1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty trách nhiệm hữu hạn four seasons vina

94 28 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Kế Toán Tiền Gửi Ngân Hàng Tại Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Four Seasons Vina
Tác giả Trịnh Tuyết Nhung
Người hướng dẫn TH.S. Mã Phượng Quyên
Trường học Trường Đại Học Thủ Dầu Một
Chuyên ngành Kế Toán
Thể loại Báo Cáo Tốt Nghiệp
Năm xuất bản 2020
Thành phố Bình Dương
Định dạng
Số trang 94
Dung lượng 3,61 MB

Nội dung

Nhiệm vụ cụ thể : lập kế hoạch tài chính trong năm kế hoạch và kế hoạch trung, dài hạn; tìm kiếm các nguồn vốn để đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của đơn vị; thực hiện các quy định về k

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT

Ngành: KẾ TOÁN

Bình Dương, tháng 11 năm 2020

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Em xin cam đoan đề tài: “ Kế toán tiền gửi ngân hàng tại Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Four Seasons Vina” là một công trình nghiên cứu độc lập không có sự sao chép, các thông tin được trích nguồn rõ ràng Đề tài là một sản phẩm mà em đã nổ lực nghiên cứu trong quá trình học tập và thực tập tại công ty trong thời gian qua, dưới sự hướng dẫn của giảng viên cô Mã Phượng Quyên và các Anh, chị tại phòng

Kế Toán của Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Four Seasons Vina

Sinh viên thực hiện

Trịnh Tuyết Nhung

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Sau thời gian thực tập em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của giảng viên hướng dẫn cô Mã Phượng Quyên để em có được những định hướng đúng đắn tring quá trình thực tập, giải đáp tất cả những thắc mắc của em về vấn đề chuyên môn

và thực tiễn Cảm ơn Ban Giám Đốc và các Anh, Chị tại phòng Kế toán cũng như Công ty TNHH Four Seasons Vina Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn đến anh Kế toán trưởng Nguyễn Quang Minh đã hướng dẫn và hỗ trợ, tạo điều kiện cho em tìm kiếm

và lựa chọn thông tin thích hợp để em hoàn thành đề tài thực tập Từ quá trình thực tập đã giúp em tiếp thu thêm nhiều kiến thức mới mẻ, kinh nghiệm thực tế mà em chưa được học tại trường Cuối cùng em xin chúc quý Công ty ngày càng thành công hưng thịnh, chúc các anh chị trong Công ty luôn dồi dào sức khỏe, luôn thành công trong công việc

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 4

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1

2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1

3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1

4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU & NGUỒN DỮ LIỆU 2

5 Ý NGHĨA ĐỀ TÀI 3

6 KẾT CẤU ĐỀ TÀI 3

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH FOUR SEASONS VINA 1

1.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY 1

1.1.1 Giới thiệu sơ lược về công ty 1

1.1.2 Hình thức sở hữu vốn 1

Lĩnh vực hoạt động: 2

1.2 CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY CÔNG TY 3

1.2.1 Sơ đồ về cơ cấu tổ chức bộ máy công ty 3

1.2.2 Chức năng, nhiệm vụ từng phòng ban 4

1.3 CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN 4

1.3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán 4

1.3.2 Chức năng, nhiệm vụ 5

1.4 CHẾ ĐỘ, CHÍNH SÁCH KẾ TOÁN VÀ HÌNH THỨC KẾ TOÁN ÁP DỤNG TẠI CÔNG TY 6

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TIỀN GỬI NGÂN HÀNG CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN FOUR SEASONS VINA 7

2.1 NỘI DUNG 7

2.2 NGUYÊN TẮC KẾ TOÁN 7

2.3 TÀI KHOẢN SỬ DỤNG 9

2.4 CHỨNG TỪ, SỔ SÁCH KẾ TOÁN 11

2.4.1 Uỷ nhiệm chi 11

2.4.1.1 Cách lập 11

Trang 5

2.4.1.2 Mục đích lập 12

2.4.2 Uỷ nhiệm thu 12

2.4.2.1 Cách lập 13

2.4.2.2 Mục đích lập 13

2.4.3 Hóa đơn giá trị gia tăng 13

2.4.3.1 Cách lặp 13

2.4.3.2 Mục đích lập 16

2.4.4 Phiếu kế toán tổng hợp 17

2.4.4.1 Cách lập 17

2.4.4.2 Mục đích lập 17

2.4.5 Sổ cái 18

2.4.6 Sổ nhật ký chung 19

2.5 CÁC NGHIỆP VỤ KINH TẾ PHÁT SINH TẠI CÔNG TY 20

2.6 PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG CỦA KHOẢN MỤC TIỀN GỬI NGÂN HÀNG 46

2.6.1 Phân tích biến động của khoản mục tiền gửi ngân hàng theo chiều ngang 46

2.6.2 Phân tích biến động của khoản mục tiền gửi ngân hàng theo chiều dọc 46 2.6.3 Phân tích khả năng thanh toán: 47

2.6.3.1 Phân tích khả năng thanh toán nhanh bằng tiền 47

2.6.3.2 Phân tích khả năng thanh toán hiện hành và khả năng thanh toán nhanh 48

2.7 PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH 49

2.7.1 Phân tích bảng cân đối kế toán 49

2.7.1.1 Phân tích tính cân đối giữa tài sản và nguồn vốn 50

2.7.1.2 Phân tích biến động về tài sản và nguồn vốn theo chiều ngang 52

2.7.1.3 Phân tích biến động về tài sản và nguồn vốn theo chiều dọc 55

2.7.2 Phân tích tình hình tài chính thông qua báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 56

2.7.2.1 Phân tích tình hình tài chính thông qua báo cáo kết quả hoạt động

Trang 6

2.7.2.2 Phân tích tình hình tài chính thông qua báo cáo kết quả hoạt động

kinh doanh theo chiều dọc 59

CHƯƠNG 3 NHẬN XÉT VÀ GIẢI PHÁP 65

3.1 NHẬN XÉT 65

3.1.1 Về tổ chức bộ máy công ty 65

3.1.2 Về tổ chức công tác kế toán 66

3.2 GIẢI PHÁP 67

PHẦN KẾT LUẬN 69

TÀI LIỆU THAM KHẢO 71

PHỤ LỤC 71

Trang 7

Danh mục từ viết tắt:

Danh mục bảng:

BẢNG 2.1 MẪU SỔ CÁI 18

BẢNG 2.2 MẪU SỔ NHẬT KÝ CHUNG 19

BẢNG 2.3 TRÍCH DẪN SỔ NHẬT KÝ CHUNG QUÝ 4 NĂM 2017 MINH HỌA 43

BẢNG 2.4 PHÂN TÍCH TIỀN GỬI NGÂN HÀNG THEO CHIỀU NGANG 46

BẢNG 2.5 PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG CỦA KHOẢN MỤC TIỀN GỬI NGÂN HÀNG THEO CHIỀU DỌC 47

BẢNG 2.6 PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG THANH TOÁN NHANH BẰNG TIỀN 47

