1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu Thành Công

73 250 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 73
Dung lượng 632 KB

Nội dung

LỜI NÓI ĐẦU Kể từ năm 1986 đến nay, nền kinh tế Việt Nam đã bước sang một hướng mới đó là chuyển từ nền kinh tế với cơ chế quản lí tập trung sang cơ chế thị trường có sự điều tiết và q

Trang 1

LỜI NÓI ĐẦU

Kể từ năm 1986 đến nay, nền kinh tế Việt Nam đã bước sang mộthướng mới đó là chuyển từ nền kinh tế với cơ chế quản lí tập trung sang cơchế thị trường có sự điều tiết và quản lí của Nhà nước Trong bối cảnh kinh

tế như vậy, các doanh nghiệp muốn đứng vững và phát triển cần phải nắmbắt được thị trường, tạo chỗ đứng cho sản phẩm của mình trong thị trường.Đối với một doanh nghiệp, điểm mấu chốt giành thắng lợi trong cạnh tranh

đó là chất lượng và giá cả sản phẩm Trước yêu cầu đó đòi hỏi doanh nghiệpkhông những phải sản xuất ra những sản phẩm có chất lượng cao mà giá cảcủa sản phẩm phải hợp lí Sản phẩm có chất lượng tốt, giá thành hạ sẽ là mộttiền đề thích hợp giúp doanh nghiệp tăng doanh thu, tăng vòng quay của vốn

và đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp để từ đó doanh nghiệp mở rộng vàphát triển sản xuất

Như vậy, sự tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp phụ thuộc vàonhiều yếu tố trong đó có việc xử lí giá linh hoạt, biết tính toán chi phí, biếtkhai thác các tiềm năng sẵn có của mình để giảm chi phí góp phần hạ giáthành sản phẩm cũng là một điều kiện tiên quyết Tổ chức tốt công tác hạchtoán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm sẽ đảm bảo xác định đúngnội dung, pham vi của chi phí sản xuất tính đúng, tính đủ giá thành sảnphẩm, nhất là trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay cạnh tranh diễn rarất gay gắt, việc phấn đấu hạ giá thành, nâng cao chất lượng sản phẩm luôn

là mục tiêu hàng đầu

Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề trên, với mong muốn đượcgóp phần hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thànhsản phẩm, đồng thời qua quá trình thực tập và tiếp cận thực tế công tác kếtoán tại công ty cổ phần Sản xuất và xuất nhập khẩu Thành Công , em đã

chọn đề tài luận văn tốt nghiệp “ Hoàn thiện công tác hạch toán chi phí

Trang 2

sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu Thành Công ”.

Phương pháp nghiên cứu của luận văn này là dựa trên cơ sở lí luận vàhạch toán chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm kết hợp với tính hìnhthực tế của công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩmtại công ty Cổ phần Sản xuất và xuất nhập khẩu Thành Công , để từ đóđánh giá nhận xét và đề xuất giải pháp hoàn thiện hạch toán chi phí sảnxuất và tính giá sản phẩm

Nội dung của luận văn tốt nghiệp ngoài lời mở đầu và kết luận gồm 3chương sau đây:

Chương 1: Cơ sở lí luận về hạch toán chi phí sản xuất và tính giáthành sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất

Chương 2: Thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giáthành sản phẩm tại công ty Cổ phần Sản xuất và xuất nhập khẩu ThànhCông

Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phísản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Cổ phần Sản xuất và xuấtnhập khẩu Thành Công

Trang 3

CHƯƠNG I : NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG

DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT.

1.1 Nội dung chi phí sản xuất ,giá thành sản phẩm và nhiệm vụ của kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm

1.1.1 Chi phí sản xuất và phân loại chi phí sản xuất.

1.1.1.1 Khái niệm, bản chất của chi phí sản xuất.

Trong doanh nghiệp sản xuất là nơi trực tiếp tiến hành các hoạt động sảnxuất ra của cải vật chất để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội Như vậy có thểnói bất kỳ một hoạt động sản xuất nào cũng đều phải có sự kết hợp ba yếu tố cơbản đó là

- Tư liệu lao động: Nhà xưởng, máy móc, thiết bị và các TSCĐ khác

- Đối tượng lao động: nguyên, nhiên vật liệu

- Sức lao động của con người

Như vậy, CPSX là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các hao phí về lao động sống và lao động vật hoá mà doanh nghiệp đã bỏ ra có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh Trong một thời kỳ nhất định (tháng, quý, năm,.) chi phí sản xuất phát sinh thường xuyên trong suốt quá trình tồn tại và hoạt động của doanh nghiệp.

1.1.1.2 Phân loại chi phí sản xuất

* Phân loại CPSX theo mục đích và công dụng kinh tế.

Theo cách phân loại này chi phí quản lý của Doanh nghiệp bao gồm :

-Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: là toàn bộ chi phí NVL được sử dụng trựctiếp cho quá trình sản xuất chế tạo sản phẩm, lao vụ, dịch vụ

-Chi phí nhân công trực tiếp: bao gồm tiền lương và các khoản phải trả trựctiếp cho công nhân sản xuất, các khoản trích theo lương của công nhân sản xuấtnhư KPCĐ,BHXH,BHYT

Trang 4

-Chi phí sản xuất chung: là các khoản CPSX liên quan đến việc phục vụ vàquản lý SX trong phân xưởng, đội SX CPSXC bao gồm các yếu tố khấu haoTSCĐ, chi phí dịch vụ mua ngoài,chi phí bàng tiền khác.

* Phân loại chi phí sản xuất theo nội dung ,tính chất kinh tế của chi phí -Chiphí nguyên liệu và vật liệu: bao gồm gía mua ,chi phí mua của NVL dùng vàohoạt động SXKD

-Chi phí nhân công: là các khoản chi phí của tiền lương phải trả cho ngườilao động, các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo tiền lương của người laođộng

-Chi phí khấu hao máy móc, thiết bị: bao gồm khấu hao của tất cả TSCĐdùng vào hoạt động SXKD trong kỳ của Doanh nghiệp

-Chi phí dch vụ mua ngoài: là số tiền phải trả cho các dịch vụ mua ngoàiphục vụ cho các hoạt động SXKD của Doanh nghiệp

-Chi phí khác bằng tiền: là các khoản chi phí bằng tiền phát sinh trong quátrình SXKD ngoài các yếu tố chi phí nói trên

Tác dụng của cách phân loại này: cho biết nội dung, kết cấu tỷ trọng từngloại chi phí doanh nghiệp đã sử dụng vào quá trình sản xuất trong tông CPSX ; là

cơ sở để lập và phân tích các dự toán CPSX; cung cấp số liệu để lập thuyết minhBCTC, từ đó để tính và tổng hợp thu nhập quốc dân

* Phân loại CPSX theo mối quan hệ với mức độ hoạt động:

- Chi phí khả biến (biến phí): là những chi phí thay đổi về tổng số khi có sựthay đổimức độ( khối lượng) hoạt động của doanh nghiệp

-Chi phí cố định (định phí): là những chi phí mà về tổng ssos không thay đổikhi có sự thay đổi về mức độ (khối lượng) hoạt động của đơn vị

-Chi phí hỗn hợp: là loại chi phí mà bản thân nó gồm cả yếu tố của định phí

và biến phí

Trang 5

Tác dụng của cách phân loại này: có ý nghĩa quan trọng trong việc thiết kế,xây dựng mô hình chi phí trong mối quan hệ giưa chi phí-khối lượng-lợi nhuận;việc xác định điểm hòa vốn và việc đưa ra các quyết định kinh doanh

* Ngoài ra để phục vụ cho công tác quản trị doanh nghiệp,còn có một sốcách phân loại CPSX khác như:

- Phân loại CPSX theo phương pháp quy nạp: gồm chi phí trực tiếp,chi phígián tiếp

- Phân loại CPSX theo mối quan hệ với quy trình công nghệ sản xuất sảnphẩm và quá trình kinh doanh: gồm chi phí cơ bản, chi phí chung

- Phân loại CPSX để lựa chọn các phương án: gồm chi phí chênh lệch, chiphí cơ hội, chi phí chìm

1.1.2.Giá thành sản phẩm và phân loại giá thành sản phẩm.

1.1.2.1.Khái niệm giá thành sản phẩm

Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các khoản hao phí về lao động sống và lao động vật hoá liên quan đến khối lượng công tác, sản phẩm lao vụ đã hoàn thành.

