TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM - CHI NHÁNH HÀ NỘI
Trang 1MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 3
Chương 1: Lý thuyết chung về rủi ro tín dụng 5
1.1 Hoạt động tín dụng của NHTM 5
1.1.1 Khái niệm tín dụng 5
1.1.2 Các nghiệp vụ tín dụng ngân hàng 6
1.2 Rủi ro tín dụng của NHTM 8
1.2.1 Khái niệm rủi ro tín dụng 8
1.2.2 Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng 9
1.2.3 Sự cần thiết phải quản lý rủi ro tín dụng 14
1.3 Nội dung quản lý rủi ro tín dụng 16
1.3.1 Các chỉ tiêu đo lường rủi ro tín dụng 16
1.3.2 Các mô hình lượng hoá rủi ro tín dụng 19
1.3.3 Các công cụ và phương pháp quản lý rủi ro tín dụng 23
Chương 2:Thực trạng quản lý rủi ro tín dụng tại Eximbank Hà Nội 27
2.1 Tổng quan về ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam - Chi nhánh Hà Nội 27
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 27
2.1.2 Cơ cấu tổ chức 29
2.1.3 Tình hình hoạt động của chi nhánh Eximbank Hà Nội trong thời gian qua 29
2.2 Thực trạng quản lý rủi ro tín dụng tại chi nhánh Eximbank Hà Nội 35
2.2.1 Thực trạng hoạt động tín dụng tại chi nhánh Eximbank Hà Nội 35 2.2.2 Đánh giá tình hình quản lý rủi ro tín dụng tại chi nhánh 39
Trang 2Chương 3: Giải pháp tăng cường quản lý rủi ro tín dụng tại chi
nhánh Eximbank Hà Nội 46
3.1 Định hướng quản lý rủi ro tín dụng tại chi nhánh Eximbank Hà Nội 46
3.2 Giải pháp tăng cường quản lý rủi ro tín dụng tại chi nhánh Eximbank Hà Nội 48
3.2.1 Thực hiện tốt các biện pháp ngăn ngừa rủi ro tín dụng 48
3.2.2 Tăng cường các biện pháp hạn chế tổn thất khi rủi ro tín dụng xảy ra 54
3.3 Kiến nghị 56
3.3.1 Kiến nghị với ngân hàng nhà nước 56
3.3.2 Kiến nghị với Chính phủ 58
KẾT LUẬN 61
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 62
Trang 3LỜI MỞ ĐẦU
Ngân hàng thương mại là một trung gian tài chính quan trọng của nền kinh tế,
là tổ chức tài chính cung cấp một danh mục các dịch vụ tài chính đa dạngnhất, trong đó tín dụng là hoạt động xương sống của bất kì một NHTM nào.Tín dụng tuy là hoạt động sinh lời lớn nhất của NHTM nhưng đó cũng là hoạtđộng mang lại rủi ro, tổn thất cao nhất cho ngân hàng Tổn thất nếu xảy ra sẽlàm giảm thu nhập dự tính và có thể gây thua lỗ, phá sản cho ngân hàng Dovậy, an toàn tín dụng là nội dung chính trong quản trị rủi ro của mọi NHTM.Cho đến nay, quản trị rủi ro tín dụng tại các NHTM nước ta còn nhiều bất cập
và ảnh hưởng không nhỏ đến thu nhập cũng như tính an toàn của hệ thốngngân hàng Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, các NHTM nước ta sẽchịu sự cạnh tranh đặc biệt gay gắt của các ngân hàng nước ngoài Tăngcường công tác quản trị rủi ro tín dụng tại các NHTM nước ta nhằm lànhmạnh hoá hoạt động của hệ thống ngân hàng, nâng cao năng lực cạnh tranhcủa các NHTM là một yêu cầu cấp thiết hiện nay
Nhận thấy tầm quan trọng của công tác quản trị rủi ro tín dụng trong hoạtđộng của các ngân hàng thương mại, qua quá trình thực tập tại ngân hàngXuất Nhập Khẩu Việt Nam - Chi nhánh Hà Nội, em đã quyết định chọn đềtài:
"TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM - CHI NHÁNH HÀ NỘI"
cho chuyên đề tốt nghiệp của mình với mong muốn đề tài của mình có thểgóp một phần nhỏ trong việc nâng cao hiệu quả công tác quản lý rủi ro tíndụng tại chi nhánh
Nội dung của chuyên đề tốt nghiệp gồm 3 chương:
Trang 4Chương 1: Lý thuyết chung về quản lý rủi ro tín dụng
Chương 2: Thực trạng công tác quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng xuấtnhập khẩu Việt Nam - Chi nhánh Hà Nội
Chương 3: Giải pháp tăng cường quản lý rủi ro tín dụng tại chi nhánh ngânhàng Xuất Nhập Khẩu Hà Nội
Để hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này, em xin chân thành cám ơn sự hướngdẫn, chỉ bảo tận tình của cô giáo - thạc sĩ Vũ Thu Thủy, ban lãnh đạo và cácanh chị Phòng Tín Dụng - Chi nhánh ngân hàng xuất nhập khẩu Hà Nội Dothời gian nghiên cứu có hạn và những hiểu biết của em có thể còn hạn chế nênkhông tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong được sự góp ý của các thầy côgiáo, ban lãnh đạo và các anh chị trong chi nhánh để chuyên đề tốt nghiệp của
em được hoàn thiện hơn nữa
Trang 5Chương 1: Lý thuyết chung về rủi ro tín dụng
1.1 Hoạt động tín dụng của NHTM
1.1.1 Khái niệm tín dụng
Tín dụng là quan hệ vay mượn, bao gồm cả đi vay và cho vay Nhưngkhi gắn tín dụng với một chủ thể nhất định như ngân hàng thương mại hay cáctrung gian tài chính khác thì tín dụng chỉ bao hàm nghĩa ngân hàng cho vay,
có thể là dưới nhiều hình thức khác nhau: chiết khấu, bảo lãnh, cho vay, chothuê Đó là một giao dịch về tài sản giữa ngân hàng và khách hàng, trong đóngân hàng (bên cho vay) sẽ chuyển giao tài sản (tiền hoặc hàng hóa) cho bên
đi vay sử dụng trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận, bên đi vay cótrách nhiệm hoàn trả vô điều kiện vốn gốc và lãi cho ngân hàng khi đến hạnthanh toán
Từ khái niệm trên, bản chất của tín dụng là một giao dịch về tài sản trên
cơ sở hoàn trả và có các đặc trưng sau:
- Xuất phát từ nguyên tắc hoàn trả, vì vậy người cho vay khi chuyển giaotài sản cho người đi vay sử dụng phải có cơ sở để tin tưởng rằng người đi vay
sẽ trả đúng hạn Đây là yếu tố hết sức cơ bản trong quản trị tín dụng Việc cácnhân viên tín dụng khi xét duyệt cho vay không dựa trên cơ sở đánh giá mức
độ tín nhiệm về khách hàng mà chỉ chú trọng đến đảm bảo đã làm ảnh hưởngrất lớn đến chất lượng tín dụng
- Giá trị hoàn trả thông thường phải lớn hơn giá trị lúc cho vay, hay nóicách khác là người đi vay phải trả thêm phần lãi ngoài vốn gốc Để thực hiệnđược nguyên tắc này phải xác định lãi suất danh nghĩa lớn hơn tỷ lệ lạm phát,hay nói cách khác phải xác định lãi suất thực dương
Trang 6- Trong quan hệ tín dụng ngân hàng, tiền vay được cấp trên cơ sở camkết hoàn trả vô điều kiện Về khía cạnh pháp lý, những văn bản xác định quan
hệ tín dụng như hợp đồng tín dụng, khế ước thực chất là lệnh phiếu, trong
