1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện quy trình kiểm toán tài sản cố định trong hoạt động kiểm toán của công ty TNHH Tư vấn kế toán và Kiểm toán Việt Nam (AVA).

117 990 15
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 117
Dung lượng 1,61 MB

Nội dung

LỜI MỞ ĐẦU Cùng với xu hướng phát triển chung của nền kinh tế thế giới, kinh tế nước ta – một nền kinh tế nhỏ - đang có nhiều biến chuyển to lớn.

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Cùng với xu hướng phát triển chung của nền kinh tế thế giới, kinh tế nước ta – một

nền kinh tế nhỏ - đang có nhiều biến chuyển to lớn Từ nền kinh tế quan liêu bao cấp,trì trệ bị bao vây cấm vận, đời sống nhân dân hết sức khó khăn, đến hôm nay, saunhững năm đổi mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng, thể chế kinh tế thị trường địnhhướng xã hội chủ nghĩa đã được hình thành, nền kinh tế có những bước tiến vữngvàng, tạo đà cho thế kỷ phát triển mới của đất nước. Theo sự phát triển đó, cácthông tin kế toán cũng ngày càng được mở rộng, đa dạng, phức tạp và chứa đựngkhông ít rủi ro Để cho hoạt động kinh tế có hiệu quả, yêu cầu đặt ra là thông tin kếtoán phải trung thực, hợp lý Muốn vậy các thông tin này phải được thẩm định quahoạt động kiểm toán

Ở nước ta, hoạt động kiểm toán nói chung và hoạt động kiểm toán độc lập nóiriêng tuy mới ra đời, nhưng đã và đang khẳng định vai trò của mình Kiểm toán đãtrở thành một hoạt động chuyên sâu, một khoa học chuyên ngành, là trọng tài đo lường uytín hoạt động của các doanh nghiệp Thông qua hoạt động kiểm toán nói chung vàkiểm toán BCTC nói riêng, các thông tin kế toán trở nên minh bạch, tạo sự tin tưởngtrong kinh doanh cũng như tạo ra một môi trương kinh doanh tin cậy, lành mạnh và có hiệuquả

Tài sản cố định là một tài sản không thể thiếu đối với bất cứ doanh nghiệp nào Nó làmột bộ phận quan trọng của BCTC, chiếm giá trị lớn trong tổng tài sản của doanh nghiệp,đóng vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh Do đó khoản mục này cũngchứa đựng nhiểu rủi ro kiểm toán Mỗi sai sót đối với TSCĐ có thể gây ra những ảnhhưởng trọng yếu đến BCTC của doanh nghiệp Vì vậy mà việc đưa ra kết luận kiểm toánvề TSCĐ có ảnh hưởng lớn đến kết luận kiểm toán BCTC.

Nhận thức được điều này nên trong quá trình thực tập tại Công ty TNHH Tưvấn Kế toán và Kiểm toán Việt Nam (AVA), em đã lựa chọn đề tài:

Hoàn thiện quy trình kiểm toán tài sản cố định trong hoạt động kiểm toán củacông ty TNHH Tư vấn kế toán và Kiểm toán Việt Nam (AVA).

Mục đích nghiên cứu :

Trang 2

Nghiên cứu quy trình kiểm toán TSCĐ trong hoạt động kiểm toán của công ty kiểmtoán AVA, trước hết giúp em được thực hành phần lý thuyết đã học về quy trình kiểm toánTSCĐ tại Học Viện Tài Chính , sau nữa giúp em được trực tiếp quan sát, học hỏi cách thứctiến hành kiểm toán TSCĐ do công ty AVA thực hiện Từ đó phát hiện ra các sai phạm chủyếu thường gặp trong kiểm toán TSCĐ, học hỏi và rút ra bài học cho bản thân về cách tưvấn cho khách hàng hoàn thiện quy trình quản lý TSCĐ sao cho có hiệu quả cũng nhưkế toán TSCĐ sao cho phù hợp với các quy định và chuẩn mực kế toán hiện hành.

Nội dung đề tài luận văn :

Nội dung bài luận văn được trình bày thành 3 chương:

Chương 1: Lý luận chung về kiểm toán TSCĐ trong kiểm toán BCTC

Chương 2: Thực trạng kiểm toán TSCĐ do công ty TNHH Tư vấn kế toán và kiểmtoán Việt Nam (AVA) thực hiện.

Chương 3: Hoàn thiện quy trình kiểm toán TSCĐ trong kiểm toán BCTC tại công tyTNHH Tư vấn kế toán và Kiểm toán Việt Nam

Em hoàn thành được đề tài này là nhờ sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo hướngdẫn: Thạc sỹ Phạm Tiến Hưng, các thầy cô giáo trong khoa, cùng ban giám đốc, cácanh chị phòng NV3 trong công ty kiểm toán AVA Qua đây em muốn gửi lời cảmơn chân thành đến thầy giáo Phạm Tiến Hưng, các thầy cô trong khoa cùng toàn thểcông ty kiểm toán AVA Do năng lực bản thân còn hạn chế cũng như kinh nghiệmbản thân còn ít nên bài viết của em còn nhiều thiếu sót, mong thầy cô quan tâm, gópý để em hoàn thiện đề tài này.

Trang 3

- Theo chuẩn mực Kế Toán Việt Nam số 03 (Ban hành và công bố theo Quyếtđịnh 149/2001/QĐ-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ Tài chính).

TSCĐ HỮU HÌNH là những tài sản có hình thái vật chất do doanh nghiệp

nắm giữ để sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh phù hợp với tiêu chuẩn ghinhận là TSCĐ hữu hình Cụ thể các tài sản được ghi nhận là TSCĐ hữu hình phải

thoả mãn đồng thời bốn tiêu chuẩn sau:

- Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó.- Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách đáng tin cậy.

- Thời gian sử dụng trên một năm.

- Có đủ tiêu chuẩn theo quy định hiện hành.

Hiện nay theo thông tư mới nhất của Bộ Tài Chính – Thông tư Số203/2009/TT-BTC ngày 20 tháng 10 năm 2009 quy định tiêu chuẩn của tài sản cốđịnh hữu hình phải có giá trị từ 10 triệu đồng trở lên ( thông tư có hiệu lực từ ngày01/01/2010 ).

Trường hợp một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau,trong đó mỗi bộ phận cấu thành có thời gian sử dụng khác nhau và nếu thiếu một bộphận nào đó mà cả hệ thống vẫn thực hiện được chức năng hoạt động chính của nó

Trang 4

nhưng do yêu cầu quản lý, sử dụng tài sản cố định đòi hỏi phải quản lý riêng từng bộ phận tài sản thì mỗi bộ phận tài sản đó nếu cùng thoả mãn đồng thời bốn tiêu chuẩn của tài sản cố định được coi là một tài sản cố định hữu hình độc lập.

Đối với súc vật làm việc và/hoặc cho sản phẩm, thì từng con súc vật thoả mãnđồng thời bốn tiêu chuẩn của tài sản cố định được coi là một TSCĐ hữu hình.Đối với vườn cây lâu năm thì từng mảnh vườn cây, hoặc cây thoả mãn đồng thờibốn tiêu chuẩn của TSCĐ được coi là một TSCĐ hữu hình

- Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 04 (Ban hành và công bố theo Quyết

định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ Tàichính)

TSCĐ VÔ HÌNH là tài sản không có hình thái vật chất nhưng xác định đượcgiá trị và do doanh nghiệp nắm giữ, sử dụng trong sản xuất, kinh doanh,cung cấpdịch vụ hoặc cho đối tượng khác thuê phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận Tài sản cốđịnh vô hình.

- Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 06 (Ban hành và công bố theo Quyếtđịnh số 165/2002/QĐ-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2002 của Bộ trởng Bộ Tàichính).

TSCĐ THUÊ TÀI CHÍNH là sự thoả thuận giữa hai bên cho thuê và bênthuê về việc bên cho thuê chuyển giao quyền sử dụng tài sản cho bên thuê trongmột khoản thời gian nhất định để được nhận tiền cho thuê một lần hay nhiều lần.

1.1.1.2 Đặc điểm TSCĐ :

TSCĐ là những tài sản có giá trị lớn và thời gian sử dụng lâu dài, tham gia vàonhiều chu kì sản xuất kinh doanh, các NV phát sinh ít Khoản mục TSCĐ là mộtkhoản mục chiếm tỷ trọng đáng kể trên bảng cân đối kế toán.

TSCĐ là cơ sở vật chất của đơn vị Nó phản ánh năng lực sản xuất hiện có vàtrình độ ứng dụng khoa học kĩ thuật vào hoạt động của đơn vị TSCĐ là một trongcác yếu tố quan trọng tạo khả năng tăng trưởng bền vững, tăng năng suất lao động,từ đó giảm chi phí hạ giá thành sản phẩm dịch vụ.

Trang 5

TSCĐ là những tài sản sử dụng cho mục đích sản suất kinh doanh chứ khôngphải để bán và trong quá trình sử dụng TSCĐ bị hao mòn dần Giá trị của chúngđược chuyển dần vào giá trị sản phẩm và sẽ được thu hồi sau khi bán hàng hoá, dịchvụ Do đó các doanh nghiệp đều phải thực hiện trích khấu hao.

Đối với TSCĐ, giá trị TSCĐ vô hình và việc phân biệt tài sản thuê tài chínhvới tài sản thuê hoạt động thường khó xác định

Ngoài ra, trong quá trình sử dụng, doanh nghiệp phải sử dụng hợp lý công suấtđể phát triển sản xuất, phải tiến hành bảo dưỡng, sửa chữa TSCĐ

a Đối với TSCĐ hữu hình, doanh nghiệp phân loại như sau:

Loại 1: Nhà cửa, vật kiến trúc: là TSCĐ của doanh nghiệp được hình thành sau quátrình thi công xây dựng như trụ sở làm việc, nhà kho, hàng rào, tháp nước, sân bãi,các công trình trang trí cho nhà cửa, đường xá, cầu cống, đường sắt, đường băngsân bay, cầu tầu, cầu cảng, ụ triền đà.

Loại 2: Máy móc, thiết bị: là toàn bộ các loại máy móc, thiết bị dùng trong hoạtđộng kinh doanh của doanh nghiệp như máy móc chuyên dùng, thiết bị công tác,

giàn khoan trong lĩnh vực dầu khí, cần cẩu, dây chuyền công nghệ, những máy móc

đơn lẻ.

Loại 3: Phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn: là các loại phương tiện vận tải gồmphương tiện vận tải đường sắt, đường thuỷ, đường bộ, đường không, đường ống vàcác thiết bị truyền dẫn như hệ thống thông tin, hệ thống điện, đường ống nước, băngtải.

Trang 6

Loại 4: Thiết bị, dụng cụ quản lý: là những thiết bị, dụng cụ dùng trong công tácquản lý hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như máy vi tính phục vụ quản lý,thiết bị điện tử, thiết bị, dụng cụ đo lường, kiểm tra chất lượng, máy hút ẩm, hútbụi, chống mối mọt.

Loại 5: Vườn cây lâu năm, súc vật làm việc và/hoặc cho sản phẩm: là các vườn câylâu năm như vườn cà phê, vườn chè, vườn cao su, vườn cây ăn quả, thảm cỏ, thảmcây xanh ; súc vật làm việc và/ hoặc cho sản phẩm như đàn voi, đàn ngựa, đàntrâu, đàn bò…

Loại 6: Các loại TSCĐ khác: là toàn bộ các TSCĐ khác chưa liệt kê vào năm loạitrên như tranh ảnh, tác phẩm nghệ thuật.

b TSCĐ vô hình: quyền sử dụng đất, quyền phát hành, bằng sáng chế phát minh, tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, sản phẩm, kết quả của cuộc biểu diễn nghệ thuật, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, bí mật kinh doanh, nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý, giống cây trồng và vật liệu nhân giống

2 TSCĐ dùng cho mục đích phúc lợi, sự nghiệp, an ninh, quốc phòng là những tàisản cố định do doanh nghiệp quản lý sử dụng cho các mục đích phúc lợi, sự nghiệp,an ninh, quốc phòng trong doanh nghiệp Các TSCĐ này cũng được phân loại theoquy định tại điểm 1 nêu trên.

