0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (43 trang)

Những hạn chế của chính sách thuế TNDN ở Việt Nam 1 Về phạm vi áp dụng thuế TNDN

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP (Trang 37 -41 )

IV. Đánh giá về tác động của chính sách thuế TNDN áp dụng ở Việt Nam 1 Những tác động tích cực

2. Những hạn chế của chính sách thuế TNDN ở Việt Nam 1 Về phạm vi áp dụng thuế TNDN

2.1 Về phạm vi áp dụng thuế TNDN

Theo quy định tại Điều 1 của Luật thuế TNDN thì đối tượng nộp thuế TNDN là rất rộng, bao gồm tất cả các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ (gọi chung là cơ sở kinh doanh) thuộc mọi ngành nghề, mọi thành phần kinh tế, không phân biệt hình thức kinh doanh, sản xuất, có cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ ở Việt Nam hay không, nếu có thu nhập đều phải nộp thuế TNDN.

Do phải đưa cả cá nhân kinh doanh, hộ cá thể kinh doanh vào đối tượng thuế TNDN nên có hai vấn đề phát sinh:

+ Một là, tên gọi của luật sẽ không phù hợp với nội dung của luật vì “Thuế thu nhập doanh nghiệp” thì không bao hàm được các cá nhân, hộ cá thể kinh doanh.

+ Hai là, việc thay đổi tên của Luật sẽ dẫn đến việc đổi tên của sắc thuế. Nếu đối tượng nộp thuế bao gồm cả cá nhân hành nghề độc lập, hộ cá thể kinh doanh thì phải gọi là thuế thu nhập đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ (gọi chung là thuế thu nhập kinh doanh).

Việc đưa cá nhân hành nghề độc lập và hộ cá thể kinh doanh vào đối tượng chịu thuế TNDN là không phù hợp với thông lệ quốc tế, vì những đối tượng này theo tính chất phải là đối tượng chịu thuế thu nhập cá nhân hay ở nước ta là thuế đối với người có thu nhập cao. Trong trường hợp một cá nhân vừa có thu nhập từ kinh doanh và vừa có thu nhập từ tiền lương và các khoản thu nhập khác thì bị điều chỉnh bởi 2 luật thuế khác nhau, gây ra sự phức tạp và không phù hợp với thông lệ quốc tế.

Mặt khác, thuế TNDN cũng bao gồm các cá nhân có tài sản cho thuê, tài sản chuyển nhượng điều này cũng là chưa hợp lý và nên để cho thuế tài sản điều tiết khoản thu nhập này.

2.2 Về chi phí hợp lý

Chi phí hợp lý được khấu trừ khi xác định thu nhập chịu thuế có ảnh hưởng lớn đến quá trình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến số thuế mà doanh nghiệp phải nộp. Khi áp dụng trong thực tế chi phí hợp lý này còn bộc lộ một số vướng mắc, một số điểm chưa hợp lý và là vấn đề còn nhiều bàn cãi. Cụ thể như sau:

- Vấn đề chi phí khấu hao tài sản cố định: Hiện nay QĐ 166/QĐBTC ngày 30/12/1999 quy định chế độ khấu hao tài sản đã được tháo gỡ một số nội dung. Tuy nhiên quy định này chỉ áp dụng đối với doanh nghiệp nhà nước, các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế khác không có căn cứ thực hiện. Một số tài sản phải định giá lại nên cần lập hội đồng định giá. Nhưng pháp luật không quy định rõ hội đồng định giá được thành lập như thế nào và cơ sở định giá ra sao.

- Về chi phí tiền lương, tiền công: Xét về nguyên tắc, ở các nước trên thế giới chi phí được xem là hợp lý khi thoả mãn các điều kiện: là khoản chi phí liên quan đến thu nhập chịu thuế; phải thực sự được chi ra; có tính thu nhập hơn là tính vốn; có mức chi trả hợp lý. Trong các điều kiện trên tiền lương, tiền

công trong cả hai trường hợp đều là khoản thù lao phải trả cho sức lao động mà người chủ sở hữu bỏ ra để điều hành, quản lý doanh nghiệp và nó góp phần tạo ra thu nhập cho doanh nghiệp. Do vậy, tiền lương, tiền công trong cả hai trường hợp trên phải được tính như nhau. Chi tiền lương hiện chỉ được quy định mức lương tối thiểu doanh nghiệp phải trả khi sử dụng lao động, chưa có quy định tiền lương bình quân xã hội để xác định chi phí tiền lương hợp lý. Do đó, tiền lương trên hợp đồng lao động làm căn cứ xác định chi phí có thể cao hơn thực tế người lao động có thể nhận được.

