BÁO CÁO TỐT NGHIỆP TÊN ĐỀ TÀI: KẾ TOÁN TIỀN GỬI NGÂN HÀNG TẠI CÔNG TY TNHH CHẾ BIẾN GỖ HOA DƯƠNG Họ và tên sinh viên: NGUYỄN THỊ THANH THANH... Xuất phát từ vai trò quan trọng của vốn b
Trang 1BÁO CÁO TỐT NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI: KẾ TOÁN TIỀN GỬI NGÂN HÀNG TẠI CÔNG TY TNHH CHẾ BIẾN GỖ HOA DƯƠNG
Họ và tên sinh viên: NGUYỄN THỊ THANH THANH
Trang 2CHƯƠNG 1 5
GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH CHẾ BIẾN GỖ HOA DƯƠNG 5
1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty TNHH chế biến gỗ Hoa Dương 5
1.1.1 Giới thiệu sơ lược về Công ty TNHH chế biến gỗ Hoa Dương 5
1.1.2 Đặc điểm quy trình sản xuất kinh doanh 6
1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý 8
1.2.1 Hình thức tổ chức bộ máy quản lý 8
1.2.2 Mối quan hệ giữa các phòng ban 10
1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán 10
1.3.1 Hình thức tổ chức bộ máy kế toán 10
1.3.2 Chức năng, nhiệm vụ, mối quan hệ giữa các bộ phận 10
1.4 Chế độ, chính sách kế toán và hình thức kế toán áp dụng tại Công ty 12
1.4.1 Cơ sở lập báo cáo tài chính 12
1.4.2 Chính sách kế toán 12
1.4.3 Hình thức kế toán áp dụng tại Công ty: 12
CHƯƠNG 2 15
THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TIỀN GỬI NGÂN HÀNG TẠI CÔNG TY TNHH CHẾ BIẾN GỖ HOA DƯƠNG 15
2.1 Nội dung 155
2.2 Nguyên tắc kế toán 155
2.3 Tài khoản sử dụng 166
2.4 Chứng từ sổ sách kế toán 166
Trang 32.5.2 Minh họa trình tự ghi sổ kế toán 244
2.5.3 Trình bày lên báo cáo tài chính 277
2.6 Phân tích biến dộng của khoản mục tiền gửi ngân hàng 27
2.7 Phân tích báo cáo tài chính 28
2.7.1 Phân tích bảng cân đối kế toán 28
2.7.1.1 Phân tích tính cân đối giữa tài sản và nguồn vốn 28
2.7.1.2 Phân tích biến động về tài sản và nguồn vốn theo chiều ngang 32
2.7.1.3 Phân tích biến động về tài sản và nguồn vốn theo chiều dọc 33
2.7.2 Phân tích tình hình tài chính thông qua báo cáo kết quả kinh doanh 34
2.7.2.1 Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh theo chiều ngang 34
2.7.2.2 Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh theo chiều dọc 35
2.7.3 Phân tích lưu chuyển tiền tệ 37
CHƯƠNG 3
NHẬN XÉT VÀ GIẢI PHÁP 399
3.1 Nhận xét 399
3.1.1 Về lịch sử hình thành và phát triển của Công ty 399
3.1.2 Về cơ cấu bộ máy quản lý 39
3.1.3 Về cơ cấu bộ máy kế toán 40
3.1.4 Về công tác kế toán tiền gửi ngân hàng tại Công Ty TNHH Chế Biến Gỗ Hoa Dương 40
3.1.5 Về biến động của khoản mục 41
3.1.6 Về tình hình tài chính của Công ty TNHH chế biến Gỗ Hoa Dương 42
Trang 43.2.2 Về cơ cấu bộ máy kế toán 42
3.2.3 Về công tác kế toán tiền gửi ngân hàng tại Công Ty TNHH Chế Biến Gỗ Hoa Dương 43
3.1.4 Về biến động của khoản mục 44
3.1.5 Về tình hình tài chính của Công ty TNHH chế biến Gỗ Hoa Dương 44
KẾT LUẬN 45
TÀI LIỆU THAM KHẢO 46
Trang 5Bảng 2.1: Phân tích biến động của khoản mục tiền gửi ngân hàng
Bảng 2.2: Phân tích tình hình chung biến động tài sản, nguồn vốn năm 2019/2018 theo
chiều ngang
Bảng 2.3: Phân tích tình hình chung biến động tài sản, nguồn vốn năm 2019/2018 theo
chiều dọc
Bảng 2.4: Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh theo chiều ngang
Bảng 2.5: Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh theo chiều dọc
Bảng 2.6 Phân tích lưu chuyển tiền tệ
Trang 6DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Quy trình công nghệ
Hình 1.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lí Công ty TNHH Chế Biến Gỗ Hoa Dương Hình 1.3: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán Công ty TNHH Chế Biến Gỗ Hoa Dương Hình 1.4 :Sơ đồ quy trình hạch toán theo phương thức sổ Nhật ký chung
Hình 2.1: Giấy báo có ngày 02/12/2019
Hình 2.2: Ủy nhiệm chi ngày 02/12/2019
Hình 2.3: Ủy nhiệm chi ngày 02/12/2019
Hình 2.4: Ủy nhiệm chi ngày 16/12/2019
Hình 2.5: Ủy nhiệm chi ngày 20/12/2019
Hình 2.6: Ủy nhiệm chi ngày 20/12/2019
Hình 2.7: Trích Sổ Nhật Ký Chung Tháng 12/2019 Công Ty TNHH Chế Biến Gỗ Hoa Dương
Hình 2.8: Trích sổ chi tiết TK 112 tháng 12/2019 Công Ty TNHH Chế Biến Gỗ Hoa Dương