3 TSCĐ bảo quản hộ, giữ hộ, cất giữ hộ là những tài sản cố định doanh nghiệp bảoquản hộ, giữ hộ cho đơn vị khác hoặc cất giữ hộ Nhà nước theo quy định của cơquan Nhà nước có thẩm quyền.

Tuỳ theo yêu cầu quản lý của từng doanh nghiệp, doanh nghiệp tự phân loạichi tiết hơn các tài sản cố định của doanh nghiệp trong từng nhóm cho phù hợp.

Trang 7

1.1.1.4 Công tác quản lý Tài sản cố định

Theo Thông tư Số 203/2009/TT-BTC của Bộ Tài chính ban hành vào ngày 20 tháng10 năm 2009 :

1 Mọi TSCĐ trong doanh nghiệp phải có bộ hồ sơ riêng (gồm biên bản giao nhậnTSCĐ, hợp đồng, hoá đơn mua TSCĐ và các chứng từ, giấy tờ khác có liên quan).Mỗi TSCĐ phải được phân loại, đánh số và có thẻ riêng, được theo dõi chi tiết theotừng đối tượng ghi TSCĐ và được phản ánh trong sổ theo dõi TSCĐ.

2 Mỗi TSCĐ phải được quản lý theo nguyên giá, số hao mòn luỹ kế và giá trị cònlại trên sổ sách kế toán:

Nguyên giá tài sản cố định: Nguyên giá tài sản cố định là toàn bộ các chi phí mà

doanh nghiệp phải bỏ ra để có tài sản cố định tính đến thời điểm đưa tài sản đó vàotrạng thái sẵn sàng sử dụng.

Hao mòn TSCĐ: là sự giảm dần giá trị sử dụng và giá trị của TSCĐ do tham gia vào

hoạt động sản xuất kinh doanh, do bào mòn của tự nhiên, do tiến bộ kỹ thuật trongquá trình hoạt động của TSCĐ.

Khấu hao lũy kế của TSCĐ: là tổng cộng số khấu hao đã trích vào chi phí sản xuất,

kinh doanh qua các kỳ kinh doanh của tài sản cố định tính đến thời điểm báo cáo.

Giá trị còn lại của TSCĐ: là hiệu số giữa nguyên giá của TSCĐ sau khi trừ (-) số

khấu hao luỹ kế (hoặc giá trị hao mòn luỹ kế) của TSCĐ tính đến thời điểm báocáo.

Xác định nguyên giá TSCĐ hữu hình:

a TSCĐ hữu hình mua sắm:

Trang 8

Nguyên giá TSCĐ hữu hình mua sắm (kể cả mua mới và cũ): là giá mua thựctế phải trả cộng (+) các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại),các chi phí liên quan trực tiếp phải chi ra tính đến thời điểm đưa TSCĐ vào trạngthái sẵn sàng sử dụng như: lãi tiền vay phát sinh trong quá trình đầu tư mua sắm tàisản cố định; chi phí vận chuyển, bốc dỡ; chi phí nâng cấp; chi phí lắp đặt, chạy thử;lệ phí trước bạ và các chi phí liên quan trực tiếp khác.

Trường hợp TSCĐ hữu hình mua trả chậm, trả góp, nguyên giá TSCĐ là giámua trả tiền ngay tại thời điểm mua cộng (+) các khoản thuế (không bao gồm cáckhoản thuế được hoàn lại), các chi phí liên quan trực tiếp phải chi ra tính đến thờiđiểm đưa TSCĐ vào trạng thái sẵn sàng sử dụng như: chi phí vận chuyển, bốc dỡ;chi phí nâng cấp; chi phí lắp đặt, chạy thử; lệ phí trước bạ (nếu có)

b TSCĐ hữu hình mua theo hình thức trao đổi:

Nguyên giá TSCĐ mua theo hình thức trao đổi với một TSCĐ hữu hình khôngtương tự hoặc tài sản khác là giá trị hợp lý của TSCĐ hữu hình nhận về, hoặc giá trịhợp lý của TSCĐ đem trao đổi (sau khi cộng thêm các khoản phải trả thêm hoặc trừđi các khoản phải thu về) cộng (+) các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuếđược hoàn lại), các chi phí liên quan trực tiếp phải chi ra đến thời điểm đưa TSCĐvào trạng thái sẵn sàng sử dụng, như: chi phí vận chuyển, bốc dỡ; chi phí nâng cấp;chi phí lắp đặt, chạy thử; lệ phí trước bạ (nếu có).

Nguyên giá TSCĐ hữu hình mua theo hình thức trao đổi với một TSCĐ hữuhình tương tự, hoặc có thể hình thành do được bán để đổi lấy quyền sở hữu một tàisản tương tự là giá trị còn lại của TSCĐ hữu hình đem trao đổi.

c TSCĐ hữu hình tự xây dựng hoặc tự sản xuất:

Nguyên giá TSCĐ hữu hình tự xây dựng là giá trị quyết toán công trình khiđưa vào sử dụng Trường hợp TSCĐ đã đưa vào sử dụng nhưng chưa thực hiện

Trang 9

quyết toán thì doanh nghiệp hạch toán nguyên giá theo giá tạm tính và điều chỉnhsau khi quyết toán công trình hoàn thành.

Nguyên giá TSCĐ hữu hình tự sản xuất là giá thành thực tế của TSCĐ hữuhình cộng (+) các chi phí lắp đặt chạy thử, các chi phí khác trực tiếp liên quan tínhđến thời điểm đưa TSCĐ hữu hình vào trạng thái sẵn sàng sử dụng (trừ các khoảnlãi nội bộ, giá trị sản phẩm thu hồi được trong quá trình chạy thử, sản xuất thử, cácchi phí không hợp lý như vật liệu lãng phí, lao động hoặc các khoản chi phí khácvượt quá định mức quy định trong xây dựng hoặc sản xuất).

d Nguyên giá tài sản cố định hữu hình do đầu tư xây dựng:

Nguyên giá TSCĐ do đầu tư xây dựng cơ bản hình thành theo phương thứcgiao thầu là giá quyết toán công trình xây dựng theo quy định tại Quy chế quản lýđầu tư và xây dựng hiện hành cộng (+) lệ phí trước bạ, các chi phí liên quan trựctiếp khác Trường hợp TSCĐ do đầu tư xây dựng đã đưa vào sử dụng nhưng chưathực hiện quyết toán thì doanh nghiệp hạch toán nguyên giá theo giá tạm tính vàđiều chỉnh sau khi quyết toán công trình hoàn thành.

Đối với tài sản cố định là con súc vật làm việc hoặc cho sản phẩm, vườn câylâu năm thì nguyên giá là toàn bộ các chi phí thực tế đã chi ra cho con súc vật, vườncây đó từ lúc hình thành tính đến thời điểm đưa vào khai thác, sử dụng.

đ TSCĐ hữu hình được tài trợ, được biếu, được tặng, do phát hiện thừa:

Nguyên giá tài sản cố định hữu hình được tài trợ, được biếu, được tặng, do

phát hiện thừa là giá trị theo đánh giá thực tế của Hội đồng giao nhận hoặc tổ chức

định giá chuyên nghiệp.

e TSCĐ hữu hình được cấp; được điều chuyển đến:

Trang 10

Nguyên giá TSCĐ hữu hình được cấp, được điều chuyển đến bao gồm giá trịcòn lại của TSCĐ trên số kế toán ở đơn vị cấp, đơn vị điều chuyển hoặc giá trị theođánh giá thực tế của tổ chức định giá chuyên nghiệp theo quy định của pháp luật,cộng (+) các chi phí liên quan trực tiếp mà bên nhận tài sản phải chi ra tính đến thờiđiểm đưa TSCĐ vào trạng thái sẵn sàng sử dụng như chi phí thuê tổ chức định giá;chi phí nâng cấp, lắp đặt, chạy thử…

g Tài sản cố định hữu hình nhận góp vốn, nhận lại vốn góp:

TSCĐ nhận góp vốn, nhận lại vốn góp là giá trị do các thành viên, cổ đôngsáng lập định giá nhất trí; hoặc doanh nghiệp và người góp vốn thoả thuận; hoặc do

tổ chức chuyên nghiệp định giá theo quy định của pháp luật và được các thành viên,

cổ đông sáng lập chấp thuận.

Xác định nguyên giá TSCĐ vô hình:

a Tài sản cố định vô hình mua sắm:

Nguyên giá TSCĐ vô hình mua sắm là giá mua thực tế phải trả cộng (+) cáckhoản thuế (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại) và các chi phí liên quantrực tiếp phải chi ra tính đến thời điểm đưa tài sản vào sử dụng.

Trường hợp TSCĐ vô hình mua sắm theo hình thức trả chậm, trả góp, nguyêngiá TSCĐ là giá mua tài sản theo phương thức trả tiền ngay tại thời điểm mua(không bao gồm lãi trả chậm)

b TSCĐ vô hình mua theo hình thức trao đổi:

Nguyên giá TSCĐ vô hình mua theo hình thức trao đổi với một TSCĐ vô hìnhkhông tương tự hoặc tài sản khác là giá trị hợp lý của TSCĐ vô hình nhận về, hoặcgiá trị hợp lý của tài sản đem trao đổi (sau khi cộng thêm các khoản phải trả thêmhoặc trừ đi các khoản phải thu về) cộng (+) các khoản thuế (không bao gồm các

Trang 11

khoản thuế được hoàn lại), các chi phí liên quan trực tiếp phải chi ra tính đến thờiđiểm đưa tài sản vào sử dụng theo dự tính.

Nguyên giá TSCĐ vô hình mua dưới hình thức trao đổi với một TSCĐ vô hìnhtương tự, hoặc có thể hình thành do được bán để đổi lấy quyền sở hữu một tài sảntương tự là giá trị còn lại của TSCĐ vô hình đem trao đổi.

c TSCĐ vô hình được cấp, được biếu, được tặng, được điều chuyển đến:

Nguyên giá TSCĐ vô hình được cấp, được biếu, được tặng là giá trị hợp lý banđầu cộng (+) các chi phí liên quan trực tiếp phải chi ra tính đến việc đưa tài sản vàosử dụng.

Nguyên giá TSCĐ được điều chuyển đến là nguyên giá ghi trên sổ sách kếtoán của doanh nghiệp có tài sản điều chuyển Doanh nghiệp tiếp nhận tài sản điềuchuyển có trách nhiệm hạch toán nguyên giá, giá trị hao mòn, giá trị còn lại của tàisản theo quy định.

d TSCĐ vô hình được tạo ra từ nội bộ doanh nghiệp:

Nguyên giá TSCĐ vô hình được tạo ra từ nội bộ doanh nghiệp là các chi phíliên quan trực tiếp đến khâu xây dựng, sản xuất thử nghiệm phải chi ra tính đến thờiđiểm đưa TSCĐ đó vào sử dụng theo dự tính.

