1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích tác động của thuế thu nhập doanh nghiệp

49 1,4K 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 49
Dung lượng 123,08 KB

Nội dung

- Sự ra đời của thuế thu nhập doanh nghiệp xuất phát từ nhu cầutài chính của Nhà nước.Cách tính thuế Thu nhập Doanh nghiệp: - Thu nhập chịu thuế = thu nhập – chi phí - Thuế Thu nhập Doan

Trang 1

BỘ MƠN PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH THUẾ

PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP

GVHD:

Nhóm HVTH:

Nguyễn Văn TàiĐào Anh TrọngLê Văn LộcBùi Mỹ PhụngNguyễn Minh ThươngTrương Ngọc Tín

UEH, Tháng 2/2014

Trang 2

MỤC LỤC

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THUẾ THU NHẬP DOANH

NGHIỆP 1

1 Giới thiệu về thuế Thu nhập Doanh nghiệp: 1

1.1 Khái niệm thuế Thu nhập Doanh nghiệp: 1

1.2 Đặc điểm của thuế Thu nhập Doanh nghiệp: 2

2 Nguyên tắc thiết lập thuế Thu nhập Doanh nghiệp: 2

3 Vai trò của thuế công ty trong nền kinh tế thị trường: 4

4 Ảnh hưởng của Thuế đối với Công ty 8

4.1 Ảnh hưởng đối với quyết định đầu tư 8

4.2 Ảnh hưởng đối với quyết định tài trợ 11

CHƯƠNG 2: TÁC ĐỘNG CỦA THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP HIỆN HÀNH Ở VIỆT NAM 14

1 Khái quát về tiến trình cải cách thuế Thu nhập Doanh nghiệp ở Việt Nam:

14

2 Đánh giá chung về tác động của chính sách Thuế Thu nhập Doanh nghiệp hiện hành ở Việt Nam

18 2.1 Những tác động tích cực: 18

Trang 3

2.2 Những hạn chế của chính sách thuế Thu nhập Doanh

nghiệp hiện hành ở Việt Nam:

21 Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM 28

1 Về vấn đề đảm bảo bảo nguồn thu ngân sách : 28

2 Vấn đề chống gian lận thuế: 29

3 Vấn đề chuyển giá: 29

4 Vấn đề thu thuế nhưng vẫn khuyến kích các doanh nghiệp phát triển: 29

5 Về mặt thuế suất: 29

6 Về việc thực hiện chế độ miễn giảm thuế Thu nhập Doanh nghiệp: 31

Trang 4

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN

VỀ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP

1 Giới thiệu về thuế Thu nhập Doanh nghiệp:

1.1Khái niệm thuế Thu nhập Doanh nghiệp:

Thuế gắn liền với sự tồn tại, phát triển của Nhà nước và là mộtcông cụ quan trọng mà bất kỳ quốc gia nào cũng sử dụng để thực thichức năng, nhiệm vụ của mình Tuỳ thuộc vào bản chất của Nhà nước

và cách thức Nhà nước sử dụng, các nhà kinh tế có nhiều quan điểm

Thuế thu nhập doanh nghiệp ra đời bắt nguồn từ các lý do chủyếu sau:

- Thuế thu nhập doanh nghiệp ra đời bắt nguồn từ yêu cầu thựchiện chức năng tái phân phối thu nhập, đảm bảo công bằng xã hội

Trang 5

- Sự ra đời của thuế thu nhập doanh nghiệp xuất phát từ nhu cầutài chính của Nhà nước.

Cách tính thuế Thu nhập Doanh nghiệp:

- Thu nhập chịu thuế = (thu nhập – chi phí)

- Thuế Thu nhập Doanh nghiệp phải nộp = thu nhập chịu thuế *thuế suất

- Thu nhập của doanh nghiệp bao gồm doanh thu và các khoản thunhập khác

- Chi phí của doanh nghiệp bao gồm:

+ Chi phí bằng tiền phát sinh trong kinh doanh như tiền lương,bảo hiểm xã hội và các chi phí trung gian: nguyên vật liệu, điện, nước,chi phí văn phòng…

+ Chi phí tài chính: từ các định chế tài chính và các tổ chức trênthị trường

+ Chi phí khấu hao

1.2Đặc điểm của thuế Thu nhập Doanh nghiệp:

• Thuế Thu nhập Doanh nghiệp là thuế trực thu, đối tượng nộpthuế Thu nhập Doanh nghiệp là tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanhhàng hóa, dịch vụ gọi chung là các doanh nghiệp

• Thuế Thu nhập Doanh nghiệp phụ thuộc vào kết quả hoạt độngkinh doanh của các doanh nghiệp hoặc các nhà đầu tư Thuế Thu nhậpDoanh nghiệp được xác định trên cơ sở thu nhập chịu thuế nên chỉ khi

Trang 6

các doanh nghiệp, các nhà đầu tư có lợi nhuận mới phải nộp thuế Thunhập Doanh nghiệp