đó bên đi vay cam kết hoàn trả vô điều kiện cho bên cho vay khi đến hạnthanh toán
1.1.2 Các nghiệp vụ tín dụng ngân hàng
Tín dụng là loại tài sản chiếm tỷ trọng lớn nhất ở phần lớn các NHTM,phản ánh hoạt động đặc trưng của ngân hàng Loại tài sản này có thể đượcphân chia theo nhiều tiêu thức khác nhau:
1.1.2.1 Tín dụng phân theo thời hạn cho vay
Phân chia tín dụng theo thời gian có ý nghĩa quan trọng đối với ngânhàng vì thời hạn vay liên quan mật thiết đến tính an toàn và sinh lời của tíndụng cũng như khả năng hoàn trả của khách hàng Theo thời gian, tín dụngđược phân thành:
- Tín dụng dài hạn: trên 5 năm, đáp ứng nhu cầu dài hạn như xây dựngnhà ở, thiết bị, phương tiện vận tải có qui mô lớn, xây dựng các xí nghiệpmới
Trang 7Tuy nhiên, việc xác định thời hạn trên cũng chỉ có tính chất tương đối vì
có nhiều khoản vay không xác định được chính xác thời hạn Nhiều khoảncho vay khách hàng được gia hạn nợ nên thời hạn cho vay thực tế lại dài hơnthời hạn ghi trong hợp đồng tín dụng Cũng có trường hợp khách hàng trả nợvay, kết thúc hợp đồng tín dụng truớc hạn Vì vậy, cách phân loại này cũngchỉ mang tính chất tương đối, giúp các ngân hàng quản lý các khoản vay vàđánh giá rủi ro được chính xác hơn
Nghiệp vụ truyền thống của các NHTM là cho vay ngắn hạn Tỷ trọngtín dụng trung và dài hạn thấp hơn do rủi ro cao hơn, nguồn vốn đắt và khanhiếm hơn Ngoài ra,cũng có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến tỷ lệ này như kỳhạn và tính ổn định của nguồn vốn, khả năng quản lý thanh khoản của ngânhàng, khả năng dự báo và dự phòng rủi ro trung và dài hạn
1.1.2.2 Tín dụng phân theo hình thức tài trợ
Theo hình thức tài trợ, tín dụng được phân chia thành: cho vay, bảo lãnh,cho thuê tài chính, chiết khấu
Cho vay là việc ngân hàng đưa tiền cho khách hàng với cam kết kháchhàng phải hoàn trả cả gốc và lãi trong một khoảng thời gian nhất định Đây làhoạt động chủ chốt của ngân hàng để tạo ra lợi nhuận Chỉ có lãi suất thuđược từ cho vay mới đủ bù đắp chi phí huy động vốn, chi phí dự trữ, chi phíkinh doanh và quản lý, chi phí thuế các loại và các chi phí rủi ro đầu tư Chiết khấu thương phiếu là việc ngân hàng ứng trước tiền cho kháchhàng tương ứng với giá trị của thương phiếu trừ đi phần thu nhập của ngânhàng để sở hữu một thương phiếu chưa đến hạn
Cho thuê tài chính là việc ngân hàng bỏ tiền mua tài sản để cho kháchhàng thuê theo thỏa thuận và sau một thời gian nhất định, khách hàng có thểtrả lại tài sản cho ngân hàng kèm với tiền thuê hoặc thỏa thuận mua lại tài sảnđó
Trang 8Bảo lãnh là việc ngân hàng cam kết thực hiện các nghĩa vụ tài chính hộkhách Khi ký hợp đồng bảo lãnh, ngân hàng không phải xuất tiền ra mà chỉkhi khách hàng không thực hiện đúng cam kết với bên thứ ba, ngân hàng mớiphải thực hiện nghĩa vụ chi trả thay khách hàng Khi đó, khoản chi trả nàyđược xếp vào loại tài sản "xấu" trong nội bảng, cấu thành nợ quá hạn
