Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 16 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
16
Dung lượng
207,64 KB
Nội dung
Phântíchtácđộngcủathuếsửdụngđấtphinôngnghiệp MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 2 CHƯƠNG I : NỘI DUNG CỦA LUẬT THUẾ SỬ DỤNG ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP SỐ 48/2010/QH12 3 1.1 Sự cần thiết ban hành Luật thuế SDDPNN (thuế SDDPNN) 3 1.2 Nội dung chủ yếu của Luật thuế SDDPNN 3 1.2.1 Đối tượng chịu thuế 4 1.2.2 Đối tượng không chịu thuế 4 1.2.3 Người nộp thuế 4 1.2.4 Căn cứ tính thuế 5 1.2.5 Giá tính thuế 5 1.2.6 Thuế suất 6 CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG VIỆC ÁP DỤNG LUẬT SỬ DỤNG ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM 8 2.1 Tình trạng sử dụng các loại đất ở Việt Nam thời gian qua 9 2.2 Quá trình thực hiện Luật thuế SDDPNN trong thời gian qua 9 2.2.1 Mặt tích cực 9 2.2.2 Hạn chế 11 CHƯƠNG III : CÁC GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC VIỆC TÍNH THUẾ VÀ THU THUẾ SDDPNN 14 KẾT LUẬN 15 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 16 SVTH : Lý Tú Quỳnh 1 Lớp TCDN Đêm 1-K20 Phântíchtácđộngcủathuếsửdụngđấtphinôngnghiệp LỜI MỞ ĐẦU Quá trình mở cửa, hội nhập kinh tế trong khu vực tiến đến toàn cầu hóa nền kinh tế. Để bắt kịp quá trình này thì mỗi quốc gia phải liên tục có những cải tiến nhằm phù hợp và thích nghi với nền kinh tế toàn cầu. Trong đó thuế là một công cụ luôn được nhà nước sử dụng nhằm điều tiết nền kinh tế vĩ mô. Hệ thống thuế của Việt Nam sau khi gia nhập WTO đã có nhiều thay đổi tích cực trong những năm qua. Tình trạng sử dụng đất đai của Việt Nam trong những năm qua có khá nhiều thay đổi. Việc thay đổi mục đích sử dụng đất, tình trạng đầu cơ đất … gây khó khăn trong việc quản lý và thu thuế của Nhà nước. Luật đất đai năm 1993 sau 15 năm thực hiện đã không còn phù hợp với bối cảnh kinh tế hiện nay . Do đó ngày 17/06/2010, Quốc hội đã thông qua Luật số 48/QH12, ban hành Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp. Luật thuế mới ra đời nhằm Góp phần tăng cường quản lý nhà nước đối với việc sử dụng đất ở, đất xây dựng công trình, khuyến khích tổ chức, cá nhân sử dụng đất tiết kiệm, thực hiện chính sách ưu đãi của nhà nước đối với các đối tượng cần được hỗ trợ, gia đình chính sách, người có công; động viên sự đóng góp của người sử dụng đất vào ngân sách nhà nước, góp phần tạo nguồn thu cho ngân sách địa phương để thực hiện các nhiệm vụ chi của ngân sách địa phương… Với mong muốn được tìm hiểu sâu hơn về thuế sử dụng đất đai nên em đã chọn đề tài : “Phân tích tác động của Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp” để nghiên cứu. Đề tài này gồm 3 chương : Chương I : Nội dung của Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp số 48/ 2010/QH12 Chương II : Thực trạng việc áp dụng Luật sử dụng đất phi nông nghiệp ở Việt Nam Chương III : Các giải pháp khắc phục việc tính thuế và thu thuế sử dụng đất phi nông nghiệp SVTH : Lý Tú Quỳnh 2 Lớp TCDN Đêm 1-K20 Phântíchtácđộngcủathuếsửdụngđấtphinôngnghiệp CHƯƠNG I : NỘI DUNGCỦA LUẬT THUẾSỬDỤNGĐẤTPHINÔNGNGHIỆP SỐ 48/2010/QH12 1.1. Sự cần thiết ban hành Luật thuế SDDPNN (thuế SDDPNN) Pháp lệnh thuế nhà, đất ngày 03/07/1992 qua 15 năm thực hiện đã không còn phù hợp với thực tiễn, nguồn thu từ thuế chưa tương xứng với giá trị đất đai, đặc biệt không thể hiện được vai trò điều tiết, quản lý của nhà nước trong vận hành nền kinh tế. Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 30/01/2008 của Hội nghị lần thứ sáu Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá X đã yêu cầu: “Hoàn thiện chính sách thuế đối với hoạt động kinh doanh bất động sản, đất được giao nhưng không đưa vào sử dụng theo cam kết và các trường hợp sở hữu, sử dụng nhà, đất vượt quá hạn mức quy định, ngăn chặn những cơn sốt giá do đầu cơ bất động sản, đặc biệt là đất đai”. Do đó, ngày 17/06/2010, Quốc hội đã thông qua Luật số 48/QH12 về thuế SDDPNN nhằm góp phần tăng cường quản lý nhà nước đối với SDDPNN, khuyến khích tổ chức, cá nhân sử dụng đất tiết kiệm, có hiệu quả, góp phần hạn chế đầu cơ đất và khuyến khích thị trường bất động sản phát triển lành mạnh. Việc xây dựng Luật thuế SDDPNN là để thực hiện chương trình cải cách hệ thống thuế đến năm 2010. Theo đó, chính sách thuế liên quan đến tài sản là đất sẽ được hoàn thiện theo hướng mở rộng đối tượng chịu thuế để bảo đảm công bằng giữa các tổ chức, cá nhân có quyền sở hữu, sử dụng tài sản là đất. Hơn nữa để hoàn thiện và đảm bảo tính đồng bộ của hệ thống pháp luật về thuế, thống nhất với quy định của Luật quản lý thuế; phù hợp với thực tiễn và phù hợp với các quy định của Luật đất đai năm 2003, Luật nhà ở, Luật đầu tư và các chính sách thu khác liên quan đến đất đai. 1.2. Nội dung chủ yếu của Luật thuế SDDPNN : Luật thuế SDDPNN có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2012 với những nội dung như sau : SVTH : Lý Tú Quỳnh 3 Lớp TCDN Đêm 1-K20 Phântíchtácđộngcủathuếsửdụngđấtphinôngnghiệp 1.2.1 Đối tượng chịu thuế : Theo quy định của Luật đất đai năm 2003 thì nhóm đất phi nông nghiệp bao gồm: đất ở, đất xây dựng trụ sở cơ quan, đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp, đất sử dụng vào mục đích công cộng . Cụ thể đối tượng chịu thuế bao gồm: + Đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị. + Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp bao gồm: đất xây dựng khu công nghiệp; đất làm mặt bằng xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh; đất khai thác, chế biến khoáng sản; đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm. + Đất phi nông nghiệp sử dụng vào mục đích kinh doanh. 1.2.2 Đối tượng không chịu thuế : Một số loại đất phi nông nghiệp sử dụng không vào mục đích kinh doanh gồm : + Đất sử dụng vào mục đích công cộng bao gồm: đất giao thông, thủy lợi; đất xây dựng công trình văn hóa, y tế, giáo dục và đào tạo, thể dục thể thao phục vụ lợi ích công cộng; đất có di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh; đất xây dựng công trình công cộng khác theo quy định của Chính phủ; + Đất do cơ sở tôn giáo sử dụng; + Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa; + Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng; + Đất có công trình là đình, đền, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ; + Đất xây dựng trụ sở cơ quan, xây dựng công trình sự nghiệp, đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh; + Đất phi nông nghiệp khác theo quy định của pháp luật. 1.2.3 Người nộp thuế : Người nộp thuế là các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có quyền sử dụng đất. Tuy nhiên, trong trường hợp chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, SVTH : Lý Tú Quỳnh 4 Lớp TCDN Đêm 1-K20 Phântíchtácđộngcủathuếsửdụngđấtphinôngnghiệp quyền sở hữu nhà và tài sản gắn liền với đất (sổ hồng) thì người đang sử dụng đất sẽ là người nộp thuế. Riêng đối với những dự án căn hộ chung cư, đất nền thì chủ đầu tư là người nộp khoản thuế này cho đến khi bàn giao nhà hoặc chuyển quyền sử dụng đất người mua. Luật thuế SDDPNN cũng quy định người nộp thuế trong một số trường hợp cụ thể như sau: + Trường hợp được Nhà nước cho thuê đất để thực hiện dự án đầu tư thì người thuê đất ở là người nộp