Đó là việc sử dụng các bối cảnh, tư liệu…của thực tế địa phương để tạo nên các tình huống có vấn đề trong các bài giảngtrên lớp hoặc là nơi tổ chức các hoạt động thực hành, ngoại khoá ch
Trang 1SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NGỮ VĂN THPT
ĐỀ TÀI: “ Tạo hứng thú học môn Ngữ văn cho học sinh trường THPT với hình thức dạy học tại di sản”
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN
I Cơ sở lý luận
Trong thời đại ngày nay, giáo dục cần gắn với những điều quen thuộchàng ngày và nhằm mục đích phục vụ cho chính cuộc sống Điều này giúp choviệc dạy và học trở nên hứng thú và nhẹ nhàng hơn, đưa lí thuyết và thực tế trởnên gần nhau hơn Ở các khối lớp học cao hơn, có thể bổ sung việc thực tập,khảo sát thực tế và thời gian thực hành trong phòng thí nghiệm hay tại các cơquan nghiên cứu… vào các chương trình học
Tiến hành học tại di sản là hình thức thực hiện dạy học gắn với đời sống,
có tác dụng nâng cao hiểu biết về kiến thức môn học, về văn hóa, giáo dục, lòngyêu quê hương, đất nước, óc thẩm mĩ cho học sinh Bài học tại di sản cũng phảituân theo đầy đủ yêu cầu của một bài học nội khóa đồng thời cũng phải thựchiện các yêu cầu của bài dạy tại thực địa Ở đó, người dạy khuyến khích ngườihọc tham gia trải nghiệm thực tế, sau đó phản ánh, phân tích, tổng kết lại để tăngcường hiểu biết, phát triển kỹ năng, định hình các giá trị sống và phát triển tiềmnăng bản thân
Công văn số 4612 của Bộ GD-ĐT về giao quyền tự chủ cho các nhàtrường trong việc xây dựng, thực hiện chương trình và kế hoạch giáo dục theođịnh hướng phát triển năng lực học sinh (HS) đã phần nào giúp cho nhà trườngdạy học theo hướng sáng tạo hơn Từ khung chương trình của Bộ, ban chuyênmôn của nhà trường đã chỉ đạo các tổ, nhóm biên soạn, điều chỉnh thành mộtchương trình phù hợp và hiệu quả Việc này được áp dụng từ năm 2014 đến nay
và mỗi năm nhà trường đều có thay đổi, bổ sung, điều chỉnh để phù hợp hơn vớiđiều kiện thực tế Để tăng năng lực vận dụng kiến thức vào thực tế, trong những
năm học qua, nhà trường đã xây dựng và triển khai mô hình“ Dạy học gắn với
di sản” Trong đó học sinh có nhiều hoạt động học tập trải nghiệm tại các di sản
trên quê hương Hạ Hòa như: đền Mẫu Âu Cơ ( xã Hiền Lương), đền Chu Hưng ( xã Ấm Hạ), đền Nghè ( xã Văn Lang), Chiến khu 10 ( xã Đại Phạm) và đượctham quan trải nghiệm ở nhiều di sản khác trong và ngoài tỉnh
Là tổ trưởng chuyên môn tổ Văn và là giáo viên trực tiếp giảng dạy mônNgữ văn trong nhà trường, sau vài năm chỉ đạo tổ, nhóm chuyên môn xây dựng
kế hoạch dạy học gắn với di sản và trực tiếp tổ chức cho học sinh học tập tại di
Trang 2sản, tôi xin chia sẻ kinh nghiệm về phương pháp “ Tạo hứng thú học môn Ngữ
văn cho học sinh trường THPT với hình thức dạy học tại di sản”
II Phương pháp tiếp cận tạo ra sáng kiến
Sáng kiến được tạo ra từ những kinh nghiệm của bản thân và đồng nghiệptrong thực tế dạy học tại nhà trường Từ năm 2016 đến nay, trường THPT thực
hiện mô hình “Dạy học gắn với Tín ngưỡng thờ Mẫu Âu Cơ” rồi mở rộng thành
mô hình “Dạy học gắn với di sản” Mô hình được triển khai rộng tới giáo viên
và học sinh toàn trường Các tổ, nhóm chuyên môn xây dựng kế hoạch và lựachọn chủ đề, bài dạy phù hợp để dạy tại di sản Sau mỗi bài học có thảo luận,đánh giá, rút kinh nghiệm và điều chỉnh bổ sung trong bài dạy tiếp theo
Ngoài ra, giáo viên cho học sinh tiếp xúc với di sản qua phim, ảnh, tưliệu…nếu không có điều kiện đưa học sinh đi tham quan di sản
Tổ chức tham quan, học tập trải nghiệm từ những di sản ngay tại địaphương trường đóng hoặc di sản nổi tiếng trong nước khi có điều kiện
III Mục tiêu
Dạy học tại di sản nhằm đẩy mạnh việc đổi mới hình thức, phương pháp
tổ chức giờ dạy học gắn với thực địa, với trải nghiệm theo định hướng phát triểnphẩm chất, năng lực học sinh
Giúp học sinh nâng cao nhận thức về các giá trị văn hóa, từ đó bồi dưỡngcho học sinh tình yêu quê hương đất Tổ
Rèn cho học sinh ý thức và hành vi đúng đắn, tích cực để góp phần bảo
vệ, phát huy giá trị văn hóa của quê hương
Đồng thời rèn cho học sinh kĩ năng giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ, ứng xử,giải quyết tình huống, biết bày tỏ quan điểm, suy nghĩ, tình cảm của mình, biếthợp tác, chia sẻ, giúp đỡ nhau trong các hoạt động giáo dục tập thể
Tạo tâm thế và hứng thú cho học sinh thêm yêu thích, ham học môn Ngữvăn trong nhà trường Phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh, tạo điềukiện cho học sinh trải nghiệm
Định hướng và tư vấn nghề nghiệp đúng đắn cho học sinh, nhất là họcsinh khối 12, trong đó có nghề làm hướng dẫn viên du lịch hay quảng bá di tíchlịch sử văn hóa trên quê hương Hạ Hòa cho bạn bè, du khách gần xa
Trang 3CHƯƠNG II: MÔ TẢ SÁNG KIẾN
I NÊU VẤN ĐỀ CỦA SÁNG KIẾN
1 Phân tích, đánh giá thực trạng của vấn đề
Trong chương trình giáo dục trung học phổ thông (THPT), hình thức dạyhọc chính là dạy học nội khoá (chính khoá) Dạy học nội khoá là hình thức dạyhọc chiếm chủ yếu thời gian học tập của học sinh ở trường và diễn ra liên tụctrong suốt cả năm học Dạy học nội khoá bao gồm các tiết dạy trên lớp, các giờthực hành ở phòng thí nghiệm, một số giờ học ngoài thực địa (dạy học trảinghiệm) với nội dung bám sát sách giáo khoa, phân phối chương trình về cả thờigian lẫn khối lượng kiến thức