- Chi phí sửa chữa lớn: được quy định khấu trừ nhưng hiện không có tiêu chí phân biệt giữa chi sửa chữa lớn và chi cho hoạt động cải tạo nâng cấp (khoản chi mang tính vốn). Do đó rất dễ bị lợi dụng gây ra sự thay đổi nghĩa vụ thuế. Ngoài ra, cũng chưa có sự phân biệt rõ doanh thu từ hoạt động khác và thu nhập từ hoạt động khác. Quy định tại khoản 2 Điều 7 Luật thuế TNDN về các thu nhập khác có trường hợp là thu nhập nhưng có trường hợp là doanh thu. Như tiền cho thuê tài sản, tiền giải phóng tàu nhanh có được trừ chi phí không và công nhận những chi phí nào được khấu trừ tính thu nhập chịu thuế TNDN.

2.3 Về thuế suất

Nhiều ý kiến cho là mức thuế suất thông thường ta đang áp dụng là khá cao, làm giảm khả năng tích lũy để đầu tư đổi mới công nghệ, bắt kịp trình độ sản xuất của các nước trong khu vực, đặc biệt là đối với doanh nghiệp trước đây áp dụng thuế suất thuế lợi tức thấp hơn. Ngoài ra, thuế suất cao còn làm giảm lợi thế cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài.

Mặt khác, do tồn tại quá nhiều mức thuế suất ưu đãi (6 mức thuế suất ưu đãi) phân biệt cho 2 nhóm chủ thể khác nhau mặc dù đã được quy định tương đối chi tiết điều kiện áp dụng nhưng cũng gây ra những khó khăn nhất định.

2.4 Về việc thực hiện chế độ miễn giảm thuế TNDN

Vấn đề quy định miễn giảm đối với đơn vị mới thành lập đã bị một số chủ thể kinh doanh lợi dụng. Khi thời hạn hưởng chế độ miễn giảm thuế kết thúc họ chuyển sang kê khai không có lãi hoặc thành lập doanh nghiệp mới. Các văn bản hướng dẫn thuế TNDN mặc dù có quy định không áp dụng miễn giảm thuế đối với các cơ sở sát

nhập, chia tách chuyển đổi hình thức hoạt động nhưng vẫn bị lách bằng hình thức thành lập mới.

Mặt khác, chúng ta cần cân nhắc và chọn lựa nội dung miễn giảm thuế TNDN. Các nước Đông Nam Á (Indonesia, Malaysia, Thái Lan) đã chứng minh rằng việc điều tiết hoạt động đầu tư thông qua chế độ miễn giảm là rất khó khăn và hạn chế, vì thực tế miễn giảm chỉ có ý nghĩa khi có thu nhập. Do đó, miễn giảm là yếu tố hấp dẫn nhưng không phải là yếu tố quyết định đầu tư. Như vậy, thay vì hỗ trợ các doanh nghiệp mới thành lập bằng biện pháp miễn giảm thuế ta nên chuyển sang biện pháp hỗ trợ tài chính khác.

2.5 Vấn đề chuyển giá

Tình trạng thất thu thuế TNDN do chuyển giá ở các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài bằng cách nâng giá đầu vào đối với vật tư nguyên liệu và hạ giá mua sản phẩm xuất khẩu, phân bổ chi phí của công ty mẹ ở Việt Nam. Theo tổng kết 10 năm thực hiện Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam thì tại TP.HCM số thuế lợi tức thu từ khu vực đầu tư nước ngoài chiếm tỷ lệ thấp là 12,15% so với thành phần kinh tế khác. Đến năm nay tỷ lệ này vẫn không khả quan hơn.

Quy định về chuyển giá hiện nay mang nặng tính nghiệp vụ với mục đích xác định lại giá mà chưa có quy định cụ thể về điều kiện và trách nhiệm trong việc thực hiện biện pháp này. Không có quy định nào buộc doanh nghiệp thực hiện chuyển giá phải chịu trách nhiệm pháp lý cho hành vi của mình. Biện pháp chuyển giá hiện chỉ áp dụng đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có các đơn vị liên kết. Trong khi đó, doanh nghiệp trong nước cũng thực hiện chuyển giá từ doanh nghiệp đang hoạt động sang doanh nghiệp mới thành lập hoặc đang được hưởng ưu đãi thuế hay ngược lại. Doanh nghiệp đang hoạt động sẽ chấp nhận bán lỗ để chuyển thu nhập sang doanh nghiệp đang hưởng ưu đãi.

Như vậy ở những doanh nghiệp này mặc dù có thu nhập nhưng được miễn hay giảm thuế nên tránh được thuế một cách hợp pháp. Chính vì chưa có quy chế xử phạt, xác định trách nhiệm rõ ràng nên việc chuyển giá hiện nay chưa được kiểm soát một cách có hiệu quả. Các biện pháp chống chuyển giá hiện mới chỉ được ghi nhận tại thông tư 13/BTC-8/3/2001. Trong khi đó thực tế chuyển giá còn xảy ra rất đa

dạng ở các loại hình kinh doanh khác.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP (Trang 37 -41 )

×