Riêng các chi phí phát sinh trong nội bộ để doanh nghiệp có nhãn hiệu hànghoá, quyền phát hành, danh sách khách hàng, chi phí phát sinh trong giai đoạnnghiên cứu và các khoản mục tương tự không đáp ứng được tiêu chuẩn và nhận biếtTSCĐ vô hình được hạch toán vào chi phí kinh doanh trong kỳ

đ TSCĐ vô hình là quyền sử dụng đất:

- Trường hợp doanh nghiệp được giao đất có thu tiền sử dụng đất: nguyên giáTSCĐ là quyền sử dụng đất được giao được xác định là toàn bộ khoản tiền chi ra để

Trang 12

có quyền sử dụng đất hợp pháp cộng (+) các chi phí cho đền bù giải phóng mặtbằng, san lấp mặt bằng, lệ phí trước bạ (không bao gồm các chi phí chi ra để xâydựng các công trình trên đất); hoặc là giá trị quyền sử dụng đất nhận góp vốn.

- Trường hợp doanh nghiệp thuê đất thì tiền thuê đất được tính vào chi phíkinh doanh, không ghi nhận là TSCĐ vô hình Cụ thể:

+ Nếu doanh nghiệp thuê đất trả tiền thuê một lần cho cả thời gian thuê thìđược phân bổ dần vào chi phí kinh doanh theo số năm thuê đất

+ Nếu doanh nghiệp thuê đất trả tiền thuê hàng năm thì hạch toán vào chi phíkinh doanh trong kỳ tương ứng số tiền thuê đất trả hàng năm.

e Nguyên giá của TSCĐ vô hình là quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp,quyền đối với giống cây trồng theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ: là toàn bộ cácchi phí thực tế mà doanh nghiệp đã chi ra để có được quyền tác giả, quyền sở hữucông nghiệp, quyền đối với giống cây trồng theo quy định của pháp luật về sở hữutrí tuệ.

g Nguyên giá TSCĐ là các chương trình phần mềm:

Nguyên giá TSCĐ của các chương trình phần mềm được xác định là toàn bộcác chi phí thực tế mà doanh nghiệp đã bỏ ra để có các chương trình phần mềmtrong trường hợp chương trình phần mềm là một bộ phận có thể tách rời với phầncứng có liên quan, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn theo quy định của pháp luậtvề sở hữu trí tuệ.

Xác định nguyên giá TSCĐ thuê tài chính:

Nguyên giá TSCĐ thuê tài chính phản ánh ở đơn vị thuê là giá trị của tài sảnthuê tại thời điểm khởi đầu thuê tài sản hoặc giá trị hiện tại của khoản thanh toántiền thuê tối thiểu (trường hợp giá trị của tài sản thuê cao hơn giá trị hiện tại của

Trang 13

khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu) cộng (+) với các chi phí trực tiếp phát sinh banđầu liên quan đến hoạt động thuê tài chính.

* Nguyên giá tài sản cố định của doanh nghiệp chỉ được thay đổi trong cáctrường hợp sau:

a Đánh giá lại giá trị TSCĐ trong các trường hợp:- Theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

- Thực hiện tổ chức lại doanh nghiệp, chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp, chuyển đổihình thức doanh nghiệp: chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, cổ phần hoá, bán, khoán,cho thuê, chuyển đổi công ty trách nhiệm hữu hạn thành công ty cổ phần, chuyểnđổi công ty cổ phần thành công ty trách nhiệm hữu hạn.

- Dùng tài sản để đầu tư ra ngoài doanh nghiệp.b Đầu tư nâng cấp TSCĐ.

c Tháo dỡ một hay một số bộ phận của TSCĐ mà các bộ phận này được quản lýtheo tiêu chuẩn của 1 TSCĐ hữu hình.

Khi thay đổi nguyên giá TSCĐ, doanh nghiệp phải lập biên bản ghi rõ các căncứ thay đổi và xác định lại các chỉ tiêu nguyên giá, giá trị còn lại trên sổ kế toán, sốkhấu hao luỹ kế, thời gian sử dụng của TSCĐ và tiến hành hạch toán theo quy định.

Nguyên tắc trích khấu hao TSCĐ:

a Tất cả TSCĐ hiện có của doanh nghiệp đều phải trích khấu hao, trừ những TSCĐsau đây:

- TSCĐ đã khấu hao hết giá trị nhưng vẫn đang sử dụng vào hoạt động sản xuấtkinh doanh.

Trang 14

- TSCĐ chưa khấu hao hết bị mất.

- TSCĐ khác do doanh nghiệp quản lý mà không thuộc quyền sở hữu của doanhnghiệp (trừ TSCĐ thuê tài chính).

- TSCĐ không được quản lý, theo dõi, hạch toán trong sổ sách kế toán của doanhnghiệp.

- TSCĐ sử dụng trong các hoạt động phúc lợi phục vụ người lao động của doanhnghiệp (trừ các TSCĐ phục vụ cho người lao động làm việc tại doanh nghiệp như:nhà nghỉ giữa ca, nhà ăn giữa ca, nhà thay quần áo, nhà vệ sinh, bể chứa nước sạch,nhà để xe, phòng hoặc trạm y tế để khám chữa bệnh, xe đưa đón người lao động, cơsở đào tạo, dạy nghề, nhà ở cho người lao động do doanh nghiệp đầu tư xây dựng).- TSCĐ là nhà và đất ở trong trường hợp mua lại nhà và đất ở đã được nhà nước cấpquyền sử dụng đất lâu dài thì giá trị quyền sử dụng đất không phải tính khấu hao.- TSCĐ từ nguồn viện trợ không hoàn lại sau khi được cơ quan có thẩm quyền bàngiao cho doanh nghiệp để phục vụ công tác nghiên cứu khoa học.

- TSCĐ vô hình là quyền sử dụng đất.

b TSCĐ chưa khấu hao hết bị mất, bị hư hỏng mà không thể sửa chữa, khắc phụcđược, doanh nghiệp xác định nguyên nhân, trách nhiệm bồi thường của tập thể, cánhân gây ra Chênh lệch giữa giá trị còn lại của tài sản với tiền bồi thường và giá trịthu hồi được (nếu có), doanh nghiệp dùng Quỹ dự phòng tài chính để bù đắp.Trường hợp Quỹ dự phòng tài chính không đủ bù đắp, thì phần chênh lệch thiếudoanh nghiệp được tính vào chi phí hợp lý của doanh nghiệp khi xác định thuế thunhập doanh nghiệp.

c Doanh nghiệp cho thuê TSCĐ hoạt động phải trích khấu hao đối với TSCĐ chothuê.

Trang 15

d Doanh nghiệp thuê TSCĐ theo hình thức thuê tài chính (gọi tắt là TSCĐ thuê tàichính) phải trích khấu hao TSCĐ đi thuê như TSCĐ thuộc sở hữu của doanh nghiệptheo quy định hiện hành Trường hợp ngay tại thời điểm khởi đầu thuê tài sản,doanh nghiệp thuê TSCĐ thuê tài chính cam kết không mua tài sản thuê trong hợpđồng thuê tài chính, thì doanh nghiệp đi thuê được trích khấu hao TSCĐ thuê tàichính theo thời hạn thuê trong hợp đồng

e Trường hợp đánh giá lại giá trị TSCĐ đã hết khấu hao để góp vốn, điều chuyểnkhi chia tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp thì các TSCĐnày phải được các tổ chức định giá chuyên nghiệp xác định giá trị nhưng khôngthấp hơn 20% nguyên giá tài sản đó Thời điểm trích khấu hao đối với những tài sảnnày là thời điểm doanh nghiệp chính thức nhận bàn giao đưa tài sản vào sử dụng vàthời gian trích khấu hao từ 3 đến 5 năm Thời gian cụ thể do doanh nghiệp quyếtđịnh nhưng phải đăng ký với cơ quan thuế trước khi thực hiện

g Việc trích hoặc thôi trích khấu hao TSCĐ được thực hiện bắt đầu từ ngày (theosố ngày của tháng) mà TSCĐ tăng hoặc giảm Doanh nghiệp thực hiện hạch toántăng, giảm TSCĐ theo quy định hiện hành về chế độ kế toán doanh nghiệp.

Phương pháp trích khấu hao TSCĐ:

a Căn cứ khả năng đáp ứng các điều kiện áp dụng quy định cho từng phương pháp trích khấu hao tài sản cố định, doanh nghiệp được lựa chọn các phương pháp trích khấu hao phù hợp với từng loại tài sản cố định của doanh nghiệp: phương pháp khấu hao đường thẳng; phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh; phương pháp khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm được

Phương pháp khấu hao đường thẳng:

Tài sản cố định tham gia vào hoạt động kinh doanh được trích khấu hao theo phương pháp khấu hao đường thẳng

Trang 16

Doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả kinh tế cao được khấu hao nhanh nhưng tối đa không quá 2 lần mức khấu hao xác định theo phương pháp đường thẳng để nhanh chóng đổi mới công nghệ Tài sản cố định tham gia vào hoạt động kinh doanh được trích khấu hao nhanh là máy móc, thiết bị; dụng cụ làm việc đo lường, thí nghiệm; thiết bị và phương tiện vận tải; dụng cụ quản lý; súc vật, vườn cây lâu năm Khi thực hiện trích khấu hao nhanh, doanh nghiệp phải đảm bảo kinh doanh có lãi Trường hợp doanh nghiệp trích khấu hao nhanh vượt 2 lần mức quy định tại khung thời gian sử dụng tài sản cố định nêu tại Phụ lục 1 kèm theo Thông tư này, thì phần trích vượt mức khấu hao nhanh (quá 2 lần) không được tính vào chi phí hợp lý khi tính thuế thu nhập trong kỳ.

Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh:

Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh được áp dụng đối với các doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực có công nghệ đòi hỏi phải thay đổi, phát triển nhanh

TSCĐ tham gia vào hoạt động kinh doanh được trích khấu hao theo phương pháp số dư giảm dần có điều chỉnh phải thoả mãn đồng thời các điều kiện sau:- Là tài sản cố định đầu tư mới (chưa qua sử dụng);

- Là các loại máy móc, thiết bị; dụng cụ làm việc đo lường, thí nghiệm.

Phương pháp khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm:

Tài sản cố định tham gia vào hoạt động kinh doanh được trích khấu hao theo phương pháp này là các loại máy móc, thiết bị thỏa mãn đồng thời các điều kiện sau:

- Trực tiếp liên quan đến việc sản xuất sản phẩm;

Trang 17

- Xác định được tổng số lượng, khối lượng sản phẩm sản xuất theo công suất thiết kế của tài sản cố định;

- Công suất sử dụng thực tế bình quân tháng trong năm tài chính không thấp hơn 50% công suất thiết kế.

b Doanh nghiệp thực hiện đăng ký phương pháp trích khấu hao TSCĐ mà doanh nghiệp lựa chọn áp dụng với cơ quan thuế trực tiếp quản lý trước khi thực hiện tríchkhấu hao Trường hợp việc lựa chọn của doanh nghiệp không trên cơ sở có đủ các điều kiện quy định thì trong vòng 30 ngày kể từ ngày cơ quan thuế trực tiếp quản lý nhận được đăng ký phương pháp trích khấu hao tài sản cố định của doanh nghiệp (tính theo dấu bưu điện), cơ quan thuế có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp biết để thay đổi phương pháp khấu hao cho phù hợp.

c Phương pháp khấu hao áp dụng cho từng TSCĐ mà doanh nghiệp đã lựa chọn và đăng ký phải được thực hiện nhất quán trong suốt quá trình sử dụng TSCĐ trừ khi có sự thay đổi trong cách thức sử dụng tài sản đó để đem lại lợi ích cho doanh nghiệp hoặc khi có thay đổi đáng kể cách thức ước tính thu hồi lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp

Trường hợp đặc biệt cần thay đổi phương pháp khấu hao, doanh nghiệp phải giải trình rõ sự thay đổi về cách thức sử dụng TSCĐ và thay đổi về cách thức ước tính thu hồi lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp đối với TSCĐ cần thay đổi phương pháp khấu hao và mỗi tài sản cố định chỉ được phép thay đổi phương pháp trích khấu hao tối đa không quá hai lần trong quá trình sử dụng và phải có ý kiến bằng văn bản của cơ quan thuế quản lý trực tiếp.