Trang 7PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Trong thời đại công nghiệp hoá, hiện đại hoá hiện nay, các Doanh nghiệp kinh doanh đang đứng trước những thử thách mới Thời đại này là thời đại thông tin và nền kinh tế
là nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần
Hằng ngày tại các doanh nghiệp luôn luôn có các dịch vụ thu chi xen kẽ lẫn nhau, các khoản thu là để có vốn bằng tiền để chi Các khoản chi là để thực hiện các hợp đồng sản xuất kinh doanh, và từ đó có nguồn thu để đáp ứng về khoản chi Dòng lưu chuyển tiền tệ diễn ra không ngừng Có thời điểm lượng tiền thu nhiều hơn lượng tiền chi và ngược lại nhưng bao giờ doanh nghiệp cũng dự trữ một khoảng tiền lớn để đáp ứng kịp thời các khoản tiền cần thiết Tuy nhiên, khoảng dự trữ tiền không giống khoản dự trữ nguyên liệu, vật liệu, hàng hóa Vì các loại tài sản này có thể tồn động còn tiền thì phải
dự trữ không ngừng trong một đơn vị sản xuất kinh doanh, bất cứ ngành nghề gì thì vốn tiền vẫn là một thứ tài sản thiết yếu
Xuất phát từ vai trò quan trọng của vốn bằng tiền đối với tình hình sản xuất kinh doanh của tất cả các công ty nói chung và của Công Ty TNHH Chế Biến Gỗ Hoa Dương nói riêng, kết hợp với quá trình làm và thực tập tại công ty, tác giả chọn đề tài “Kế toán tiền gửi ngân hàng tại Công Ty TNHH Chế Biến Gỗ Hoa Dương” nhằm mục đích hạch toán tiền gửi ngân hàng và các nghiệp vụ thanh toán Từ đó tìm ra nguyên nhân để đưa
ra biện pháp khắc phục khó khăn, khai thác có hiệu quả từ việc quản lý kế toán tiền gửi
ngân hàng và các nghiệp vụ thanh toán tại công ty ngày càng tốt hơn
2 Mục tiêu nghiên cứu
2.1 Mục tiêu tổng quát
Mục tiêu chung của đề tài này là nghiên cứu công tác kế toán tiền gửi ngân hàng tại Công Ty TNHH chế biến gỗ Hoa Dương
Trang 82.2 Mục tiêu cụ thể
Các mục tiêu nghiên cứu cụ thể được triển khai như sau:
- Tìm hiểu khái quát về Công Ty Tnhh Chế Biến Gỗ Hoa Dương
- Phân tích thực trạng công tác kế toán tiền gửi ngân hàng tại Công Ty TNHH Chế Biến Gỗ Hoa Dương
- Phân tích biến động của khoản mục kế toán tiền gửi ngân hàng và tình hình tài chính nói chung tại công ty TNHH chế biến gỗ Hoa Dương
- Đưa ra các nhận xét và giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tiền gửi ngân hàng và tình hình tài chính tại Công Ty TNHH Chế Biến Gỗ Hoa Dương
2.3 Câu hỏi nghiên cứu
Từ các mục tiêu nghiên cứu cụ thể, tác giả xây dựng câu hỏi nghiên cứu
[Q1] Thông tin khái quát về công ty TNHH chế biến gỗ Hoa Dương là gì?
[Q2] Thực trạng công tác kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH chế biến gỗ Hoa Dương như thế nào?
[Q3] Biến động của khoản mục kế toán tiền gửi ngân hàng và tình hình tài chính nói chung tại công ty TNHH chế biến gỗ Hoa Dương như thế nào?
[Q4] Các nhận xét và giải pháp nào nhằm hoàn thiện công tác kế toán tiền gửi ngân hàng và tình hình tài chính tại công ty TNHH chế biến gỗ Hoa Dương?
3 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu trong đề tài này là công tác kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH chế biến gỗ Hoa Dương Trong báo cáo này, tác giả quy ước từ “Công ty” nghĩa là “Công ty TNHH chế biến gỗ Hoa Dương”
3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Không gian: Đề tài nghiên cứu tại công ty TNHH chế biến gỗ Hoa Dương
Trang 9- Thời gian:
+ Thông tin chung về Công ty TNHH chế biến gỗ Hoa Dương trong niên độ kế toán hiện hành tại thời điểm báo cáo
+ Thông tin thực trạng công tác kế toán tiền gửi ngân hàng vào năm 2019
+ Dữ liệu thứ cấp về báo cáo tài chính năm của Công ty TNHH chế biến gỗ Hoa Dương được thu thập qua các năm 2018, 2019
- Phạm vi nghiên cứu không đề cập đến tiền ngoại tệ xuất phát từ giới hạn thu thập dữ liệu của tác giả
4 Phương pháp nghiên cứu và nguồn dữ liệu
4.1 Phương pháp nghiên cứu
- Tác giả sử dụng phương pháp phỏng vấn và nghiên cứu tài liệu (dữ liệu thứ cấp) của
Công ty TNHH chế biến gỗ Hoa Dương để có được thông tin chung về lịch sử hình
thành và phát triển, cơ cấu tổ chức bộ máy quản lí và bộ máy kế toán, chế độ, chính sách kế toán và hình thức kế toán áp dụng tại công ty Đây là các tài liệu hoàn chỉnh được công bố từ Công ty TNHH chế biến gỗ Hoa Dương nên có độ tin cậy khi phân tích trong phạm vi không gian nghiên cứu Từ đó, tác giả trả lời câu hỏi [Q1]
