Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 23 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
23
Dung lượng
292,66 KB
Nội dung
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - MÔN HỌC PHÂNTÍCH CHÍNH SÁCH THUẾ BÀI TIỂU LUẬN: PHÂNTÍCHTÁCĐỘNGCỦATHUẾTHUNHẬPCÁNHÂNĐỐIVỚITHUNHẬPTỪCHUYỂNNHƯỢNGBẤTĐỘNGSẢN GVHD :PGS.TS. Nguyễn Ngọc Hùng HVTH :Thái Vũ Thu Trang Lớp : Ngân hàng Đêm 6 – K20 TP.HCM, tháng 08 năm 2012 MỤC LỤC Trang LỜI MỞ ĐẦU Chương 1: TỔNG QUAN VỀ THUẾTHUNHẬPCÁNHÂN .2 1. Lịch sử hình thành và phát triển .2 2. Vai trò . 2 3. Đối tượng nộp thuế 4 4. Thunhập chịu thuế 5 5. Thuế suất . 6 6. Quản lý thuếthunhậpcánhân ở một số nước 9 Chương 2: TÁCĐỘNGCỦATHUẾTHUNHẬPCÁNHÂNĐỐIVỚITHUNHẬPTỪCHUYỂNNHƯỢNGBẤTĐỘNGSẢN .11 1 Chính sách thuếthunhậpcánhân tại Việt Nam .11 1.1 Lý do ban hành 11 1.2 Hệ quan điểm 12 2 Chính sách Thuếthunhậpcánhânđốivớithunhậptừchuyểnnhượngbấtđộngsản tại Việt Nam . 13 2.1 Đối tượng chịu thuế 13 2.2 Đối tượng miễn thuế .13 2.3 Mức thuế TNCN tính trên thunhậptừchuyểnnhượngbấtđộngsản 13 3. Tácđộngcủathuế TNCN đốivớithunhậptừchuyểnnhượngbấtđộngsản . 14 4. Những tồn tại cần hoàn thiện 15 Chương 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH THUẾ TNCN ĐỐIVỚITHUNHẬPTỪCHUYỂNNHƯỢNG BĐS TẠI VIỆT NAM 20 KẾT LUẬN DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Phântíchtácđộngcủathuếthunhậpcánhânđốivớithunhậptừchuyểnnhượngbấtđộngsản -1/21- LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do nghiên cứu đề tài: Chặng đường gần 20 năm hình thành và phát triển của thị trường bấtđộngsản (BĐS) Việt Nam đã có ảnh hưởng tích cực nhiều mặt đến sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; thu hút nhiều nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước; góp phần chỉnh trang đô thị; tham gia kích cầu và từng bước cải thiện nhu cầu nhà ở cho nhân dân… Bên cạnh đó, thị trường BĐS ở nước ta còn bộc lộ nhiều hạn chế, phát triển thiếu lành mạnh và không bền vững. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên mà nguyên nhân quan trọng là chính sách thuế liên quan đến BĐS, trong đó có chính sách thuếthunhậpcánhân (TNCN) đốivớichuyểnnhượng BĐS áp dụng ở nước ta hiện nay còn nhiều bất cập, chưa thể hiện được vai trò điều tiết củathuế trong nền kinh tế thị trường, hiện tượng lách thuế, trốn thuế còn phổ biến gây thất thu cho ngân sách nhà nước. Như chúng ta đã biết Nhà nước sử dụng thuế làm công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế, điều hòa thu nhập, thực hiện công bằng xã hội và là công cụ chủ yếu huy động nguồn lực vật chất cho Nhà nước. Đốivới thị trường BĐS, một thị trường còn non trẻ, phát triển chưa đồng đều, hiện tượng “sốt giá”, “đóng băng” thường xuyên xảy ra có tính chất chu kỳ, tạo ra nhiều rủi ro tiềm ẩn cho thị trường BĐS nói riêng, nền kinh tế nói chung. Vì vậy, hoàn thiện chính sách thuế TNCN đốivớichuyểnnhượng BĐS trong giai đoạn hiện nay là thực hiện quản lý và điều tiết của nhà nước đốivới thị trường BĐS, tạo tiền đề quan trọng cho thị trường BĐS phát triển bền vững. Vì lý do đó, bài nghiên cứu này nhằm mục tiêu