• Thuế Thu nhập Doanh nghiệp là thuế khấu trừ trước thuếTNCN Thu nhập mà các cá nhân nhận được từ hoạt động đầu tư như:lợi tức cổ phần, lãi tiền gởi ngân hàng, lợi nhuận do góp vốn liêndoanh, liên kết…là phần thu nhập được chia sau khi nộp thuế Thunhập Doanh nghiệp Do vậy thuế Thu nhập Doanh nghiệp cũng có thểcoi là một biện pháp quản lý thu nhập cá nhân

Ở các nước tuy có sự khác nhau về phạm vi bao quát, đối tượng

áp dụng, các mức thuế suất hoặc các các ưu đãi thuế Thu nhập Doanhnghiệp, nhưng trong cách thiết lập thuế Thu nhập Doanh nghiệp đềuquán triệt các nguyên tắc cơ bản nhất định

2 Nguyên tắc thiết lập thuế Thu nhập Doanh nghiệp:

Thứ nhất, Thuế Thu nhập Doanh nghiệp phải bao quát được

mọi khoản thu nhập phát sinh trong hoạt động của các doanh nghiệp.Việc bỏ sót nguồn thu không chỉ làm ảnh hưởng tới thu NSNN mà còn

vi phạm nguyên tắc công bằng khi đánh thuế Tuy nhiên khi thiết kếthuế Thu nhập Doanh nghiệp, tùy vào mục đích điều tiết hoặc các mụcđích khác trong quản lý của nhà nước trong từng thời kỳ nhất định,theo quy định của pháp luật có những khoản thu nhập không nằmtrong phạm vi điều tiết của thuế Thu nhập Doanh nghiệp, hoặc tạmthời không nằm trong phạm vi điều tiết của thuế Thu nhập Doanhnghiệp

Trang 7

Thứ hai, thống nhất cách xác định thu nhập chịu thuế Để xác

định chính xác thu nhập chịu thuế và đảm bảo công bằng giữa các đốitượng nộp thuế Thu nhập Doanh nghiệp cần có sự thống nhất trongcách xác định thu nhập chịu thuế Thu nhập chịu thuế được xác địnhtrong những trường hợp cụ thể sau:

 Xác định nghĩa vụ nộp thuế thu nhập theo nguyên tắc cơ sởthường trú và nguồn phát sinh thu nhập Theo đó sẽ xác địnhđược doanh nghiệp là đối tượng nộp thuế ở nước nào vàdoanh thu để tính thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp Theonguyên tắc cơ sở thường trú, một doanh nghiệp được xem là

cơ sở thường trú của nước nào thì bị đánh thuế trên mọikhoản thu nhập, bất kể thu nhập đó phát sinh trong nước hayngoài nước Theo nguyên tắc nguồn phát sinh thu nhập, mộtdoanh nghiệp bị đánh thuế vào khoản thu nhập nếu khoản thunhập đó phát sinh tại nước đánh thuế, bất kể doanh nghiệp đó

có phải là cơ sở thường trú của nước đó hay không

 Thu nhập phát sinh từ các hoạt động của doanh nghiệp là thunhập bằng tiền hoặc tính ra được bằng tiền và ghi nhận trong

kỳ tính thuế

 Thu nhập chịu thuế Thu nhập Doanh nghiệp được xác địnhtrên cơ sở doanh thu của doanh nghiệp và các khoản chi phígắn liền với quá trình tạo ra doanh thu Tùy theo điều kiện,hoàn cảnh cụ thể của từng nước trong từng thời kỳ nhất định

mà các khoản chi phí miễn trừ được pháp luật quy định khácnhau

Trang 8

Thứ ba, nguyên tắc khấu trừ chi phí khi xác định thu nhập chịu

thuế

 Thuế Thu nhập Doanh nghiệp thực chất điều chỉnh vào lợinhuận của doanh nghiệp, trong khi đó lợi nhuận của doanhnghiệp có được bằng cách lấy doanh thu từ các hoạt độngkinh doanh trừ đi các khoản chi phí Pháp luật của mỗi nướcquy định các khoản chi phí được khấu trừ để xác định thunhập chịu thuế có khác nhau nhưng thông thường phải là chiphí hợp lý và khi khấu trừ phải quán triệt các nguyên tắc sau:

 Các khoản chi phí được khấu trừ phải là những khoản chi phí

có liên quan tới việc tạo ra thu nhập của doanh nghiệp

 Đó là các khoản chi phí thực sự có chi ra và có căn cứ hợppháp

 Là các khoản chi phí có mức trả hợp lý: phù hợp với giá cảthị trường và các định mức kinh tế, kỹ thuật

 Khoản chi đó phải có tính thu nhập hơn là tính vốn

 Trong thực tế, các khoản chi phí được khấu trừ còn tùy thuộcvào tính chất phát sinh thu nhập và chi phí có liên quan

Thứ tư, quy định thời gian để xác định thu nhập chịu thuế: Do

tính chất phức tạp của các khoản thu nhập phát sinh và thời gian nhậnđược các khoản thu nhập, có những khoản thu nhập doanh nghiệpnhận được trong một năm, nhưng cũng có những khoản nhận trongnhiều năm nên việc quy định thời gian để xác định doanh thu và thunhập chịu thuế của doanh nghiệp có tính ước định để sao cho việc tínhtoán đơn giản, đảm bảo công bằng giữa đối tượng nộp thuế, đảm bảo

Trang 9

nguồn thu cho NSNN và đảm bảo tính khả thi của việc đánh thuế.Thực tiễn, các nước quy định khác nhau về thời gian xác định doanhthu làm cơ sở tính thuế, nhưng thông thường là năm tài chính (12tháng).

