Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 29 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
29
Dung lượng
493,5 KB
Nội dung
BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP. HỒ CHÍ MINH KHOA KINH TẾ - CƠ SỞ THANH HÓA BÀI TIỂU LUẬN MÔN: KIỂM TOÁN PHẦN 2 ĐỀ TÀI: ÁP DỤNG THỦ TỤC KIỂM TOÁN TIỀN GỬI NGÂN HÀNG TẠI CÔNG TY GV HƯỚNG DẪN : LÊ THỊ HỒNG HÀ SINH VIÊN TH : NHÓM LỚP :CDKT13 THANH HÓA THÁNG 06 NĂM 2014 Sinh viên TH: Nhóm - Lớp : Trang: Tiểu luận kiểm toán phần 2 Giáo viên: Lê Thị Hồng Hà NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN Thanh Hóa, ngày…tháng…năm 2014 Giáo viên hướng dẫn (Ký, ghi rõ họ tên) Sinh viên TH: Nhóm - Lớp : Trang: Tiểu luận kiểm toán phần 2 Giáo viên: Lê Thị Hồng Hà MỤC LỤC Sinh viên TH: Nhóm - Lớp : Trang: Tiểu luận kiểm toán phần 2 Giáo viên: Lê Thị Hồng Hà LỜI MỞ ĐẦU Hoà cùng xu thế hội nhập kinh tế toàn cầu, Việt Nam đang chuyển mình đổi thay và đã thu được những thành tựu phát triển kinh tế - xã hội quan trọng và hết sức đáng mừng, được cả cộng đồng quốc tế ghi nhận và đánh giá cao. Trong bối cảnh đó, hoạt động kiểm toán đóng vai trò quan trọng không chỉ đối với các cơ quan quản lý chức năng mà còn đối với cả doanh nghiệp được kiểm toán và là nhu cầu tất yếu khách quan trong nền kinh tế thị trường. Một nền kinh tế phát triển lành mạnh và an toàn đòi hỏi phải được cung cấp các dịch vụ kiểm toán hoàn hảo có chất lượng cao. Hoạt động của các công ty kiểm toán rất phát triển ở các nước có nền kinh tế phát triển. Ở Việt Nam, kiểm toán độc lập chính thức xuất hiện vào năm 1991 với sự ra đời của hai công ty kiểm toán là công ty VACO (nay là Deloitte Vietnam) và công ty AASC. Đến nay, kiểm toán độc lập ở Việt Nam đã phát triển nhanh tróng bằng việc hình thành một hệ thống các công ty kiểm toán độc lập với đầy đủ hình thức sở hữu (Nhà nước , TNHH, 100% vốn nước ngoài, liên doanh…). Hiện nay, dịch vụ kiểm toán Báo cáo tài chính rất phát triển do nhu cầu được kiểm toán Báo cáo tài chính của các doanh nghiệp là rất lớn. Một phần vì Báo cáo tài chính giống như tấm gương phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của khách hàng. Khoản mục Tài sản cố định hữu hình thường đóng vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp. Vì vậy, việc hạch toán tài sản cố định cũng như việc trích lập chi phí khấu hao cần phải được tính toán chính xác. Bên cạnh đó, tài sản cố định thường chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng tài sản nên những sai sót sẽ có ảnh hưởng trọng yếu đến Báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Với những lý do trên nhóm sinh viên chúng em đã mạnh dạn lựa chọn đề tài “Áp dụng thủ tục kiểm toán Tài sản cố định hữu hình tại doanh nghiệp” Do thời gian và kiến thức còn hạn chế , bài viết của chúng em không thể tránh được những thiếu sót, em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của quý thầy cô và các bạn để bài