1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích tác động của thuế thu nhập cá nhân đối với tiền lương tiền công

19 855 9

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 244,5 KB

Nội dung

GVHD : PGS.TS Nguyễn Ngọc Hùng Học viên : Nguyễn Dương Trí TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM TIỂU LUẬN MƠN : PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH THUẾ Phân Tích Tác Động Của Thuế Thu Nhập Nhân Đối Với Tiền Lương Tiền Công GVHD: PGS.TS Nguyễn Ngọc Hùng Học Viên : Nguyễn Dương Trí Ngày sinh : 05/04/1988 THÁNG 08 NĂM 2012 1 GVHD : PGS.TS Nguyễn Ngọc Hùng Học viên : Nguyễn Dương Trí Mục lục: PHẦN I: Phần Mở Đầu 3 1. Tính cấp thiết đề tài: 4 2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài: .4 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài: 4 4. Phương pháp nghiên cứu của đề tài: .4 PHẦN 2: Phần Nội Dung .5 Chương 1 : Khái quát Thuế thu nhập cao (TNC) từ tiền lương tiền công: 5 1. Thuế thu nhập cao (TNC) từ tiền lương tiền công: .5 1.1 Sự hình thành của Luật thuế TNC 5 1.2 Cơ sở lý thuyết: .5 1.2.1 Tính khả thi về mặt quản lý: 5 1.2.2 Tính công bằng: .6 1.2.3 Hiệu quả về kinh tế: .6 1.3 Đối tượng nộp thuế TNC: .7 1.4 Thu nhập chịu thuế TNC: 7 1.5 Biểu thuế suất thuế TNC: 8 1.6 Số thu thuế TNC đến 2008: 9 1.6.1 Giai đoạn 1990 – 2001: 9 1.6.2 Giai đoạn 2001 – 2008: .10 Chương 2 Thuế thu nhập nhân từ tiền lương tiền công `11 2.1 Nguyên nhân ban hành luật thuế TNCN: .11 2.2 Đối tượng nộp thuế: 12 2.3 Các khoản thu nhập chịu thuế: 12 2.4 Biểu thuế suất thu nhập chịu thuế từ tiền lương tiền công: .13 2.5 Số thu thuế TNCN 2009 -2011 .14 2.6 Nguyên nhân dẫn đến số thu thuế TNCN từ tiền lương tiền công tăng so với thuế TNC: .14 Chương 3 Kết luận và khuyến nghị .16 3.1 Kết luận .16 3.2 Khuyến nghị 17 Tài liệu tham khảo 20 2 GVHD : PGS.TS Nguyễn Ngọc Hùng Học viên : Nguyễn Dương Trí PHẦN I: Phần Mở Đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Thuế là một công cụ quan trọng của Nhà nước, nó vừa đảm bảo nguồn thu cho ngân sách Nhà nước, vừa là công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Để sử dụng hiệu quả công cụ thuế, về cơ bản hệ thống chính sách thuế gồm có thuế gián thuthuế trực thu. Thuế gián thu như thuế GTGT, thuế Tiêu thụ đặc biệt, thuế Xuất khẩu, thuế Nhập khẩu. Thuế trực thu như thuế Thu nhập nhân (TNCN), thuế Thu nhập doanh nghiệp. Theo thông lệ của các quốc gia, thuế trực thu sẽ chiếm tỷ trọng lớn, ngược lại, giảm dần thuế gián thu. Việt Nam đang bước vào hội nhập sâu, rộng với kinh tế quốc tế và tiến trình chuyển đổi dần cơ cấu tỷ trọng tăng dần của các sắc thuế trực thu đang là xu hướng tất yếu.Thuế TNCN cũng đóng một vai trò đáng kể trong nguồn thu ngân sách và là nghĩa vụ của tất cả những người lao động trên lãnh thổ Việt Nam. Thuế TNCN điều tiết thu nhập nhân, thể hiện rõ nghĩa vụ của công dân đối với đất nước và được căn cứ trên các nguyên tắc: lợi ích, công bằng và khả năng nộp thuế. Trong thời gian qua cùng với sự phát triển mạnh của nền kinh tế, thu nhập