1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

Phân tích tác động của thuế thu nhập doanh nghiệp

14 377 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 122,5 KB
File đính kèm Thuế thu nhập doanh nghiệp.rar (47 KB)

Nội dung

Từ khi gia nhập vào Tổ chức Thương Mại Thế Giới, tham gia vào sân chơi chung của thế giới, đang đặt ra cho đất nước ta nhiều cơ hội và thách thức lớn. Sự hình thành và phát triển của các doanh nghiệp trong nước, đã và đang tác động rất đáng kế đến chính sách thuế hiện hành. Đặc biệt là luật thuế thu nhập doanh nghiệp đã ra đời và trải qua nhiều giai đoạn phát triển. Luật thuế thu nhập doanh nghiệp đã có nhiều tác động đến sự phát triển kinh tế và xã hội của nước ta. Nhà nước sử dụng thuế như một công cụ để phục vụ cho việc thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của mình. Trong đó Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) được ban hành năm 2008 và Luật số 322013QH13 sửa đổi một số điều của Luật Thuế TNDN được Quốc hội thông qua ngày 1962013 (có hiệu lực từ 01012014) được đánh giá là có sự tác động và đổi mới mạnh mẽ với nhiều chính sách ưu đãi, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư phát triển.

Trang 1

PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP

Trang 2

LỜI MỞ ĐẦU

Trong những năm qua, chính sách thuế của Đảng và Nhà nước ta đã có những tác động đáng kể đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước

Từ khi gia nhập vào Tổ chức Thương Mại Thế Giới, tham gia vào sân chơi chung của thế giới, đang đặt ra cho đất nước ta nhiều cơ hội và thách thức lớn Sự hình thành và phát triển của các doanh nghiệp trong nước, đã và đang tác động rất đáng kế đến chính sách thuế hiện hành Đặc biệt là luật thuế thu nhập doanh nghiệp - đã ra đời và trải qua nhiều giai đoạn phát triển

Luật thuế thu nhập doanh nghiệp đã có nhiều tác động đến sự phát triển kinh tế và

xã hội của nước ta Nhà nước sử dụng thuế như một công cụ để phục vụ cho việc thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của mình Trong đó Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) được ban hành năm 2008 và Luật số 32/2013/QH13 sửa đổi một số điều của Luật Thuế TNDN được Quốc hội thông qua ngày 19/6/2013 (có hiệu lực từ 01/01/2014) được đánh giá là có sự tác động và đổi mới mạnh mẽ với nhiều chính sách ưu đãi, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư phát triển

Kết cấu của đề tài bao gồm:

Chương 1: Tổng quan lý thuyết của thuế thu nhập doanh nghiệp

Chương 2: Thực trạng thuế thu nhập doanh nghiệp ở nước ta

Chương 3: Giải pháp hoàn thiện thuế thu nhập doanh nghiệp ở nước ta

Trang 3

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VỀ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP

1 Khái niệm:

Thuế thu nhập doanh nghiệp là thuế trực thu hay còn gọi là thuế Thu nhập công ty

ở nhiều quốc gia Đối tượng của Thuế thu nhập doanh nghiệp là thu nhập của các tổ chức kinh doanh được xác định trên cơ sở doanh thu sau khi trừ đi các chi phí có liên quan đến việc hình thành nên doanh thu đó

Mức thuế cao hay thấp áp dụng cho các chủ thể thuộc đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp là khác nhau, điều đó phụ thuộc vào quan điểm điều tiết thu nhập và mục tiêu đặt ra trong phân phối thu nhập của từng quốc gia trong từng giai đoạn lịch sử nhất định

2 Đặc điểm của thuế thu nhập doanh nghiệp:

Thuế thu nhập doanh nghiệp là thuế trực thu

Thuế thu nhập doanh nghiệp thu vào thu nhập chịu thuế của người nộp thuế, nên mức động viên vào ngân sách nhà nước chịu sự tác động trực tiếp từ kết quả kinh doanh của người nộp thuế Nếu cơ sở kinh doanh tạo ra nhiều thu nhập thì nhà nước có cơ sở thu thuế nhiều và ngược lại Điều này cho thấy số thu thuế còn chịu sự tác động từ nhiều chính sách kinh tế - xã hội khác