chính là hoàn thiện chính sách thuế TNCN đốivớichuyểnnhượng BĐS nhằm phát triển thị trường BĐS Việt Nam lành mạnh, bền vững, đồng thời tăng thu ngân sách nhà nước. 2. Mục tiêu nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của đề tài nhằm vào việc phân tích, đánh giá tácđộng và những tồn tại của chính sách thuế TNCN đốivớithunhậptừchuyểnnhượng BĐS trong thời gian qua. Từ đó tìm ra những biện pháp để giải quyết những hạn chế của chính sách và góp phần xây dựng những giải pháp phù hợp để hoàn thiện chính sách thuế nhằm đáp ứng những yêu cầu của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. 3. Phạm vi nghiên cứu Để đạt được mục tiêu nêu trên, bài nghiên cứu tập trung hướng đến các mục tiêu cụ thể sau: Chương I: Những vấn đề cơ bản về thuế TNCN. Chương II: Tácđộngcủathuế TNCN đốivớithunhậptừchuyểnnhượng BĐS tại Việt Nam Chương III: Giải pháp hoàn thiện chính sách thuế TNCN đốivớichuyểnnhượng BĐS tại Việt Nam Do còn hạn chế về mặt thời gian và kiến thức nên đề tài không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong ý kiến đóng góp của thầy để đề tài được hoàn chỉnh hơn. Phântíchtácđộngcủathuếthunhậpcánhânđốivớithunhậptừchuyểnnhượngbấtđộngsản -2/21- Chương 1: TỔNG QUAN VỀ THUẾTHUNHẬPCÁNHÂN 1. Lịch sử hình thành và phát triển Thuế TNCN (TNCN) là loại thuế đánh vào thunhậpcủa một cánhân tại thời điểm thunhập mà không tính đến mục đích sử dụng củacánhânđốivới các thunhập đó (Michel Bouvier- Nhập môn Luật thuế đại cương và lý thuyết thuế - 2005) Mặc dù trong thời kỳ trung cổ, ở một số thành phố ở Italia, người ta cũng đã tiến hành đánh thuếđốivớithunhậpcủa các cá nhân, nhưng thuế TNCN, về bản chất, là một loại thuế hiện đại, chỉ ra đời khi xã hội loài người đã có một số điều kiện kinh tế cơ bản như: có nền kinh tế tiền tệ, có việc thanh toán qua tài khoản và các khái niệm về hóa đơn, chi phí và lợi nhuận đã được xã hội thừa nhận và đưa vào sử dụng rộng rãi. Đạo luật thuếthunhập đầu tiên theo đúng bản chất được William Pitt thi hành ở Anh Quốc vào năm 1799 để trang trải cho cuộc chiến tranh với Napoleon. Sau một vài lần áp dụng các loại thuếthunhập tạm thời, đến năm 1874, thuế TNCN đã được áp dụng lâu dài tại nước này. Đạo luật thuếthunhập đầu tiên ở Hoa Kỳ được ban hành vào năm 1864 trong cuộc nội chiến nhưng bị tạm dừng thu vào năm 1872 vì bị cho là trái với Hiến pháp do thu trực tiếp đốivới người dân dẫn đến việc các bang có số dân khác nhau phải nộp số thuế khác nhau. Việc thông qua Hiến pháp sửa đổi lần thứ 16 vào năm 1913 đã đặt cơ sở pháp lý cho việc áp dụng thuếthunhập đánh dấu bước chuyển biến trong cơ cấu thuế ở Hoa Cho đến nửa cuối thế kỷ 19, luật thuế TNCN đã trở nên phổ biến trên thế giới với hàng loạt các nước Châu Âu cũng như Australia, New Zealand, Nhật Bản đưa ra các đạo luật về thuế TNCN của mình. Trong thời kỳ mới ban hành, các Chính phủ thường đánh thuế vào đối tượng dễ đo lường được như đánh trên đất đai, tài sản, hàng hoá hữu hình…. Tuy nhiên, qua quá trình phát triển về kinh tế, xã hội của từng nước, thuế TNCN cũng đã có những thay đổi cho phù hợp hơn, thực hiện