3 Đối với những TSCĐ không cần dùng, chờ thanh lý nhưng chưa hết khấu hao,doanh nghiệp phải thực hiện quản lý, theo dõi, bảo quản theo quy định hiện hành.4 Doanh nghiệp phải thực hiện việc quản lý đối với những TSCĐ đã khấu hao hếtnhưng vẫn tham gia vào hoạt động kinh doanh như những TSCĐ thông thường.

Trang 18

1.1.1.5 Tổ chức công tác kế toán Tài sản cố định.

- Biên bản thanh lý Tài sản cố định

- Biên bản nghiệm thu khối lượng sửa chữa lớn hoàn thành - Biên bản đánh giá lại Tài sản cố định

- Biên bản kiểm kê Tài sản cố định

- Biên bản quyết toán, thanh lý hợp đồng mua tài sản - Bảng tính và phân bổ khấu hao Tài sản cố định

Để theo dõi kịp thời và đầy đủ các thông tin về TSCĐ, các doanh nghiệp thường sửdụng hệ thống sổ sách như:

- Thẻ TSCĐ.

- Sổ chi tiết TSCĐ theo từng bộ phận sử dụng và theo loại TSCĐ - Sổ cái các tài khoản 211, 212, 213, 214.

b Hệ thống tài khoản kế toán

Theo chế độ kế toán Việt Nam hiện hành, để hạch toán TSCĐ được sử dụng các TKsau:

TK 211: “Tài sản cố định hữu hình”TK chi tiết cấp 1:

2111: Nhà cửa,vật kiến trúc.2112: Máy móc thiết bị.

2113: Phương tiện vận tải, truyền thống.2114: Thiết bị, dụng cụ quản lý.

2115: Cây lâu năm, súc vật làm việc và cho sản phẩm.2118: TSCĐ khác.

TK212: “Tài sản cố định thuê tài chính”

Trang 19

TK 213: Tài sản cố định vô hình” TK chi tiết cấp 1:

2131: Quyền sử dụng đất 2132: Quyền phát hành.

2133: Bản quyền, bằng phát minh sáng chế 2134: Nhãn hiệu hàng hoá.

1.1.2 Những ảnh hưởng của đặc điểm TSCĐ đến kiểm toán BCTC

TSCĐ là một trong các bộ phận tài sản quan trọng của doanh nghiệp, là tư liệu

sản xuất không thể thiếu, có giá trị lớn và thời gian sử dụng lâu dài Trong mọi

trường hợp, khoản mục TSCĐ phản ánh tình trạng trang thiết bị cơ sở vật chất kỹthuật của doanh nghiệp Điều này khiến cho khoản mục TSCĐ trở thành một khoảnmục quan trọng khi tiến hành kiểm toán Báo cáo tài chính.

Với đặc điểm nổi bật của tài sản cố định là thường có giá trị lớn, chiếm tỷtrọng cao trong tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp nên mỗi sai sót đối với TSCĐđều có thể gây ra ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC Hơn nữa, trong quá trình sửdụng, giá trị TSCĐ bị hao mòn dần và được chuyển dịch từng phần vào giá trị sảnphẩm Doanh nghiệp phải tính hao mòn này vào chi phí SXKD Muốn vậy doanhnghiệp phải thực hiện trích khấu hao Việc trích khấu hao theo một chính sánh hợplý sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến mức độ trung thực, hợp lý của các thông tin liên quanđến TSCĐ Với mỗi sai sót trong việc trích khấu hao đều có thể gây ra những sai

Trang 20

phạm không chỉ đối với khoản mục TSCĐ trên BCTC mà còn ảnh hưởng đến cáckhoản mục liên quan như chi phí, lợi nhuận

Mặt khác trong quá trình sử dụng, TSCĐ được mua sắm thêm hay thanh lý,nhượng bán, nâng cấp, sửa chữa, bảo dưỡng tất cả các hoạt động này đều có thểảnh hưởng đến các thông tin có liên quan đến TSCĐ trên BCTC, đó là các thông tinvề nguyên giá, giá trị hao mòn, các khoản chi phí liên quan đến TSCĐ như chi phíkhấu hao từ đó tác động đến các chỉ tiêu lợi nhuận, chi phí, kết quả kinh doanh củadoanh nghiệp Chẳng hạn như việc không phân biệt đúng chi phí sửa chữa được ghităng nguyên giá TSCĐ với chi phí sửa chữa được tính vào chi phí sản xuất kinhdoanh trong kỳ cũng dẫn đến những sai lệch trong khoản mục TSCĐ, cũng nhưkhoản mục chi phí sản xuất kinh doanh

Đối với TSCĐ vô hình, do giá trị khó xác định nên DN có thể vô tình hay chủý gây ra các sai phạm đối với TSCĐ vô hình Chẳng hạn như xác định quyền sửdụng đất, giá trị bằng phát minh sáng chế, chi phí nghiên cứu khoa học thường cónhững sai sót hoặc gian lận khiến KTV phải chú ý khi tiến hành kiểm toán.

Đối với TS thuê tài chính, việc dễ nhầm lẫn với TS thuê hoạt động nên đểphản ánh trung thực, khách quan thông tin tài chính về khoản mục TSCĐ, KTVphải chú ý đến việc phân biệt đâu là TS thuê TC với thuê hoạt động của đơn vị đượckiểm toán.

TSCĐ còn có một đặc điểm ảnh hưởng đến công việc kiểm toán là thời gian sửdụng lâu dài, số NV phát sinh ít cùng với các đặc điểm đã nêu trên, khi thực hiệnkiểm toán khoản mục TSCĐ, KTV đều thực hiện kiểm toán 100% nghiệp vụ phátsinh, nhằm hạn chế rủi ro kiểm toán và đưa ra được kết luận chính xác về khoảnmục TSCĐ.

Kiểm toán TSCĐ là việc thực hiện kiểm tra, kiểm soát những vấn đề liên quanđến thực trạng tài sản cũng như tình hình tăng giảm trong kỳ của đơn vị Với sự tiếnbộ của khoa học kỹ thuật, kiểm toán TSCĐ không chỉ phát hiện các sai sót trongnghiệp vụ liên quan đến TSCĐ mà còn góp phần nâng cao hiệu quả công tác quảnlý TSCĐ.

Trang 21

1.2 Lý luận chung về kiểm toán TSCĐ1.2.1 Mục tiêu và căn cứ kiểm toán

1.2.1.1 Mục tiêu kiểm toán : Theo chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 200: “Mục

tiêu Kiểm toán BCTC là giúp cho Kiểm toán viên và Công ty Kiểm toán đưa ra ýkiến xác nhận rằng BCTC có được lập trên cơ sở chuẩn mực và chế độ kế toán hiệnhành (hoặc được chấp nhận), có tuân thủ pháp luật liên quan và có phản ánh trungthực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu hay không?”

Để phù hợp với mục tiêu chung ấy, mục tiêu kiểm toán TSCĐ là thu thập đầyđủ các bằng chứng thích hợp từ đó đưa ra lời xác nhận về mức độ tin cậy của cácthông tin tài chính liên quan đến TSCĐ, khi đó các thông tin này phải thỏa mãn cáccơ sở dẫn liệu: sự phát sinh, đánh giá, tính toán, đầy đủ, đúng đắn, đúng kỳ đối vớicác nghiệp vụ TSCĐ và sự hiện hữu, quyền và nghĩa vụ, đánh giá, tính toán, đầy đủ,đúng đắn, cộng dồn và công bố đối với số dư TSCĐ Đồng thời cũng cung cấpnhững thông tin, tài liệu có liên quan làm cơ sở tham chiếu khi kiểm toán các chukỳ có liên quan khác

1.2.1.2 Căn cứ kiểm toán : Để có thể tiến hành kiểm toán và đưa ra nhận xét chính xác

về các chỉ tiêu liên quan đến TSCĐ trình bày trên BCTC, KTV có thể dưạ vào cácthông tin, tài liệu sau :

- Các nội quy, quy chế nội bộ của đơn vị liên quan đến việc mua sắm, quản lý, sử dụng,thanh lý, nhượng bán TSCĐ: như hợp đồng mua bán, sửa chữa, quyết định đầu tư…- Các tài liệu và căn cứ pháp lý cho việc tăng, giảm sữa chữa TSCĐ.

- Các chứng từ phát sinh liên quan đến TSCĐ như hóa đơn, chứng từ vận chuyển, sửachữa, phiếu chi, giấy báo nợ…

- Các sổ kế toán tổng hợp và chi tiết có liên quan : như sổ chi tiết, sổ cái, sổ tổng hợpTSCĐ và các tài khoản có liên quan

- Các báo cáo kế toán tổng hợp và chi tiết có liên quan như báo cáo tăng giảm TSCĐ,báo cáo sửa chữa, báo cáo thanh lý…

1.2.2 Quy trình và phương pháp kiểm toán

1.2.2.1 Quy trình kiểm toán

Trang 22

a Lập kế hoạch kiểm toán

Để đảm bảo cho cuộc kiểm toán có hiệu quả, kế hoạch kiểm toán phải được lậpcho mọi cuộc kiểm toán nhằm giúp KTV thu thập bằng chứng kiểm toán đầy đủ vàthích hợp, giúp giữ chi phí kiểm toán ở mức hợp lý và để tránh những bất đồng vớikhách hàng Các công việc chính trong giai đoạn này bao gồm :

 Tìm hiểu khách hàng và đánh giá rủi ro :o Tìm hiểu khách hàng :

Việc tìm hiểu khách hàng sẽ quan tâm đến tình hình chung của nền kinh tế, môitrường lĩnh vực hoạt động, bộ máy quản lý, tình hình kinh doanh,các bên liên quan,nghĩa vụ pháp lý của đơn vị được kiểm toán Để có được các thông tin này KTV có thểdựa vào kinh nghiệm bản thân, tìm hiểu tài liệu, internet, trao đổi với ban giám đốc,nhân viên đơn vị được kiểm toán hoặc tìm hiểu qua đồng nghiệp, khảo sát thực tế…o Đánh giá trọng yếu và rủi ro

- Đánh giá trọng yếu:

Theo chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 320: “Trọng yếu là khái niệm chỉtầm cỡ (quy mô) và bản chất của các sai phạm (kể cả bỏ sót) của các thông tin tàichính hoặc là đơn lẻ, hoặc là từng nhóm mà trong bối cảnh cụ thể nếu dựa vào cácthông tin này để xét đoán thì không thể chính xác hoặc là sẽ rút ra những kêt luậnsai lầm.

Thông thường các công ty kiểm toán đã xây dựng một khung trọng yếu nhấtđịnh cho khoản muc TSCĐ, khi đó KTV sẽ kết hợp với việc sử dụng các biện phápkiểm toán (cân đối, đối chiếu, quan sát ) đánh giá mức độ sai sót thực tế của tài sảncố định rồi so sánh với mức độ sai sót có thể chấp nhận được của tài sản cố đinh đãxác đinh trước đó và đưa ra ý kiến chấp nhận, ngoại trừ, bác bỏ, hay từ chối đưa raý kiến.