tiểu luận được hoàn chỉnh hơn. Chúng em xin chân thành cảm ơn! Sinh viên TH: Nhóm - Lớp : Trang: Tiểu luận kiểm toán phần 2 Giáo viên: Lê Thị Hồng Hà CHƯƠNG 1: QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG DOANH NGHIỆP 1.1. Khái quát chung về quy trình kiểm toán tài sản cố định Tổ chức công tác kiểm toán là một vấn đề cơ bản, có ý nghĩa quyết định đến sự thành công và hiệu quả thực hiện một cuộc kiểm toán. Khi tiến hành bất kỳ một cuộc kiểm toán nào, công tác tổ chức kiểm toán cũng đều được thực hiện theo quy trình chung gồm ba bước cơ bản: Chuẩn bị kiểm toán, thực hiện kiểm toán và kết thúc kiểm toán. Đối với kiểm toán tài sản cố định cũng vậy. Tính quy luật chung của trình tự kiểm toán cũng không bao gồm toàn bộ “cái riêng”: tùy phạm vi kiểm toán và quan hệ giữa chủ thể với khách thể kiểm toán, trình tự chung của kiểm toán cũng thay đổi với mục tiêu bảo đảm hiệu quả kiểm toán. Sơ đồ 1.1: Quy trình kiểm toán Báo cáo tài chính Giai đoạn 1: Lập kế hoạch kiểm toán Xây dựng chương trình kiểm toán và thiết kế các thử nghiệm cơ bản Giai đoạn 2: Thực hiện thủ tục kiểm soát Thực hiện các thử nghiệm cơ bản Giai đoạn 3: Hoàn thiện kiểm toán Công bố Báo cáo kiểm toán 1.1.1. Chuẩn bị kiểm toán: a) Lập kế hoạch kiểm toán tổng quát: * Thu thập thông tin về khách hàng: Thông thường, các thông tin về khách hàng cần được thu thập cụ thể như sau: Thu thập chứng từ pháp lý, sổ sách. Sinh viên TH: Nhóm - Lớp : Trang: Tiểu luận kiểm toán phần 2 Giáo viên: Lê Thị Hồng Hà Xác định quy mô TSCĐ, nắm bắt cơ cấu đầu tư vào TSCĐ, cơ cấu vốn của doanh nghiệp và xu hướng phát triển của khách hàng. Xem xét những khía cạnh đặc thù của khách hàng: ngành nghề kinh doanh, cơ cấu tổ chức, dây chuyền sản xuất… để tìm hiểu những sự kiện, các nghiệp vụ có ảnh hưởng đến TSCĐ nói riêng và BCTC nói chung. Tham quan nhà xưởng, xác minh TSCĐ, phát hiện những vấn đề cần quan tâm: máy móc cũ, lạc hậu, sản xuất trì trệ, sản phẩm ứ đọng… Trao đổi với Ban giám đốc, kế toán trưởng hoặc kế toán TSCĐ và cán bộ nhân viên khác trong đơn vị về tình hình biến động TSCĐ trong công ty và việc sử dụng có hợp lý. Tìm hiểu mục tiêu, chiến lược kinh doanh của khách hàng, các mục tiêu đó có liên quan gì đến biến động TSCĐ. Tìm hiểu về môi trường kinh doanh, các yếu tố bền ngoài tác động đến khách hàng: pháp luật, khoa học kỹ thuật… Trao đổi với KTV nội bộ (nếu có) về TSCĐ, trích khấu hao và xem xét Báo cáo kiểm toán nội bộ. KTV cần xem xét lại kết quả của cuộc kiểm toán năm trước và hồ sơ kiểm toán. Tìm hiểu những thông tin quan trọng như: chính sách tài chính, các sai phạm liên quan đến khoản mục TSCĐ năm trước… * Thực hiện các thủ tục phân tích: Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 520: “Phân tích là việc phân tích các số liệu, thông tin, các tỷ suất quan trọng qua đó tìm ra những xu hướng biến động và tìm ra những mối liên hệ có mâu thuẫn với các thông tin liên