Thứ năm, xác định thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp hợp lý.

Thuế Thu nhập Doanh nghiệp bị chi phối trực tiếp bởi các chính sáchkinh tế, xã hội của Nhà nước, do đó, trong khi thiết kế nên có thuếsuất phổ thông, các mức thuế suất ưu đãi và các trường hợp miễn,giảm thuế Quy định này cần thiết để khuyến khích các nhà đầu tưtrong các ngành nghề kinh doanh hoặc các lĩnh vực nhất định, nhưngkhông nên quá phức tạp, vừa làm giảm cơ sở tính thuế, vừa tạo điềukiện để đối tượng nộp thuế có thể tránh thuế và chi phí quản lý thuếtốn kém

3 Vai trò của thuế công ty trong nền kinh tế thị trường:

-Thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách Nhà nước

Một nền tài chính quốc gia lành mạnh phải dựa chủ yếu vàonguồn thu từ nội bộ nền kinh tế quốc dân Tất cả các nhu cầu chi tiêucủa Nhà nước đều được đáp ứng qua các nguồn thu từ thuế, phí và cáchình thức thu khác như: vay mượn, viện trợ nước ngoài, bán tàinguyên quốc gia, thu khác… Song thực tế các hình thức thu ngoàithuế đó có rất nhiều hạn chế, bị ràng buộc bởi nhiều điều kiện Do đóthuế được coi là khoản thu quan trọng nhất vì khoản thu này mangtính chất ổn định và khi nền kinh tế càng phát triển thì khoản thu nàycàng tăng

Trang 10

-Thuế là một công cụ góp phần điều chỉnh các mục tiêu kinh tế vĩ

mô của Nhà nước

Chính sách thuế được đặt ra không chỉ nhằm mang lại số thu đơnthuần cho ngân sách mà yêu cầu cao hơn là qua thu góp phần thựchiện chức năng việc kiểm kê, kiểm soát, quản lý hướng dẫn và khuyếnkhích phát triển sản xuất, mở rộng lưu thông đối với tất cả các thànhphần kinh tế theo hướng phát triển của kế hoạch nhà nước, góp phầntích cực vào việc điều chỉnh các mặt mất cân đối lớn trong nền kinh tếquốc dân

Ngày nay, hướng vào việc xử lý các mục tiêu của kinh tế vĩ mô lànhiệm vụ trọng tâm của mọi chính phủ Sự thành công hay thất bại củaviệc quản lý Nhà nước, nền kinh tế là giải quyết các mục tiêu của kinh

tế vĩ mô Trong nền kinh tế thị trường hiện đại, người ta thường xácđịnh 4 mục tiêu cơ bản của kinh tế vĩ mô mà mọi chính phủ phải theođuổi Bốn mục tiêu đó là:

Đảm bảo thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế một cách hợp lý

Tạo được công ăn việc làm đầy đủ cho người lao động

Ổn định giá cả, tiền tệ, chống lạm phát

Thực hiện sự cân bằng cán cân thanh toán quốc tế

Với 4 mục tiêu trên ta có thể thấy rõ Thuế là một công cụ hết sứcquan trọng nhằm biến 4 mục tiêu đó thành hiện thực

-Thuế kích thích sự tăng trưởng kinh tế, tạo công ăn việc làm

Trang 11

Để thực hiện các mục tiêu này, một trong những công cụ quantrọng mà nhà nước sử dụng là chính sách thuế Nội dung điều tiết củathuế gồm hai mặt: Kích thích và hạn chế Nhà nước đã sử dụng chínhsách thuế một cách linh hoạt trong từng thời kỳ nhất định, bằng việctác động vào cung-cầu nhằm điều chỉnh chu kỳ kinh doanh- một đặctrưng vốn có của nền kinh tế thị trường.