của các tầng lớp dân cư cũng tăng lên đáng kể, thu nhập giữa nhóm người có thu nhập cao và nhóm người có thu nhập thấp cũng có xu hướng ngày càng tăng. Đối tượng nộp thuế TNCN và hình thức thu nhập của các bộ phận dân cư và người lao động cũng đa dạng. Trong những năm tới, thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2006 - 2010, các thị trường tài chính, tiền tệ, vốn, lao động…sẽ có sự phát triển mạnh mẽ hơn. Nền kinh tế sẽ tiếp tục tăng trưởng nhanh tạo điều kiện cho các tổ chức, nhân có cơ hội đầu tư, sản xuất kinh doanh, có thêm nguồn thu nhập khác nhau. Bên cạnh đó, cùng với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, một số người nước ngoài làm ăn sinh sống tại Việt Nam và số người Việt Nam có thu nhập từ nước ngoài cũng tăng lên. Sự đa dạng và gia tăng thu nhập của các nhân trong xã hội sẽ làm cho khoảng cách chênh lệch về thu nhập giữa các tầng lớp dân cư ngày càng lớn. Với tình hình đó, ta có thể thấy thuế TNCN ngày càng có vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Mặc dù, thuế TNCN đã được đưa vào áp dụng ở Việt Nam từ năm 1991 với tên gọi “Thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao”, từ khi Chính phủ công bố dự thảo lần đầu cho đến khi công bố luật thuế TNCN đến nay thì mục tiêu cải cách thuế của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay là tăng nguồn thu, giảm thâm hụt ngân sách 3 GVHD : PGS.TS Nguyễn Ngọc Hùng Học viên : Nguyễn Dương Trí được xem là mục tiêu hàng đầu, thứ hai là cải thiện tính công bằng nhất là công bằng theo chiều ngang của hệ thống thuế, thứ ba nâng cao hiệu quả và hiệu lực của công tác quản lý thu thuế. Để đạt được các mục tiêu của chính sách thuế thì công tác quản lý thu thuế của Cục thuế ngày càng phải được hoàn thiện hơn. Trên cơ sở đó, đề tài là đánh giá khi áp dụng Luật thuế TNCN từ tiền lương tiền công có đạt được các mục tiêu đã đề ra không, những hạn chế trong công tác quản lý thu thuế TNCN từ tiền lương tiền công từ đó có kiến nghị về hoàn thiện công tác quản lý thu thuế TNCN ở nước ta. Vì vậy mà em quyết định chọn đề tài: “TÁC ĐỘNG CỦA THUẾ THU NHẬP NHÂN ĐỐI VỚI THU NHẬP TỪ TIỀN LƯƠNG TIỀN CÔNG” 2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài: Dựa vào những lý luận cơ bản về thuế TNC và thuế TNCN, tiểu luận tập trung phân tích đánh giá các quy định về thuế TNC từ tiền lương tiền côngthuế TNCN từ tiền lương tiền công. So sánh thuế TNCN từ tiền lương tiền công với thuế TNC từ tiền lương tiền công. Từ đó, tiểu luận đưa ra những khuyến nghị về công tác quản lý thu thuế của Cục thuế để việc triển khai Luật thuế TNCN từ tiền lương tiền công đạt được các mục tiêu đề ra. Hy vọng qua bài viết này giúp người đọc hiểu thêm về thuế TNCN ở Việt Nam hiện nay. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài: Thuế TNC và thuế TNCN đối với thu nhập từ tiền lương tiền công từ đó nêu lên thực trạng thu thuế khi luật thuế TNCN từ có hiệu lực đến nay. 4. Phương pháp nghiên cứu của đề tài: Để thực hiện đề tài này, người viết sử dụng chủ yếu là phương pháp phân tích và tổng hợp, và sưu tầm các tài liệu liên quan. PHẦN 2: PHẦN NỘI DUNG Chương 1 : Khái quát Thuế thu nhập cao (TNC) từ tiền lương tiền công: 4 GVHD : PGS.TS Nguyễn Ngọc Hùng Học viên : Nguyễn Dương Trí 1. Thuế thu nhập cao (TNC) từ tiền lương tiền công: 1. 