1. Trang chủ
  2. » Nông - Lâm - Ngư

BÁO CÁO PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐỐI VỚI LÂM NGHIỆP Ở VIỆT NAM, ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP VÀ CHÍNH SÁCH NHẰM ỨNG PHÓ VỚI CÁC TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

59 570 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 59
Dung lượng 1,59 MB

Nội dung

CÁC TỪ VIẾT TẮT VÀ ĐƠN VỊ TÍNHADB Ngân hàng Phát triển châu Á AIACC Đánh giá tác động và thích ứng với biến đổi khí hậu APN Mạng lưới nghiên cứu Biến đổi toàn cầu khu vực châu Á Thái Bìn

Trang 1

BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

(BÁO CÁO CHÍNH THỨC)

HÀ NỘI, THÁNG 4 NĂM 2010

Trang 2

BÁO CÁO

PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐỐI VỚI LÂM NGHIỆP

Ở VIỆT NAM, ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP VÀ CHÍNH SÁCH NHẰM ỨNG PHÓ VỚI CÁC TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

BÁO CÁO GỬI ĐẾN:

Dự án tăng cường năng lực quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu ở Việt Namnhằm giảm nhẹ tác động và kiểm soát phát thải khí nhà kính - Hợp phần BộNông nghiệp và Phát triển nông thôn

NHỮNG NGƯỜI THỰC HIỆN:

Ths Vũ Tấn Phương (chủ biên)

KS Nguyễn Viết Xuân

Ths Hoàng Việt Anh

Trang 3

MỤC LỤC

1 GIỚI THIỆU CHUNG 5

1.1. Mở đầu -5

1.2 Mục tiêu và nội dung -5

1.3 Phương pháp luận -7

2 TỔNG QUAN HIỆN TRẠNG RỪNG Ở VIỆT NAM 7

2.1 Đặc điểm về tài nguyên rừng ở Việt Nam -7

2.2 Đặc điểm cơ bản của các hệ sinh thái rừng Việt Nam -10

3 THỰC TRẠNG, XU HƯỚNG VÀ CÁC TÁC ĐỘNG TIỀM TÀNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU 16

3.1 Thực trạng và xu hướng biến đổi khí hậu toàn cầu -16

3.2 Thực trạng và xu hướng biến đổi khí hậu ở Việt Nam -19

3.3 Tác động của tiềm tàng của BĐKH -20

4 PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG TIỀM TÀNG CỦA BĐKH ĐỐI VỚI LÂM NGHIỆP 24

4.1 Tác động tiềm tàng của BĐKH đến thay đổi ranh giới các hệ sinh thái rừng tự nhiên và rừng trồng -24

4.2 Tác động của BĐKH đến đa dạng sinh học lâm nghiệp -30

4.3 Tác động của BĐKH đến nguy cơ cháy rừng -32

4.4 Tác động của BĐKH đối với nguy cơ sâu bệnh hại rừng -35

4.5 Tác động của BĐKH đối với hệ sinh thái rừng ngập mặn -38

5 GIẢI PHÁP ỨNG PHÓ VỚI TÁC ĐỘNG CỦA BĐKH TRONG LÂM NGHIỆP 40

5.1 Giải pháp ứng phó với BĐKH trong lâm nghiệp -40

5.2 Giải pháp ứng phó với tác động của mực nước biển dâng đối với hệ sinh thái rừng ngập mặn -43

6 ĐỀ XUẤT CHÍNH SÁCH CHO KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG CỦA NGÀNH NHẰM ỨNG PHÓ VỚI BĐKH TRONG LÂM NGHIỆP GIAI ĐOẠN 2011 - 2015 44

6.1 Chính sách ứng phó với BĐKH trong lâm nghiệp -44

6.2 Các hoạt động ưu tiên nhằm ứng phó với BĐKH trong lâm nghiệp -47

6.3 Chương trình ưu tiên nhằm ứng phó với BĐKH trong lâm nghiệp -50

7 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 51

7.1 Kết luận -51

7.2 Kiến nghị -53

TÀI LIỆU THAM KHẢO 54

Trang 4

CÁC TỪ VIẾT TẮT VÀ ĐƠN VỊ TÍNH

ADB Ngân hàng Phát triển châu Á

AIACC Đánh giá tác động và thích ứng với biến đổi khí hậu

APN Mạng lưới nghiên cứu Biến đổi toàn cầu khu vực châu Á Thái Bình

Dương BĐKH Biến đổi khí hậu

CCAM Mô hình khí tượng ba chiều

CCCM Mô hình biến đổi khí hậu Ca-na-đa

CECI Trung tâm nghiên cứu và hợp tác quốc tế Ca-na-đa

COP Hội nghị các bên

CSIRO Tổ chức nghiên cứu khoa học, sức khỏe cộng đồng và công nghiệp ÚcDANIDA Cơ quan Phát triển Quốc tế Đan Mạch

DEFRA Cục Môi trường, lương thực và Nông thôn Vương quốc Anh

DFID Cục Phát triển quốc tế Vương quốc Anh

FAO Tổ chức Nông lương Thế giới

GDP Tổng sản phẩm quốc nội

GFDL Thí nghiệm Động lực Địa vật lý chất lỏng

IPCC Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu

KTTV&MT Khí tượng Thủy văn và Môi trường

NASA Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ

PRECIS Hỗ trợ thông tin khí hậu vùng cho các nghiên cứu ảnh hưởng

UNDP Chương trình phát triển của Liên Hiệp Quốc

UNEP Chương trình môi trường Liên Hiệp Quốc

UNFCCC Công ước khung của Liên Hiệp Quốc về Biến đổi khí hậu

VAA Đánh giá tổn thương và thích ứng

VCMP Chương trình bản đồ khí hậu Việt Nam

Trang 5

1 GIỚI THIỆU CHUNG

1.1 Mở đầu

Biến đổi khí hậu (BĐKH), theo định nghĩa của Ủy ban Liên chính phủ về BĐKH(IPCC), là những thay đổi theo thời gian của khí hậu, trong đó bao gồm cả nhữngbiến đổi tự nhiên và những biến đổi do các hoạt động của con người gây ra Biến đổikhí hậu xuất phát từ sự thay đổi cán cân năng lượng của trái đất do thay đổi nồng độcác khí nhà kính, nồng độ bụi trong khí quyển, thảm phủ và lượng bức xạ mặt trời.Hiện nay, chúng ta đang phải sống trong một thế giới có nhiều biến đổi lớn vềkhí hậu: nhiệt độ trái đất đang nóng dần, mực nước biển đang dâng lên, dân số tăngnhanh ở nhiều quốc gia, sự xâm nhập của các loài ngoại lai ngày càng nhiều, các sinhcảnh đang bị thu hẹp lại và phân cách nhau, sức ép của công nghiệp hóa và toàn cầuhóa ngày càng lớn, trao đổi thông tin giữa các lĩnh vực ngày càng được mở rộng Tất

cả những thay đổi đó đang ảnh hưởng lớn đến công cuộc phát triển của tất cả cácnước trên thế giới, trong đó có việc làm cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên, ônhiễm môi trường và gây ra những thay đổi lớn trong sự sinh trưởng, phát triển củacác loài động thực vật trong tự nhiên

Lâm nghiệp có vai trò hết sức quan trọng đối với phát triển kinh tế xã hội củamỗi quốc gia, đặc biệt là duy trì và bảo vệ môi trường toàn cầu, chống lại sự ấm lêncủa trái đất Biến đổi khí hậu được dự báo là sẽ tiếp tục diễn ra hết sức phức tạp vàtác động đến nhiều ngành, lĩnh vực, vùng và các quốc gia Việt Nam được coi là mộttrong các quốc gia sẽ bị tác động mạnh do biến đổi khí hậu

Để phát triển bền vững trong nông, lâm nghiệp và phát triển nông thôn, vấn đềđặt ra là cần có các phân tích, hiểu biết về biến đổi khí hậu và những ảnh hưởng của

nó tới dân sinh, kinh tế và xã hội; phải xem tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu làmột nhân tố cấu thành trong xây dựng chiến lược phát triển, chính sách và các giảipháp nhằm giảm thiểu và thích ứng với các tác động tiêu cực do BĐKH gây ra

Nhằm làm rõ vấn đề này, báo cáo này tập trung phân tích các tác động tiềmtàng của biến đổi khí hậu đối với lâm nghiệp, làm cơ sở cho việc định hướng xâydựng chính sách và các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu trong lĩnh vực lâmnghiệp ở Việt Nam

Báo cáo phân tích bao gồm các phần chính: Giới thiệu chung; Tổng quan hiệntrạng rừng Việt Nam; Thực trạng và xu hướng BBĐKH; Phân tích tác động tiềm tàngcủa BĐKH đối với lâm nghiệp dựa trên các kịch bản BĐKH; Đề xuất các giải phápứng phó với BĐKH; kiến nghị cơ chế chính sách cho kế hoạch hành động của ngànhnhằm giảm thiểu và thíưch ứng với tác động của BĐKH đối với lâm nghiệp; Kết luận

và kiến nghị

1.2 Mục tiêu và nội dung

Mục tiêu của báo cáo là nhằm:

 Phân tích các tác động tiềm tàng của BĐKH đối với lâm nghiệp dựa trên cáckịch bản BĐKH đã công bố và các tư liệu hiện có;

Trang 6

 Đề xuất cơ chế, chính sách và giải pháp nhằm ứng phó với tác động của

BĐKH trong lâm nghiệp

Để đạt được mục tiêu đề ra, các hoạt động dưới đây được thực hiện:

Hoạt động 1: Thu thập, tổng hợp các tài liệu và thông tin liên quan

Trong nội dung này, việc nghiên cứu sẽ tập trung vào thu thập và tổng quan các tàiliệu và thông tin hiện có liên quan phục vụ cho việc phân tích các tác động củaBĐKH Việc phân tích sẽ đuợc thực hiện bởi các chuyên gia chuyên sâu cho từnglĩnh vực Những thông tin và dữ liệu sau đây sẽ được thu thập để xem xét và phântích:

1 Dữ liệu liên quan đến khí hậu:

 Dữ liệu lịch sử về điều kiện khí hậu cho 9 vùng sinh thái trong giai đoạn

1970 – 2008 (nhiệt độ, lượng mưa, độ ẩm, mực nước biển, bão, áp thấpnhiệt đới, ngập lụt, v.v)

 Kịch bản biến đổi khí hậu (nhiệt độ, lượng mưa, nước biển dâng theo mỗivùng sinh thái) cho giai đoạn 2010 – 2050;

2 Dữ liệu và thông tin liên quan đến Lâm nghiệp:

 Thay đổi diện tích rừng (1943-2008);

 Phân bố của từng loại rừng theo vùng (diện tích, loài cây, v.v)

 Các đặc điểm sinh thái về sự phân bố của các loại rừng ;

 Biện pháp kỹ thuật cho việc phát triển và quản lý rừng;

 Các chế độ quản lý rừng (sở hữu, quản lý, v.v);

 Đầu tư và kinh doanh rừng (sản phẩm, doanh thu, vốn đầu tư; chi phí địnhmức cho trồng và quản lý rừng)

 Các thiệt hại (cháy rừng, ngập lụt, sâu bệnh, v.v);

 Các khía cạnh xã hội (dân số sống dựa vào rừng, thu nhập, v.v)

 Cở sở hạ tầng Lâm nghiệp (Hệ thống theo dõi cháy rừng, sâu bệnh, dịchbệnh, v.v)

 Kinh nghiệm trong việc phòng chống bão và lụt của địa phương và quốcgia;

 Kế hoạch, chính sách về quản lý rừng, các dự án đầu tư cũng như các tàiliệu khác về chính sách thích ứng và giảm thiểu Biến đổi khí hậu;

Hoạt động 2: Phân tích các tác động tiềm tàng của BĐKH đối với Lâm nghiệp dựa trên các kịch bản BĐKH

Hợp phần này nhấn mạnh vào phân tích các tác động tiềm tàng gây ra bởi BĐKH đốivới lâm nghiệp Phân tích này được tiến hành dựa trên các kịch bản BĐKH và các tưliệu sẵn có Các hoạt động của hoạt động này bao gồm:

1 Tổng quan các tài liệu và kiến thức khoa học hiện có liên quan đến tác độngcủa biến đổi khí hậu trong ngành Lâm nghiệp ở Việt Nam;

2 Phân tích các tác động tiềm tàng của BĐKH đối với Lâm nghiệp, bao gồm:

 Sự thay đổi ranh giới phân bố của các loại rừng tự nhiên;

