khóa luận, luận văn, chuyên đề, tiểu luận, báo cáo, đề tài
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Phòng Đào Tạo Sau Đại Học TIỂU LUẬN CÁ NHÂN: MÔN PTCS THUẾ Đề tài 03 : PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT ĐẾN THUỐC LÁ Ở VIỆT NAM GV HD: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Hùng HVTH: Mai Thị Lệ Huyền Lớp: Đêm 1 – TCDN K20- Nhóm 4 Tp. Hồ Chí Minh, , Ngày 10 tháng 05 năm 2012 LỜI MỞ ĐẦU ------ Thuế Tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) là loại thuế gián thu, tiền thuế được cấu thành vào giá bán hàng hóa, dịch vụ. Đặc điểm của thuế TTĐB là có thuế suất rất cao nhằm điều tiết thu nhập đối với tầng lớp người có thu nhập cao, thường tiêu dùng những hàng hóa, dịch vụ xa xỉ, cao cấp có hại cho con người, cho xã hội mà Nhà nước cần hạn chế sản xuất và định hướng tiêu dùng thông qua việc tác động lên giá cả. Thuế TTĐB được nghiên cứu ngày hoàn thiện hơn và trở thành một sắc thuế có tác dụng mạnh mẽ trong việc điều chỉnh kinh tế thị trường, tạo nguồn thu lớn cho ngân sách Nhà nước, góp phần điều hòa thu nhập và xây dựng công bằng, xã hội. Để tìm hiểu những tác động chính của luật thuế tiêu thụ đặc biệt nói chung và thuế tiêu thụ đặc biệt đánh vào mặt hàng thuốc lá nói riêng, em đã chọn đề tài: “Phân tích tác động của thuế tiêu thụ đặc biệt đến thuốc lá ở Việt Nam hiện nay” để hoàn thiện bài tiểu luận cá nhân của mình. Kết cấu bài của em gồm 4 phần như sau: Chương 1: Tổng quan về thuế Tiêu Thụ Đặc Biệt . Chương 2: Phân tích tác động của thuế tiêu thụ đặc biệt Chương 4: Tác động của thuế tiêu thụ đặc biệt lên thuốc lá ở Việt Nam. Chương 3: Một số ý kiến để hoàn thiện thực thi pháp luật thuế tiêu thụ đặc biệt. Bài làm của em chắc chắn vẫn còn nhiều thiếu sót, em mong nhận được sự đóng góp của thầy để em có thể hoàn thiện bài tập của mình. Em xin trân thành cảm ơn NHẬN XẾT CỦA GIẢNG VIÊN Phân tích tác động của thuế TTĐB đến thuốc lá ở VN HVTH: Mai Thị Lệ Huyền CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT 1.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò của thuế tiêu thụ đặc biệt 1.1.1 Khái niệm Thuế tiêu thụ đặc biệt là một loại thuế gián thu, đánh vào một số hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế theo qui định của luật thuế tiêu thụ đặc biệt. Thuế được cấu thành trong giá cả hàng hóa, dịch vụ và do người tiêu dùng chịu khi mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ. Tuy nhiên, việc quy định các hàng hóa, dịch vụ nào thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt còn tùy thuộc vào chính sách điều tiết của từng nước xử phạt tùy những khía cạnh kinh tế, xã hội như: Chính sách điều tiết hòa động sản xuất tiêu dùng của Nhà nước, phân phối thu nhập quốc dân; phong tục và tập quán tiêu dùng của một số loại hàng hóa, dịch vụ trong từng giai đoạn phát triển kinh tế-xã hội cụ thể. Thuế tiêu thụ đặc biệt được áp dụng phổ biến ở các nước trên thế giới với những tên gọi khác nhau: chẳng hạn ở Pháp gọi là thuế tiêu dùng đặc biệt, ở Thụy Ðiển gọi là thuế đặc biệt; ở nước ta, tiền thân của thuế tiêu thụ đặc biệt hiện hành là thuế hàng hóa được ban hành năm 1951. Ðến năm 1990 Bộ tài chính soạn thảo dự án luật thuế mới, đổi thuật ngữ thuế hàng hóa thành thuế tiêu thụ đặc biệt và được Quốc hội thông qua ngày 30- 6- 1990. Sau đó được sửa đổi bổ sung tại kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa 9 và thông qua ngày 5- 7 -1993. Ðến tháng 10- 1995 Luật thuế tiêu thụ đặc biệt lại được sửa