được những mục tiêu mà mỗi nhà nước đặt ra khi áp dụng loại thuế này. Cho đến nay, thuếthunhập các nhân đã trở nên một loại thuế phổ biến, được áp dụng ở gần 180 nước trên thế giới với những thay đổi nhất định về phương thức đánh thuế. 2. Vai trò 2.1 Vai trò kinh tế Có thể thấy rằng, thuế TNCN thường đóng vai trò quan trọng trong hệ thống thuếcủa một nước. Một mặt, nguồn thutừ việc thuthuế TNCN góp một phần lớn vào tổng nguồn thu ngân sách quốc gia, mặt khác, thuế TNCN còn được sử dụng như một công cụ để điều tiết nền kinh tế. Ở nhiều nước, nguồn thutừthuế TNCN được xem là một phần quan trọng của ngân sách. Thông thường, tỷ lệ của nguồn thu này trên GDP hàng năm vào khoảng xấp xỉ 10% và trên tổng nguồn thutừthuế vào khoảng 25%. Đặc biệt ở một số nước như Đan Mạch, New Zealand, Australia nguồn thutừthuế TNCN có vai trò chủ chốt đốivới ngân sách quốc gia. Vào năm 2005, ở Đan Mạch, thutừthuế TNCN chiếm 53% tổng lượng thuếthu được và chiếm trên 25% tổng thu ngân sách. Điều đáng chú ý là nguồn thutừthuế TNCN ở các nước đang phát triển chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn thu ngân sách. Chẳng hạn, trong khu vực Đông Nam Á với nhiều quốc gia ở Phântíchtácđộngcủathuếthunhậpcánhânđốivớithunhậptừchuyểnnhượngbấtđộngsản -3/21- diện đang phát triển, nguồn thutừthuếthunhập chỉ chiếm trung bình 2.1% tổng số thu ngân sách của các nước Ngoài tácđộng làm tăng nguồn thu ngân sách quốc gia, đến cuối những năm 1970, thuế TNCN còn có một vai trò mới là nhằm điều tiết, định hướng sự phát triển kinh tế với sự xuất hiện của cơ chế đánh thuếthunhậpthuế suất kép. Đây là cơ chế đánh thuế TNCN với các mức suất khác nhau đốivớithunhập do sức lao động đưa lại và thunhập do đầu tư vốn đưa lại. Khi một nước áp dụng mức thuế suất cao đốivớithunhậptừ việc đầu tư vốn, có thể sẽ làm hạn chế nguồn vốn đầu tư vào nền kinh tế, làm cho nền kinh tế phát triển chậm lại theo ý muốn của Chính phủ. Hoặc ngược lại, việc miễn hoặc giảm thuế TNCN đốivới một khoản đầu tư nào đó sẽ làm khuyến khích các nguồn vốn đầu tư vào lĩnh vực này. Đây là kinh nghiệm của Thái Lan trong năm 2006. Để khuyến khích người dân Thái đầu tư vào thị trường chứng khoán, nước này đã áp dụng chính sách miễn thuếthunhập cho những giao dịch đứng tên cá nhân. 2.2 Vai trò điều tiết Xã Hội Trước hết, luật thuế TNCN phân phối lại của cải, thunhập trong xã hội. Trong bối cảnh nền kinh tế của các nước ngày càng phát triển, sự cách biệt giàu – nghèo ngày càng lớn thì việc áp dụng thuế TNCN là một giải pháp hữu hiệu, góp phần thực hiện chức năng xã hội của nó. Điều này thể hiện ở những điểm như: - Cơ cấu thuế suất thường mang tính chất luỹ tiến, nghĩa là người có thunhập cao thì phải chịu thuế cao hơn người có thunhập thấp; - Thuế TNCN thường được thiết kế để đảm bảo những người có thunhập thấp thực sự sẽ không phải chịu ảnh hưởng củathuế TNCN. Để thực hiện điều đó, nhà nước đưa ra quy định trong hệ thống thuế về ngưỡng tính thuế và số tiền miễn thuế. Như vậy, nếu những cánhân có thunhập chưa đến ngưỡng phải chịu thuế sẽ không phải nộp thuế. Chính những đặc