 Sự thay đổi ranh giới phân bố của rừng ngập mặn vùng cửa sông và venbiển;

Trang 7

 Nguy cơ cháy rừng tự nhiên và rừng trồng;

 Nguy cơ sâu bệnh hại với rừng trồng;

 Nguy cơ với đa dạng sinh học ở hệ sinh thái rừng tự nhiên

3 Tổ chức các cuộc họp và hội thảo nhằm tham khảo ý kiến và thảo luận về cáctác động tiềm năng của biến đổi khí hậu đối với ngành lâm nghiệp

Hoạt động 3: Phân tích các biện pháp thích ứng và các chính sách liên quan

Hoạt động này sẽ tập trung vào đề xuất các giải pháp và chính sách nhằm ứng phó vớibiến đổi khí hậu và bao gồm các hoạt động dưới đây:

1 Tổng quan và phân tích các hiện tượng khí hậu cự đoan trong quá khứ và cácgiải pháp ứng phó của ngành Lâm nghiệp

2 Phân tích các hoạt động và chính sách đang thực hiện liên quan tới ứng phóvới biến đổi khí hậu trong Lâm nghiệp;

3 Đề xuất các giải pháp và chính sách nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu trongLâm nghiệp

4 Tổ chức hội thảo lấy ý kiến về các giải pháp và chính sách ứng phó với BĐKHcho ngành Lâm nghiệp

1.3 Phương pháp luận

Do sự hạn chế tài liệu liên quan đến tác động của BĐKH đối với lâm nghiệp ở ViệtNam và sự hạn chế về thời gian cũng như nguồn lực tài chính cho nghiên cứu, nênphương pháp nghiên cứu chủ yếu là dựa trên các tài liệu sẵn có

Phương pháp chuyên gia cũng được sử dụng để phân tích các thông tin, dữ liệu

và các kinh nghiệm có liên quan để phân tích các tác động tiềm tàng của BĐKH đốivới lâm nghiệp

Ngoài ra một số cuộc họp và hội thảo chuyên đề sẽ được tổ chức để tham khảo

ý kiến các bên liên quan và thảo luận sâu về các vấn đề nghiên cứu Trong các cuộchọp và hội thảo, những chuyên gia và các tổ chức liên quan sẽ được mời tham dự đểcho ý kiến về các vấn đề tác động của BĐKH và các giải pháp ứng phó BĐKH

2 TỔNG QUAN HIỆN TRẠNG RỪNG Ở VIỆT NAM

2.1 Đặc điểm về tài nguyên rừng ở Việt Nam

Việt Nam có tổng diện tích tự nhiên trên phần đất liền là 32.894.398 ha, với bờ biểndài 3.260 km, chạy suốt từ miền Bắc (Móng Cái thuộc tỉnh Quảng Ninh) vào phíaNam (mũi Cà Mau thuộc tỉnh Cà Mau) Năm 1943, lần đầu tiên số liệu về tài nguyênrừng Việt Nam được một học giả người Pháp là Maurand công bố Tài liệu này chothấy diện tích rừng của Việt Nam vào năm 1943 là khoảng 14,3 triệu ha, chiếm khoảng43% tổng diện tích toàn lãnh thổ Tác giả cũng cho rằng ngoài tính đa dạng của hệ thựcvật thì tài nguyên rừng Việt Nam có thể được đánh giá là rất dồi dào và có tính bềnvững cao

Từ năm 1979 đến năm 1984, lần đầu tiên Việt nam thực hiện cuộc điều tra tàinguyên rừng cấp quốc gia thông qua dự án VIE/76/014 do FAO hỗ trợ về kỹ thuật và

Trang 8

tài chính Kết thúc dự án năm 1984, diện tích rừng Việt Nam được xác định là khoảng

10 triệu ha, trong đó rừng tự nhiên chiếm diện tích chủ yếu với khoảng 9,3 triệu ha vàrừng trồng là khoảng 600 ha Đến năm 1995, số liệu về kiểm kê đánh giá diễn biến tàinguyên rừng quốc gia cnho thấy diện tích rừng Việt Nam còn khoảng 9,3 triệu ha,trong đó rừng tự nhiên là 8,3 triệu ha và rừng trồng là khoảng 1 triệu ha

Số liệu công bố về diễn biến rừng cho thấy diện tích rừng Việt Nam có đã bịgiảm mạnh trong giai đoạn 1943 – 1995 Trong giai đoạn này, Việt Nam mất khoảng

5 triệu ha rừng và độ che phủ của rừng đã giảm từ 43% xuống còn 28% Tốc độ mấtrừng bình quân cho giai đoạn này được ước tính là khoảng 100.000 ha/năm Tuynhiên, trong thời gian từ năm 1995 đến năm 2008, diện tích rừng Việt Nam liên tụcgia tăng Kết quả kiểm kê rừng toàn quốc cho thấy năm 1999 Việt Nam có tổng diệntích rừng là khoảng 10,9 triệu ha, trong đó diện tích rừng tự nhiên là 9,4 ha và diệntích rừng trồng là 1,5 triệu ha; tỷ lệ che phủ rừng khoảng 33% Đến năm 2005, diệntích rừng Việt Nam là khoảng 12,6 triệu ha với độ che phủ là 37% và diện tích rừngcông bố năm 2008 lag khoảng 13 triệu ha với tỷ lệ che phủ là khoảng 39% (BộNN&PTNT 2009) Chi tiết về diễn biến diện tích rừng ở Việt Nam được thống kê tạibảng 1

Bảng 1 Diễn biến diện tích và che phủ rừng giai đoạn 1943 – 2008

Diện tích (ha) Che phủ (%) Rừng tự nhiên Rừng trồng

Trang 9

năng lực phòng hộ của rừng như phòng hộ đầu nguồn, ven biển và sự suy thoái về đadạng sinh học, đặc biệt là những loài cây quý hiếm và đặc hữu của rừng vẫn đang bị

đe dọa nghiêm trọng

Xét về đa dạng sinh học, các hệ sinh thái rừng Việt Nam được cho là nơi có đadạng sinh học cao Tính đa dạng về thực vật và động vật là một trong những nhân tốquyết định tính đa dạng về hệ sinh thái rừng tự nhiên của Việt Nam

Về khu hệ thực vật, ngoài những yếu tố bản địa đặc hữu, Việt nam còn là nơihội tụ của 3 luồng thực vật di cư từ Trung Quốc, Ấn Độ - Hymalaya, Malaixia –Inđônexia và các vùng khác kể cả ôn đới Theo Nguyễn Nghĩa Thìn (1997), nước ta

có khoảng 11.373 loài thực vật thuộc 2524 chi và 378 họ Các nhà thực vật dự đoáncon số loài thực vật ở nước ta có thể lên đến 15.000 loài Trong các loài cây nói trên

có khoảng 7000 loài thực vật có mạch, số loài thực vật đặc hữu của Việt nam chiếmkhoảng 30% tổng số loài thực vật ở miền Bắc và chiếm khoảng 25% tổng số loài thựcvật trên toàn quốc (Lê Trần Chấn, 1997), có ít nhất 1.000 loài cây đạt kích thước lớn,

354 loài cây có thể dùng để sản xuất gỗ thương phẩm Các loài tre nứa ở Việt Namcũng rất phong phú, trong đó có ít nhất 40 loài có giá trị thương mại Sự phong phú

về loài cây đã mang lại cho rừng Việt Nam những giá trị to lớn về kinh tế và khoahọc Theo thống kê của Viện Dược liệu (2003), hiện nay đã phát hiện được 3.850 loàicây dùng làm dược liệu chữa bệnh, trong đó chữa được cả những bệnh nan y hiểmnghèo Theo thống kê ban đầu, đã phát hiện được 76 loài cây cho nhựa thơm, 600 loàicây cho tananh, 500 loài cây cho tinh dầu và 260 loài cây cho dầu béo

Về động vật, theo Đặng Huy Huỳnh (1997), nước ta có khoảng 11.050 loàiđộng vật bao gồm 275 loài và phân loài thú, 828 loài chim (nếu tính cả phân loàithì khu hệ chim nhiệt đới nước ta lên đến 1.040 loài và phân loài), 260 loài bò sát

và 82 loài ếch nhái, khoảng 7.000 loài côn trùng và hàng nghìn loài động vật đất,đặc biệt có nhiều ở đất rừng v.v Theo báo cáo của Tổ chưức bảo tôồ tài liệucủa IUCN/CNPPA (1986) khu hệ động vật Việt Nam khá giầu về thành phần loài và

có mức độ cao về tính đặc hữu so với các nước trong vùng phụ Đông Dương Trong

số 21 loài khỉ có trong vùng phụ này thì Việt Nam có 15 loài, trong đó có 7 loài vàphân loài đặc hữu (Eudey 1987).Theo Mackinon, trong vùng phụ có 49 loài chimđặc hữu thì Việt Nam đã có 33 loài trong đó có 10 loài đặc hữu của Việt Nam

Có thể thấy tính đa dạng sinh học trong các hệ sinh thái rừng Việt Nam là rấtcao, đặc biệt trong những năm gần đây các nhà khoa học còn liên tục phát hiện thêmđược nhiều loài động, thực vật mới rất có giá trị về đa dạng sinh học cũng như lĩnh

vực bảo tồn Có 5 loài thú mới là Sao la (Pseudoryx nghetinhensis), Mang lớn (Muntiacus vuquangensis), Mang Trường Sơn (Muntiacus trươngsonensis), Thỏ vằn Trường Sơn (Nesolagus timminsi) và Chà vá chân xám (Pygathrix cinerea); 3 loài chim mới là Khướu vằn đầu đen (Actinodura sodangorum), Khướu Ngọc Linh (Garrulax ngoclinhensis) và Khướu Kon Ka Kinh (G konkakinhensis) đã được phát

hiện trong vòng 30 năm ở Việt Nam Cũng trong thời kỳ này, nhiều loài mới thuộccác lớp bò sát, lưỡng cư, cá và động vật không xương sống cũng đã được mô tả, trong

đó có 6 loài cua mới (Bộ Tài nguyên và môi trường, 2005)

Trong những năm vừa qua, nhiều loài thực vật mới cũng đã được phát hiện ở

Trang 10

Việt Nam Trong giai đoạn 1993 – 2002, có 13 chi, 222 loài và 30 taxon dưới loài đãđược mô tả Thêm vào đó có 2 họ, 19 chi và hơn 70 loài đã được ghi nhận mới cho hệthực vật Việt Nam Tỷ lệ phát hiện loài mới đặc biệt cao ở họ Lan với 3 chi mới và 62loài mới được mô tả, 4 chi và 34 loài lần đầu tiên được ghi nhận ở Việt Nam, trong đó cóLan hài (P hangianum) là một loài đặc hữu và đặc biệt quý hiếm ở Việt Nam Cũng có 1chi mới và 3 loài mới cho khoa học thuộc ngành hạt trần được mô tả, 2 chi và 12 loàiđược bổ sung vào danh lục thực vật của Việt Nam (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2005).Mặc dù các hệ sinh thái rừng Việt Nam sở hữu sự giàu có về đa dạng sinh học,nhưng sự suy giảm về diện tích và chất lượng rừng đã và đang tác động mạnh mẽ đến

sự suy giảm đa dạng sinh học Nhiều loài thực vật rừng quý hiếm đang bị đe doạ cónguy cơ tuyệt chủng như: Bách xanh, Thuỷ tùng, Thông hai lá dẹt v.v… Không chỉnhững loài cây gỗ lớn mà cả nhiều loài cây lâm sản ngoài gỗ như các loài cây làmthuốc chữa bệnh (dược liệu): Sa nhân, Hà thủ ô đỏ, Sâm Ngọc Linh v.v… cũng ngàycàng cạn kiệt Động vật rừng cũng đang hiếm dần Nhiều loài động vật rừng quý hiếmcũng đang bị đe doạ tuyệt chủng như Tê giác một sừng, Bò xám, Hổ, Voi v.v…Nhiều

hệ sinh thái rừng nhiệt đới nguyên sinh đang bị khai thác lậu Phần lớn rừng còn lạihiện nay là rừng thứ sinh nghèo Bảo vệ rừng là biện pháp cơ bản quyết định đến việcbảo tồn tính đa dạng sinh học của các hệ sinh thái rừng nhiệt đới Việt Nam

2.2 Đặc điểm cơ bản của các hệ sinh thái rừng Việt Nam

Theo phân loại của UNESCO (1973), thảm thực vật nước ta có 4 quần hệ, trong đó có