quan khác hoặc có sự chênh lệch lớn so với giá trị đã dự kiến”. Thủ tục phân tích mà KTV thường áp dụng trong giai đoạn này gồm hai loại cơ bản sau: Phân tích ngang (phân tích xu hướng): với khoản mục TSCĐ, KTV tiến hành so sánh số liệu năm trước với năm nay, qua đó thấy được những biến động bất thường và tìm ra nguyên nhân. Đồng thời, có thể so sánh số liệu của khách hàng với số liệu của ngành. Sinh viên TH: Nhóm - Lớp : Trang: Tiểu luận kiểm toán phần 2 Giáo viên: Lê Thị Hồng Hà Phân tích dọc (phân tích các tỷ suất): là việc phân tích dựa trên việc tính ra và so sánh các chỉ số liên quan. Với TSCĐ, KTV có thể sử dụng tỷ suất tự tài trợ, tỷ suất đầu tư… * Tìm hiểu hệ thống KSNB và đánh giá rủi ro kiểm soát: Nghiên cứu hệ thống KSNB của khách hàng và đánh giá được rủi ro kiểm soát giúp cho KTV thiết kế được những thủ tục kiểm toán thích hợp cho khoản mục TSCĐ, từ đó đánh giá được khối lượng và độ phức tạp của cuộc kiểm toán, ước tính được thời gian và xác định được trọng tâm của cuộc kiểm toán. Trong chuẩn mực thực hành kiểm toán số 2 có nêu: “KTV phải có đủ hiểu biết về hệ thống kế toán và hệ thống KSNB của khách hàng để lập kế hoạch và xây dựng cách tiếp cận có hiệu quả. KTV phải sử dụng đến xét đoán chuyên môn để đánh giá về rủi ro kiểm toán và xác định các thủ tục kiểm toán nhằm giảm các rủi ro này xuống một mức chấp nhận được”. Hệ thống KSNB càng hiệu quả thì rủi ro kiểm soát càng nhỏ và ngược lại, rủi ro kiểm soát càng cao khi hệ thống KSNB hoạt động yếu kém. KTV cần quan tâm đến hệ thống KSNB trên hai phương diện: Cách thiết kế: KSNB đối với khoản mục TSCĐ được thiết như thế nào? Sự vận hành: KSNB đối với khoản mục TSCĐ được tiến hành ra sao? Để tiến hành khảo sát hệ thống KSNB của khách hàng, KTV có thể tiến hành công việc sau: Kiểm tra chứng từ sổ sách liên quan đến TSCĐ. Tham quan thực tế TSCĐ của khách hàng. Phỏng vấn các nhân viên của công ty. Lấy xác nhận của bên thứ 3. Quan sát các thủ tục KSNB với TSCĐ. Thực hiện lại các thủ tục kiểm soát (nếu cần). Sau khi tiến hành các bước công việc trên, KTV cần đánh giá rủi ro kiểm soát và thiết kế các thử nghiệm kiểm soát: Xác định các loại gian lận có thể có đối với khoản mục TSCĐ. Đánh giá tính hiện hữu của hệ thống KSNB trong việc phát hiện và ngăn chặn các gian lận và sai sót đó. Sinh viên TH: Nhóm - Lớp : Trang: Tiểu luận kiểm toán phần 2 Giáo viên: Lê Thị Hồng Hà Tùy vào mức độ rủi ro kiểm soát được đánh giá mà KTV có thể tiếp tục tiến hành các thử nghiệm kiểm soát hoặc các thử nghiệm cơ bản ở mức độ hợp lý. Khi tiến hành thu thập thông tin của khách hàng, KTV có thể đặt ra những câu hỏi về các vấn đề cần quan tâm như sau: Có tiến hành kiểm kê định kỳ tài sản và đối chiếu với sổ kế toán? Có thường xuyên đối chiếu số liệu giữa sổ chi tiết với sổ tổng hợp? Khi tiến hành mua sắm TSCĐ có tiến hành lập kế hoạch và dự toán? Chêch lệch giữa giá thực tế và dự toán có được phê duyệt