điểm này làm cho Luật thuế TNCN được xem như là công cụ phù hợp để giảm bớt sự nghèo đói. Thứ hai, việc đánh thuếđốivớicánhân được thiết kế phù hợp với khả năng đóng góp và có xem xét đến hoàn cảnh cánhâncủa người nộp thuế. Ở một số quốc gia, luật thuế TNCN thường đánh vào tất cả các khoản thunhậpcủa người nộp thuế mà không xét đến thunhập đó đến từ đâu, ở chỗ nào và mục đích sử dụng chúng ra sao. Tuy nhiên, hiện nay có một xu hướng thống nhất là hoàn cảnh gia đình củacánhân người nộp thuế sẽ được xem xét để chiết giảm khoản thuế phải nộp. Thứ ba, thuế TNCN làm tăng ý thức của công dân trong việc giám sát nguồn chi tiêu ngân sách của Chính phủ. Thuế TNCN là một loại thuế trực thu. Khác với các loại thuế gián thu khác, qua thuế trực thu người dân sẽ biết rõ ai là người nộp thuế và ý thức được vai trò của mình đốivới nguồn thu ngân sách của quốc gia. Bằng cách nộp thuế để nuôi sống nhà nước, người đóngthuế thể hiện quyền lực của mình đốivới nhà nước: nhà nước do dân (dân bầu ra nhà nước), của dân (dân nuôi nhà nước), vì thế, phải phục vụ dân (vì dân). Từ đó, người dân sẽ có ý thức hơn đến việc giám sát các nguồn chi tiêu của Chính phủ vớitư cách là một khách hàng giám sát việc sử dụng chi phí của mình đã trả (qua thuế) cho các dịch vụ công do Nhà nước thực hiện. Về vấn đề này, Giáo sư Michel Bouvier đã nhận xét: Thuế ngày càng thể hiện giống như là hình thức trả giá cho dịch vụ được các tổ chức thụ hưởng thuế cung cấp hơn là biểu hiện của mối tương trợ đoàn kết hay thực hiện nghĩa vụ xã hội. Về phầnPhântíchtácđộngcủathuếthunhậpcánhânđốivớithunhậptừchuyểnnhượngbấtđộngsản -4/21- mình, người nộp thuế lưu tâm hơn đến vấn đề sử dụng tiền thuếcủa Nhà nước. Bản thân họ tự coi mình là một khách hàng nhiều hơn là người sử dụng tài sản công. 3. Đối tượng nộp thuế 3.1 Dựa trên phương pháp kê khai thuthuế Có hai cách xác định đối tượng nộp thuế là dựa trên các cánhân nộp thuế và có theo hộ gia đình nộp thuế. Theo cá nhân: Cách thuthuế hoàn toàn theo từng cánhân nộp thuế là cách thức quy định từng đối tượng nộp thuế phải kê khai thunhập và đóngthuế theo từng cá nhân. Cách thức này được áp dụng phổ biến ở Anh, Nhật, Thụy Điển, các nước Châu Phi, các nước Đông Âu và các nước thuộc Liên Xô cũ, Ưu điểm của cách thức này là đơn giản, dễ thực hiện, đảm bảo thu kịp thời vào ngân sách Nhà nước. Nhưng có nhược điểm là chưa đảm bảo yêu cầu phân phối lại thunhập quốc dân qua thuế sao cho có hiệu quả và đáp ứng được sự công bằng xã hội và nhất là đốivới những cánhân có nhiều khẩu ăn theo. Tuy nhiên, để đáp ứng yêu cầu đảm bảo công bằng xã hội, hiện nay phương pháp thuthuế theo cánhân cũng đề cập yếu tố gia đình bằng cách trước khi xác định thunhập chịu thuếcủacánhân thì cánhân sẽ được trừ chi phí cho bản thân, chi phí nuôi con, nuôi bố mẹ già . (gọi chung là chiết trừ gia cảnh – xem các phần dưới). Về chi phí nuôi con, tuỳ chính sách xã hội của từng nước là khuyến khích hay không khuyến khích gia đình nhiều con mà mức trừ sẽ cho trừ nhiều hay ít. Tuy nhiên, cách thức chiết trừ này dễ dẫn tới hiện tượng lợi dụng quy định khấu