1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích tác động của thuế thu nhập doanh nghiệp

43 946 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 43
Dung lượng 620,18 KB

Nội dung

Nhóm 6 – Phân tích chính sách thuế đêm 3 GVHD: PGS TS. Nguyễn Ngọc Hùng DANH SÁCH NHÓM 6 VÀ PHÂN CHIA CÔNG VIỆC Danh sách nhóm 6: STT HỌ VÀ TÊN KÝ NHẬN 1 Bùi Thị Tuyết Oanh (nhóm trưởng) 2 Đinh Phan Toàn Trung 3 Trần Anh Vĩnh Thịnh 4 Trần Thị Phương Thúy Phân chia công việc: A. Tổng hợp tài liệu và viết bài: Nội dung Người thực hiện Chương 1: Tổng quan về thuế TNDN Bùi Thị Tuyết Oanh Trần Thị Phương Thúy Chương 2: Thực trạng thuế TNDN ở Việt Nam hiện nay Trần Anh Vĩnh Thịnh Chương 3: Giải pháp và kiến nghị Đinh Phan Toàn Trung B. Thuyết trình: Nội dung Người thực hiện Thuyết trình chương 1 Bùi Thị Tuyết Oanh Thuyết trình chương 2 Trần Anh Vĩnh Thịnh Thuyết trình chương 3 Đinh Phan Toàn Trung Trả lời câu hỏi thuyết trình Trần Thị Phương Thúy Phân tích tác động của thuế thu nhập công ty Trang 1 Nhóm 6 – Phân tích chính sách thuế đêm 3 GVHD: PGS TS. Nguyễn Ngọc Hùng MỤC LỤC @&? LỜI NÓI ĐẦU 4 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP 5 I. Tổng quan về thuế thu nhập doanh nghiệp 5 1. Khái niệm và đặc điểm của thuế thu nhập doanh nghiệp 5 1.1. Khái niệm thuế thu nhập doanh nghiệp: 5 1.2. Đặc điểm thuế thu nhập doanh nghiệp: 5 2. Nguyên tắc thiết lập thuế TNDN 6 II. Phạm vi ảnh hưởng của thuế TNDN 8 1. Tác động đến chủ sở hữu vốn 8 2. Tác động của thuế thu nhập doanh nghiệp lên thu nhập từ tiền lương, tiền công của người lao động 10 2.1 Tác động lên tiền lương từ việc sử dụng nguồn thu nhập của doanh nghiệp 10 2.2 Tác động lên nguồn thu nhập từ tiền lương, tiền công của người lao động 11 2.3 Tác động đến phân phối thu nhập 12 2.4 Tác động của thuế TNDN lên người sở hữu đất 12 III. Tầm quan trọng của thuế TNDN đối với đầu tư 14 1. Phân tích lý thuyết: 14 2. Ảnh hưởng của thuế công ty đến đầu tư 16 2.1. Ảnh hưởng của khấu hao và giảm trừ thuế đối với đầu tư của công ty 17 2.2. Thuế suất thuế công ty thực tế: 19 3. Thuế công ty và lựa chọn tài trợ: 20 3.1. Tác động của thế đến tài trợ: 20 3.2. Tại sao không tài trợ tất cả bằng nợ vay 22 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG THUẾ TNDN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 24 I. Thuế TNDN hiện hành ở Việt Nam 24 II. Nội dung cơ bản của thuế thu nhập công ty 27 1. Đối tượng và phạm vi áp dụng thuế TNDN 27 2. Căn cứ tính thuế TNDN 28 2.1 Thu nhập tính thuế 28 2.2 Thuế suất thuế TNDN 29 2.3 Ưu đãi thuế 30 2.4 Quy định về chuyển lỗ 30 III. Kết quả áp dụng chính sách thuế TNDN ở Việt Nam trong thời gian qua 30 1. Kết quả của việc thu thuế 31 2. Kết quả của việc ưu đãi, miễn giảm thuế 34 IV. Đánh giá về tác động của chính sách thuế TNDN áp dụng ở Việt Nam 36 1. Những tác động tích cực 36 2. Những hạn chế của chính sách thuế TNDN ở Việt Nam 37 2.1 Về phạm vi áp dụng thuế TNDN 37 2.2 Về chi phí hợp lý 38 2.3 Về thuế suất 39 2.4 Về việc thực hiện chế độ miễn giảm thuế TNDN 39 2.5 Vấn đề chuyển giá 40 CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ 41 