu biểu nhất của Nhàmáy là quy trình đóng mới xe ca 32 chỗ ngồi của phân xưởng ôtô II.

Loại sản phẩm : TRANSICO BA HAI HC K32-1C

2.1.2.3 Bộ máy tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh.

Tổ chức bộ máy quản lý trong bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần thiếtvà không thể thiếu được Nó đảm bảo sự giám sát, quản lý chặt chẽ tình hìnhsản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Để phát huy và nâng cao vai trò củabộ máy quản lý, Nhà máy đã tổ chức lại cơ cấu lao động, tổ chức lại cácphòng ban, xí nghiệp, phân xưởng cho phù hợp với yêu cầu quản lý của Nhàmáy.

hoà, boc trần…kiểm tra, nghiệm

thuphòng kinh doanh

bán hàng

Trang 32

Cơ cấu bộ máy của Nhà máy ôtô 3-2 gọn nhẹ, linh hoạt, có phân cấp rõràng trách nhiệm và quyền hạn, đã tạo điều kiện cho ban Giám đốc Nhàmáyđiều hành hiệu quả và khai thác tối đa tiềm năng của cả hệ thống.

Bộ máy quản lý của Nhà máy gồm một Giám đốc, hai phó Giám đốc vàcác phòng ban chức năng, được tổ chức theo mô hình trực tuyến chức năng,thực hiện quản lý doanh nghiệp theo chế độ một Giám đốc, điều đó được thểhiện qua sơ đồ sau:

Sơ đồ 2.1.2.3 SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA CÔNG TY

Chức năng nhiệm vụ của các bộ phận, cá nhân:

* Giám đốc Nhà máy do hội đồng quản trị Tổng Công ty công nghiệp ôtô Việt Nam bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật theo đề nghịcủa tổng giám đốc, là đại diện pháp nhân của Nhà máy và chịu tráchnhiệm trước hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc và pháp luật về điều

GIÁM ĐỐC

Phó giám đốc phụtrách sản xuấtPhó giám đốc phụ

trách kỹ thuật

Phòng kỹthuật_ KCS

Phòng kếtoánBan bảo

vệBan dự án

Phân xưởng

ôtô I Phân xưởngôtô II Phân xưởngcơ khí I Phân xưởngcơ khí II Phân xưởngcơ khí IIIP kếhoạch SX

Phó giám đốc phụtrách kinh doanh

P kinhdoanh

Trang 33

hành hoạy động của Nhà máy Giám đốc là người có quyền hành caonhất trong Nhà máy.

* Phó giám đốc: là người giúp việc cho Giám đốc trong quản lý và điềuhành Nhà máy Nhà máy có 3 phó giám đốc: Phó giám đốc phụ trách kỹthật, phó giám đốc phụ trách sản xuất và phó giám đốc phụ trách kinhdoanh.

- Phó giám đốc phụ trách kỹ thuật: phụ trách về mặt kỹ thuật chấtlượng của sản phẩm do Nhà máy chế tạo ra và quản lý các phòng:ban dự án, phòng kỹ thuật_KCS.

- Phó giám đốc phụ trách sản xuất: phụ trách mảng sản xuất củaNhà máy và quản lý các phòng, các phân xưởng sau: Phòng kếhoạch sản xuất, phân xưởng ôtô I, ôtô II; phân xưởng cơ khí I,phân xương cơ khí II, phân xưởng cơ khí III.

- Phó giám đốc phụ trách kinh doanh: Phụ trách và quản lý trực tiếpphòng kinh doanh

- Các phòng ban chịu sự quản lý chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc:+ Phòng kế toán: Gồm 6 người

Tham mưu cho giám đốc về quản lý các mặt công tác kế toán tài- chính,về sử dụng nguồn vốn và khai thác khả năng vốn của Nhà máy để đạt hiệuquả cao nhất Tham mưu cho Giám đốc về biện pháp thực hiện đầy đủ nghĩavụ trích nộp đối với Nhà nước Luôn luôn chủ động chăm lo bằng mọi biệnpháp để có đủ vốn phụ vụ kịp thời cho sản xuất kinh doanh của Nhà máy.

Quản lý, kiểm tra toàn bộ công tác kế toán, quản lý chặt chẽ chế độhạch toán và chế độ quản lý kinh tế tài chính trong toàn bộ Nhà máy.

+ Phòng nhân chính: Gồm 12 người.

Trang 34

Quản lý và điều hành toàn bộ công tác tổ chức cán bộ, tổ chức lao độngvà công tác tiền lương Xây dựng các định mức lao động.

+ Phòng kinh doanh: Gồm 13 người.

Tạo thị trường tiêu thụ sản phẩm do Nhà máy sản xuất giới thiệu vàquảng cáo sản phẩm Lập kế hoạch lưu chuyển hàng hoá tiêu thụ, quản lýkho thành phẩm, thực hiện việc bán lẻ thành phẩm.