GTSP là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh kết quả sử dụng tài sản vật

tư, lao động, tiền vốn trong quá trình sản xuất cũng như tính đúng đắn của cácgiải pháp tổ chức, kinh tế, kỹ thuật Những chi phí đưa vào GTSP phản ánh đượcgiá trị thực của các tư liệu sản xuất tiêu dùng cho sản xuất và các khoản chi tiêukhác có liên quan tới việc bù đắp giản đơn hao phí, lao động sống Kết quả thuđược là sản phẩm, công việc lao vụ đã hoàn thành đánh giá được mức độ bù đắpchi phí và hiệu quả của chi phí

1.1.2.2 Phân loại giá thành sản phẩm

* Phân loại gía thành xét theo thời điểm tính và nguồn số liệu để tính giáthành.- Giá thành kế hoạch: Là GTSP được tính trên cơ sở CPSX kế hoạch và sảnlượng kế hoạch Giá thành kế hoạch được xác định trước khi bước vào sản xuấttrên cơ sở giá thành thực tế kỳ trước và các định mức các dự toán chi phí của kỳ

Trang 6

kế hoạch Gía thành kế hoạch được coi là mục tiêu phấn đấu của DN để tiết kiệmCPSX, hạ GTSP của doanh nghiệp.

- Giá thành định mức: Là GTSP được tính trên cơ sở các định mức chi phíhiện hành tại từng thời điểm nhất định trong kỳ kế hoạch và chỉ tính cho đơn vịsản phẩm Giá thành định mức cũng được xác định trước khi bắt đầu sản xuất sảnphẩm và là công cụ quản lý định mức của DN là thước đo chính xác để xác địnhkết quả sử dụng vật tư, tài sản lao động trong sản xuất

- Giá thành thực tế: Là GTSP được tính trên cơ sở số liệu chi phí thực tếphát sinh tổng hợp trong kỳ và sản lượng sản phẩm đã sản xuất trong kỳ Sau khi

đã hoàn thành việc sản xuất sản phẩm dịch vụ và được tính toán cho cả chỉ tiêutổng giá thành và giá thành đơn vị thực tế, là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánhkết quả phấn đấu của doanh nghiệp

* Phân loại gía thành theo phạm vi chi phí tronh giá thành:

- Giá thành sản xuất toàn bộ : là loại giá thành mà trong đó bao gồm toàn

bộ biến phí và định phí thuộc CPNVLTT, PNCTT, CPSXC tính cho sản phẩmhoàn thành

-Giá thành sản xuất theo biến phí : là loại giá thành trong đó gồm biến phíthuộc CPNVLTT, CPNCTT, CPSXC tính cho sản phẩm hoàn thành

- Giá thành sản xuất có phân bổ hợp lý định phí sản xuất : là loại giá thànhtrong đó bao gồm toàn bộ biến phí sản xuất tính cho sản phẩm sản xuất hoànthành và một phần định phí sản xuất được phân bổ trên cơ sở mức hoạt động thực

tế so với mức hoạt động theo công suất thiết kế

- Giá thành toàn bộ theo biến phí : là loại GTSP trong đó bao gồm toàn bộbiến phí (biến phí sản xuất ,biến phí bán hàng ,biến phí quản lý doanh nghiệp)tính cho sản phẩm tiêu thụ

-Giá thành toàn bộ sản phẩm tiêu thụ : bao gồm giá thành sản xuất và chiphí giá thành sản xuất tính cho sản phẩm tiêu thụ

Trang 7

1.1.3.Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản xuất toàn bộ sản phẩm.

CPSX và tính GTSP là hai mặt biểu hiện của quá trình sản xuất có mốiquan hệ với nhau và giống nhau về chất Chúng đều là các hao phí về lao động vàcác khoản chi tiêu khác của doanh nghiệp Tuy vậy chúng vẫn có sự khác nhautrên các phương diện sau:

- Về mặt phạm vi: CPSX bao gồm cả CPSX sản phẩm và chi phí cho quản

lý doanh nghiệp và tiêu thụ sản phẩm Còn GTSP chỉ bao gồm CPSX ra sảnphẩm ( CPSX trực tiếp và chi phí sản xuất chung)

Mặt khác CPSX chỉ tính những chi phí phát sinh trong mỗi kỳ nhất định(tháng, quý, năm) không tính đến chi phí liên quan đến số lượng sản phẩm đãhoàn thành hay chưa Còn GTSP là giới hạn số chi phí sản xuất liên quan đếnkhối lượng sản phẩm, dịch vụ đã hoàn thành

- Về mặt lượng: Nói đến CPSX là xét đến các hao phí trong một thời kỳcòn GTSP liên quan đến chi phí của cả kỳ trước chuyển sang và số chi phí kỳ nàychuyển sang kỳ sau Sự khác nhau về mặt lượng và mối quan hệ giữa CPSX và

GTSP thể hiện ở công thức tính GTSPtổng quát sau:

Chi phí sảnsuất dở dang cuối kỳNhư vậy, CPSX là cơ sở để xây dựng GTSP còn giá thành là cơ sở để xâydựng giá bán Trong điều kiện nếu giá bán không thay đổi thì sự tiết kiệm hoặclãng phí của doanh nghiệp về CPSX có ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành thấphoặc cao từ đó sẽ tác động tới lợi nhuận của doanh nghiệp Do đó tiết kiệm chiphí, hạ thấp giá thành là nhiệm vụ quan trọng và thường xuyên của công tác quản

lý kinh tế Nó giúp cho doanh nghiệp cạnh tranh có hiệu quả trên thị trường

1.2 Tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất trong các doanh nghiệp sản xuất.

1.2.1.Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất.

Trang 8

- Đối tượng tập hợp CPSX là phạm vi giới hạn mà CPSX cần phải tập hợpnhằm đáp ứng yêu cầu kiểm tra giám sát chi phí và yêu cầu tính GTSP.

- Thực chất của việc xác định đối tượng kế toán tập hợp CPSX là xác địnhnơi phát sinh chi phí và nơi gánh chịu chi phí làm cơ sở cho việc tính GTSP Xácđịnh đối tượng tập hợp chi phí cần căn cứ vào các yếu tố sau:

+Căn cứ vào đặc điểm, công dụng của chi phí sản xuất

+ Căn cứ cơ cấu tổ chức sản xuất, các mục tiêu yêu cầu, trình độ quản lý sảnxuất kinh doanh, yêu cầu hạch toán của doanh

+Căn cứ vào quy trình công nghệ và đặc điểm sản phẩm

Xác định đối tượng CPSX một cách khoa học hợp lý là cơ sở để tổ chức kếtoán CPSX, từ việc tổ chức hạch toán ban đầu đến tổ chức tổng hợp số liệu,ghichép trên tài khoản, sổ chi tiết CPSX

Các chi phí phát sinh, sau khi tập hợp xác định theo các đối tượng kế toánCPSX sẽ là cơ sở để tính GTSP, dịch vụ theo đối tượng đã xác định

1.2.2 Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất.

-Phương pháp tập hợp chi phí trực tiếp được áp dụng khi chi phí phát sinhđược xác định cụ thể cho từng đối tượng chịu chi phí(cho từng sản phẩm,giaiđoạn, công nghệ sản xuất )

- Phương pháp tập hợp và phân bổ gián tiếp được áp dụng trong từng trườnghợp CPSX phát sinh có liên quan đến nhiều đối tượng chịu chi phí

1.2.3 Phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất.

1.1.3.1 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

CPNVLTT bao gồm các khoản chi phí về NVL chính, vật liệu phụ, nửathành phẩm mua ngoài sử dụng trực tiếp cho việc sản xuất chế tạo sản phẩmhoặc trực tiếp thực hiện các lao vụ dịch vụ

CPNVLTT thực tế trong kỳ được xác định theo công thức:

CPNVLTT

Thực tế trong

Trị giá NVL trựctiếp còn lại đầu

Trị giá NVL trựctiếp xuất dùng

Trị giá NVL trựctiếp còn lại cuối

Trị giá phế liệuthu hồi(nếu có)

Trang 9

kỳ kỳ trong kỳ kỳ

CPNVLTT sử dụng để sản xuất sản phẩm tại các doanh nghiệp chủ yếu làchi phí trực tiếp nên thường được tập hợp trực tiếp cho từng đối tượng trên cơ sởcác " Sổ chi tiết CPNVLTT " được mở cho từng đối tượng can cứ vào các chứng

từ xuất kho vật tư và báo cáo sử dụng vật tư ở từng bộ phận sản xuất Tuy nhiêntrong một số trường hợp CPNVLTT có liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chiphí mà không thể tập hợp trực tiếp được phải sử dụng phương pháp tập hợp vàphân bổ gián tiếp

Để kế toán CPNVLTT, kế toán sử dụng TK 621 – Chi phí nguyên vật liệutrực tiếp ( Phụ lục 1)