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 43 Phân tích tác động của thuế thu nhập công ty Trang 2 Nhóm 6 – Phân tích chính sách thuế đêm 3 GVHD: PGS TS. Nguyễn Ngọc Hùng Phân tích tác động của thuế thu nhập công ty Trang 3 Nhóm 6 – Phân tích chính sách thuế đêm 3 GVHD: PGS TS. Nguyễn Ngọc Hùng LỜI NÓI ĐẦU –-----— Như bất kỳ một quốc gia nào, đối với đời sống kinh tế xã hội, thuế đóng vai trò là công cụ quan trọng của Nhà nước để quản lý, điều tiết sản xuất kinh doanh cũng như phân phối tiêu dùng, thúc đẩy kinh tế phát triển. Có được một hệ thống chính sách thuế phù hợp, đồng bộ, hoàn thiện và luôn theo kịp sự vận động phát triển của thực tiễn là điều kiện cần thiết và cấp bách. Theo tinh thần đó, Đảng và Nhà nước ta trong quá trình vận hành, đổi mới nền kinh tế đã rất chú trọng đến cải cách hệ thống thuế. Hệ thống thuế về tính chất được chia thành hai loại: thuế trực thuthuế gián thu. Tùy vào điều kiện phát triển, phương thức sản xuất và kết cấu xã hội . của mỗi nước mà cơ cấu các khoản thu này có sự khác nhau. Hiện nay, tại các nước phát triển có xu hướng coi trọng thuế gián thu trong khi đó các nước đang phát triển lại có xu hướng ngược lại là coi trọng thuế trực thu trong đó có Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN). Luật thuế mới có nhiều thay đổi trong đó đảm bảo thống nhất việc áp dụng thuế TNDN đối với mọi thành phần kinh tế, không phân biệt doanh nghiệp tư nhân với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Đây là một chủ trương rất quan trọng của Nhà nước tạo ra bước tiến quan trọng trong lộ trình hướng tới xây dựng một luật thuế TNDN thống nhất và hoàn chỉnh. Tuy nhiên, luật thuế mới bên cạnh những mặt tích cực đã bộc lộ những hạn chế, bất cập cần xem xét và sửa đổi, bổ sung. Những vướng mắc này đang tác động tiêu cực đến các doanh nghiệp chịu tác động của Luật thuế TNDN. Với lý do này nhóm 6 lớp Tài chính doanh nghiệp quyết định chọn đề tài nghiên cứu của mình là: “Phân tích tác động của thuế thu nhập doanh nghiệp”. Trong đó có tìm hiểu về thuế TNDN, phân tích tác động của thuế TNDN và đánh giá tình hình thực hiện chính sách thuế TNDN trong những năm qua, những mặt tích cực, hạn chế của chính sách thuế mới. Qua đó đưa ra một số giải pháp và điều kiện cần thiết để thực hiện tốt các giải pháp nhằm mục đích phát huy hơn nữa vai trò to lớn của thuế TNDN trong điều kiện nước ta hiện nay, đồng thời đóng góp một phần vào công cuộc cải cách thuế của Việt Nam trong thời gian tới. Phân tích tác động của thuế thu nhập công ty Trang 4 Nhóm 6 – Phân tích chính sách thuế đêm 3 GVHD: PGS TS. Nguyễn Ngọc Hùng CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP I. Tổng quan về thuế thu nhập doanh nghiệp 1. Khái niệm và đặc điểm của thuế thu nhập doanh nghiệp 1.1. Khái niệm thuế thu nhập doanh nghiệp: Thuế thu nhập công ty trên thế giới hay thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) ở Việt Nam là một sắc thuế thuộc loại thuế thu nhập, nó được hầu hết các quốc gia trên thế giới sử dụng vì tính hiệu quả và khả năng bao quát nguồn thu. Mỗi nước với những đặc điểm kinh tế - chính trị - xã hội khác nhau mà quan niệm và cách thức áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp là khác nhau. Tuy nhiên, có thể đưa ra một khái niệm được pháp luật Việt Nam và nhiều nước khác thừa nhận : Thuế thu nhập doanh nghiệp là loại thuế trực thu đánh vào phần thu nhập sau khi đã trừ đi các chi phí liên quan đến thu nhập đó. Thuế TNDN ra đời bắt nguồn từ những lý do chủ yếu sau đây: − Thuế TNDN được sử dụng để điều tiết thu nhập của các nhà đầu tư nhằm góp phần đảm bảo công bằng xã hội. − Thuế TNDN là một trong những nguồn thu quan trọng của ngân sách nhà nước và có xu hướng tăng lên cùng với sự tăng trưởng của nền kinh tế. Khi nền kinh tế phát triển, đầu tư gia tăng, thu nhập của các doanh nghiệp và các nhà đầu tư tăng lên làm cho khả năng huy động nguồn tài chính của Nhà nước ngày càng ổn định và vững chắc. − Xuất phát từ nhu cầu phải quản lý các hoạt động đầu tư và kinh doanh trong từng thời kỳ nhất định, thông qua việc quy định đối tượng nộp thuế, đối tượng chịu thuế, sử dụng thuế suất và các ưu đãi thuế TNDN, nhà nước thực hiện các mục tiêu quản lý vĩ mô. 1.2. Đặc điểm thuế thu nhập doanh nghiệp: − Thuế TNDN là thuế trực thu vì đối tượng nộp thuế và đối tượng chịu thuế TNDN là một, tức là không có sự chuyển giao gánh nặng thuế từ người nộp thuế sang người chịu thuế. Đối tượng nộp thuế TNDN là tổ chức hoạt động sản Phân tích tác động của thuế thu nhập công ty Trang 5 Nhóm 6 – Phân tích chính sách thuế đêm 3 GVHD: PGS TS. Nguyễn Ngọc Hùng xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ gọi chung là các doanh nghiệp. − Thuế TNDN là loại thuế đánh vào lợi nhuận của các doanh nghiệp, vì thế thuế TNDN phụ thuộc vào kết quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp hoặc các nhà đầu tư. Thuế TNDN được xác định trên cơ sở thu nhập chịu thuế nên chỉ khi các doanh nghiệp, các nhà đầu tư có lợi nhuận mới phải nộp thuế TNDN − Thuế TNDN là thuế khấu trừ trước thuế TNCN. Thu nhập mà các cá nhân nhận được từ hoạt động đầu tư như: lợi tức cổ phần, lãi tiền gởi ngân hàng, lợi nhuận do góp vốn liên doanh, liên kết…là phần thu nhập được chia sau khi nộp thuế TNDN. Do vậy thuế TNDN cũng có thể coi là một biện pháp quản lý thu nhập cá nhân. 2. Nguyên tắc thiết lập thuế TNDN Ở các nước tuy có sự khác nhau về phạm vi bao quát, đối tượng áp dụng, các mức thuế suất hoặc các các ưu đãi thuế TNDN, nhưng trong cách thiết lập thuế TNDN đều quán triệt các nguyên tắc cơ bản nhất định. • Thứ nhất, Thuế TNDN phải bao quát được mọi khoản thu nhập phát sinh trong hoạt động của các doanh nghiệp. Việc bỏ sót nguồn thu không chỉ làm ảnh hưởng tới thu NSNN mà còn vi phạm nguyên tắc công bằng khi đánh thuế. • Thứ hai, thống nhất cách xác định thu nhập chịu thuế. Để xác định chính xác thu nhập chịu thuế và đảm bảo công bằng giữa các đối tượng nộp thuế TNDN cần có sự thống nhất trong cách xác định thu nhập chịu thuế. Thu nhập chịu thuế được xác định trong những trường hợp cụ thể sau: + Xác định nghĩa vụ nộp thuế thu nhập theo nguyên tắc cơ sở thường trú và nguồn phát sinh thu nhập. Theo đó sẽ xác định được doanh nghiệp là đối tượng nộp thuế ở nước nào và doanh thu để tính thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp. Theo