1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nhật bản thị trường tiềm năng cho thủ công mỹ nghệ việt nam

97 277 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 97
Dung lượng 301 KB

Nội dung

Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Anh Th Lời mở đầu ------ 1. Sự cần thiết của đề tài Việt Nam trở thành một trong những nớc thành công nhất trong công tác giảm nghèo. Từ giữa những năm 80 đến cuối những năm 90, tỷ lệ phần trăm những ngời nghèo đã giảm từ 70% xuống khoảng 1/3. Theo nghiên cứu đáng tin cậy về tình trạng nghèo đói thì hầu nh không một nớc nào khác trên thế giới giảm nghèo nhanh bằng trong một thời gian ngắn nh vậy (Ngoại trừ Trung Quốc và Indonesia trong những năm 80) (Báo cáo phát triển Việt Nam 2000, "Attacking poverty" 1999) Một trong những yếu tố thờng đợc nói đến cho sự thành công xuất khẩu của Việt Nam của những năm đầu của thập kỷ 90 là nỗ lực mạnh mẽ của chính phủ trong chuyển dịch chính sách kinh tế từ việc thay thế nhập khẩu sang hớng vào xuất khẩu, tự do hóa kinh tế và đi theo nền kinh tế thị tr- ờng. Bên cạnh những thay đổi quan trọng trong chính sách kinh tế là việc chính phủ Việt Nam đã áp dụng cách tiếp cận có hệ thống và năng động đối với phát triển xuất khẩu với một phác thảo lâu dài, thể hiện trong việc liên tục thay đổi chính sách cho phù hợp trên cơ sở những kinh nghiệm và nghiên cứu có đợc. Hàng thủ công mỹ nghệ là một trong 10 mặt hàng xuất khẩu chủ lực của đất nớc (năm 2000, hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam đứng thứ tám về kim ngạch xuất khẩu, đạt 235 triệu USD) đã trải qua nhiều thăng trầm, hiện đang chuẩn bị bớc vào giai đoạn mới với chỉ tiêu đạt 1 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu năm 2005. Là những sản phẩm của ngành nghề thủ công truyền thống, mang đậm nét của một nền văn hoá dân tộc, có những dấu ấn lịch sử, 1 Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Anh Th nên hàng thủ công mỹ nghệ không chỉ là những vật phẩm đáp ứng nhu cầu sử dụng trong cuộc sống hàng ngày mà còn là những văn hoá phẩm phục vụ đời sống tinh thần, đáp ứng nhu cầu thởng thức những tinh hoa văn hoá của dân tộc. Vì vậy, hàng thủ công mỹ nghệ vừa có nhu cầu ngày càng tăng ở trong nớc, vừa có nhu cầu cao trên thị trờng quốc tế theo sự phát triển giao lu văn hoá giữa các nớc, các dân tộc trên thế giới. Quan tâm phát triển các ngành nghề này, mở rộng tiêu thụ các sản phẩm đợc làm ra trên thị trờng trong và ngoài nớc, đẩy mạnh xuất khẩu, làm sống động những ngành nghề truyền thống là thiết thực bảo tồn và phát triển một trong những di sản văn hoá quý giá của dân tộc Việt Nam. Phát triển sản xuất và xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ có tác dụng lớn trong việc tạo việc làm và tăng thu nhập chính đáng cho lao động trong n- ớc; góp phần xoá đói giảm nghèo, giải quyết vấn đề nhàn c, nhất là trong tầng lớp trẻ; có tác dụng tích cực đẩy lùi các hiện tợng tiêu cực, các tệ nạn xã hội góp phần bảo đảm trật tự an ninh xã hội, nhất là trong điều kiện hiện nay tỉ lệ thất nghiệp còn cao thì ý nghĩa chính trị xã hội của vấn đề nêu trên càng lớn. Bên cạnh đó, phát triển và xuất khẩu thủ công mỹ nghệ còn tạo cơ hội sử dụng và đào tạo các nghệ nhân, thợ giỏi có tay nghề và kỹ xảo truyền thống góp phần bảo tồn, phát triển và truyền lại cho đời sau vốn quý nghề nghiệp này của dân tộc. 2. Mục đích nghiên cứu Quan hệ kinh tế thơng mại giữa Việt NamNhật Bản ngày càng phát triển. Đó là do nền kinh tế thị trờng của Việt Nam ngày càng phát triển, môi trờng kinh tế ngày càng đợc cải thiện và mối quan tâm của các doanh nghiệp Nhật Bản đối với Việt Nam - một bạn hàng lớn nhiều tiềm năng ở châu á ngày càng