+ Phòng kế hoạch sản xuất:

Lập các kế hoạch sản xuất ngắn hạn và dài hạn của Nhà máy, kế hoạchsản xuất từng loại sản phẩm trong năm, điều tiết sản xuất theo kế hoạch Lêncác kế hoạch chi tiết để cung ứng vật tư cho từng phân xưởng, từng loại sảnphẩm, đồng thời khai thác thị trường để ký kết các hợp đồng thu mua vật tưnhằm kịp thời cung ứng các yếu tố đầu vào đảm bảo cho nhu cầu sản xuấtcủa Nhà máy được diễn ra liên tục.

+ Phòng kỹ thuật_ KCS: Gồm 13 người.

Trực tiếp xây dựng các tiêu chẩn kỹ thuật cho các sản phẩm, các chỉtiêu kiểm tra kỹ thuật, chất lượng sản phẩm, định mức về vật tư, lao độngtrong sản xuất sản phẩm nằm tiết kiệm vật tư nâng cao năng suất, hạ giáthành, hợp lý hoá sản xuất, cải tiến kỹ thuật và quản lý chặt chẽ các chỉ tiêuđược ban hành.

Tham mưu cho Giám đốc trong công tác quản lý kỹ thuật, chất lượngsản phẩm, duy trì và từng bước nâng cao uy tín của Nhà máy đối với kháchhàng, để đủ sức cạnh tranh với các thành phần kinh tế khác về cả ba mặt chấtlượng, thời gian và giá thành.

Chủ động chăm lo đổi mới công nghệ, đổi mới mặt hàng, đổi mới tổchức sản xuất,chăm lo tới công tác quản lý kỹ thuật, chất lượng, quản lý máymóc thiết bị và an toàn lao động.

Trang 35

+ Ban dự án: Gồm 2 người.

Xây dựng các dự án cho việc xây dựng cơ sở vật chất, mở rộng quy môhoạt động cho Nhà máy như: Dự án về xây dựng thêm các cơ sở, di dời cácbộ phận sản xuất trực tiếp của Nhà máy ra ngoại thành.

+ Ban bảo vệ: Gồm 14 người.

Bảo vệ sản xuất, phòng chống tai nạn, phòng chống các tệ nạn xã hội,bảo vệ tài sản của Nhà máy, của khách hàng đến liên hệ công tác.

Đặc điểm bộ máy sản xuất

Với mục đính để nâng cao khả năng chuyên môn hoá trong sản xuất sảnphẩm nhờ đó mà nâưng cao được năng suất và chất lượng của sản phẩm,Nhà máy đã tổ chức sản xuất theo 5 phân xưởng:

- Phân xưởng sản xuất chính:

+ Phân xưởng ôtô I: sửa chữa và bảo hành ôtô các loại+ Phân xưởng ôtô II: đóng mới các loại xe ca

+ Phân xưởng cơ khí II: hàn đóng thành phẩm khung xe máy

- Phân xưởng sản xuất phụ: chủ yếu sản xuất các loại nguyên vật liệu,phụ tùng phục vụ cho các phân xưởng sản xuất chính và bán trực tiếp rangoài.

+ Phân xưởng cơ khí I: sản xuất chi tiết rời: khung cong, thanh congtôm, bản lề, xương ghế giá để hàng.

+ Phân xưởng cơ khí III: sản xuất các chi tiết gập, ép định hình và cácmảng rời (cửa khách, cửa hậu, cửa thùng hàng…)

2.1.3 Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại Nhà máy.2.1.3.1 Tổ chức bộ máy kế toán:

Với quy trình sản xuất như trên Nhà máy đã tổ chức bộ máy kế toántheo mô hình tập trung.

Trang 36

Phòng kế toán thực hiện toàn bộ công việc kế toán từ thu nhận, ghi sổ,xử lý thông tin trên hệ thông báo cáo phân tích và tổnh hợp của đơn vị.

Về biên chế phòng kế toán gồm 6 người, được tổ chức theo sơ đồ sau:

Nhiệm vụ cụ thể của từng bộ phận trong bộ máy kế toán của Nhà máyđược cụ thể như sau:

+ Kế toán trưởng: trực tiếp phụ trách phòng kế toán, chịu trách nhiệmtrước Giám đốc Nhà máy, chịu trách nhiệm về nguyên tắc tài chính đối vớicơ quan tài chính cấp trên, với thanh tra , kiểm tra, kiểm toán viên nhà nước.

+ Kế toán vốn tiền mặt: có nhiệm vụ phản ánh kịp thời, đầy đủ chínhxác số liệu hiện có của Nhà máy và tình hình biến động của vốn bằng tiền,đồng thời giám sát chặt chẽ việc thu chi và quản lý tiền mặt, tiền gửi ngânhàng.

+ Kế toán thanh toán: chi phí sản xuất, tiêu thụ, chịu trách nhiệm trướctrưởng phòng về vốn bằng tiền, các khoản phải thu, tập hợp chi phí sản xuấtvà tính giá thành, xác định giá vốn, ghi nhận doanh thu.