- Từ nguồn dữ liệu thứ cấp thu thập được liên quan đến các chứng từ như hóa đơn, ủy nhiệm chi và các sổ như sổ chi tiết tài khoản 112, sổ nhật ký chung,… Tác giả tiếp tục phân tích thực trạng công tác kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH chế biến gỗ Hoa Dương và trả lời câu hỏi [Q2]
- Để trả lời câu hỏi [Q3], tác giả chủ yếu sử dụng phương pháp so sánh nhằm phân tích báo cáo tài chính của Công ty TNHH chế biến gỗ Hoa Dương ở các thời kỳ
2018, 2019, chủ yếu phân tích thông tin tài chính trên Bảng cân đối kế toán (Phụ lục 09) và Báo cáo kết quả kinh doanh (Phụ lục 12) Trong phần này, tác giả chọn phân tích theo giai đoạn:
+ Có kỳ gốc là năm 2018, kỳ phân tích là năm 2019
Trang 10- Ngoài ra, trong quá trình phân tích, tác giả còn lưu ý đến các báo cáo tài chính khác như (Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Phụ lục 13), và các chính sách, nguyên tắc, chuẩn mực và chính sách kế toán của công ty khi tiến hành lập báo cáo tài chính
- Cuối cùng, tác giả thực hiện so sánh lý luận và thực tiễn, từ đó rút ra các phát hiện chủ yếu nhằm trả lời câu hỏi nghiên cứu [Q4]
6 Kết cấu đề tài
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, báo cáo này gồm có 3 chương, cụ thể như sau:
- Chương 1: Giới thiệu khái quát về Công Ty TNHH Chế Biến Gỗ Hoa Dương
- Chương 2: Thực trạng kế toán tiền gửi ngân hàng tại Công Ty TNHH Chế Biến
Gỗ Hoa Dương
- Chương 3: Nhận xét và giải pháp
Trang 11CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH CHẾ BIẾN GỖ HOA
DƯƠNG 1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Công Ty TNHH Chế Biến Gỗ Hoa Dương 1.1.1 Giới thiệu sơ lược về công ty TNHH chế biến gỗ Hoa Dương
Thông tin chung
- Tên Công ty (Tiếng Việt ): CÔNG TY TNHH CHẾ BIẾN GỖ HOA DƯƠNG
- Tên Công ty (Tiếng Anh) : HOA DUONG WOOD PROCESSING COMPANY LIMITED
- Tên viết tắt: HOA DUONG WOOD CO., LTD
- Mã số thuế: 3700337237
- Cơ quan thuế quản lý : Cục thuế Bình Dương
- Địa chỉ trụ sở: Khu phố 1B, Phường An Phú, Thành phố Thuận An, Tỉnh Bình Dương, Việt Nam
- Điện thoại : 0274.374.0687
- Người đại diện pháp luật : TRẦN THỊ THANH TUYỀN
- Loại Hình Công ty : Công ty TNHH hai thành viên trở lên
- Vốn điều lệ : 11.150.000.000 VNĐ
Công Ty này được thành lập và hoạt động theo Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số 3700337237 do Sở Kế Hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Dương cấp lần đầu ngày 27/06/2008 và đến nay đã có 12 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất gỗ công nghiệp cũng như các sản phẩm nội thất gỗ đa dạng Với phương châm chữ Tín phải đặt lên hàng đầu , luôn quan tâm tối đa đến chất lượng sản phẩm, lợi ích và sự thỏa mãn của khách hàng
Trang 12Chi tiết: Sản xuất các mặt hàng thủ công mỹ nghệ
Khai thác và sơ chế gỗ; Cưa xẻ gỗ thành ván; Bảo quản gỗ; Sản xuất gỗ dán; gỗ lạng; ván ép và ván mỏng khác; Sản xuất đồ gỗ xây dựng; Sản xuất sản phẩm từ tre, nứa, rơm,
rạ và vật liệu tết bện; Sản xuất các sản phẩm khác từ gỗ
+ Mã 3100: Sản xuất giường, tủ, bàn, ghế
Chi tiết: Sản xuất các mặt hàng gia dụng bằng gỗ
Sản xuất Mua bán giường, tủ, bàn, ghế; Mua bán gỗ các loại; Bán buôn đồ dùng khác cho gia đình
1.1.2 Đặc điểm quy trình sản xuất kinh doanh
Sau đây là quy trình công nghệ sản xuất (Xem hình 1.1)
Hình 1.1: Quy trình công nghệ
Nguồn: Phòng kế toán(2020)
Đọc bản vẽ Chuẩn bị vật tư, nguyên liệu
Đóng gói và lắp đặt
Gia công và lắp ráp
Sơn
Thành Phẩm Khách
hàng
Trang 13Quy trình này gồm 9 bước:
Bước 1: Đọc bản vẽ
- Tiếp nhận bản vẽ từ bộ phận thiết kế hoặc khách hàng
- Phản hồi về tính hợp lý trong thiết kế, điều chỉnh để phù hợp với thực tế sản xuất
- Khảo sát kích thước hiện trạng
Bước 2: Chuẩn bị vật tư, nguyên liệu
- Thống kê vật tư, nguyên liệu dựa trên bản vẽ chi tiết
- Tiếp nhận, đánh giá và phân loại vật tư, nguyên liệu theo từng sản phẩm
Bước 3: Gia công và lắp ráp
- Tiến hành phân loại vật tư cho vào từng phần việc và đo kích thước cụ thể