đổi, bổ sung lần nữa. Ðể phát huy vai trò của luật thuế tiêu thụ đặc biệt trong điều tiết sản xuất, tiêu dùng xã hội, điều tiết thu nhập của người tiêu dùng cho ngân sách nhà nước một cách hợp lý, tăng cường quản lý sản xuất kinh doanh đối với một số hàng hóa, dịch vụ; ngày 20- 5- 1998 Quốc hội đã thông qua Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1- 1- 1999 thay thế Luật thuế tiêu thụ đặc biệt năm 1990 và hai đạo luật sửa đổi, bổ sung ban hành năm 1993 và năm 1995. Hiện nay thuế TTĐB được áp dụng theo Luật thuế tiêu thụ đặc biệt số 27/2008/QH12 năm 2008 do Quốc hội ban hành. Năm 2011, Chính phủ ban hành Nghị định số 113/2011/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 26/2009/NĐ-CP ngày 16 tháng 3 năm 2009 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt. GVHD: PGS. TS. Nguyễn Ngọc Hùng Trang 4 Phân tích tác động của thuế TTĐB đến thuốc lá ở VN HVTH: Mai Thị Lệ Huyền 1.1.2 Đặc điểm Là một loại thuộc tiêu dùng, song thuế tiêu thụ đặc biệt có những đặc điểm giống như sau: Về bản chất, thuế tiêu thụ đặc biệt cũng là một loại thuế gián thu, do người tiêu dùng chịu nhưng thuế tiêu thụ đặc biệt có một số đặc thù giúp ta phân biệt loại thuế này với các loại thuế gián thu khác. - Thứ nhất, thuế tiêu thụ đặc biệt có diện đánh thuế hẹp. Khác với các loại thuế gián thu khác như thuế bán hàng, thuế doanh thu và thuế giá trị gia tăng là những loại thuế có đối tượng chịu thuế rộng rãi, bao quát hầu hết các mặt hàng và dịch vụ được tiêu thụ trong nền kinh tế, thuế tiêu thụ đặc biệt chỉ tập trung điều tiết một số mặt hàng và dịch vụ nhất định, không được Nhà nước khuyến khích tiêu dùng. Tuỳ theo quan điểm của các nhà làm luật ở mỗi quốc gia mà danh mục hàng hoá và dịch vụ phải chịu loại thuế này có thể rất khác nhau. Điều này đượclý giải bởi chủ trương, chính sách của Nhà nước trong việchướng dẫn sản xuất, tiêu dùng cũng như trong lĩnh vực điều tiết thu nhập của các tầng lớp dân cư ở từng giai đoạn phát triển kinh tế, xã hội và phong tục tập quán của mỗi nước. Nhìn chung các quốc gia thường đánh thuế tiêu thụ đặc biệt vào một số mặt hàng được coi là cao cấp và không thiết yếu, Nhà nước không khuyến khích tiêu dùng như: thuốc hút, rượu bia, xăng dầu. - Thứ hai, thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt có thể là thuế suất cố định hoặc thuế suất tỷ lệ và thường cao hơn so với thuế suất của các loại thuế gián thu khác. Đối với các loại thuế gián thu khác như thuế giá trị gia tăng, thuế doanh thu và thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, luật pháp các nước thường quy định thuế suất tỷ lệ làm căn cứ để tính thuế. Thuế suất thuế TTĐB có thể là thuế suất cố định hoặc thuế suất tỷ lệ, tuỳ theo điểm của các nhà làm luật ở mỗi nước. Ở những nước áp dụng biểu thuế suất cố định như Mỹ, Nhật một số nước Châu Âu và Philipines, mức thu được ấn định bằng một lượng tuyệt đối trên đơn vị hàng hoá chịu thuế. Biểu thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt cũng có thể bao gồm hệ thống thuế suất tỷ lệ, theo đó, mức thu quy định bằng một t ỷlệ phần trăm tính trên giá tính thuế hàng hoá,dịch vụ. Trung Quốc GVHD: PGS. TS. Nguyễn Ngọc Hùng Trang 5 Phân tích tác động của thuế TTĐB đến thuốc lá ở VN HVTH: Mai Thị Lệ Huyền và Việt Nam là những ví dụ về quốc gia áp dụng biểu thuế suất tỷ lệ cho thuế TTĐB. - Thứ ba, thuế tiêu thụ đặc biệt thường chỉ được thu một lần ở khâu sản xuất hoặc nhập khẩu. Cùng một mặt hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, khi luân chuyển qua khâu lưu thông sẽ không bị đánh thuế tiêu thụ đặc biệt. Đặc điểm nàycho thấy thuế tiêu thụ đặc biệt khác với thuế doanh thu và thuế giá trị gia tăng ở chỗ các loại thuế này đánh trên toàn bộ doanh thu bán hàng hoặc trên giá trị tăng thêm của hàng hoá ở mỗi khâu trong lưu thông. 