BẢNG 2.7 PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG THANH TOÁN 48

BẢNG 2.8 PHÂN TÍCH QUAN HỆ CÂN ĐỐI 1 50

BẢNG 2.9 PHÂN TÍCH QUAN HỆ CÂN ĐỐI 2 50

BẢNG 2 10 PHÂN TÍCH QUAN HỆ CÂN ĐỐI 3 51

BẢNG 2.11 PHÂN TÍCH BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN THEO CHIỀU NGANG 53 BẢNG 2.12 PHÂN TÍCH BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN THEO CHIỀU DỌC 55

BẢNG 2.13 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH THÔNG QUA BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THEO CHIỀU NGANG 57

BẢNG 2.14 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH THÔNG QUA BÁO CÁO KẾT

Trang 8

Danh mục hình:

Hình 1.1 Sơ Đồ Về Cơ Cấu Tổ Chức Bộ Máy Công Ty 3

Hình 1.2 Sơ Đồ Về Tổ Chức Kế Toán Tại Công Ty 5

Hình 2.1 Hóa Đơn Giá Trị Gia Tăng Số 0001967 Ngày 24/11/2017 21

Hình 2.2 Sổ Chi Tiết Công Nợ Từ Ngày 01/11/2017 Đến Ngày 29/12/2017 25

Hình 2.3 Phiếu Kiến Nghị Chi Ngày 28/12/2017 22

Hình 2.4 Uỷ Nhiệm Thu Ngày 28/12/2017 23

Hình 2.5 Chứng Từ Ngân Hàng IBK Ngày 28/12/2017 24

Hình 2.6 Sổ Chi Tiết Công Nợ Từ Ngày 01/11/2017 Dến Ngày 29/12/2017 29

Hình 2.7 Phiếu Kiến Nghị Chi Ngày 28/12/2017 26

Hình 2.8 Uỷ Nhiệm Thu Ngày 28/12/2017 27

Hình 2.10 Hóa Đơn Chiếu Lệ Ngày 28/12/2017 30

Hình 2.11 Phiếu Kiến Nghị Chi Ngày 28/12/2017 31

Hình 2.12 Uỷ Nhiệm Chi Số 1459 Ngày 28/12/2017 32

Hình 2.13 Phiếu Kế Toán Tổng Hợp Ngày 28/12/2017 33

Hình 2.14 Phiếu Kiến Nghị Chi Ngày 28/12/2017 34

Hình 2.15 Uỷ Nhiệm Chi Số 1461 Ngày 28/12/2017 35

Hình 2.16 Chứng Từ Ngân Hàng IBK Ngày 28/12/2017 36

Hình 2.17 Hoá Đơn GTGT Tiền Điện Kỳ 1 Tháng 12 37

Hình 2.18 Hoá Đơn GTGT Tiền Điện Kỳ 2 Tháng 12 38

Hình 2.10 Hoá Đơn GTGT Tiền Điện Kỳ 3 Tháng 12 39

Hình 2.17 Uỷ Nhiệm Chi Ngày 29/12/2017 40

Hình 2.21 Chứng Từ Ngân Hàng IBK Ngày 29/12/2017 41

Hình 2.22 Sổ Cái Tài Khoản 112 Ngày 28/12/2017 44

Hình 2.23 Sổ Cái Tài Khoản 112 Ngày 29/12/2017 45

Trang 9

Qua thời gian học tập tại trường Đại học Thủ Dầu Một, tác giả đã được trang

bị những nền tảng lý luận cơ bản, phương pháp tiếp cận và giải quyết vấn đề khoa học Kết hợp với những kiến thức tác giả đã tiếp thu được qua thời gian thực tập tiếp xúc với công tác kế toán tại Công ty TNHH FOUR SEASONS VINA nhận thức được tầm quan trọng của kế toán tiền gửi ngân hàng nên tác giả chọn đề tài “Kế toán tiền gửi ngân hàng tại Công ty trách nhiệm hữu hạn FOUR SEASONS VINA” làm

đề tài nghiên cứu bài báo cáo tốt nghiệp

2 Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu tổng quát: Tìm hiểu và nắm bắt thực tế hoạt động kế toán tiền gửi ngân

hàng tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Four Seasons Vina năm 2017 vận dụng kiến thức đã học vào thực tế

Mục tiêu cụ thể: Tìm hiểu về tổ chức hoạt động kinh doanh, cơ cấu tổ chức kế toán,

chế độ kế toán được sử dụng tại Công ty Phân tích, mô tả, đánh giá hoạt động kế toán tiền gửi ngân hàng, phân tích biến động của khoản mục tiền gửi ngân hàng và

Trang 10

Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu trong đề tài này là công tác kế toán “Kế toán tiền gửi ngân hàng tại Công Ty Trách nhiệm hữu hạn FOUR SEASONS VINA” Trong bài báo cáo này được tham chiếu từ Công ty

Phạm vi nghiên cứu

Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu về kế toán tiền gửi ngân hàng

Không gian: Đè tài nghiên cứu tại Công ty TNHH FOUR SEASONS VINA

Thời gian:

Từ ngày 17/8/2020 đến ngày 11/10/2020

Thông tin chung về công ty TNHH Four Seasons Vina trong niên độ kế toán hiện hành

Dữ liệu sử dụng trong bài: số liệu qua các năm 2017,2018, 2019

4 Phương pháp nghiên cứu & nguồn dữ liệu

Phương pháp nghiên cứu

Sử dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu để có được thông tin khái quát chung

về công ty

Sử dụng phương pháp phân tích số liệu, mô tả diễn giải thu thập được liên quan đến các chứng từ ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi, hóa đơn,… và các sổ nhật ký chung,

sổ chi tiết tài khoản 112, sổ chi tiết công nợ,…

Sử dụng phương pháp so sánh chiều ngang, chiều dọc, so sánh xác định xu hướng

và tính chất liên hện giữa các chỉ tiêu Kết hợp phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu, phân tích các báo báo tài chính Tài liệu sử dụng chính cho phần này là là báo cáo tài chính của công ty TNHH Four Seasons Vina ở các năm 2017, 2018, 2019 (Phụ lục) Trong phần này, tác giả chọn năm 2017 là phần gốc, năm 2018, 2019 là kỳ phân tích so với kỳ gốc 2017

Để đưa ra nhận xét và giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán và tình hình tài chính tại Công ty tác giả sử dụng phương pháp quan sát, so sánh trên mặt lý thuyết với thực tế

Nguồn dữ liệu

Tài liệu của Công ty cung cấp và thu thập số liệu thông qua các báo cáo tài chính

Trang 11

Chứng từ kế toán tiền gửi ngân hàng được lưu trữ tại phòng kế toán và các chứng

từ được xuất từ cở sở dữ liệu máy tính

Thu thập thêm thông tin trên báo chí, internet, các văn bản pháp lý, sách giáo khoa Vận dụng kiến thức đã học tại trường và kinh nghiệm thực tế qua quá trình thực tập

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, bài gồm 3 chương

Chương 1 : Giới thiệu chung về Công ty Trách nhiệm hữu hạn Four Seasons Vina Chương 2 : Kế toán tiền gửi ngân hàng tại Công ty TNHH Four Seasons Vina

Chương 3 : Nhận xét và giải pháp

Trang 12

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH FOUR

SEASONS VINA

1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty

1.1.1 Giới thiệu sơ lược về công ty

Tên gọi của doanh nghiệp: CÔNG TY TNHH FOUR SEASONS VINA

Tên giao dịch tiếng anh: FOUR SEASONS VINA CO.,LTD

Mã số thuế: 3700488067

Trụ sở chính: ấp An Sơn, xã An Điền, thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương

Chi nhánh: Văn phòng đại diện tại Thành Phố Hồ Chí Minh

Kiểm toán viên: Công ty TNHH Kiểm toán Win Win

Trang 13

Lần điều chỉnh gần đây nhất: lần thứ 10 ngày 22 tháng 01 năm 2016

Hình thức đầu tư 100% vốn nước ngoài (Hàn Quốc)

Nhà xưởng: 1,200 m2

Văn phòng: 200m2

Đất trống dự kiến xây dựng các công trình phụ : 18,568 m2

Vốn đầu tư: 1,800,000 USD bao gồm:

Vốn cố định :Máy móc thiết bị, tiền đền bù đất, chi phí san lấp mặt bằng, nhà xưởng, văn phòng, điện, nước;

Vốn cố định khác;

Vốn lưu động

Vốn điều lệ : 1,373,675 USD trong đó:

FOUR SEASONS BUTTON CO., LTD góp 1,093,819 ( một triệu không trăm chin mươi ba ngàn tám trăm mười chin) đô la Mỹ, chiếm 79,63% ( bảy mươi chin phẩy sáu mươi ba phần trăm ) vốn điều lệ

Ông LEE KUN WOO góp 279,856 ( Hai trăm bảy mươi ba chin ngàn tám trăm năm mươi sáu ) đô la Mỹ, chiếm 20,37% ( Hai mươi phẩy ba mươi bảy phần trăm ) vốn điều lệ

Thời hạn hoạt động của dự án là 50 năm, kể từ ngày 28 tháng 01 năm 2003

Người đại diện pháp luật của doanh nghiệp là Ông Lee Jong Hoe Chức vụ: Chủ tịch hội đồng thành viên

Lĩnh vực hoạt động: sản xuất, chu kỳ sản xuất kinh doanh thông thường của Công

ty là trong vòng 12 tháng

Trang 14

Hiện nay, Công ty hoạt động theo Luật Doanh nghiệp và các quy định hiện hành của pháp luật; Điều lệ về tổ chức và hoạt động của Công ty Công ty được nhà

nước tỉnh cho phép kinh doanh trên các lĩnh vực sau:

Danh mục các sản phẩm chính và thị trường tiêu thụ :

Đòn khủy, thanh oằn, khóa kéo;

1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy công ty

Bộ máy quản lý của Công ty được tổ chức theo mô hình Công ty TNHH Sơ đồ cơ cấu bộ máy quản lý của Công ty như sau:

1.2.1 Sơ đồ về cơ cấu tổ chức bộ máy công ty

Hình 1.1 Sơ đồ về cơ cấu tổ chức bộ máy công ty

( Nguồn: phòng Kế Toán )

Trang 15

1.2.2 Chức năng, nhiệm vụ từng phòng ban

Ban Giám Đốc: một Tổng Giám đốc và một phó Tổng Giám Đốc

Tổng Giám đốc: người đại diện theo pháp luật của Công ty có trách nhiệm pháp

lý cao nhất của Công ty, chịu trách nhiệm lãnh đạo và điều hành sản xuất kinh doanh, đồng thời chịu trách nhiệm trước pháp luật và Công ty trong việc điều hành, kiểm soát, quản lý của Công ty

Phó Tổng Giám Đốc: giúp việc cho Tổng Giám Đốc, được TGĐ ủy quyền khi

TGĐ đi vắng, thay mặt TGĐ theo dõi trực tiếp các đơn vị sản xuất của Công ty

Phòng nhân sự: Nắm bắt thông tin nhân sự trong công ty một cách nhanh chóng,

truyền tin hiệu quả Trong đó trưởng phòng nhân sự sẽ ký các quyết định ban hành luật, văn bản bổ sung cho nhân lực cũng như các vấn đề khác liên quan để đảm bảo công ty làm việc theo yêu cầu của nhà nước

Phòng kinh doanh: Quản lý về vấn đề kinh doanh của công ty, tiếp xúc và đàm phán

với các đối tác để tìm hiểu vấn đề cung cấp sản phẩm theo nhu cầu của khách hàng, thực hiện công tác giao nhận hàng

Phòng kế toán: Tham mưu giúp việc cho Giám đốc Công ty và chịu trách nhiệm

trước Giám đốc về công tác Tài chính - Kế toán Nhiệm vụ cụ thể : lập kế hoạch tài chính trong năm kế hoạch và kế hoạch trung, dài hạn; tìm kiếm các nguồn vốn để đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của đơn vị; thực hiện các quy định về kế toán, kiểm toán và thuế theo quy định của Nhà nước; thực hiện quản lý tài chính của Công

ty như quản lý các khoản công nợ, chi phí; phân phối lợi nhuận và lập kế hoạch phân phối lợi nhuận cho năm kế hoạch, phân phối và sử dụng các quỹ của đơn vị

1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán

1.3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán

Trang 16

Hình 1.2 Sơ đồ về tổ chức kế toán tại công ty

( Nguồn: Phòng Kế Toán )

1.3.2 Chức năng, nhiệm vụ

Kế toán trưởng: Phụ trách kế toán, là người đứng đầu phòng kế toán- tài vụ, phụ trách

chung tổng hợp thực hiện chức năng và nhiệm vụ kế toán tại Công ty theo quy chế phân cấp quản lý của Giám đốc công ty

Kế toán tổng hợp: là kế toán tổng hợp tất cả các khoản mục kế toán Theo dõi phản

ánh chính xác, đầy đủ, kịp thời các hoạt động, phụ trách về các sổ kế toán

Kế toán kho: là kế toán làm việc tại kho, chịu trách nhiệm chính trong việc lập hóa

đơn chứng từ và theo dõi chi tiết hàng hóa trong kho, bao gồm tình hình hàng nhập – xuất – tồn; đối chiếu các hóa đơn, chứng từ sổ sách với số liệu thực tế do Thủ kho trình lên, giúp hạn chế tối đa những rủi ro, thất thoát cho doanh nghiệp

Kế toán công nợ: có nhiệm vụ làm chứng từ và ghi sổ công nợ, thanh toán lập báo

cáo công nợ và các báo cáo thanh toán

Kế toán tiền gửi ngân hàng: ghi nhận, phản ánh chính xác, đầy đủ kịp thời mọi nghiệp

vụ kinh tế phát sinh trong ngân hàng của doanh nghiệp về các hoạt động: hoạt động

Trang 17

nguồn vốn, sử dụng vốn và các dịch vụ ngân hàng khác theo pháp lệnh kế toán thống

kê của nhà nước và các thể lệ chế độ kế toán ngân hàng theo quy định

Thủ quỹ: có trách nhiệm trong công tác thu chi tiền mặt vầ tồn quỹ của công ty Quản

lý tiền thực trong quỹ và trực tiếp thu chi quỹ tiền mặt tại công ty Hàng tháng thủ quỹ căn cứ vào sổ công nợ để ghi chép sổ sách lên bảng số dư để theo dõi thu hoàn tạm ứng của từng người

1.4 Chế độ, chính sách kế toán và hình thức kế toán áp dụng tại công ty

Hình thức kế toán: sử dụng hình thức nhật ký chung

Chế độ kế toán: Công ty áp dụng Chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam được ban

hành theo Thông tư 200/2014/TT-BTC ban hành ngày 22 tháng 12 năm 2014 của Bộ Tài Chính