- Xử lý kỹ thuật (phơi khô, sấy,…) trước khi thực hiện (đối với gỗ tự nhiên)
Bước 4: Gia công sản phẩm
- Trên cơ sở bản vẽ chi tiết tiến hành cắt và pha gỗ
- Chọn vân gỗ, bề mặt gỗ để sắp xếp vào các vị trí thích hợp
Bước 5: Chuẩn bị lắp ráp sản phẩm
- Dựng sản phẩm theo bản vẽ chi tiết
- Quản đốc nhà máy kiểm tra lần 1 đối với sản phẩm (độ phẳng, thẳng, kết cấu sản phẩm,…) trước khi chuyển sang bộ phận sơn gỗ
- Kiến trúc sư thiết kế kiểm tra và đối chiếu với bản vẽ chi tiết về độ chính xác và chỉnh sửa nếu cần thiết
Bước 6: Sơn, hoàn thiện sản phẩm
- Trưởng bộ phận sơn nghiệm thu phần thô của bộ phận mộc tại xưởng mộc Hà Nội
- Trường hợp đạt chất lượng như yêu cầu, bộ phận sơn tiến hành quy trình sơn
- Trường hợp cần điều chỉnh, sản phẩm được chuyển lại bộ phận mộc để điều chỉnh sau đó tiếp tục quy trình sơn
Trang 14- Công đoạn sơn thành phẩm: Sơn lót lần 1 => Lắp ráp lần 1 => Sơn lót lần 2 => Lắp ráp lần 2 => Bả sản phẩm => Sơn phủ màu theo thiết kế => Sơn phủ bóng Bước 7: Kiểm tra thành phẩm
- Quản đốc nhà máy kiểm tra lại sản phẩm lần cuối, phối hợp với kiến trúc sư kiểm soát độ chính xác về màu sắc và thẩm mỹ của từng sản phẩm
- Trong trường hợp cần điều chỉnh, thay đổi sẽ quay lại quy trình sơn để đạt được sự hoàn hảo nhất cho sản phẩm
- Nghiệm thu sản phẩm và chuyển khâu đóng gói và chuyển hàng
Bước 8: Đóng gói sản phẩm
- Sản phẩm được đóng gói cẩn thận, bảo vệ kỹ càng, tránh việc bị xây xước khi vận chuyển
- Quản đốc kiểm tra sản phẩm 1 lần trước khi xuất hàng
- Nhà máy thông báo với bộ phận Kinh doanh của công ty đặt lịch lắp đặt và chuyển đến khách hàng
- Phân công ê-kip phụ trách việc lặp đặt sản phẩm cho khách hàng
Bước 9: Lắp đặt sản phẩm và nghiệm thu
- Kiểm tra lại bản vẽ và vị trí lắp đặt
- Tiến hành lắp đặt sản phẩm
- Nghiệm thu, bàn giao với khách hàng
1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý
1.2.1 Hình thức tổ chức bộ máy quản lý
Trang 15Công ty có tổ chức quản lý theo mô hình hoạt động như sau: (Xem hình 1.2)
Hình 1.2 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lí Công Ty TNHH Chế Biến Gỗ Hoa Dương
bộ máy nhân sự kinh doanh Là người chịu trách nhiệm trước nhà nước và tập thể cán
bộ công nhân viên của Công ty
Phòng kinh doanh:
Chịu sự chỉ đạo trực tiếp của giám đốc, phụ trách kinh doanh, quan hệ đối tác với khách hàng.Dự báo các vấn đề về hàng hóa dịch vụ, đề xuất các phương án giá cả, và lập kế hoạch kinh doanh cho Công ty
Phòng kế toán
Có chức năng tổ chức và kiểm tra công tác kế toán toàn công ty Tính toán chuyển nộp kịp thời các khoản vay ngân hàng và thanh toán các hợp đồng vay đáo hạn Bảo đảm, lưu trữ giữ bí mật các tài liệu hồ sơ kế toán Kiểm tra việc tính toán, ghi chép và phản ánh chính xác kịp thời mọi hoạt động sản xuất kinh doanh Giúp Giám đốc phân tích tình hình sản xuất kinh doanh thường xuyên Ký duyệt chứng từ, các báo cáo kế toán, thống
Giám đốc
Phòng kinh
doanh
Phòng kế toán
Phòng sản xuất
Phòng kĩ thuật
Trang 16kê các chứng từ có liên quan đến công tác thanh toán tín dụng hợp đồng Lập đầy đủ và gửi đúng hạn các báo cáo kế toán thống kê và quyết toán của công ty theo chế độ quy định
Phòng Sản Xuất:
Phải đảm bảo việc sản xuất sao cho phù hợp với tiến độ giao hàng Lên kế hoạch sản xuất sản phẩm của từng bộ phận Chịu trách nhiệm về quy trình sản xuất sản phẩm của từng phân xưởng
Phòng Kỹ Thuật:
Kiểm soát chất lượng đầu vào, đầu ra và quy trình sản xuất
1.2.2 Mối quan hệ giữa các phòng ban
Phòng kế toán có vai trò rất quan trọng trong công ty, kế toán là tâm điểm của các hoạt động kinh tế phát sinh hàng ngày, tất cả các khoản thu, chi, tạm ứng, vay trả khách hàng đều phải chuyển đến phòng kế toán để kiểm tra độ chính xác, trung thực của hoạt động kinh tế, để kế toán phê duyệt và ghi chép các nghiệp vụ phát sinh đó
Quan hệ công tác giữa các bộ phận kế toán với các bộ phận khác trong công ty là quan hệ phối hợp trách nhiệm qua lại giúp cho ban giám đốc quản lý tài chính và điều hành công ty