Khi nền kinh tế suy thoái, tức là khi đầu tư ngừng trệ, sản xuất vàtiêu dùng đều giảm thì nhà nước dùng thuế để kích thích đầu tư vàkhuyến khích tiêu dùng

Bằng việc giảm thuế đánh vào sản xuất, giảm thuế đối với hàngsản xuất ra để khuyến khích tạo lợi nhuận, kích thích việc đầu tư vàosản xuất

Bằng việc giảm thế đánh vào tiêu dùng nhằm khuyến khích tiêudùng

Để hạn chế và gây áp lực đối với việc lưu giữ vốn không đưa vàođầu tư, có thể tăng thuế đánh vào thu nhập về tiền gửi tiết kiệm và thunhập về tài sản dự trữ, từ đó sẽ khuyến khích việc đưa vốn vào đầu tư,sản xuất kinh doanh

Khi nền kinh tế hưng thịnh, để ngăn chặn nguy cơ một nền kinh tế

“nóng” phát triển dẫn đến lạm phát và khủng hoảng thừa thì nhà nướcdùng thuế để giảm tốc độ đầu tư ồ ạt và giảm bớt mức tiêu dùng của

xã hội Song việc tăng thuế phải được xem xét trong một giới hạn chophép để đảm bảo vừa tăng nguồn thu cho NSNN vừa điều chỉnh cơcấu ngành nghề hợp lý

Trang 12

Như vậy, có thể thấy sự tác động của thuế có ảnh hưởng rất lớnđến nền kinh tế, đến việc điều tiết kinh tế thị trường của Nhà nước.Thông qua thuế, Nhà nước thực hiện định hướng phát triển sản xuất.Chính sách thuế có định hướng phân biệt, có thể góp phần tạo ra sựphát triển cân đối hài hoà giữa các ngành, các khu vực, các thành phầnkinh tế, làm giảm bớt chi phí xã hội và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.Trong nền kinh tế thị trường xảy ra các chu kỳ kinh doanh đó là chu

kỳ dao động lên xuống về mức độ thất nghiệp và tỷ lệ lạm phát, sự ổnđịnh nền kinh tế với tình trạng có đầy đủ công ăn việc làm, lạm phát ởmức thấp để thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng bền vững là hướng phấnđấu nỗ lực của mọi chính phủ nhằm san bằng chu kỳ kinh doanh, đưagiá cả về mức ổn định

-Thuế thực hiện vai trò tái phân phối các nguồn tài chính, gópphần đảm bảo công bằng xã hội

Kinh tế thị trường làm ra tăng sự phân hoá giàu nghèo, sự phânhoá này có những khi bất hợp lý và làm giảm tính hiệu quả kinh tế-xãhội Do vậy, cần phải có những biện pháp phân phối lại của cải xã hộinhằm hạn chế sự phân hoá này, làm lành mạnh xã hội

Nhà nước dùng thuế để điều tiết phần chênh lệch giữa người giàu

và người nghèo, thông qua việc trợ cấp hoặc cung cấp hàng hoá côngcộng Thông qua thuế thu nhập, Nhà nước thực hiện vai trò điều chỉnh

vĩ mô trong lĩnh vực tiền lương và thu nhập, hạn chế sự phân hoá giàunghèo và tiến tới công bằng xã hội Một khía cạnh khác của chínhsách thuế nhằm điều chỉnh thu nhập là các khoản thuế đánh vào tiêudùng: Thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế Giá trị gia tăng

Trang 13

Với những hàng hóa dịch vụ thiết yếu việc giảm thuế sẽ có lợi chongười nghèo hơn và sự chênh lệch về thu nhập cũng được giảm bớt.Trái lại những mặt hàng xa xỉ, cao cấp việc tăng thuế sẽ góp phầnphân phối lại một bộ phận thu nhập của người giàu trong xã hội Tuynhiên, khi sử dụng công cụ thuế để điều chỉnh thu nhập, mức thu nênxây dựng hợp lý tránh tình trạng điều tiết quá lớn làm giảm khát vọnglàm giàu của nhà kinh doanh và giảm khả năng tăng trưởng kinh tếcủa đất nước.

-Thuế là công cụ kiềm chế lạm phát

Nguyên nhân của lạm phát có thể do cung cầu làm cho giá cảhàng hoá tăng lên hoặc do chi phí đầu vào tăng Thuế được sử dụng đểđiều chỉnh lạm phát, ổn định giá cả thị trường Nếu cung nhỏ hơn cầuthì nhà nước dùng thuế để điều chỉnh bằng cách giảm thuế đối với cácyếu tố sản xuất, giảm thuế thu nhập để kích thích đầu tư sản xuất ranhiều khối lượng sản phẩm nhiều hơn Đồng thời tăng thuế đối vớihàng hoá tiêu dùng để giảm bớt cầu Nếu lạm phát do chi phí tăng, giatăng thất nghiệp, sự trì trệ của tốc độ phát triển kinh tế, giá cả đầu vàotăng, nhà nước dùng thuế hạn chế tăng chi phí bằng cách cắt giảmthuế đánh vào chi phí, kích thích tăng năng suất lao động

-Thuế góp phần bảo hộ sản xuất trong nước và tạo điều kiện hoànhập nền kinh tế thế giới

Bảo hộ hợp lý nền sản xuất trong nước tránh khỏi sự cạnh tranhkhốc kiệt từ bên ngoài được coi là hết sức cần thiết đối với các nước.Điều này được thể hiện rõ nét thông qua thuế xuất nhập khẩu Để kích

Trang 14

thích sản xuất trong nước phát triển, kích thích sản xuất hàng hoá xuấtkhẩu, nhà nước đánh thuế rất thấp hoặc không đánh thuế vào hàngxuất khẩu Khuyến khích xuất khẩu hàng hoá đã qua chế biến, hạn chếxuất khẩu nguyên liệu thô Đánh thuế nhập khẩu thấp đối với hànghoá máy móc thiết bị trong nước chưa sản xuất được và đánh thuếnhập khẩu cao đối với hàng hoá máy móc thiết bị trong nước đã sảnxuất được hoặc hàng hoá tiêu dùng xa xỉ.