+ Kế toán tiền lương và BHXH: có nhiệm vụ phản ánh và giám sát chặtchẽ tình hình sử dụng quỹ tiền lương và lập báo cáo về lao động tiền lương.

Kế toán trưởng

Kế toán

Kế toán chi

phí giáthành

Kế toánhànghoá tiêu

Kế toánthanh

Thủ quỹKế

toántiềnlương,BHXHKế

toántổnghợp

Kế toánTSCĐ

Trang 37

+ Kế toán TSCĐ: có nhiệm vụ lập báo cáo thống kê với cấp trên, theodõi tình hình biến động của TSCĐ.

+ Kế toán hàng hoá và tiêu thụ sản phẩm: theo dõi tình hình nhập xuấttồn, tính giá thực tế của hàng hoá nhập kho, mở các sổ, thẻ kế toán phản ánhhàng hoá và quá trình tiêu thụ.

+ Kế toán tổng hợp: là người chịu trách nhiệm giúp việc cho kế toántrưởng, có nhiệm vụ kiểm tra đối chiếu tổng hợp số liệu và lập báo cáo gửilên cấp trên.

+ Thủ quỹ: có nhiệm vụ thu chi tiền mặt và lập báo cáo quỹ.

+ Kế toán chi phí giá thành: có nhiệm vụ tập hợp, tính toán chi phí sảnxuất phát sinh và tính giá thành cho các sản phẩm, các công trình hoànthành.

2.1.3.2 Tổ chức bộ sổ kế toán tại Nhà máy

Nhà máy áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo quyếtđịnh số 1141-TC/QĐ/CĐKT ngày 1/11/1995 với sự sửa đổi bổ sung theo cácchuẩn mực kế toán mới ban hành.

Hệ thống chứng từ của Nhà máy bao gồm: hệ thống chứng từ về laođộng tiền lương, hàng tồn kho, thanh toán, tài sản cố định…theo đúng quyđịnh của Nhà nước.

Danh mục tài khoản được sử dụng là hầu hết các tài khoản theo quyếtđịnh 1141 có sửa đổi trừ các tài khoản được sử dụng cho phương pháp kiểmkê định kỳ và TK151.

Hình thức tổ chức kế toán: Nhà máy ôtô 3-2 áp dụng hình thức nhậtký chứng từ để ghi sổ kế toán Do áp dụng theo hình thức nhật ký chứng từnên Nhà máy sử dụng hầu hết các sổ sách của hình thức này bao gồm: các

Trang 38

bảng kê, các nhật ký chứng từ , các sổ chi tiết theo đúng quy định Tuy nhiênNhà máy không sử dụng nhật ký chứng từ số 3, số6, sổ cái TK113, sổ cáiTK151.

Trình tự ghi sổ của Nhà máy ô tô 3-2.

Sơ đồ 2.1.3.2 TRÌNH TỰ GHI SỔ KẾ TOÁN THEO HÌNH

Sổ, (thẻ) kế toán chi tiết

Bảng tổng hợp chitiết

Ngày đăng: 19/11/2012, 13:20

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

bảng kờ, cỏc nhật ký chứng từ, cỏc sổ chi tiết theo đỳng quy định. Tuy nhiờn Nhà mỏy khụng sử dụng nhật ký chứng từ số 3, số6, sổ cỏi TK113, sổ cỏi  TK151. - Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Nhà máy ô tô 3-2
bảng k ờ, cỏc nhật ký chứng từ, cỏc sổ chi tiết theo đỳng quy định. Tuy nhiờn Nhà mỏy khụng sử dụng nhật ký chứng từ số 3, số6, sổ cỏi TK113, sổ cỏi TK151 (Trang 38)
Dựa vào bảng phõn bổ tiền lương và cỏc khoản trớch theo lương kế toỏn tiến hành định khoản chi tiết. - Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Nhà máy ô tô 3-2
a vào bảng phõn bổ tiền lương và cỏc khoản trớch theo lương kế toỏn tiến hành định khoản chi tiết (Trang 51)
Từ bảng phõn bổ, kế toỏn ghi chuyển sang bảng kờ số 4, hạch toỏn chi tiết vào TK6274 theo định khoản: - Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Nhà máy ô tô 3-2
b ảng phõn bổ, kế toỏn ghi chuyển sang bảng kờ số 4, hạch toỏn chi tiết vào TK6274 theo định khoản: (Trang 53)
Từ bảng tập hợp chi phớ dịch vụ mua ngoài và chi phớ bằng tiền khỏc, kế toỏn tiến hành ghi vào bảng bảng kờ số 4 - Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Nhà máy ô tô 3-2
b ảng tập hợp chi phớ dịch vụ mua ngoài và chi phớ bằng tiền khỏc, kế toỏn tiến hành ghi vào bảng bảng kờ số 4 (Trang 54)
Ta cú bảng tớnh giỏ thành sảnphẩm (bảng 23). - Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Nhà máy ô tô 3-2
a cú bảng tớnh giỏ thành sảnphẩm (bảng 23) (Trang 72)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w