2 lớp quần hệ liên quan đến rừng là: rừng rậm và rừng thưa Mỗi lớp quần hệ lại chiathành các nhóm quần hệ và sau đó mới đến các quần hệ Mỗi quần hệ lại được chiathành các phân quần hệ và dưới đó là quần hợp Căn cứ vào nguyên tắc phân loại nhưtrên, thảm thực vật rừng Việt Nam được phân thành 2 loại là rừng rậm và rừng thưa.Căn cứ theo các bậc phân loại kiểu thảm thực vật theo quan điểm sinh thái phátsinh, Thái Văn Trừng (1998) đã phân loại thảm thực vật Việt Nam thành 14 kiểu,trong đó có 10 kiểu liên quan đến quần thể rừng Những đơn vị phân loại này chưaphải là đơn vị phân loại cơ bản Trong mỗi kiểu thảm thực vật lại có nhiều kiểu phụvới nhiều phức hợp, ưu hợp, quần hợp khác nhau Do vậy sẽ có nhiều hệ sinh thái cụthể khác nhau Dưới đây chỉ giới thiệu những hệ sinh thái rừng tự nhiên chủ yếu quantrọng đối với sản xuất lâm nghiệp, đa dạng sinh học và khá nhạy cảm với các điềukiện môi trường thay đổi, nhất là trong bối cảnh BĐKH

2.2.1 Kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới

Kiểu rừng này phân bố ở các tỉnh vùng trung du và miền núi Việt Nam, đó là: QuảngNinh, Cao Bằng, Lạng Sơn, Phú Thọ, Yên Bái, Tuyên Quang, Lào Cai, Ninh Bình(Cúc Phương), Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa ThiênHuế, Quảng Nam, Tây Nguyên v.v Ở miền Bắc, kiểu rừng này này phân bố ở độ caodưới 700 m và ở miền Nam phân bố ở độ cao dưới 1000 m so với mực nước biển.Kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới phân bố và thích hợp với những khu

Trang 11

vực có nhiệt độ không khí trung bình hàng năm từ 20 – 25OC, nhiệt độ không khítrung bình tháng lạnh nhất dao động trong khoảng 15 – 20OC, nhiệt độ không khítrung bình tháng nóng nhất từ 30 – 35OC Lượng mưa trung bình hàng năm từ 2000 –

2500 mm, nhiều vùng có lượng mưa rất cao từ 3000 – 4000 mm, hàng năm không cótháng hạn, tháng kiệt mà chỉ có 3 tháng khô, chỉ số khô hạn chung là 3 – 0 – 0 Đấttrong kiểu rừng này là đất địa đới của vành đai nhiệt đới ẩm vùng thấp, đất đỏ vàngFeralit hoàn toàn thành thục, sâu, dày, không có tầng đá ong; đất đỏ hung (terra rossa)nhiệt đới phong hóa trên đá vôi và trên đất bồi tụ trong thung lũng dưới chân các núi

đá vôi Các loại đất này thường được phát triển trên đá mẹ nai (gneiss), phiến thạchmica (micaschiste), phiến sa thạch (gres schisteux), vi hoa cương (microgranit), lưuvân (rioolit), hoa cương (granit), huyền vũ (bazan), v.v Kiểu rừng nhiệt đới này cótính đa dạng sinh học cao cả về đa dạng nguồn gen, đa dạng loài và đa dạng hệ sinhthái Trong kiểu rừng này có nhiều loài động thực vật rừng quý hiếm, có loài đang bị

đe dọa tuyệt chủng cần được bảo tồn nghiêm ngặt

2.2.2 Kiểu rừng kín nửa rụng lá ẩm nhiệt đới

Rừng kín nửa rụng lá ẩm nhiệt đới này phân bố tương đối rộng trên lãnh thổ ViệtNam, tại các tỉnh như Quảng Ninh, Bắc Giang, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Phú Thọ, YênBái, Sơn La, Lai Châu, Thanh Hóa, Nghệ An, Tây Nguyên, miền Đông Nam Bộ v.v

Ở miền Bắc phân bố ở độ cao dưới 700 m và ở miền Nam là dưới 1000 m so với mựcnước biển Trữ lượng rừng nguyên sinh có thể đạt đến 300 – 400 m3/ha Tổ thànhrừng có nhiều loài cây rừng nhiệt đới có giá trị trong đó có nhiều loài cây bản địa đặchữu của Việt Nam, có nhiều loại thực vật, động vật rừng quý hiếm và lâm sản nhiệtđới ngoài gỗ lớn như dược liệu quý, nhiều loài cây cho tinh dầu, nhựa, chất béo, tananh v.v…Kiểu rừng này xuất hiện tại những vùng khí hậu có nhiệt độ không khítrung bình hàng năm từ 20 – 25OC, nhiệt độ không khí trung bình tháng lạnh nhất là

15 – 20O C, nhiệt động không khí trung bình tháng nóng nhất khoảng 30 – 35OC;lượng mưa trung bình hàng năm dao động từ 1200 – 2500 mm và độ ẩm trung bìnhthấp nhất lớn hơn 85% Mùa hạn kéo dài từ 1 – 3 tháng với lượng mưa dưới 50 mm

và một tháng có lượng mưa dưới 25 mm, chỉ số khô hạn chung là (1-3)-(0-1)-(0) Đấttrong kiểu rừng này là đất đỏ vàng Feralits, tầng đất dầy phát triển trên đá mẹ phiếnthạch, sa thạch, sa diệp thạch, badan, phù sa cổ, kể cả đất đá vôi hung đỏ, đất nâu đen v.v

Kiểu rừng này cũng có tính đa dạng sinh học cao Có nhiều thực vật và độngvật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng Nhiều vấn đề khoa học như quy luật tái sinh,diễn thế rừng, quy luật sinh trưởng của cây rừng và rừng nhiệt đới v.v… vẫn cần đượcphát hiện và khám phá

2.2.3 Kiểu rừng lá rộng thường xanh trên núi đá vôi

Diện tích rừng núi đá (chủ yếu là núi đá vôi), ở Việt Nam có khoảng 1.152.200 ha,

Trang 12

trong đó diện tích rừng che phủ 396.200 ha (34,45%), (theo Viện Điều tra Quy hoạchrừng, 1999) Núi đá vôi phân bố trong 24 tỉnh và thành phố nhưng chủ yếu tập trung

ở các tỉnh phía Bắc và Bắc Trung Bộ Các tỉnh có núi đá vôi là: Điện Biên, Lai Châu,Sơn La, Hòa Bình, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Hải Phòng, NinhBình, Thanh Hóa, Thái Nguyên, Nghệ An, Hà Tĩnh và Quảng Bình Nguyễn HuyPhồn và cộng sự (1999) đã phân vùng núi đá vôi thành 5 vùng như sau: Vùng CaoBằng – Lạng Sơn, vùng Tuyên Quang – Hà Giang, vùng Tây Bắc – Tây Hòa Bình –Thanh Hóa, vùng Trường Sơn Bắc và vùng quần đảo; phân bố theo đai độ cao từ vàichục mét lên đến 1200 m so với mực nước biển

Các vùng núi đá vôi có điều kiện sinh thái khá phức tạp, ngoài chế độ khí hậuchung cho toàn khu vực, do địa hình vùng núi đá vôi phức tạp nên có những đặc điểmkhác biệt và tạo nên những tiểu vùng vi khí hậu Đây là một qui luật phi địa đới, đặctrưng cho hệ sinh thái nhạy cảm trên núi đá vôi ở Việt Nam Nhiệt độ không khí trungbình năm khoảng 20OC, nhiệt độ trung bình tháng cao nhất của vùng núi đá vôi làtháng 6 và tháng 7, trong khi đó tháng lạnh nhất là tháng 12 và tháng 1 Theo đai độcao, vùng núi đá vôi ở Việt nam có những chế độ mưa, ẩm khác nhau Ở đai thấp cóchế độ mưa ẩm với lượng mưa trung bình năm từ 1200 – 2500 mm, độ ẩm không khítrung bình 85% Hiện nay chưa có số liệu khí hậu ở vành đai núi cao

Các khu vực núi đá vôi hình thành trên nền đá mẹ là đá vôi mà thành phần cơgiới nặng là đất đỏ hung nhiệt đới Địa chất đai cao của khu vực núi đá vôi cũnggiống như ở đai thấp đó là đá đỏ hung nhiệt đới nhưng phong hóa trên đá vôi vàđôlômit Ở những nơi có hiện tượng xói mòn xảy ra, thành phần thổ nhưỡng là đấtđen xương xẩu trên núi đá vôi (renđzina).Thảm thực vật trên núi đá vôi là một hệ sinhthái đặc biệt và rất nhạy cảm, do đó mọi tác động tới rừng núi đá vôi sẽ gây ra nhữngbiến đổi không thể lường trước được, đặc biệt đây còn là nơi có tiềm năng đa dạngsinh học rất cao, nhiều loài mới cả động và thực vật trong thời gian gần đây đượccông bố là thành phần của kiểu rừng núi đá vôi

2.2.4 Kiểu rừng lá kim tự nhiên

Rừng lá kim tự nhiên chiếm diện tích khoảng 148.024 ha (chiếm 0,45% diện tích toànquốc) và có hai loại: Kiểu rừng lá kim á nhiệt đới núi thấp phân bố chủ yếu ở vùngnúi như Yên Châu, Mộc Châu (Sơn La), Nghệ An, Hà Giang, Đà Lạt (Lâm Đồng)v.v….và kiểu rừng lá kim ôn đới núi cao trung bình phân bố chủ yếu ở Sa Pa (LàoCai), Tuần Giáo (Lai Châu), Hà Giang, Tây Côn Lĩnh (Cao Bằng), Chư Yang Sinh(Nam Trung Bộ), Lâm Đồng v.v…Đối với rừng lá kim á nhiệt đới thì phân bố ở độcao từ 600 – 1000 m (Thông nhựa), ở độ cao trên 1000 m đối với thông ba lá ở khuvực miền Bắc Ở miền Bắc, thông nhựa phân bố xuống vùng thấp gần biển như Nghệ

An, Quảng Ninh; ngoài ra thông ba lá còn xuất hiện ở Hoàng Su Phì (Hà Giang) ở độcao khoảng trên 1000 m Rừng lá kim ôn đới phân bố ở độ cao trên 1600 m (miềnBắc) và trên 1800 m so với mực nước biển (ở miền Nam)

Vành đai khí hậu á nhiệt đới núi thấp còn chịu ảnh hưởng của chế độ gió mùa

Trang 13

Vành đai khí hậu này ở miền Bắc trên độ cao từ 700 – 1600 m và ở miền Nam từ

1000 – 1800 m so với mực nước biển Trong các vành đai này, nhiệt độ không khítrung bình hàng năm dao động trong khoảng 15 – 20O C, nhiệt độ không khí trungbình tháng lạnh nhất thấp hơn 15O C ở miền Bắc và dưới 20O C ở miền Nam Lượngmưa trung bình hàng năm phổ biến dao động trong khoảng 600 – 1200 mm; có từ 4 -6tháng mùa khô, mùa hạn từ 1 – 2 tháng và có một tháng kiệt, chỉ số khô hạn chung là(4 – 6) (1 – 2) (1) Đối với vành đai khí hậu ôn đới, ở độ cao trên 1600 – 2400 m ởmiền Bắc và 1800 – 2600 m ở miền Nam, các số liệu khí hậu về vành đai này hiệnnay chưa được tổng hợp

Do các kiểu rừng lá kim tự nhiên phân bố ở vành đai cao, địa hình phức tạp, dốccao hiểm trở nên rất có ý nghĩa trong việc phòng hộ môi trường cho vùng núi thấp vàđồng bằng Về ý nghĩa khoa học, rừng lá kim tự nhiên á nhiệt đới và ôn đới vùng núi

đã làm tăng tính đa dạng sinh học cho hệ sinh thái rừng nhiệt đới Việt Nam

2.2.5 Kiểu rừng thưa cây họ Dầu (rừng Khộp)

Rừng khộp phân bố tập trung ở tỉnh Đắc Lắc, Gia Lai Ngoài ra còn có ở Di Linh(Lâm Đồng) và những đám rừng khộp nhỏ phân bố ở Ninh Thuận, Bình Thuận, Sông

Bé, Tây Ninh v.v…, tổng diện tích khoảng 375.317 ha chiếm 1,14% diện tích toànquốc Theo vĩ độ, rừng khộp phân bố từ vĩ độ 14O B (Gia Lai) đến vĩ độ 11O B (TâyNinh) Theo độ cao so với mực nước biển, rừng khộp phân bố tập trung ở độ cao từ