Hiện nay, xu hướng hội nhập kinh tế đang phát triển mạnh mẽ ởtrong khu vực và trên thế giới Sự ưu đãi, các hiệp định về thuế, tínhthông lệ quốc tế của chính sách thuế có thể làm gia tăng sự hoà nhậpkinh tế giữa một số quốc gia với khu vực và cộng đồng quốc tế

4 Ảnh hưởng của Thuế đối với Công ty

4.1Ảnh hưởng đối với quyết định đầu tư

4.1.1 Ảnh hưởng của thuế công ty đến đầu tư

Đầu tiên ta xét quyết định đầu tư trong môi trường không có thuế.Khi không có thuế công ty thì một công ty quyết định đầu tư khi lợiích biên bằng chi phí biên Các công ty ước tính tiền lời sẽ nhận từ đầu

tư cho kỳ và chỉ đầu tư khi nào lợi ích lớn hơn chi phí

Giả sử mỗi đô la đầu tư vào thiết bị tạo ra FK cent đầu ra tăngthêm cho mỗi kỳ (sản phẩm biên của máy móc), gọi là lợi ích của đầu

tư Chi phí thiết bị mỗi kỳ là δ cent Giả sử công ty phát hành cổ phiếu

để tài trợ dự án này thì mỗi kỳ công ty phải trả cổ tức là ρ cent trên 1

đô la huy động Như vậy chi phí mỗi kỳ là δ + ρ

Hình 16.1 Quyết định đầu tư trong điều kiện không có thuế

Trang 15

Đường lợi ích biên dốc xuống do giả thuyết sản phẩm biên giảmdần, tiền lời trên mỗi đô la đầu tư giảm do sản phẩm biên tạo ra trên 1

đô la đầu tư tăng thêm giảm dần Đường chi phí biên MC1 đo lườngtiền lời mong đợi đối với mỗi đô la đầu tư tăng thêm trong mỗi kỳhoặc đầu tư phải sinh lợi bao nhiêu trong mỗi kỳ để trang trải chi phítrong kỳ

Doanh nghiệp đầu tư cho đến khi chi phí biên bằng lợi ích biên,tại điểm A, tương ứng mức đầu tư K1 Nếu công ty đầu tư ít hơn sốtiền này, phía bên trái K1, thì tiền lời biên trên mỗi đô la đầu tư tăngthêm cao hơn chi phí biên, do đó công ty sẽ đầu tư thêm Nếu công tyđầu tư nhiều hơn K1 thì tiền lời biên nhỏ hơn chi phí biên, đầu tưkhông nên thực hiện

Bây giờ giả sử lợi nhuận công ty bị đánh thuế với thuế suất t Lợinhuận sau thuế của công ty lúc này sẽ là FK (1-t) Sự giảm trừ này dẫnđến đường lợi ích biên di chuyển đến MB2 như hình 16.2 Chi phí trên

Trang 16

mỗi đô la đầu tư vẫn giữ nguyên nên đường chi phí biên không đổi.Lựa chọn đầu tư tối ưu mới là điểm B và đầu tư giảm từ K1 xuống K2 Hình 16.2 Quyết định đầu tư trong điều kiện có thuế thu nhậpdoanh nghiệp

Các công ty đầu tư ít hơn khi chính phủ đánh thuế Vì tỳ suất tiềnlời sau thuế so với đầu tư phải đủ lớn để đáp ứng tỷ lệ tiền lời kỳvọng, δ + ρ, nên tỷ suất tiền lời trước thuế phải cao hơn so với trườnghợp chính phủ không đánh thuế Ví dụ, mỗi đô la đầu tư công ty phải

bỏ chi phí là 20 cent, nếu không có thuế công ty sẽ đầu tư cho đến khilợi nhuận biên đạt 20 cent, nếu thuế suất là 50% thì công ty chỉ đầu tưđến khi lợi nhuận biên là 40 cent Trong trường hợp này thuế làm chođầu tư giảm

Trang 17

4.1.2 Ảnh hưởng của khấu hao và giảm trừ thuế đối với quyết định đầu tư của công ty

Khấu hao được tính vào chi phí nên làm giảm thu nhập chịu thuế.Giả sử khấu hao của công ty là z thì số tiền tiết kiệm cho công ty là (z

x t) Đưa vào tiền khấu hao nghĩa là chi phí của mỗi đô la thiết bịtrong kỳ giảm còn (δ + ρ).(1- t.z) Bây giờ tiền lời sau thuế yêu cầu sẽthấp hơn 20 cent