Thuế thu nhập doanh nghiệp điều tiết trực tiếp thu nhập, do đó tác động đến lợi ích kinh tế của người nộp thuế, tác đông đến khả năng tái đầu tư

Thuế thu nhập doanh nghiệp có tính ổn định (tương đối) nhằm tạo môi trường thuận lợi cho đầu tư

3 Vai trò của thuế thu nhập doanh nghiệp:

Thuế thu nhập doanh nghiệp được xây dựng trong bối cảnh khuyến khích đầu tư, cải cách và hội nhập kinh tế, nên yêu cầu quan trọng hàng đầu là Thuế thu nhập doanh nghiệp phải có tác động như một đòn bẩy, kích thích kinh tế phát triển Hiện nay, Thuế thu nhập doanh nghiệp được ban hành áp dụng chung cho các cơ sở sản suất kinh doanh thuộc các thành phần kinh tế, các hình thức đầu tư nên đã tạo sự bình đẳng trong cạnh

Trang 4

tranh, đặc biệt mức thuế suất được điều chỉnh theo hướng ngày càng giảm nhằm khuyến khích đầu tư, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp mới thành lập và tạo tiềm lực tài chính

để các doanh nghiệp đang hoạt động đổi mới trang thiệt bị, bổ sung vốn đầu tư phát triển kinh doanh

Thuế thu nhập doanh nghiệp là công cụ quan trọng để Nhà nước thực hiện chức năng tái phân phối thu nhập, đảm bảo công bằng xã hội

Thuế thu nhập doanh nghiệp là nguồn thu quan trọng của ngân sách nhà nước

4 Đối tượng chịu thuế và người nộp thuế thu nhập doanh nghiệp:

Đối tượng chịu thuế thu nhập doanh nghiệp là thu nhập thu được từ hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ và thu nhập khác của tổ chức sản xuất kinh doanh

Người nộp thuế thu nhập doanh nghiệp là tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hoám dịch vụ có thu nhập chịu thuế, bao gồm:

- Doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo quy định của luật Doanh nghiệp, luật Đầu tư, luật các Tổ chức tín dụng, …

- Các đơn vị sự nghiệp công lập, ngoài công lập, có sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập trong tất cả các lĩnh vực

- Các tổ chức được thành lập và hoạt động theo luật hợp tác xã

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2013

Năm 2012 Năm 2011

Trang 5

- Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật nước ngoài có cơ sở thường trú tại Việt Nam

- Tổ chức khác ngoài tổ chức nêu trên có hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa hoặc dịch vụ và có thu nhập chịu thuế

5 Cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp:

Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp được xác định theo công thức sau:

Trong đó:

Thu nhập tính thuế = Thu nhập – Chi phí

Thu nhập của doanh nghiệp bao gồm: Doanh thu và Các khoản thu nhập khác Chi phí của doanh nghiệp bao gồm:

- Chi phí bằng tiền phát sinh trong kinh doanh như: Tiền lương, bảo hiểm xã hội và các chi phí trung gian: nguyên vật liệu, điện, nước, chi phí văn phòng…

- Chi phí tài chính: từ các định chế tài chính và các tổ chức trên thị trường Chi phí khấu hao

6. Tác động của thuế thu nhập doanh nghiệp:

6.1. Thuế thu nhập doanh nghiệp và quyết định đầu tư của doanh nghiệp:

Trong những năm gần đây, Việt Nam đã kêu gọi đầu tư từ các doanh nghiệp trong

và ngoài nước bằng nhiều chính sách, khuyến khích, ưu đãi đầu tư, trong đó chính sách

ưu đãi về thuế luôn được đặc biệt quan tâm Cụ thể: Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) được ban hành năm 2008 và Luật số 32/2013/QH13 sửa đổi một số điều của Luật Thuế TNDN được Quốc hội thông qua ngày 19/6/2013 (có hiệu lực từ 01/01/2014) được đánh giá là có sự đổi mới mạnh mẽ với nhiều chính sách ưu đãi, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư phát triển