Với diện tích khoảng hơn nửa triệu hécta, nhưng rừng khộp được coi là mộtnguồn tài nguyên rừng đặc biệt của Tây Nguyên nói riêng và của cả nước nói chung.Rừng khộp có những loài cây gỗ lớn có giá trị, tài nguyên lâm sản ngoài gỗ như dầunhựa, tanin, dược liệu v.v…và tài nguyên động vật khác Các loài cây rừng khộp cótính thích nghi cao với khô hạn và lửa rừng, khó có thể tìm ra loài cây nào khác thaythế Đây là sản phẩm của tự nhiên đã được chọn lọc qua một quá trình lịch sử lâu dài

2.2.6 Rừng ngập mặn

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học trong và ngoài nước về rừng ngập mặn đã chỉ

rõ về sự phong phú và đa dạng của hệ sinh thái rừng ngập mặn với nhiều quần xãkhác nhau và khoảng 109 loài cây ngập mặn phân bố dọc theo các tỉnh ven biển Việt

Trang 14

Nam Trong số đó số cây ngập mặn thực thụ là 37 loài và hơn 70 loài cây tham gia.Giá trị trực tiếp các loài cây ngập mặn đã được thống kê như sau: 30 loài cây cho gỗ,củi; 14 loài cho tanin; 21 loài cây làm dược liệu; 21 loài cho mật nuôi ong, vv… (ĐỗĐình Sâm và cs, 2005)

Rừng ngập mặn phân bố dọc bờ biển Việt Nam thuộc 28 tỉnh và thành phố.Phan Nguyên Hồng (1999) đã chia vùng phân bố rừng ngập mặn Việt Nam thành 4khu vực với 12 tiểu khu và xác định điều kiện sinh thái cho từng tiểu khu, có diện tíchkhoảng 84.321 ha chiếm 0,26% diện tích toàn quốc Khu vực I là các vùng rừng ngậpmặn ven biển Đông Bắc, khu vực này được phân chia thành 3 tiểu khu nhỏ khác nhau;khu vực II là khu vực ven biển đồng bằng Bắc Bộ bao gồm 2 tiểu khu nhỏ; khu vựcIII là hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển Trung Bộ từ mũi Lạch Trường đến mũiVũng Tầu bao gồm 3 tiểu khu nhỏ; khu vực IV được tính từ mũi Vũng Tầu đến cửasông Soài Rạp (ven biển Đông Nam Bộ) Hệ sinh thái rừng ngập mặn phân bố sátngay ven biển và chịu ảnh hưởng nhiều bởi các nhân tố sinh thái như khí hậu, thủyvăn (dòng nước, độ mặn…), địa hình, sản phẩm bồi tụ v.v…

Khu vực I: Là vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh Nhiệt độ

không khí trung bình các tháng trong năm biến động lớn (15 – 300C) Nhiệt độ trungbình thấp nhất vào khoảng 1605, nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối xuống đến 1OC Nhiệt độ

là nhân tố chủ đạo không chỉ ảnh hưởng đến sinh trưởng mà còn ảnh hưởng đến tổthành loài cây rừng ngập mặn Một số loài cây rừng ngập mặn ở miền Nam khôngthấy xuất hiện ở đây Mùa mưa ở khu vực này từ tháng 4 – 5 đến tháng 10 – 11.Tháng khô nhất trong năm là tháng 1 nhưng vẫn có lượng mưa tới 34 mm (Móng Cái)

và 20 mm (Hòn Gai) Nhờ vậy mà có lượng nước ngọt phong phú hơn so với miềnNam, thuận lợi cho các loài ngập mặn sinh trưởng và phát triển

Khu vực II: Tuy là vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa có 1 mùa đông lạnh nhưng

nền nhiệt độ ở đây cao hơn hẳn khu vực I, ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc yếu hơnkhu vực I Hàng năm có khoảng 2 tháng nhiệt độ không khí trung bình dưới 20OC.Nhiệt độ trung bình tháng lạnh nhất trong năm thường trên 15OC, lượng mưa trungbình hàng năm từ 1300 – 1900 mm Đây là khu vực bồi tụ của hệ thống sông Hồng vàsông Thái Bình thuộc vùng bờ biển đồng bằng Bắc Bộ Vùng ven biển này có cả quátrình bồi tụ và xói lở (Đồng Châu, Thái Bình) Tuy nhiên, do không có hệ thống đảoche chắn như khu vực I và nằm trong vùng chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão nên giógây ra tác động lớn trong khu vực này

Khu vực III: Là vùng ven biển Trung Bộ tiếp giáp liền với dãy núi Trường Sơn.

Trừ hai con sông lớn là sông Mã và sông Lam, còn các con sông khác đều ngắn,lượng phù sa ít không đủ để hình thành nên những bãi lầy ven biển, thậm chí có nơinúi tiếp cận ngay với bờ biển Dốc Trường Sơn phía đông có độ dốc cao và ngắn nêndòng nước chảy mạnh lôi cuốn phù sa theo sóng trôi ra biển, bờ biển không được bồi

tụ mở rộng, thậm chí có nơi đất liền còn bị lấn như ở tỉnh Bình Thuận

Khu vực IV : Có khí hậu đặc trưng là nhiệt đới ẩm không có mùa đông Chế độ

nhiệt đã bắt đầu chịu ảnh hưởng của khí hậu cận xích đạo Tổng tích nhiệt hàng năm

Trang 15

cao, lượng mưa hàng năm trong khu vực phân bố không đều qua các địa phương Tuynhiên, lượng mưa phân bố tương đối đều qua các tháng trong năm Khu vực này tiếpcận ngay với hệ thống sông lớn là sông Cửu Long và sông Đồng Nai với nhiều phụlưu tạo ra nhiều cửa sông bồi đắp một lượng phù sa rất lớn và một lượng lớn nước ngọt

từ đất liền ra biển cả Chính nhờ lượng phù sa bồi tụ này mà hàng năm lấn biển mởrộng thêm đất liền và thềm lục địa Đây là môi trường tốt cho rừng ngập mặn phát sinhphát triển

Diện tích rừng ngập mặn được công bố vào các năm 1943 (400.000 ha, tươngứng 100%), 1962 (290.000 ha, tương ứng 72,5%), 1982 (252.000 ha, tương ứng 63%)

và năm 2000 Trong vòng 57 năm qua diện tích rừng ngập mặn ở Việt nam đã giảmmất 253.210 ha, chiếm khoảng 62% tổng diện tích rừng ngập mặn của năm 1943.Theo số liệu năm 2000, diện tích rừng ngập mặn chỉ bằng 38% so với năm 1943 Điềunày cho thấy tốc độ mất rừng ngập mặn ở Việt Nam là rất cao, khoảng 4.400 ha/năm(Đỗ Đình Sâm và cs, 2005)

2.2.7 Rừng Tràm

Rừng Tràm phân bố tập trung ở 7 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, hình thành nên bavùng là: vùng Đồng Tháp Mười thuộc ba tỉnh Long An, Tiền Giang và Đồng Tháp;vùng Tứ Giác Long Xuyên thuộc hai tỉnh An Giang và Kiên Giang; vùng U MinhThượng và U Minh Hạ thuộc tỉnh Cà Mau và Hậu Giang Trong 30 năm từ 1972 –

2001 diện tích rừng Tràm ở đồng bằng sông Cửu Long giảm mất 82.000 ha, còn lại92.000 ha vào năm 2001

Kiểu rừng này phân bố ở độ cao so với mực nước biển dưới 2 m Nơi đất trũng,

độ cao phân bố so với mực nước biển là 0,46 m Đây là vùng khí hậu nhiệt đới giómùa không có mùa đông, cận xích đạo Tổng tích nhiệt cả năm từ 9.000 – 10.000OC.Nhiệt độ không khí trung bình năm là 27OC, ngay cả tháng giêng, nhiệt độ không khítrung bình thấp nhất cũng đạt đến 22OC Biên độ nhiệt độ trung bình tháng trongnăm chỉ từ 3 – 5OC, nhiệt độ tối cao tuyệt đối là 38OC (tháng 4 năm 1991) và nhiệt

độ tối thấp tuyệt đối là 15OC Lượng mưa trung bình năm từ1.500 - 2.400 mm Sốngày mưa trong năm từ 110 - 165 ngày Lượng mưa phân bố theo mùa, mùa mưa

từ tháng 5 đến tháng 11, với lượng mưa chiếm đến 90% lượng mưa cả năm Lượngmưa ở Đồng Tháp Mười thấp hơn (khoảng 1.500 mm), còn lượng mưa ở vùng TứGiác Long Xuyên và U Minh Cà Mau cao hơn (trên 2.000 mm) gây ngập úng phèn

ở nhiều địa phương Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, trong đó ba tháng1,2 và 3 là những tháng hạn Lượng bốc hơi cả năm từ 1.000 - 1.200 mm, đặc biệttrong mùa khô lượng bốc hơi gần gấp ba lần lượng mưa Tháng 3 và tháng 4 có độ

ẩm không khí thấp nhất từ 75 - 77% Mùa này tiềm ẩn nhiều khả năng cháy rừng Rừng tràm mang lại lợi ích kinh tế nhiều mặt Rừng tràm cung cấp gỗ xâydựng, đặc biệt là dùng làm cừ để đóng nền móng vùng đầm lầy, xây đập đắp đê,cung cấp củi, than, than bùn dùng làm phân bón và nhiều lâm sản ngoài gỗ lớn nhưtinh dầu tràm, mật ong, thú rừng, khỉ, trăn, rắn v.v… nhiều sân chim với nhiều loài

Trang 16

sếu, cò, vạc, diệc, quắm, bồ nông v.v… và đặc biệt là nguồn tài nguyên hải sản, thuỷsản vô cùng phong phú Đây là một mô hình tự nhiên kết hợp hữu cơ giữa lâm -ngư - nông có tính ổn định nếu không bị tác động phá hoại của con người Tràm làloài cây rừng bảo đảm tốt yêu cầu "chung sống với lũ" ở đồng bằng sông Cửu Long.Với diện tích hàng trăm ngàn hécta, rừng tràm giữ vai trò quan trọng trong việc bảo

vệ môi trường, duy trì cân bằng sinh thái, phòng hộ nông nghiệp ở đồng bằng sôngCửu Long

2.2.8 Rừng tre nứa

Rừng tre nứa phân bố rộng từ vùng nhiệt đới, á nhiệt đới đến ôn đới, từ 51O vĩ độ Bắcđến 47O vĩ độ Nam Hầu hết các loài tre nứa đều yêu cầu nhiệt độ ấm và ẩm độ caonên chúng thường phân bố ở vùng thấp, vùng cao trung bình và tập trung chủ yếu ở 2bên xích đạo Trên thế giới có khoảng 1.300 loài thuộc hơn 70 chi, phân bố ở 3 vùngchính: Châu á Thái Bình Dương, Châu Mỹ và Châu Phi, trong đó vùng Châu Á TháiBình Dương là trung tâm phân bố tre nứa chiếm khoảng 80% tổng số loài và diện tíchtoàn thế giới (Lin, 2000) Việt Nam là một trong những vùng trung tâm phân bố trenứa trên thế giới do có điều kiện tự nhiên thuận lợi, như chế độ nhiệt, ẩm và thổnhưỡng Các kiểu rừng tre nứa Việt nam rất phong phú và đa dạng, chiếm vị trí quantrọng trong tài nguyên rừng cả về mặt kinh tế, môi trường và khoa học

Tre nứa ở Việt Nam có 133 loài thuộc 24 chi, tuy nhiên đây chắc chưa phải làcon số đầy đủ Trong số đã thống kê được, Việt nam có 10 loài trong số 19 loài tre

ưu tiên cao để quốc tế có hành động và 6 loài trong 18 loài tre khác được quốc tế ghinhận là quan trọng (Nguyễn Hoàng Nghĩa, 2004) Rừng tre nứa bao gồm năm kiểurừng đặc trưng đó là rừng luồng, rừng vầu, rừng nứa và rừng lồ ô

Theo kết quả kiểm kê tài nguyên rừng năm 1999, rừng tre nứa có diện tích 1,5triệu ha, chiếm 4,5% diện tích toàn quốc, trữ lượng 8,4 tỷ cây Rừng tre nứa tự nhiên là1,4 triệu ha, chiếm 15% diện tích rừng tự nhiên, trữ lượng 8,3 tỷ cây; trong đó rừng trenứa thuần loại 0,789 triệu ha, chiếm 8,36% diện tích rừng tự nhiên, trữ lượng 5.863 tỷcây; rừng hỗn giao 0,626 triệu ha, chiếm 6,63% diện tích, trữ lượng 2.441 tỷ cây (ViệnĐiều tra quy hoạch rừng, 1999)