Bộ phận kế toán có nhiệm vụ giúp đỡ, hướng dẫn, kiểm tra các bộ phận khác thực hiện đúng đắn các chế độ, thể lệ kế toán tài chính theo quy định của Nhà Nước và đồng thời có trách nhiệm cung cấp kịp thời, đầy đủ các tài liệu liên quan cho các bộ phận khác
Và ngược lại, các bộ phận khác cũng phải cung cấp kịp thời, đầy đủ những tài liệu
có liên quan đến công tác tổng hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm
1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán
1.3.1 Hình thức tổ chức bộ máy kế toán
Từ kết quả nghiên cứu tài liệu về cơ cấu tổ chức, Phòng Kế toán gồm 8 nhân viên chủ yếu là nữ (chiếm 75%, tương ứng 6 người) với độ tuổi trung bình từ 25 đến 35 tuổi, trình độ chuyên môn từ cao đẳng đến đại học, thâm niên kinh nghiệm từ 2 năm trở lên Nhân sự được phân nhiệm theo sơ đồ bộ máy kế toán (Xem hình 1.3)
Trang 17
Hình 1.3 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán
Nguồn: Phòng kế toán(2020)
1.3.2 Chức năng, nhiệm vụ, mối quan hệ giữa các bộ phận
tổng hợp nguồn tài chính Là người lập và trình bày các kế hoạch của công việc, giấy tờ thuộc bộ phận kế toán, xây dựng việc kiểm kê một cách hiệu quả
kinh tế phát sinh trong doanh nghiệp, kế toán tổng hợp chịu trách nhiệm về số liệu chi tiết đến tổng hợp trên sổ kế toán
Kế toán thanh toán
+ Kiểm tra nội dung, số tiền, ngày , tháng lập Phiếu Thu – Phiếu Chi và Chữ ký của người có thẩm quyền.trên Phiếu Thu/Chi với chứng từ gốc
+Theo dõi tiền gửi ngân hàng
+Quản lý các chứng từ liên quan đến thu chi
+ Lập kế hoạch thanh toán với nhà cung cấp hàng tuần, hàng tháng
+Chủ động liên hệ với nhà cung cấp trong trường hợp kế hoạch thanh toán không đảm bảo
+Viết hóa đơn GTGT cho khách hàng
Kế toán thuế
Kế toán công nợ
Kế toán kho
Kế toán tổng hợp
Trang 18+Chốt tiền thu được hàng ngày cùng Thủ Quỹ
và đầy đủ các phát sinh liên quan đến thuế và nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp.Hàng tháng, hàng quý và hàng năm kế toán thuế cần thực hiện nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp với cơ quan Nhà Nước Trực tiếp làm việc với cơ quan thuế khi có phát sinh
công, bảng theo dõi công tác, phiếu làm thêm giờ, hợp đồng lao động, hợp đồng khoán… để lập bảng tính, thanh toán lương và bảo hiểm xã hội cho người lao động
những quyết định đúng đắn trong hoạt động của doang nghiệp
từ như: Nhập, xuất hàng hóa, vật tư Hạch toán doanh thu, giá vốn, công nợ.công việc của kế toán kho Theo dõi lượng nhập, xuất, tồn vật tư ở tất cả các khâu, các
bộ phận trong hệ thống SX, kịp thời đề xuất việc lập kế hoạch dự trữ vật tư vv…
1.4 Chế độ, chính sách kế toán và hình thức kế toán áp dụng tại công ty TNHH Chế Biến Gỗ Hoa Dương
1.4.1 Cơ sở lập báo cáo tài chính
Các nội dung sau đây được trích yếu các thông tin liên quan đến đề tài [1]
Chế độ kế toán
Công ty áp dụng chế độ kế toán căn cứ theo thông tư số 200/2016/TT-BTC của
Bộ Tài Chính Việt Nam ban hành vào ngày 01/01/2016
Cơ sở đo lường
Báo cáo tài chính được lập trên cơ sở dồn tích theo nguyên tắc giá gốc Báo cáo lưu chuyển tiền tệ hợp nhất được lập theo phương pháp gián tiếp
Kỳ kế toán: Bắt đầu từ ngày 27/06/2008
Trang 19 Đơn vị tiền tệ: Đơn vị tiền tệ kế toán là Đồng Việt Nam(VND)
Xuất kho hàng theo phương pháp bình quân gia quyền
Khấu hao được tính theo phương pháp đường thẳng
Phương pháp tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế
1.4.3 Hình thức kế toán áp dụng tại Công ty
Sau khi thực hiện phỏng vấn phòng kế toán kết quả cho thấy Công ty áp dụng hình thức Nhật kí chung với quy trình như sau:
Chứng từ kế toán
Bảng cân đối số phát sinh
Báo cáo tài chính
Bảng tổng hợp chi tiết
Sổ cái
Sổ kế toán chi tiết
Sổ nhật ký chung
Trang 20Ghi chú:
Ghi cuối tháng hoặc định kỳ:
Quan hệ đối chiếu, kiểm tra:
Hình 1.4 Sơ đồ quy trình hạch toán theo phương thức sổ Nhật ký chung
Nguồn: Tác giả tổng hợp (2020)
Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ đã kiểm tra được dùng làm căn cứ ghi sổ, trước hết ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký chung, sau đó căn cứ số liệu đã ghi trên
sổ Nhật ký chung để ghi vào Sổ Cái theo các tài khoản kế toán phù hợp Nếu đơn vị có