Theo đó, cho phép chuyển lỗ (trong vòng 5 năm), miễn, giảm thuế có thời hạn (tối

đa đến 9 năm), ưu đãi thuế suất (10% lên đến 15 năm và 20% lên đến 10 năm), miễn đánh thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài, hoàn thuế cho lợi nhuận tái đầu tư

Thuế TNDN

phải nộp = Thu nhậptính thuế x thuế TNDNThuế suất

Trang 6

Việc đổi mới chính sách thuế theo hướng ưu đãi, khuyến khích đầu tư nói chung và đầu tư nước ngoài nói riêng trong thời gian qua đã góp phần khơi thông nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam Thuế suất hợp lý sẽ giúp doanh nghiệp có thêm động lực đầu

tư, có thêm lợi nhuận, khi đó doanh nghiệp cũng bớt phụ thuộc vào vốn vay ngân hàng Doanh nghiệp hoạt động hiệu quả cũng sẽ thực hiện tốt nghĩa vụ thuế với Nhà nước

Thực tế, số doanh nghiệp gặp khó khăn buộc phải tạm ngừng hoạt động trong thời gian gần đây chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và vừa Việc giảm thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là cần thiết để giúp doanh nghiệp vơi bớt khó khăn, giảm gánh nặng về thuế

dù có thể sẽ làm giảm nguồn thu của ngân sách nhà nước Tuy nhiên phần giảm thu này

sẽ tăng tương ứng phần vốn của doanh nghiệp Doanh nghiệp có thêm nguồn lực tài chính

để mở rộng sản xuất kinh doanh, đồng thời giảm chi phí trả lãi tiền vay, từ đó giảm giá thành, chi phí sản xuất kinh doanh, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh, thu hút đầu tư

6.2. Tác động của thuế thu nhập doanh nghiệp đối với tài trợ :

6.2.1. Tác động của thuế thu nhập doanh nghiệp đối với chủ sở hữu vốn của các

doanh nghiệp chịu thuế :

Vốn chủ sở hữu bao gồm: Vốn điều lệ, thặng dư vốn cổ phần, lợi nhuận giữ lại Lợi nhuận giữ lại được lấy từ nguồn thu nhập hàng năm của doanh nghiệp Nếu doanh nghiệp chi trả cổ tức, cổ đông sẽ phải chịu một khoản thuế trong khi lợi nhuận giữ lại sẽ tạo ra một khoản lời trên vốn cổ đông nhưng họ không phải nộp thuế cho đến khi khoản lời được hiện thực (bán cổ phiếu, chia cổ tức) Do đó, các doanh nghiệp có xu hướng giữ lại lợi nhuận Tuy nhiên việc giữ lại lợi nhuận còn bị ảnh hưởng bởi thuế suất của nhà đầu tư

Những nhà đầu tư chịu mức thuế suất biên thấp có khuynh hướng đánh giá cổ tức tương đối cao, họ có xu hướng đầu tư vào các doanh nghiệp có tỷ lệ chi trả cổ tức cao

Những nhà đầu tư có thuế suất biên cao có khuynh hướng đầu tư vào doanh nghiệp không chi trả cổ tức

Trang 7

Những nhà đầu tư không chịu thuế sẽ đầu tư vào doanh nghiệp chi trả toàn bộ cổ tức

1.2.2. Tác động của thuế thu nhập doanh nghiệp đến lãi suất đối với doanh

nghiệp tài trợ bằng nợ vay:

Nợ vay là một trong hai nguồn vốn quan trọng của doanh nghiệp bên cạnh vốn chủ

sở hữu Doanh nghiệp có thể vay mượn vốn từ các định chế tài chính như ngân hàng, hoặc thông qua phát hành trái phiếu

Ở hầu hết các nước, luật thuế đều cho phép doanh nghiệp khấu trừ khoản trả lãi tiền vay ra khỏi thu nhập chịu thuế của công ty Do đó, thuế đã tạo ra tấm lá chắn thuế, khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng nguồn tài trợ từ nợ vay