1 Sự hình thành của Luật thuế TNC: Thực hiện chủ trương đổi mới của Đảng, hệ thống chính sách thuế đã được hình thành và từng bước hoàn thiện qua hai lần cải cách (năm 1990 và năm 1995). Thuế TNC ở Việt Nam đã được áp dụng từ năm 1991. Trong suốt 18 năm từ khi có hiệu lực đến năm 2008, loại thuế này chiếm tỷ lệ 2% trong tổng thu ngân sách. Ở các nước tiên tiến, tỉ lệ thuế thu nhập nhân thường chiếm từ 30% đến 50% tổng thu ngân sách của chính phủ. Cũng trong 18 năm qua, ngưỡng bắt đầu chịu thuế áp dụng cho người Việt Nam đã được điều chỉnh 5 lần (chưa tính những lần Chính phủ đề xuất nhưng không được Quốc hội thông qua), ngưỡng này tăng dần từ 500 ngàn đồng/tháng (áp dụng từ năm 1991) đến 5 triệu đồng/tháng (áp dụng từ năm 2004). Đồng thời, thuế suất tối đa áp dụng cho người Việt Nam cũng giảm dần từ mức 80% xuống 72%, rồi 65%, rồi 40%, để còn lại mức 35% như trong Luật thuế TNCN hiện tại áp dụng ngày 01/01/2009. 1.2. Cơ sở lý thuyết: Theo lý thuyết kinh tế học về thuế thì ba nguyên tắc chính thiết kế một sắc thuế là: công bằng, hiệu quả, khả thi về mặt quản lý. Công bằng là việc chính sách thuế phải đảm bảo tính công bằng theo chiều ngang và tính công bằng theo chiều dọc. Hiệu quả kinh tế là chính sách thuế phải giảm tổn thất phúc lợi vô ích của xã hội. Tính khả thi về mặt quản lý là việc thu ngân sách không phát sinh nhiều chi phí cho Chính phủ hay cho người nộp thuế 1.2.1 Tính khả thi về mặt quản lý: Chính sách thuế phải giảm chi phí thu được thuế của cơ quan thuế và chi phí tuân thủ thuế của người nộp thuế để tăng hiệu quả thu thuế, muốn vậy chính sách thuế phải được thiết kế đơn giản, dễ thực hiện. Tính đơn giản được thể hiện trong khâu thiết kế và điều chỉnh thực để hạn chế tình trạng tham nhũng trong công tác quản lý thu thuế. Ngoài ra tính đơn giản trong quản lý thuế sẽ làm tăng tính hiệu quả về mặt chi phí khi thực thi chính sách. Thủ tục thuế đơn giản sẽ giúp cho cán bộ thuế và người nộp thuế dễ thực hiện, làm giảm chi phí tuân thủ thuế. 5 GVHD : PGS.TS Nguyễn Ngọc Hùng Học viên : Nguyễn Dương Trí Chính sách thuế phải giảm lợi ích của của việc không tuân thủ thuế và tăng chi phí của việc trốn và tránh thuế khi đó người nộp thuế sẽ không có động cơ trốn và tránh thuế. Chính sách thuế làm tăng nguồn thu ròng cho ngân sách. Để đánh giá khả năng tạo nguồn thu thuế ròng thì sử dụng các chỉ tiêu: nếu so thu ngân sách với nền kinh tế là tỷ số thuế, độ nổi thuế, độ co giãn của thuế, và tính ổn định của thuế; nếu so thu ngân sách với tiềm năng là năng lực thuế, nỗ lực thuế; nếu so thu ngân sách với hiệu quả hành chính là tỷ lệ thu, chi phí của tỷ lệ thu, thu nợ thuế. 1.2.2 Tính công bằng: Tính công bằng của chính sách thuế thể hiện là những người ở trong hoàn cảnh tương