Niên độ kế toán: bắt đầu từ 01/01 đến ngày 31/12 năm dương lịch

Kỳ kế toán năm của Công ty bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 kết thúc vào ngày 31 tháng

12 hàng năm

Đơn vị tiền tệ: đồng Việt Nam (VNĐ) Quy đổi ngoại tệ ra đồng VN theo tỷ giá giao

dịch bình quân liên ngân hàng Nhà nước công bố tại thời điểm nghiệp vụ phát sinh

để ghi sổ kế toán

Tuyên bố về việc tuân thủ chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán

Báo cáo tài chính của Công ty được lập theo các Chuẩn mực kế toán Việt Nam, Chế

độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam và các quy định pháp lý có liên quan đến việc lập

và trình bày báo cáo tài chính Báo cáo tài chính được lập theo nguyên tắc giá gốc

Trang 18

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TIỀN GỬI NGÂN HÀNG CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN FOUR SEASONS VINA

2.1 Nội dung

Tại công ty trách nhiệm hữu hạn Four Seasons Vina kế toán tiền gửi ngân hàng

là việc theo dõi toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế liên quan đến sổ phụ ngân hàng như rút tiền gửi về nhập quỹ tiền mặt, nộp tiền mặt vào tài khoản ngân hàng, khách hàng thanh toán tiền vào tài khoản thể hiện bằng giấy báo có, thanh toán tiền cho nhà cung cấp thể hiện bằng ủy nhiệm chi… toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế qua các chứng từ ngân hàng sẽ được hạch toán chi tiết Cuối tháng, quý, năm Kế toán kiểm tra sổ quỹ đối chiếu sổ phụ ngân hàng để có hướng xử lý kịp thời

2.2 Nguyên tắc kế toán

a) Khi nhận được chứng từ của Ngân hàng gửi đến, kế toán phải kiểm tra, đối chiếu với chứng từ gốc kèm theo Nếu có sự chênh lệch giữa số liệu trên sổ kế toán của doanh nghiệp, số liệu ở chứng từ gốc với số liệu trên chứng từ của Ngân hàng thì doanh nghiệp phải thông báo cho Ngân hàng để cùng đối chiếu, xác minh và xử lý kịp thời Cuối tháng, chưa xác định được nguyên nhân chênh lệch thì kế toán ghi sổ theo số liệu của Ngân hàng trên giấy báo Nợ, báo Có hoặc bản sao kê Số chênh lệch (nếu có) ghi vào bên Nợ TK 138 “Phải thu khác” (1388) (nếu số liệu của kế toán lớn hơn số liệu của Ngân hàng) hoặc ghi vào bên Có TK 338 “Phải trả, phải nộp khác” (3388) (nếu số liệu của kế toán nhỏ hơn số liệu của Ngân hàng) Sang tháng sau, tiếp tục kiểm tra, đối chiếu, xác định nguyên nhân để điều chỉnh số liệu ghi sổ

b) Ở những doanh nghiệp có các tổ chức, bộ phận phụ thuộc không tổ chức kế toán riêng, có thể mở tài khoản chuyên thu, chuyên chi hoặc mở tài khoản thanh toán phù hợp để thuận tiện cho việc giao dịch, thanh toán Kế toán phải mở sổ chi tiết theo từng loại tiền gửi (Đồng Việt Nam, ngoại tệ các loại)

c) Phải tổ chức hạch toán chi tiết số tiền gửi theo từng tài khoản ở Ngân hàng để tiện cho việc kiểm tra, đối chiếu

d) Khoản thấu chi ngân hàng không được ghi âm trên tài khoản tiền gửi ngân hàng

mà được phản ánh tương tự như khoản vay ngân hàng

Trang 19

đ) Khi phát sinh các giao dịch bằng ngoại tệ, kế toán phải quy đổi ngoại tệ ra Đồng Việt Nam theo nguyên tắc:

Bên Nợ TK 1122 áp dụng tỷ giá giao dịch thực tế Riêng trường hợp rút quỹ tiền mặt bằng ngoại tệ gửi vào Ngân hàng thì phải được quy đổi ra Đồng Việt Nam theo tỷ giá ghi sổ kế toán của tài khoản 1112

Bên Có TK 1122 áp dụng tỷ giá ghi sổ Bình quân gia quyền

Việc xác định tỷ giá hối đoái giao dịch thực tế được thực hiện theo quy định tại phần hướng dẫn tài khoản 413 - Chênh lệch tỷ giá hối đoái và các tài khoản có liên quan e) Vàng tiền tệ được phản ánh trong tài khoản này là vàng được sử dụng với các chức năng cất trữ giá trị, không bao gồm các loại vàng được phân loại là hàng tồn kho sử dụng với mục đích là nguyên vật liệu để sản xuất sản phẩm hoặc hàng hoá để bán Việc quản lý và sử dụng vàng tiền tệ phải thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành

g) Tại tất cả các thời điểm lập Báo cáo tài chính theo quy định của pháp luật, doanh nghiệp phải đánh giá lại số dư ngoại tệ và vàng tiền tệ theo nguyên tắc:

Tỷ giá giao dịch thực tế áp dụng khi đánh giá lại số dư tiền gửi ngân hàng bằng ngoại

tệ là tỷ giá mua ngoại tệ của chính ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp mở tài khoản ngoại tệ tại thời điểm lập Báo cáo tài chính Trường hợp doanh nghiệp có nhiều tài khoản ngoại tệ ở nhiều ngân hàng khác nhau và tỷ giá mua của các ngân hàng không có chênh lệch đáng kể thì có thể lựa chọn tỷ giá mua của một trong số các ngân hàng nơi doanh nghiệp mở tài khoản ngoại tệ làm căn cứ đánh giá lại

Vàng tiền tệ được đánh giá lại theo giá mua trên thị trường trong nước tại thời điểm lập Báo cáo tài chính Giá mua trên thị trường trong nước là giá mua được công bố bởi Ngân hàng Nhà nước Trường hợp Ngân hàng Nhà nước không công bố giá mua vàng thì tính theo giá mua công bố bởi các đơn vị được phép kinh doanh vàng theo luật định

Các nghiệp vụ phát sinh trong kỳ bằng ngoại tệ được qui đổi sang VND theo tỷ giá

Trang 20

Tỷ giá giao dịch thực tế khi ghi nhận nợ phải thu là tỷ giá mua của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp chỉ định khách hàng thanh toán tại thời điểm giao dịch phát sinh

Tỷ giá giao dịch thực tế khi ghi nhận nợ phải trả là tỷ giá bán của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp dự kiến giao dịch tại thời điểm giao dịch phát sinh

Tỷ giá giao dịch thực tế đối với các giao dịch mua sắm tài sản hoặc các khoản chi phí được thanh toán ngay bằng ngoại tệ ( không qua các tài khoản phải trả ) là tỷ giá mua của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp thực hiện thanh toán

Tại ngày kết thúc kỳ kế toán , các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ được đánh giá lại theo tỷ giá giao dịch thực tế tại ngày của bảng cân đối kế toán theo nguyên tắc sau:

Các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ được phân loại là tài sản được hạch toán theo

tỷ giá mua của ngân hàng thương mại nơi Công ty thường xuyên có giao dịch

Các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ được phân loại là nợ phải trả được hạch toán theo tỷ giá bán của ngân hàng thương mại nơi Công ty thường xuyên có giao dịch

Tất cả các khoản chênh lệch tỷ giá thực tế phát sinh trong kỳ và chênh lệch do đánh giá lại số dư tiền tệ có gốc ngoại tệ cuối kỳ được hạch toán vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

TK 112(1): “Tiền Việt Nam” phản á

nh số tiền gửi vào, rút ra và hiện đang gửi tại Ngân hàng bằng Đồng Việt Nam

TK 112(2): “Ngoại tệ” phản ánh số tiền gửi vào, rút ra và hiện đang gửi tại Ngân hàng

bằng ngoại tệ các loại đã quy đổi ra Đồng Việt Nam

Trang 21

TK 112(3): “Vàng tiền tệ” phản ánh tình hình biến động và giá trị vàng tiền tệ của

doanh nghiệp đang gửi tại Ngân hàng tại thời điểm báo cáo

Chi tiết:

TK 11211: Ngân hàng INDUSTRIAL BANK OF KOREA

TK 11212: Ngân hàng Đầu tư và Phát triển BIDV

TK 11213: Ngân hàng Shinhan

TK 11214: Ngân hàng Thương mại Cổ Phần Á Châu

TK 11215: Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (VIETCOMBANK)

Bên Nợ: Phản ánh các nghiệp vụ tăng tiền gửi ngân hàng trong kỳ tại công ty, bao

gồm:

Các khoản tiền Việt Nam, ngoại tệ, vàng tiền tệ gửi vào ngân hàng;

Chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư ngoại tệ tại thời điểm báo cáo (trường hợp tỷ giá ngoại tệ tăng so với Đồng Việt Nam)

Chi tiền mặt gửi vào tài khoản ngân hàng

Thu tiền lãi ngân hàng

Thu tiền bán hàng bằng tiền gửi ngân hàng

Hoàn tiền GTGT

Thu hoàn ứng sau khi quyết toán tạm ứng cho nhân viên

Nhận tiền vay bằng tiền gửi ngân hàng

Thu lãi đầu tư tài chính

Thu khác

Chênh lệch đánh giá lại vàng tiền tệ tăng tại thời điểm báo cáo

Bên Có: Phản ánh các nghiệp vụ giảm tiền gửi ngân hàng trong kỳ tại công ty, bao

gồm:

Các khoản tiền Việt Nam, ngoại tệ, vàng tiền tệ rút ra từ ngân hàng;

Chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư ngoại tệ cuối kỳ (trường hợp tỷ giá ngoại tệ giảm so với Đồng Việt Nam)

Mua hàng bằng tiền gửi ngân hàng

Trang 22

Chi tiền mua văn phòng phẩm

Thanh toán tiền điện thoại

Ứng trước tiền hàng cho nhà cung cấp

Tạm ứng cho nhân viên

Trả lương cho nhân viên

Chênh lệch đánh giá lại vàng tiền tệ giảm tại thời điểm báo cáo

Số dư cuối kỳ Bên Nợ: Thể hiện số tiền gửi ngân hàng hiện còn vào ngày cuối kì 2.4 Chứng từ, sổ sách kế toán

Các chứng từ kế toán liên quan đến công tác tiền gửi ngân hàng, công ty sử dụng các chứng từ kế toán áp dụng biểu mẫu ban hành đảm bảo cung cấp thông tin quy định của Luật Kế toán

Trong phạm vi giới hạn của đề tài các chứng từ được sử dụng cụ thể như sau: Uỷ nhiệm thu, ủy nhiệm chi, hóa đơn giá trị gia tăng, phiếu kế toán tổng hợp

Sổ cái, sổ nhật ký chung, sổ chi tiết công nợ

2.4.1 Uỷ nhiệm chi

Ủy nhiệm chi hay còn gọi là lệnh chi hay UNC là phương tiện thanh toán mà công ty lập lệnh thanh toán theo mẫu do ngân hàng quy định và gửi cho ngân hàng

mà mình đã mở tài khoản để yêu cầu trích một số tiền nhất định trên tài khoản của mình để trả cho người thụ hưởng

Hay nói cách khác ủy nhiệm chi là một loại chứng từ giao dịch mà công ty sẽ lập với mục đích ủy quyền cho ngân hàng thanh toán số tiền cho nhà cung cấp Ủy nhiệm chi phải do công ty lập, ký và ngân hàng chỉ căn cứ vào đó để thực hiện lệnh trích tiền cho người thụ hưởng Việc Ngân hàng tự động trích tài khoản của khách hàng là không được phép trừ trường hợp đã có thỏa thuận trước bằng văn bản

2.4.1.1 Cách lập

a) Phần kế toán doanh nghiệp ghi:

Trang 23

Ngày, tháng, năm: ghi rõ ngày tháng giao dịch

Đơn vị trả tiền: Tên đơn vị là công ty cần chuyển tiền cho nhà cung cấp

Số tài khoản: Số tài khoản công ty chuyển tiền

Tại ngân hàng: ghi tên ngân hàng thực hiện giao dịch nơi công ty có tài khoản Đơn vị thụ hưởng: Tên công ty được nhận tiền thanh toán

CMT/ Hộ chiếu… Ngày cấp… Nơi cấp… Điện thoại: Bỏ trống

Số tài khoản: Kiểm tra thông tin tài khoản và số tài khoản của công ty cần chuyển

tiền

Tại ngân hàng: Đối tác sẽ cung cấp tên ngân hàng, nơi mà doanh nghiệp đối tác có

tài khoản

Số tiền bằng số: Ghi đúng số tiền Việt Nam đồng vào ô này Ví dụ như: 5.000.000đ

Số tiền bằng chữ: ghi đúng số tiền đã ghi ở trên thành chữ Viết hoa chữ cái đầu tiên

và kết thúc bằng ký tự / Ví dụ như: Năm triệu đồng./

Nội dung: Ghi rõ nội dung thanh toán

“Ví dụ”: Thanh toán tiền mua hàng tuyển dụng nhân sự

Đơn vị trả tiền

“Chủ tài khoản”: giám đốc ký và đóng dấu tròn tại đây Đóng 2/3 chữ ký vào trong phần dấu, 1/3 đóng ngoài dấu

Đóng thêm dấu chức danh của giám đốc ở dưới

b) Phần dành cho ngân hàng ghi

Số bút toán: Ghi số thứ tự bút toán

Loại tiền: VNĐ

Tài khoản ghi nợ

Tài khoản ghi có

Trang 24

Ủy nhiệm thu được hiểu là việc ngân hàng thực hiện theo đề nghị của công ty thu

hộ một số tiền nhất định trên tài khoản thanh toán của bên trả tiền trên cơ sở thỏa thuận bằng văn bản về việc ủy nhiệm thu giữa bên trả tiền và công ty