Tuy nhiên, mỗi doanh nghiệp đều hướng tới một cấu trúc vốn tối ưu trong đó chỉ

sử dụng một tỷ lệ nợ vay nhất định do các nguyên nhân sau:

Khi sử dụng nợ vay, định kỳ doanh nghiệp phải tạo ra thu nhập để thanh toán nợ

và lãi vay cho chủ nợ, trong khi tài trợ vốn cổ phần không tạo ra áp lực này Với vốn cổ phần doanh nghiệp có thể chi trả cổ tức trong điều kiện tài chính dồi dào, hoặc không chi trả trong những điều kiện khó khăn Khi sử dụng nợ vay, nếu doanh nghiệp không trả được nợ thì nguy cơ rất lớn dẫn đến phá sản

Vấn đề “người đại diện”: các chủ nợ luôn nhận được phần lãi cố định khi tài trợ cho doanh nghiệp Tuy nhiên, đối với các doanh nghiệp có tỷ lệ nợ vay cao, rủi ro phá sản sẽ tăng lên Do đó, rủi ro thu hồi vốn và lãi của chủ nợ tăng, nên chủ nợ chỉ chấp nhận tài trợ trong một phạm vi nhất định Ngoài ra, khi vay nợ tăng lãi suất nợ vay cũng

sẽ tăng lên, lợi nhuận tạo ra không đủ bù đắp chi phí lãi vay cũng làm doanh nghiệp cân nhắc đến tỷ lệ tài trợ nợ

6.3 Tác động của thuế thu nhập doanh nghiệp đối với công ty đa quốc gia :

Các công ty đa quốc gia với đặc điểm là tổ chức mạng lưới các công ty con rộng khắp toàn cầu Các công ty con ở nước ngoài được xem như một doanh nghiệp tách bạch

về mặt luật pháp đối với công ty mẹ

Trang 8

6.3.1 Chính sách thuế giữa công ty con và công ty mẹ:

Công ty mẹ sẽ được nhận phần lợi nhuận của công ty con ở nước ngoài chuyển về theo dạng cổ tức Tùy theo hiệp định tránh đánh thuế trùng hai lần hoặc chính sách giữa các quốc gia thì việc đánh thuế thu nhập doanh nghiệp đối với công ty con ở nước ngoài

có thể được hoãn Nếu thuế mà công ty con phải chịu lớn hơn thuế suất tại công ty mẹ thì lợi nhuận này khi chuyển về cho công ty mẹ sẽ không chịu thuế suất lần hai Tuy nhiên, nếu thuế suất công ty con phải chịu nhỏ hơn thuế suất tại công ty mẹ thì các công ty đa quốc gia có xu hướng giữ lại lợi nhuận tại công ty con mà không chuyển về cho công ty mẹ

6.3.2 Chính sách thuế giữa các công ty con với nhau::

Tổng thu nhập và chi phí của một công ty đa quốc gia được phân bổ cho các hoạt động của nó ở một quốc gia sẽ khó xác định cụ thể là bao nhiêu Về bản chất, các hoạt động ở trong nước và ở nước ngoài đều được xem xét như những doanh nghiệp tách biệt trong kinh doanh Lợi tức chịu thuế của mỗi pháp nhân được tính toán bằng cách lấy doanh số bán hàng trừ đi các chi phí của riêng chúng Do đó, các công ty đa quốc gia sẽ

có xu hướng phân phối các chi phí lớn đến các nước có thuế suất cao, khi đó lợi nhuận giảm sẽ làm giảm lượng thuế phải đóng Ngược lại thu nhập sẽ được phân phối đến các nước có thuế suất thấp, nhằm tối đa hóa lợi ích thu được Đây chính là vấn đề “chuyển giá”

6.3 Tác động của thuế thu nhập doanh nghiệp lên tiền lương, tiền công của người lao động:

Thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ có ảnh hưởng gián tiếp rất lớn đến thu nhập từ tiền lương tiền công của người lao động ở các tổ chức kinh tế thông qua các tác động lên việc sử dụng nguồn thu nhập và phân phối lại thu nhập của doanh nghiệp Và từ những tác động gián tiếp này sẽ ảnh hưởng đến thu nhập của người lao động