Dạy học trải nghiệm có vai trò rất quan trọng trong việc hình thành thái
độ và tạo nên những chuyển biến tích cực trong hành vi của học sinh Bởi đây là
cơ hội để các em học sinh bộc lộ khả năng độc lập, củng cố những kiến thức đãhọc, tìm hiểu các vấn đề trong thực tiễn có liên quan, nối liền kiến thức trong bàihọc với thực tiễn, vận dụng các kiến thức đã có trong việc nhận ra và giải quyếtcác vấn đề nảy sinh trong thực tiễn Hoạt động học tập trải nghiệm là một quátrình nâng cao kiến thức và nhận thức, hình thành và phát triển kỹ năng hànhđộng trong thực tế của học sinh, từ đó tạo nên một lối sống có trách nhiệm vàthân thiện với cộng đồng, với thiên nhiên xung quanh
Dạy học trải nghiệm là cách tiếp cận tri thức không mới trong giảng dạy
và học tập ở các trường phổ thông Đó là việc sử dụng các bối cảnh, tư liệu…của thực tế địa phương để tạo nên các tình huống có vấn đề trong các bài giảngtrên lớp hoặc là nơi tổ chức các hoạt động thực hành, ngoại khoá cho học sinh.Nói một cách khác, một vấn đề cụ thể của địa phương sẽ được khai thác theo thếmạnh và sự phù hợp với bộ môn bằng các hình thức khác nhau Hầu hết các mônhọc đều có thể dựa vào thực tế của địa phương để tiến hành các hoạt động họctập
Hoạt động dạy học trải nghiệm có ưu thế ở sự linh hoạt nhất định về nộidung, thời gian cũng như không gian Dạy và học dựa trên giải quyết vấn đề từthực tế địa phương thực chất là một quá trình nhằm củng cố và phát triển ở họcsinh sự hiểu biết và quan tâm trước hết tới những vấn đề môi trường xung quanhmình, bao gồm: kiến thức, thái độ, hành vi, kỹ năng và ý thức trách nhiệm đểhọc sinh có thể tự mình và cùng tập thể đưa ra các giải pháp nhằm giải quyếtvấn đề môi trường xung quanh mình trước mắt cũng như lâu dài Mục tiêu củadạy và học dựa trên thực tế địa phương là mà mỗi hoạt động cần đạt tới giúp chomỗi cá nhân và cộng đồng hiểu biết và cảm nhận về môi trường xung quanh
Trang 4mình cùng các vấn đề của nó (nhận thức); tiếp thu những khái niệm cơ bản vềmôi trường xung quanh mình và cách bảo vệ môi trường xung quanh mình (kiếnthức); có được những tình cảm, mối quan tâm trong việc cải thiện và bảo vệ môitrường xung quanh mình (thái độ, hành vi); học được những kỹ năng giải quyếtcũng như thuyết phục các thành viên khác cùng tham gia (kỹ năng); có tinh thầntrách nhiệm trước những vấn đề môi trường xung quanh mình và có những hànhđộng thích hợp giải quyết vấn đề (tham gia tích cực).
2.Chỉ ra các tồn tại, hạn chế
Thực tế những năm qua, trong giáo dục phổ thông, sự gắn bó giữa “học”
và “hành”, giữa lý thuyết và thực tiễn, giữa bài học và sự liên hệ với đời sống,
xã hội chưa thật sự được quan tâm đúng mức Vì vậy, phần lớn học sinh đều
bỡ ngỡ trước các tình huống, sự kiện thực tế, đặc biệt là những vấn đề môitrường nóng bỏng của địa phương, hoặc không biết đến những giá trị di sảnthiên nhiên, lịch sử, văn hóa mà địa phương mình có… Học sinh càng ít cơ hộiđược hình thành và rèn luyện kỹ năng phân tích, giải quyết những vấn đề thực
tế, kể cả kỹ năng sống Trong khi đó, chúng ta hoàn toàn có thể tạo cơ hội đểhọc sinh có được những kinh nghiệm đó thông qua dạy học bộ môn bằng cáchình thức dạy học ngoài giờ lên lớp, các hoạt động ngoại khóa, đặc biệt là tổchức dạy học trải nghiệm… Hơn nữa, nhiệm vụ của giáo dục vì sự phát triển bềnvững là tạo nên các thế hệ trẻ có đầy đủ kiến thức, kỹ năng và hành vi phục vụ
sự nghiệp phát triển của đất nước và của địa phương Việc dạy và học dựa trênthực tiễn địa phương chính là cách tiếp cận hiệu quả để đạt mục tiêu thực hiệnnhiệm vụ trên
Trường THPT đóng trên địa bàn xã Xuân Áng, huyện Hạ Hòa, tỉnh PhúThọ, nơi có nhiều di sản văn hóa nổi tiếng như: Đền Mẫu Âu Cơ, đền ChuHưng, đền Nghè…Từ năm học 2015-2016 đến nay nhà trường đã triển khai thực
hiện mô hình “Dạy học gắn với di sản”,“Dạy học gắn với Tín ngưỡng thờ Mẫu
Âu Cơ” tạo sức lan tỏa rộng lớn tới giáo viên, học sinh và phụ huynh Mô hình
“Dạy học gắn với di sản” được triển khai rộng rãi tới các tổ, nhóm chuyên môn
trong nhà trường Trong đó, tổ Văn đã xây dựng kế hoạch và thực hiện các giờdạy học tại một số di sản trên địa bàn huyện, tạo hiệu ứng trong nhân dân, phụhuynh và học sinh toàn trường Tuy nhiên, thực tế nhiều học sinh chưa nhậnthấy giá trị, ý nghĩa của di sản trong đời sống, ít tham gia trải nghiệm di sản,chưa thấy hứng thú khi học bộ môn Ngữ văn
Kết quả khảo sát ý kiến học sinh – Học kỳ I, Năm học 2021 -2021
Lớp Sĩ số HS Ít tham
gia trải
Thích tham gia
Chưa thấy giá
Nhận thức được
Trang 5nghiệm di sản
trải nghiệm di sản
trị của di sản
ý nghĩa của di sản
(39,5%)
23( 60,5%)
18(47,4%)
20(52,6%)
( 25,6%)
29( 74,4%)
10(25,6%)
29(74,6%)
(55,3%)
17( 44,7%)
16( 42,1%)
22(57,9%)
(23,5%)
26(76,5%)
6(17,6%)
28(82,4%)
3 Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế
Do tâm lý ngại việc, ngại khó, ngại khổ của giáo viên Bởi hoạt động dạyhọc tại di sản cần có sự chuẩn bị rất công phu về mọi quá trình mới có thể tổchức được bài học thành công Muốn vậy, giáo viên phải tìm hiểu cụ thể, đầy đủ