1.2.3.2 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp

CPNCTT là khoản thù lao lao động phải trả cho lao động trực tiếp sản xuấtsản phẩm, trực tiếp thực hiện các lao vụ, dịch vụ như tiền lương chính, lương phụ

và các khoản phụ cấp có tính chất lương (phụ cấp khu vực, đắt đỏ, độc hại, phụcấp làm đêm, thêm giờ…) Ngoài ra, CPNCTT còn bao gồm các khoản đóng gópcho các quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ do chủ sử dụng lao động chịu và được tínhvào chi phí kinh doanh theo một tỉ lệ nhất định với tiền lương phát sinh của côngnhân sản xuất

CPCNTT thường là các khoản chi phí trực tiếp nên nó được tập hợp trực tiếpvào đối tượng tập hợp chi phí liên quan Trong trường hợp không tập hợp trựctiếp được thì CPNCTT cũng được tập hợp chung, sau đó kế toán sẽ phân bổ chotừng đối tượng theo một tiêu chuẩn phân bổ hợp lý Các tiêu chuẩn thường được

sử dụng để phân bổ CPNCTT là : Chi phí tiền lương định mức (hoặc kế hoạch),giờ công định mức, giờ công thực tế, khối lượng sản phẩm sản xuất ra

Để kế toán CPNCTT, kế toán sử dụng TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp(Phụ lục 2)

1.2.3.3 Kế toán chi phí sản xuất chung

CPSXC là những khoản CP cần thiết khác phục cụ cho quá trình sản xuất sảnphẩm phát sinh ở các phân xưởng, bộ phận sản xuất CPSXC bao gồm: CP nhân

Trang 10

viên phân xưởng; chi phí vật liệu; chi phí dụng cụ sản xuất; chi phí khấu haoTSCĐ; chi phí dịch vụ mua ngoài; chi phí khác bằng tiền.

Việc tính toán xác định CPSXC phải căn cứ vào mức công suất hoạt độngthực tế của phân xưởng:

- CPSXC cố định được phân bổ vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vị sảnphẩm được dựa trên công suất bình thường của máy móc sản xuất Nếu mức sảnphẩm thực tế sản xuất cao hơn công suất bình thường thì CPSXC cố định phân bổtheo CP thực tế phát sinh Nếu mức sản phẩm thực tế sản xuất thấp hơn công suấtbình thường thì chỉ được phân bổ theo mức công suất bình thường, phần CPSXCkhông phân bổ được ghi nhận là CPKD trong kỳ

- CPSXC biến đổi được phân bổ hết trong kỳ theo chi phí thực tế

Kế toán sử dụng TK 627 – Chi phí sản xuất chung ,để kế toán tập hợp vàphân bổ CPSXC ( Phụ lục 3)

1.2.4 Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp.

Cuối kỳ kế toán, sau khi đã tập hợp CPNVLTT, CPNCTT, CPSXC theo từngđối tượng trên các TK 621, TK 622, TK 627, kế toán sẽ tiến hành kết chuyểnhoặc phân bổ các loại chi phí này để tập hợp toàn bộ CPSX cho từng đối tượngchịu chi phí

Đối với doanh nghiệp áp dụng kế toán hàng tồn kho theo phương phápKKTX, kế toán sử dụng TK 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang, để tậphợp CPSX toàn doanh nghiệp TK 154 cũng phản ánh và theo dõi CPSX kinhdoanh dở dang đầu kỳ và cuối kỳ ( Sơ đồ 04.1 )

Đối với doanh nghiệp áp dụng kế toán hàng tồn kho theo phương phápKKĐK, kế toán sử dụng TK 631 – Giá thành sản xuất, để tập hợp CPSX toàndoanh nghiệp TK 154 chỉ sử dụng để phản ánh và theo dõi CPSX kinh doanh dởdang đầu kỳ và cuối kỳ (Sơ đồ 04.2)

1.3 Đánh giá sản phẩm dở dang.

Trang 11

SPDD theo nghĩa hẹp chỉ là những sản phẩm đang dở dang trên dây chuyềnsản xuất, theo nghĩa rộng SPDD còn bao gồm NTP tự chế biến.

Đánh giá SPDD là việc xác định phần CPSX tính vào trị giá SPDD cuối kỳ

Trình tự tiến hành đánh giá sản phẩm dở dang:

- Kiểm kê sản lượng SPDD trên các giai đoạn công nghệ sản xuất

- Xác định mức độ chế biến hoàn thành của SPDD (nếu cần)

Tuỳ đặc điểm về tổ chức sản xuất, quy trình công nghệ, yêu cầu và trình độquản lý của doanh nghiệp, kế toán vận dụng phương pháp đánh giá SPDD cuối

kỳ thích hợp

Các phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang:

+ Đánh giá sản phẩm dở dang theo CPNVL trực tiếp

+ Đánh giá sản phẩm dở dang theo KLSP đã hoàn thành tương đương.+ Đánh giá sản phẩm dở dang theo CPSX định mức

1.3.1 Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp

Trị giá SPDD cuối kỳ chỉ tính phần chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếpdùng cho sản xuất SPDD , các chi phí chế biến (CPNCTT,CPSXC) tính toàn bộcho sản phẩm hoàn thành trong kỳ

Công thức tính:

Trong đó:

- DCK, DĐK: Chi phí sản xuất của SPDD cuối kỳ và đầu kỳ

- Cv: Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp phát sinh trong kỳ

- Qht, Qdck: Sản lượng SP hoàn thành và sản lượng SPDD cuối kỳ

Công thức này được áp dụng trong trường hợp chi phí nguyên, vật liệu trựctiếp được bỏ vào ngay từ đầu của quy trình công nghệ sản xuất Trong trường hợp

DCK DĐK + Cv

Trang 12

chi phí vật liệu phụ trực tiếp bỏ dần vào quá trình sản xuất thì trị giá sản phẩmlàm dở chỉ tính theo CPNVL chính trực tiếp (nếu bỏ vào từ đầu quá trình sảnxuất)

Đối với doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất phức tạp kiểu liêntục, gồm nhiều giai đoạn công nghệ kế tiếp theo một trình tự nhất định, sản phẩmhoàn thành của giai đoạn trước là đối tượng chế tạo của giai đoạn sau thì trị giáSPDD ở giai đoạn đầu tính theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, còn trị giáSPDD ở giai đoạn sau được tính theo giá thành NTP của giai đoạn trước đóchuyển sang

- Ưu điểm: Tính toán đơn giản, khối lượng tính toán ít

- Nhược điểm: Độ chính xác không cao bởi CPSX tính cho trị giá sản phẩm

dở dang chỉ có khoản mục CPNVL trực tiếp

1.3.2 Đánh giá sản phẩm dở dang theo khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương.

- Điều kiện áp dụng : áp dụng đối với doanh nghiệp có CPNVLTT chiếm tỷ

trọng không lớn trong tổng CPSX, KLSPDD lớn và không ổn định giữa các kỳ, đánhgiá được mức độ hoàn thành của SPDD

- Nội dung của phương pháp : tính cho SPDD cuối kỳ và CPNVLTT và cácCPSX khác, KLSPDD cuối kỳ được quy đổi thành KLHTTĐ theo mức độ chế biếnhoàn thành của SPDD Mức độ chế biến hoàn thành của SPDD được xác định theođặc điểm của từng khoản mục chi phí

+ Đối với chi phí bỏ vào 1 lần từ đầu quy trình sản xuất (thường là CPNVLTT,hoặc chi phí nửa thành phẩm bước trước chuyến sang) thì mức độ chế biến hoàn thànhcủa SPDD là 100 % Chi phí đó được tính theo công thức:

Trang 13

+ Đối với chi phí bỏ dần theo mức độ hoàn thành gia công chế biến (nhưCPNCTT, CPSXC) được tính theo công thức:

1.4 Tổ chức công tác tính GTSP trong doanh nghiệp sản xuất.

1.4.1 Đối tượng tính giá thành.