trừ cho con hoặc bố mẹ mà kê khai khấu trừ hai nơi. Khắc phục tình trạng này, một số nước đã yêu cầu mọi người thuộc diện kê khai khấu trừ phải kê mã số nhận dạng cá nhân, qua đó cơ quan thuế sẽ phát hiện cánhân nào được kê khai hai nơi. Theo hộ gia đình: Cách thức thuthuế theo hộ gia đình là cách thức thu cho phép những người trong một hộ gia đình (có quan hệ hôn nhân hoặc huyết thống) được kê khai theo tổng thunhậpcủa hộ gia đình và sau đó khoản thunhập này được chia cho mọi người trong đó có cả người không có thu nhập. Các khoản thunhập này sau đó sẽ được tính thuế cho từng suất và từng suất thuế lại nhânvới số suất để xác định số thuế phải nộp. Cách thứ hai được áp dụng ở Pháp, Hà Lan Ví dụ ở Cộng hòa Pháp, đối tượng cư trú ở Pháp được kê khai nộp thuế theo hộ thuế. Hộ thuế bao gồm người nộp thuế và người nuôi dưỡng. Người nộp thuế có thể là các cánhân độc thân (vẫn được coi là một hộ thuếvới một suất thuế) hoặc những người trong hộ gia đình (có quan hệ hôn nhân hoặc huyết thống) có thunhậpđóng thuế. Người nuôi dưỡng là các con chưa đến tuổi thành niên, người tàn tật . trong hộ gia đình. Việc tính thuế theo hộ gia đình phải quy đổi từng thành viên trong hộ gia đình thành các suất thuế. Pháp quy định tính suất thuế cho mỗi gia đình như sau: Độc thân, Vợ chồng 1 suất; Không có người phải nuôi dưỡng 2 suất; Có 1 người phải nuôi dưỡng 2,5 suất; Có 2 người phải nuôi dưỡng 3 suất; Có 3 người phải nuôi dưỡng 4 suất; Có trên 3 người phải nuôi dưỡng Cộng thêm 1 suất cho mỗi người Phântíchtácđộngcủathuếthunhậpcánhânđốivớithunhậptừchuyểnnhượngbấtđộngsản -5/21- Sau khi xác định thunhậpcủa mỗi suất thuế, áp dụng biểu thuế luỹ tiến từng phần để tính số thuế phải nộp và lại nhânvới số lượng suất thuế để xác định tổng số thuế phải nộp trong năm của gia đình đó. Các chuyên gia cho rằng cách thức thuthuế theo hộ gia đình công bằng hơn về mặt đạo đức xã hội nhưng không kịp thời vì mỗi gia đình đều phải có ít nhất hai người trở lên. Ðã có nhiều người thì sẽ có nhiều khoản thunhập khác nhau, do đó phải mở sổ sách kế toán, theo dõi từng nguồn thunhập và phải đối chiếu với nơi phát sinh thu nhập. Quy định này chỉ được thực hiện tốt với điều kiện là gia đình ổn định. Do cách tính và thực thi phức tạp như vậy nên có rất ít nước áp dụng phương thức thuthuế theo cách này. 3.2 Dựa trên sự phân biệt đối tuợng cư trú và không cư trú Thuế TNCN là một trong những sắc thuế có diện áp dụng rộng nhất trong số các sắc thuếđóng góp vào nguồn ngân sách nhà nước. Thuế TNCN không chỉ điều chỉnh đốivớicánhân là công dân của nước đó mà còn điều chỉnh đốivớicả những cánhân nước ngoài sinh sống và làm việc trên lãnh thổ của quốc gia đó dựa trên sự phân biệt đối tượng cư trú và đối tượng không cư trú. Thông thường, pháp luật các nước xác định đối tượng cư trú là những người cư trú ở nước đó trong một khoảng thời hạn nhất định (thường là một năm). Chẳng hạn, theo pháp luật Nhật Bản, đối tượng cư trú là những người đã sống từ lâu hay đã và đang định cư tại Nhật Bản trong một một thời gian liên tục từ 1 năm trở lên. Hàn Quốc và Trung Quốc