- Đánh giá rủi ro :

Theo chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 400: “Rủi ro Kiểm toán (AR) là rủiro KTV và Công ty Kiểm toán đưa ra ý kiến nhận xét không thích hợp khi BCTC đãđược Kiểm toán còn những sai sót trọng yếu” Việc đánh giá rủi ro Kiểm toán

Trang 23

thông qua việc đánh giá ba bộ phận: Rủi ro tiềm tàng (IR), rủi ro kiểm soát (CR) vàrủi ro phát hiện (DR) căn cứ vào mối quan hệ được phản ánh trong mô hình sau:

DR= AR/IR*CR Trong đó: AR là rủi ro Kiểm toán

IR là rủi ro tiểm tàng CR là rủi ro phát hiện DR là rủi ro kiểm soát

Khi đánh giá về rủi ro kiểm toán cần phải hiểu được những sai sót thườngxảy ra trong từng phần hành kiểm toán Trong phần hành TSCĐ, các sai sót có thểxảy ra thường liên quan tới các sai sót tiềm tàng, cụ thể như sau:

Rủi ro liên quan đến nguyên giá TSCĐ: Nguyên giá TSCĐ có thể bị phản

ánh sai lệch thực tế Đối với trường hợp tăng TSCĐ, nguyên giá ghi trên sổ thườngcao hơn thực tế Đối với trường hợp giảm TSCĐ, nguyên giá thường ghi thấp hơnthực tế.

Rủi ro liên quan đến khấu hao TSCĐ: Khấu hao TSCĐ có thể sai về cáh tính

và phân bổ, do phương pháp tính khấu hao của đơn vị không phù hợp với các quyđịnh hiện hành và không phù hợp với cách thức thu hồi lợi ích kinh tế của từngTSCĐ.

Rủi ro liên quan đến sửa chữa, nâng cấp TSCĐ: nhiều nghiệp vụ sửa chữa

TSCĐ có thể bị hiểu lầm về bản chất là nâng cấp TSCĐ và ngược lại Do vậy, cóthể dẫn tới các sai sót không ghi tăng nguyên giá TSCĐ đối với trường hợp nângcấp TSCĐ do đơn vị hạch toán vào chi phí sửa chữa TSCĐ.

Rủi ro về hoạt động cho thuê và đi thuê TSCĐ: nhiều nghiệp vụ đi thuê

TSCĐ có thể không được phân loại theo đúng hình thức thuê tài sản, Tài sản thuêhoạt động có thể bị phân loại thành Thuê tài chính Đối với tài sản thuê hoạt động,đơn vị cho thuê có thế hạch toán không đúng doanh thu cho thuê tài sản.

 Xây dựng kế hoạch kiểm toán :

Theo chuẩn mực kiểm toán số 300, kế hoạch kiểm toán gồm ba (3) bộ phận:- Kế hoạch chiến lược

Trang 24

- Kế hoạch kiểm toán tổng thể- Chương trình kiểm toán

Tuy nhiên với kiểm toán khoản mục TSCĐ, KTV không phải thực hiện lập kế hoạch chiến lược.

Ngoài ra KTV còn phải thảo luận với khách hàng và hoàn chỉnh kế hoạchkiểm toán.

o Lập kế hoạnh kiểm toán tổng thể : Trong chuẩn mực kiểm toán số 300 – Lập kế

hoạch kiểm toán, có nêu “Kế hoạch kiểm toán tổng thể là toàn bộ những dự kiếnchi tiết cụ thể về nội dung, phương pháp, lịch trình và phạm vi các thủ tục kiểmtoán được áp dụng cho một cuộc kiểm toán Kế hoạch kiểm toán tổng thể phải được

lập cho mọi cuộc kiểm toán, trong đó mô tả phạm vi dự kiến và cách thức tiến hànhcông việc kiểm toán Kế hoạch kiểm toán tổng thể phải đầy đủ, chi tiết làm cơ sở đểlập chương trình kiểm toán Hình thức và nội dung của kế hoạch kiểm toán tổng thểthay đổi tùy theo quy mô của khách hàng, tính chất phức tạp của công việc kiểmtoán, phương pháp và kỹ thuật kiểm toán đặc thù do kiểm toán viên sử dụng”

KTV sẽ tìm hiểu một số thông tin liên quan đến khoản mục TSCĐ như sau:

- Thông tin cơ bản về đơn vị được kiểm toán: Hội đồng quản trị, Ban giám đốc, Kếtoán trưởng; sự thay đổi nhân sự chủ chốt nếu có

- Các chính sách kế toán mà đơn vị khách hàng sử dụng trong hạch toán TSCĐ- Việc tổ chức bộ máy quản lý, theo dõi và hạch toán TSCĐ

- Đánh giá mức độ rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát liên quan đến khoản mụcTSCĐ

- Xác định mức độ trọng yếu cho khoản mục TSCĐ

- Xác định các nghiệp vụ, quy trình phức tạp, những trọng tâm cần đi sâu kiểmtoán

Từ kết quả phân tích, đánh giá và xét đoán nói trên, KTV sẽ hoạch định nộidung, lịch trình và phạm vi các thủ tục kiểm toán đối với các thông tin về khoảnmục TSCĐ cũng như các thông tin khác được phản ánh trên BCTC của khách hàng.

Trang 25

Kế hoạch kiểm toán tổng thể cũng là cơ sở để soạn thảo chương trình kiểm toán cụthể cho từng tài khoản, từng thông tin

o Lập chương trình kiểm toán :

Chương trình kiểm toán cũng được lập cho mọi cuộc kiểm toán, trong đó xácđịnh nội dung, lịch trình và phạm vi của các thủ tục kiểm toán cần thiết để thực hiệnkế hoạch kiểm toán tổng thể.

Chương trình kiểm toán khoản mục TSCĐ thường bao gồm: mục tiêu kiểmtoán cụ thể của khoản mục TSCĐ, các thủ tục kiểm toán cần áp dụng, kỹ thuật kiểmtoán cụ thể, phạm vi và thời gian thực hiện, việc tham chiếu với các thông tin cóliên quan đến khoản mục, những bằng chứng cần thu thập…

Trong quá trình thực hiện, chương trình kiểm toán có thể thay đổi để phù hợpvới sự thay đổi của doanh nghiệp hoặc những tình huống chưa phát hiện được trướcđó

o Thảo luận với khách hàng và hoàn chỉnh kế hoạch kiểm toán

KTV và công ty kiểm toán có trách nhiệm lập kế hoạch kiểm toán Để đưa ra kếhoạch kiểm toán cuối cùng, KTV cần trao đổi, thảo luận với KTV nội bộ, ban giámđốc, nhân viên đơn vị được kiểm toán về những vấn đề liên quan đến kế hoạch, thủ tụckiểm toán nhằm nâng cao hiệu quả công việc kiểm toán, tăng hiệu quả phối hợp côngviệc với các nhân viên của đơn vị được kiểm toán Cũng thông qua sự trao đổi trên màKTV phát hiện, có thêm được những bằng chứng để đánh giá sự nhiệt tình và tráchnhiệm của đơn vị được kiểm toán

b Thực hiện kế hoạch kiểm toán

 Khảo sát về kiểm soát nội bộ đối với TSCĐ :

Chuẩn mực kiểm toán số 400 định nghĩa : “Hệ thống kiểm soát nội bộ là các qui định và các thủ tục kiểm soát do đơn vị được kiểm toán xây dựng và áp dụng nhằm bảo đảm cho đơn vị tuân thủ pháp luật và các qui định, để kiểm tra, kiểm soát, ngăn ngừa và phát hiện gian lận, sai sót; để lập báo cáo tài chính trung thực và hợp lý; nhằm bảo vệ, quản lý và sử dụng có hiệu quả tài sản của đơn vị”.

Kiểm soát nội bộ trong hệ thống kế toán nhằm đảm bảo:

Trang 26

- Nghiệp vụ TCSĐ được thực hiện sau khi đã có sự chấp thuận của những người có thẩm quyền; có căn cứ hợp lý.

- Các nghiệp vụ TSCĐ phát sinh được ghi chép kịp thời, đầy đủ và chính xác vào các tài khoản trong kỳ kế toán phù hợp, làm cơ sở lập báo cáo tài chính phù hợp vớichế độ kế toán theo qui định hiện hành;

- Các TSCĐ ghi trong sổ kế toán được đối chiếu với tài sản theo kết quả kiểm kê thực tế ở những thời điểm nhất định và có biện pháp thích hợp để xử lý nếu có chênh lệch.

Trong phạm vi kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm toán viên chủ yếu quan tâm đến các chính sách, thủ tục của hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ có liên quan đến các sở dẫn liệu của báo cáo tài chính nói chung và khoản mục TSCĐ nói riêng

Kiểm toán viên phải thực hiện các thử nghiệm kiểm soát để thu thập đầy đủ bằng chứng về tính hiệu quả của hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ trên các phương diện:

- Thiết kế: Hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị được thiết kế sao cho có đủ khả năng ngăn ngừa, phát hiện và sửa chữa các sai sót trọng yếu;- Thực hiện: Hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ tồn tại và hoạt động một cách hữu hiệu trong suốt thời kỳ xem xét.

Đối với Kiểm toán phần hành tài sản cố định, các khảo sát chủ yếu được thựchiện như sau:

- Tìm hiểu, đánh giá về các chính sách kiểm soát, các quy định về kiểm soát nộ bộđối với TSCĐ.

Khi nghiên cứu cần chú ý đến các khía cạnh về tính đầy đủ, chặt chẽ, phù hợp củacác quy chế KSNB đối với khoản mục TSCĐ.

- Khảo sát về sự vận hành các quy chế KSNB: các quy chế KSNB phải đảm bảotính hữu hiệu, thường xuyên, liên tục trong việc vận hành.

Trang 27

KTV có thể lập bảng câu hỏi sẵn về hệ thống KSNB, trực tiếp khảo sát, thuthập, tìm hiểu về hệ thống KSNB của đơn vị, khảo sát về tình hình thực hiện cácnguyên tắc phân công, phân nhiệm; bất kiêm nhiệm; phê chuẩn, ủy quyền

Các thử nghiệm kiểm soát thường được KTV sử dụng:

Mục tiêu KSNBQuá trình KSNB chủ yếuCác thử nghiệm kiểmsoát phổ biến

1 Sự phê chuẩn - Phê chuẩn các nghiệp vụ tăng,giảm trích khấu hao TSCĐ đượcphân cấp đối với các nhà quản lýcủa doanh nghiệp.

- Phỏng vấn nhữngngười liên quan.

- Kiểm tra dấu hiệu củasự phê chuẩn.

2 Có căn cứ hợp lý - TSCĐ ghi trong sổ sách hiện dodoanh nghiệp quản lý sử dụng, tínhđộc lập bộ phận quản lý TSCĐ vàviệc tách biệt bộ phận này với bộphận ghi sổ.

- Sự có thật của công văn xin đềnghị mua TSCĐ, công văn duyệtmua, hợp đồng mua, biên bản giaonhận TSCĐ đưa vào sử dụng và thẻTSCĐ.

- Các chứng từ thanh lý, nhượngbán TSCĐ được huỷ bỏ, tránh việcsử dụng lại.

- Quan sát TSCĐ ở đơnvị và xem xét sự táchbiệt giữa các chức năngquản lý và ghi sổ vớibộ phận bảo quảnTSCĐ.

- Kiểm tra chứng từ, sựluân chuyên chứng từvà dấu hiệu của KSNB.- Kiểm tra dấu hiệu củasự huỷ bỏ.

3.Tính đầy đủ - Mỗi TSCĐ có một bộ hồ sơ, đượcghi chép từ khi mua nhận TSCĐ vềđơn vị cho tới khi nhượng bán,thanh lý TSCĐ.

- Các TSCĐ phải đảm bảo đều

- Kiểm tra tính đầy đủcủa các NV hạch toán.

Bảng 1: Các thử nghiệm kiểm soát TSCĐ

Trang 28

được ghi chép đầy đủ 4.Quyền và nghĩa

- TSCĐ thuộc sở hữu của đơn vịđược ghi chép vào khoản mụcTSCĐ, được doanh nghiệp quản lývà sử dụng Những TSCĐ khôngthuộc quyền sở hữu của doanhnghiệp thì được ghi chép ngoàiBảng cân đối tài sản.