tự nhau thì phải được đánh thuế như nhau và những người ở hoàn cảnh khác nhau thì có thể được đánh thuế khác nhau. Để đảm bảo tính công bằng thì chính sách thuế cần dựatheo các quy tắc khách quan và tổng quát đã được công nhận là hợp lý và đúng đắn. Việc xác định số thuế nộp phải chắc chắn, không thể thương lượng hay tùy tiện. Tiêu chuẩn về công bằng là nguyên tắc lợi ích: Chính sách thuế có tính công bằng khi có thể phần nào kiểm soát được đối tượng chịu thuế hay các giao dịch chịu thuế, lợi ích mà người nộp thuế nhận được phải đi đối với nghĩa vụ nộp thuế. Tiêu chuẩn về công bằng là khả năng chi trả: Những người có khả năng ngang nhau trong việc đóng thuế thì phải đóng thuế như nhau được gọi là công bằng theo chiều ngang; những người có khả năng khác nhau trong việc đóng thuế thì phải đóng thuế khác nhau, tương quan hợp lý đến khả năng nộp thuế được gọi là công bằng theo chiều dọc. Theo nguyên tắc này, thì một người có thu nhập gấp đôi người khác thì phải đóng thuế cao hơn gấp đôi, và khả năng chi trả thường tăng nhanh hơn cơ sở thuế, do đó biểu thuế lũy tiến được xem là công bằng 1.2.3 Hiệu quả về kinh tế: Nguyên tắc quan trọng là cải cách thuế phải làm giảm tổn thất phúc lợi vô ích của xã hội bằng cách tạo ra một sắc thuế có mức thuế suất thấp nhưng có cơ sở thuế rộng hơn. Do tổn thất phúc lợi vô ích của xã hội tỷ lệ với bình phương thuế suất nên một mức thuế suất thấp hơn sẽ làm giảm tổn thất phúc lợi xã hội. Thuế suất giảm còn làm giảm các hành vi trốn, tránh thuế thông qua các hoạt động chuyển dịch thu nhập để 6 GVHD : PGS.TS Nguyễn Ngọc Hùng Học viên : Nguyễn Dương Trí làm thất thu thuế, tăng chi phí quản lý và tuân thủ thuế. Việc giảm thuế suất phải đi đôi với cơ sở thuế được mở rộng hơn nhằm có thể tăng doanh thu thuế ròng. Chi phí của những hành vi phản ứng đối với thuế, chính sách thuế không làm ảnh hưởng đến thu nhập, hành vi đi làm và tiết kiệm của người nộp thuế. Chính sách thuế vừa thu được thuế vừa khuyến khích người dân đi làm để tăng thêm thu nhập. 1.3 Đối tượng nộp thuế TNC: Theo điểm 1, mục I, Thông tư số 81/2004/TT-BTC ngày 13/8/2004 của Bộ Tài chính về thuế thu nhập đối với người có TNC quy định đối tượng nộp thuế thu nhập đối với người có TNC bao gồm: “ + Công dân Việt Nam ở trong nước hoặc đi công tác, lao động ở nước ngoài có thu nhập. + nhân là người không mang quốc tịch Việt Nam nhưng định cư không thời hạn tại Việt Nam có thu nhập. + Người nước ngoài có thu nhập tại Việt Nam.” Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có TNC được ban hành vào năm 1991 với mục tiêu quan trọng nhất là công bằng, nhằm điều tiết thu nhập đối với những người có TNC, nên đối tượng nộp thuế còn hẹp. 1.4 Thu nhập chịu thuế TNC: Theo điểm 1, mục I, Thông tư số 81/2004/TT-BTC quy định thu nhập chịu thuế TNC bao gồm: “ + Các khoản thu nhập dưới các hình thức tiền lương, tiền công, tiền thù lao, bao gồm cả tiền lương làm thêm giờ, lương ca 3, lương tháng thứ 13 (nếu có); tiền phụ cấp; tiền trợ cấp thay lương nhận từ quỹ bảo hiểm