Giả sử, chính phủ ra chính sách giảm thuế cho các khoản đầu tư(ITC: Investment Tax Credit) ITC cung cấp cho các công ty mứcgiảm α cho mỗi 1 đô la đầu tư trong năm Cùng với khấu hao, ITC bùđắp chi phí đầu tư cho công ty Chi phí cũng như tiền lời kỳ vọng chỉcòn (δ + ρ).(1- t.z-α)

Hình 16.3: Quyết định đầu tư trong trường hợp có khấu hao vàITC

Trang 18

Như trong hình 16.2 đường lợi ích biên phù hợp với công ty là

MB2 sau thuế Khấu hao và ITC làm giảm chi phí cũng như lợi nhuận

kỳ vọng từ MC1 xuống MC2 Cân bằng mới đạt tại điểm C với đầu tư

K3 Mức đầu tư này cao hơn so với trước khi đưa khấu hao vào ITCvào chi phí (K2) nhưng vẫn thấp hơn mức đầu tư trước khi có thuế(K1)

Sự giảm trừ lợi ích biên từ lợi nhuận sau thuế vượt quá sự giảmtrừ chi phí biên do khấu hao và ITC nên đầu tư vẫn giảm về tổng thểkhi có thuế

4.1.3 Thuế suất thuế công ty thực tế

Khi chính phủ đánh thuế, tỷ lệ tiền lời trên đầu tư phải gia tăng đểtrả thuế Mức tăng yêu cầu phụ thuộc vào khấu hao, ITC và thuế suất

Ví dụ: với thuế suất thuế thu nhập công ty 35%, không có khấuhao và ITC thì tỷ lệ lợi nhuận thực tế sau thuế ít nhất bằng với tỷ lệtiền lời kỳ vọng 20% Gọi a là tỷ lệ tiền lời thực tế, thì: a.(1-35%) =20% => a = 30.7% Công ty phải đạt tỳ suất tiền lời cao hơn tỷ suấttiền lời kỳ vọng là 35% Kết quả là thuế suất thực tế của công ty làthuế suất pháp định 35%

Trong điều kiện không có khấu hao và ITC thuế suất thuế thực tếcông ty được đo lường như sau:

ERT = [FK (sau thuế) – FK (trước thuế)]/ FK (trước thuế)]

Khi có khấu hao và ITC, thuế suất thực tế là

ERT = (1−[1−t t z]−α) – 1

Trang 19

Nếu không có thuế và ITC (z và α bằng 0) thì thuế suất thực tế là

t Ví dụ: với z = 0.5, α = 0.1 thì ERT = 11.5% Nghĩa là tỳ suất lợinhuận trước thuế phải cao hơn tỷ suất lợi nhuận kỳ vọng 11.5% Tỷ lệnày thấp hơn thuế suất pháp định vì ITC và khấu hao đã bù đắp hiệuứng đánh thuế

Thực tế, nếu z và α đủ lớn, thì thuế suất thực tế có thể âm Ví dụ:một công ty khấu trừ chi phí ngay lúc mua, z = 1, thì thuế suất thực tế

sẽ là -15.4%

Thuế suất thực tế âm nghĩa là đường MC dốc đến mức mà điểm C

di chuyển qua bên trái điểm A và công ty đầu tư với thuế nhiều hơnkhi không có thuế

4.2Ảnh hưởng đối với quyết định tài trợ

4.2.1 Đối với công ty tài trợ bằng vốn cổ phần

Xét ví dụ: Một công ty tài trợ dự án bằng cách phát hành cổ phầnthường Khi thu được 1 đô la từ đầu tư, công ty phải nộp thuế với thuếsuất tc Như vậy số tiền còn lại có thể chia cho các cổ đông là 1x(1- tc).Đến đây, công ty có thể chia cổ tức hoặc giữ lại lợi nhuận Nếu chia

cổ tức thì số tiền cổ đông nhận được là 1x(1- tc)x(1-tdiv), trong đó tc làthuế đánh trên cổ tức Nếu công ty quyết định giữ lại lợi nhuận cổđông sẽ không chịu thuế đánh trên cổ tức, nhưng khi chuyển nhượng

cổ phiếu cổ đông phải trả thuế chuyển nhượng tcg , khi đó cổ đông sẽnhận được số tiền 1x(1- tc)x(1- tcg) Nếu thuế đánh trên cổ tức cao hơnthuế đánh trên vốn thì cổ đông có khuynh hướng thích công ty giữ lạilợi nhuận hơn là chia cổ tức, và ngược lại Và thường thì thuế suất

Trang 20

đánh trên cổ tức thường cao hơn thuế suất đánh trên thu nhập chuyểnnhượng vốn, như vậy các công ty có động lực để giữ lại lợi nhuận thay

vì chi cổ tức Nhưng thực tế thì từ năm 1983 – 1993, các công ty ở Mỹchi khoảng 60% lợi nhuận sau thuế cho cổ tức