về di sản, chủ động xây dựng kế hoạch dạy học, lựa chọn di sản phù hợp với nộidung bài dạy, thống nhất mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học…Điều đókhông phải người thầy nào cũng mạnh dạn, nhiệt huyết, say mê thực hiện
Do thực tế nhà trường chưa đủ điều kiện để tổ chức thường xuyên cáchoạt động tham quan trải nghiệm và học tập tại các di sản trong và ngoài địaphương Trường THPT đóng trên địa bàn xã miền núi ( xã Xuân Áng) của huyện
Hạ Hòa Điều kiện dân trí và kinh tế địa phương còn nhiều khó khăn 1/3 phụhuynh học sinh đi làm ăn xa vì hoàn cảnh khó khăn, nghề nghiệp không ổn địnhnên sự quan tâm của phụ huynh tới con còn hạn chế
Do nhận thức, tư tưởng và thái độ chưa đúng đắn của học sinh Chấtlượng tuyển vào của học sinh rất thấp, nên phần đa học sinh lười học, nhận thứcchậm, ngại học, ngại tìm tòi, khám phá Học sinh ở rải rác trên 10 xã hữu ngạnsông Hồng, nhiều em nhà rất xa trường, phương tiện đi lại chưa thuận tiện nênkhông thể tham gia vào học tại di sản Một số học sinh không có điều kiện đitham quan di sản, ngay cả những di sản trên địa phương nên học sinh không cóhiểu biết gì về di sản, không yêu thích hứng thú khi được học tại di sản
4 Phân tích, đánh giá và chỉ ra tính cấp thiết cần tạo ra sáng kiến
Trang 6Bất cứ môn học nào cũng cần tạo hứng thú cho học sinh học tập Đặctrưng Ngữ văn là môn ngôn ngữ, tác động trực tiếp vào tư tưởng, tìn cảm, tâmhồn con người Điều đó càng cần hơn hết yếu tố hứng thú để học sinh ham học,yêu thích bộ môn, tích cực khám phá, tìm hiểu những giá trị văn hóa, lịch sửtrên quê hương đất nước
Tạo hứng thú học tập cho học sinh là một yêu cầu cần thiết trong giáodục mỗi môn học có những hình thức, phương pháp đặc thù để đổi mới và nângcao chất lượng giảng dạy Với môn Ngữ văn, dạy học tại di sản là một trongnhững hình thức dạy học tích cực, gắn lý luận với thực tiễn, lý thuyết với thựchành, sách vở với thực tế Đó cũng là con đường gần nhất kết nối quá khứ vớihiện tại và tương lai
II GIẢI PHÁP ĐỂ THỰC HIỆN SÁNG KIẾN
Đặc trưng cơ bản của dạy học tại di sản là không bị khống chế về thời gian
và không gian như trong các bài học chính khoá Hoạt động dạy học sẽ được tổchức tại các khu vực khác nhau của địa phương, tại các khu di sản văn hóa, disản tâm linh… Đây cũng là hoạt động không bị khống chế về nội dung, có thểgắn liền với nội dung kiến thức của một bài học trong chương trình Ngữ văn; cóthể có nội dung tích hợp với môn học; có thể có nội dung trải nghiệm thu hoạchsau khi học xong bài học; có thể có nội dung tham quan trải nghiệm để vận dụngliên hệ vào trong bài học…Hoạt động dạy học tại di sản cũng được tổ chức dướicác hình thức khác nhau như tham quan trải nghiệm, các hoạt động khám phátìm hiểu tại thực địa, hoạt động trò chơi, các cuộc thi hành trình khám phá…Họcsinh được kích thích hứng thú học tập do nơi tổ chức và hình thức tổ chức đadạng và phong phú Học sinh có cơ hội được trang bị và rèn luyện các kỹ năngsống Học sinh được bày tỏ các quan điểm ý kiến cá nhân về vấn đề
Các hình thức phổ biến của hoạt động dạy học tại di sản là những cơ hội tốt
để học sinh được trau dồi tình cảm đối với thiên nhiên, lịch sử dân tộc, nhữngtruyền thuyết huyền thoại được lưu truyền trong nhân dân, đáp ứng tâm lý tò
mò, ham hiểu biết của lứa tuổi học sinh Các hoạt động này sẽ đạt hiệu quả caonếu tổ chức học sinh như một đoàn nghiên cứu Học sinh sẽ được hướng dẫn vàđược giao nhiệm vụ cụ thể như quan sát, thu thập thông tin, xử lý thông tin vàtrình bày kết quả Ngoài các địa điểm, khu vực của địa phương phù hợp với nộidung bài học để có thể tổ chức các hoạt động học tập, các giáo viên cũng nên tổchức cho học sinh tham quan, trải nghiệm ở những di sản văn hóa ngoài địaphương giúp học sinh mở rộng hiểu biết, hướng ngoại, có thêm hứng thú khi học
bộ môn
Dạy học tại di sản không bị bó hẹp về không gian và cả thời gian nên dễdàng có thể tổ chức học sinh thực hiện các hoạt động ngoại khóa theo các nhóm
Trang 7nhỏ, mỗi nhóm được coi như một cộng đồng nhỏ, trong đó mối quan hệ giữa cácthành viên trong nhóm có một vai trò hết sức quan trọng Điều này có nghĩa làtất cả các học sinh trong nhóm đều phải tham gia các hoạt động nhất định theophân công, thông qua quá trình học tập có tác động đến tất cả các em, giúp các
em có được kinh nghiệm, rèn luyện các kỹ năng Các mối quan hệ xã hội củahọc sinh hình thành một mạng lưới đa dạng và phức tạp Mỗi học sinh là thànhviên của cộng đồng và là một mắt xích trong quá trình trao đổi thông tin Kiếnthức đã được học và kinh nghiệm bản thân, những điều chưa biết trong thực tiễn,nhu cầu tìm hiểu thế giới xung quanh Thông thường, trong một nhóm, các thànhviên có các kỹ năng bù trừ nhau, có cùng chung mục đích và cùng chịu chungtrách nhiệm, vì vậy cần phải lưu ý một số yếu tố chính đảm bảo cho sự hoạtđộng hiệu quả của nhóm Nên có các mối liên hệ tốt trong nhóm hoạt động vàvới những người khác ngoài nhóm Mỗi thành viên trong nhóm nên cởi mở nhận