đầy đủ? Chính sách ghi nhận TSCĐ và việc trích khấu hao có hợp lý, phương pháp tính khấu hao có phù hợp? Khi tiến hành thanh lý, nhượng bán TSCĐ có thành lập hội đồng gồm các thành viên theo quy định? Công tác quản lý bảo quản TSCĐ có được thực hiện theo đúng quy định, nguyên tắc? * Đánh giá trọng yếu: Định nghĩa trọng yếu theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 320 “là thuật ngữ chỉ tầm quan trọng của thông tin (một số liệu kế toán) trong BCTC…” có nghĩa là “thông tin là trọng yếu nếu việc bỏ sót hoặc sai sót của thông tin đó có thể ảnh hưởng tới quyết định kinh tế của người sử dụng BCTC…”. Điều đó cho thấy trách nhiệm của KTV là xác định xem các BCTC có chứa đựng cac sai phạm trọng yếu không. Từ đó đưa ra kiến nghị thích hợp về BCTC với Ban giám đốc. Việc tiến hành đánh giá mức trọng yếu với khoản mục TSCĐ có thể khái quát qua sơ đồ sau: Sơ đồ 1.2: Đánh giá mức độ trọng yếu đối với khoản mục TSCĐ Sinh viên TH: Nhóm - Lớp : Trang: Tiểu luận kiểm toán phần 2 Giáo viên: Lê Thị Hồng Hà * Đánh giá rủi ro: Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 400: “Rủi ro kiểm toán (AR) là rủi ro KTV và công ty kiểm toán đưa ra ý kiến nhận xét không thích hợp khi BCTC đã được kiểm toán còn những sai sót trọng yếu”. Để đánh giá rủi ro kiểm toán có thể tiến hành đánh giá ba loại rủi ro: Rủi ro tiềm tàng (IR), rủi ro kiểm soát (CR) và rủi ro phát hiện (DR). Đây là ba bộ phận cấu thành của rủi ro kiểm toán. Điều này được thể hiện rõ qua mô hình sau: DR = AR IR * CR Với mô hình này, KTV có thể sử dụng nó để điều chỉnh rủi ro phát hiện dựa trên các loại rủi ro khác đã được đánh giá nhằm đạt được rủi ro kiểm toán ở mức thấp như mong muốn. * Phối hợp chỉ đạo, phân công công việc, giám sát và đánh giá: Việc thực hành kiểm toán và lập Báo cáo kiểm toán phải được tiến hành một cách thận trọng theo yêu cầu nghề nghiệp và trình độ kiểm toán thực hiện. Do đó, việc bố trí nhân sự thực hiện kiểm toán BCTC nói chung và kiểm toán TSCĐ nói riêng phải được thích hợp thỏa mãn các chuẩn mực kiểm toán được thừa nhận và mang lại hiệu Sinh viên TH: Nhóm - Lớp : Trang: Bước 2 Phân bổ ước lượng ban đầu về tính trọng yếu cho khoản mục TSCĐ Bước 1 Ước lượng ban đầu về tính trọng yếu Bước 5 So sánh sai số tổng hợp ước tính với ước lượng ban đầu hoặc xem xét lại ước lượng ban đầu về tính trọng yếu Bước 3 Ước tính tổng sai phạm trong khoản mục TSCĐ Bước 4 Ước tính sai số kết hợp Tiểu luận kiểm toán phần 2 Giáo viên: Lê Thị Hồng Hà quả cao cho cuộc kiểm toán. Thông thường, kiểm toán khoản mục TSCĐ thường do các KTV có trình độ nghiệp vụ và kinh nghiệm thực hiện. b) Thiết kế các thử nghiệm kiểm toán: Bước tiếp theo sau khi lập kế hoạch kiểm toán là thiết kế các thử nghiệm kiểm toán cho phần hành TSCĐ thích hợp. Điều này giúp KTV rất nhiều trong công việc: Giúp chủ nhiệm kiểm toán quản lý, giám sát cuộc kiểm toán. Sắp xếp một cách có kế hoạch các công