cũng có quy định tương tự. Nhìn chung, pháp luật các nước quy định đối tượng cư trú phải chịu thuế trên toàn bộ thunhập toàn cầu của mình nghĩa là toàn bộ thunhậpcủa người nộp thuế bị đánh thuế tại các nước cư trú bất kể thunhập đó kiếm được ở đâu. Chẳng hạn, pháp luật của Trung Quốc quy định đối tượng cư trú ở Trung Quốc phải nộp thuếđốivới toàn bộ thunhậpcủa người đó nhận được từ trong và ngoài nước Trung Quốc. Ngược lại, đối tượng không cư trú thường được quy định là những người cư trú tại nước sở tại trong thời hạn dưới 1 năm. Các đối tượng này thường không phải nộp thuếđốivới những thunhập không có nguồn gốc tại nước sở tại. Ví dụ, pháp luật của Hàn Quốc quy định những đối tượng không cư trú chỉ phải chịu thuếđốivới khoản thunhậpnhận được có nguồn gốc từ Hàn Quốc. Ngoài ra, cũng có những nước không có sự phân biệt giữa đối tượng cư trú và đối tượng không cư trú trong việc xác định khoản thunhập chịu thuế. Chẳng hạn, ở Malaysia, Singapore, Hồng Kông, cảđối tượng cư trú và đối tượng không cư trú đều không phải chịu thuếđốivới các khoản thunhập có từ nước ngoài (đánh thuế trên cơ sở lãnh thổ). Ngược lại, pháp luật của Thái Lan lại quy định cảđối tượng cư trú và đối tượng không cư trú đều phải chịu thuếđốivới các thunhậpcủa mình mà không phụ thuộc vào việc thunhập đó phát sinh trong hay ngoài Thái Lan. 4. Thunhập chịu thuế Xuất phát từ sự khác nhau trong việc xác định nguyên tắc đánh thuế nên các loại thunhập chịu thuế giữa các quốc gia cũng có sự khác nhau. Một loại thunhập nào đó có thể thuộc diện thunhập chịu thuếcủa quốc gia này nhưng đốivới quốc gia khác nó lại là thunhập thuộc diện được miễn thuế… Hoặc cũng có trường hợp một khoản thunhập ở nước này có thể bị đánh thuế theo loại thuế này nhưng ở nước khác có thể phải chịu thuế theo loại thuế khác. Ví dụ, thunhậptừ kinh doanh của một cánhân bị đánh thuế tại nhiều quốc gia theo quy định của Luật thuế TNCN nhưng tại một số quốc gia khác lại bị áp dụng theo luật thuếthunhậpcủa công ty hoặc thuếthunhậptừ việc chuyểnnhượng tài sản. Phântíchtácđộngcủathuếthunhậpcánhânđốivớithunhậptừchuyểnnhượngbấtđộngsản -6/21- Tuy nhiên, có thể khái quát các loại thunhập chịu thuế TNCN theo thông lệ pháp luật của các nước trên thế giới gồm: - Thunhập kinh doanh - Thunhập làm công - Thunhậptừ đầu tư (kể cả tiền lãi cổ phần, tiền lãi vay); Ngoài ra còn có các yếu tố thunhập khác, thường xuất hiện trong một luật thuế TNCN là: - Tiền lương hưu và các khoản tiền bảo hiểm; - Các khoản thanh toán bảo hiểm xã hội; - Thunhậptừ việc nắm giữ cổ phần; - Thunhậpchuyểnnhượng tài sản * Cụ thể về thunhập chịu thuế ở một số quốc gia như sau: Luật thuế TNCN của Nhật Bản xác định thunhập chịu thuế là khoản thunhập không cho phép chiết khấu. Các khoản thunhậpcủacánhân thuộc diện tính thuế được xác định gồm: (i) Thunhậptừ các nguồn tiền lợi tức; (ii) Thunhậptừ tiền lãi cổ phần; (iii) Thunhập do buôn bán BĐS; (iv) Thunhậptừ các hoạt động kinh doanh; (v) Thunhậptừ công việc lao động; (vi) Thunhậptừ các khoản hưu trí; (vii) Thunhậptừ buôn bán gỗ; (viii) Các khoản thunhậptừ các khoản