rõ các điểm mạnh và điểm yếu của mình Mỗi thành viên trong nhóm nên họccách thực sự lắng nghe người khác nói Các thành viên nên tin tưởng lẫn nhau,hợp tác cùng làm sáng tỏ các sự kiện, tìm ra cách giải quyết vấn đề tốt nhất cũngnhư các cách làm khác nữa Sẵn sàng hướng tới mọi người cả trong lẫn ngoàinhóm hoạt động Sẵn sàng hợp tác cả khi giải quyết vấn đề lẫn khi chia sẻ gánhnặng công việc Mở rộng các quan hệ hỗ trợ bao trùm toàn bộ thành viên trongnhóm, kể cả cấp dưới hay cấp trên Các thành viên nêu cao tinh thần cộng táclàm việc trong và ngoài nhóm hết sức tránh chỉ trích lẫn nhau Cần được khuyếnkhích xảy ra giữa các thành viên nhằm nuôi dưỡng các ý tưởng mới Khôngchèn ép nhau trong nhóm hoạt động Trách nhiệm cần được các thành viên chia
sẻ và chấp nhận nhằm giảm bớt sự tranh giành quyền lãnh đạo không lành mạnh.Kết quả cuộc họp sẽ dẫn đến nhất trí chứ không thỏa hiệp khi nhóm thảo luận raquyết định Quyết định đúng đắn dựa vào sự kiện, chứ không dựa vào ý kiếnđánh giá mơ hồ Mọi việc phải được hoàn thành theo tiến độ, tốn ít năng lượng.Từng thành viên và cả nhóm hoạt động thoả mãn với việc thực hiện các mụctiêu Cả nhóm quan tâm đến nội dung công việc được thực hiện, việc sử dụngthực tế môi trường xung quanh nhằm nâng cao chất lượng học tập thông qua cáchoạt động tích cực: hoạt động cá nhân, thảo luận nhóm (hợp tác), thu thập thôngtin phản hồi… đáp ứng sở thích học tập của học sinh với việc trao quyền lợi vàtrách nhiệm cho học sinh thông qua việc học sinh phải đương đầu với nhiệm vụgiải quyết vấn đề đặt ra Vì vậy, chất lượng của việc học tập của học sinh sẽ cảithiện một cách rõ rệt Dạy và học tại di sản sẽ kích thích tính tích cực của họcsinh bằng cách tạo động lực học tập, phát huy khả năng của học sinh trong việcvận dụng và sử dụng kiến thức để giải quyết vấn đề thường gặp phải trong thựctế
Trang 8Tìm hiểu sâu các vấn đề về di sản dựa trên kịch bản Để nghiên cứu vàhiểu sâu thêm các vấn đề về di sản cần áp dụng các phương pháp khác nhau đểthu thập thông tin như trao đổi nhóm, phỏng vấn sâu, phỏng vấn có sự tham gia.Công cụ của các phương pháp thu thập thông tin là hệ thống câu hỏi, bảng hỏi,trao đổi thảo luận nhóm và phỏng vấn người trong Ban quản lý di sản, phỏngvấn người dân địa phương và cộng đồng Hệ thống câu hỏi này dựa trên qui tắc5W và 1 H (Who? What? Where? When? Why? How?) Ai? Cái gì? Ở đâu? Khinào? Tại sao? và Như thế nào? Tất cả các câu hỏi này sẽ được phát triển dựa trênquá trình phát triển kịch bản, bao gồm phân tích nguồn gốc, đặc điểm cấu trúc,quá trình phát triển, giá trị di sản, hiện trạng, mong muốn và những biện pháp đểgiữ gìn, bảo tồn, phát huy di sản Ngoài ra, việc tăng cường năng lực tư duy tổnghợp có tính chất cá nhân sẽ giúp cho các công việc trên có chất lượng tốt
Phỏng vấn có sự tham gia là một hình thức mang lại hiệu quả khá cao khihọc giáo viên tổ chức cho học sinh học tập tại di sản Học sinh sẽ được trao đổi
và làm việc trực tiếp với cộng đồng người dân địa phương nhằm tìm hiểu sâunhững vấn đề thực tế về di sản Phỏng vấn có sự tham gia là cuộc phỏng vấn mà
cả người hỏi và người được hỏi đều hòa nhập vào trong dòng chảy sự kiện hoặccâu chuyện mang lại hiệu quả cao, đồng thời cũng rèn luyện kỹ năng làm việcvới cộng đồng cho học sinh Những hoạt động như mời Ban quản lý di sản, cán
bộ và nhân dân địa phương đến nói chuyện cho học sinh nghe đôi khi mang lạikết quả không như mong muốn bởi vì những câu chuyện mà người lớn muốn kểđôi khi không gây được hứng thú cho học sinh Nếu thay hoạt động này bằngcác cuộc đối thoại, giao lưu thì hiệu quả có thể sẽ cao hơn nhiều Cần phải thiết
kế câu hỏi, bảng hỏi trước khi phỏng vấn
Để hoạt động dạy học diễn ra tại di sản đạt hiệu quả thì công tác chuẩn bị,xây dựng kế hoạch, triển khai kế hoạch và tổ chức thực hiện phải chu đáo Baogồm các bước:
Bước 1 Xây dựng kế hoạch tổ chức dạy học tại di sản
Kế hoạch cần thể hiện rõ mục tiêu, nội dung, hình thức, thời gian tổ chứcdạy học, đối tượng tham gia, người tổ chức thực hiện Thê rhieenj rõ mối quan
hệ và phân tích trách nhiệm giữa phụ huynh, nhà trường và cán bộ văn hóa Sựchuẩn bị cơ sở vật chất và tài chính
Ngay từ đầu năm học, tổ/ nhóm chuyên môn đề xuất với nhà trường kếhoạch dạy học tại di sản ở địa phương
Thống kê các bài học có thể tổ chức dạy tại di sản trong từng khối/lớp
Trang 9Chuẩn bị tốt các điều kiện để tổ chức dạy học tại di sản ( cơ sở vật chất,phương tiện, tiến trình, phân công giáo viên phụ trách, phối hợp triển khai vớingành văn hóa…với các yêu cầu cụ thể).
Lập kế hoạch làm việc với Ban quản lý di sản, cán bộ di tích, các nghệnhân và cán bộ, nhân dân địa phương để sưu tầm tư liệu, tranh ảnh, hiện vật…của di sản có liên quan đến nội dung bài dạy
Trao đổi thiết kế bài học, giáo án Trong đó chú ý đến các di sản được sửdụng, phương pháp và kĩ thuật dạy học khi sử dụng di sản, thiết bị, đồ dùng dạyhọc…phù hợp với di sản và nội dung bài học
Đặc biết giáo viên trong tổ, nhóm chuyên môn cần lập kế hoạch cụ thể,chi tiết về công tác chuẩn bị và tiến hành bài học, đi khảo sát thực địa, lựa chọnhình thức dạy học phù hợp
Kế hoạch tiến hành bài học tại di sản phải báo cáo với tổ chuyên môn,lãnh đạo nhà trường để được phê duyệt thực hiện và có kế hoạch hỗ trợ
Ví dụ 1 Kế hoạch tổ chức dạy học môn Ngữ Văn tại thực địa khu di tích Đền Mẫu Âu Cơ; Đền Chu Hưng, Đền Nghè Văn Lang; Lăng Chủ Tịch Hồ Chí
Minh; Văn Miếu Quốc Tử Giám.