thuế; + Trường hợp người có quyền sử dụng đất cho thuê đất theo hợp đồng thì người nộp thuế được xác định theo thỏa thuận trong hợp đồng. Trường hợp trong hợp đồng không có thỏa thuận về người nộp thuế thì người có quyền sử dụng đất là người nộp thuế; + Trường hợp đất đã được cấp Giấy chứng nhận nhưng đang có tranh chấp thì trước khi tranh chấp được giải quyết, người đang sử dụng đất là người nộp thuế. Việc nộp thuế không phải là căn cứ để giải quyết tranh chấp về quyền sử dụng đất; + Trường hợp nhiều người cùng có quyền sử dụng một thửa đất thì người nộp thuế là người đại diện hợp pháp của những người cùng có quyền sử dụng thửa đất đó; + Trường hợp người có quyền sử dụng đất góp vốn kinh doanh bằng quyền sử dụng đất mà hình thành pháp nhân mới có quyền sử dụng đất thuộc đối tượng chịu thuế quy định tại Điều 2 của Luật này thì pháp nhân mới là người nộp thuế. 1.2.4 Căn cứ tính thuế : Căn cứ tính thuế SDDPNN dựa trên giá tính thuế và thuế suất. 1.2.5 Giá tính thuế : Giá tính thuế đất được xác định bằng diện tích đất tính thuế nhân với giá của 1m 2 đất, trong đó: + Về diện tíchđất chịu thuế: Theo quy định tại Nghị định số 94/CP thì: “Diện tích đất để tính thuế đất ở, đất xây dựng công trình bao gồm: diện tích mặt SVTH : Lý Tú Quỳnh 5 Lớp TCDN Đêm 1-K20 Phântíchtácđộngcủathuếsửdụngđấtphinôngnghiệp đất xây nhà ở, công trình và các diện tích khác trong khuôn viên đất ở; đất xây dựng công trình bao gồm cả diện tích đường đi lại, diện tích sân, diện tích bao quanh nhà, quanh công trình kiến trúc, diện tích trồng cây, diện tích ao hồ và các diện tích để trống”. Luật còn quy định diện tích đất chịu thuế đối với đất ở nhà nhiều tầng nhiều hộ ở, nhà chung cư bao gồm cả trường hợp vừa để ở, vừa để kinh doanh, công trình xây dựng dưới mặt đất. Theo đó, đối với đất ở nhà nhiều tầng nhiều hộ ở, nhà chung cư bao gồm cả trường hợp vừa để ở, vừa để kinh doanh thì diện tích đất tính thuế được xác định bằng hệ số phân bổ nhân với diện tích nhà của từng tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng. Hệ số phân bổ được xác định bằng diện tích đất xây dựng nhà nhiều tầng nhiều hộ ở, nhà chung cư chia cho tổng diện tích nhà của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng. Trường hợp nhà nhiều tầng nhiều hộ ở, nhà chung cư có tầng hầm thì 50% diện tích tầng hầm của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng trong tầng hầm được cộng vào diện tích nhà của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng để tính hệ số phân bổ. Đối với công trình xây dựng dưới mặt đất thì áp dụng hệ số phân bổ bằng 0,5 diện tích đất xây dựng chia cho tổng diện tích công trình của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng. + Về giá của 1m 2 đất: là giá đất theo mục đích sử dụng do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định và được ổn định theo chu kỳ 5 năm 1.2.6 Thuế suất Thuế suất đối với đất ở bao gồm cả trường hợp sử dụng để kinh doanh áp dụng theo biểu thuế lũy tiến từng phần như sau: Bậc thuế Diện tíchđất tính thuế (m 2 ) Thuế suất (%) 1 Diện tích trong hạn mức 0,03 2 Phần diện tích vượt không quá 3 lần hạn mức 0,07 3 Phần diện tích vượt trên 3 lần hạn mức 0,15 Luật cũng quy định hạn mức đất ở làm căn cứ tính thuế là hạn mức giao đất ở mới theo quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, SVTH : Lý Tú Quỳnh 6 Lớp TCDN Đêm 1-K20 Phântíchtácđộngcủathuếsửdụngđấtphinôngnghiệp kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành. Trường hợp đất ở đã có hạn mức theo quy định trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành thì áp dụng như sau: + Trường hợp hạn mức