1.1.3 Vai trò của thuế tiêu thụ đặc biệt Xuất phát từ đặc điểm chung đã được trình bày ở phần trên, do đó thuế tiêu thụ đặc biệt có tầm quan trọng như sau: - Thông qua chế độ thu thuế tiêu thụ đặc biệt, nhà nước động viên một phần thu nhập đáng kể của người tiêu dùng vào ngân sách nhà nước. - Thuế tiêu thụ đặc biệt là công cụ rất quan trọng để nhà nước thực hiện chức năng hướng dẩn sản xuất và điều tiết tiêu dùng xã hội. - Thuế tiêu thụ đặc biệt cũng là công cụ để nhà nước điều tiết thu nhập của người tiêu dùng vào ngân sách nhà nước một cách công bằng hợp lý: ai tiêu dùng nhiều các hàng hóa, dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt thì nộp thuế nhiều hơn người tiêu dùng ít hoặc không phải nộp thuế nếu không tiêu dùng các hàng hóa, dịch vụ đó. - Việc ban hành Luật thuế tiêu thụ đặc biệt để điều chỉnh việc sản xuất, kinh doanh, lưu thông và tiêu dùng một số hàng hóa, dịch vụ mang tính chất xa xỉ, chưa thật cần thiết cho nhu cầu xã hội thể hiện sự tăng cường quản lý, kiểm soát của nhà nước một cách tập trung, chặt chẽ đối với các loại hàng hóa, dịch vụ này. 1.1.4 Mối liên hệ giữa thuế tiêu thụ đặc biệt với các loại thuế khác trong quá trình lưu thông hàng hóa, thực hiện dịch vụ (chủ yếu là thuế giá trị gia tăng, thuế xuất khẩu, nhập khẩu) Các loại hàng hóa, dịch vụ thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt không phải chịu thuế giá trị gia tăng đối với số lượng hàng hóa, dịch vụ đã kê khai nộp thuế tiêu thụ đặc biệt. Chẳng hạn, cơ sở trực tiếp sản xuất khi bán ra những mặt hàng thuộc diện chiụ thuế GVHD: PGS. TS. Nguyễn Ngọc Hùng Trang 6 Phân tích tác động của thuế TTĐB đến thuốc lá ở VN HVTH: Mai Thị Lệ Huyền tiêu thụ đặc biệt thì cơ sở này chỉ kê khai nộp thuế tiêu thụ đặc biệt mà không phải kê khai nộp thuế giá trị gia tăng đối với số hàng hoá đã chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Trường hợp cơ sở sản xuất có tổ chức chi nhánh, cửa hàng tiêu thụ sản phẩm trực thuộc thì cơ sở sàn xuất phải kê khai và nộp thuế tiêu thụ đặc biệt tại nơi sản xuất. Các chi nhánh, cửa hàng tiêu thụ sản phẩm phải kê khai nộp thuế giá trị gia tăng theo thuế suất đối với hoạt động kinh doanh thương nghiệp. Các hàng hóa, dịch vụ đã chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, khi lưu thông trên thị trường, tức là được chuyển qua khâu thương nghiệp thì các cơ sở kinh doanh các mặt hàng này không phải nộp thuế tiêu thụ đặc biệt nhưng phải nộp thuế giá trị gia tăng theo biểu thuế ngành kinh doanh thương nghiệp. Cơ sở nhập khẩu các mặt hàng thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp thuế tiêu thụ đặc biệt cùng với thuế nhập khẩu theo từng lần nhập khẩu, khi bán hàng hóa này thì cơ sở phải nộp thuế giá trị gia tăng. 1.2. Đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt Đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) được thực hiện theo quy định tại Điều 2 Luật thuế tiêu thụ đặc biệt số 27/2008/QH12 ngày 14 tháng 11 năm 2008, Điều 2 Nghị định số 26/2009/NĐ-CP ngày 16/3/2009 của Chính phủ 1.2.1. Hàng hóa a) Thuốc lá điếu, xì gà và chế phẩm khác từ cây thuốc lá dùng để hút, hít, nhai, ngửi, ngậm; b) Rượu; c) Bia; d) Xe ô tô dưới 24 