- Kết hợp giữa việckiểm tra vật chất vớiviệc kiểm tra chứng từ,hồ sơ pháp lý về quyềnsở hữu tài sản.

5.Tính chính xác - Tất cả các chứng từ có liên quantới việc mua, thanh lý TSCĐ ở đơnvị đều đựơc phòng kế toán tập hợpvà tính toán đúng đắn Việc cộng sổchi tiết và sổ tổng hợp TSCĐ làchính xác và được kiểm tra đầy đủ.

- Xem xét dấu hiệukiểm tra của HTKSNB.- Cộng lại một sốchứng từ phát sinh củaTSCĐ.

6.Tính kịp thời - Việc ghi sổ và cộng sổ TSCĐđược thực hiện kịp thời ngay khi cónghiệp vụ phát sinh và đáp ứng yêucầu lập Báo cáo kế toán của doanhnghiệp.

- Kiểm tra tính đầy đủvà kịp thời của việc ghichép.

7.Phân loại và trìnhbày

- Doanh nghiệp có quy định về việcphân loại chi tiết TSCĐ phù hợpvới yêu cầu quản lý.

- Các quy định về trình tự ghi sổcác nghiệp vụ liên quan đến TSCĐtừ sổ chi tiết đến sổ tổng hợp.

- Phỏng vấn nhữngngười có trách nhiệmđể tìm hiểu quy địnhphân loại TSCĐ

- Kiểm tra hệ thống tàikhoản và sự phân loạisổ sách kế toán.

- Xem xét trình bày  Thực hiện các thử nghiệm cơ bản

o Thực hiện thủ tục phân tích

Trang 29

Thủ tục phân tích được kiểm toán viên áp dụng cho tất cả các cuộc kiểm toánvà nó được thực hiện trong tất cả các giai đoạn kiểm toán.

Thủ tục phân tích, theo định nghĩa của Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số

520- “Quy trình phân tích”: “là việc phân tích các số liệu, thông tin, các tỷ suấtquan trọng, qua đó tìm ra những xu hướng biến động và tìm ra những mối quan hệcó mâu thuẫn với các thông tin liên quan khác hoặc có sự chênh lệch lớn so với giátrị đã dự kiến”.

Các thủ tục phân tích KTV có thể sử dụng:

- Phân tích ngang: là việc so sánh về lượng trên cùng một chỉ tiêu Đối với khoảnmục TSCĐ, KTV có thể so sánh số liệu nguyên giá, hao mòn TSCĐ, giá trị còn lạinăm trước với năm nay, qua đó thấy được những biến động bất thường và phải xácđịnh nguyên nhân Đồng thời KTV có thể so sánh số liệu của khách hàng với số liệucủa ngành.

- Phân tích dọc: là việc phân tích dựa trên cơ sở so sánh các tỷ lệ tương quan củacác chỉ tiêu và khoản mục trên BCTC Đối với TSCĐ, KTV có thể tính toán một sốtỷ suất như tỷ lệ khấu hao bình quân kỳ này với kỳ trước, hệ số hao mòn bình quânkỳ này với kỳ trước, so sánh giữa tổng chi phí sửa chữa TSCĐ với nguyên giáTSCĐ, giữa tổng nguyên giá với giá trị tổng sản lượng, khấu hao trong kỳ với tổngkhấu hao lũy kế …

o Thực hiện thủ tục kiểm tra chi tiết

Kiểm tra các nghiệp vụ tăng, giảm TSCĐ

Đối với NV tăng, giảm TSCĐ thường thực hiện các thủ tục khảo sát cơ bản sau:

Bảng 2: Các thủ tục khảo sát nghiệp vụ tăng, giảm TSCĐ

Trang 30

Mục tiêu kiểm toánCác khảo sát thông thườngGhi chú

-Các nghiệp vụ tăng, giảmTSCĐ trong năm đều đượcphê chuẩn đúng đắn.

- So sánh tổng nguyên giá TSCĐ năm nay với tổng số nguyên giá TSCĐ tăng của năm trước.- Đánh giá các khoản tăng, giảm TSCĐ (đặc biệt là các nghiệp vụ có giá trị lớn) có hợp lý với công việc kinh doanh nghiệp hay không.- Đánh giá tổng các khoản mua vào, đầu tư, tiếp nhận, thanh lý, nhượng bán Có nhận xét biến động về kinh doanh và các điều kiện kinh tế

- Kiểm toán viênphải có nhữnghiểu biết đầy đủvà sâu sắc về côngviệc sản xuất kinhdoanh của đơn vịđược kiểm toán.

-Các trường hợp tăng, giảmtài sản cố định đều có căn cứhợp lý.

- Kiểm tra các hoá đơn của người bán, các biên bản giao nhận tài sản cố định, biên bản giao nhận vốn, biênbản quyết toán công trình đầu tư xây dựng cơ bản, biên bản liên doanh liênkết, biên bản thanh lý…

- Kiểm kê cụ thể các tài sản cố định hữu hình.

- Kiểm tra quá trình mua sắm, chi phíđể hình thành tài sản cố định.

-Tài sản cố định được đánhgiá đúng đắn.

- Kiểm tra hoá đơn của người bán và chứng từ gốc liên quan đến tăng tài sản cố định (biên bản giao nhận tài sản cố định, hợp đồng )

- Kiểm tra các điều khoản của hợp đồng tài chính liên quan đến xác địnhnguyên giá tài sản cố định đi thuê.- Kiểm tra chính sách phân loại và sơ

- Cần nắm vữngcác nguyên tắc,quy định hiệnhành về đánh gíaTSCĐ.

- Các cuộc khảosát này cần cânnhắc tuỳ thuộc

Trang 31

đồ hạch toán TSCĐ của doanh nghiệp- Kiểm tra tính đúng đắn, phù hợp và nhất quán của các chính sách xác định nguyên giá TSCĐ mà DN áp dụng.

- Chọn mẫu một số NV để kiểm tra sự phân loại

vào mức độ rủi rokiểm soát của cáckhoản mục TSCĐ.

-Các trường hợp tăng, giảmtài sản cố định đều được ghichép đầy đủ, đúng kỳ.

- Xem xét các hoá đơn của người bán, các chứng từ tăng tài sản cố định, các chi phí sửa chữa tài sản cố định để phát hiện ra các trường hợp quên ghi sổ tài sản cố định hoặc ghi tài sản cố định thành chi phí sản xuất kinh doanh.

- Kiểm tra lại các hợp đồng thuê tài sản cố định.

- Kiểm tra ngày tháng ghi sổ và kiểmtra các nghiệp vụ tăng, giảm tài sản cố định vào gần ngày (trước và sau ngày lập Báo cáo) lập BCTC để kiểmtra việc ghi sổ đúng kỳ.

- Đây là nhữngmục tiêu quantrọng nhất

-Các nghiệp vụ tài sản cố địnhđều được tính toán đúng

- Cộng bảng liệt kê mua sắm, đầu tư,cấp phát

- Đối chiếu số tổng cộng trong sổ cáitổng hợp với các sổ tổng hợp khác,với các sổ chi tiết…

- Mức độ, phạm vikiểm tra phụ thuộcvào tính hiệu lựccủa hệ thống kiểmsoát nội bộ.

-Đảm bảo các NV phát sinhđược cộng dồn chính xác

- Cộng tổng các bảng kê tăng, giảmTSCĐ

- Đối chiếu số liệu giữa các sổ chi

Trang 32

tiết, sổ tổng hợp, các bảng kê vớinhau.

Kiểm tra chi tiết số dư các tài khoản TSCĐ

Với số dư đầu kỳ, nếu khoản mục TSCĐ đã được kiểm toán năm trước vớicùng công ty kiểm toán hoặc do công ty kiểm toán khác thực hiện nhưng đã khẳngđịnh là chính xác thì không phải kiểm tra Trong các trường hợp khác, KTV phảithực hiện các thủ tục bổ sung như kiểm tra các chứng từ chứng minh cho số dư đầunăm, xem xét kết quả kiểm kê, kiểm tra tình hình thế chấp…

Với số dư cuối kỳ, dựa trên cơ sở kết quả của số dư đầu kỳ và nghiệp vụ tăng,giảm TSCĐ trong kỳ để xác định, đồng thời cần kiểm tra, đánh giá kết quả kiểm kêTSCĐ của doanh nghiệp Trong quá trình kiểm kê cần chọn mẫu một vài TSCĐ ởcác sổ chi tiết để đối chiếu với TSCĐ trên thực tế.

Kiểm toán chi phí khấu hao

Khác với các chi phí khác, chi phí khấu hao là một loại chi phí ước tính Mứckhấu hao phụ thuộc vào là nguyên giá, phương pháp và thời gian trích khấu hao.Mục tiêu chủ yếu của kiểm toán khấu hao là xem xét việc đánh giá, phân bổ khấuhao của đơn vị đã hợp lý, tính toán chính xác theo đúng quy định của doanh nghiệpvà nguyên tắc kế toán không

Các thủ tục kiểm toán thường được KTV sử dụng trong quá trình kiểm toánchi phí khấu hao TSCĐ:

- Kiểm tra lại các chính sách, phương pháp khấu hao mà đơn vị đang áp dụng.- Thu thập hay tự xây dựng một bảng phân tích tổng quát về khấu hao trong đó ghirõ về số dư đầu kỳ, số trích khấu hao trong năm, số khấu hao tăng, giảm, trong nămvà số dư cuối kỳ Sau đó xem việc tính toán khấu hao rùi so sánh, phân tích sự biếnđộng trong năm…

Kiểm tra các chi phí phát sinh sau ghi nhận ban đầu

Các khoản chi phí phát sinh sau ghi nhận ban đầu là của TSCĐ là các chi phísửa chữa, nâng cấp cải tạo đối với TSCĐ.

Trang 33

Mục tiêu kiểm toán đối với các khoản chi phí này là nhằm đảm bảo các khoảnchi phí phát sinh thực tế, phù hợp với điều kiện thực tế của doanh nghiệp, các khoảnchi phí này phải được hạch toán đầy đủ và đúng trình tự, phương pháp kế toán.

KTV phải tiến hành kiểm tra tính đầy đủ và chính xác của việc ghi nhận chiphí thông qua việc xác định xem các khoản chi phí này có chắc chắn làm tăng lợiích kinh tế trong tương lai do sử dụng tài sản đó hay không? Nếu phát hiện các chiphí phát sinh không thoả mãn điều kiện này thì phải được ghi nhận là chi phí SXKDtrong kỳ.

Đối với nguồn chi cho sửa chữa lớn cần xem xét hai trương hợp: Sửa chữa lớntheo kế hoạch và sửa chữa lớn ngoài kế hoạch.

KTV thường lập bảng kê chi phí phát sinh sau ghi nhận ban đầu rồi đối chiếuvới số phát sinh của kỳ trước để đánh giá sự biến động, kiểm tra sự phát sinh thực tếcủa các khoản chi phí và đánh giá sự hợp lý của các khoản phí tổn này.

c Tổng hợp kết quả kiểm toán TSCĐ

Sau khi thực hiện các thủ tục khảo sát, KTV sẽ tổng hợp kết quả kiểm toán đối vớiTSCĐ Tổng hợp kết quả kiểm toán thường được thể hiện dưới hình thức một bản tổnghợp kết quả kiểm toán hay “ biên bản kiểm toán “

Các nội dung chủ yếu trong biên bản kiểm toán thường gồm :

- Các sai phạm đã phát hiện khi kiểm tra chi tiết các NV, số dư các tài khoản và đánhgiá về mức độ của sai phạm

- Nguyên nhân sai lệch và bút toán điều chỉnh

- Kết luận về mục tiêu kiểm toán đã đạt được hay chưa.- Hạn chế của cuộc kiểm toán và ý kiến của KTV

- Các vấn đề cần theo dõi trong đợt kiểm toán sau - Ý kiến của đơn vị được kiểm toán

Tổng hợp kết quả kiểm toán là một căn cứ quan trọng cho KTV tổng hợp lập BCKT.