đất ở theo quy định trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành thấp hơn hạn mức giao đất ở mới thì áp dụng hạn mức giao đất ở mới để làm căn cứ tính thuế; + Trường hợp hạn mức đất ở theo quy định trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành cao hơn hạn mức giao đất ở mới thì áp dụng hạn mức đất ở cũ để làm căn cứ tính thuế. Luật cũng quy định mức thuế suất áp dụng đối với một số trường hợp: Đất ở nhà nhiều tầng nhiều hộ ở, nhà chung cư, công trình xây dựng dưới mặt đất (áp dụng mức thuế suất 0,03%); Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp (áp dụng mức thuế suất 0,03%); Đất phi nông nghiệp quy định tại Điều 3 của Luật này sử dụng vào mục đích kinh doanh (áp dụng mức thuế suất 0,03%); Đất sử dụng không đúng mục đích, đất chưa sử dụng theo đúng quy định (áp dụng mức thuế suất 0,15%). Trường hợp đất của dự án đầu tư phân kỳ theo đăng ký của nhà đầu tư được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt thì không coi là đất chưa sử dụng và (áp dụng mức thuế suất 0,03%). Đặc biệt là Luật quy định đối với mức lấn chiếm áp dụng mức thuế suất rất cao là 0,2% và không áp dụng hạn mức. Việc nộp thuế không phải là căn cứ để công nhận quyền sử dụng đất hợp pháp của người nộp thuế đối với diện tích đất lấn, chiếm. Ví dụ : một người có căn nhà trên khu đất rộng 100 m 2 trên đường Chùa Bộc, khung giá đất khu vực này khoảng trên 49 triệu đồng/ m 2 . Số thuế người này phải nộp trong năm nay là 1,47 triệu đồng (100m 2 x 0,03% x 49 triệu đồng). Ví dụ khác, anh A có tổng diện tích đất 200m 2 , trong đó, hạn mức sử dụng là 100m 2 , 50m 2 sử dụng không đúng mục đích và 50m 2 lấn chiếm thì mức thuế sẽ là 0,03% cho 100m 2 trong hạn mức; 0,15% cho diện tích không sử dụng đúng mục đích và 0,2% cho phần diện tích lấn chiếm. SVTH : Lý Tú Quỳnh 7 Lớp TCDN Đêm 1-K20 Phântíchtácđộngcủathuếsửdụngđấtphinôngnghiệp CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG VIỆC ÁP DỤNG LUẬT SỬDỤNGĐẤTPHINÔNGNGHIỆP Ở VIỆT NAM 2.1 Tình trạng sửdụng các loại đất ở Việt Nam thời gian qua : Bộ TN&MT đã chỉ đạo thực hiện công tác kiểm kê đất năm 2010, kết quả kiểm kê như sau : Danh mục Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Đấtnôngnghiệp 26,100,106 79 Đấtphinôngnghiệp 3,670,186 11 Đất chưa sửdụng 3,323,512 10 Tổng 33,093,804 100 79% 11% 10% ĐấtnôngnghiệpĐấtphinôngnghiệpĐất chưa sửdụng Theo báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường ngày 01/10/2011, bên cạnh những kết quả đã đạt được trong công tác quản lý đất đai theo quy hoạch, thì hiệu quả sử dụng đất còn thấp, kế hoạch sử dụng đất của các địa phương chưa được tính toán khoa học, chưa sát với chiến lược phát triển kinh tế-xã hội và nhu cầu của thị trường bất động sản. SVTH : Lý Tú Quỳnh 8 Lớp TCDN Đêm 1-K20 Phântíchtácđộngcủathuếsửdụngđấtphinôngnghiệp Các nhà hoạch định chính sách đang lo lắng chính đáng về viễn cảnh chuyển đổi đất lúa bừa bãi và không được giám sát đủ các mục đích sử dụng khác. Từ khi bắt đầu thực hiện chính sách khuyến khích đầu tư (năm 1991) đến cuối tháng 12/2010, đã có 261 khu công nghiệp được thành lập, chiếm 71,394 ha đất, trong đó 45.854 ha có thể sử dụng làm mặt bằng sản xuất, đã đưa 21.095 ha vào sử dụng với tỷ lệ lấp đầy 46%. Với tình trạng đó, GS Đặng Hùng Võ – nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên – Môi trường cho biết: Thời gian qua, dư luận xã hội khá bức xúc với tình trạng sử dụng đất không hiệu quả của các khu công nghiệp, khu kinh tế, sân bay, cảng nước sâu, sân golf, khu nghỉ dưỡng. Tỷ lệ lấp đầy không cao của các KCN là một điều đáng xem xét. Thực tế, nhiều địa phương