Một số giải thích cho vấn đề này như sau:

Chi trả cổ tức mang một số hàm ý tích cực như: triển vọng pháttriển công ty, vì công ty tin tưởng vào dòng tiền ổn định trong tươnglai nên mới chi cổ tức đều đặn Nhưng cũng có thể mang hàm ý ngượclại, một công ty chi cổ tức cao nghĩa là công ty không có nhu cầu vềvốn trong tương lai, hay nói cách khác công ty không có dự án để đầu

tư trong tương lai, do đó triển vọng tăng trưởng của công ty khôngcao

Hoặc doanh nghiệp muốn thu hút các nhà đầu tư chịu thuế suấtthấp (các tổ chức như quỹ hưu trí và trường học) Vì thuế suất của cácnhà đầu tư là khác nhau, nhà đầu tư cá nhân thường chịu thuế suất caohơn nhà đầu tư tổ chức

4.2.2 Đối với công ty tài trợ bằng nợ

Một công ty sử dụng nợ để tài trợ dự án sẽ được hưởng lợi ích từtấm chắn thuế Nghĩa là lãi vay được khấu trừ ra khỏi thu nhập chịuthuế Như vậy thuế khuyến khích các doanh nghiệp vay nợ nhiều hơn,

để hưởng lợi ích từ tấm chắn thuế

Tuy nhiên, một công ty không thể tài trợ toàn bộ bằng nợ Vì một

số lý do sau đây:

Trang 21

1 Lãi vay là khoản bắt buộc trả, sử dụng nợ quá nhiều làm tăngnguy cơ vỡ nợ và phá sản.

2 Vấn đề người đại diện cũng ảnh hưởng đến chính sách tài trợ.Các chủ nợ nhận được tiền lãi cố định dù công ty hoạt độngtốt hay xấu, miễn là không phá sản, các cổ đông phải gánhchịu nhiều rủi ro khi công ty hoạt động kém hiệu quả Tuynhiên, các cổ đông chỉ mất khoản đầu tư ban đầu nếu công typhá sản, nhưng lại được lợi ích không giới hạn khi công tyhoạt động tốt Kết quả là, đối với các cổ đông có tỷ lệ sở hữunhỏ, họ có xu hướng chấp nhận rủi ro cao Khả năng chấpnhận rủi ro cao cũng làm nảy sinh nhiều vấn đề liên quan đếnquyết định thuê người quản lý và lựa chọn dự án

Ví dụ: Một công ty có vốn cổ phần 1 triệu đô la, vay nợ 5 triệu đô

la Tổng giá trị công ty là 6 triệu đô la Tiền lãi định kỳ 0.5 triệu đô la.Thu nhập 0.6 triệu đô la/năm, như vậy lợi nhuận hàng năm là 0.1 triệu

đô la Giả sử một dự án có xác suất 50% cơ hội đạt lợi nhuận 3 triệu

đô la, và 50% khả năng thua lỗ 6 triệu đô la

Đối với các cổ đông Nếu dự án thành công họ được 3 triệu đô la,nếu thất bại họ chỉ mất 1 triệu đô la và khoảng cổ tức 0.1 triệu đô la.Nếu tỷ lệ chiết khấu là 10% thì hiện giá cổ tức là 1 triệu Tổng cộng

cổ đông thiệt hại 2 triệu đô la nếu dự án thất bại Giá trị kỳ vọng của

cổ đông là 0.5x(-2) + 0.5x3 = 0.5 triệu đô la

Đối với các chủ nợ, khi dự án thành công họ không nhận thêmkhoản lợi nào nhưng nếu thất bại thì các chủ nợ mất 5 triệu đô la đã

Trang 22

tiền chủ nợ tổn thất là 10 triệu đô la Giá trị kỳ vọng của chủ nợ là50% x 0 + 50% x 10 = -5.

Bảng 16.1 Mâu thuẫn giữa nợ và vốn cổ phần

Tỷ lệ tàitrợ

Khảnăngsinh lời

Khảnăngthua lỗ

Lợinhuận

kỳ vọng

Khả năngchấpnhận

Cổ đông

Chủ nợ

15

30

210

0.5-5

ChấpnhậnKhông

Cổ đông

Chủ nợ

51

30

102

-3.5-1

KhôngKhông

Ở đây xảy ra mâu thuẫn lợi ích giữa cổ đông và chủ nợ, chủ sởhữu ủng hộ dự án, chủ nợ thì không Tuy nhiên, nếu nâng tỷ lệ tài trợcủa cổ đông lên 5 và giảm tài trợ của chủ nợ còn 1 thì cả cổ đông vàchủ nợ đều không ủng hộ dự án, vì cả hai đều tổn thất

Như vậy khi tỷ lệ tài trợ nợ gia tăng thì mâu thuẫn tiềm năng vềlợi ích sẽ gia tăng