nguyên tắc cơ sở thường trú, một doanh nghiệp được xem là cơ sở thường trú của nước nào thì bị đánh thuế trên mọi khoản thu nhập, bất kể thu nhập đó phát sinh trong nước hay ngoài nước. Theo nguyên tắc nguồn phát sinh thu nhập, một doanh nghiệp bị đánh thuế vào khoản thu nhập nếu khoản thu nhập đó phát sinh tại nước đánh thuế, bất kể doanh nghiệp đó có phải là cơ sở thường trú của nước đó hay không. Phân tích tác động của thuế thu nhập công ty Trang 6 Nhóm 6 – Phân tích chính sách thuế đêm 3 GVHD: PGS TS. Nguyễn Ngọc Hùng + Thu nhập phát sinh từ các hoạt động của doanh nghiệpthu nhập bằng tiền hoặc tính ra được bằng tiền và ghi nhận trong kỳ tính thuế. + Thu nhập chịu thuế TNDN được xác định trên cơ sở doanh thu của doanh nghiệp và các khoản chi phí gắn liền với quá trình tạo ra doanh thu. Tùy theo điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của từng nước trong từng thời kỳ nhất định mà các khoản chi phí miễn trừ được pháp luật quy định khác nhau. • Thứ ba, nguyên tắc khấu trừ chi phí khi xác định thu nhập chịu thuế. + Thuế TNDN thực chất điều chỉnh vào lợi nhuận của doanh nghiệp, trong khi đó lợi nhuận của doanh nghiệp có được bằng cách lấy doanh thu từ các hoạt động kinh doanh trừ đi các khoản chi phí. Pháp luật của mỗi nước quy định các khoản chi phí được khấu trừ để xác định thu nhập chịu thuế có khác nhau nhưng thông thường phải là chi phí hợp lý và khi khấu trừ phải quán triệt các nguyên tắc sau: + Các khoản chi phí được khấu trừ phải là những khoản chi phí có liên quan tới việc tạo ra thu nhập của doanh nghiệp. Đó là các khoản chi phí thực sự có chi ra và có căn cứ hợp pháp; là các khoản chi phí có mức trả hợp lý: phù hợp với giá cả thị trường và các định mức kinh tế, kỹ thuật; khoản chi đó phải có tính thu nhập hơn là tính vốn. Trong thực tế, các khoản chi phí được khấu trừ còn tùy thuộc vào tính chất phát sinh thu nhập và chi phí có liên quan. • Thứ tư, quy định thời gian để xác định thu nhập chịu thuế: Do tính chất phức tạp của các khoản thu nhập phát sinh và thời gian nhận được các khoản thu nhập, có những khoản thu nhập doanh nghiệp nhận được trong một năm, nhưng cũng có những khoản nhận trong nhiều năm nên việc quy định thời gian để xác định doanh thuthu nhập chịu thuế của doanh nghiệp có tính ước định để sao cho việc tính toán đơn giản, đảm bảo công bằng giữa đối tượng nộp thuế, đảm bảo nguồn thu cho NSNN và đảm bảo tính khả thi của việc đánh thuế. Thực tiễn, các nước quy định khác nhau về thời gian xác định doanh thu làm cơ sở tính thuế, nhưng thông thường là năm tài chính (12 tháng). • Thứ năm, xác định thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp hợp lý: Thuế TNDN bị chi phối trực tiếp bởi các chính sách kinh tế, xã hội của Nhà nước, do đó, trong khi thiết kế nên có thuế suất phổ thông, các mức thuế suất ưu đãi và các trường hợp miễn, giảm thuế. Phân tích tác động của thuế thu nhập công ty Trang 7 Nhóm 6 – Phân tích chính sách thuế đêm 3 GVHD: PGS TS. Nguyễn Ngọc Hùng II. Phạm vi ảnh hưởng của thuế TNDN 1. Tác động đến chủ sở hữu vốn v Tác động đến chủ sở hữu vốn của các doanh