Thời gian Lớp
Môn học/Hoạt động giáo dục
Tiết theo PPCT
Tên bài (Nội dung dạy học/giáo dục) Dạy học tại di sản
Trang 10Tuần 27
(8-13/3)
chiến khu 10
Ví dụ 2 Kế hoạch dạy học tích hợp các nội dung gắn giáo dục di sản vào
môn Ngữ Văn tại lớp/ tại nhà trường
Tên bài Nội dung tích hợp Ghi chú
Truyện An Dương Vương và Mị Châu -Trọng Thủy
-Khu di tích lịch sử
Cổ Loa ( Đông Anh- Hà Nội)
- Khu di tích Chiến khu 10, Đền Chu Hưng ( thôn Chu Hưng- xã Ấm Hạ -
Hạ Hòa)
- Lăng Chủ tịch HồChí Minh
-Phần I: Tiểu dẫn( Khu di tích Cổ Loa)-Phần II: Đọc hiểu( Vai trò xâydựng và bảo
vệ đất nước của người anh hùng)
Vương và Mị Châu Trọng Thủy
Khu di tích lịch sử
Cổ Loa ( Đông Anh- Hà Nội)
- Khu di tích Chiến khu 10, Đền Chu Hưng ( thôn Chu Hưng- xã Ấm Hạ -
-Phần I:Tiểudẫn( Khu ditích CổLoa)-Phần II: Đọc
Trang 11Hạ Hòa)
- Lăng Chủ tịch HồChí Minh
hiểu( Vai tròxây dựng vàbảo vệ đất nước của người anh hùng)
Chủ đề 1: Vẻ đẹptâm hồn con ngườiViệt Nam qua một
số bài ca dao thanthân, yêu thươngtình nghĩa, ca daohài hước
-Bài ca dao về ditích đền Mẫu và lễhội, tín ngưỡng thờMẫu Âu Cơ thểhiện tình yêu quêhương, lòng tự hàodân tộc
- Hát Xoan
- PhầnI: Khái quát
về ca dao dân gian Việt Nam( các loại da dao)
- Phần IV: Củng cố Tìm những câu ca dao
về Đền Mẫu Âu Cơ,Đền Hùng, hát Xoan gắn với không gian sinh hoạt, văn hóa, lễ hội cộng đồng
Đằng (Trương Hán
Siêu)
- Khu di tích Chiến khu 10, Đền Chu Hưng ( thôn Chu Hưng- xã Ấm Hạ -
Hạ Hòa)
- Phần II; Đọc hiểu( Chiếnthắng lịch
sử trên sôngBạch Đằnggợi đếnnhững chiếncông tại
Trang 12Chiến khu
10, đền ChuHưng,)
Hiền tài là nguyên khí của quốc gia (Thân Nhân Trung)
-Văn Miếu Quốc
Tử Giám (Hà Nội)-Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Phần II; Đọc hiểu( Vai trò củahiền tài vớiđất nước.Thái độ tônvinh, ghicông trạngcủa nướcnhà với hiềntài)
Đọc thêm : Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn và Thái sư Trần Thủ Độ
(Ngô Sĩ Liên)
-Văn Miếu Quốc
Tử Giám (Hà Nội)
- Di tích Đền Chu Hưng (Xã Ấm Hạ),Đền Nghè ( Xã Văn Lang), Đền Hùng (Lâm Thao), Đền Mẫu Âu Cơ (Hiền Lương)-Lăng Chủ tịch HCM
- Phần II; Đọc hiểu( Vai trò củanhững bậc anh hùng, tiền nhân cócông lớn trong lịch sửdân tộc: Trần Quốc Tuấn, Trần Thủ Độ, Vua Hùng, Côn Nhạc,
mẹ Âu Cơ, HCM…)
Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn và Thái sư Trần Thủ
-Văn Miếu Quốc
Tử Giám (Hà Nội)
- Di tích Đền Chu Hưng (Xã Ấm Hạ),
- Phần II; Đọc hiểu( Vai trò củanhững bậc
Trang 13Độ(Ngô Sĩ Liên)
Đền Nghè ( Xã Văn Lang), Đền Hùng ( Lâm Thao)
- Lăng Chủ tịch HCM
anh hùng, tiền nhân cócông lớn trong lịch sửdân tộc: Trần Quốc Tuấn, Trần Thủ Độ, Vua Hùng, Côn Nhạc,
mẹ Âu Cơ, HCM…)
sự đền Tản Viên
- Di tích Đền Chu Hưng (Xã Ấm Hạ),Đền Nghè ( Xã Văn Lang), Đền Hùng ( Lâm Thao)
- Phần II: Đọc hiểu ( mục 3)
Đất nước (trích
Trường ca mặt đường khát vọng -
Nguyễn Khoa Điềm),
-Lịch sử hìnhthành, vẻ đẹp vănhóa của Đền Mẫu
Âu Cơ, đền Hùng,đền Nghè, đền ChuHưng… là sự ghidấu yếu tố thực vềcuộc đời, conngười
- Phần II: Đọc hiểu văn bản ( mục 2: Tư tưởng đất nước của nhân dân)
Đất nước (trích
Trường ca mặt đường khát vọng -
Nguyễn Khoa Điềm),
-Lịch sử hìnhthành, vẻ đẹp vănhóa của Đền Mẫu
Âu Cơ, đền Hùng,đền Nghè, đền ChuHưng… là sự ghidấu yếu tố thực vềcuộc đời, conngười
- Phần II: Đọc hiểu văn bản ( mục 2: Tư tưởng đất nước của nhân dân)
Ngữ Văn 12 89 Nhìn về vốn văn hóa -Lịch sử hình - Phần II:
Trang 14dân tộc.