chỗ, kể cả xe ô tô vừa chở người, vừa chở hàng loại có từ hai hàng ghế trở lên, có thiết kế vách ngăn cố định giữa khoang chở người và khoang chở hàng; đ) Xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi lanh trên 125cm3; e) Tàu bay, du thuyền; g) Xăng các loại, nap-ta (naphtha), chế phẩm tái hợp (reformade component) và các chế phẩm khác để pha chế xăng; h) Điều hoà nhiệt độ công suất từ 90.000 BTU trở xuống; GVHD: PGS. TS. Nguyễn Ngọc Hùng Trang 7 Phân tích tác động của thuế TTĐB đến thuốc lá ở VN HVTH: Mai Thị Lệ Huyền i) Bài lá; k) Vàng mã, hàng mã. 1.2.2. Dịch vụ a) Kinh doanh vũ trường; b) Kinh doanh mát-xa (massage), ka-ra-ô-kê (karaoke); c) Kinh doanh ca-si-nô (casino); trò chơi điện tử có thưởng bao gồm trò chơi bằng máy giắc-pót (jackpot), máy sờ-lot (slot) và các loại máy tương tự; d) Kinh doanh đặt cược; đ) Kinh doanh gôn (golf) bao gồm bán thẻ hội viên, vé chơi gôn; e) Kinh doanh xổ số. 1.3. Người nộp thuế tiêu thụ đặc biệt (điều 4 luật TTTĐB) Người nộp thuế tiêu thụ đặc biệt là tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu hàng hóa và kinh doanh dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, gồm: - Các tổ chức kinh doanh được thành lập và đăng ký kinh doanh theo Luật Doanh nghiệp, Luật Doanh nghiệp Nhà nước (nay là Luật Doanh nghiệp) và Luật Hợp tác xã. - Các tổ chức kinh tế của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức sự nghiệp và các tổ chức khác. - Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và bên nước ngoài tham gia hợp tác kinh doanh theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (nay là Luật đầu tư); các tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động kinh doanh ở Việt Nam nhưng không thành lập pháp nhân tại Việt Nam. - Cá nhân, hộ gia đình, nhóm người kinh doanh độc lập và các đối tượng khác có hoạt động sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu. Trường hợp tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh xuất khẩu mua hàng hoá thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt của cơ sở sản xuất để xuất khẩu nhưng không xuất khẩu mà tiêu thụ trong nước thì tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh xuất khẩu là người nộp thuế tiêu thụ đặc biệt 1.4. Căn cứ tính thuế tiêu thụ đặc biệt GVHD: PGS. TS. Nguyễn Ngọc Hùng Trang 8 Phân tích tác động của thuế TTĐB đến thuốc lá ở VN HVTH: Mai Thị Lệ Huyền Căn cứ tính thuế tiêu thụ đặc biệt là giá tính thuế của hàng hóa, dịch vụ chịu thuế và thuế suất. Số thu tiêu th c bi t ph i n p b ng giá tính thu tiêu th c bi t nhânế ụ đặ ệ ả ộ ằ ế ụ đặ ệ v i thu su t thu tiêu th c bi tớ ế ấ ế ụ đặ ệ 1.4.1. Giá tính thuế Đối với hàng hóa sản xuất trong nước, giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt được xác định như sau: Giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt = Giá bán chưa có thuế giá trị gia tăng - Thuế bảo vệ môi trường (nếu có) 1 + Thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt Trong đó, giá bán chưa có thuế giá trị gia tăng được xác định theo quy định của pháp luật về thuế giá trị gia tăng. (Theo Nghị định số 113/2011/NĐ-CP ngày 08 tháng 12 năm 2011 a) Trường hợp cơ sở sản xuất hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt bán hàng qua các cơ sở trực thuộc hạch toán phụ thuộc, thì giá làm căn cứ tính thuế tiêu thụ đặc biệt là giá do cơ sở trực thuộc hạch toán phụ thuộc bán ra. Cơ sở sản xuất bán hàng thông qua đại lý bán đúng giá do cơ sở quy định và chỉ hưởng hoa hồng thì giá làm