Đối tượng tính giá thành là các sản phẩm, công việc, lao vụ, dịch vụ mà DNsản xuất hoàn thành đòi hỏi phải tính tổng giá thành và giá thành đơn vị

Để xác định đối tượng tính giá thành cần phải căn cứ vào đặc điểm tổ chức sảnxuất, quản lý sản xuất, quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm, khả năng và yêu cầuquản lý cũng như tính chất của từng loại sản phẩm cụ thể

Mặt khác, khi xác định đối tượng tính giá thành còn phải căn cứ vào quytrình công nghệ sản xuất của doanh nghiệp Nếu quy trình sản xuất giản đơn thìđối tượng tính giá thành là loại sản phẩm hoàn thành ở cuối quy trình công nghệ.Nếu quy trình sản xuất phức tạp liên tục thì đối tượng tính giá thành có thể làNTP ở từng giai đoạn và thành phẩm ở giai đoạn cuối cùng đã hoàn thành

Trang 14

Tùy theo đặc điểm cụ thể với mỗi đối tượng tính giá thành của từng doanhnghiệp, doanh nghiệp lựa chọn phương pháp tính giá thành phù hợp Các phươngpháp tính giá thành sản phẩm thường được sủ dụng như:

Trong phần lý luận này em xin trình bày nội dung cụ thể của hai phươngpháp sau(công ty em đang thực tập áp dụng hai phương pháp này):

1.4.3.1 Phương pháp tính giá thành giản đơn

-Phương pháp này được áp dụng đối với các doanh nghiệp có quy trình côngnghệ giản đơn,khép kín và xen kẽ liên tục, chu kỳ sản xuất ngắn Đối tượng tậphợp CPSX là toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm, đối tượng tính giáthành là KLSP hoàn thành của quy trình sản xuất đó

Z = Ddk + C – D ck

z = Z

Qht

Trong đó: Z,z là tổng giá thành và giá thành đơn vị sản phẩm

1.4.3.2 Phương pháp tính giá thành theo phân bước

- Phương pháp này áp dụng đối với các doanh nghiệp có quy trình công nghệsản xuất phức tạp kiểu chế biến liên tục, thành phẩm được tạo ra phải trải quanhiều giai đoạn công nghệ, kết thúc mỗi giai đoạn công nghệ tạo ra nửa thànhphẩm chuyển sang giai đoạn sau để tiếp tục chế biến Đối tượng tập hợp CPSX làtừng giai đoạn công nghệ, đối tượng tính giá thành là các NTP và thành phẩmhoặc chỉ là thành phẩm cuối cùng

*Phương pháp tính GTSP có tính giá thành NTP

Đối tượng tính giá thành là các NTP của giai đoạn cuối cùng

Trình tự tính giá thành:(ZNi là giá thành NTP giai đoạn i)

+Giai đoạn 1: ZN1= Ddk1 + C1 – Dck1

NTP giai đoạn 1 chủ yếu chuyển sang giai đoạn 2 tiếp tục chế biến, ngoài ra

có thể bán nửa thành phẩm ra bên ngoài hay nhập kho nửa thành phẩm

+Giai đoạn 2: Nhận NTP của giai đoạn 1 chuyển sang tiếp tục chế biến tạo raNTP giai đoạn 2: ZN2= Ddk2 + ZN1 + C2 – Dck2

Trang 15

Trong đó C2 là chi phí chế biến của giai đoạn 2.

Tuần tự như vậy cho đến giai đoạn cuối cùng sẽ tính được giá thành thànhphẩm ZTP= Ddkn + ZNn-1 + Cn – Dckn

* Phương pháp tính giá thành phân bước không tính giá thành NTP.Đốitượng tính giá thành chỉ là thành phẩm của giai đoạn cuối cùng

Trước hết phải xác định được CPSX của từng giai đoạn nằm trong GTSPcuối cùng theo từng khoản mục chi phí, sau đó cộng song song từng khoản mụcCPSX của từng giai đoạn nằm trong GTSP sẽ được giá thành thành phẩm,

Citp = Ddki + Ci x Qtp

Qtp +Qdi

Trong đó: + Citp là chi phí giai đoạn công nghệ i tính trong giá tành thànhphẩm

+ Ci là chi phí phát sinh trong kỳ của giai đoạn công nghệ i

+ Qtp khối lượng thành phẩm giai đoạn cuối cùng

+Ddki,Qdi là chi phí dở dang đầu kỳ và KLSPDD cuối kỳ của giaiđoạn công nghệ i

CHƯƠNG II

Trang 16

THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU

THÀNH CÔNG.

2.1 Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh.

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Thành Công.

Công ty Cổ phần SX và XNK Thành Công là Công ty chuyên sản xuất CầuLông Công ty giữ vai trò quan trọng trong ngành thể dục thể thao và chiếm vị thếquan trọng trong nền kinh tế quốc dân, bởi sản phẩm có chất lượng cao mà giá cảphù hợp ,chính sản phẩm có chất lượng cao đã giúp Công ty đứng vững trên thịtrường cạnh tranh trong nước và ngoài nước

Tên Công ty: Cổ phần Sản xuất- Xuất Nhập Khẩu Thành Công

Địa chỉ : Cụm công nghiệp số 2- Dĩnh Kế - TP Bắc Giang

Công ty Cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu Thành Công là một doanhnghiệp tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, hạch toán kinh tế độc lập, tự chủ

về tài chính và có tư cách pháp nhân

Năm 1993 chỉ là một xưởng sản xuất với quy mô nhỏ, công cụ dụng cụ thô

sơ, chủ yếu làm bằng tay Tiêu thụ hàng hoá bằng phương thức bán lẻ và chàohàng Tài sản và vốn pháp định của công ty ban đầu là 1.039.096.903 đồng Trảiqua nhiều khó khăn, cuối cùng Công ty đã mở rộng được thị trường trong nướcvới số lượng hàng tiêu thụ tương đối lớn

Tháng 06 năm 1996 Công ty đổi tên thành công ty Trách nhiệm hữu hạnThành Công Trong giai đoạn này đã dánh dấu sự thay đổi lớn của công ty cả vềmặt quản lý và sản xuất, công ty đã chuyển từ công nghệ làm bằng tay sang côngnghệ máy móc Tuy chỉ là máy móc đơn giản và đã cũ được mua lại từ các công

ty khác song đây cũng là bước đầu của sự phát triển Và nó đã gặt hái được nhiềuthành công trong ngành kinh doanh, công ty đã mở rộng được thị trường trongnước,và sẽ xuất khẩu sang nước ngoài

Trang 17

Năm 2003 Công ty đổi tên thành Công ty Cổ phần Xản suất và Xuất Nhậpkhẩu Thành Công Công ty đã đầu tư thiết bị mới, chuyển đổi từ công nghệ máymóc cũ sang công nghệ máy móc hoàn toán mới, với những trang thiết bị mớinhập từ cộng hoà liên bang Đức, Nhật… Công ty đã đưa công suất từ 150.000quả lên gần một tỷ quả cầu và tạo ra sản phẩm cao cấp với chất lượng cao Trongquá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, công ty đã thực hiện đầy đủ và đúng đắncác điều khoản hợp đồng mua bán với các đối tác trong và ngoài nước cũng nhưthực hiện nghĩa vụ đầy đủ đối với Nhà nước Hiện nay thị trường của công tykhông chỉ ở trong nước mà đã được xuất khẩu sang nước ngoài như: Trung Quốc,Xingapo,Thái Lan

2.1.2.Đặc điểm tổ chức quản lý tại công ty CPSX và XNK Thành Công( phu lục 05)

Trong cơ chế thị trường hiện nay việc tổ chức sắp xếp bộ máy quản lý hợp

lý thì mới có thể chỉ đạo hoạt động sản xuất của doanh nghiệp phát triển được,xuất phát từ thực tế Công ty CPSX và XNK Thành Công là công ty có quy môvừa và nhỏ Vì vậy để phù hợp với cơ cấu, nhiệm vụ sản xuất, trình độ trang bịthiết bị, máy móc và để đảm bảo sản xuất có hiệu quả nhất, bộ máy quản lý công

ty được tổ chức theo mô hình trực tuyến, quản lý gọn nhẹ, theo chế độ một thủtrưởng, đứng đầu là Giám đốc công ty

Giám đốc là người có quyền lãnh đạo cao nhất, chỉ đạo và đề xuất các chiếnlược kinh doanh, chịu trách nhiệm trước Nhà nước cũng như toàn thể cán bộ côngnhân viên về hoạt động kinh doanh của công ty Giúp việc cho Giám đốc là một phóGiám đốc, một kế toán trưởng và hai trưởng phòng: Trưởng phòng kinh doanh, trưởngphòng hành chính

Hệ thống phòng ban chức năng của công ty như sau:

- Phòng tổ chức hành chính: Làm công tác tham mưu giúp việc cho Giám

đốc trong việc tổ chức các công việc có liên quan đến quản lý cán bộ, công nhânviên, quản lý lao động, sắp xếp nhân sự, đề bạt, đào tạo cán bộ, nâng bậc thợ, ra

Trang 18

các quyết định khen thưởng kỷ luật, chịu trách nhiệm về các thủ tục hành chính Đồng thời, phòng có nhiệm vụ tính lương, tiền thưởng cho cán bộ công nhân viêntoàn doanh nghiệp, phụ trách bảo hiểm, an toàn lao động, vệ sinh công cộng…Ngoài ra, phòng tổ chức hành chính có nhiệm vụ lưu trữ cung cấp hồ sơ, văn bảngiấy tờ, bảo vệ tài sản của công ty.