thành, vẻ đẹp vănhóa của Đền Mẫu
Âu Cơ, đền Hùng,đền Nghè, đền ChuHưng… là niềm tựhòa, tự tôn dân tộc
Đọc hiểu văn bản ( mục 2)
Ví dụ 3 Kế hoạch tổ chức các hoạt động trải nghiệm gắn với giáo dục di sản
Địa điểm Lớp Các hoạt
động tổ chức
Mục tiêu và nội dung giáo dục Kết quả dự kiến
Ghi chú Văn miếu
-Viếng lăng Bác
-Tham quan bảo tang Hồ Chí Minh
- Tham quan Văn Miếu Quốc Tử Giam
-Các em HS có dịp được ngắm nhìn Bác bằng xương thịt
để cảm nhận vẻ đẹpcủa Người, sự tồn tại vĩnh hằng của Bác trong trái tim mỗi người dân Việt Nam Quan sát, tìmhiểu các di vật của Người để hiểu sâu sắc hơn cuộc đời giản dị mà trong sáng; tâm hồn cao quý; cống hiến lớn lao vĩ đại của Bác
Từ đó mỗi HS tự xác định lý tưởng
và mục tiêu phấn đấu, học tập theo đạo đức, nhân cách,phẩm chất HCM
- Tham quan Văn miếu QTG, bia đá khắc ghi tên tuổi
-HS có buổi trảinghiệm thú vị,được bồi dưỡngtình yêu với lãnh
tụ, niềm trântrọng di tích
-HS tích lũy đượcnhiều kiến thứcthực tế, lịch sử-HS sẽ có địnhhướng rõ rànghơn cho tương lai
Trang 15những người đỗ đạt lập công danh lớn với đất nước để bồi dưỡng ý chí tiến thủ, tinh thần hăng say học tập, rèn đứcluyện tài, noi gươngcác bậc tiền nhân.
-HS được phát triển
óc quan sát, tưởng tượng, tư duy khoa học biện chứng
Hạ Hòa)
- HS được quan sát,tìm hiểu về nguồngốc, lich sử hìnhthành, quá trình tồntại và phát triển, ýnghĩa lịch sử, vănhóa, phong tục lễhội ngày mùng 6tháng giêng hàngnăm tại khu di tíchĐền Chu Hưng vàChiến khu 10 xã
Ấm Hạ thông quacác hoạt động họctập cụ thể
- HS được rèn kĩnăng giao tiếp, hợptác, giải quyết tìnhhuống…khi thamgia các hoạt độnghọc tập tại đền
- HS được rèn luyện
kĩ năng thuyết minh
1 DTLD trên quêhương
- HS tích lũy được kiến thức về
di tích đền , vai trò của Côn Nhạc – em trai Vua Hùng có công trong công cuộc đánh đuổi giặc ngoại xâm, hùng chấn Hạt Chu Hưng Khi ông mất nhân dân tưởng nhớ công
ơn đã xây dựng đền Chu Hưng tạiđây và thờ ông
- Giáo dục niềm trân trọng quá khứ lịch sử, ghi dấu công trạng cha ông Từ đó có
ý thức tu bổ, gìn giữ khu di tích
- Giáo dục truyền thống “Uống
Trang 16nước nhớ nguồn”,
ý thức một phần trách nhiệm của mình với đất nước
Tham
quan làng
Hát Xoan
11 12
-Tham quanlàng hát Xoan
- HS được tìm hiểunguồn gốc, quátrình hình thành, ýnghĩa lịch sử, giá trịvăn hóa của HátXoan trên quêhương Phú Thọ
- HS được thưởngthức các làn điệu vàtập hát Xoan
- Rèn kĩ năng cảmnhận âm nhạc, nghệthuật, bồi dưỡngtâm hồn thêmphong phú, tinh tế
- Có thêm hiểu biết về Hát Xoan trên quê hương mình
- Bồi dưỡng niềm
tự hào, yêu mến,
ý thức gìn giữ gia trị văn hóa phi vậtthể
-Giáo duc truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”,
ý thức một phần trách nhiệm của mình trong việc bảo tồn và phát triển văn hóa
Cơ ( Xã HiềnLương- HạHòa)
- Tham quanĐền Hùng ( xã
Hy Cương,huyện LâmThao)
- HS được quan sát,tìm hiểu về nguồngốc, lich sử hìnhthành, quá trình tồntại và phát triển, ýnghĩa lịch sử, vănhóa, phong tục lễhội ngày mùng 6, 7tháng giêng hàngnăm tại khu di tíchĐền Mẫu Âu Cơthông qua các hoạtđộng học tập cụ thể
- HS được tham
- HS tích lũy được kiến thức về
di tích đền , vai trò của mẹ Âu Cơ– Tổ Mẫu trong quá trình
mở mang bờ cõi, gây dựng nền vănminh lúa nước, phong tục tập quán trên quê hương Hiền Lương Khi mẹ bay về trời để lại dải lụa đào trên
Trang 17quan di tích ĐềnHùng, tưởng nhớVua Hùng đã cócông dựng nước.
Tìm hiểu về nguồngốc, lich sử hìnhthành, quá trình tồntại và phát triển, ýnghĩa lịch sử, vănhóa, phong tục lễhội ngày mùng 10tháng giêng hàngnăm tại khu di tíchĐền Hùng
- HS được rèn kĩnăng giao tiếp, hợptác, giải quyết tìnhhuống…khi thamgia các hoạt độnghọc tập tại đền
- HS được rèn luyện
kĩ năng thuyết minh
1 DTLD trên quê hương
ngọn cây đa nhân dân tưởng nhớ công ơn đã xây dựng đền Mẫu tại đây và thờ Tổ Mẫu Âu Cơ
- Giáo dục niềm trân trọng , ý thức
tu bổ, gìn giữ khu
di tích Quảng bá giá trị văn hóa của di tích
- Giáo dục truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”,
ý thức một phần trách nhiệm của mình với đất nước
Bước 2 Khảo sát thực tiễn và giới thiệu nguồn tư liệu cho HS tìm hiểu về di sản Cụ thể khảo sát, tìm hiểu các nội dung sau:
Lịch sử hình thành, vị trí điạ lí, đặc điểm kiến trúc khu di tích;
Nguồn gốc, lịch sử hình thành và vị trí, vai trò của di sản trong đời sốngnhân dân;
Các hoạt động lễ hội tại di sản (Thời gian, địa điểm, ý nghĩa, cách thức tổchức,…);
Trang 18Những vấn đề đặt ra trong quá trình bảo tồn, phát triển, khai thác du lịchtại khu di tích cũng như phát huy các giá trị văn hóa của di sản trong đời sốnghiện nay.