căn cứ xác định giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt là giá bán do cơ sở sản xuất quy định chưa trừ hoa hồng. b) Trường hợp cơ sở sản xuất hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt bán hàng qua các cơ sở kinh doanh thương mại thì giá làm căn cứ tính thuế tiêu thụ đặc biệt là giá bán của cơ sở sản xuất nhưng không được thấp hơn 10% so với giá bán bình quân của cơ sở kinh doanh thương mại bán ra. Riêng mặt hàng xe ôtô giá bán bình quân của cơ sở kinh doanh thương mại để so sánh là giá bán xe ôtô chưa bao gồm các lựa chọn về trang thiết bị, phụ tùng mà cơ sở kinh doanh thương mại lắp đặt thêm theo yêu cầu của khách hàng. Trường hợp giá bán của cơ sở sản xuất thấp hơn 10% so với giá cơ sở kinh doanh thương mại bán ra thì giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt là giá do cơ quan thuế ấn định. Đối với hàng nhập khẩu, giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt được xác định như sau: Giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt = Giá tính thuế nhập khẩu + Thuế nhập khẩu. GVHD: PGS. TS. Nguyễn Ngọc Hùng Trang 9 Phân tích tác động của thuế TTĐB đến thuốc lá ở VN HVTH: Mai Thị Lệ Huyền Giá tính thuế nhập khẩu được xác định theo các quy định của pháp luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. Trường hợp hàng hóa nhập khẩu được miễn, giảm thuế nhập khẩu thì giá tính thuế không bao gồm số thuế nhập khẩu được miễn, giảm. Đối với hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, giá tính thuế không loại trừ giá trị vỏ bao bì, vỏ chai. Đối với mặt hàng bia chai nếu có đặt tiền cược vỏ chai, định kỳ hàng quý cơ sở sản xuất và khách hàng thực hiện quyết toán số tiền đặt cược vỏ chai mà số tiền đặt cược tương ứng với giá trị số vỏ chai không thu hồi được phải đưa vào doanh thu tính thuế tiêu thụ đặc biệt. Đối với hàng hóa gia công thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt là giá bán hàng hóa của cơ sở giao gia công bán ra hoặc giá bán của sản phẩm cùng loại hoặc tương đương tại thời điểm bán. Đối với hàng hóa sản xuất dưới hình thức hợp tác kinh doanh giữa cơ sở sản xuất và cơ sở sử dụng hoặc sở hữu thương hiệu (nhãn hiệu) hàng hóa, công nghệ sản xuất thì giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt là giá bán ra của cơ sở sử dụng hoặc sở hữu thương hiệu hàng hóa, công nghệ sản xuất. Trường hợp cơ sở sản xuất theo giấy phép nhượng quyền và chuyển giao hàng hóa cho chi nhánh hoặc đại diện của công ty nước ngoài tại Việt Nam để tiêu thụ sản phẩm thì giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt là giá bán ra của chi nhánh, đại diện công ty nước ngoài tại Việt Nam. Đối với hàng hóa bán theo phương thức trả góp, trả chậm, giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt là giá bán của hàng hóa bán theo phương thức trả tiền một lần, không bao gồm khoản lãi trả góp, lãi trả chậm. Đối với dịch vụ, giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt là giá cung ứng dịch vụ của cơ sở kinh doanh dịch vụ bán ra. a) Đối với kinh doanh gôn là doanh thu chưa có thuế giá trị gia tăng về bán thẻ hội viên, bán vé chơi gôn, bao gồm cả tiền bán vé tập gôn, tiền bảo dưỡng sân cỏ, hoạt động cho thuê xe (buggy) và thuê người giúp việc trong khi chơi gôn (caddy), tiền ký quỹ (nếu có) và các khoản thu khác do người chơi gôn, hội viên trả cho cơ sở kinh doanh gôn. Trường hợp cơ sở kinh doanh gôn có kinh doanh các loại hàng hóa, dịch vụ khác không GVHD: PGS. TS. Nguyễn Ngọc Hùng Trang 10