việc và nhân lực, đảm bảo sự phối hợp giữa các KTV. Là bằng chứng chứng minh cho cuộc kiểm toán đã được thực hiện. Quy trình thiết kế thủ tục kiểm toán TSCĐ được thể hiện qua sơ đồ sau. Sơ đồ 1.3: Thiết kế các thủ tục kiểm toán với khoản mục TSCĐ 1.1.2. Thực hiện kiểm toán: Đây là giai đoạn chủ yếu và quan trọng nhất trong cuộc kiểm toán. Thực chất của giai đoạn này là việc KTV áp dụng các phương pháp kỹ thuật và nghiệp vụ đã xác định trong chương trình kiểm toán để thu thập những thông tin tài liệu cần thiết làm cơ sở cho những nhận xét của mình trong Báo cáo kiểm toán. a) Thực hiện các thử nghiệm kiểm soát: Sinh viên TH: Nhóm - Lớp : Trang: Xác định trọng yếu và rủi ro có thể chấp nhận được Thiết kế và thực hiện các thủ tục phân tích đối với phần hành TSCĐ Thực hiện đánh giá với rủi ro kiểm soát của phần hành TSCĐ Thiết kế và thực hiện các thủ tục khảo sát thực hiện Quy mô kiểm toán Thời gian thực hiện Phần tử được chọn Các thủ tục kiểm toán Thiết kế các thử nghiệm kiểm tra Đối với phần hành TSCĐ (nhằm thỏa mãn các mục tiêu đặt ra) [...]... sử dụng có hiệu quả hơn TSCĐ cho DN, các yếu tố của hệ thống KSNB… Trước khi Báo cáo kiểm toán được công bố, công ty kiểm toán phải thông báo cho khách hàng về kết luận của cuộc kiểm toán Công việc cuối cùng của một cuộc kiểm toán là công bố Báo cáo kiểm toán theo đúng điều lệ hợp đồng kiểm toán và tiến hành các thủ tục còn lại để hoàn tất cuộc kiểm toán Trên đây là các giai đoạn của một cuộc kiểm toán. .. chính Qua thực tiễn kiểm toán tài sản cố định tại hai công ty khách hàng, thủ tục phân tích chủ yếu được thực hiện trong giai đoạn đầu của cuộc kiểm toán nhằm phát hiện những biến động bất thường từ đó hướng các thủ tục kiểm tra chi tiết vào những khoản mục đó Trong giai đoạn thực hiện kiểm toán, thủ tục phân tích được áp dụng chưa nhiều 3.2 Một số giải pháp hoàn thiện thủ tục kiểm toán Tài sản cố định... quả kiểm toán: Công việc này sẽ do trưởng nhóm kiểm toán chịu trách nhiệm Sau tổng hợp kết quả kiểm toán, Công ty kiểm toán sẽ phát hành báo cáo kiểm toán cho hai khách hàng cùng với các bút toán điều chỉnh (nếu có) Riêng đối với khoản mục TSCĐ của khách hàng Công ty Cổ phần Thép Duy Tân kết quả kiểm toán cuối cùng là khoản mục này được kế toán đơn vị khách hàng phản ánh trung thực và hợp lý Đối với Công. .. Lập và công bố Báo cáo kiểm toánlà bước công việc cuối cùng của một cuộc kiểm toán BCTC Trong Báo cáo kiểm toán, KTV đưa ra ý kiến về khoản mục TSCĐ đã được kiểm tra Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 700: “Trong ý kiến đánh giá của kiểm toán viên và công ty kiểm toán phải xác định mức độ phù hợp của BCTC với chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành hoặc được chấp nhận, cũng xác định sự tuân thủ theo... rủi ro kiểm toán bằng cách tập trung kiểm tra vào những khoản mục trọng yếu Tất cả các công việc được giao tại cuộc kiểm toán cho hai công ty khách hàng