mở sổ, thẻ kế toán chi tiết thì đồng thời với việc ghi sổ Nhật ký chung, các nghiệp vụ phát sinh được ghi vào các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan
Cuối tháng, cuối quý, cuối năm, cộng số liệu trên Sổ Cái, lập Bảng cân đối tài khoản Sau khi đã kiểm tra đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên Sổ Cái và bảng tổng hợp chi tiết (được lập từ các Sổ kế toán chi tiết) được dùng để lập các Báo cáo tài chính
Về nguyên tắc, Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát sinh Có trên Bảng cân đối tài khoản phải bằng Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát sinh Có trên sổ Nhật ký chung cùng kỳ
Trang 21CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TIỀN GỬI NGÂN HÀNG TẠI CÔNG TY
TNHH CHẾ BIẾN GỖ HOA DƯƠNG 2.1 Nội dung
Tài khoản này dùng để phản ánh số hiện có và tình hình biến động tăng, giảm các khoản tiền gửi không kỳ hạn tại Ngân hàng của doanh nghiệp Căn cứ để hạch toán trên tài khoản 112 “tiền gửi Ngân hàng” là các giấy báo Có, báo Nợ hoặc bản sao kê của Ngân hàng kèm theo các chứng từ gốc (uỷ nhiệm chi, uỷ nhiệm thu,…)
Bên Nợ:
- Các khoản tiền Việt Nam, ngoại tệ, gửi vào Ngân hàng;
- Chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư ngoại tệ tại thời điểm báo cáo (trường hợp tỷ giá ngoại tệ tăng so với Đồng Việt Nam)
Bên Có:
- Các khoản tiền Việt Nam, ngoại tệ, rút ra từ Ngân hàng;
- Chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư ngoại tệ cuối kỳ (trường hợp tỷ giá ngoại tệ giảm so với Đồng Việt Nam)
Trang 22“Phải thu khác” (1388) (Nếu số liệu của kế toán lớn hơn số liệu của Ngân hàng) hoặc ghi vào bên Có TK 338 “Phải trả, phải nộp khác” (3388) (Nếu số liệu của kế toán nhỏ hơn số liệu của Ngân hàng) Sang tháng sau, tiếp tục kiểm tra, đối chiếu, xác định nguyên nhân để điều chỉnh số liệu ghi sổ
Phải tổ chức hạch toán chi tiết số tiền gửi theo từng tài khoản ở Ngân hàng để tiện cho việc kiểm tra, đối chiếu
2.3 Tài khoản sử dụng
Công ty căn cứ vào hệ thống tài khoản kế toán của Chế độ kế toán mà Công ty đã ban hành (Thông tư 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ tài chính) [3] để vận dụng và chi tiết hóa hệ thống tài khoản phù hợp
Trong công tác kế toán tiền gửi ngân hàng, công ty sử dụng tài khoản 112 và chi tiết thành:
TK 1121: Tiền Việt Nam
Trang 23liên của Ủy nhiệm chi tùy theo quy định của ngân hàng mà kế toán lập ít hoặc nhiều liên Đối với ngân hàng Agribank thì mỗi lệnh chuyển tiền cần lập 2 liên ủy nhiệm chi
- Sổ chi tiết TK 112
- Kế toán tổng hợp mở sổ chi tiết để tiện kiểm tra đối chiếu
Căn cứ vào giấy báo Nợ, giấy báo Có của ngân hàng kế toán tổng hợp ghi vào Sổ chi tiết tiền gửi ngân hàng
Cũng căn cứ vào chứng từ gốc đó kế toán tổng hợp ghi vào Sổ Nhật Ký chung
2.5 CÁC NGHIỆP VỤ KINH TẾ PHÁT SINH TẠI CÔNG TY TNHH CHẾ BIẾN
GỖ HOA DƯƠNG
2.5.1 Minh họa tình huống nghiệp vụ kinh tế phát sinh
Trong đặc thù kiểm soát tiền gửi ngân hàng tại công ty, đề tài này bị giới hạn phạm vi dữ liệu minh họa sau đây chỉ liên quan đến tiền gửi ngân hàng tiền Việt Nam
Tình huống 1
Ngày 02/12/2019, Công ty TNHH Maeve Furn thanh toán trước tiền gia công theo hóa đơn 0000438 (Phụ lục 01) ngày 30/10/2019 với số tiền 898.788.236 đã nhận được giấy báo có Kế toán trưởng căn cứ vào hóa đơn GTGT của dịch vụ bán ra và lệnh thanh toán số tham chiếu đi: 10009718 và số tham chiếu đến: 55901TT191059291 (xem hình 2.1) để đối chiếu số liệu
Trang 24Hình 2.1: Giấy báo có ngày 02/12/2019
Trang 25 Tình huống 2:
Ngày 02/12/2019 Công ty TNHH chế biến gỗ Hoa Dương tiền thân là Công ty TNHH chế biến gỗ Đại Hữu thanh toán tiền điện lần 1 kỳ 2 tháng 11/2019 cho Công
ty Điện Lực Bình Dương- Điện Lực Thuận An theo hóa đơn 777438781(Phụ lục 02)
số tiền 84.753.680 VND sau đó kế toán lập ủy nhiệm chi (hình 2.2) thanh toán tiền điện 11/2019 và trình lên giám đốc ký duyệt Thực hiện chuyển khoản thanh toán
tiền điện cho Công ty Điện Lực
Hình 2.2: Ủy nhiệm chi ngày 2/12/2019
Trang 26 Tình huống 3 :
Ngày 02/12/2019 Thanh toán tiền mua đinh cho Công Ty TNHH Thương Mại Dịch
Vụ Phú Ngũ Kim theo hóa đơn 0000415 (Phụ lục 03) ngày 30/08/2019 và hóa đơn