nghiệp chịu thuế + Thuế TNDN là khoản chuyển giao thu nhập của doanh nghiệp cho Nhà nước, vì vậy nó làm giảm thu nhập khả dụng của các doanh nghiệp một khoản đúng bằng phần thuế đã chuyển giao cho Nhà nước. + Mức giảm thu nhập của chủ sở hữu vốn (của doanh nghiệp) = t*EBT (t: tax - thuế suất; EBT: Earnings before tax – Thu nhập trước thuế) Trên đồ thị, phần chênh lệch theo chiều dọc giữa EBT và EAT thể hiện phần giảm thu nhập của các chủ sở hữu vốn. v Tác động đến cung về vốn Do thu nhập của chủ sở hữu giảm, nên với tư cách là người cung ứng vốn thì tổng cung về vốn của các chủ sở hữu giảm. Với tỷ lệ cung ứng biên về vốn so với thu nhập của chủ sở hữu vốn là k 1, giả sử Nhà nước cũng dùng một phần của khoản thu từ thuế này để tái đầu tư với xu hướng biên là k 2 thì khả năng cung ứng vốn như sau: Nhà nước Chủ sở hữu vốn Chung Nếu không đánh thuế thu nhập Phân tích tác động của thuế thu nhập công ty Trang 8 EBT EAT t*EBT E Nhóm 6 – Phân tích chính sách thuế đêm 3 GVHD: PGS TS. Nguyễn Ngọc Hùng Thu nhập 0 EBT EBT Cung vốn 0 k 1 *EBT k 1 *EBT Nếu có thuế với thuế suất t Thu nhập T*EBT (1-t)*EBT EBT Cung vốn k 2 *t*EBT k 1 *(1-t) EBT = k 1 *EBT –k 1 t*EBT k 1 *EBT + t*EBT*(k 2 - k 1 ) + Nếu không đánh thuế thu nhập: Với tỷ lệ cung ứng biên về vốn so với thu nhập của chủ sở hữu vốn là k 1 thì khả năng cung cấp vốn của chủ sở hữu vốn là k 1 *EBT. + Nếu có thuế với thuế suất t: Khả năng cung cấp vốn của chủ sở hữu vốn là k 1 *EBT – k 1 t*EBT. Như vậy so với trường hợp không có thuế thì khả năng cung về vốn của các chủ sở hữu giảm một lượng k 1 t*EBT. Tuy nhiên nếu coi Nhà nước cũng là một chủ sở hữu vốn thì cung vốn của xã hội là: Cung vốn XH t -- = Cung của Nhà nước + Cung của chủ sở hữu = k 2 *t*EBT+(k 1 *EBT–k 1 t*EBT)=k 1 *EBT+t*EBT*(k 2 -k 1 ) So với cung vốn của xã hội không có thuế thì cung vốn XH t -- nhỏ hơn, lớn hơn hay không đổi phụ thuộc vào hiệu số (k 2 -k 1 ). Nếu k 2 >k 1 thì có đánh thuế thu nhập lại càng làm tăng cung về vốn của xã hội. v Tác động đến lãi suất Thuế TN tác động đến cung về vốn của từng chủ thể và của toàn xã hội, từ đó tác động đến lãi suất trên thị trường vốn. Nếu trong điều kiện của nền kinh tế đóng (không có vốn di chuyển từ nước khác vào), ta thấy sự tác động này trên đồ thị sau : Phân tích tác động của thuế thu nhập công ty Trang 9 S 1 D Vốn LS S 2 S 0 =k 1 * EBIT r 2 r 0 r 1 Nhóm 6 – Phân tích chính sách thuế đêm 3 GVHD: PGS TS. Nguyễn Ngọc Hùng - Nếu không có thuế : cung vốn của XH ở mức So, lãi suất ở mức r 0 - Nếu có thuế : + TH k 2 = k 1 : cung vốn của XH không thay đổi ở mức S 0 , lãi suất vẫn giữ ở mức r. + TH k 2 < k 1 : cung vốn của XH giảm xuống S 1 , lãi suất tăng lên r 1 . + TH k 2 > k1 : cung vốn của XH tăng lên ở mức S 2 , lãi suất giảm xuống r 2 . 