đều hoàn thành đúng kế hoạch Các giấy tờ làm việc của KTV được trình bày hợp lý theo hồ sơ kiểm toán AS/2 Các KTV sử dụng phần mềm kiểm toán AS/2 rất thành thạo, hiệu quả công việc cao, thời gian làm việc được tận dụng triệt để Bằng chứng kiểm toán thu... giảm bớt các thủ tục kiểm tra chi tiết từ dó giảm thời gian cũng như chi phí cuộc kiểm toán hay tăng các thủ tục kiểm tra chi tiết nhằm giảm bớt rủi ro kiểm toán Thực tế, trong quá trình kiểm toán khoản mục TSCĐ, việc đánh giá hệ thống kiểm soát mới chỉ được thực hiện một cách đơn giản, chưa khai thác hết được lợi ích của công việc này Một tồn tại nữa cần được đề cập đến là việc áp dụng thủ tục phân tích... Trang: Tiểu luận kiểm toán phần 2 Giáo viên: Lê Thị Hồng Hà CHƯƠNG 2: ÁP DỤNG THỦ TỤC KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH TẠI CÔNG TY 2.1 Khái quát chung về công ty Cổ phần Thép Duy Tân 2.1.1 Thông tin về công ty cổ phần Thép Duy Tân Tên doanh nghiệp: Công ty Cổ phần thép Duy Tân Trụ sở: Khu Phố Nối A – Thị trấn Bần Yên Nhân – Huyện Yên Mỹ - Tỉnh Hưng Yên Mã số thuế: 0503000036 Công ty Cổ phần thép Duy... lý Đối với Công ty Cổ phần Thép Duy Tân, KTV không có bút toán điều chỉnh Sinh viên TH: Nhóm - Lớp : Trang: Tiểu luận kiểm toán phần 2 Giáo viên: Lê Thị Hồng Hà CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THÉP DUY TÂN 3.1 Nhận xét về quá trình kiểm toán TSCĐ hữu hình tại công ty Cổ phần Thép Duy Tân 3.1.1 Ưu điểm Khi thực hiện kiểm toán khoản mục TSCĐ... máy tổ chức của công ty Sinh viên TH: Nhóm - Lớp : Trang: Tiểu luận kiểm toán phần 2 Giáo viên: Lê Thị Hồng Hà Đại hội đồng cổ đông Hội đông quản trị Ban kiểm soát Tổng giám đốc Các phó tổng giám đốc P P P P P P TCHC QHQT TBCN TCKT KD KHĐT CN Xưởng Cán thép Xưởng tại Sơn án phôi phụ Xưởng Ban dự Sản xuất Công ty Cơ điện La 2.2 Áp dụng thủ tục kiểm toán tài sản cố định hữu hình tại công ty Cổ phần thép... TH: Nhóm - Lớp : Trang: Tiểu luận kiểm toán phần 2 Giáo viên: Lê Thị Hồng Hà Sinh viên TH: Nhóm - Lớp : Trang: Tiểu luận kiểm toán phần 2 Giáo viên: Lê Thị Hồng Hà KẾT LUẬN Khoản mục tài sản cố định tại công ty sản xuất chiếm tỉ trọng lớn vì vậy việc áp dụng các thủ tục kiểm toán vào khoản mục này là hết sức cần thiết Ở Việt Nam hiện nay đã có rất nhiều công ty Kiểm toán được thành lập với mong muốn . BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP. HỒ CHÍ MINH KHOA KINH TẾ - CƠ SỞ THANH HÓA BÀI TIỂU LUẬN MÔN: KIỂM TOÁN PHẦN 2 ĐỀ TÀI: ÁP DỤNG THỦ TỤC KIỂM TOÁN TIỀN GỬI NGÂN HÀNG TẠI CÔNG. khi Báo cáo kiểm toán được công bố, công ty kiểm toán phải thông báo cho khách hàng về kết luận của cuộc kiểm toán. Công việc cuối cùng của một cuộc kiểm toán là công bố Báo cáo kiểm toán theo. kiểm toán phần 2 Giáo viên: Lê Thị Hồng Hà CHƯƠNG 2: ÁP DỤNG THỦ TỤC KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH TẠI CÔNG TY 2.1. Khái quát chung về công ty Cổ phần Thép Duy Tân 2.1.1. Thông tin về công