Giá trị văn hóa của Tín ngưỡng thờ Mẫu Âu Cơ.

Một phần của tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm ngữ văn THPTđề tài tạo hứng thú học tập môn ngữ văn dưới hình thức dạy học tại di sản (Trang 39)

- Hai bên tả hữu của ban thờ nói trên là ban thờ đức ông Đột Ngột Cao Sơn (Quý Minh đại vương) (bên tả) ban thờ Chúa Sơn trang (bên hữu)

1. Các ngày lễ chính tại đền Mẫu Âu Cơ hằng năm

1.2. Giá trị văn hóa của Tín ngưỡng thờ Mẫu Âu Cơ.

Thông qua việc thực hành tín ngưỡng này, không chỉ thân thế, sự nghiệp của Mẫu Âu Cơ cùng các con, cháu của Mẫu, với hành trình khai mở đất đai, lập làng dựng xóm, dạy dân làm ăn, phát triển sản xuất,... được tái hiện/thể hiện sinh động, mà một đời sống văn hóa tinh thần của các thế hệ người dân Hiền Lương nói riêng, cư dân vùng Đất Tổ nói chung, đã được hình thành, nảy nở, lưu truyền, vừa hết sức phong phú, đa dạng, vừa đậm nét độc đáo, riêng có.

Ở một phương diện khác, Tín ngưỡng thờ Mẫu Âu Cơ tại đền Mẫu Âu Cơ ở Hiền Lương, Hạ Hòa còn là một điểm nhấn quan trọng trên dòng chảy đời sống tín ngưỡng, tâm linh của nhân dân ta. Trên hành trình tổ tiên ta, trong thời kỳ dựng nước và giữ nước đầu tiên, từ vùng cao tiến xuống khai phá vùng châu thổ thấp Bắc Bộ, rồi lại từ vùng châu thổ thấp mà ngược lên giao thương, tiếp tục khai mở vùng núi cao phía Bắc trong những thời kỳ lịch sử sau này, những dấu ấn lịch sử, văn hóa còn im đậm bên những dòng sông - dòng chảy lịch sử, văn hóa.

Theo đó, trong trường hợp này, nếu Mẫu Âu Cơ được xem là sự hiển hiện với tư cách một Bà Mẹ Xứ Sở, thì có thể nhận thấy, Mẫu Âu Cơ chính là một chuyển tiếp đặc biệt, theo sông Thao/sông Hồng, giữa các Bà Mẹ Xứ Sở: Mẫu Đông Cuông - Yên Bái, cùng các Mẫu khác, trên vùng cao/Thượng Ngàn, với các Bà Mẹ Xứ Sở dưới vùng châu thổ thấp (chẳng hạn, Mẫu Man Nương, ở vùng Dâu - Bắc Ninh).

Một phần của tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm ngữ văn THPTđề tài tạo hứng thú học tập môn ngữ văn dưới hình thức dạy học tại di sản (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(46 trang)
w