Khi giảm thuế thu nhập, doanh nghiệp sẽ có vốn để tăng đầu tư, mở rộng sản xuất và gia tăng giá trị cho xã hội, tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho xã hội, người lao động thì được tăng lương Trường hợp tăng thuế thu nhập thì nó sẽ có tác động ngược lại

Trang 9

Chính việc giảm thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ giúp các doanh nghiệp tăng lợi nhuận, sau đó doanh nghiệp sẽ sử dụng nguồn thu nhập chênh lệch này vào mục đích tái đầu tư sản xuất, đồng thời sẽ có tác động tích cực đến thu nhập của người lao động

Việc gia tăng đầu tư sẽ làm gia tăng cầu lao động và mức lương cân bằng trong nước sẽ tăng Khi sản lượng quốc gia tiến đến sản lượng tiềm năng, xã hội sẽ đạt mức toàn dụng về lao động Các doanh nghiệp phải nâng tiền lương cao hơn để thu hút lao động cho doanh nghiệp mình Mặt khác khi nền kinh tế trong giai đoạn tăng trưởng, vì muốn ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh nên các doanh nghiệp buộc phải thực hiện chính sách tiền lương hiệu quả để giữ người lao động

Tóm lại việc tăng hay giảm thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ có tác động đến tiền lương tiền công của người lao động thông qua hai cơ chế: nguồn thu nhập từ lương và sử dụng thu nhập của các doanh nghiệp

Trang 10

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM

1 Khái quát về tiến trình cải cách thuế TNDN ở Việt Nam:

Hệ thống chính trị ổn định, Đảng và nhà nước quyết tâm đổi mới chính sách và kiện toàn hệ thống tài chính – tiền tệ nhằm thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng bền vửng Ở Việt Nam, từ ngày 01/10/1990, Luật Thuế lợi tức đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá VIII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 30 tháng 6 năm 1990 có hiệu lực thi hành, theo đó tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế có lợi tức từ các hoạt động sản xuất, xây dựng, vận tải, thương nghiệp, ăn uống, dịch vụ và hoạt động kinh doanh khác trên lãnh thổ Việt Nam (gọi chung là cơ sở kinh doanh) đều phải nộp thuế lợi tức theo quy định của Luật này

Luật số 03/1997/QH9 ngày 10/05/1997 của Quốc hội đánh dấu sự ra đời của Luật thuế Thu nhập doanh nghiệp ở Việt Nam: Cùng với công cuộc cải cách thuế bước I năm

1990, Luật thuế lợi tức đã được ban hành Tuy nhiên sau một thời gian thực hiện, Luật thuế lợi tức dần dần bộc lộ nhiều nhược điểm và không còn phù hợp với tình hình kinh tế Việt Nam trong giai đoạn mới: giai đoạn mở rộng quan hệ hợp tác với các nước trong khu vực và trên thế giới Vì vậy, Luật thuế thu nhập doanh nghiệp đã được ban hành nhằm đảm bảo sự phù hợp với yêu cầu phát triển của nền kinh tế

Từ ngày 01/01/1999, Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá IX, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 10/5/1997 có hiệu lực thi hành, theo đó tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ (dưới đây gọi chung là cơ sở kinh doanh) có thu nhập đều phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, trừ đối tượng quy định tại Điều 2 của Luật này

Sau gần 5 năm thực hiện, Luật thuế thu nhập doanh nghiệp đã được sửa đổi, bổ sung nhằm đáp ứng kịp thời yêu cầu, đòi hỏi của thực tế lúc bấy giờ Do đó, tại kỳ họp thứ 3, Quốc hội khoá XI đã thông qua Luật thuế TNDN (sửa đổi) năm 2003 Mục tiêu của lần sửa đổi này là: Thống nhất điều chỉnh giữa đầu tư nước ngoài và đầu tư trong nước, tiếp tục ưu đãi theo hướng thuận lợi hơn trước nhằm tạo lập môi trường đầu tư hấp dẫn

Ngày đăng: 06/11/2017, 21:10

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w