- Phòng kinh doanh: Là phòng có nhiệm vụ nghiên cứu thị trường cả đầu

vào và đầu ra, cụ thể là cung ứng vật tư đầu vào cho quá trình sản xuất được tiếnhành liên tục, làm công tác tiếp thị khai thác thị trường, chịu trách nhiệm về chínhsách bán hàng đồng thời kế hợp với phòng tài chính kế toán và phòng kế hoạchsản xuất đề ra phương án giá

- Phòng tài chính kế toán: thực hiện hạch toán các nghiệp vụ tài chính của

công ty, huy động vốn phục vụ cho sản xuất kinh doanh, xác định kết quả kinhdoanh, thanh toán các khoản nợ, tổng hợp, lập báo cáo kế toán định kỳ và quyếttoán năm, tư vấn cho ban giám đốc khi đưa ra quyết định liên quan đến tình hìnhsản xuất kinh doanh của công ty

-Phân xưởng sản xuất: bao gồm các tổ sản xuất, thực hiện quá trình sản

xuất tạo ra sản phẩm

Cùng với hoạt động quản lý của các phòng ban chức năng, các phân xưởng,

tổ sản xuất còn có các quản đốc phân xưởng và các đốc công là người chụi tráchnhiệm về hoạt động sản xuất nội bộ của bộ phận mình quản lý

2.1.3Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm.( Phụ lục 06)

2.1.4 Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty trong những năm gần đây.(phụ lục 07)

2.2 Đặc điểm về tổ chức công tác kế toán tại Công ty Cổ phần XNK Thành Công.

2.2.1.Hình thức kế toán.

Công ty áp dụng là hình thức nhật ký chứng từ (phụ lục08)

2.2.2 Tổ chức bộ máy kế toán (phụ lục 09)

Trang 19

Bộ máy kế toán của công ty gồm 6 người :

- Kế toán trưởng kiêm trưởng phòng kế toán : Là người quản lý bao quát

toàn bộ công việc kế toán của công ty, có quyền quyết định và kiểm tra giám sátmọi công việc trong phòng kế toán, tham mưu cho Giám đốc về các phương ánh,chiến lược kinh doanh Kế toán trưởng là người chịu trách nhiệm trước Giám đốc

về các vấn đề tài chính kế toán công ty

- Phó phòng kế toán đồng thời là kế toán tổng hợp: tổng hợp cân đối sổ

sách kế toán, giúp kế toán trưởng lập báo cáo tài chính định kỳ

- Kế toán giá thành: có nhiệm vụ tổng hợp các chi phí sản xuất phát sinh

theo từng hợp đồng, cuối kỳ tiến hành tính giá thành sản phẩm đồng thời theo dõitình hình tăng giảm, sử dụng nghuyên vật liệu tại công ty

- Kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, công nợ: theo dõi tổng hợp tình

hình Nhập, Xuất, Tồn của từng loại vật tư Do đặc điểm sản xuất sản phẩm củacông ty đòi hỏi nhiều chủng loại vật tư nên kế toán vật tư có khối lượng công việckhá lớn, theo dõi sổ công nợ của khách hàng

- Kế toán tiền lương và thanh toán: Làm nhiệm vụ thanh toán, theo dõi các

khoản công nợ với người mua và người bán, thanh toán tiền lương và các chế độkhác với công nhân viên

- Kế toán tài sản cố định, thành phẩm tiêu thụ: có nhiệm vụ hạch toán

TSCĐ, theo dõi và ghi sổ quá trình tăng giảm tài sản cố định, tính và trích khấuhao trong kỳ Đồng thời hạch toán chi tiết và tổng hợp chi phí phát sinh trong kỳ.Ngoài ra, còn có nhiệm vụ hạch toán chi tiết tổng hợp sản phẩm hoàn thành nhậpkho, tiêu thụ và tồn kho thành phẩm, xác định doanh thu, kết quả tiêu thụ, theodõi bán hàng Giúp kế toán trưởng trong công tác chỉ đạo, làm công tác tổng hợpghi sổ cái, lập báo cáo kế toán, phân tích kinh tế, bảo quản lưu trữ hồ sơ

- Thủ quỹ: Theo dõi thu chi tại quỹ và tài khoản của ngân hàng

- Nhân viên thông kê: có nhiệm vụ thu thập tài liệu, chứng từ ban đầu, trên

cơ sở đó bộ phận kế toán trực tiếp xử lý

Trang 20

2.3 Thực trạng công tác kế toán tập hợp CPSXvà tính GTSP tại Công ty

Cổ phần SX và XNK Thành Công.

2.3.1 Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất.

Thực tế tại Công ty thể thao Thành Công cho thấy công ty sản xuất sản phẩm làcầu lông với qui trình công nghệ kiểu liên tục và phải trải qua nhiều công đoạn (phânxưởng) chế biến mới tạo ra thành phẩm Xuất phát từ đặc điểm sản xuất đó và để phù hợpvới yêu cầu quản lý của công ty, kế toán chi phí của công ty đã xác định đối tượng tậphợp CPSX tại công ty là từng phân xưởng (bộ phận) đối với chi phí nguyên, vật liệu trựctiếp và chi phí nhân công trực tiếp ,còn đối với chi phí sản xuất chung thì kế toán tập hợptoàn công ty sau đó phân bổ cho từng loại sản phẩm theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

2.3.2 Đặc điểm phân loại chi phí sản xuất tại Công ty.

Công ty Cổ phần SX và XNK Thành Công là một công ty vừa sản xuất ra sảnphẩm, vừa là nơi tiêu thụ sản phẩm chính, vì thế nên kế toán tập hợpCPSX ở Công tyđược áp dụng theo phương pháp KKTX để hạch toán Các tài khoản sử dụng để tập hợpCPSX là:

- TK 621 : Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

- TK 622 : Chi phí nhân công trực tiếp

- TK 627 : Chi phí sản xuất chung

2.3.3 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại Công ty.

2.3.3.1 Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm giá trị nguyên vật liệu chính, vậtliệu phụ, nhiên liệu…được xuất dùng trực tiếp cho việc chế tạo sản phẩm Đối vớinhững vật liệu khi xuất dùng có liên quan trực tiếp đến từng đối tượng tập hợp chiphí riêng biệt (phân xưởng, bộ phận sản xuất hoặc sản phẩm, loại sản phẩm, laovụ…) thì tập hợp trực tiếp cho đối tượng đó Trường hợp vật liệu xuất dùng cóliên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí, không thể tổ chức hạch toán riêng

Trang 21

được thì phải áp dụng phương pháp phân bổ gián tiếp để phân bổ chi phí cho cácđối tượng có liên quan.

* Nguyên vật liệu dùng trong sản xuất của công ty bao gồm:

- Lông cầu: bao gồm lông Trung Quốc, lông Việt Nam, lông thô…

- Đế cầu: Gồm các loại như : xốp cứng, xốp mềm, xốp chun…

- Keo dính: gồm các loại keo thường, keo Trung Quốc, keo FOPI với độdính khác nhau khác nhau

- Chi phí vật liệu phụ: bao gồm các loại như, băng dính, chỉ khâu ,nhãnmác, bao ống…

- Tài khoản sử dụng: TK 621 – Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

-TK 6211: Chi phí nguyên vật liệu lông cầu trực tiếp

- TK 6213: Chi phí nguyên vật liệu keo dính trực tiếp

- TK 6212: Chi phí nguyên vật liệu xốp chun trực tiếp

- Phương pháp kế toán

Trang 22

Công ty tính giá vốn NVL xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền:

gia quyền Số lượng tồn đầu kỳ+Số lượng nhập trong kỳ

Công thức này đã được cài sẵn trong phần mềm kế toán , kế toán chỉ việc nhập sốlượng xuất vào là máy sẽ tự động tính toán và hiện ra đơn giá bình quân và thành tiền cho

lô hàng đó

Để đảm bảo cho tiến trình sản xuất, việc xuất dùng NVL được tiến hành thườngxuyên khi có nhu cầu

Ví dụ: Căn cứ vào phiếu xuất kho số 1742 (phu luc10) và phiếu xuất kho số

1753 (phu luc11), phiếu xuất kho số 1762 ( phu luc12 ), xuất nguyên liệu trực tiếpdùng để sản xuất cầu lông, kế toán giá thành tiến hành ghi sổ chi tiết TK621 (Phụlục)

2.3.4 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp.