xã hội; tiền ăn trưa, ăn giữa ca (nếu nhận bằng tiền); + Tiền thưởng tháng, quý, năm, thưởng đột xuất nhân dịp ngày lễ, tết, ngày thành lập ngành, thưởng từ các nguồn, dưới các hình thức: tiền, hiện vật; + Thu nhập do tham gia dự án, hiệp hội kinh doanh, hội đồng quản trị, hội đồng quản lý, hội đồng doanh nghiệp; + Tiền bản quyền sử dụng sáng chế, nhãn hiệu, tác phẩm; thu nhập về tiền nhuận bút; + Các khoản thu nhập của các nhân không thuộc đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp; 7 GVHD : PGS.TS Nguyễn Ngọc Hùng Học viên : Nguyễn Dương Trí + Các khoản thu nhập không tính trong tiền lương, tiền công được chi trả hộ như tiền nhà, điện, nước; + Các khoản thu nhập khác mà nhân được hưởng từ cơ quan chi trả thu nhập.” 1.5 Biểu thuế suất thuế TNC: Biểu thuế lũy tiến từng phần áp dụng đối với công dân Việt Nam, nhân khác định cư tại Việt Nam và người nước ngoài cư trú tại Việt Nam, công dân Việt Nam lao động, công tác ở nước ngoài: + Đối với công dân Việt Nam và nhân khác định cư tại Việt Nam: Đơn vị : 1000 đồng Bậc Thu nhập bình quân người/tháng Thuế suất (%) 1 Đến 5000 0 2 Trên 5000 đến 15000 10 3 Trên 1500 đến 25000 20 4 Trên 25000 đến 40000 30 5 Trên 40000 40 + Đối với người nước ngoài cư trú tại Việt Nam và công dân Việt Nam lao động, công tác ở nước ngoài: Đơn vị : 1000 đồng Bậc Thu nhập bình quân người/tháng Thuế suất (%) 1 Đến 8000 0 2 Trên 8000 đến 20000 10 3 Trên 20000 đến 50000 20 4 Trên 50000 đến 80000 30 5 Trên 80000 40 Nguồn: Theo điểm 3, mục I, Thông tư số 81/2004/TT-BTC, đã trích dẫn. + Đối với người nước ngoài không cư trú tại Việt nam: áp dụng thuế suất 25% tính trên tổng thu nhập chịu thuế. Quy định về điều kiện cư trú: Người nước ngoài được coi là cư trú tại Việt Nam nếu ở tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính cho 12 tháng liên tục kể từ khi đến Việt Nam. Biểu thuế suất đã phân biệt đối xử giữa người Việt Nam và người nước ngoài, không tính đến gia cảnh của NNT, điều này đã tạo ra sự không công bằng giữa những NNT. Biểu thuế suất có 4 mức thuế suất, mức thuế suất thấp nhất là 10% và mức thuế suất cao nhất là 40%, khoảng cách giữa các bậc thuế suất là 10%. 8 GVHD : PGS.TS Nguyễn Ngọc Hùng Học viên : Nguyễn Dương Trí 1.6 Số thu thuế TNC đến 2008: 1.6.1 Giai đoạn 1990 – 2001: BẢNG TỔNG HỢP THU THUẾ TNC QUA CÁC NĂM Đơn vị tính: Tỷ đồng Năm Tổng thu ngân sách Thuế TNC Chiếm tỳ lệ (%) 1995 53.370 520 0,97 1996 62.387 1.354 2,17 1997 65.352 1.482 2,27 1998 72.965 1.782 2,44 1999 78.489 1.856 2,36 2000 90.749 1.831 2,02 (Tổng hợp từ nguồn: World Bank và Cục thống kê) Quốc Hội có 5 lần sửa chính sách thuế: nâng mức khởi điểm chịu thuế từ 500 ngàn đ/tháng (1990) lên 3 triệu đ/tháng (2001) và nâng mức thuế suất cao nhất từ 50% (1990) lên 60% (1992-1998) rồi lại giảm xuống 50% (1999-2001) và thay đổi bậc thuế từ 6 bậc (1990) lên 7 bậc (năm 1997) rồi giảm xuống 6 bậc (năm 2001). Tuy nhiên giai đoạn này, chính sách thuế chưa đề cập đến mức giảm trừ gia cảnh, người phụ thuộc đối với người chịu thuế. Thay đổi