đã giao nhiều đất làm mặt bằng sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp. Điều này đã khiến cho các KCN thừa diện tích. Đô thị nhiều nơi còn dàn trải, có không ít địa phương tỷ lệ lấp đầy còn dưới 60% song vẫn đề nghị mở thêm nhiều khu, cụm công nghiệp khác. Ngoài ra, cơ cấu sử dụng đất ở nhiều lĩnh vực hiện nay chưa hợp lý. Bằng chứng về cơ cấu đất đô thị: đất dành cho giao thông đô thị (chưa đến 13%) và đất dành cho các công trình công cộng còn thiếu, nhất là tại các đô thị lớn. Quỹ đất dành cho các nhu cầu y tế, văn hóa, giáo dục – đào tạo… chưa đáp ứng được nhu cầu, ví trí bố trí chưa hợp lý. 2.2 Quá trình thực hiện Luật thuế SDDPNN trong thời gian qua : Theo thông tin từ Cục Thuế TP.HCM, hiện ngành thuế đang phát tờ khai thuế đất phi nông nghiệp đến các hộ dân. Đến cuối tháng 6.2012 các địa phương phải nộp các tờ khai thuế về chi cục thuế các quận, huyện (có xác nhận của UBND phường, xã) để ra thông báo thuế. Hạn cuối để người dân nộp thuế đất phi nông nghiệp là cuối tháng 12.2012. Ngay khi Luật SDDPNN được triển khai thực hiện đã thể hiện những mặt tích cực và hạn chế sau : 2.2.1 Mặt tích cực : Về cơ bản, số thuế phải nộp sẽ không thay đổi nhiều so với thuế nhà đất. Do đó, luật thuế này không tác động đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của SVTH : Lý Tú Quỳnh 9 Lớp TCDN Đêm 1-K20 Phântíchtácđộngcủathuếsửdụngđấtphinôngnghiệp doanh nghiệp (DN) và người dân. Trừ trường hợp có nhiều đất, đất vượt hạn mức, sử dụng đất không đúng mục đích, quy định và đất lấn chiếm. Đây không phải khoản thu mới mà là khoản thu đã có hằng năm đối với người sử dụng đất. Trong số thu của các địa phương đúng là số thu về đất là rất lớn (thực tế trong đó chủ yếu là thu từ tiền thuế đất của Nhà nước và việc Nhà nước giao quyền sử dụng đất ). Các khoản thu về đất trên cả nước hiện nay khoảng 40.000 tỉ đồng. Trong khi thuế đất phi nông nghiệp chỉ khoảng 3.000 tỉ đồng. Tổng thu từ các loại đất cũng chỉ chiếm khoảng 10% trong tổng số thu ngân sách. Hạn chế tình trạng sử dụng đất sai mục đích, đất vượt định mức và đất lấn chiếm vì sử dụng những loại đất này sẽ chịu thuế cao hơn, và ai sử dụng nhiều đất sẽ phải trả thuế nhiều hơn người sử dụng diện tích đất ít hơn. Số thuế phải nộp hàng năm sẽ được xác định dựa trên căn cứ là diện tích đất, giá đất và thuế suất theo tỷ lệ phần trăm (%) tính trên giá đất. Cụ thể: đối với phần diện tích vượt không quá ba lần hạn mức sẽ phải áp dụng mức thuế suất là 0,07% (gấp hai lần mức thuế suất đối với phần diện tích trong hạn mức); đối với phần diện tích vượt trên ba lần hạn mức sẽ phải áp dụng mức thuế suất là 0,15% (gấp năm lần mức thuế suất đối với phần diện tích trong hạn mức). Đất sử dụng không đúng mục đích, đất chưa sử dụng theo đúng quy định sẽ phải áp dụng mức thuế suất là 0,15% (gấp năm lần mức thuế suất cơ bản). Đất lấn chiếm sẽ phải áp dụng mức thuế suất là 0,2% (gấp gần bảy lần mức thuế suất cơ bản). Bên cạnh việc thuế suất định hướng mục đích sử dụng, những trường hợp sử dụng đất tiết kiệm hơn thì sẽ được áp mức thuế thuận lợi hơn; trái lại, cùng là đất phi nông nghiệp nhưng sử dụng không đúng mục đích hoặc chưa sử dụng thì áp dụng mức thuế cao hơn . điểm quan trọng của thuế suất thuế SDĐPNN là góp phần định hướng các nhà đầu tư vào các dự án sản xuất kinh doanh, dự án nhà ở quan tâm đến việc thực hiện đầu tư theo tiến độ. Theo đó, đất phi nông nghiệp sử dụng trong các dự án đầu tư mà nhà đầu tư thực hiện phân kỳ, đăng ký tiến độ triển khai, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt thì áp dụng mức thuế SVTH : Lý Tú Quỳnh 10 Lớp TCDN Đêm 1-K20