Chi phí nhân công trực tiếp sản xuất ở công ty là những chi phí liên quanđến công nhân trực tiếp sản xuất bao gồm các khoản: tiền lương, các khoản phụcấp có tính chất tiền lương, các khoản trích bảo hiểm…

Các chứng từ ban đầu hạch toán chi phí tiền lương và bảo hiểm xã hội tạicông ty bao gồm: bảng thanh toán tiền lương và bảo hiểm, bảng phẩn bổ tiềnlương và bảo hiểm

Trang 23

Cuối tháng căn cứ vào bảng chấm công và bảng kê sản phẩm của côngnhân trực tiếp sản xuất, kế toán thanh toán tiến hành tính lương và lập bảng thanhtoán tiền lương và bảo hiểm xã hội cho từng bộ phận của công ty Trên bảnglương ghi rõ từng khoản lương, phụ cấp, các khoản phải nộp và số tiền cán bộ

công nhân viên được lĩnh (phụ lục 14)

Khi lập xong bảng thanh toán lương, kế toán chuyển cho kế toán trưởngkiểm tra, xác nhận và kí, giám đốc duyệt Bảng thanh toán lương và bảo hiểm xãhội được làm căn cứ để thanh toán lương và các khoản bảo hiểm cho cán bộ côngnhân viên Bản lương được lập thành hai bản, một bản do cán bộ tiền lương giữ,một bản nộp thủ quỹ để trích trả lương cho cán bộ công nhân viên sau đó chuyểncho kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm để tiến hành theo dõi và tính toánphân bổ chi phí nhân công vào các đối tượng chịu chi phí

Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trên cơ sở bảng thanh toánlương, lập bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội (phụ lục 15)

Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội được chuyển cho kế toántrưởng kiểm tra và xác nhận, dung làm cơ sở tập hợp chi phí sản xuất và tính giáthành sản phẩm trong kì

Cách tính lương tại Công ty

Công ty áp dụng hai hình thức trả lương chủ yếu là hình thức trả lương theosản phẩm và hình thức trả lương theo thời gian

Cách tính lương của công nhân sản xuất như sau:

Trang 24

Đơn giá sản phẩm ở mỗi phân xưởng khác nhau thì khác nhau do tính chất công việc không giống nhau và được phòng kế hoạch, phòng kế toán thực hiện tính toán.

+ Lương thưởng= Lương sản phẩm * Hệ số thưởng

Đối với lao động trực tiếp sản xuất được chia thành các mức thưởng sau:

Loại A: thưởng bằng 65% lương sản phẩm

Loại B: thưởng bằng 50% lương sản phẩm

Loại C: thưởng bằng 45% lương sản phẩm

+ Lương thời gian: là những ngày công nhân trực tiếp ngừng việc, chờviệc do máy hỏng phải sửa chữa nhỏ hoặc chờ làm thử, ngoài ra những ngày côngnhân trực tiếp sản xuất được điều động đi làm việc khác cũng được hưởng lươngthời gian Tiền lương thời gian được hạch toán trên cơ sở theo dõi và xác địnhthời gian làm việc hưởng lương thời gian của công nhân viên và đơn giá tiềnlương thời gian

+ Phụ cấp: gồm phụ cấp độc hại, phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp khu vực…

Đối với những khoản người lao động nộp bảo hiểm trừ vào lương tính nhưsau:

BHXH = 5% lương cơ bản

BHYT = 1% lương cơ bản

Cách tính lương này áp dụng cho tất cả các phân xưởng

Cách tính lương đối với nhân viên phân xưởng và nhân viên gián tiếp nhưsau:

Số liệu tại bảng thanh toán lương phân xưởng sách tháng 2 năm 2009

Lương

Lương bình quân CN trực tiếp SX

x

Số ngày lao động x Hệ số

lương +

Thưởng trên lươngTiền lương

thời gian = Số ngày công thực tế làm việcđược hưởng lương thời gian x Đơn giá lươngthời gian

Trang 25

Chị Nguyễn Thu Hương:

- Lương thời gian: = 13.182

Như vậy tổng lương của chị Hương tháng 2/2009 là:

Trang 26

Cuối quí, căn cứ vào các bảng phân bổ tiền lương và BHXH từng tháng kếtoán tập hợp, tính toán, tiến hành vào sổ tổng hợp TK 622.

Kết chuyển Chi phí NCTT

Nợ TK 154 : 81.751.049

Có TK 622 : 81.751.049

2.3.5 Kế toán chi phí sản xuất chung.

2.3.5.1 Chi phí nhân viên phân xưởng

Chi phí nhân viên phân xưởng là các khoản lương, phụ cấp, các khoản tríchtheo lương cho nhân viên phân xưởng

Chứng từ sử dụng kế toán chi phí nhân viên phân xưởng căn cứ vào bảngthanh toán tiền lương nhân viên phân xưởng và bảng phân bổ tiền lương và

BHXH toàn công ty (phụ luc 15)

Kế toán sử dung TK6271 “Nhân viên phân xưởng”

Hàng tháng, căn cứ vào bảng thanh toán lương, bảng phân bổ tiền lương vàBHXH, kế toán tiến hành vào sổ Nhật kí chứng từ, sau đó căn cứ vào số liệu trên

sổ nhật kí chứng từ để vào sổ cái TK627 đồng thời kế toán cũng tập hợp chi phívào sổ chi tiết

Ví dụ: Căn cứ vào bảng thanh toán lương, bảng phân bổ tiền lương vàBHXH tháng 2/2009(Phụ lục 15) kế toán vào sổ chi tiết TK6271 theo định khoản:

Trang 27

Sổ chi tiết TK 6271: Được mở theo dõi chi phí nhân viên phân xưởng theotừng tháng Sổ này được mở đầu mỗi tháng, cơ sở ghi sổ căn cứ vào bảng phân bổtiền lương và bảo hiểm xã hội

2.3.5.2 Chi phí nguyên vật liệu

Chi phí vật liệu dùng tại công ty là toàn bộ các loại vật liệu xuất dùng vàomục đích sản xuất ở các phân xưởng, tổ đội sản xuất Vật liệu xuất dùng sẽ đượctập hợp căn cứ vào các phiếu xuất kho vật tư

Căn cứ vào các phiếu xuất kho kế toán tiến hành vào bảng phân bổ nguyên

vật liêu, công cụ, dụng cụ.(phụ lục 16)

Kế toán sử dụng TK 6272 “Chi phí nguyên vật liệu”

Hàng ngày, căn cứ vào phiếu xuất kho, kế toán tiến hành vào sổ Nhật kíchứng từ, sổ cái TK 627, sổ chi tiết TK 6272 “Chi phí vật liệu”

Cuối quí, toàn bộ chi phí vật liệu được tập hợp vào sổ tổng hợp TK627 “Chiphí sản xuất chung”

Ví dụ: Căn cứ vào bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ

Kế toán vào sổ tổng hợp TK627 theo định khoản:

Chứng từ sử dụng căn cứ vào các phiếu xuất kho vật tư, căn cứ vào bảngphân bổ nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ

Kế toán sử dụng TK6273 “Chi phí công cụ, dụng cụ”

Trang 28

Hàng ngày, khi có phiếu xuất kho, kế toán vào sổ nhật kí chứng từ, từ nhật kíchứng từ vào sổ cái TK627, đồng thời song song với việc ghi vào nhật kí chứng từthì kế toán ghi sổ chi tiết TK6273 “Chi phí công cụ, dụng cụ”.

Cuối quý, toán bộ chi phí công cụ, dụng cụ được tập hợp vào sổ tổng hợp TK

627 Số liệu đưa vào sổ tổng hợp lấy tại dòng tổng cộng trên sổ chi tiết TK 6273,

số liệu trên bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ

Ví dụ: Lấy số liệu trên bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ (phụ lục 16) kế toán giá thành vào sổ tổng hợp TK 627 theo định khoản:

Nợ TK 627 : 122.118.400

Có TK 153 : 122.118.400

- Sổ chi tiết TK 6273: sổ này mở theo dõi chi tiết về chiphí công cụ, dụng cụtrong phân xưởng, cơ sở để ghi sổ là căn cú vào các phiếu xuất kho công cụ, dụng

cụ dùng cho phân xưởng (Phu lục 18).