1.2.2.2 Phương pháp kiểm toán :

Trang 34

Phương pháp kiểm toán là các biện pháp, cách thức và thủ pháp được vận dụng trong công tác kiểm toán nhằm đạt được các mục đích kiểm toán đã được đặt ra.

Để kiểm toán TSCĐ, KTV có thể sử dụng cả hai phương pháp kiểm toán : phươngpháp kiểm toán cơ bản và phương pháp kiểm toán tuân thủ

Phương pháp kiểm toán cơ bản : là phương pháp được thiết kế, sử dụng để thu

thập bằng chứng kiểm toán có liên quan đến số liệu do hệ thống kế toán xử lý và cung cấp.

Mọi thử nghiệm, phân tích, đánh giá của KTV đều dựa vào số liệu, thông tin trong BCTC và do hệ thống kế toán cung cấp Phương pháp này còn được gọi là các bướckiểm nghiệm dựa vào số liệu.

Đây là phương pháp được vận dụng cho mọi cuộc kiểm toán, tuy nhiên phạm vi và mức độ vận dụng lại tùy thuộc vào tính hiệu quả của hệ thống KSNB của doanh nghiệp Khi hệ thống KSNB của doanh nghiệp tốt, để cuộc kiểm toán đạt hiệu quả thì KTV luôn phải kết hợp chặt chẽ giữa hai phương pháp.

Phương pháp kiểm toán cơ bản gồm các kỹ thuật kiểm toán cụ thể sau:

o Phân tích đánh giá tổng quát : là việc xem xét số liệu trên BCTC thông qua mối quan hệ và tỉ lệ giữa các chỉ tiêu trên BCTC.

- Tác dụng: Giúp KTV khai thác các bằng chứng kiểm toán nhanh chóng thông tin thông qua việc xác định những sai lệch về thông tin, những tính chất bất bình thường trên BCTC, để KTV xác định mục tiêu, phạm vi , qui mô, lượng công việc cần kiểm toán , từ đó đi sâu nghiên cứu, kiểm toán những vấn đề mà kiểm toán viênthấy cần thiết.

o Thử nghiệm chi tiết nghiệp vụ và số dư các tài khoản : là kỹ thuật kiểm tra chi tiết việc ghi chép, hạch toán từng nghiệp vụ kinh tế từ chứng từ vào sổ kế toán có liên quan , kiểm tra việc tính toán, tổng hợp số dư của từng tài khoản.

- Tác dụng: Phương pháp kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ số dư và tài khoản nhằm mục đích thu thập các bằng chứng trực tiếp chứng minh cho mức độ tin cậy của các số liệu trên các tài liệu khế toán.

Trang 35

Phương pháp này gồm thử nghiệm chi tiết nghiệp vụ và kiểm tra chi tiết số dư tài khoản

Phương pháp kiểm toán tuân thủ: là thủ tục, kỹ thuật kiểm toán được thiết kế và

sử dụng để thu thập các bằng chứng có liên quan đến tính thích hợp và hiệu quả của hệ thống KSNB của doanh nghiệp

Đặc trưng của phương pháp này là mọi thử nghiệm phân tích, đánh giá và kiểm tra đều dựa vào quy chế KSNB của doanh nghiệp

Phương pháp này thường được áp dụng với các khách hàng truyền thống và hệthống KSNB doanh nghiệp phải mạnh, hiệu quả.

Phương pháp này gồm kỹ thuật điều tra hệ thống và các thử nghiệm chi tiết về kiểm soát.

o Kỹ thuật điều tra hệ thống : là việc kiểm tra chi tiết một loạt các nghiệp vụ cùng lọai được theo dõi, ghi chép từ đầu đến cuối của một hệ thống để xem xét, đánh giá các bước kiểm toán áp dụng trong hệ thống đó của đơn vị được kiểm toán, cho phép KTV đánh giá lại mức độ RRKS và thiết kế phương pháp kiểm toán tuân thủ mà cụ thể là các thử nghiệm chi tiết về kiểm soát và qua đó điều chỉnh cả các thử nghiệm cơ bản.

o Thử nghiệm chi tiết về kiểm soát : là các thử nghiệm được tiến hành để thu thậpbằng chứng về sự hữu hiệu của các quy chế KSNB và các bước kiểm soát được tiến hành làm cơ sở cho việc thiết kế phương pháp kiểm toán cơ bản, tức là thử nghiệm cơ bản về số liệu.

Việc tiến hành hay không tiến hành các thử nghiệm chi tiết về kiểm soát phụ thuộc vào việc đánh giá lại rủi ro kiểm soát sau khi đã áp dụng kỹ thuật kiểm tra hệ thống và thấy rằng rủi ro kiểm soát được đánh giá là không cao.

Chương 2:

Trang 36

THỰC TRẠNG KIỂM TOÁN TSCĐ DO CÔNG TY TNHH TƯ VẤN KẾ TOÁNVÀ KIỂM TOÁN VIỆT NAM (AVA) THỰC HIỆN

2.1 Giới thiệu về công ty TNHH tư vấn kế toán và kiểm toán Việt Nam (AVA)2.1.1 Khái quát về công ty kiểm toán

2.1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển

Công ty TNHH Tư vấn Kế toán và Kiểm toán Việt Nam (AVA) được thành lậpngày 10/10/2006 theo theo Giấy Đăng ký kinh doanh số 0102028384 do Sở Kế hoạchvà Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp và sửa đổi bổ sung ngày 22/02/2007.

- Tên Công ty: CÔNG TY TNHH TƯ VẤN KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN.

- Tên giao dịch: Viet nam Auditing and accounting consultancy CO.,LTD(AVA).

- Tên viết tắt: AVA.

- Trụ sở: Số 160 – Phương Liệt – Thanh Xuân - Hà Nội.

- Số điện thoại: 04.8689566-04.8689588Fax: : 04.8686248.

Website: http://kiemtoanava.com.vn/index.php.Email: ava@ava.pro.vn.

Ngoài ra, AVA còn có chi nhánh trực thuộc tại: 43 Phan Châu Trinh - T PVinh - Nghệ An

AVA là một trong những loại hình Công ty TNHH có hai thành viên trở lênhoạt động trong lĩnh vực kiểm toán, kế toán, tư vấn tài chính và thẩm định giá Vớihơn 80 nhân viên và cộng tác viên, giàu kinh nghiệm, có uy tín, trong lĩnh vực kiểmtoán và tư vấn tài chính kế toán, trong đó có 15 kiểm toán viên cấp Nhà nước, 02kiểm toán viên có chứng chỉ kiểm toán viên quốc tế ACCA và CPA Australia, 03Thẩm định viên quốc gia về giá, 03 người có học vị thạc sỹ chuyên ngành tài chínhkế toán và kiểm toán AVA luôn tự hào với đội ngũ kiểm toán viên có bản lĩnh, cótính chuyên nghiệp, có nhiều năm kinh nghiệm làm việc tại các công ty kiểm toánlớn như: AASC, KPMG, E&Y vì vậy luôn đáp ứng những yêu cầu cao nhất củakhách hàng

Trang 37

Tuy mới ra đời nhưng vị thế của công ty đã nhanh chóng được khẳng định vàhiện nay là một những công ty kiểm toán độc lập lớn nhất ở Việt Nam, được Uỷ banChứng khoán Nhà nước Việt Nam chấp thuận đủ điều kiện kiểm toán cho các đơnvị niêm yết, tổ chức phát hành và tổ chức kinh doanh chứng khoán tại Việt Namtheo Quyết định số 701/QĐ-UBCK ngày 18/12/2007.

2.1.1.2 Mục tiêu hoạt động :

Mục tiêu hoạt động của công ty là nhằm cung cấp các dịch vụ chuyên ngànhtốt nhất, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cao nhất cho khách hàng, hỗ trợ, tưvấn, cung cấp những thông tin với độ tin cậy cao cho công tác quản lý kinh tế tàichính và điều hành công việc sản xuất kinh doanh, mang lại hiệu quả cao nhất

Với mục tiêu hoạt động đó, chất lượng dịch vụ của công ty luôn có những ưuđiểm nổi bật hơn so với các tổ chức chuyên ngành tương tự trong việc phát hiệnnhững điểm yếu, những điểm còn thiếu sót, còn chưa đúng, chưa hợp lý trong côngtác quản lý điều hành, trong hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ của đơnvị để từ đó đưa ra những đề xuất hợp lý và đúng đắn nhất nhằm giúp khách hàngkhắc phục những tồn tại nhận thấy trong quá trình kiểm toán

2.1.1.3 Cơ cấu tổ chức :

Trang 38

Sơ đồ 1: Tổ chức bộ máy quản lý của AVA

Chức năng và nhiệm vụ của các bộ phận :

Hội đồng thành viên: Hội đồng thành viên là cơ quan có thẩm quyền quyết định

cao nhất trong công ty, các quyết định được thông qua bằng hình thức biểu quyết tạicuộc họp hoặc lấy ý kiến bằng văn bản Tại AVA, hội đồng thành viên có cácnhiệm vụ và quyền hạn sau: Quyết định phương hướng phát triển của công ty; quyếtđịnh cơ cấu tổ chức của công ty; sửa đổi, bổ sung điều lệ của công ty Hội đồngthành viên của AVA tổ chức họp mỗi năm một lần, thời gian họp có quy định cụ thểtrừ những trường hợp có sự việc bất thường xảy ra

Ban giám đốc: Ban giám đốc của AVA có số lượng thành viên là 6 người, trong

đó có một giám đốc và năm phó giám đốc với thâm niên trong ngành đều trên 10năm Giám đốc của AVA là thạc sĩ Nguyễn Minh Hải đồng thời cũng là chủ tịch hộiđồng thành viên có thẩm quyền điều hành hoạt động kinh doanh hàng ngày củacông ty, chịu trách nhiệm trước hội đồng thành viên về việc thực hiện nhiệm vụ vàquyền hạn của mình Các phó giám đốc của AVA phụ trách những nhiệm vụ khácnhau và chịu trách nhiệm trước giám đốc về việc thực hiện các nhiệm vụ đó.

Trang 39

Các phòng nghiệp vụ: AVA có 7 phòng nghiệp vụ tại trụ sở chính Hà Nội trong

đó có 1 phòng nghiệp vụ có chuyên môn về kiểm toán xây dựng cơ bản và 6 phòngnghiệp vụ Kiểm toán Báo cáo tài chính, ngoài ra AVA có 1 phòng NV XDCB ởVinh Mỗi phòng nghiệp vụ có một trưởng phòng là người chịu trách nhiệm trựctiếp về nhân sự cũng như phân công công tác cho từng thành viên trong phòng Cácthành viên trong phòng có nhiệm vụ thực hiện các công việc được giao của bangiám đốc cũng như người quản lý trực tiếp của mình

Khối hành chính: giữ vai trò trong việc quản lý bộ máy hành chính toàn công ty,

thực hiện các công việc liên quan tới hành chính, kế toán.

Mô hình này tương đối đơn giản và gọn nhẹ, giảm thiểu chi phí hành chính,các bộ phận trung gian trong quá trình quản lý Các kế hoạch, chiến lược hoạt độngcủa Ban giám đốc được truyền thẳng xuống cho bộ phận thực thi và ngược lại mọisự phản hồi từ các bộ phận triển khai hoạt động cũng được ban giám đốc nắm bắtnhanh chóng.