Bước 3 Phối hợp với các đoàn thể, cá nhân để xây dựng kế hoạch tổ chức và triển khai thực hiện chủ đề
Phối hợp với Phòng Văn hóa huyện Hạ Hòa, Ban Quản lí di tích lịch sử,UBND xã, Huyện Đoàn Hạ Hòa… cung cấp các thông tin liên quan đến di sảnlàm cơ sở để phổ biến, tuyên truyền trong giáo viên và học sinh; tìm hiểu,nghiên cứu các nội dung cần dạy học/giáo dục; tổ chức biên soạn tài liệu; thốngnhất kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện chủ đề dạy học tại di sản (nội dung,hình thức, phương pháp, thời gian, địa điểm, tổ chức); xây dựng quy chế phốihợp trong quá trình thực hiện;
Phối hợp với tổ Sử - địa- ngoại ngữ sưu tầm, biên soạn tài liệu, lưu hànhnội bộ, phát cho học sinh nghiên cứu, tìm hiểu
Cán bộ quản lý di sản và cán bộ địa phương chủ động cung cấp tài liệu,thông tin chính xác, đầy đủ về di sản để làm cơ sở cho giáo viên thống nhất nộidung cần truyền đạt cho học sinh
Phối hợp với các cơ quan, tổ chức truyền thông (báo, đài, cổng giao tiếpđiện tử,…) để có kế hoạch tuyên truyền, đưa tin tạo sức lan tỏa của chủ đề dạyhọc
Bước 4 Biên soạn nội dung chương trình phù hợp với điều kiện cụ thể của nhà trường và đối tượng học sinh.
Các GV bộ môn Ngữ Văn xây dựng ngân hàng câu hỏi ( kèm theo đáp án
cụ thể) có nội dung phù hợp gắn với Tín ngưỡng và di sản
Thảo luận nhóm thống nhất mục tiêu, nội dung bài học
Nhóm biên soạn giáo án dạy học bằng phương pháp, kĩ thuật tích cực nhưsân khấu hóa, tổ chức trò chơi
GVBM được phân công giảng dạy hướng dẫn HS thực hiện các hoạt độnggiáo dục một cách linh hoạt, sáng tạo, có hệu quả
Bước 5 Tổ chức dạy học tại di sản
Giáo viên phổ biến cụ thể mục đích, yêu cầu cần đạt của buổi học tập tại
di sản, dự kiến thời gian cho buổi học
Trang 19Giáo viên giảng dạy nên sắp xếp các nội dung bài dạy theo một quy trìnhhợp lý, tổ chức các hoạt động tìm hiểu di sản phù hợp với khả năng của họcsinh.
Hoạt động học tập cần được thiết kế chi tiết từ lúc bắt đầu tiếp xúc với disản đến khi kết thúc
Học sinh hoàn toàn làm chủ, tự quản điều khiển hoạt động Giáo viên chỉ
là người tham dự, quan sát, động viên, hỗ trợ học sinh
Kết thúc bài học, học sinh vẫn hoàn toàn được làm chủ Giáo viên có thểtập hợp học sinh, yêu cầu đại diện nhóm nêu cảm nghĩ với buổi học tập tại disản Để đạt hiệu quả, giáo viên có thể gợi ý các dự kiến để học sinh lựa chọncách kết thúc sao cho hợp lý, gây ấn tượng, tránh nhàm chán và tẻ nhạt
Sử dụng phương pháp, kỹ thuật tích cực , các phương tiện, thiết bị dạyhọc tại di sản một cách hợp lý, tạo hiệu qủa cao, đảm bảo mục tiêu bài học, mônhọc, đảm bảo tính trực quan trong dạy học, không nên lạm dụng việc sử dụngCNTT, biến giờ học thành buổi “trình diễn hình ảnh”
Căn cứ vào điều kiện thực tế nhà trường, điều kiện thực tế di sản của địaphương có thể khai thác các phương tiện thông tin đại chúng tạo sức lan tỏatrong học sinh và phụ huynh
Bước 6 Kiểm tra đánh giá, tổ chức cho học sinh viết bài thu hoạch ở các đơn vị lớp
Giáo viên giảng dạy nhận xét chung về ý thức tham gia của mọi thànhviên trong tập thể
Yêu cầu học sinh viết thu hoạch sau hoạt động nhằm tìm hiểu mức độnhận thức vấn đề của học sinh
Giáo viên nên linh hoạt trong đánh giá học sinh, đánh giá bằng nhiều hìnhthức:
+ Dạy học tại di sản, giáo viên nên vận dụng cách đánh giá quá trình, sửdụng cách đánh giá bằng quan sát trực tiếp của mình đối với các hoạt động củacác em trong suốt quá trình học tập với di sản
Để quan sát và đánh giá được mức độ kết quả làm việc với di sản của họcsinh, giáo viên cần xác định mục tiêu đánh giá, địa điểm, thời gian và đối tượngquan sát; xây dựng phiếu kiểm hoặc bảng tiêu chí quan sát, thang xếp hạng; căn
cứ vào phiếu kiểm hoặc bảng các tiêu chí để ghi kết quả quan sát
Ví dụ 1 Mẫu phiếu kiểm dành cho mỗi học sinh
Trang 20Stt Nội dung kiến thức/ kĩ
+ Đánh giá thông qua sản phẩm hoạt động của học sinh
Tổ chức phong trào làm thu hoạch cho học sinh toàn trường về bài họcdưới nhiều hình thức khác nhau: viết bài thu hoạch, vẽ tranh, sáng tác thơ, viếtnhật kí học trò, ngoại khóa chủ đề, tổ chức các cuộc thi…nhằm bồi đắp trongmỗi cán bộ, giáo viên, học sinh tình cảm tự hào, trân trọng, ý thức gìn giữ di sảnvăn hóa quê hương; định hướng nghề nghiệp cho học sinh ( trong đó có nghềHướng dẫn viên du lịch); để mỗi em học sinh có thể làm hướng dẫn viên tự giớithiệu với khách gần, xa về văn hóa du lịch tâm linh trên quê hương mình
Đảm bảo thời gian, thời lượng và có hiệu quả giáo dục cao
Bước 7 Sơ kết việc triển khai thực hiên hoạt động trong tổ, nhóm chuyên môn.
Trang 21Tổ chức họp tổ, nhóm đánh giá, rút kinh nghiệm trong việc tổ chức thựchiện chủ đề dạy học gắn với di sản.