3 Lý do cuối cùng giải thích vì sao các công ty không tài trợhoàn toàn bằng nợ đó là: áp lực đối với người quản lý Khi tàitrợ nợ, định kỳ người quản lý phải tìm thu nhập để thanh toánlãi vay, trong khi tài trợ bằng vốn cổ phần không tạo áp lựcnhư thế Do đó, các nhà quản lý có xu hướng lựa chọn tài trợvốn cổ phần hơn là tài trợ nợ nhằm tối thiểu hóa gánh nặngnợ

CHƯƠNG 2:TÁC ĐỘNG CỦA THUẾ

Trang 23

THU NHẬP DOANH NGHIỆP HIỆN HÀNH Ở VIỆT NAM

1 Khái quát về tiến trình cải cách thuế Thu nhập Doanh nghiệp ở Việt Nam:

Có thể nhận thấy rằng pháp luật thuế Thu nhập Doanh nghiệpđược hình thành và phát triển từ đầu những năm 90 của thế kỷ XX.Trước năm 1990 có một loại thuế đánh vào thu nhập của các cơ sở sảnxuất, kinh doanh gọi là thuế lợi tức chỉ được áp dụng cho kinh tếngoài quốc doanh Sau năm 1990, nước ta thực hiện công cuộc cảicách căn bản chính sách thuế và ban hành Luật thuế lợi tức mới để ápdụng thống nhất đối với tất cả các tổ chức, cá nhân kinh doanh thuộcmọi thành phần kinh tế có thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh.Luật số 03/1997/QH9 của Quốc hội đánh dấu sự ra đời của Luậtthuế Thu nhập doanh nghiệp ở Việt Nam:

Ngày 10/05/1997, Quốc hội nước ta đã thông qua Luật Thuế Thunhập Doanh nghiệp (có hiệu lực từ ngày 01/01/1999) thay thế choLuật Thuế lợi tức nhằm khắc phục những nhược điểm cơ bản (như têngọi chưa phản ánh đầy đủ nội dung kinh tế của loại thuế này, phạm viđiều chỉnh còn hạn hẹp…) và để thực hiện các mục tiêu và yêu cầu hộinhập, phù hợp định hướng cải cách hệ thống chính sách thuế Sau 4năm thực hiện, Luật Thuế Thu nhập Doanh nghiệp 1997 đã đạt đượcnhững thành công (góp phần khuyến khích phát triển sản xuất kinhdoanh, đầu tư; điều tiết được hầu hết khoản thu nhập từ hoạt động sảnxuất, kinh doanh,…) cũng như bộc lộ những hạn chế (một số khoảnchi phí chưa được quy định hay chưa phù hợp với thực tiễn, vẫn có

Trang 24

quy định khác biệt giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp cóvốn đầu tư nước ngoài,…).

Từ ngày 01/01/1999, Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp đượcQuốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá IX, kỳ họpthứ 11 thông qua ngày 10/5/1997 có hiệu lực thi hành, theo đó tổchức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ (dưới đây gọichung là cơ sở kinh doanh) có thu nhập đều phải nộp thuế thu nhậpdoanh nghiệp, trừ đối tượng quy định tại Điều 2 của Luật này

Sau gần 5 năm thực hiện, Luật này đã bộc lộ những hạn chế, bấtcập cần phải được sửa đổi, bổ sung nhằm đáp ứng kịp thời yêu cầu,đòi hỏi của thực tế lúc bấy giờ Do đó, tại kỳ họp thứ 3, Quốc hội khoá

XI đã thông qua Luật thuế Thu nhập Doanh nghiệp (sửa đổi) năm

2003 Mục tiêu của lần sửa đổi này là: Thống nhất điều chỉnh giữa đầu

tư nước ngoài và đầu tư trong nước, tiếp tục ưu đãi theo hướng thuậnlợi hơn trước nhằm tạo lập môi trường đầu tư hấp dẫn hơn, tiếp tụcđẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, đảm bảo nguồn thu cho ngânsách nhà nước

Luật số 09/2003/QH11 ngày 17 tháng 6 năm 2003 của Quốc hội

về Thuế thu nhập doanh nghiệp

Ngày 17/6/2003, Quốc hội khoá XI thông qua Luật số09/2003/QH11 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2004 để thay thếcho Luật thuế Thu nhập Doanh nghiệp (1997) Tổng kết, đánh giá qua

5 năm thực hiện cho thấy: Nhìn chung, Luật thuế Thu nhập Doanhnghiệp hiện hành đã đạt được mục tiêu đề ra, đánh dấu bước phát triển

Ngày đăng: 16/10/2014, 20:01

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 16.1 Quyết định đầu tư trong điều kiện không có thuế - Phân tích tác động của thuế thu nhập doanh nghiệp
Hình 16.1 Quyết định đầu tư trong điều kiện không có thuế (Trang 14)
Bảng 16.1 Mâu thuẫn giữa nợ và vốn cổ phần Tỷ   lệ   tài - Phân tích tác động của thuế thu nhập doanh nghiệp
Bảng 16.1 Mâu thuẫn giữa nợ và vốn cổ phần Tỷ lệ tài (Trang 21)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w