3 THỰC TRẠNG, XU HƯỚNG VÀ CÁC TÁC ĐỘNG TIỀM TÀNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

3.1 Thực trạng và xu hướng biến đổi khí hậu toàn cầu

Trước những diễn biến và ảnh hưởng tiêu cực mang tính toàn cầu của biến đổi khíhậu, các nước trên thế giới đã có nhiều động thái tích cực nhằm ngăn chặn nhữnghiểm họa khôn lường mà biến đổi khí hậu có thể gây ra cho loài người Năm 1979,Hội nghị khí hậu Quốc tế lần thứ nhất đã ra tuyên bố kêu gọi chính phủ các nướcnhận thức về mức độ nghiêm trọng này và tiến hành các hành động nhằm giảm thiểucác tác động làm biến đổi khí hậu do con người gây ra Một loạt các hội nghị liênchính phủ thảo luận về vấn đề biến đổi khí hậu đã được tổ chức từ những năm cuốithập kỷ 80, đầu thập kỷ 90 như: Hội nghị Villach (10/1985), Hội nghị Toronto

Trang 17

(6/1988), Hội nghị Ottawa (2/1989), Hội nghị Tata (2/1989), Hội nghị và tuyên bốHague (3/1989), Hội nghị bộ trưởng Noordwijk (11/1989), Hội nghị Cairo (12/1989),Hội nghị Bergen (5/1990), và Hội nghị Khí hậu thế giới lần thứ 2 (11/1990)

Cùng với các bằng chứng khoa học được đưa ra ngày càng nhiều, các hội nghịliên quan đến BĐKH và các tác động của nó ngày càng nhận được sự quan tâm củacác nhà khoa học cũng như cộng đồng quốc tế Năm 1988, Ủy ban Liên chính phủ vềbiến đổi khí hậu (IPCC) được UNEP và WHO thành lập IPCC có nhiệm vụ đánh giámột cách tổng hợp, khách quan, minh bạch các thông tin khoa học – kỹ thuật và kinh

tế - xã hội liên quan đến các rủi ro xuất phát từ hiện tượng biến đổi khí hậu do cáchoạt động của con người gây ra

Năm 1990, IPCC công bố Báo cáo đánh giá đầu tiên về biến đổi khí hậu Báocáo đã gây tiếng vang rất lớn và nhận được sự quan tâm thích đáng từ cộng đồngquốc tế, nó được sử dụng là cơ sở để đàm phán Công ước khung của Liên hiệp quốc

về biến đổi khí hậu Công ước này được hoàn chỉnh và phê chuẩn tại New York vàotháng 9/1992, được 154 quốc gia ký kết tại Hội nghị Thượng đỉnh Rio De Janero vàbắt đầu có hiệu lực từ 21/03/1994

Báo cáo đánh giá thứ 2 về biến đổi khí hậu do IPCC hoàn thành vào năm 1995.Báo cáo này có công đóng góp của trên 2000 nhà khoa học và chuyên gia trên thếgiới Hội nghị lần thứ 3 của các nước ký kết công ước (COP-3), được tổ chức vàonăm 1997 tại Kyoto, đã thông qua Nghị định thư Kyoto nhằm hạn chế phát thải khínhà kính gây ra do biến đổi khí hậu

Năm 2001, IPCC hoàn thành Báo cáo đánh giá lần thứ 3 về biến đổi khí hậu,báo cáo kết luận rằng bằng chứng về tác động của con người lên biến đổi khí hậungày càng rõ hơn và đưa ra một bức tranh chi tiết về các tác động của sự nóng lêntoàn cầu đối với các khu vực trên thế giới

Báo cáo lần thứ tư của IPCC được công bố vào năm 2007 Trong báo cáo này,IPCC đã khẳng định biến đổi khí hậu là một vấn đề hiển nhiên và không còn tranhluận Sự biến đổi khí hậu được IPCC chứng minh bằng các số liệu quan trắc nhiệt độkhông khí và nước biển, sự tan băng và nước biển dâng

Gần đây, UNDP đã công bố Báo cáo Phát triển con người năm 2007/2008 vớichủ đề “Cuộc chiến chống biến đổi khí hậu: Đoàn kết nhân loại trong một thế giớiphân cách” Trong báo cáo, UNDP đã khẳng định: đến nay đã có rất nhiều bằngchứng khoa học chứng tỏ rằng biến đổi khí hậu do con người gây ra đang đẩy thế giớiđến một thảm họa sinh thái, cùng với những tác động không thể đảo ngược đối với sựnghiệp phát triển con người Hội nghị về biến đổi khí hậu tại Bali năm 2007 đã thuhút được số lượng đại biểu tham dự kỷ lục, góp phần thúc đẩy nhận thức của thế giới

về vấn đề biến đổi khí hậu Mặc dầu nhận được sự quan tâm đặc biệt từ các chínhphủ, tổ chức và cộng đồng quốc tế nhưng chúng ta phải thừa nhận những ảnh hưởngcủa biến đổi khí hậu tới đời sống con người và thiên nhiên là đặc biệt nghiêm trọng

và nguy cơ dẫn đến thảm họa môi trường đối với con người là hoàn toàn có thể

Trang 18

Theo dự báo của các nhà khoa học, nếu tình hình phát thải khí nhà kính khônggiảm đi thì vào năm 2050 nồng độ khí CO2 trong khí quyển sẽ tăng gấp đôi so vớithời kỳ tiền công nghiệp, từ 260 ppm lên 500 ppm (ADB, 2007) Hiệu ứng nhà kínhlàm nhiệt độ trái đất tăng lên kéo theo hàng loạt các yếu tố khí hậu khác như: lượngmưa, độ ẩm, bức xạ… thay đổi theo Toàn bộ mặt đệm, cả mặt đất và đại dương đềunóng lên, đặc biệt ở các vĩ độ cao dẫn đến hiện tượng tan băng các vùng cực, gây nênhiện tượng nước biển dâng và xâm lấn các vùng đất ven bờ Tần suất và cường độhiện tượng ENSO gia tăng đáng kể, gây lũ lụt và hạn hán ở các vùng nhiệt đới và ánhiệt đới Cường độ và lượng mưa có nhiều bất thường, những vùng mưa nhiều thìtrở nên nhiều hơn, cường độ lớn hơn; các vùng hạn hán thì trở nên khô cằn hơn Khilượng phát thải khí CO2 tăng gấp đôi, lượng mưa tăng ở các vùng vĩ tuyến cao và cácvùng nhiệt đới trong tất cả các mùa trong năm; ở vĩ tuyến trung bình lượng mưa sẽtăng khoảng 10 ÷ 20 % Song song với hiện tượng nóng lên toàn cầu, nước biển dâng,

sự thay đổi về mưa và sự bốc hơi là sự suy thoái của tầng ozôn bình lưu làm tăng bức

xạ cực tím trên trái đất, gây ra những ảnh hưởng lớn cho loài người, các hệ sinh thái,

và đời sống kinh tế xã hội (Bộ NN & PTNT, 2008)

Ở khu vực Đông Nam Á, Tổ chức Nghiên cứu Khoa học, Sức khỏe cộng đồng

và Công nghiệp Úc (SCIRO) đã ước lượng các phương án biến đổi khí hậu cao, vừa

và thấp Theo đó, ở Đông Nam Á đến năm 2070, nhiệt độ có thể tăng 0,40C (phương

án thấp), 10C (phương án vừa) và 20C (phương án cao) Lượng mưa có thể biến động

từ 5 – 10% trong mùa mưa và 0 - 5 % trong mùa khô, mực nước biển sẽ tăng từ 15đến 90 cm theo các phương án biến đổi khí hậu từ thấp đến cao

Trong dự án mang mã số AS07 của chương trình AIACC (Assessments ofImpacts and Adaptation to Climate Change) nghiên cứu về ảnh hưởng của biến đổikhí hậu ở lưu vực sông Mê Kông do Cơ quan START vùng Đông Nam Á (SEASTART RC) thực hiện, mô hình khí hậu khu vực có độ phân giải cao CCAM đã được

sử dụng để xây dựng các kịch bản biến đổi khí hậu, thông qua các yếu tố khí hậu nhưnhiệt độ, lượng mưa, bức xạ và gió

Trong 200 năm qua nồng độ khí CO2 trong khí quyển đã tăng thêm một phần ba

so với thời kỳ tiền công nghiệp, vào khoảng 372 ppm Nồng độ các khí gây hiệu ứngnhà kính khác cũng tăng do hoạt động của con người, cách đây 200 năm nồng độ khí

CH4 là 800 ppb, còn bây giờ là 1.750 ppb NOx cũng tăng lên từ 270 ppb lên 310 ppb.Các khí gây hiệu ứng nhà kính trong đó có khí CO2 là nguyên nhân chính gây nênhiện tượng nóng lên toàn cầu (IPCC, 2007)

Hoạt động của con người trong 200 năm qua đã làm tăng 50% nồng độ cácKNK trong khí quyển so với thời kỳ trước công nghiệp Việc tăng nhanh lượng phátthải khí CO2 từ việc đốt nhiên liệu hóa thạch diễn ra từ những năm 1950 do nhu cầu

sử dụng năng lượng tăng khi dân số thế giới tăng nhanh Từ năm 1970 đến năm 2004khí CO2 trên toàn thế giới tăng 70% (IPCC, 2007) Bên cạnh đó sự gia tăng các KNKcòn bắt nguồn từ đốt phá rừng, sử dụng không hợp lý các hệ sinh thái ven biển, đặc

Trang 19

biệt là đất ngập nước (chiếm khoảng 10% lượng phát thải các KNK) dẫn đến hiệntượng nóng lên toàn cầu (Nguyễn Hữu Ninh, 2008).

Các KNK phát thải từ các hoạt động không hợp lý của con người tác động tớinhiều mặt của đời sống con người, các hệ sinh thái, v.v và trầm trọng nhất là hiệntượng trái đất đang nóng dần lên Số liệu quan trắc về sự BĐKH từ năm 1850 đếnnăm 2000 cho thấy nhiệt độ trung bình của trái đất đã tăng 0,74OC, trong đó nhiệt độtại hai vùng cực tăng gấp 2 lần so với nhiệt độ tăng trung bình trên toàn cầu Dự báobiên độ tăng nhiệt độ của trái đất từ nay đến năm 2100 có thể trong khoảng 1,1 –6,4OC, đây là mức tăng chưa từng có tiền lệ trong lịch sử 10.000 năm qua của loàingười và nhiệt độ cũng không tăng đồng đều ở các vùng, các quốc gia trên thế giới(IPCC, 2007) Hậu quả của sự nóng lên toàn cầu sẽ làm các lớp băng tuyết tan nhanhhơn trong những thập niên tới Trong thế kỷ 20, trung bình mực nước biển dâng tạiChâu Á là 2,4 mm/năm và chỉ riêng thập kỷ vừa qua là 3,1 mm/năm, và được dự báo

là sẽ tiếp tục tăng cao hơn trong thế kỷ 21, ít nhất là 2,8 – 4,3 mm/năm (IPCC, 2007)

3.2 Thực trạng và xu hướng biến đổi khí hậu ở Việt Nam

Nghiên cứu về BĐKH ở Việt Nam chủ yếu được thực hiện bởi Viện Khí tượng vàThủy văn và được bắt đầu từ năm 1990 Theo báo cáo của Bộ tài nguyên và môitrường năm 2009, từ các số liệu quan trắc về khí hậu trong nhiều năm cho thấy biếnđổi của các yếu tố khí hậu ở Việt Nam có những điểm đáng lưu ý sau:

ở Việt Nam đã tăng lên 0,7OC Nhiệt độ trung bình năm của 4 thập kỷ gần đây(1961 - 2000) cao hơn trung bình năm của 3 thập kỷ trước đó (1931- 1960).Nhiệt độ trung bình năm của thập kỷ 1991 - 2000 ở Hà Nội, Đà Nẵng, thànhphố Hồ Chí Minh đều cao hơn trung bình của thập kỷ 1931 - 1940 lần lượt là0,8; 0,4 và 0,6OC Năm 2007, nhiệt độ trung bình năm ở cả 3 nơi trên đều caohơn trung bình của thập kỷ 1931 - 1940 là 0,8 - 1,3OC và cao hơn thập kỷ 1991– 2000 (là từ 0,4 - 0,5OC)

năm trong 9 thập kỷ vừa qua (1911- 2000) không rõ rệt theo các thời kỳ vàtrên các vùng khác nhau; có giai đoạn tăng lên và có giai đoạn giảm xuống