0000429 (phụ lục 04) ngày 30/09/2019 với tổng số tiền 2 hóa đơn 36.129.500 VND
sau đó kế toán lập ủy nhiệm chi (Hình 2.3) thanh toán tiền và trình lên giám đốc ký duyệt Thực hiện chuyển khoản thanh toán tiền mua đinh cho Công ty TNHH thương
mại Dịch Vụ Phú Ngũ Kim
Hình 2.3: Ủy nhiệm chi ngày 2/12/2019
Trang 27 Tình huống 4:
Ngày 16/12/2019 Công ty TNHH chế biến gỗ Hoa Dương tiền thân là Công ty TNHH chế biến gỗ Đại Hữu thanh toán tiền điện lần 1 tháng 12/2019 cho Công ty Điện Lực Bình Dương- Điện Lực Thuận An theo hóa đơn 782586196 (Phụ lục 05)
số tiền 80.744.183 VND sau đó kế toán lập ủy nhiệm chi (Hình 2.4) thanh toán tiền điện 12/2019 và trình lên giám đốc ký duyệt Tiến hành chuyển khoản thanh toán
tiền điện cho Công ty Điện Lực
Hình 2.4: Ủy nhiệm chi ngày 16/12/2019
Trang 28tubi cho Công Ty TNHH Một Thành Viên Trung Hằng Thái
Hình 2.5: Ủy nhiệm chi ngày 20/12/2019
Trang 29 Tình huống 6:
Ngày 20/12/2019 thanh toán tiền gia công hàn lưỡi, mài, mở mạch, dao tubi cho Công
Ty TNHH Một Thành Viên Trung Hằng Thái theo hóa đơn 0000364 (Phụ lục 07)
ngày 30/09/2019 số tiền 2.468.730 VND sau đó kế toán lập ủy nhiệm chi (Hình 2.6) thanh toán tiền và trình lên giám đốc ký duyệt Thực hiện chuyển khoản thanh toán
cho Công Ty TNHH Một Thành Viên Trung Hằng Thái
Hình 2.6: Ủy nhiệm chi ngày 20/12/2019
Trang 302.5.2 Minh họa trình tự ghi sổ kế toán
Căn cứ vào các chứng từ đã được kiểm tra dùng làm căn cứ ghi sổ, trước hết ghi nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào sổ Nhật ký chung (Xem Hình 2.7)
Hình 2.7: Minh họa sổ Nhật kí chung
Nguồn: Phòng kế toán
Sau đó, căn cứ số liệu đã ghi trên sổ Nhật ký chung để ghi vào Sổ chi tiết tiền gửi theo các tài khoản kế toán phù hợp Nghiên cứu này minh họa Sổ chi tiết tiền gửi là sự phù hợp mục tiêu đã đặt ra Các nghiệp vụ minh họa trong sổ Nhật ký chung trước đó (Xem hình 2.7) và Sổ chi tiết tiền gửi sau đây (Xem hình 2.8) được trích yếu từ các nghiệp vụ minh họa ở phần 2.5.1 Trong đó, báo cáo này vẫn thể hiện giá trị tổng cộng của tài khoản 112 trên Sổ chi tiết
Trang 32Hình 2.8: Minh họa sổ chi tiết tiền gửi
Trang 332.5.2 Trình bày lên báo cáo tài chính
Số dư Nợ của Tài khoản 112 là một trong những số liệu quan trọng để tính vào chỉ tiêu Tiền (Mã số 111) thuộc được trình bày trên phần Tài sản, thuộc phần Tài sản ngắn hạn của Bảng cân đối kế toán (Phụ lục 08) Mã số 111 là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh toàn
bộ tổng số tiền hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo, gồm: tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng (không kỳ hạn), và tiền đang chuyển
❖ Thông tin trình bày trên Bản thuyết minh báo cáo tài chính
Trên Bản thuyết minh báo cáo tài chính (Phụ lục 10), chỉ tiêu Tiền trên Bảng cân đối kế toán được trình bày chi tiết số cuối năm và đầu năm cho các chỉ tiêu Tiền mặt, Tiền gửi ngân hàng, Tiền đang chuyển, trong đó, chỉ tiêu Tiền gửi ngân hàng liên quan đến vấn đề mà tác giả đang nghiên cứu
2.6 Phân tích biến động của khoản mục tiền gửi ngân hàng
Bảng 2.1 Phân tích biến động của khoản mục tiền gửi ngân hàng
Nguồn: Tác giả tính toán (2020)
Khoản
mục
(đơn vị)
Tỷ lệ chênh lệch (đơn vị)
Trang 342.7 Phân tích báo cáo tài chính
2.7.1 Phân tích bảng cân đối kế toán
2.7.1.1 Phân tích tính cân đối giữa tài sản và nguồn vốn
a) Quan hệ cân đối 1: Nguồn vốn chủ sở hữu và tái sản thiết yếu (Vốn bằng tiền+Hàng
tồn kho+Tài sản cố định)
BẢNG PHÂN TÍCH QUAN HỆ CÂN ĐỐI 1
Đơn vị tính: Triệu đồng Năm 2018
Trang 35Nhận xét:
Dựa vào bảng trên ta thấy nguồn vốn tự có của công ty không đủ trang trải cho những tài sản thiết yếu (những tài sản của hoạt động kinh doanh chủ yếu) của doanh nghiệp, lượng vốn thiếu hụt này có chiều hướng cải thiện nhưng không đáng kể, cụ thể
ở thời điểm đầu năm 2018 lượng vốn thiếu là 67,238,135,574 triệu đồng, đến cuối năm
2018 cải thiện giảm xuống 44,405,368,255 triệu đồng Đầu năm 2019 lượng vốn thiếu