2.3.5.4 Chi phí khấu hao tài sản cố định

Hạch toán chi phí KH TSCĐ theo quyết định 206/2003/BTC áp dụngphương pháp KH theo đường thẳng theo tỉ lệ nhất định mà Nhà nước, Bộ tàichính đã quy định Vì vậy, tổng mức KH của một quý là không đổi do đó để hạGTSP công ty luôn quan tâm đến vấn đề làm sao tăng công suất hoạt động củamáy để có thể tăng được số lượng sản phẩm làm ra dẫn đến chi phí khấu hao chomột sản phẩm giảm đó là điều kiện tốt nhất để hạ GTSP

Công thức tính khấu hao theo phương pháp đường thẳng:

Việc lập bảng trích khấu hao TSCĐ được thực hiện sau đó chuyển cho kếtoán trưởng duyệt và làm căn cứ cho kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sảnphẩm tiến hành tập hợp chi phí sản xuất chung

Kế toán sử dụng TK 6274 “Chi phí khấu hao tài sản cố định”

Mức khấu hao bình

Nguyên giá TSCĐ

Thời gian sử dụng

Trang 29

Căn cứ vào bảng trích khấu hao TSCĐ qúi I/2009 (Phụ lục 19) kế toán ghi

vào sổ tổng hợp TK 627

Nơ TK 6274: 201.096.720

Có TK 214: 201.096.720

2.3.5.5 Chi phí dịch vụ mua ngoài

Chi phí dịch vụ mua ngoài là các chi phí về tiền địên, nước…Chứng từ sửdụng là các hoá đơn do các đơn vị cung cấp dịch vụ chuyển đến Kế toán tiếnhành kiển tra tính hợp lệ, hợp pháp của chứng từ sau đó lập phiếu chi (nếu chibằng tiền mặt) hoặc lập uỷ nhiệm chi

Hoá đơn do các đơn vị chuyển đến được dùng để làm căn cứ cho kế toán chiphí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo dõi chi phí sản xuất

Kế toán sử dụng TK 6277 “chi phí dịch vụ mua ngoài”

Căn cứ vào các chứng từ có liên quan như hoá đơn tiền điện, nước…kế toántiến hành ghi vào sổ nhật kí chứng từ, sổ chi tiết TK 6277

Cuối quý, chi phí về dịch vụ mua ngoài sẽ được tập hợp vào sổ tổng hợpTK627 dựa trên sổ chi tiết TK 6277

Ví dụ: Khi có hoá đơn phát sinh tháng 2 về tiền điện, kế toán vào sổ chi tiết

TK 6277 quí I năm 2009 theo định khoản như sau:

Trang 30

tra tính hợp lệ, hợp pháp của chứng từ sau đó lập phiếu chi rồi chuyển đến cho kếtoán trưởng kiểm tra xác nhận Phiếu chi được kẹp với chứng từ gốc chuyển chothủ quỹ để tiến hành trả tiền rồi sau đó chuyển cho kế toán chi phí sản xuất vàtính giá thành sản phẩm làm cơ sở để tập hợp chi phí sản xuất ghi vào các sổ cóliên quan.

Dựa trên hoá đơn GTGT mua sữa bồi dưỡng giữa ca, kế toán lập phiếu chi:

(Phụ lục 21)

Kế toán sử dụng tài khoản 6278 “chi phí bằng tiền khác”

Ngoài những khoản chi phí ở trên, để tập hợp những khoản chi phí bằng tiềnkhác, căn cứ vào các chứng từ có liên quan như phiếu chi tiền hoặc hoá đơn hànghoá, kế toán tiến hành vào sổ nhật kí chứng từ, số liệu trên sổ nhật kí chứng từđược dùng để vào sổ cái TK627, bên cạnh đó kế toán cũng ghi vào sổ chi tiếtTK6278 “chi phí bằng tiền khác”

Ví dụ: Căn cứ vào hoá đơn VAT mua sữa bồi dưỡng giữa ca cho công nhân,

kế toán vào sổ chi tiết TK6278 theo định khoản:

chi tiền mặt tập hợp trong kì.(Phụ lục 22)

- Sổ tổng hợp TK 627: sổ này để phản ánh tổng hợp chi phí sản xuất chung phátsinh trong kì Sổ này được lập vào cuối quí, cơ sở để lập sổ là các sổ chi tiết TK6271,6272,…,6278 Căn cứ vào số tổng cộng của các tài khoản đối ứng kế toán tiến

hành tập hợp số liệu vào sổ tổng hợp TK 627 (phụ lục 23)

Trang 31

Mọi chi phí sản xuất cuối kì được tập hợp và ghi vào sổ tổng hợp TK627

“chi phí sản xuất chung” (phụ lục 23).

Theo số liệu quí I năm 2006, ta có sổ cái TK627 (phụ lục 24)

2.3.6 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất toàn Công ty.

CPSX sau khi tập hợp riêng từng khoản mục sẽ được tập hợp trên toàn Công

ty và chi tiết cho từng đối tượng kế toán tập hợp CPSX TK 154 – " CPSX kinhdoanh dở dang" được sử dụng để tập hợp CPSX toàn Công ty

Chi phí sản xuất của toàn Công ty tập hợp trong Quý I /2009 là căn cứ để lậpchứng từ ghi sổ tập hợp chi phí cuối quý Kế toán định khoản:

Nợ TK 154 : 2.748.216.642

Có TK 621: 1.780.316.812

Có TK 622 : 319.048.181

Có TK 627 : 648.866.649Xem phụ lục 25

2.3.7 Đối tượng và phương pháp tính giá thành sản phẩm.

2.3.7.1 Đối tượng tính giá thành.

Do đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất tại công ty theo quy trình chếbiến liên tục, các giai đoạn kế tiếp nhau Do vậy mà chỉ có sản phẩm hoàn thành ởgiai đoạn cuối cùng mới coi là sản phẩm Sản phẩm do xí nghiệp sản xuất ,cùngđược sản xuất trên một dây truyền công nghệ, tuỳ theo từng đơn đặt hàng Vì vậy

xí nghiệp xác định đối tượng tính giá thành là các hợp đồng kinh tế được kí kếtứng với các sản phẩm đặt hàng được hoàn thành ở khâu cuối cùng của quá trìnhsản xuất

* Kỳ tính giá thành

Dựa trên đặc điểm qui trình sản xuất cũng như số lượng đơn đặt hàng phátsinh, xí nghiệp xác định kì tính giá thành là hàng quí

2.3.7.2 Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang.

Tại công ty CPSX - XNK Thành Công các hợp đồng sản xuất với thời gian

tương đối ngắn, quy trình sản xuất khép kín, sản phẩm dở dang có không đáng kế,

Trang 32

thường là của một loại sản phẩm hoặc một số đơn đặt hàng, do vậy, công ty khôngtiến hành đánh giá sản phẩm dở dang.

Để tính giá thành sản phẩm, kế toán sử dụng phương pháp tính giá thànhgiản đơn Do không có sản phẩm dở dang cuối kì nên mọi chi phí phát sinh trong

kì tính cho sản phẩm hoàn thành Giá thành sản phẩm được tính theo công thức:

Z = C

Z

q z

Trong đó :

Z : Tổng giá thành của từng hợp đồng sản xuất

Z : Giá thành đơn vị của sản phẩm hoàn thành

C : Tổng chi phí sản xuất trong kì tính cho từng hợp đồng

Q : Số lượng sản phẩm của hợp đồng

Tất cả các sản phẩm sản xuất trong quí đều được tính giá thành và tập hợp trênbảng tính giá thành thực tế của sản phẩm sản xuất trong kì, đó cũng chính là bảng tậphợp chi phí sản xuất trong kì của xí nghiệp theo từng hợp đồng

Ví dụ : Tính giá thành hợp đồng ENO2:

Chi phí NVL trực tiếp : 41.302.531(Chi tiết : Chi phí lông cầu :39.390.000,Chi phí xốp chun: 1.000.000,Chi phí keo dính : 912.531)

Chi phí nhân công trực tiếp : 1.715.565

Chi phí sản xuất chung : 14.590.535

Vậy tổng giá thành (tổng chi phí sản xuất) : 56.608.631 (đồng)

Trang 33

Chương III: Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần sản xuất và XNK Thành

- Bộ máy kế toán của công ty được tổ chức gọn nhẹ, tập chung nhưng vẫnphát huy được tính hiệu quả trong công việc, việc phân công công tác đã đáp ứngyêu cầu của công viêc, phát huy được năng lực chuyên môn của từng ngừơi

- Hệ thống kế toán được mở đầy đủ, đúng quy trình hạch toán tạo điều kiệncho công tác kế toán trong việc đối chiếu

- Thông qua dự toán chi phí sản xuất, kế hoạch giá thành , công ty đã có sựchủ động quản lý sản xuất Việc hạch toán chi phí sản xuất được công ty hạchtoán theo đúng chế độ qui định của nhà nước theo các khoản mục một cách rõràng

- Việc sử dụng các tài khoản hạch toán được áp dụng một cách hợp lý theođúng chế độ và theo các khoản mục chi phí

Trang 34

- Trong quá trình tập hợp chi phí, kế toán trưởng thường xuyên theo dõikiểm tra, xem xét, theo dõi các khoản chi phí phát sinh để đảm bảo tính chính xáctrong giá thành.