2. Tác động của thuế thu nhập doanh nghiệp lên thu nhập từ tiền lương, tiền công của người lao động Thuế thu nhập doanh nghiệp tuy không trực tiếp tác động lên thu nhập từ tiền lương, tiền công của người lao động ở các tổ chức kinh tế, nhưng nó sẽ ảnh hưởng gián tiếp rất lớn đến lĩnh vực này thông qua các tác động lên việc sử dụng nguồn thu nhậpphân phối lại thu nhập của doanh nghiệp. Và từ những tác động này sẽ ảnh hưởng đến nguồn thu nhập của người lao động. Sau đây chúng ta tiến hành phân tích các tác động kinh tế của thuế thu nhập doanh nghiệp lên tiền lương, tiền công. 2.1 Tác động lên tiền lương từ việc sử dụng nguồn thu nhập của doanh nghiệp Trong xu hướng chung ở hầu hết các quốc gia, thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp ngày càng giảm, đặc biệt là ở các quốc gia đang phát triển như Việt Nam. Việc giảm thuế thu nhập doanh nghiệp nhằm tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi, giúp doanh nghiệp có điều kiện tăng tích luỹ, tăng thêm nguồn lực để đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, đồng thời cũng bảo đảm tăng tính cạnh tranh với thế giới và khu vực trong điều kiện các nước đã hạ mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp để thu hút đầu tư. Khi chính phủ giảm thuế thu nhập, doanh nghiệp có điều kiện tích tụ nguồn vốn để gia tăng đầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh và tạo nhiều công ăn việc làm, gia tăng tổng thu nhập tiền lương cho xã hội. Trường hợp chính phủ gia tăng mức Phân tích tác động của thuế thu nhập công ty Trang 10

Ngày đăng: 25/12/2013, 10:42

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1: Quyết định đầu tư trong điều kiện không có thuế - Phân tích tác động của thuế thu nhập doanh nghiệp
Hình 1 Quyết định đầu tư trong điều kiện không có thuế (Trang 15)
Hình 2: Quyết định đầu tư trong điều kiện có thuế công ty - Phân tích tác động của thuế thu nhập doanh nghiệp
Hình 2 Quyết định đầu tư trong điều kiện có thuế công ty (Trang 16)
Hình 3: Quyết định đầu tư trong điều kiện có khấu hao và giảm trừ thuế đối  với đầu tư công ty - Phân tích tác động của thuế thu nhập doanh nghiệp
Hình 3 Quyết định đầu tư trong điều kiện có khấu hao và giảm trừ thuế đối với đầu tư công ty (Trang 18)
Bảng 1: Thuế suất hiện hành tại một số quốc gia trên thế giới (Tax Rates Around  the World ) - Phân tích tác động của thuế thu nhập doanh nghiệp
Bảng 1 Thuế suất hiện hành tại một số quốc gia trên thế giới (Tax Rates Around the World ) (Trang 25)
Bảng 2: Tỷ lệ đóng thuế của các loại hình doanh nghiệp năm 2011 - Phân tích tác động của thuế thu nhập doanh nghiệp
Bảng 2 Tỷ lệ đóng thuế của các loại hình doanh nghiệp năm 2011 (Trang 26)
Bảng 3: Tỷ trọng đóng thuế theo ngành năm 2011 - Phân tích tác động của thuế thu nhập doanh nghiệp
Bảng 3 Tỷ trọng đóng thuế theo ngành năm 2011 (Trang 27)
Bảng 3: Số thu thuế TNDN so với tổng thu thuế và phí 2007-2011 - Phân tích tác động của thuế thu nhập doanh nghiệp
Bảng 3 Số thu thuế TNDN so với tổng thu thuế và phí 2007-2011 (Trang 32)
Bảng  1:  Số  thu  thuế  TNDN  và  các  chỉ  tiêu  liên  quan  giai  đoạn  2007-2011  (Tỷ  đồng) - Phân tích tác động của thuế thu nhập doanh nghiệp
ng 1: Số thu thuế TNDN và các chỉ tiêu liên quan giai đoạn 2007-2011 (Tỷ đồng) (Trang 32)
Bảng 2: Mức tăng trưởng thuế TNDN giai đoạn 2007 – 2011 - Phân tích tác động của thuế thu nhập doanh nghiệp
Bảng 2 Mức tăng trưởng thuế TNDN giai đoạn 2007 – 2011 (Trang 32)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w