Căn cứ theo:
- Luật Thuế Thu nhập Doanh nghiệp số 14/2008/QH12 của Quốc Hội Khóa XII, kỳ họp thứ 3, ban hành ngày 03/06/2008;
- Thông tư 130/2008/TT-BTC ban hành ngày 26/12/2008;
- Thông tư 18/2011/TT-BTC ban hành ngày 10/02/2011 (bổ sung thông tư 130/2008/TT-BTC),
Nội dung của thuế TNDN được tóm lược như sau:
1. Đối tượng và phạm vi áp dụng thuế TNDN
+ Tổ chức sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ: bao gồm doanh nghiệp Nhà nước, công ty TNHH, công ty cổ phần, công ty hợp danh, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và bên nước ngoài tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh theo luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, công ty và tổ chức nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam không tuân theo Luật đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp tư nhân, tổ chức chính trị, chính trị - xã hội, xã hội - nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân, đơn vị hành chính sự nghiệp có tổ chức kinh doanh hàng hóa dịch vụ, các hợp tác xã....
+ Cá nhân trong nước tổ chức kinh doanh hàng hóa, dịch vụ gồm: cá nhân và nhóm cá nhân kinh doanh, hộ kinh doanh cá thể, cá nhân hành nghề độc lập, cá nhân cho thuê tài sản...
+ Công ty nước ngoài hoạt động kinh doanh thông qua cơ sở thường trú tại Việt Nam như mở trụ sở điều hành, có địa điểm xây dựng, cung cấp dịch vụ tư vấn, môi giới, đại lý...
- Đối tượng không thuộc diện nộp thuế TNDN bao gồm: hộ gia đình, cá nhân, tổ hợp tác, hợp tác xã sản xuất nông nghiệp có thu nhập từ sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản; trừ hộ gia đình và cá nhân nông dân sản xuất hàng hóa lớn, có thu nhập cao.
2. Căn cứ tính thuế TNDN
Số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong kỳ tính thuế bằng thu nhập tính thuế nhân với thuế suất, vả được xác định theo công thức sau:
Thuế TNDN phải nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất thuế TNDN
2.1 Thu nhập tính thuế
Thu nhập tính thuế trong kỳ tính thuế được xác định bằng thu nhập chịu thuế trừ thu nhập được miễn thuế và các khoản lỗ được kết chuyển từ các năm trước theo quy định.
Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế - Thu nhập được miễn thuế + Các khoản lỗ được kết chuyển theo quy định
v Thu nhập chịu thuế
Thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế bao gồm thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ và thu nhập khác.
Thu nhập chịu
thuế = Doanh thu -
Chi phí được
trừ +
Các khoản thu nhập khác
v Doanh thu
Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế là toàn bộ tiền bán hàng hoá, tiền gia công, tiền cung cấp dịch vụ bao gồm cả khoản trợ giá, phụ thu, phụ trội mà doanh nghiệp được hưởng không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
v Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế
- Các khoản chi được trừ là các khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp; các khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.
- Các khoản chi không được trừ bao gồm: các khoản không thuộc các khoản chi được trừ và một số khoản khác được quy định tại mục IV - Thông tư 130/2008/ TT-BTC ban hành ngày 26/12/2008, trong đó có các quy định về chi khấu hao tài sản cố định, chi nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, hàng hoá phần vượt mức tiêu hao hợp lý; chi phí của doanh nghiệp mua hàng hoá, dịch vụ không có hoá đơn, chi tiền lương, tiền công thuộc một trong các trường hợp quy định tại điểm 2.5 mục IV của Thông tư 130/2008/TT-BTC ban hành ngày 26/12/2008, Phần chi trang phục bằng hiện vật cho người lao động…
2.2 Thuế suất thuế TNDN
Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 25%, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Phần này và các trường hợp được áp dụng thuế suất ưu đãi.
Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp đối với hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí và tài nguyên quý hiếm khác tại Việt Nam từ 32% đến 50%. Căn cứ vào vị trí khai thác, điều kiện khai thác và trữ lượng mỏ doanh nghiệp có dự án đầu tư tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí và tài nguyên quý hiếm khác gửi hồ sơ dự án đầu tư đến Bộ Tài chính để trình Thủ tướng Chính phủ quyết định mức thuế suất cụ thể cho từng dự án, từng cơ sở kinh doanh.
Tài nguyên quý hiếm khác tại khoản này bao gồm: bạch kim, vàng, bạc, thiếc, wonfram, antimoan, đá quý, đất hiếm.
2.3 Ưu đãi thuế
Những quy định của Nhà nước cho phép những người chịu thuế được hưởng thuế suất có lợi hơn những người chịu thuế khác trong cùng điều kiện, gọi là ưu đãi về thuế.
Thuế suất ưu đãi được áp dụng đối với hợp tác xã, cơ sở sản xuất mới thành lập cho doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài với các mức: 20%,15%,10% tùy theo ngành nghề, lĩnh vực đầu tư; địa bàn đầu tư và điều kiện về số lượng lao động sử dụng.
2.4 Quy định về chuyển lỗ