cao. 2 Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Anh Th Kim ngạch xuất khẩu Việt Nam sang Nhật Bản năm 1999 tăng 20% so với năm trớc, đạt 1,8 tỷ USD. Những sản phẩm xuất khẩu chính là dệt may, hải sản, đồ gỗ, giày dép, thủ công mỹ nghệ . Nhật Bản với dân số hơn 120 triệu ngời và là nớc có thu nhập bình quân đầu ngời cao, vì vậy đợc xem là thị trờng có sức hấp dẫp lớn. Nhật Bản nhập khẩu nhiều loại hàng hóa từ nhiều nớc trên thế giới và đã trỏ thành một trong những nớc nhập khẩu lớn nhất trên thế giới. Đồng thời Nhật Bản cũng là thị trờng đòi hỏi chất lợng, mẫu mã và thời hạn giao hàng khắt khe nhất. Xuất phát từ tình hình thực tế trên, qua tìm hiểu nghiên cứu xét thấy Nhật Bản đang là thị trờng đầy tiềm năng, hứa hẹn đối với mặt hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu của Việt Nam, cộng với những năm trau dồi kiến thức và lý luận trong trờng Đại học Ngoại thơng, đồng thời đợc sự giúp đỡ và hớng dẫn nhiệt tình của Thầy giáo Tiến sĩ Nguyễn Đức Dỵ, em xin chọn đề tài: Nhật Bản - Thị trờng tiềm năng cho thủ công mỹ nghệ Việt Nam làm khoá luận tốt nghiệp của mình. Thông qua tình hình thực tế xuất khẩu thủ công mỹ nghệ vào Nhật Bản, thấy rõ những thuận lợi và khó khăn đối với thị trờng Nhật trong những năm gần đây, em xin đa ra một số giải pháp nhằm thúc đẩy việc xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ sang Nhật Bản. 3. Phơng pháp nghiên cứu Trong đề tài này, phơng pháp nghiên cứu là sự kết hợp giữa phơng pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, dựa trên cơ sở lý luận và thực tiễn, thống kê, so sánh, phân tích và tổng hợp dự báo, từ đó đa ra những giải pháp tối u đối với việc đẩy mạnh xuất khẩu thủ công mỹ nghệ của Việt Nam vào thị trờng Nhật Bản. 4. Nội dung nghiên cứu 3 Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Anh Th Ngoài lời mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, khoá luận tốt nghiệp bao gồm 3 chơng: Chơng I: Tổng quan về hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam Chơng II: Tình hình xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam sang thị trờng Nhật Bản: Thực trạng và triển vọng. Chơng III: Một số giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam sang thị trờng Nhật Bản Do thời gian chuẩn bị có hạn, kinh nghiệm thực tế và lý luận còn hạn hẹp nên bài viết này không tránh khỏi những sai sót. Em hy vọng rằng, trong tơng lai em sẽ có cơ hội tìm hiểu, nghiên cứu những vấn đề có liên quan đến đề tài nói trên. Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài , em đã nhận đợc sự giúp đỡ tận tình của giáo viên hớng dẫn - Tiến sĩ Nguyễn Đức Dỵ - và các cô chú công tác tại Vụ xuất nhập khẩu thuộc Bộ thơng mại, Trung tâm nghiên cứu Nhật Bản và Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam, Văn phòng đại diện JETRO tại Hà Nội đã cung cấp cho em nhiều tài liệu cập nhật trong qua trình nghiên cứu, nhờ đó em có thể hoàn thành tốt đề tài nghiên cứu này. Em xin chân thành đặc biệt cảm ơn. 4 Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Anh Th Ch ơng I Tổng quan về hàng thủ công mỹ nghệ của việt nam --------------------------------------- I/ Giới thiệu hàng Thủ Công Mỹ Nghệ Việt Nam 1. Vài nét về ngành thủ công mỹ nghệ truyền thống của Việt Nam Mặt hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam đã có từ rất lâu, nó gắn liền với đời sống văn hoá - xã hội của ngời dân Việt Nam. Nó đã đi vào những câu ca dao, bài thơ . hình thành nên những nét văn hoá mang đậm bản sắc dân tộc. Lịch sử phát triển ngành thủ công mỹ nghệ Việt Nam với nghề gốm Bát Tràng xuất hiện từ thế kỷ thứ XV, nghề sản xuất giấy dó của làng Bởi có từ đầu thế kỷ XVI, nghề dệt vải tơ tằm