2.4.2.1 Cách lập

Đơn vị, địa chỉ: ghi đầy đủ thông tin của công ty

Ngày, tháng, năm: thời gian lập phiếu

Quyển số, số: trong mỗi ủy nhiệm thu ghi số quyển và số của từng ủy nhiệm thu

Số ủy nhiệm thu phải được đánh liên tục trong một kỳ kế toán

Nợ, Có: ghi nhận bút toán Nợ-Có cho nghiệp vụ thu tiền phát sinh

Người nộp tiền, địa chỉ: đây là những thông tin liên quan đến bên trả tiền

Về khoản: ghi rõ nội dung khoan tiền cần thu tiền

Số tiền: ghi bằng số và ghi bằng chữ

Kèm theo: ghi các chứng từ có liên quan đến nghiệp vụ kèm theo để dễ theo dõi và

2.4.3 Hóa đơn giá trị gia tăng

(mẫu sẽ được trình bày cụ thể ở mục nghiệp vụ phát sinh thực tế)

Hóa đơn giá trị gia tăng là là một loại chứng từ do người bán lập, ghi nhận thông tin bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ cho bên mua, sử dụng dịch vụ theo quy định của pháp luật

Loại hóa này theo mẫu do Bộ tài chính ban hành và hướng dẫn thực hiện, áp dụng cho các tổ chức cá nhân kê khai và tính thuế theo phương pháp khấu trừ

2.4.3.1 Cách lặp

a) Tiêu thức “Ngày tháng năm” lập hóa đơn:

Ngày lập hóa đơn đối với bán hàng hóa là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền

Trang 25

Ngày lập hóa đơn đối với cung ứng dịch vụ là ngày hoàn thành việc cung ứng dịch vụ, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền Trường hợp tổ chức cung ứng dịch vụ thực hiện thu tiền trước hoặc trong khi cung ứng dịch vụ thì ngày lập hóa đơn là ngày thu tiền

Ngày lập hóa đơn đối với hoạt động cung cấp điện sinh hoạt, nước sinh hoạt, dịch

vụ viễn thông, dịch vụ truyền hình thực hiện chậm nhất không quá bảy (7) ngày kế tiếp kể từ ngày ghi chỉ số điện, nước tiêu thụ trên đồng hồ hoặc ngày kết thúc kỳ quy ước đối với việc cung cấp dịch vụ viễn thông, truyền hình Kỳ quy ước để làm căn cứ tính lượng hàng hóa, dịch vụ cung cấp căn cứ thỏa thuận giữa đơn vị cung cấp dịch

vụ viễn thông, truyền hình với người mua

Ngày lập hóa đơn đối với xây dựng, lắp đặt là thời điểm nghiệm thu, bàn giao công trình, hạng mục công trình, khối lượng xây dựng, lắp đặt hoàn thành, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền

Trường hợp giao hàng nhiều lần hoặc bàn giao từng hạng mục, công đoạn dịch

vụ thì mỗi lần giao hàng hoặc bàn giao đều phải lập hóa đơn cho khối lượng, giá trị hàng hóa, dịch vụ được giao tương ứng

Trường hợp tổ chức kinh doanh bất động sản, xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng nhà để bán, chuyển nhượng có thực hiện thu tiền theo tiến độ thực hiện dự án hoặc tiến độ thu tiền ghi trong hợp đồng thì ngày lập hóa đơn là ngày thu tiền

Trường hợp bán xăng dầu tại các cửa hàng bán lẻ cho người mua thường xuyên

là tổ chức, cá nhân kinh doanh; cung cấp dịch vụ ngân hàng, chứng khoán, ngày lập hóa đơn thực hiện định kỳ theo hợp đồng giữa hai bên kèm bảng kê hoặc chứng từ khác có xác nhận của hai bên, nhưng chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng phát sinh hoạt động mua bán hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ

Ngày lập hóa đơn đối với việc bán dầu thô, khí thiên nhiên, dầu khí chế biến và một số trường hợp đặc thù thực hiện theo hướng dẫn riêng của Bộ Tài chính

b) Tiêu thức “Tên, địa chỉ, mã số thuế của người bán”, “tên, địa chỉ, mã số thuế của người mua”: ghi tên đầy đủ hoặc tên viết tắt theo giấy chứng nhận đăng ký kinh

doanh, đăng ký thuế

Trang 26

- Trường hợp tổ chức bán hàng có đơn vị trực thuộc có mã số thuế trực tiếp bán hàng thì ghi tên, địa chỉ, mã số thuế của đơn vị trực thuộc Trường hợp đơn vị trực thuộc không có mã số thuế thì ghi mã số thuế của trụ sở chính

Trường hợp khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ từ 200.000 đồng trở lên mỗi lần, người mua không lấy hóa đơn hoặc không cung cấp tên, địa chỉ, mã số thuế (nếu có) thì vẫn phải lập hóa đơn và ghi rõ " người mua không lấy hóa đơn" hoặc " người mua không cung cấp tên, địa chỉ, mã số thuế "

Riêng đối với các đơn vị bán lẻ xăng dầu, nếu người mua không yêu cầu lấy hóa đơn, cuối ngày đơn vị phải lập chung một hóa đơn cho tổng doanh thu người mua không lấy hóa đơn phát sinh trong ngày

Trường hợp tên, địa chỉ người mua quá dài, trên hóa đơn người bán được viết ngắn gọn một số danh từ thông dụng nhưng phải đảm bảo đầy đủ số nhà, tên đường phố, phường, xã, quận, huyện, thành phố, xác định được chính xác tên, địa chỉ doanh nghiệp và phù hợp với đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế của doanh nghiệp

c) Tiêu thức “Số thứ tự, tên hàng hóa, dịch vụ, đơn vị tính, số lượng, đơn giá, thành tiền”: ghi theo thứ tự tên hàng hóa, dịch vụ bán ra; gạch chéo phần bỏ trống

Các loại hàng hóa, dịch vụ đặc thù như điện, nước, điện thoại, xăng dầu, bảo hiểm…được bán theo kỳ nhất định thì trên hóa đơn phải ghi cụ thể kỳ cung cấp hàng hóa, dịch vụ

d) Tiêu thức “người bán hàng (ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)”

Trường hợp thủ trưởng đơn vị không ký vào tiêu thức người bán hàng thì phải có giấy ủy quyền của thủ trưởng đơn vị cho người trực tiếp bán ký, ghi rõ họ tên trên hóa đơn và đóng dấu của tổ chức vào phía trên bên trái của tờ hóa đơn

Trang 27

đ) Tiêu thức “người mua hàng (ký, ghi rõ họ tên)”

Riêng đối với việc mua hàng không trực tiếp như: Mua hàng qua điện thoại, qua mạng, FAX thì người mua hàng không nhất thiết phải ký, ghi rõ họ tên trên hóa đơn Khi lập hóa đơn tại tiêu thức “người mua hàng (ký, ghi rõ họ tên)”, người bán hàng phải ghi rõ là bán hàng qua điện thoại, qua mạng, FAX

e) Đồng tiền ghi trên hoá đơn

Đồng tiền ghi trên hóa đơn là đồng Việt Nam

Trường hợp người bán được bán hàng thu ngoại tệ theo quy định của pháp luật, tổng số tiền thanh toán được ghi bằng nguyên tệ, phần chữ ghi bằng tiếng Việt

Ví dụ: 10.000 USD - Mười nghìn đô la Mỹ

Người bán đồng thời ghi trên hóa đơn tỷ giá ngoại tệ với đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch bình quân của thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm lập hóa đơn

Trường hợp ngoại tệ thu về là loại không có tỷ giá với đồng Việt Nam thì ghi tỷ giá chéo với một loại ngoại tệ được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tỷ giá