Tuyên dương những cá nhân, tập thể thực hiện hiệu quả chủ đề;
Đánh giá, rút kinh nghiệm và đề xuất những phương hướng, giải pháp choviệc thực hiện những năm học tiếp theo
Nhận xét chung về ý thức tham gia của mọi thành viên trong tập thể
III KẾT QUẢ VÀ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG, NHÂN RỘNG
Điều dễ nhận thấy từ hìn thức dạy học này là phát huy được tính chủ độngsáng tạo của giáo viên trong quá trình dạy học Lãnh đạo nhà trường có thêmkinh nghiệm, cơ sở lý luận và thực tiễn để chuẩn bị cho việc đổi mới chươngtrình, sách giáo khoa sắp tới
Nhưng trên tất cả, cái được lớn nhất là HS tích cực học tập, rèn luyệnnăng lực giải quyết vấn đề, được trải nghiệm, kỹ năng giao tiếp tốt hơn Hầu hết
HS hứng thú với hình thức học tập ngoài thực địa
Dạy học tại di sản có ý nghĩa rất lớn đối với học sinh khiến các em luôn
đam mê, hào hứng với tiết học Các em được tham gia vào tất cả các khâu của
quá trình học tập, từ khâu nhận đề tài, chuẩn bị, thực hành và đánh giá kết quả.Các em cũng tự rút ra thêm những kinh nghiệm cho bản thân, có thêm động lực
để học hỏi, phát triển bản thân mình
Học sinh luôn được kích thích sáng tạo, sở thích khám phá thế giới xungquanh Thông qua các hoạt động thực hành, những việc làm cụ thể, học sinh sẽphát huy vai trò cụ thể, tính tích cực, chủ động, tự giác và sáng tạo của bản thân.Tìm ra những giải pháp mới để giải quyết vấn đề của mình, của bạn và vấn đềcủa môi trường xung quanh
Chương trình học sẽ giúp các em được trải nghiệm thiên nhiên, trảinghiệm giá trị văn hóa Thông qua những buổi học về môi trường, buổi học lịch
sử tại bảo tàng, các em được vun đắp thêm tình yêu đối với thiên nhiên, yêu hơnnhững giá trị văn hóa ngàn năm văn hiến của dân tộc ta; tiếp thu, học hỏi nhữngnét đẹp văn hóa của các nước trên thế giới
Các em thường xuyên được rèn luyện kỹ năng làm việc như: Làm việc
nhóm, lập kế hoạch, quản lý tiến độ công việc, phân công công việc…
Thông qua những buổi học trải nghiệm và thực tế các em còn được họchỏi, phát huy giá trị của bản thân, biết tôn trọng, lắng nghe, có tinh thần tráchnhiệm, dũng cảm và cầu thị
Trang 22Kết quả khảo sát học sinh cuối Học kì I- Năm học 2020-2021
Lớp Sĩ số HS
Không thích tham gia trải nghiệm di sản
Thích tham gia trải nghiệm di sản
Chưa thấy giá trị của
di sản
Nhận thức được ý nghĩa của
di sản
(13,2%)
33( 86,8%)
7(18,4%)
31(81,2%)
( 7,7%)
36( 92,3%)
5(12,8%)
34(87,2%)
(21,2%)
30( 78,9%)
9( 23,7%)
29(76,3%)
(5,9%)
32(94,1%)
3(8,8%)
31(91,2%)
IV GIẢI PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Dạy học tại di sản là phương thức thực hiện dạy học gắn với đời sống, cótác dụng nâng cao hiểu biết về kiến thức môn học, về văn hóa, giáo dục, lòngyêu quê hương, đất nước, óc thẩm mĩ cho học sinh Bài học tại di sản cũng phảituân theo đầy đủ yêu cầu của một bài học nội khóa đồng thời cũng phải thựchiện các yêu cầu của bài dạy tại thực địa
Việc chuẩn bị tiến hành bài học tại di sản phải được thực hiện chu đáo, kĩlưỡng cả đối với GV và HS
Một là, chọn địa điểm thích hợp với mục tiêu, nội dung, số tiết học vàđiều kiện tiến hành Nếu ở địa phương trường đóng hoặc các vùng lân cận có disản liên quan đến những sự kiện lớn được ghi trong chương trình môn học thì cốgắng tiến hành bài học tại di sản
Ở những địa phương không có di sản liên quan đến kiến thức trong chương trìnhthì tổ chức dạy học tại di sản những bài học về địa phương (lịch sử địa phương,địa lí địa phương, âm nhạc dân gian ở địa phương…)
Trang 23Hai là, phải lập kế hoạch cụ thể về công tác chuẩn bị và tiến hành bài học,
đi khảo sát thực địa, liên hệ với cơ quan quản lí di sản Sau khi đã lựa chon đượcvấn đề dạy học và di sản phù hợp, GV phải xây dựng được kế hoạch chuẩn bị vàtiến hành bài học tại nơi có di sản một cách chi tiết cho từng nội dung công việc,thời gian thực hiện, lực lượng phối hợp, phương tiện thiết bị hỗ trợ
Ba là, GV phải chuẩn bị trước cho HS về tư tưởng và kiến thức chuyênmôn như mục đích, yêu cầu của bài học và nội dung kiến thức cơ bản cần tìmhiểu trước ở nhà, thông báo sơ qua về địa điểm có di sản, sự kiện, nội dung kiếnthức liên quan đến di sản, yêu cầu các em sưu tầm thêm tài liệu có liên quan;chuẩn bị đồ dùng trực quan, phương tiện dạy học cần thiết; phổ biến nội quy họctập thực địa Ngoài ra GV còn phải nhắc nhở HS về việc đảm bảo phương tiện đilại, an toàn giao thông, giờ giấc, vật dụng che mưa, nắng…
Nội dung bài học tại di sản phải đảm bảo tính chính xác, bám sát nội dungkiến thức mà di sản phản ánh và giải quyết những vấn đề cơ bản nhất được phảnánh qua các chứng tích, hiện vật tại di sản Nội dung bài học tại di sản là kiếnthức cơ bản được quy định trong chương trình của lớp học, cấp học nhưng phảilựa chọn những kiến thức phù hợp với di sản
GV phải xác định được mối quan hệ giữa nội dung bài giảng với cácchứng tích hiện vật tại di sản, xem các chứng tích hiện vật tại di sản là nguồnkiến thức chủ yếu của bài học hoặc ít ra cũng có tác dụng dẫn chứng, minh họacho một nội dung của bài học
GV không cần và cũng không thể giới thiệu toàn bộ di sản hoặc toàn bộbài học mà chỉ lựa chọn những kiến thức được minh chứng rõ ràng qua di vậtcủa di sản Điều quan trọng là nguồn kiến thức từ di sản phải làm sáng tỏ nộidung kiến thức trọng tâm của bài
Ngoài việc lựa chọn nội dung kiến thức được qui định trong chương trìnhcủa lớp học, cấp học phù hợp với di sản, bài giảng tại đây cần được bổ sungnguồn tài liệu địa phương để làm sinh động, cụ thể hóa nội dung bài học
Qua đó khôi phục bức tranh quá khứ đã diễn ra tại di sản một cách sống độngchân thực nhất Nguồn tài liệu địa phương được sử dụng phải đảm bảo độ chínhxác tin cậy
Đối với bài học trong SGK, bài giảng tại di sản cần được bổ sung các tàiliệu địa phương phù hợp bằng cách vừa giảng vừa kết hợp tổ chức cho học sinhquan sát tìm hiểu hiện vật, chứng tích thực địa có liên quan đến bài học
Hoặc sau khi giảng dạy xong nội dung của bài học, GV tổ chức cho HS quan sát,tìm hiểu về các tài liệu, hiện vật liên quan đến bài, bổ sung tài liệu về địa