và đồ gỗ mỹ nghệ có từ cuối thế kỷ XVII . Các mặt hàng thủ công mỹ nghệ của ta đã sớm có mặt trên thị trờng thế giới và rất đợc nớc ngoài a chuộng. Ngay từ thời kỳ thế kỷ thứ XI đến XVIII, qua các cảng Vân Đồn, Vạn Ninh, Phố Hiến, Thuận An, Hội An . các sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam nh đồ gốm, đồ gỗ, mây tre, giấy dó, tơ lụa, đồ bạc, ngà sừng đã vợt hàng vạn dặm đại dơng đến với ngời tiêu dùng bên kia bán cầu. Cùng với sự phát triển của xã hội, nhu cầu của con ngời ngày càng tăng và nhu cầu ấy không chỉ dừng lại ở tiêu thức ăn no mặc ấm nữa mà còn đợc đánh giá trên những đồ dùng với tính mỹ thuật cao và độc đáo trong mỗi gia đình. Thông thờng, tính văn hoá và độc đáo của mỗi dân tộc đều đợc thể 5 Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Anh Th hiện trên các sản phẩm mỹ nghệ của mỗi dân tộc đó. Một sản phẩm ra đời ngoài việc đáp ứng nhu cầu sử dụng còn phải thể hiện tính nhân văn và văn hoá nghệ thuật của con ngời. Những ngời thợ thủ công với đôi bàn tay khéo léo, không chỉ đem đến vải dệt, khăn xếp, nón, cói đan, đồ sành sứ thuỷ tinh . phục vụ cuộc sống hàng ngày của chúng ta mà còn tạo ra nhiều mặt hàng thủ công mỹ nghệ có tính thẩm mỹ cao nh hàng mây tre đan, thêu ren, thảm dệt tay, hàng gốm sứ, hàng gỗ mỹ nghệ, sơn mài . đa dạng trong màu sắc, tinh tế trong kiểu dáng. Cho đến nay, con số làng nghề truyền thống ở n- ớc ta đã lên đến hơn 1.400 với hàng trăm ngành nghề khác nhau trong đó các làng nghề sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ chiếm hơn 80% và trong tơng lai, chắc chắn rằng con số ấy sẽ còn tăng lên nữa do nhu cầu ngày một cao của thị trờng trong và ngoài nớc. 1.1. Tiềm năng và thuận lợi của ngành thủ công mỹ nghệ Dới ánh sáng Nghị quyết TW khóa VII năm 1993, trong một Hội thảo quốc tế do UNIDO của Liên Hợp Quốc phối hợp với Bộ Công nghiệp tổ chức tại Hà Nội với chủ đề Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống Việt Nam đã có phân tích: Làng nghề truyền thống Việt Nam có nhiều lợi thế để phát triển. Nó gắn bó với nông thôn, sử dụng nguyên liệu tại chỗ, lao động đông đảo, cần cù, sáng tạo, đầu t nhỏ nhng hiệu quả kinh tế xã hội lại cao. Là một mảng lớn của công nghiệp nông thôn, nó góp phần chuyển dịch cơ cấu nông thôn, phá vỡ thế thuần nông, tăng thu nhập của đông đảo dân c. Những lợi thế này cần đợc khai thác triệt để, phát triển mạnh, góp phần cùng toàn ngành công nghiệp tạo ra mức tăng trởng bình quân 15% vào năm 2000. Sẽ đến ngày, các sản phẩm thủ công mỹ nghệ truyền thống đợc nâng niu hơn, trân trọng hơn. Nó sẽ đi vào cuộc sống mỗi ngời ở trình độ văn hóa cao hơn và mức sống khá hơn. 6 Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Anh Th Nguồn nguyên vật liệu, phụ liệu để sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ. Là một nớc có khí hậu nhiệt đới ẩm, Việt Nam có một nguồn nguyên vật liệu khá dồi dào có khả năng đáp ứng tới 95 - 97% nhu cầu sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ phục vụ tiêu dùng trong nớc và xuất khẩu. Hàng thủ công mỹ nghệ đợc sản xuất chủ yếu bằng nguồn nguyên liệu sẵn có trong nớc. ở nớc ta hầu nh ở địa phơng nào cũng có nguồn nguyên liệu để sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ. Các cơ sở sản xuất thờng đợc bố trí ở nơi gần nguồn nguyên liệu nên chi phí vận chuyển nói chung không lớn. Nhu cầu nguyên phụ liệu nhập khẩu để sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ chiếm tỷ lệ rất nhỏ, thờng chỉ từ 3% đến 5%. Đây là thuận lợi lớn để hạ giá thành sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh của hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam trên thị trờng thế giới. Do đó, tuy kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ cha lớn, nhng tỉ lệ ngoại tệ thực thu cao hơn nhiều so với các loại hàng xuất khẩu khác. Đây thực sự là một tiềm năng lớn, một thuận lợi cơ bản và cũng là thế mạnh của Việt Nam trong việc tổ chức sản xuất và xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ. Tuy nhiên, theo đánh giá của Bộ Thơng mại, đồ gỗ gia dụng đang có xu hớng phát triển mạnh và nếu đạt quy mô lớn thì nguồn nguyên liệu gỗ nhập khẩu sẽ chiếm tỷ trọng không nhỏ, thậm chí sẽ là nguồn chủ yếu. Nguồn nhân lực, với dân số khoảng 80 triệu ngời trong đó gần 80% hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, Việt Nam thực sự có một nguồn lao động dồi dào với đội ngũ nghệ nhân thợ giỏi, tay nghề cao. Đây vừa là tiềm năng vừa là thuận lợi để phát triển sản xuất, đẩy mạnh xuất khẩu. Rất tiếc do nhiều nguyên nhân khác nhau cho đến nay Việt Nam mới chỉ khai thác đợc một phần rất nhỏ nguồn lực quí báu này. Mặt khác, sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ thu hút đợc nhiều lao động, trong đó có số lợng lao động đáng kể là nông nhàn, tạo việc làm và tăng thu nhập góp phần xoá đói giảm nghèo trong dân c có ý nghĩa rất lớn về chính trị kinh tế xã hội. 7 Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Anh Th Vị trí địa lý, nh chúng ta đã biết, so với các sản phẩm công nghiệp với hàm lợng công nghệ lớn, mặt hàng thủ công mỹ nghệ thờng có giá trị không cao và thờng cồng kềnh trong chuyên chở. Do có vị trí địa lý gần với Việt Nam, cùng nằm trong khu vực châu á, Nhật Bản thuận lợi trong việc giảm chi phí vận chuyển dẫn đến giảm giá thành sản phẩm khi xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ của một quốc gia. Với chiều dài hơn 3.000 km đờng biển, với hệ thống giao thông đờng bộ, đờng sông và xe lửa đã đợc sửa chữa và nâng cấp trong gần một thập kỷ qua, có thể nói Việt Nam hội đủ các điều kiện thuận lợi về mặt địa lý với chi phí vận chuyển khá thấp để phát triển ngành thủ công mỹ nghệ phục vụ nhu cầu trong và ngoài nớc. Nhu cầu tiêu dùng, số liệu thống kê trong những năm qua cho thấy, nhu cầu thị trờng trong nớc và thế giới về hàng thủ công mỹ nghệ ngày càng tăng lên theo mức sống của ngời dân. Đời sống tăng lên hoạt động du lịch cũng tăng lên gấp bội mà hàng thủ công mỹ nghệ là một trong những ngành hàng có nhu cầu lớn phục vụ khách du lịch trong nớc và quốc tế. Xét trên ý nghĩa đó, theo đà mở rộng giao lu kinh tế - thơng mại, văn hoá - du lịch giữa các nớc trên thế giới hiện nay, những quốc gia phát triển hàng năm nhập khẩu tới hàng tỉ USD các loại hàng thủ công mỹ nghệ. Mặc dù hàng thủ công mỹ nghệ không phải là nhu yếu phẩm trong đời sống hàng ngày của c dân nhng lại đáp ứng đợc nhu cầu sử dụng nào đó trong đời sống xã hội, nhu cầu trang trí và thởng thức những tinh hoa văn hoá của dân tộc. Đó là tiềm năng và thuận lợi của thị trờng cần đợc quan tâm để khai thác. Chi phí đầu t sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ thấp, do vậy có điều kiện phát triển khắp nơi. Hiện nay sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ đợc thực hiện trong từng hộ gia đình cho nên sử dụng đợc diện tích ở làm nơi sản xuất. Vì vậy chi phí để xây dựng nhà xởng không nhiều. Hầu hết các ngành nghề 8 Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Anh Th thủ công nông thôn sử dụng các loại công cụ thủ công truyền thống hoặc cải tiến một phần với chi phí chỉ vài triệu đến vài chục triệu đồng là có thể sản xuất. Chính sách quốc gia, trong những năm gần đây, lĩnh vực sản xuất và xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ đã đợc Chính phủ đặc biệt quan tâm và đã có nhiều chính sách, biện pháp khuyến khích và hỗ trợ cho hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ nh miễn giảm thuế xuất khẩu, hỗ trợ duy trì và tồn tại làng nghề . Theo ông Mai Văn Dâu, thứ trởng Bộ Thơng mại, mặc dù ngành thủ công mỹ nghệ có đợc năm thuận lợi và tiềm năng kể trên, tuy nhiên để phát triển đợc thuận lợi, biến tiềm năng sẵn có thành ngoại tệ thu về, ngành thủ công mỹ nghệ còn rất nhiều việc phải làm. 1.2. Những khó khăn và yếu kém của ngành thủ công mỹ nghệ Việt Nam Đến nay, tuy sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam đã có mặt ở gần 140 quốc gia nhng vẫn chỉ chiếm từ 3 đến 4% thị phần hàng thủ công mỹ nghệ toàn thế giới. Sản phẩm Việt Nam lại bị cạnh tranh gay gắt bởi sản phẩm Trung Quốc và Thái Lan, nhất là về giá cả, sản phẩm Việt Nam luôn cao hơn từ 10 đến 20%. Theo các doanh nhân sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, sở dĩ sản phẩm của họ có giá thành luôn thấp hơn là do các làng nghề đợc tập trung lại từng vùng, đợc Chính phủ hỗ trợ giá thuê đất, giá thuê nhà xởng, đợc u đãi và hỗ trợ vốn đầu t trang thiết bị, giá nhân công rẻ hơn Việt Nam. Mức lơng cho một công nhân lao động trong làng nghề Trung Quốc là 35 ngàn đồng/ngày thìViệt Nam là 50 ngàn đồng/ngày.Do sản xuất hàng loạt nên họ đủ khả năng cung ứng đợc những hợp đồng lớn, đảm bảo thời 9 Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Anh Th gian giao hàng, đồng thời giảm đợc phí vận chuyển. Sản xuất tập trung nên các làng nghề của họ thờng trở thành địa điểm tham quan của khách du lịch nớc ngoài, từ đó sản phẩm có cơ hội tiêu thụ, nh ở vùng Quế Lâm, Trung Quốc. Trong khi đó ở Việt Nam, các làng nghề, các cơ sỏ sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ thờng hoạt động tự phát và phân tán, thiếu trang thiết bị, thiếu thông tin thị trờng. Muốn phát huy sản xuất hoặc có đơn đặt hàng lại thiếu vốn vì không vay đợc từ các nguồn tín dụng hay ngân hàng do không có đất đai, nhà xởng thế chấp theo quy định. Hiện cả nớc có đến 85% hộ cá thể và 68% cơ sở sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ không đủ điều kiện để tiếp cận với các nguồn vốn vay. Nhiều chi phí làm đội giá thành sản phẩm nh mua nguyên vật liệu nhỏ lẻ không hóa đơn đầu vào, chi phí cho mặt bằng, cho bảo hiểm, cho công đoàn . Bên cạnh đó thị trờng thủ công mỹ nghệ nớc ngoài luôn biến động và thay đổi thị hiếu. Mành trúc xuất sang Mỹ (sử dụng lâu ngày) khác xuất sang Pháp (sử dụng một mùa). Điều kiện kỹ thuật đòi hỏi ngày càng khắt khe. Sản phẩm mây tre lá, gáo dừa . xuất sang Nhật đảm bảo đúng độ bóng theo yêu cầu, chính xác tiêu chuẩn kích thớc theo đơn đặt hàng. Mành trúc xuất sang Mỹ đòi hỏi sơn phải an toàn, không độc hại, không pha chì, kẽm, sử dụng trong sản phẩm phải đảm bảo không gỉ sét . Trong khi đó, cũng vì thiếu vốn, các doanh nhân Việt Nam khó cập nhật đợc những thông tin quan trọng liên quan đến sản phẩm nên thờng thua thiệt trong cạnh tranh. Bên cạnh đó, những kỹ thuật, công nghệ áp dụng trong ngành nghề truyền thống hiện nay vẫn rất lạc hậu làm cho năng suất thấp, chất lợng sản phẩm cha cao, mẫu mã hàng hóa còn đơn điệu cha phù hợp thị hiếu ngời tiêu dùng, sức cạnh tranh kém. Do nguồn vốn bị hạn chế, cộng với tam lý làm ăn nhỏ nên rất nhiều làng nghề vẫn bằng lòng với sản phẩm mình làm ra, không 10 . Nguyễn Thị Anh Th Ch ơng I Tổng quan về hàng thủ công mỹ nghệ của việt nam -- -- - -- - -- - -- - -- - -- - -- - -- - -- - -- - -- - -- - - I/ Giới thiệu hàng Thủ Công Mỹ Nghệ Việt Nam. tài: Nhật Bản - Thị trờng tiềm năng cho thủ công mỹ nghệ Việt Nam làm khoá luận tốt nghiệp của mình. Thông qua tình hình thực tế xuất khẩu thủ công mỹ nghệ

Ngày đăng: 25/12/2013, 21:09

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w