Cửa Ông và Hòn Dấu, mực nước biển trung bình đã tăng lên khoảng 20 cm,phù hợp với xu thế chung của toàn cầu

đi rõ rệt trong hai thập kỷ gần đây (cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI) Năm

1994 và năm 2007 chỉ có 15-16 đợt không khí lạnh bằng 56% trung bình nhiềunăm 6/7 trường hợp có số đợt không khí lạnh trong mỗi tháng mùa đông (XI -III) thấp dị thường (0-1 đợt) cũng rơi vào 2 thập kỷ gần đây (3/1990, 1/1993,2/1994, 12/1994, 2/1997, 11/1997) Một biểu hiện dị thường gần đây nhất vềkhí hậu trong bối cảnh BĐKH toàn cầu là đợt không khí lạnh gây rét đậm, réthại kéo dài 38 ngày trong tháng 1 và tháng 2 năm 2008 gây thiệt hại lớn chosản xuất nông nghiệp

Trang 20

Về bão: Vào những năm gần đây, số cơn bão có cường độ mạnh nhiều hơn,

quỹ đạo bão dịch chuyển dần về các vĩ độ phía nam và mùa bão kết thúc muộnhơn, nhiều cơn bão có quỹ đạo di chuyển dị thường hơn

- 1990 và chỉ còn gần một nửa (15 ngày/năm) trong 10 năm gần đây

Xu hướng khí hậu ở Việt Nam cũng đã được nghiên cứu Trên cơ sở này các kịch bản

BĐKH cho Việt Nam và các khu vực của Việt Nam đã được xây dựng (Bộ Tàinguyên và Môi trường, 2009) Các dự báo về BĐKH ở Việt Nam trong thế kỷ 21được tóm tắt như sau:

 Nhiệt độ sẽ tăng khoảng 0,3 - 0,5OC vào năm 2020; 1,0 - 2,0OC vào năm 2050

và 1,6 - 2,6OC vào năm 2100 Những khu vực có mức độ tăng nhiệt độ caonhất là Tây Bắc và Bắc Trung Bộ;

 Lượng mưa mùa mưa biến động vào khoảng 0 - 10% vào các năm nói trên.Nơi có mức độ biến động lớn nhất về lượng mưa là Trung Bộ (Bắc Trung Bộ,Trung Trung Bộ và phần phía Bắc của Nam Trung Bộ);

 Nước biển dâng cao thêm khoảng 5 cm cho mỗi thập kỷ và sẽ dâng 28 - 33 cmvào năm 2050 và từ 65 – 100 cm vào năm 2100;

 Gần đây, một số kịch bản BĐKH cho các vùng khí hậu ở Việt Nam đưa ranhận định là: Đến năm 2100, nhiệt độ trung bình năm tăng trên toàn bộ cácvùng khí hậu, với mức trung bình từ 2,3 đến 2,8OC Các tháng mùa lạnh cómức độ biến đổi và tăng dần theo hướng Đông Bắc - Tây Nam

3.3 Tác động của tiềm tàng của BĐKH

IPCC (2007) cho rằng đã có đầy đủ chứng cứ về tác động của BĐKH trên toàn bộ cáclục địa và hầu hết các đại dương, đối với các hệ sinh thái tự nhiên và lục địa Trongnhững thập kỷ tới, với diễn biến của các yếu tố khí hậu như đã đề cập ở trên, các tácđộng tiềm tàng chủ yếu của biến đổi khí hậu có thể được khái quát như sau:

 Vào giữa thế kỷ 21, dòng chảy của các dòng sông tăng lên 10 – 40% ở các vĩ

độ cao và vùng nhiệt đới ẩm ướt và giảm đi 10 – 30% ở các vĩ độ trung bình vàvùng nhiệt đới khô;

 Khoảng 20 – 30% loài cây và vật nuôi chịu nhiều rủi ro hơn do nhiệt độ tăng lên;

 Sản lượng cây trồng tăng lên chút ít ở các vùng vĩ độ cao và vĩ độ trung bìnhnhưng lại giảm đi ở những vùng vĩ độ thấp;

 Ngập lụt, xói lở tăng lên rõ rệt ở các vùng ven biển;

 Cán cân giữa lợi nhuận và chi phí của các ngành công nghiệp càng thiên về giá trị âm;

 Tỷ lệ tử vong do bão lũ, hạn hán tăng lên, tỷ lệ người bệnh tật, ốm đau nhiềulên;

 Các vùng Trung Á, Nam và Đông Nam Á tài nguyên nước mặt của các consông lớn sẽ giảm;

 Lũ lụt sẽ đe dọa nghiêm trọng các vùng châu thổ lớn ở Nam Á, Đông Nam Á;

 Biến đổi khí hậu kết hợp với đô thị hóa, công nghiệp hóa và phát triển kinh tế

sẽ gây áp lực lớn đến các hệ sinh thái tự nhiên và môi trường khu vực này;

 Biến đổi khí hậu sẽ làm tăng các loại bệnh mới và số người tử vong do cácbệnh lạ xuất hiện kết hợp với thiếu lương thực và thiếu nước và khả năngphòng bệnh kém của các cơ sở y tế, đặc biệt là trẻ em và người già

Trang 21

Như vậy, có thể thấy BĐKH sẽ tác động lên một số hệ sinh thái tự nhiên và một sốngành gồm tài nguyên nước, nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, năng lượng, côngnghiệp, xây dựng, giao thông vận tải, y tế và sức khỏe con người Tác động và ảnhhưởng gây ra bởi BĐKH tới yếu tố tự nhiên và kinh tế - xã hội được khái quát hóa nhưsau (xem hình 1):

Hình 1 Tác động tiềm tàng của BĐKH đối với các lĩnh vực (IPCC, 2007)

Hệ sinh thái rừng tự nhiên chiếm khoảng 30% diện tích bề mặt trái đất, khoảng 3,9 tỷ

ha (FAO, 2000) Trong một vài thập niên tới, BĐKH sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tớisinh thái rừng trên toàn thế giới, đặc biệt là ở châu Á, nơi mà diện tích rừng, nhất làrừng nhiệt đới bị thu hẹp ở mức báo động Thảm thực vật rừng là sản phẩm của sựtương tác và tiến hóa qua hàng triệu năm giữa các yếu tố của tự nhiên, trong đó khíhậu đóng vai trò chủ đạo BĐKH với sự tăng nhiệt độ không khí, thay đổi lượng mưa

và mực nước biển dâng cao sẽ làm cho thảm thực vật rừng và hệ sinh thái rừng theonhiều chiều hướng khác nhau Những biến đổi này có thể là: ranh giới giữa các loạirừng thay đổi Ở khu vực bắc Châu á, rừng có thể dịch chuyển mở rộng lên phía Bắc;một số loài cây sẽ không thích nghi kịp sẽ bị tuyệt chủng dẫn đến sự suy giảm các hệsinh thái động thực vật; một số loài có thể phải tự thích nghi với môi trường khắcnghiệt, mực nước biển dâng sẽ làm thu hẹp ranh giới một số loại rừng ngập mặn; vàcác nguy cơ về cháy rừng và phán tán sâu bệnh hại có xu hướng gia tăng

Việt nam nằm ở khu vực Đông Nam Á và là một trong 5 quốc gia chịu nhữngảnh hưởng nặng nề nhất do biến đổi khí hậu gây ra (Ngân hàng Thế giới, 2008) Theodõi diễn biến của hiện tượng El Nino cho thấy, năm 1997 – 1998 hiện tượng này đãlàm cho nền kinh tế thế giới thiệt hại khoảng 34 tỷ USD, làm chết 24.000 người Tạikhu vực Đông Nam Á, El Nino đã gây hạn hán gay gắt; riêng tại Việt Nam El Ninogây hạn hán nghiêm trọng cho các tỉnh Tây Nguyên, Nam Bộ với thiệt hại trên 312triệu USD Ở Trung Bộ, những năm có La Nina, số lượng các trận lũ tăng 1,4 lần sovới trung bình Trong các đợt El Nino mạnh, hạn hán đông xuân thường xảy ranghiêm trọng trên diện rộng cả 3 miền

Trang 22

Báo cáo của Bộ NN&PTNT về “Tác động của biến đổi khí hậu đến nông nghiệp,nông thôn và định hướng hành động của ngành NN&PTNT” tại hội thảo “Hướng tớiChương trình hành động của ngành Nông nghiệp & Phát triển nông thôn nhằm giảmthiểu và thích ứng với Biến đổi khí hậu” cho thấy, trong 10 năm gần đây, hạn hán đãhoành hành gây hậu quả nặng nề đối với sản xuất nông lâm nghiệp của nhiều địaphương, đặc biệt là miền Trung và Tây Nguyên, theo số liệu thống kê các tỉnh, đợthạn từ cuối năm 1997 đến tháng 4/1998, thiêt hại của các tỉnh miền Trung tính riênglĩnh vực lâm nghiệp đã lên tới 1.400 tỷ đồng Ngoài ra, các chi phí cho phòng chốnghạn cuối năm 1997 và năm 1998 là gần 1.000 tỷ đồng Trong 5 năm gần đây, các tỉnhđồng bằng sông Hồng liên tục phải đối phó với tình trạng hạn hán gay gắt trong vụđông xuân do mực nước sông Hồng liên tục xuống thấp dưới mức lịch sử trong vòng

100 năm qua

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tổng thiệt hại do thiên tai, chủ yếu là dosạt lở đất, mưa to và bão lũ gây ra ở 50 tỉnh, thành phố trên cả nước trong năm 2007ước tính lên tới trên 11.600 tỷ đồng, bằng khoảng 1% GDP Thiên tai đã làm 435người chết, mất tích; làm ngập và hư hại 113.000 héc ta lúa; phá hủy trên 1.300 côngtrình đập, cống, làm sạt lở và cuốn trôi hơn 1.500 km đê và kênh mương; làm hơn7.800 ngôi nhà và phòng họp bị sập đổ Do ảnh hưởng nặng nề của thiên tai nên tìnhtrạng thiếu đói vẫn xảy ra ở những vùng thiên tai Năm 2007, cả nước có 723.900lượt hộ với 3.034.500 lượt nhân khẩu bị thiếu đói Để khắc phục hậu quả và ổn địnhcuộc sống người dân vùng bão lũ Chính phủ phải huy động quỹ dự phòng cứu trợcho các địa phương bị thiệt hại khoảng 2.500 tỷ đồng và 37.400 tấn gạo Ngoài ra, cácđịa phương này còn nhận được sự hỗ trợ của các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nướcvới tổng số tiền hơn 880 tỷ đồng, 11.100 tấn gạo cùng một khối lượng lớn các nhu yếuphẩm khác Các con số thống kê trên là một minh chứng rất rõ nét về những ảnh hưởng

do biến đổi khí hậu gây nên cho cộng đồng quốc tế nói chung và Việt Nam nói riêng

Bộ Tài nguyên môi trường (2003) đã đưa ra Thông báo Quốc gia lần thứ nhấtcủa Việt Nam về BĐKH Báo cáo chỉ ra rằng việc gia tăng nhiệt độ toàn cầu, sự thayđổi lượng mưa và mực nước biển dâng có thể sẽ ảnh hưởng tới rất nhiều mặt của các

hệ sinh thái rừng như:

 Mực nước biển dâng có thể làm cho các diện tích rừng ngập mặn suy giảm,ảnh hưởng nghiêm trọng tới rừng tràm và các diện tích đất phèn tại các tỉnhmiền Nam Việt Nam;

 Có thể có những thay đổi về ranh giới của rừng nguyên sinh và rừng thứ sinh

Ví dụ, các diện tích rừng cây họ Dầu (rừng Khộp) có thể được mở rộng ra phíaBắc và lên các vĩ độ cao hơn Rừng cây lá kim với các loài chịu hạn có thể tiếptục phát triển do các điều kiện như thiếu độ ẩm đất, bốc hơi bề mặt lá ở mứccao do sự gia tăng nhiệt độ;

 Sự gia tăng nhiệt độ kết hợp với bức xạ mặt trời phong phú có thể làm cho quátrình quang hợp của cây xanh mạnh lên, sự gia tăng quá trình này làm cho quatrình đồng hoá của cây xanh cũng tăng theo Tuy nhiên, do sự tăng lên của quátrình bốc hơi nước, độ ẩm đất bị giảm, chỉ số sinh trưởng sinh khối của câyrừng vì thế cũng giảm theo;