vốn; (ix) Các khoản thunhậpbất thường; (x) Các khoản thunhập khác; Ở Trung Quốc, thunhập chịu thuế được quy định gồm 11 loại: (i) Thunhậptừ tiền công tiền lương; (ii) Thunhập về sản xuất kinh doanh của hộ công thương cá thể; (iii) Thunhập về kinh doanh nhận khoán đốivới doanh nghiệp và đơn vị sự nghiệp (gọi tắt là cánhân hành nghề độc lập); (iv) Thunhập về thù lao dịch vụ; (v) Thunhập về nhuận bút; (vi) Thunhập về chi phí sử dụng quyền đặc biệt; (vii) Thunhập về cho thuê tài sản; (viii) Thunhập về chuyểnnhượng tài sản; (ix) Thunhập về lãi tiền vay, cổ tức, hoa hồng; (x) Thunhập ngẫu nhiên; (xi) Các thunhập khác mà ngành tài chính xác định phải chịu thuế. 5. Thuế suất Có 3 phương thức xác định thuế suất cơ bản trong việc đánh thuế TNCN là: Hệ thống thuế suất lũy tiến, hệ thống thuế suất cố định, hệ thống thuế suất kép 5.1 Hệ thống thuế suất lũy tiến Phântíchtácđộngcủathuếthunhậpcánhânđốivớithunhậptừchuyểnnhượngbấtđộngsản -7/21- Hệ thống thuế suất lũy tiến là cách đánh thuế lũy tiến đốivới toàn bộ thunhậpcủacánhân chịu thuế không kể là nguồn thutừthunhập kinh doanh, thunhập làm công hay từthunhập đầu tư. Cơ sở của việc đánh thuế này là cố gắng duy trì sự công bằng theo cả chiều dọc lẫn chiều ngang, theo đó những người có mức thunhập ngang nhau sẽ phải đóng mức thuế bằng nhau; những người có mức thunhập cao hơn sẽ phải đóng mức thuế cao hơn. Hơn thế nữa, hệ thống thuế suất này sẽ hạn chế được hiện tượng chuyển lợi nhuận từ dạng này sang dạng khác để tránh thuế. Ví dụ, nếu đánh thuếthunhậpvới các mức thuế suất khác nhau thì đối tượng nộp thuế có thể chuyển dạng thunhậptừ làm công (chịu mức thuế suất cao) sang thunhậptừ đầu tư (chịu mức thuế thấp hơn). Tuy nhiên, việc áp dụng hệ thống thuế suất lũy tiến toàn diện có khả năng phải chịu mức chi phí tuân thủ và chi phí thực thi cao. Thêm nữa, việc áp dụng thuế suất lũy tiến sẽ dẫn đến tình trạng có sự phân biệt về thuế phải đóngđốivới các nguồn thunhập khác nhau. Điều này có thể làm giảm mong muốn làm những công việc có tính thời vụ hoặc làm giảm ý định tiết kiệm và đầu tư. Trên thực tế, vì những hạn chế này mà hiện tại rất ít nước áp dụng hệ thống thuế suất toàn diện. Theo báo cáo của Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (viết tắt là OECD) thì không một nước nào trong khối OECD hoàn toàn áp dụng chế độ thuế suất này. Các nước đều có những thuế suất đặc biệt cho từng loại thunhập nhất định như thunhập do đầu tư, thunhậptừ lương hưu. 5.2 Hệ thống thuế suất cố định Hệ thống thuế suất cố định là phương pháp đánh thuếvớithuế suất cố định đốivới tất cả các loại thunhập không phân biệt đó là thunhậptừ làm công, đầu tư hay kinh doanh. Cách thức đánh thuế này có ưu điểm là đơn giản, dễ quản lý làm giảm chi phí tuân thủ và chi phí thực hiện khi thu thuế. Tuy nhiên, nó sẽ không bảo đảm được sự san sẻ gánh nặng thuế giữa các đối tượng có mức đánh thuế khác nhau. Hệ thống thuế này phổ biến ở một số nước Đông Âu. Năm 2001, Nga bắt đầu áp dụng cách thức đánh thuế này với mức thuế 13% đốivới tất cả các khoản thu nhập. Việc thay thế hệ thống thuế suất lũy