1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích tác động của thuế tiêu thụ đặc biệt

18 1,3K 13

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 614 KB

Nội dung

MỤC LỤC MỞ ĐẦU .2 Chương 1: Nội dung về thuế TTĐB 4 Chương 2: Phân tích tác động của thuế TTĐB và thực trạng hiện nay 9 c. Về thực hiện cam kết quốc tế 13 Chương 3: Kiến nghị .14 Chương 4: Kết luận 15 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong thời đại ngày nay, toàn cầu hóa kinh tế đang trở thành xu thế khách quan, lôi cuốn các nước, bao trùm hầu hết các khu vực, vừa thúc đẩy hợp tác, vừa tăng sức ép cạnh tranh giữa các nền kinh tế. Trong điều kiện như vậy, một quốc gia có chính sách thuế thích hợp sẽ nâng cao được hiệu quả sản xuất kinh doanh, đảm bảo nguồn thu cho Ngân sách Nhà nước và đảm bảo độ an toàn trong quá trình hội nhập kinh tế. Hội nhập kinh tế quốc tế tạo ra những cơ hội to lớn cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nhưng cũng mang đến những thách thức không nhỏ đối với một nước đang phát triển ở trình độ thấp như nước ta hiện nay. Để tận dụng cơ hội và để giảm thiểu những thách thức, Nhà nước phải sử dụng có hiệu quả những công cụ quản lý kinh tế vĩ mô, trong đó thuế là một công cụ hết sức quan trọng. Ở Việt Nam, nhiều sắc thuế đã được nghiên cứu và ban hành từ những năm 1990 và qua nhiều lần cải cách hoàn thiện để phù hợp với thực tế và thời đại. Trong nhiều loại sắc thuế thì thuế TTĐB chiếm giữ vai trò quan trọng, đặc biệt là trong điều kiện hội nhập hiện nay. Tổng kết việc thực hiện Luật thuế TTĐB năm 1998 và các Luật sửa đổi, bổ sung năm 2003 và 2005 cho thấy Luật thuế TTĐB đã đạt được mục tiêu đặt ra khi ban hành Luật là “để hướng dẫn sản xuất, tiêu dùng của xã hội, điều tiết thu nhập của người tiêu dùng cho ngân sách Nhà nước một cách hợp lý, và tăng cường quản lý sản xuất, kinh doanh đối với một số hàng hoá và dịch vụ”. Tuy nhiên, để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong giai đoạn tới, Luật thuế TTĐB cũng đã bộc lộ một số hạn chế cần được nghiên cứu, xem xét để bổ sung và sửa đổi cho phù hợp. Kể từ ngày 11/01/2007 Việt Nam chính thức là thành viên thứ 150 của WTO. Do cam kết với WTO, chúng ta phải có những điều chỉnh về thuế TTĐB. Vì những lí do trên, bài tiểu luận “Phân tích tác động của thuế TTĐB” có ý nghĩa thiết thực, thời sự, cả về lý luận và về thực tiễn. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Mục đích nghiên cứu của bài tiểu luận là nghiên cứu về thuế TTĐB, những thay đổi trong nội dung của thuế TTĐB trong những năm gần đây. - Phân tích những kết quả đạt được cũng như hạn chế của luật TTĐB cũng được. Đưa ra những giải pháp hoàn thiện thuế TTĐB trong điều kiện hội nhập WTO. 2 - Bên cạnh đó bài tiểu luận cũng sẽ phân tích và khẳng định tác động của thuế TTĐB đến giá cả hàng hóa, dịch vụ. 3. Phương pháp nghiên cứu Bài tiểu luận sử dụng các phương pháp nghiên cứu:phân tích, so sánh, tổng hợp và phương pháp logic. Trên cơ sở lý luận về thuế TTĐB qua đó đánh giá sự ảnh hưởng và tác động của thuế TTĐB lên thị trường. 4. Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu thuế TTĐB tại Việt Nam trên phạm vi cả nước cũng như đưa ra các ví dụ về thuế TTĐB trên một số mặt hàng. 5. Nội dung bài tiểu luận Chương 1: Nội dung về thuế TTĐB Chương 2: Phân tích tác động của thuế TTĐB và thực trạng hiện nay Chương 3: Kiến nghị Chương 4: Kết luận Từ viết tắt: Tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) 3 Chương 1: Nội dung về thuế TTĐB 1. Định nghĩa: Luật thuế TTĐB hiện hành được Quốc hội khóa X, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 20 tháng 5 năm 1998, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 1999 và đã được sửa đổi, bổ sung vào các năm 2003, 2005. Thuế TTĐB là một loại thế gián thu đánh vào một số hàng hóa và dịch vụ đặc biệt mới mức thuế rất cao. Thuế TTĐB có các đặc điểm của một loại thuế gián thu, người bán sẽ chuyển tải một số thuế phải nộp vào trong giá bán hàng hóa, dịch vụ. Thuế TTĐB góp phần làm cho giá cả của các hàng hóa, dịch vụ thuộc diện chịu thuế trở nên đắt đỏ hơn. 2. Đặc điểm thuế TTĐB: Đối tượng tác động của thuế TTĐB là những hàng hóa dịch vụ không thật cần thiết cho nhu cầu của con người, có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người nhưng không thể cấm hoặc tác động xấu đến môi trường. Người mua để thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng các loại hàng hóa, dịch vụ sẽ phải trả giá bằng một khoản thuế TTĐB cao hơn nhiều lần so với các loại thuế khác. Do đó người tiêu dùng đôi khi phải bỏ qua hoặc hạn chế đến mức thấp nhất việc sử dụng các hàng hóa, dịch vụ chịu thuế TTĐB vì không đủ khả năng chi trả hoặc cân nhắc đến hiệu quả chi tiêu do số tiền trả cho thuế TTĐB thậm chi cao hơn cả giá trị thực của hàng hóa, dịch vụ sử dụng. Thuế TTĐB có đối tượng chịu thuế hẹp, thuế suất cao. Thuế TTĐB chỉ thu một lần (khi có hành vi sản xuất, nhập khẩu hàng hóa và kinh doanh dịch vụ) trong suốt quá trình sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng với điều kiện trong quá trình đó, hàng hóa không thay đổi công năng, tính năng sử dụng, hình dáng thể hiện. Thuế TTĐB là loại thuế gián thu. 3. Vai trò của TTĐB: - Thuế TTĐB góp phần hướng dẫn tiêu dùng. - Thuế TTĐB góp phần điều tiết thu nhập, góp phần thực hiện công bằng xã hội. 4 - Việc đăng ký, kê khai và nộp thuế là cơ sở để nhà nước quản lý, điều tiết nững hàng hóa, dịch vụ nhạy cảm, tác động lớn đến nền kinh tế – xã hội. - Tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước. 4. Đối tượng chịu thuế TTĐB: Là những loại hàng hoá, dịch vụ không thật cần thiết, có hại cho con người hoặc ảnh hưởng đến tiêu dùng. (Luật số 27/2008/QH12 của Quốc hội: luật thuế TTĐB). 1. Hàng hóa: a) Thuốc lá điếu, xì gà và chế phẩm khác từ cây thuốc lá dùng để hút, hít, nhai, ngửi, ngậm; b) Rượu; c) Bia; d) Xe ô tô dưới 24 chỗ, kể cả xe ô tô vừa chở người, vừa chở hàng loại có từ hai hàng ghế trở lên, có thiết kế vách ngăn cố định giữa khoang chở người và khoang chở hàng; đ) Xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi lanh trên 125cm 3 ; e) Tàu bay, du thuyền; g) Xăng các loại, nap-ta (naphtha), chế phẩm tái hợp (reformade component) và các chế phẩm khác để pha chế xăng; h) Điều hoà nhiệt độ công suất từ 90.000 BTU trở xuống; i) Bài lá; k) Vàng mã, hàng mã. 2. Dịch vụ: a) Kinh doanh vũ trường; b) Kinh doanh mát-xa (massage), ka-ra-ô-kê (karaoke); c) Kinh doanh ca-si-nô (casino); trò chơi điện tử có thưởng bao gồm trò chơi bằng máy giắc-pót (jackpot), máy sờ-lot (slot) và các