Trang 23

 Nguy cơ tuyệt chủng của động thực vật cũng gia tăng, một số loài thực vật quýhiếm và quan trọng dường như có thể biến mất;

 Sự gia tăng nhiệt độ và hạn hán có thể dẫn tới việc gia tăng nguy cơ cháy rừng,gia tăng dịch bệnh và sâu bệnh hại rừng

Dựa vào các số liệu hiện có, Nguyễn Hữu Ninh (2007) đã tổng quan về biến đổikhí hậu ở Đồng bằng sông Cửu Long trong báo cáo “Flooding in Mekong riverDelta” Tác giả đã khái quát được các vấn đề như biến đổi khí hậu và lũ lụt, hiệntrạng quản lý thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu Một trong những nhận xétquan trọng của báo cáo là về lâu dài biến đổi khí hậu sẽ tác động đến chế độ thủy văn

và sự phát triển kinh tế - xã hội của Đồng bằng sông Cửu Long Mặc dù Đồng bằngsông Cửu Long giàu về tài nguyên và tiềm năng phát triển nhưng vấn đề nghèo đói ởkhu vực là rào cản lớn nhất trong thích ứng với biến đổi khí hậu Các ngành dễ bị tổnthương nhất do BĐKH được nêu trong báo cáo là nông nghiệp, thủy sản và lâmnghiệp

Trong nghiên cứu “Đánh giá tổn thương vùng ven bờ Việt Nam” (1994 – 1996),Tổng cục Khí tượng Thuỷ văn đã phối hợp với các chuyên gia Ba Lan và Hà Lan đánhgiá những tổn thương do BĐKH tại các vùng bờ Việt Nam, một số kết quả đáng chú ý nhưsau:

 Sự ảnh hưởng sẽ không giới hạn cho một vùng hoặc một khu vực nào cả, vànhững ảnh hưởng vùng ven bờ do biến đổi khí hậu gây ra sẽ nghiêm trọng hơncác vùng nội địa;

 Các vùng đất thấp sẽ phải chịu nhiều ảnh hưởng của lũ lụt hơn, nếu mực nướcbiển dâng lên thêm 1 m và không có những phương pháp bảo vệ nào thêmđược thực hiện thì sẽ có khoảng 40.000 km2 sẽ bị ngập lụt hàng năm;

 Các vùng đất ngập nước bị đe doạ và ảnh hưởng bởi nước biển dâng sẽ vàokhoảng 17.000 km2, diện tích này chiếm khoảng 60% tổng diện tích đất ngậpnước của Việt Nam Những vùng bị ảnh hưởng nhiều nhất sẽ bao gồm các khurừng ngập mặn ở Minh Hải, Vũng Tàu và TP Hô Chí Minh Khu RAMSARXuân Thuỷ và cửa sông Hồng …

Liên quan đến cháy rừng, số liệu thống kê của Cục Kiểm lâm cho thấy ngoài nhữngnguyên nhân chủ quan của con người thì BĐKH, đặc biệt là nhiệt độ không khí, hạnhán gia tăng cũng đã làm tăng các nguy cơ cháy cháy Số liệu thống kê từ trong giaiđoạn 1963 – 2008 cho thấy hàng năm diện tích rừng bị cháy là khoảng 14.653 ha,trong đó rừng tự nhiên bị cháy chiếm tới 57%

Trang 24

Hình 2 Diễn biến diện tích rừng bị cháy ở Việt Nam giai đoạn 1963 - 2008

Qua các nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy biến đổi khí hậu sẽ tác động mạnh

mẽ đến đời sống xã hội, các lĩnh vực kinh tế - xã hội… đặc biệt sự thay đổi nhiệt độ,lượng mưa và nước biển dâng sẽ ảnh hưởng sâu sắc tới các thảm thực vật rừng và hệsinh thái rừng theo nhiều chiều hướng khác nhau Việt Nam là quốc gia có khoảnghơn 3.200 km bờ biển và sự đa dạng sinh học rất điển hình cho vùng nhiệt đới, đây lànhững điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của một quốc gia nhưng trong điều kiệnbiến đổi khí hậu xảy ra thì các lợi thế này sẽ có những tác động ngược lại đối với nềnkinh tế Như vậy, một nghiên cứu để đánh giá ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đếnthảm thực vật và hệ sinh thái rừng là hết sức cần thiết Chúng ta cần dự đoán được sựdịch chuyển của phân bố các loại rừng nguyên sinh cũng như thứ sinh; mực nướcbiển dâng sẽ làm thu hẹp và ảnh hưởng tới bao nhiêu diện tích rừng ngập mặn vàrừng Tràm; biến đổi khí hậu sẽ làm gia tăng nguy cơ diệt chủng của động vật và thựcvật như thế nào; nhiệt độ và mức khô hạn gia tăng làm tăng nguy cơ cháy rừng, pháttriển sâu bệnh và dịch bệnh phá hoại cây rừng ra sao Những đánh giá và dự đoán này

là rất quan trọng cho việc phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường nói chung và pháttriển bền vững các hệ sinh thái rừng nói riêng ở Việt nam

4 PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG TIỀM TÀNG CỦA BĐKH ĐỐI VỚI LÂM NGHIỆP

4.1 Tác động tiềm tàng của BĐKH đến thay đổi ranh giới các hệ sinh thái rừng tự nhiên và rừng trồng

4.1.1 Sự thay đổi ranh giới phân bố của các hệ sinh thái rừng tự nhiên

Nghiên cứu về vấn đề này còn rất hạn chế cả trên phương diện quốc tế và trong nước.Hầu hết các đánh giá mới chỉ dừng lại ở mức độ nhận định của chuyên gia và một vàiquốc gia đã sử dụng phương pháp mô hình hóa Đánh giá của IPCC năm 2007 chorằng các hệ sinh thái rừng tự nhiên sẽ bị tác động bởi BĐKH Đó là sự thay đổi ranhgiới các kiểu rừng và phân bố Xu hướng chung là có sự dịch chuyển một số loài cây

họ dầu ra phía Bắc do sự ấm lên của nhiệt độ và lượng mưa thay đổi

Trang 25

Ở Việt Nam mới chỉ có đánh giá sơ bộ về tính dễ bị tổn thương trong lâm nghiệp.Nghiên cứu này sử dụng Chương trình bản đồ khí hậu Việt Nam do Trevor H Boothxây dựng năm 1996 để đánh giá những biến đổi về ranh giới của 3 kiểu rừng tự nhiênquan trọng và có đủ cơ sở dữ liệu để chạy mô hình là: kiểu rừng kín thường xanh mưa

ẩm nhiệt đới, rừng kín nửa rụng lá ẩm nhiệt đới và rừng thưa cây họ dầu (Vũ TấnPhương và cs, 2008)

Về bản chất phương pháp đánh giá này dựa trên các nhu cầu sinh thái của từngkiểu rừng và các kịch bản BĐKH được công bố (Bộ Tài nguyên và Môi trường,2009) để xác định vùng khí hậu thích hợp cho các hệ sinh thái rừng Các nhân tố khíhậu xem xét khi đánh giá bao gồm:

 Lượng mưa bình quân năm (mm/năm)

 Chế độ mưa

 Các tháng mùa khô (tháng)

 Nhiệt độ tối cao của tháng nóng nhất (OC)

 Nhiệt độ tối thấp của tháng lạnh nhất (OC)

 Nhịêt dộ trung bình năm (OC)

Kết quả đánh giá về vùng khí hậu thích hợp cho sự phân bố của kiểu rừng khộp, rừngkín lá rộng thường xanh mưa ẩm nhiệt đối và rừng kín nửa rụng lá ẩm nhiệt đới đượctổng hợp ở bảng 4 (Vũ Tấn Phương và cs, 2008) Trên cơ sở nghiên cứu, tác giả đãđưa ra một số nhận định sau về sự thay đổi ranh giới và diện tích của 3 hệ sinh tháirừng đặc trưng này theo các kịch bán BĐKH vào năm 2020, 2050 và 2100 như sau:

1 Đối với kiểu rừng khộp:

Nếu BĐKH xảy ra như kịch bản công bố, rừng khộp sẽ không còn là vùng “đặchữu” của Tây Nguyên Do sự ấm lên của nhiệt độ và thay đổi lượng mưa, một sốvùng phía Bắc sẽ trở nên những vùng có điều kiện khí hậu phù hợp với sự phát triểncủa rừng khộp Với vùng Nam Trung Bộ và Tây Nguyên BĐKH sẽ dẫn đến đìeu kiệnkhí hậu thay đổi theo hướng bất lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của rừng khộp

Do đó diện tích rừng khộp ở một số tỉnh Nam Trung Bộ sẽ bị thu hẹp nhanh chóng và

có thể chỉ còn phân bố ở một số tỉnh ở Tây Nguyên và ở một số tỉnh phía Bắc nhưThanh Hóa, Quảng Ninh, Hòa Bình Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy vùng khí hậuthích hợp cho sự phân bố của rừng khộp sẽ chịu tác động theo mỗi kịch bản biến đổikhí hậu Phân bố của hệ sinh thái rừng này sẽ giảm đi đáng kể nếu BĐKH diễn ra gaygắt hơn Cụ thể là:

 Theo kịch bản BĐKH vào năm 2020, nhiệt độ trung bình năm tăng thêm từ0,3 – 0,5OC và lượng mưa tăng khoảng 0,3 – 1,4%, thì diện tích vùng khí hậuthích hợp cho rừng khộp vào năm 2020 có xu hướng tăng lên đáng kể, chiếmkhoảng 4,6% diện tích toàn quốc (so với 1,17% tại năm 2000) tương đươngvới 1.540.000 ha Một số tỉnh phía Bắc sẽ có điều kiện thời tiết giống với một

số tỉnh Tây Nguyên có rừng khộp, biên độ nhiệt giữa các tháng và các mùatrong năm không còn lớn nữa, số tháng mùa khô trong năm có thể tăng lên,

sự phân chia mùa khô và mùa mưa sẽ rõ ràng hơn

Trang 26

 Theo kịch BĐKH vào năm 2050, nhiệt độ trung bình năm tăng thêm từ 0,8 –1,0OC và lượng mưa tăng thêm từ 0,8 – 4,1%), thì diện tích vùng khí hậuthích hợp cho rừng khộp có thể trở lại khu vực phân bố nguyên sinh của nó.Trong điều kiện này, miền Bắc sẽ không có khí hậu phù hợp với rừng khộp

và do đó rất khó có sự xuất hiện của rừng khộp ở vùng này Tổng diện tíchrừng khộp trên toàn quốc sẽ giảm đi đáng kể, ước tỉnh rừng khộp chiếmkhoảng 1,5%, tương đương với khoảng 500.000 ha Tây Nguyên vẫn là nơiphân bố tập trung và chủ yếu của rừng khộp nhưng các diện tích này có xuhướng bị thu hẹp nhanh chóng

 Theo kịch bản BĐKH vào năm 2100, nhiệt độ trung bình năm tăng thêm từ1,6 - 2,6OC và lượng mưa tăng thêm từ 1,5 - 7,9% thì hệ sinh thái rừng khộp

có thể sẽ lại phân bố ở 2 khu vực miền Bắc và miền Nam do những vùng này

có khí hậu thích hợp với rừng khộp Tuy nhiên, diện tích và khu phân bố cókhí hậu phù hợp bị thu hẹp đáng kể và ở khu vực Tây Nguyên là nơi phân bốchính của rừng khộp hiện nay sẽ còn lại một diện tích rất nhỏ và đặc biệt cónguy cơ biến mất khỏi khu vực phân bố nếu như biến đổi khí hậu diễn raphức tạp hơn Tổng diện tích vùng khí hậu thích hợp cho rừng khộp chỉ cònkhoảng 300.000 ha, tức gần 1% (so với 1,17% hiện nay) diện tích toàn quốc

2 Đối với hệ sinh thái rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới:

Tác động của BĐKH về sự thay đổi ranh giới của kiểu rừng kín thường xanhmưa ẩm nhiệt đới cũng rất rõ nét Các khả năng thay đổi về kiểu rừng này do sự thayđổi về điều kiện khí hậu đối với sự phân bố của nó bao gồm (Vũ Tấn Phương và cs,2008):

 Tới năm 2020, với kịch bản là nhiệt độ trung bình năm tăng thêm từ 0,3 –0,5OC và lượng mưa tăng thêm từ 0,3 – 1,4% thì phân bố kiểu rừng này sẽ bịthay đổi đáng kể Diện tích thích hợp về điều kiện khí hậu cho sự phân bố của

hệ sinh thái rừng này sẽ được mở rộng ở vùng Tây Nguyên và Nam Bộ và do

đó có thể làm tăng diện tích phân bố của kiểu rừng này Với điều kiện khí hậuthay đổi theo hướng tích cực cho hệ sinh thái rừng này thì diện tích của kiểurừng này có thể chiếm khoảng 4,44% diện tích tự nhiên toàn quốc, tương ứngvới khoảng 1,5 triệu ha (so với 1,2 triệu ha tại năm 2000)