2.4.3.2 Mục đích lập

Nhằm để ghi nhận giá bán và ghi nhận giá trị thuế giá trị gia tăng đối với hàng hóa bán ra hoặc mua vào

Trang 28

2.4.4 Phiếu kế toán tổng hợp

Phiếu kế toán tổng hợp dùng để đi kèm với các định khoản kế toán và dùng để hạch toán những nghiệp vụ kế toán mà không có chứng từ kèm theo

2.4.4.1 Cách lập

Số: số thứ tự phiếu được ghi trong kỳ kế toán

Ngày: thời gian

Số chứng từ gốc kèm theo: ghi các chứng từ có liên quan đến nghiệp vụ kèm theo

để dễ theo dõi và quản lý

Tài khoản: ghi số hiệu tài khoản sử dụng

Phát sinh nợ: ghi số tiền phát sinh nợ

Phát sinh có: ghi số tiền phát sinh bên có

Diễn giải: ghi nội dung phát sinh nghiệp vụ

Cộng: ghi số tiền tổng cộng của tài khoản phát sinh

Đóng thêm dấu chức danh của giám đốc ở dưới và chữ ký của kế toán trưởng, người nộp tiền, người lập phiếu, thủ quỹ

2.4.4.2 Mục đích lập

Phiếu kế toán tổng hợp chỉ dùng để hạch toán nội bộ thì việc lập kế toán là không bắt buộc Song đây cũng là tài liệu cần thiết để minh họa cho việc hạch toán cũng như điều chuyển cho kế toán khác (điều chuyển nội bộ) nhận được để làm cơ sở hạch toán vào sổ

Trang 29

Số tiền

Số

hiệu

Ngày tháng

- Cộng số phát sinh tháng

- Số dư cuối tháng

- Cộng lũy kế từ đầu quý

- Sổ này có trang, đánh số từ trang số 01 đến trang

Trang 30

Số hiệu

TK đối ứng

Số trang trước chuyển sang

Cộng chuyển sang trang

Trang 31

2.5 Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại công ty

Nghiệp vụ 01:

Ngày 28/12/2017, thu tiền hàng Công Ty TNHH Một Thành Viên- Tổng Công

Ty 28 bằng chuyển khoản ngân hàng Industrial Bank Of Korea chi nhánh Thành phố

Hồ Chí Minh, số tiền 24.530.792 đồng (theo hóa đơn GTGT mẫu số 01GTKT3/001,

ký hiệu BT/17P số 0001967 ngày 24/11/2017) (Xem hình 2.1), Căn cứ vào phiếu kiến nghị chi gửi cho khách hàng (xem hình 2.2) Kế toán tiền gửi lập Uỷ nhiệm thu

số 0000870 (xem hình 2.3) Sau khi nhận được tiền ngân hàng Industrial Bank Of Korea gửi chứng từ xác nhận (xem hình 2.4) Kế toán tiền gửi ngân hàng căn cứ vào các chứng từ đã được kiểm tra tiến hành ghi nghiệp vụ phát sinh vào Sổ nhật ký chung (xem bảng 2.3), sau đó căn cứ số liệu đã ghi trên Sổ nhật ký chung ghi vào Sổ cái (xem hình 2.22), tiếp đó ghi nghiệp vụ phát sinh vào Sổ chi tiết công nợ của Công Ty TNHH Một Thành Viên- Tổng Công Ty 28 (xem hình 2.5)

Nghiệp vụ phát sinh có các chứng từ được minh họa qua các hình sau:

Trang 32

Hình 2.1 Hóa đơn giá trị gia tăng số 0001967 ngày 24/11/2017

(Nguồn: Phòng Kế Toán)

Trang 33

Hình 2.2 Phiếu kiến nghị chi ngày 28/12/2017

(Nguồn: Phòng Kế Toán)

Trang 34

Hình 2.3 Uỷ nhiệm thu ngày 28/12/2017

(Nguồn: Phòng Kế Toán)

Trang 35

Hình 2.4 Chứng từ ngân hàng IBK ngày 28/12/2017

Trang 36

Hình 2.5 Sổ chi tiết công nợ từ ngày 01/11/2017 đến ngày 29/12/2017

(Nguồn: Phòng Kế Toán)

Nghiệp vụ 02:

Ngày 28/12/2017, thu tiền hàng Công Ty TNHH Thương Mại Và Sản Xuất Phụ

Liệu May Thái Dương bằng chuyển khoản ngân hàng Industrial Bank Of Korea chi

nhánh Thành phố Hồ Chí Minh, số tiền 85.861.062 đồng (theo hóa đơn GTGT mẫu

số 01GTKT3/001, ký hiệu BT/17P số 0002006 ngày 28/11/2017) Căn cứ vào phiếu

kiến nghị chi gửi cho khách hàng (xem hình 2.6) Kế toán tiền gửi lập Uỷ nhiệm thu

số 0000871 (xem hình 2.7) Sau khi nhận được tiền ngân hàng Industrial Bank Of

Korea gửi chứng từ xác nhận (xem hình 2.8) Kế toán tiền gửi ngân hàng căn cứ vào

các chứng từ đã được kiểm tra tiến hành ghi nghiệp vụ phát sinh vào Sổ nhật ký chung

Trang 37

(xem bảng 2.3), sau đó căn cứ số liệu đã ghi trên Sổ nhật ký chung ghi vào Sổ cái (xem hình 2.22), tiếp đó ghi nghiệp vụ phát sinh vào Sổ chi tiết công nợ của Công Ty TNHH Thương Mại Và Sản Xuất Phụ Liệu May Thái Dương (xem hình 2.9)

Nghiệp vụ phát sinh có các chứng từ được minh họa qua các hình sau:

Hình 2.6 Phiếu kiến nghị chi ngày 28/12/2017

Trang 38

Hình 2.7 Uỷ nhiệm thu ngày 28/12/2017

(Nguồn: Phòng Kế Toán)

Trang 39

Hình 2.8 Chứng từ ngân hàng IBK ngày 28/12/2017

Trang 40

Hình 2.9 Sổ chi tiết công nợ từ ngày 01/11/2017 dến ngày 29/12/2017

(Nguồn: Phòng Kế Toán)