loại máy tương tự; d) Kinh doanh đặt cược; đ) Kinh doanh gôn (golf) bao gồm bán thẻ hội viên, vé chơi gôn; e) Kinh doanh xổ số. 5. Người nộp thuế Người nộp thuế TTĐB là tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu hàng hóa và kinh doanh dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế TTĐB. 5 Trường hợp tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh xuất khẩu mua hàng hoá thuộc diện chịu thuế TTĐB của cơ sở sản xuất để xuất khẩu nhưng không xuất khẩu mà tiêu thụ trong nước thì tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh xuất khẩu là người nộp thuế TTĐB. 6. Căn cứ tính thuế Giá tính thuế TTĐB của hàng hóa, dịch vụ là giá bán hàng hoá, giá cung ứng dịch vụ của cơ sở sản xuất, kinh doanh chưa có thuế TTĐB, thuế bảo vệ môi trường (nếu có) và thuế giá trị gia tăng, được xác định cụ thể như sau: 1. Đối với hàng hoá sản xuất trong nước, giá tính thuế TTĐB được xác định như sau: Giá tính thuế TTĐB = Giá bán chưa có thuế GTGT - Thuế bảo vệ môi trường (nếu có) 1 + Thuế suất thuế TTĐB Trong đó, giá bán chưa có thuế giá trị gia tăng được xác định theo quy định của pháp luật về thuế giá trị gia tăng, thuế bảo vệ môi trường xác định theo pháp luật về thuế bảo vệ môi trường. 2. Đối với hàng nhập khẩu: Giá tính thuế đối với hàng nhập khẩu được xác định như sau: Giá tính thuế TTĐB = Giá tính thuế nhập khẩu + Thuế nhập khẩu. Giá tính thuế nhập khẩu được xác định theo các quy định của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. Trường hợp hàng hóa nhập khẩu được miễn, giảm thuế nhập khẩu thì giá tính thuế không bao gồm số thuế nhập khẩu được miễn, giảm. 3. Đối với hàng hoá chịu thuế TTĐB, giá tính thuế TTĐB là giá chưa có thuế GTGT, thuế bảo vệ môi trường (nếu có) và chưa có thuế TTĐB và không loại trừ giá trị vỏ bao bì. 4. Đối với hàng hoá gia công là giá tính thuế của hàng hoá bán ra của cơ sở giao gia công hoặc giá bán của sản phẩm cùng loại hoặc tương đương tại cùng thời điểm bán hàng chưa có thuế GTGT, thuế bảo vệ môi trường (nếu có) và chưa có thuế TTĐB. 5. Đối với hàng hoá sản xuất dưới hình thức hợp tác kinh doanh giữa cơ sở sản xuất và cơ sở sử dụng hoặc sở hữu thương hiệu (nhãn hiệu) hàng hoá, công nghệ sản xuất thì giá làm căn cứ tính thuế TTĐB là giá bán ra chưa có thuế GTGT và thuế bảo vệ môi trường (nếu có) của cơ sở sử dụng hoặc sở hữu thương hiệu hàng hoá, công nghệ sản xuất. Trường hợp cơ sở sản xuất theo giấy phép nhượng quyền và chuyển giao hàng hoá cho chi nhánh hoặc đại diện của công ty nước 6 ngoài tại Việt Nam để tiêu thụ sản phẩm thì giá tính thuế TTĐB là giá bán ra của chi nhánh, đại diện công ty nước ngoài tại Việt Nam. 6. Đối với hàng hóa bán theo phương thức trả góp, trả chậm, giá tính thuế TTĐB là giá bán chưa có thuế GTGT, thuế bảo vệ môi trường (nếu có) và chưa có thuế TTĐB của hàng hóa bán theo phương thức trả tiền một lần, không bao gồm khoản lãi trả góp, lãi trả chậm. 7. Đối với hàng hóa, dịch vụ dùng để trao đổi, tiêu dùng nội bộ, biếu, tặng, cho, khuyến mại là giá tính thuế TTĐB của hàng hóa, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương tại thời điểm phát sinh các hoạt động này. 8. Đối với cơ sở kinh doanh xuất khẩu mua hàng chịu thuế TTĐB của cơ sở sản xuất để xuất khẩu nhưng không xuất khẩu mà bán