IV. Đánh giá về tác động của chính sách thuế TNDN áp dụng ở Việt Nam 1 Những tác động tích cực
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ
Sau khi thảo luận qua nội dung của các chương trước, chúng ta đã có những cái nhìn tổng quan về thuế thu nhập doanh nghiệp.
Đây là một nguồn thu lớn của ngân sách nhà nước trong dài hạn và có khả năng tái tạo, phát triển. Do đó cần có những chính sách, biện pháp thúc đẩy hỗ trợ để tăng thu bền vững.
Sau đây là một số giải pháp, kiến nghị của nhóm để cải cách hệ thống thuế TNDN tại Việt Nam, tăng thu trong dài hạn.
Thứ nhất, điều chỉnh giảm mức thuế suất TNDN theo lộ trình phù hợp . Việc Chính phủ thực hiện giảm thuế cho DN sẽ khiến nguồn thu ngân sách bị ảnh hưởng. Nhưng về lâu dài, chính sách giảm thuế sẽ kích thích sản xuất và phát triển,thu hút đầu tư tạo điều kiện để doanh nghiệp có thêm nguồn lực tài chính, tăng tích lũy từ đó tạo cơ sở để đẩy mạnh đầu tư phát triển, nâng cao năng lực cạnh tranh.
Chính sách miễn giảm thuế TNDN đang thực hiện tập trung ưu tiên cho những DNNN và những doanh nghiệp khó khăn nhất và cần được tiếp sức sớm nhất, đã tạo ra những tác động tích cực trong việc thực hiện chính sách an sinh xã hội. Tuy nhiên, đối với các doanh nghiệp lớn, các doanh nghiệp đang nộp thuế nhiều và liên tục thì Chính phủ vẫn chưa có chính sách hỗ trợ, động viên nào.
Cần khách quan mà nhìn nhận rằng, chính việc giảm thuế TNDN cho các doanh nghiệp lớn - các doanh nghiệp là đầu tàu, là quả đấm thép, các doanh nghiệp tạo nên diện mạo của nền kinh tế Việt Nam mới thực sự kích thích sản xuất và tăng trưởng.
Thứ hai, đơn giản hóa chính sách ưu đãi thuế theo hướng hẹp về lĩnh vực, tiếp tục khuyến khích đầu tư vào các ngành sản xuất các sản phẩm có giá trị gia tăng lớn, các ngành công nghiệp hỗ trợ, sử dụng công nghệ cao, công nghệ sinh học, dịch vụ chất lượng cao, lĩnh vực xã hội hóa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn
Thứ ba, bổ sung quy định về các khoản chi phí được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế; bổ sung các quy định để bao quát được các hoạt động kinh tế mới phát sinh trong kinh tế thị trường hội nhập và phù hợp với thông lệ quốc tế như: hoạt động bán hàng đa cấp, thương mại điện tử, sự phát triển của các tập đoàn kinh tế, hiện tượng "vốn mỏng" khi xác định chi phí, đặc biệt là chi phí lãi vay, điều chuyển hoặc đánh giá lại tài sản khi tái cơ cấu doanh nghiệp, thỏa thuận trước về giá của các doanh nghiệp liên kết.
Thứ tư, Xây dựng các chính sách ưu đãi về chính sách, về hoạt động cho các doanh nghiệp nộp thuế nhiều, từ đó khuyến khích các doanh nghiệp tự giá nộp thuế.
Hiện tại, các doanh nghiệp nộp thuế nhiều mới chỉ được vinh danh trong các chương trình như Bảng xếp hạng Top 1000 DN nộp thuế thu nhập lớn nhất Việt Nam trong ba năm liên tục (V1000) do Công ty cổ phần Báo cáo đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) phối hợp với Báo VietNamNet công bố chứ chưa có một chính sách ưu đãi cụ thể nào cho các DN và mức quy định xếp loại các DN nộp thuế nhiều.
Thứ năm, Cần có quy định căn cứ bắt buộc áp dụng biện pháp chống chuyển giá. Mở rộng phạm vi áp dụng biện pháp chuyển giá đối với các đơn vị liên kết trong nước mà thực tế hiện nay xảy ra rất nhiều hiện tượng chuyển giá
Biện pháp chuyển giá hiện chỉ áp dụng đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có các đơn vị liên kết. Trong khi đó, doanh nghiệp trong nước cũng thực hiện chuyển giá từ doanh nghiệp đang hoạt động sang doanh nghiệp mới thành lập hoặc đang được hưởng ưu đãi thuế hay ngược lại. Doanh nghiệp đang hoạt động sẽ chấp nhận bán lỗ để chuyển thu nhập sang doanh nghiệp đang hưởng ưu đãi. Như vậy ở những doanh nghiệp này mặc dù có thu nhập nhưng được miễn hay giảm thuế nên tránh được thuế một cách hợp pháp.
Thứ sáu, Đào tạo đội ngũ cán bộ hoạch định chính sách giỏi về chuyên môn, am hiểu về lĩnh vực thuế để quản lý chặt chẽ việc kê khai thuế của doanh nghiệp, Đẩy mạnh công tác tuyên truyền chính sách, định hướng cải cách thuế
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
–---—
1. Sử Đình Thành & Bùi Thị Mai Hoài (2010), Tài Chính Công Và Phân Tích Chính Sách Thuế, Nhà Xuất Bản Lao Động.
2. Luật Thuế Thu nhập Doanh nghiệp số 14/2008/QH12 của Quốc Hội Khóa XII, kỳ họp thứ 3, ban hành ngày 03/06/2008;
3. Nghị Định 124/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 12 năm 2008 4. Thông tư 130/2008/TT-BTC ngày 26 tháng 12 năm 2008 5. Thông tư số 03/2009/TT-BTC ngy 13 tháng 01 năm 2009
6. Thông tư số 18 /2011/TT-BTC ngày 10/02/2011 (bổ sung thông tư 130/2008/ TT-BTC). 7. Các trang web − http://www.mof.gov.vn − http://www.worldwide-tax.com − http://v1000.vn/2011-11-04-thue-thu-nhap-doanh-nghiep-trong-chien-luoc-cai- cach-he-thong-thue-viet-nam − http://ketoan.org/thu-vien/luat-thue-tndn.html