Ngày đăng: 13/09/2021, 19:22

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bộ máy quản lý của Công ty được tổ chức theo mô hình Công ty TNHH. Sơ đồ cơ cấu bộ máy quản lý của Công ty như sau:   - Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty trách nhiệm hữu hạn four seasons vina
m áy quản lý của Công ty được tổ chức theo mô hình Công ty TNHH. Sơ đồ cơ cấu bộ máy quản lý của Công ty như sau: (Trang 14)
Hình 1.2 Sơ đồ về tổ chức kế toán tại công ty. - Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty trách nhiệm hữu hạn four seasons vina
Hình 1.2 Sơ đồ về tổ chức kế toán tại công ty (Trang 16)
(Dùng cho hình thức kế toán Nhật ký chung) Năm...  - Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty trách nhiệm hữu hạn four seasons vina
ng cho hình thức kế toán Nhật ký chung) Năm... (Trang 29)
Bảng 2.2 Mẫu sổ nhật ký chung - Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty trách nhiệm hữu hạn four seasons vina
Bảng 2.2 Mẫu sổ nhật ký chung (Trang 30)
Hình 2.1 Hóa đơn giá trị gia tăng số 0001967 ngày 24/11/2017 - Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty trách nhiệm hữu hạn four seasons vina
Hình 2.1 Hóa đơn giá trị gia tăng số 0001967 ngày 24/11/2017 (Trang 32)
Hình 2.2 Phiếu kiến nghị chi ngày 28/12/2017 - Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty trách nhiệm hữu hạn four seasons vina
Hình 2.2 Phiếu kiến nghị chi ngày 28/12/2017 (Trang 33)
Hình 2.3 Uỷ nhiệm thu ngày 28/12/2017 - Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty trách nhiệm hữu hạn four seasons vina
Hình 2.3 Uỷ nhiệm thu ngày 28/12/2017 (Trang 34)
Hình 2.4 Chứng từ ngân hàng IBK ngày 28/12/2017 - Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty trách nhiệm hữu hạn four seasons vina
Hình 2.4 Chứng từ ngân hàng IBK ngày 28/12/2017 (Trang 35)
Hình 2.5 Sổ chi tiết công nợ từ ngày 01/11/2017 đến ngày 29/12/2017 - Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty trách nhiệm hữu hạn four seasons vina
Hình 2.5 Sổ chi tiết công nợ từ ngày 01/11/2017 đến ngày 29/12/2017 (Trang 36)
(xem bảng 2.3), sau đó căn cứ số liệu đã ghi trên Sổ nhật ký chung ghi vào Sổ cái (xem hình 2.22), tiếp đó ghi nghiệp vụ phát sinh vào Sổ chi tiết công nợ của Công Ty  TNHH Thương Mại Và Sản Xuất Phụ Liệu May Thái Dương (xem hình 2.9)  - Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty trách nhiệm hữu hạn four seasons vina
xem bảng 2.3), sau đó căn cứ số liệu đã ghi trên Sổ nhật ký chung ghi vào Sổ cái (xem hình 2.22), tiếp đó ghi nghiệp vụ phát sinh vào Sổ chi tiết công nợ của Công Ty TNHH Thương Mại Và Sản Xuất Phụ Liệu May Thái Dương (xem hình 2.9) (Trang 37)
Hình 2.7 Uỷ nhiệm thu ngày 28/12/2017 - Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty trách nhiệm hữu hạn four seasons vina
Hình 2.7 Uỷ nhiệm thu ngày 28/12/2017 (Trang 38)
Hình 2.8 Chứng từ ngân hàng IBK ngày 28/12/2017 - Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty trách nhiệm hữu hạn four seasons vina
Hình 2.8 Chứng từ ngân hàng IBK ngày 28/12/2017 (Trang 39)
Hình 2.9 Sổ chi tiết công nợ từ ngày 01/11/2017 dến ngày 29/12/2017 - Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty trách nhiệm hữu hạn four seasons vina
Hình 2.9 Sổ chi tiết công nợ từ ngày 01/11/2017 dến ngày 29/12/2017 (Trang 40)
Hình 2.10 Hóa đơn chiếu lệ ngày 28/12/2017 - Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty trách nhiệm hữu hạn four seasons vina
Hình 2.10 Hóa đơn chiếu lệ ngày 28/12/2017 (Trang 41)
Hình 2.11 Phiếu kiến nghị chi ngày 28/12/2017 - Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty trách nhiệm hữu hạn four seasons vina
Hình 2.11 Phiếu kiến nghị chi ngày 28/12/2017 (Trang 42)
Hình 2.12 Uỷ nhiệm chi số 1459 ngày 28/12/2017 - Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty trách nhiệm hữu hạn four seasons vina
Hình 2.12 Uỷ nhiệm chi số 1459 ngày 28/12/2017 (Trang 43)
được kiểm tra tiến hành ghi nghiệp vụ phát sinh vào Sổ nhật ký chung (xem bảng 2.3), sổ cái (xem hình 2.22) - Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty trách nhiệm hữu hạn four seasons vina
c kiểm tra tiến hành ghi nghiệp vụ phát sinh vào Sổ nhật ký chung (xem bảng 2.3), sổ cái (xem hình 2.22) (Trang 44)
Hình 2.15 Uỷ nhiệm chi số 1461 ngày 28/12/2017 - Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty trách nhiệm hữu hạn four seasons vina
Hình 2.15 Uỷ nhiệm chi số 1461 ngày 28/12/2017 (Trang 46)
Hình 2.18 Hoá đơn GTGT tiền điện kỳ 2 tháng 12 - Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty trách nhiệm hữu hạn four seasons vina
Hình 2.18 Hoá đơn GTGT tiền điện kỳ 2 tháng 12 (Trang 49)
Hình 2.19 Hoá đơn GTGT tiền điện kỳ 3 tháng 12 - Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty trách nhiệm hữu hạn four seasons vina
Hình 2.19 Hoá đơn GTGT tiền điện kỳ 3 tháng 12 (Trang 50)
Hình 2.20 Uỷ nhiệm chi ngày 29/12/2017 - Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty trách nhiệm hữu hạn four seasons vina
Hình 2.20 Uỷ nhiệm chi ngày 29/12/2017 (Trang 51)
Hình 2.21 Chứng từ ngân hàng IBK ngày 29/12/2017 - Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty trách nhiệm hữu hạn four seasons vina
Hình 2.21 Chứng từ ngân hàng IBK ngày 29/12/2017 (Trang 52)
Bảng 2.3 Trích dẫn Sổ nhật ký chung quý 4 năm 2017 minh họa - Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty trách nhiệm hữu hạn four seasons vina
Bảng 2.3 Trích dẫn Sổ nhật ký chung quý 4 năm 2017 minh họa (Trang 54)
Hình 2.22 Sổ cái tài khoản 112 ngày 28/12/2017 - Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty trách nhiệm hữu hạn four seasons vina
Hình 2.22 Sổ cái tài khoản 112 ngày 28/12/2017 (Trang 55)
Bảng 2.7 Phân tích khả năng thanh toán - Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty trách nhiệm hữu hạn four seasons vina
Bảng 2.7 Phân tích khả năng thanh toán (Trang 59)
Bảng 2.11 Phân tích bảng cân đối kế toán theo chiều ngang - Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty trách nhiệm hữu hạn four seasons vina
Bảng 2.11 Phân tích bảng cân đối kế toán theo chiều ngang (Trang 64)
Bảng 2.12 Phân tích bảng cân đối kế toán theo chiều dọc - Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty trách nhiệm hữu hạn four seasons vina
Bảng 2.12 Phân tích bảng cân đối kế toán theo chiều dọc (Trang 66)
Bảng 2.13 Phân tích tình hình tài chính thông qua báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo chiều ngang - Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty trách nhiệm hữu hạn four seasons vina
Bảng 2.13 Phân tích tình hình tài chính thông qua báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo chiều ngang (Trang 68)
Bảng 2.14 Phân tích tình hình tài chính thông qua báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo chiều dọc - Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty trách nhiệm hữu hạn four seasons vina
Bảng 2.14 Phân tích tình hình tài chính thông qua báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo chiều dọc (Trang 71)
(2) Bảng cân đối số kế toán - Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty trách nhiệm hữu hạn four seasons vina
2 Bảng cân đối số kế toán (Trang 86)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w