trong nước thì giá tính thuế TTĐB trong trường hợp này là bán chưa có thuế TTĐB, thuế bảo vệ môi trường (nếu có) và chưa có thuế GTGT được xác định cụ thể như sau: Giá tính thuế TTĐB = Giá bán trong nước của cơ sở xuất khẩu chưa có thuế GTGT - Thuế bảo vệ môi trường (nếu có) 1 + Thuế suất thuế TTĐB 9. Đối với dịch vụ, giá tính thuế TTĐB là giá cung ứng dịch vụ của cơ sở kinh doanh chưa có thuế GTGT và chưa có thuế TTĐB, được xác định như sau: Giá tính thuế TTĐB = Giá dịch vụ chưa có thuế GTGT 1 + Thuế suất thuế TTĐB 10. Giá tính thuế TTĐB đối với hàng hóa, dịch vụ quy định từ khoản 1 đến khoản 9 Điều này bao gồm cả khoản thu thêm tính ngoài giá bán hàng hóa, giá cung ứng dịch vụ (nếu có) mà cơ sở sản xuất kinh doanh được hưởng. 11. Trường hợp cơ sở sản xuất, kinh doanh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng chế độ hóa đơn, chứng từ thì cơ quan thuế căn cứ vào tình hình sản xuất kinh doanh thực tế để ấn định doanh thu theo quy định của Luật Quản lý thuế và xác định số thuế TTĐB phải nộp. 12. Thời điểm xác định thuế TTĐB như sau: - Đối với hàng hóa: thời điểm phát sinh doanh thu đối với hàng hóa là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hoá cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền; 7 - Đối với dịch vụ: thời điểm phát sinh doanh thu là thời điểm hoàn thành việc cung ứng dịch vụ hoặc thời điểm lập hoá đơn cung ứng dịch vụ, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền. - Đối với hàng hóa nhập khẩu là thời điểm đăng ký tờ khai hải quan. 13. Cơ sở sản xuất, nhập khẩu hàng hóa, kinh doanh dịch vụ chịu thuế TTĐB phải thực hiện đúng chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ khi mua, bán hàng hóa, kinh doanh dịch vụ và vận chuyển hàng hóa theo quy định của pháp luật. 8 Chương 2: Phân tích tác động của thuế TTĐB và thực trạng hiện nay 1. Phân tích tác động của thuế TTĐB a. Phân tích ảnh hưởng của Thuế đến thị trường Hình 1. Đồ thị thuế đánh vào người bán Hình 2. Đồ thị thuế đánh vào người mua 9 Từ phân tích hình 1 và 2, ta có những kết luận về ảnh hưởng của thuế TTĐB đến thị trường như sau: - Giá người mua sau khi có thuế tăng cao so với mức giá cân bằng ban đầu - Giá người bán nhận được sau khi đã trừ thuế thấp hơn so mới mức giá cân bằng ban đầu - Sự chêch lệch này là phần thu nhập mà người tiêu dung phải nộp vào ngân sách nhà nước nhằm điều tiết thu nhập, đảo bảo công bằng xã hội. - Sản lượng giảm: thu hẹp qui mô thị trường, nhằm mục đích điều tiết và hướng dẫn sản xuất tiêu dung một cách hợp lý, hạn chế mua bán tiêu dung những hàng hóa, dịch vụ có hại cho sức khỏe, và ảnh hưởng không tốt đến môi trường. b. Phân tích khía cạnh thuế đánh vào người bán và người mua Để lý giải điều này, cùng phân tích một đồ thị trong đó thuế đánh vào người bán và người mua được biểu diễn trên cùng một đồ thị Hình 3. Thuế đánh vào người bán và người mua trên cùng một đồ thị - Sản lượng cân bằng giảm một mức như nhau - Mức giá người mua trả sau khi tính thuế là như nhau - Mức giá người bán nhận được sau thuế là như nhau - Do đó, tác động của thuế TTĐB khi đánh vào người bán hay người mua là như nhau. c. Ảnh hưởng độ co giãn cung cầu hàng hóa đến thuế TTĐB 10

Ngày đăng: 25/12/2013, 10:42

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w