tiến bằng một mức thuế cố định đã làm đơn giản hóa hệ thống luật thuế và làm cho người dân Nga dễ dàng tuân thủ hơn và người giàu ở Nga cũng đã tránh được một khoản thuếthunhập lớn so với trước đây. Đi cùng với việc ấn định mức thuế cố định, Nga còn tiến hành cải cách hệ thống thuthuế để bảo đảm việc thuthuế có hiệu quả hơn. Chính vì vậy, sau khi tiến hành cải cách thuế, trong giai đoạn 2000 – 2001, mức thutừthuế TNCN ở Nga đã tăng lên khoảng 20% trên mức GDP. Vào năm 2004, Cộng hòa Slovakia cũng đã áp dụng hệ thống thuế suất cố định với mức thuế 19% chung cho các thunhậpcủacảcánhân và doanh nghiệp. Cùng với đó là việc hạn chế các khoản miễn, giảm thuế nhưng lại tăng mức thunhậpbắt đầu đánh thuế. Quá trình cải cách này đã làm cho hệ thống thuế ở Slovakia đơn giản và minh bạch hơn. Nó cũng tạo ra động lực khuyến khích đầu tư và cho các hoạt độngcủa doanh nghiệp. 5.3 Hệ thống thuế suất kép Hệ thống thuế suất kép áp dụng dạng thuế suất cố định đốivới các thunhậptừ đầu tư như đầu tư gián tiếp, lãi tiền cho vay, lợi tức cổ phần, chuyểnnhượng chứng khoán, chuyểnnhượng BĐS v v kết hợp với dạng thuế suất lũy tiến từng phầnđốivớiđốivớithunhậptừ làm công và thunhậptừ kinh doanh. Phântíchtácđộngcủathuếthunhậpcánhânđốivớithunhậptừchuyểnnhượngbấtđộngsản -8/21- Việc áp dụng hệ thống thuế suất này cho phép duy trì sự công bằng theo chiều ngang đốivới các thunhậptừ đầu tư và sự công bằng theo chiều dọc đốivới các thunhậptừ làm công và kinh doanh. Hơn thế nữa, mức thuế suất thấp đốivới các thunhậptừ đầu tư cho phép khuyến khích đầu tư trong nước, giảm việc chuyển vốn ra nước ngoài. Bên cạnh đó, hệ thống thuế lũy tiến đốivớithunhậptừ làm công và kinh doanh sẽ cho phép thực hiện được mục tiêu phân phối lại thu nhập. Tuy nhiên, hệ thống thuế suất kép có tính phức tạp, khó cho người dân trong việc tiếp cận và tìm hiểu về đạo luật thế. Ngoài ra, việc đánh thuếthunhập ở các mức thuế suất khác nhau có thể tạo điều kiện cho đối tượng chịu thuế cơ hội tránh thuế bằng cách chuyển mức thunhập ở phần phải chịu mức thuế cao đến mức phải chịu mức thuế thấp. Hệ thống đánh thuế theo thuế suất kép thường được áp dụng phổ biến ở nhiều nước với các mức thuế suất khác nhau. Cụ thể tại Hàn Quốc quy định biểu thuế luỹ tiến từng phần được áp dụng cho thunhập toàn cầu, thunhậptừ tài sản nhất thời và thunhậptừ rừng như sau: Bảng: Biểu thuếđốivớithunhập toàn cầu, thunhậptừ tài sản nhất thời và thunhậptừ rừng ở Hàn Quốc Thunhập chịu thuế (won) Thuế suất (%) Từ 0 đến 10.000 10 Trên 10.000 - đến 40.000 20 Trên 40.000 đến 80.000 30 Trên 80.000 40 Thuế suất luỹ tiến áp dụng đốivớithunhậptừchuyểnnhượng các tài sản khác được quy định như sau: Bảng: Biểu thuếđốivới các thunhậptừchuyểnnhượng tài sản ở Hàn Quốc Thunhập chịu thuế (won) Thuế suất (%) Từ 0 đến 30.000 10 Trên 30.000 - đến 60.000 40 Thunhậptừchuyểnnhượng cổ phiếu yết danh: chịu thuế theo thuế suất luỹ tiến đốivớithunhậptừchuyểnnhượng tài sản, trừ trường hợp cổ phiếu yết danh có thời gian nắm giữ ít nhất 1 năm và công ty phát hành cổ phiếu là các công ty vừa và nhỏ, áp dụng thuế suất 20%.