là 44,405,368,255triệu đồng, đến cuối năm 2019 cải thiện giảm xuống 28,147,066,960 triệu đồng Từ phân tích này, ta thấy nhu cầu vốn của công ty ngày càng tăng, chính vì vậy để có đủ vốn cung cấp cho hoạt động kinh doanh được bình thường liên tục, công ty phải huy động vốn từ các khoản vay hoặc đi chiếm dụng từ các đơn vị khác
b) Quan hệ cân đối 2: Nguồn vốn thường xuyên, tương đối ổn định (Nguồn vốn chủ sở
hữu + Nợ dài hạn) và tài sản đang có (Vốn bằng tiền +Hàng tồn kho+Tài sản cố định và đầu tư ngắn hạn)
BẢNG PHÂN TÍCH QUAN HỆ CÂN ĐỐI 2
Đơn vị tính: Triệu đồng Năm 2018
xuyên, tương đối
Trang 36Năm 2019
xuyên, tương đối
Do công ty không có khoản nợ dài hạn nên nguồn vốn thường xuyên, tương đối
ổn định bằng nguồn vốn chủ sở hữu Năm 2018 công ty bị thiếu vốn ở thời điểm đầu năm, lượng vốn thiếu 67,238,135,574 triệu đồng Đến cuối năm 2018 vốn vay và vốn tự
có của công ty không đủ trang trải cho hoạt động của mình, lượng vốn thiếu 44,405,368,255 triệu đồng Năm 2019 công ty bị thiếu vốn ở thời điểm đầu năm, lượng vốn thiếu 44,405,368,255 triệu đồng Đến cuối năm 2019 vốn vay và vốn tự có của công
ty không đủ trang trải cho hoạt động của mình, lượng vốn thiếu 28,147,066,960 triệu đồng Điều này chứng tỏ công ty đi chiếm dụng vốn và vay từ bên ngoài chưa được cải
thiện cao và chưa thật sự khả quan đối với tình hình tài chính của công ty
b) Quan hệ cân đối 3:
và giữa tài sản cố định (Tài sản dài hạn) với nợ dài hạn:
Trang 37BẢNG PHÂN TÍCH QUAN HỆ CÂN ĐỐI 3
Đơn vị tính: Triệu đồng Năm 2018
Trang 38Nhận xét:
Ở bảng phân tích này, năm 2018 và năm 2019 tài sản ngắn hạn nhỏ hơn nợ ngắn hạn và không có nợ dài hạn Chênh lệch giữa tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn lớn hơn chênh lệch giữa tài sản dài hạn và nợ dài hạn Công ty chưa giữ được cân đối giữa tài sản và nguồn vốn Do đó trong những năm tới công ty cần bố trí lại cơ cấu nguồn vốn sao cho hợp lí hơn
2.7.1.2 Phân tích biến động về tài sản và nguồn vốn theo chiều ngang
Tác giả đã thực hiện phân tích toàn bộ báo cáo tài chính theo chiều ngang (Phụ lục 10) và sau đây là trích yếu 1 số nội dung cơ bản (Bảng 2.2)
Bảng 2.2 Phân tích tình hình chung biến động tài sản, nguồn vốn năm 2019/2018 theo
chiều ngang
(đơn vị)
Tỷ lệ chênh lệch
Nguồn: Tác giả tính toán (2020)
Nhìn chung tổng tài sản của doanh nghiệp trong kì đã tăng 0,06% tương ứng tăng 874,156,971 đồng Như vậy quy mô tài sản của công ty đã tăng so với năm trước Phân
Trang 39tích theo chiều ngang (chênh lệch đầu năm/cuối kì), chủ yếu phân tích tài sản và nguồn
vốn
2.7.1.3 Phân tích biến động về tài sản và nguồn vốn theo chiều dọc
Với bảng cân đối kế toán, tác giả phân tích các khoản mục bằng tỷ lệ kết cấu so với khoản mục tiền gửi ngân hàng được chọn làm gốc có tỷ lệ 100% (Xem phụ lục 11)
và sau đây là trích yếu 1 số nội dung cơ bản (Bảng 2.3)
Bảng 2.3 Phân tích tình hình chung biến động tài sản, nguồn vốn năm 2019/2018 theo
Mức chênh
lệch (đơn vị)
Tỷ lệ chênh lệch
Trang 40Đối với phần tài sản, tài sản ngắn hạn có xu hướng tăng từ 56,06% vào lúc đầu năm lên đến 64,05% lúc cuối kỳ, tăng 7,99% Các khoản mục tăng nhiều nhất là tiền và hàng tồn kho, các khoản thu tăng từ 32,32% lên 37,33% Tài sản dài hạn có xu hướng giảm từ 43,94% vào lúc đầu năm xuống còn 35,95%, giảm 7,99% vào lúc cuối kỳ, trong
đó tài sản cố định giảm 6,98%
Đối với phần nguồn vốn, nợ phải trả có xu hướng giàm từ 315,77% xuống còn 206,73%, giảm 109,04% do nợ ngắn hạn giảm 109,04% Vốn chủ sở hữu có xu hướng
giảm từ (215,77) xuống còn (106,73%), giảm 109.04%
2.7.2 Phân tích tình hình tài chính thông qua báo cáo kết quả kinh doanh
2.7.2.1 Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh theo chiều ngang
Bảng 2.4 Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh theo chiều ngang
Nguồn: Tác giả tính toán (2020)
Chỉ tiêu
Năm 2018 Năm 2019 Chênh lệch
Số tiền Số tiền Số tiền
Tỷ trọng (%)
1 Doanh thu bán hàng và cung
cấp dịch vụ 54,223,661,235 49,700,782,113 -4,522,879,122 -8.34
3 Doanh thu thuần về bán hàng
9 Chi phí quản lý kinh doanh 2,738,841,773 1,674,084,360 -1,064,757,413 -38.88
10 Lợi nhuận từ hoạt động kinh
17 Lợi nhuận sau thuế TNDN
(60=50-51-52) 10,576,439,469 16,537,153,554 5,960,714,085 56.36