2.1.1.4 Về đội ngũ nhân viên :

Tuy thời gian hoạt động chưa lâu nhưng công ty đã có được một số lượng nhânviên đông đảo cả về số lượng và chất lượng chuyên môn: hiện nay công ty có hơn70 nhân viên tại Hà Nôi và 10 nhân viên tại chi nhánh Vinh Đội ngũ nhân viên củaAVA được đào tạo có hệ thống, đã có nhiều năm kinh nghiệm thực tế, có hiểu biếtsâu rộng và đặc biệt các kiểm toán viên đã thường xuyên trực tiếp tham gia kiểmtoán và tư vấn cho nhiều loại hình doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khácnhau trong nhiều năm qua

Nhân viên được đào tạo bài bản cả trong và ngoài nước để đáp ứng được yêucầu của các công việc đối với từng khách hàng riêng.

2.1.1.5 Dịch vụ cung cấp và khách hàng:

Dịch vụ cung cấp:

Với việc nắm trong tay một đội ngũ cán bộ và chuyên gia có chất lượngchuyên môn cao, hàng đầu trên nhiều lĩnh vực như tư vấn về tài chính kế toán, thuế,công nghệ thông tin, quản trị doanh nghiệp, đào tạo cũng như một đội ngũ nhân

Trang 40

viên có chất lượng tốt, công ty đang cung cấp rất nhiều dịch vụ liên quan đến hoạtđộng của thị trường tài chính bao gồm: dịch vụ về kiểm toán, dịch vụ kế toán, dịchvụ tư vấn, dịch vụ xác định giá trị doanh nghiệp và tư vấn cổ phần hóa, dịch vụ đàotạo và tuyển dụng, dịch vụ công nghẹ phần mêm.

Đối với dịch vụ kiểm toán thì công ty đang cung cấp các dịch vụ kiểm toáncác BCTC, kiểm toán hoạt động các dự án, kiểm toán báo cáo quyết toán công trìnhxây dựng, kiểm toán xác định vốn góp liên doanh, kiểm toán tuân thủ, kiểm toánhoạt động, kiểm toán theo thủ tục thư cam kết.

Khách hàng kiểm toán

Góp phần vào sự phát triển chung của đất nước và cam kết đảm bảo chất lượngcác dịch vụ cung cấp cho từng khách hàng, AVA luôn là người bạn đồng hành, luônchia sẻ kinh nghiệm của mình với khách hàng và sự thành công của khách hàngluôn là mục tiêu phấn đấu của chúng tôi

Với trình độ và những kinh nghiệm thực tiễn của mình, AVA sẽ là đơn vị đitiên phong, dẫn đầu trong hoạt động cung cấp dịch vụ chuyên ngành tại Việt Namvà luôn đáp ứng mọi yêu cầu cao nhất của khách hàng.

Tuy mới thành lập nhưng số lượng khách hàng của công ty không hề nhỏ và hiệnnay công ty đã có một số lượng lớn khách hàng quen thuộc cũng như không ngừng tiếpnhận thêm các khách hàng mới.

Trong 4 năm qua, công ty đã cung cấp các dịch vụ chuyên ngành kiểm toánbáo cáo tài chính, kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư công trình XDCB hoànthành, thẩm định giá trị tài sản, bất động sản cho hàng trăm đơn vị lớn và nhỏ, tạođược uy tín trong lòng khách hàng.

Ngày đăng: 19/11/2012, 11:49

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1: Các thử nghiệm kiểm soát TSCĐ - Hoàn thiện quy trình kiểm toán tài sản cố định trong hoạt động kiểm toán của công ty TNHH Tư vấn kế toán và Kiểm toán Việt Nam (AVA).
Bảng 1 Các thử nghiệm kiểm soát TSCĐ (Trang 27)
Bảng 1: Các thử nghiệm kiểm soát TSCĐ - Hoàn thiện quy trình kiểm toán tài sản cố định trong hoạt động kiểm toán của công ty TNHH Tư vấn kế toán và Kiểm toán Việt Nam (AVA).
Bảng 1 Các thử nghiệm kiểm soát TSCĐ (Trang 27)
Sơ đồ 1: Tổ chức bộ máy quản lý của AVA - Hoàn thiện quy trình kiểm toán tài sản cố định trong hoạt động kiểm toán của công ty TNHH Tư vấn kế toán và Kiểm toán Việt Nam (AVA).
Sơ đồ 1 Tổ chức bộ máy quản lý của AVA (Trang 36)
Bảng 3: BẢNG TÍNH MỨC ĐỘ TRỌNG YẾU Khoản mục - Hoàn thiện quy trình kiểm toán tài sản cố định trong hoạt động kiểm toán của công ty TNHH Tư vấn kế toán và Kiểm toán Việt Nam (AVA).
Bảng 3 BẢNG TÍNH MỨC ĐỘ TRỌNG YẾU Khoản mục (Trang 48)
Bảng 3: BẢNG TÍNH MỨC ĐỘ TRỌNG YẾU - Hoàn thiện quy trình kiểm toán tài sản cố định trong hoạt động kiểm toán của công ty TNHH Tư vấn kế toán và Kiểm toán Việt Nam (AVA).
Bảng 3 BẢNG TÍNH MỨC ĐỘ TRỌNG YẾU (Trang 48)
hình - Hoàn thiện quy trình kiểm toán tài sản cố định trong hoạt động kiểm toán của công ty TNHH Tư vấn kế toán và Kiểm toán Việt Nam (AVA).
h ình (Trang 53)
Trích bảng cân đối kế toán sau khi kiểm toán: - Hoàn thiện quy trình kiểm toán tài sản cố định trong hoạt động kiểm toán của công ty TNHH Tư vấn kế toán và Kiểm toán Việt Nam (AVA).
r ích bảng cân đối kế toán sau khi kiểm toán: (Trang 58)
Bảng 6: BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN Từ 01/01-31/12/09 - Hoàn thiện quy trình kiểm toán tài sản cố định trong hoạt động kiểm toán của công ty TNHH Tư vấn kế toán và Kiểm toán Việt Nam (AVA).
Bảng 6 BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN Từ 01/01-31/12/09 (Trang 58)
- Tình hình kinh doanh của khách hàng (sản phẩm, thị trường, nhà cung cấp, chi phí, các hoạt động nghiệp vụ): - Hoàn thiện quy trình kiểm toán tài sản cố định trong hoạt động kiểm toán của công ty TNHH Tư vấn kế toán và Kiểm toán Việt Nam (AVA).
nh hình kinh doanh của khách hàng (sản phẩm, thị trường, nhà cung cấp, chi phí, các hoạt động nghiệp vụ): (Trang 91)
NHẬN XÉT: Sau khi thực hiện một số thủ tục và qua bảng phỏng vấn trên nhận thấy Rủi ro 98 - Hoàn thiện quy trình kiểm toán tài sản cố định trong hoạt động kiểm toán của công ty TNHH Tư vấn kế toán và Kiểm toán Việt Nam (AVA).
au khi thực hiện một số thủ tục và qua bảng phỏng vấn trên nhận thấy Rủi ro 98 (Trang 98)
III. TSCĐ VÔ HÌNH 00 0- - Hoàn thiện quy trình kiểm toán tài sản cố định trong hoạt động kiểm toán của công ty TNHH Tư vấn kế toán và Kiểm toán Việt Nam (AVA).
HÌNH 00 0- (Trang 100)
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN VIỆT NAM - Hoàn thiện quy trình kiểm toán tài sản cố định trong hoạt động kiểm toán của công ty TNHH Tư vấn kế toán và Kiểm toán Việt Nam (AVA).
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN VIỆT NAM (Trang 101)
Khớp với bảng bảng CĐKT (BS). - Hoàn thiện quy trình kiểm toán tài sản cố định trong hoạt động kiểm toán của công ty TNHH Tư vấn kế toán và Kiểm toán Việt Nam (AVA).
h ớp với bảng bảng CĐKT (BS) (Trang 101)
Khớp với bảng bảng CĐKT (BS). - Hoàn thiện quy trình kiểm toán tài sản cố định trong hoạt động kiểm toán của công ty TNHH Tư vấn kế toán và Kiểm toán Việt Nam (AVA).
h ớp với bảng bảng CĐKT (BS) (Trang 102)
Khớp với số liệu trên bảng tổng hợp (LS). - Hoàn thiện quy trình kiểm toán tài sản cố định trong hoạt động kiểm toán của công ty TNHH Tư vấn kế toán và Kiểm toán Việt Nam (AVA).
h ớp với số liệu trên bảng tổng hợp (LS) (Trang 103)
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN VIỆT NAM - Hoàn thiện quy trình kiểm toán tài sản cố định trong hoạt động kiểm toán của công ty TNHH Tư vấn kế toán và Kiểm toán Việt Nam (AVA).
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN VIỆT NAM (Trang 104)
Khớp với số liệu trên bảng tổng hợp (LS). - Hoàn thiện quy trình kiểm toán tài sản cố định trong hoạt động kiểm toán của công ty TNHH Tư vấn kế toán và Kiểm toán Việt Nam (AVA).
h ớp với số liệu trên bảng tổng hợp (LS) (Trang 104)
Khớp với số liệu trên bảng tổng hợp (LS). - Hoàn thiện quy trình kiểm toán tài sản cố định trong hoạt động kiểm toán của công ty TNHH Tư vấn kế toán và Kiểm toán Việt Nam (AVA).
h ớp với số liệu trên bảng tổng hợp (LS) (Trang 105)
Khớp với số liệu trên bảng tổng hợp (LS) - Hoàn thiện quy trình kiểm toán tài sản cố định trong hoạt động kiểm toán của công ty TNHH Tư vấn kế toán và Kiểm toán Việt Nam (AVA).
h ớp với số liệu trên bảng tổng hợp (LS) (Trang 106)
Khớp với số liệu trên bảng CĐKT (BS). - Hoàn thiện quy trình kiểm toán tài sản cố định trong hoạt động kiểm toán của công ty TNHH Tư vấn kế toán và Kiểm toán Việt Nam (AVA).
h ớp với số liệu trên bảng CĐKT (BS) (Trang 107)
BẢNG TÍNH KHẤU HAO TSCĐ Bộ phân : VĂN PHÒNG CÔNG TY - Hoàn thiện quy trình kiểm toán tài sản cố định trong hoạt động kiểm toán của công ty TNHH Tư vấn kế toán và Kiểm toán Việt Nam (AVA).
ph ân : VĂN PHÒNG CÔNG TY (Trang 108)
VH TSCĐ vô hình 100 16.744.000 1.674.400 1.674.400 1.674.400 1.674.400 - Hoàn thiện quy trình kiểm toán tài sản cố định trong hoạt động kiểm toán của công ty TNHH Tư vấn kế toán và Kiểm toán Việt Nam (AVA).
v ô hình 100 16.744.000 1.674.400 1.674.400 1.674.400 1.674.400 (Trang 108)
BẢNG TÍNH KHẤU HAO TSCĐ Bộ phõn : VĂN PHềNG CễNG TY - Hoàn thiện quy trình kiểm toán tài sản cố định trong hoạt động kiểm toán của công ty TNHH Tư vấn kế toán và Kiểm toán Việt Nam (AVA).
ph õn : VĂN PHềNG CễNG TY (Trang 108)
HH TSCĐ hữu hình 26,200,000 26,200,000 - Hoàn thiện quy trình kiểm toán tài sản cố định trong hoạt động kiểm toán của công ty TNHH Tư vấn kế toán và Kiểm toán Việt Nam (AVA).
h ữu hình 26,200,000 26,200,000 (Trang 111)
VH TSCĐ vô hình 16,744,000 16,744,000 16,744,000 16,744,000 - Hoàn thiện quy trình kiểm toán tài sản cố định trong hoạt động kiểm toán của công ty TNHH Tư vấn kế toán và Kiểm toán Việt Nam (AVA).
v ô hình 16,744,000 16,744,000 16,744,000 16,744,000 (Trang 112)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w