- Về đối tượng tính giá thành là từng hợp đồng kinh tế là hoàn toàn khoahọc và phù hợp với tính chất, điều kiện sản xuất của công ty Nó giúp cho côngtác tính giá thành được thực hiện một cách hợp lý, đảm bảo cung cấp những thôngtinh chính xác về giá thành của từng hợp đồng, giúp cho việc quản lý, kiểm tratình hình thực hiện giá thành kế hoạch, tính toán hiệu quả kinh doanh của công tycũng như việc ra các quyết định về sản xuất kinh doanh

- Một phần việc kế toán của công ty đã được sử lý trên máy vi tính làmgiảm nhẹ khối lượng ghi chép tính toán, trong đó công tác kế toán được nhanhchóng hơn

Tuy nhiên, đối với khoản mục vật liệu chính là lông cầu, do đặc điểm sảnxuất của công ty là sản xuất theo đơn đặt hàng, các sản phẩm cầu lông có quycách khác nhau Do vậy tuy trước khi xuất kho xốp chun đã được cắt gọn, coi như

là dùng toàn bộ cho sản xuất và tính hết vào khoản mục chi phí nguyên vật liệucho các hợp đồng Trên thực tế có những trường hợp xốp chun đã cắt đủ cho sảnxuất nhưng lượng xốp chun thừa vẫn còn Mặt khác trong quá trình cắt đế cầu cóxốp chun phế liệu thu hồi nhưng công ty chưa hạch toán để làm giảm chi phínguyên vật liệu trực tiếp Ngoài ra, trên thực tế chi phí ống nhựa hạch toán vàochi phí sản xuất chung là chưa chính xác

Trang 35

- Việc xác định kỳ tính giá thành hàng quí là chưa hợp lý vì tại công tythường sản xuất với chu kỳ ngắn, chính vì vậy nó sẽ không cung cấp thông tin vềgiá thành một cách thường xuyên.

- Về chi phí dịch vụ mua ngoài như điện, nước công ty hạch toán toàn bộchi phí chung là chưa hợp lý

3.2 Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty CPSX - XNK Thành Công

Để tồn tại lâu dài, doanh nghiệp phải luôn tìm mọi biện pháp khẳng địnhchỗ đứng của mình trên cơ sở những nguồn lực có hạn, không còn con đường nàokhác là doanh nghiệp phải tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh với hiệu quảcao nhất

Muốn đảm bảo tính thống nhất, phát huy đầy đủ vai trò cung cấp thông tincho việc điều hành thì cần phải cải tiến, đổi mới, hoàn thiện hệ thống kế toán nóichung, bộ máy kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành noi riêng Thực tế chothấy, nhiều đơn vị hạch toán chi phí sản xuất không chính xác, tính giá thànhkhông hợp lí… khiến cho việc ra quyết định của ban lãnh đạo gặp nhiều hạn chế Như vậy, việc hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất một cáchđúng đắn, tính đúng, tính đủ giá thành sản phẩm là nền tảng cho sự tồn tại , ổnđịnh và phát triển của các doanh nghiệp sản xuất Công việc đó cũng là một tấtyếu khách quan nhất là trong nền kinh tế thị trường hiện nay, với sự cạnh tranhgay gắt đòi hỏi doanh nghiệp phải hạ thấp chi phí và giá thành Vì thế, các doanhnghiệp phải không ngừng đổi mới, hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất vàtính giá thành sản phẩm, từ đó đảm bảo nguyên tác lấy thu bù chi, có lãi giúpdoanh nghiệp đứng vững trên thị trường, mở rộng quy mô hoạt động

Hạch toán kế toán với vai trò là công cụ quản lí kinh tế nên việc tổ chứchạch toán đúng đắn chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm không những có ýnghĩa với công tác quản lí mà nó còn rất quan trọng trong quá trình sản xuất Đốivới công tác quản lí thì việc hạch toán đúng đắn sẽ giúp cho doanh nghiệp nắm

Trang 36

bắt được chính xác các khoản chi phí phát sinh, để từ đó nhà quản lí có thể điềutra, giám sát tình hình thực hiện kế hoạch, định mức một cách tốt hơn nhằm đưa

ra những biện pháp hữu hiệu, kịp thời nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinhdoanh

Đối với tổ chức công tác kế toán, việc hoàn thiện sẽ giúp cho các kế toánviên dễ dàng hơn trong công việc, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đào tạo, bồidưỡng và sử dụng cán bộ kế toán, khai thác khả năng tiềm tàng của doanh nghiệp.Tất cả những yếu tố trên sẽ góp phần nâng cao hiệu quả lao động của nhân viên

kế toán, từ đó tiết kiệm được chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, tăng lợinhuận cho doanh nghiệp

Với ý nghĩa quan trọng như vậy thì việc hoàn thiện chi phí sản xuất và giáthành sản phẩm là điều kiện rất cần thiết Tổ chức kế toán phải luôn cố gắngnghiên cứu, tìm hiểu những thông tin liên quan đến công tác chi phí sản xuất vàgiá thành sản phẩm để có bước đột phá trong công tác kế toán nhằm ngày cànghoàn thiện hơn để có thể hội nhập với khu vực và thế giới

3.3 Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại công ty CPSX - XNK Thành Công

3.3.1 Ý kiến 1: Về chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Khi xốp chun nguyên khổ để xén thành khổ đế cầu, kế toán đã hạch toántoàn bộ số xốp chun vào chi phí nguyên vật liệu trực tiếp nhưng thực tế công ty

đã có thể thu hồi tận dụng xốp chun thừa để thu hồi phế liệu Do vậy đã khôngphản ánh chính xác giá thành sản phẩm

Trong tháng 2 năm 2009 tại công ty phát sinh nghiệp vụ:

Ngày 25 tháng 2 năm 2009 Tại công ty bán xốp chun của số xốp chun xuất chohợp đồng EN02 cho bà Loan ( Cơ sở sản xuất xốp Đê La Thành) với số tiền thuđược là 3.600.000, kế toán đã hạch toán như sau:

Nợ TK 111 : 3.600.000

Có TK 642 : 3.600.000

Ngày đăng: 19/11/2012, 11:49

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng so sỏnh số liệu giữa cỏc năm. - Hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu Thành Công
Bảng so sỏnh số liệu giữa cỏc năm (Trang 49)
Bảng so sánh số liệu giữa các năm. - Hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu Thành Công
Bảng so sánh số liệu giữa các năm (Trang 49)
Bảng kờ Nhật kớ chứng từ TK 621,622,627,154,631 - Hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu Thành Công
Bảng k ờ Nhật kớ chứng từ TK 621,622,627,154,631 (Trang 51)
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN . - Hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu Thành Công
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN (Trang 51)
BẢNG PHÂN BỔ NGUYấN VẬT LIỆU, CễNG CỤ, DỤNG CỤ - Hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu Thành Công
BẢNG PHÂN BỔ NGUYấN VẬT LIỆU, CễNG CỤ, DỤNG CỤ (Trang 55)
BẢNG PHÂN BỔ NGUYÊN  VẬT LIỆU, CÔNG CỤ , DỤNG CỤ - Hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu Thành Công
BẢNG PHÂN BỔ NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ , DỤNG CỤ (Trang 55)
Kế toỏn trưởng Người lập bảng - Hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu Thành Công
to ỏn trưởng Người lập bảng (Trang 56)
BẢNG THANH TOÁN LƯƠNG PHÂN XƯỞNG - Hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu Thành Công
BẢNG THANH TOÁN LƯƠNG PHÂN XƯỞNG (Trang 57)
BẢNG THANH TOÁN LƯƠNG PHÂN XƯỞNG - Hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu Thành Công
BẢNG THANH TOÁN LƯƠNG PHÂN XƯỞNG (Trang 57)
BẢNG PHÂN BỔ TIỀN LƯƠNG VÀ BẢO HIỂM XÃ HỘI - Hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu Thành Công
BẢNG PHÂN BỔ TIỀN LƯƠNG VÀ BẢO HIỂM XÃ HỘI (Trang 58)
BẢNG TRÍCH KHẤU HAO TÀI SẢN CỐ ĐỊNH - Hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu Thành Công
BẢNG TRÍCH KHẤU HAO TÀI SẢN CỐ ĐỊNH (Trang 63)
BẢNG TÍNH GIÁ THÀNH THỰC TẾ - Hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu Thành Công
BẢNG TÍNH GIÁ THÀNH THỰC TẾ (Trang 69)
BẢNG TÍNH GIÁ THÀNH THỰC TẾ - Hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu Thành Công
BẢNG TÍNH GIÁ THÀNH THỰC TẾ (Trang 69)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w