 Năm 2050, với kịch bản nhiệt độ trung bình năm tăng thêm từ 0,8 – 1,0OC vàlượng mưa tăng thêm từ 0,8 – 4,1% thì diện tích thích hợp về khí hậu cho sựphân bố của kiểu rừng này cũng có những thay đổi giống với kịch bản củanăm 2020 Nghĩa là so với năm 2000 thì diện tích của kiểu rừng này có thể sẽtăng thêm 4,44% và phân bố sẽ mở rộng vào phía Nam Phần diện tích khíhậu thích hợp cho kiểu rừng này ở khu vực Bắc Trung Bộ và Nam Trung Bộgia tăng không đáng kể Tuy nhiên có một phần diện tích khá lớn ở vùngNam Bộ có điều kiện khá phù hợp với sự phân bố của hệ sinh thái này

 Vào năm 2100, trong điều kiện có sự thay đổi lớn hơn và khắc nghiệt hơn vềnhiệt độ và lượng mưa, cụ thể là nhiệt độ trung bình năm tăng từ 1,6 – 2,6OC

và lượng mưa tăng thêm từ 1,5 – 7,9% thì phân bố và diện tích của rừng kínthường xanh mưa ẩm nhiệt đới bị giảm đi đáng kể ở cả 2 khu vực phân bố

Trang 27

của nó là Nam Trung Bộ và Nam Bộ Theo kịch bản này, tổng diện tích thíchhợp về khí hậu cho hệ sinh thái này vào năm 2100 chỉ còn khoảng 650 nghìn

ha, chiếm khoảng 1,9% diện tích toàn quốc (so với 3,6% năm 2000)

3 Đối với kiểu rừng kín nửa rụng lá ẩm nhiệt đới:

Hệ sinh thái rừng kín nửa rụng lá ẩm nhiệt đới hiện tại (năm 2000) có diện tíchkhoảng 3,83 triệu ha, chiếm khoảng 11,4% diện tích toàn quốc Kiểu rừng này phân

bố khá rộng từ Bắc Trung Bộ tới miền Đông Nam Bộ Trong 3 kiểu trạng thái rừngnghiên cứu, hệ sinh thái rừng kín rụng lá ẩm nhiệt đới có thể sẽ bị ảnh hưởng mạnh

mẽ nhất theo các kịch bản khí hậu, đó là ranh giới và diện tích của nó không ngừnggiảm ở tất cả các khu vực theo xu hướng tăng dần của nhiệt độ và lượng mưa Cụ thểlà:

 Theo kịch bản BĐKH, vào năm 2020 nhiệt độ trung bình năm tăng thêm từ 0,3– 0,5OC và lượng mưa tăng thêm từ 0,3 – 1,4%, thì diện tích loại rừng này cóthể giảm xuống khoảng 2,25 triệu ha tương ứng với tỷ lệ che phủ 6,7% diệntích toàn quốc Khu vực phân bố suy giảm nghiêm trọng ở vùng Bắc Trung Bộ

và không suy giảm rất ít ở khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên Kết quảnày cho thấy với sự thay đổi về nhiệt độ và lượng mưa trung bình năm ở mứcvừa phải thì diện tích thích hợp về khí hậu cho hệ sinh thái này đã có nhữngthay đổi rất lớn ở vùng Bắc Trung Bộ Vùng khí hậu phù hợp với sự sinhtrưởng và phát triển của hệ sinh thái này giảm đi đáng kể, còn khoảng 1/2 diệntích so với diện tích phân bố năm 2000

 Năm 2050, với kịch bản nhiệt độ trung bình năm tăng thêm từ 0,8 – 1,0OC vàlượng mưa tăng thêm từ 0,8 – 4,1% thì diện tích vùng khí hậu phù hợp chokiểu rừng này cũng giảm đi đáng kể ở khu vực phân bố của chúng Tổng diệntích thích hợp về khí hậu ước tính chỉ còn khoảng 1,3 triệu ha, chiếm khoảng3,9% diện tích tự nhiên (diện tích của loại rừng này năm 2000 chiếm 11,4%diện tích tự nhiên toàn quốc) Do vậy, phân bố của kiểu rừng này cũng có thayđổi, diện tích phù hợp về khí hậu ở vùng Bắc Trung Bộ dần biến mất và khuvực có khí hậu phù hợp với phân bố của loại rừng này là ở vùng Nam Trung

Bộ và Tây Nguyên

 Với kịch bản BĐKH năm 2100, nhiệt độ trung bình tăng thêm từ 1,6 – 2,6OC

và lượng mưa tăng từ 1,5 - 7,9% thì diện tích thích hợp về khí hậu đối vớikiểu rừng này tiếp tục bị suy giảm so với năm 2000, nhưng mức giảm khôngđáng kể so với kịch bản của năm 2050 Cụ thể, tổng diện tích phù hợp về khíhậu cho kiểu rừng này còn lại khoảng 1,2 triệu ha, chiếm khoảng 3,5% tổngdiện tích tự nhiên; so với năm 2050 thì diện tích này giảm đi khoảng 100 nghìn

ha, điều này chứng tỏ những diện tích còn lại có mức độ phù hợp cao và đápứng được các nhu cầu sinh thái của kiểu rừng này trong điều kiện nhiệt độ vàlượng mưa tăng lên khá cao Phân bố của nó cũng không có sự thay đổi đáng

kể, khu vực phân bố chủ yếu vẫn là Tây Nguyên và Nam Trung Bộ

Trang 28

Bảng 2 Ước tính diện tích thích hợp về khí hậu cho một số hệ sinh thái rừng

theo các kịch bản BĐKH

Loại rừng Hiện tại (2000) Năm 2020 Năm 2050 Năm 2100

Rừng khộp 375.000 1,17 1.544.154 4,6 504.000 1,5 302.400 0,9 Rừng kín

4.1.2 Sự thay đổi ranh giới vùng thích hợp đối với rừng trồng

Khác với hệ sinh thái rừng tự nhiên, các loài cây rừng trồng chủ yếu ở Việt Nam cókhá đầy đủ các thông tin liên quan đến nhu cầu sinh thái của loài, sinh trưởng, phạm

vi phân bố vv…điều này có thể do rừng trồng không có những quan hệ phức tạp vềmặt sinh thái, ảnh hưởng qua lại giữa các loài…của các cá thể và quần thể trong rừng

tự nhiên

Tuy nhiên cũng giống như các hệ sinh thái rừng tự nhiên, nghiên cứu xác địnhvùng trồng rừng thích hợp do biến đổi khí hậu cho rừng trồng còn rất hạn chế VũTấn Phương và cs năm 2008 đã lựa chọn và tiến hành đánh giá mức độ thích hợp của

2 loài cây Lát hoa (Churkasia talbularis) và Thông nhựa (Pinus merkusii) dưới tác

động của BĐKH Tác giả dựa vào đặc điểm sinh thái của loài và kịch bản BĐKH đểđánh giá tác động của nó Dựa trên phần mềm Chương trình bản đồ khí hậu Việt Nam

do Trevor H Booth xây dựng năm 1996 Nhóm nghiên cứu đã xác định các vùngthích hợp về khí hậu theo kịch bản BĐKH cho hai loài cây này Một số kết quả chínhđược tóm tắt như sau:

1 Đối với Lát hoa:

Lát hoa là loài cây bản địa có giá trị kinh tế khá cao, phân bố chủ yếu ở miềnBắc Vùng thích hợp với Lát hoa ở năm 2000 là khoảng 1 triệu ha, chiếm khoảng3,11% tổng diện tích tự nhiên Tuy nhiên tác động của BĐKH sẽ gây ra những tácđộng mạnh mẽ đến vùng thích hợp của loài cây này Các đánh giá cụ thể vào các năm

2020, 2050 và 2100 như sau (Vũ Tấn Phương và cs, 2008):

 Theo kịch bản của năm 2020, diện tích thích hợp về khí hậu cho sự phân bốcủa Lát hoa tăng lên đáng kể Diện tích phù hợp về khí hậu với Lát hoachiếm khoảng 3,6% diện tích tự nhiên toàn quốc, tương ứng với 1,2 triệu ha.Phân bố của Lát hoa không còn xuất hiện ở khu vực Tây Bắc và các tỉnh khuvực Trung tâm đồng bằng Bắc Bộ Thay vào đó nó có thể phân bố chủ yếu ở

Trang 29

khu vực Đông Bắc (Hà Giang, Cao Bằng, Lào Cai… ) và một phần diệntích nhỏ ở tỉnh Thanh Hóa và Hòa Bình

 Với kịch bản BĐKH cho năm 2050, diện tích thích hợp về khí hậu cho sựphân bố của Lát hoa giảm đi đáng kể Diện tích này chiếm khoảng 2% tổngdiện tích tự nhiên, tương ứng với 0,7 triệu ha (giảm 1,11% so với diện tíchhiện tại) Diện tích vùng thích hợp về khí hậu cho sự phaâ bố của Laá hoakhông nằm rải rác mà tập trung chủ yếu ở một số khu vực thuộc tỉnh HàGiang, Cao Bằng, sát biên giới Việt – Trung Xu hướng mất dần khu phân

bố của Lát hoa là khá rõ nét

 Với kịch bản BĐKH cho năm 2100, khí hậu có thể rất khắc nghiệt Nhiệt độtrung bình năm tăng lên đáng kể, từ 1,6 – 2,6OC và lượng mưa tăng 1,4 –7,9% Tác động của sự thay đổi lượng mưa và nhiệt độ lên phân bố và diệntích của Lát hoa là rõ nét nhất Khu vực có điều kiện khí hậu thích hợp cho

sự phân bố của Lát hoa còn lại khá nhỏ và không tập trung Diện tích thíưchhợp về khí hậu còn lại nằm chủ yếu tại tỉnh Hà Giang và có thể là cả CaoBằng Diện tích này chỉ còn chiếm khoảng 0,73% tổng diện tích tự nhiên,tương đương với khoảng 0,2 triệu ha

2 Đối với Thông nhựa:

Ở Việt Nam, Thông nhựa hiện được trồng ở những vùng đồi thấp ven biển, chủyếu ở các tỉnh thuộc Bắc Trung Bộ Với điều kiện khí hậu hiện tại (năm 2000) thìdiện tích phù hợp về khí hậu với Thông nhựa là khoảng 5,4 triệu ha, chiếm khoảng16% tổng diện tích tự nhiên Tác động của BĐKH đến vùng thích hợp về khí hậu choThông nhựa là khá rõ nét (Vũ Tấn Phương và cs, 2008), cụ thể là:

 Vào năm 2020, phân bố và diện tích của Thông nhựa có thể thay đổi khilượng mưa và nhiệt độ tăng lên Khu vực thíưch hợp về khí hậu cho sự phân

bố của Thông nhựa được mở rộng ra phía Bắc và diện tích thích hợp về khíhậu với Thông nhựa có thể chiếm tới 17,13% diện tích tự nhiên toàn quốc,tương ứng khoảng 5,8 triệu ha (hiện tại năm 2000 là 5,4 triệu ha)

 Theo kịch bản năm 2050, xu hướng chung là diện tích thích hợp về khí hậucho sự phân bố của Thông nhựa bị giảm đi nhanh chóng Các diện tích thíchhợp về khí hậu ở vùng Nam Trung Bộ, Bắc Trung Bộ và Tây Nguyên dầnbiến mất và có một phần diện tích nhỏ dịch chuyển lên phía Bắc Diện tíchthích hợp về khí hậu với Thông nhựa chiếm khoảng 12,61% tổng diện tích

tự nhiên, tương đương 4,2 triệu ha

 Theo kịch bản năm 2100, nhiệt độ trung bình năm và lượng mưa tăng lênlần lượt là 1,6 - 2,6OC và từ 1,4 – 7,9% thì diện tích khu phân bố của Thôngnhựa giảm đi đáng kể Diện tích thích hợp về khí hậu với Thông nhựa chiếmkhoảng 6,96% tổng diện tích tự nhiên, tương đương với 2,3 triệu ha Khuvực phân bố chính là một số tỉnh ở phía Bắc và rải rác ở vùng Nam TrungBộ

Ngày đăng: 19/05/2018, 10:09

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w