chính sách thuế nhằm làm phù hợp với sự thay đổi thu nhập của người dân và thực trạng nền kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên giai đoạn này chỉ là pháp lệnh thuế đối với người có thu nhập cao nên diện đánh thuế chưa lớn, kết hợp với việc pháp lệnh còn mang tính đơn giản, hạn chế, lỗ hổng nên chưa kiểm soát quản lý được thu nhập của các đối tượng chịu thuế nên tình trạng trốn thuế, lậu thuế còn cao gây thất thu ngân sách nhà nước và chưa phát huy được hiệu quả của thuế TNC. 1.6.1 Giai đoạn 2001 – 2008: BẢNG TỔNG HỢP THU THUẾ TNC QUA CÁC NĂM Đơn vị tính: Tỷ đồng Năm Tổng thu ngân sách Thuế TNC Chiếm tỳ lệ (%) 2001 102.970 2.058 2,00 2002 123.860 2.338 1,89 2003 152.274 2.951 1,94 2004 190.928 3.521 1,84 2005 228.287 4.234 1,85 2006 279.472 5.179 1,85 2007 315,915 7,422 2,35 2008 416,783 12,040 3,1 (Tổng hợp từ nguồn: World Bank và Cục thống kê) 9 GVHD : PGS.TS Nguyễn Ngọc Hùng Học viên : Nguyễn Dương Trí Bảng số liệu cho thấy, kể từ khi pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao có hiệu lực đến nay, khởi điểm chịu thuế từ 3 triệu/tháng lên 5 triệu/tháng, chia làm 7 bậc chịu thuếthuế suất cao nhất giảm xuống còn 35%. Tổng thu NSNN tăng từ 90.749 tỷ VNĐ (2001) lên 315.985 tỷ VNĐ (2007) và tổng thu từ thuế TNC cũng tăng từ 1.831 tỷ VNĐ (2001) lên 7.422 tỷ (2007). Tuy nhiên tỷ lệ thu từ thuế TNC/ tổng Thu NSNN lại có sự giao động nhẹ: giảm xuống từ 2002 đến 2006 và tăng trở lại vào năm 2007. Điều này cho thấy thu NSNN tăng chủ yếu là từ các nguồn thu khác còn tổng thu từ thuế TNCN tuy tăng nhưng ít, không theo kịp các khoản thu khác. Chính vì vậy tỷ trọng của thuế TNCN trong tổng thu NSNN vẫn „quanh quẩn” từ 2.02% đến 2.35% qua đó thể hiện sự kém hiệu quả, phù hợp của chính sách thuế TNC, thậm chí có thể nói là “ dậm chân tại chỗ”. Chương 2. Thuế thu nhập nhân từ tiền lương tiền công 2.1 Nguyên nhân ban hành luật thuế TNCN: Nhìn chung phạm vi thu nhập chịu thuế TNC còn hẹp và không còn phù hợp trong bối cảnh kinh tế xã hội Việt Nam, đặc biệt là khi Việt Nam đã trở thành thành viên của WTO. Một số khoản thu nhập chưa phải chịu thuế TNC như thu nhập từ tín phiếu, lãi cổ phần, lãi tiền gởi ngân hàng, tiết kiệm, quà biếu, thu nhập từ chuyển nhượng tài sản… nhằm khuyến khích mọi người tạo ra thu nhập, đảm bảo yêu cầu huy động vốn nhàn rỗi cho Nhà nước nhưng đồng thời làm mất nguồn thu quan trọng và không thực hiện được mục tiêu điều tiết thu nhập, đặc biệt những nhânthu nhập lớn từ tài sản hoặc chuyển nhượng tài sản. Thu nhập có được từ các hộ kinh doanh thể đang chịu thuế TNDN chưa được chuyển qua chịu thuế TNCN vì nếu như nhân 10 . thu TNC từ tiền lương tiền công và thu TNCN từ tiền lương tiền công. So sánh thu TNCN từ tiền lương tiền công với thu TNC từ tiền lương tiền công. Từ. Xuất khẩu, thu Nhập khẩu. Thu trực thu như thu Thu nhập cá nhân (TNCN), thu Thu nhập doanh nghiệp. Theo thông lệ của các quốc gia, thu trực thu sẽ chiếm

Ngày đăng: 25/12/2013, 10:42

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w