1.1.2.3 Tín dụng phân theo mức độ tín nhiệm đối với khách hàng
Về nguyên tắc, mọi khoản tín dụng của ngân hàng đều có đảm bảo Tuynhiên, ngân hàng chỉ ghi vào hợp đồng tín dụng loại đảm bảo mà ngân hàng
có thể bán đi để thu nợ nếu khách hàng không trả nợ
Tín dụng không cần tài sản đảm bảo là loại tín dụng không có tài sản thếchấp, cầm cố hoặc sự bảo lãnh của người thứ ba, thường được cấp cho cáckhách hàng có uy tín, làm ăn thường xuyên có lãi, tình hình tài chính vữngmạnh, ít xảy ra tình trạng nợ nần đây dưa hoặc món vay tương đối nhỏ so vớivốn của người vay
Tín dụng dựa trên cam kết đảm bảo là loại tín dụng dựa trên cơ sở cácđảm bảo như thế chấp hoặc cầm cố, hoặc phải có sự bảo lãnh của bên thứ ba.Đối với khách hàng không có uy tín cao đối với ngân hàng, khi vay vốn cần
có bảo đảm Sự bảo đảm này là căn cứ pháp lý để ngân hàng có thêm mộtnguồn thứ hai, bổ sung cho nguồn thứ nhất thiếu chắc chắn
1.2 Rủi ro tín dụng của NHTM
1.2.1 Khái niệm rủi ro tín dụng
Kinh doanh trong lĩnh vực ngân hàng là loại hình kinh doanh đặc biệttiềm ẩn nhiều rủi ro từ mọi nguồn gốc, bao gồm rủi ro tín dụng, rủi ro do thiếuvốn khả dụng, rủi ro lãi suất, rủi ro hối đoái, rủi ro thanh khoản Trong đó,rủi ro tín dụng là vấn đề nổi cộm nhất của các ngân hàng khi thực hiện cácchiến lược quản lý rủi ro
Trang 9Rủi ro tín dụng là khả năng xảy ra những tổn thất mà ngân hàng phảichịu do khách hàng vay hoặc một đối tác không hay không thể thực hiệnnghĩa vụ đã thỏa thuận dẫn đến việc các khoản cho vay hay các khoản phảithu của ngân hàng giảm giá trị hoặc không thu hồi được Trong danh mục tàisản có của các ngân hàng, các khoản vay hiển nhiên là nơi phát sinh nhiều rủi
ro tín dụng nhất Tuy nhiên, rủi ro tín dụng có thể còn xuất hiện ở rất nhiềuhoạt động khác của ngân hàng, trong và ngoài bảng tổng kết tài sản Ngoàidanh mục cho vay, ngân hàng ngày càng đối mặt với nhiều rủi ro tín dụng hơntrong các sản phẩm, công cụ tài chính khác như đầu tư chứng khoán, cho thuêtài chính, chiết khấu chứng từ có giá, các khoản phải thu Các hoạt độngngoài bảng cân đối kế toán cũng chứa đựng rủi ro tín dụng gồm có: bảo lãnh,phát hành thư tín dụng, chấp nhận thanh toán
Để ngăn ngừa và hạn chế tổn thất cho ngân hàng, nâng cao chất lượnghoạt động kinh doanh của NHTM, quản lý rủi ro tín dụng là thật sự cần thiết.Tuy nhiên, cần xác định rằng, rủi ro tín dụng là bạn đường trong kinh doanhngân hàng, chỉ có thể đề phòng, hạn chế chứ không thể loại trừ Để hạn chếrủi ro tín dụng, các NHTM cần phải áp dụng đồng bộ các biện pháp nhằmngăn ngừa phát sinh rủi ro đồng thời có các biện pháp thích hợp để hạn chếtổn thất khi rủi ro xảy ra Muốn vậy, trước hết các NHTM cần nghiên cứunhững nguyên nhân cơ bản dẫn đến rủi ro tín dụng, từ đó thực thi các giảipháp phù hợp với từng hoàn cảnh
1.2.2 Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng
1.2.2.1 Nguyên nhân xuất phát từ phía khách hàng
- Năng lực tài chính của khách hàng
Có thể thấy yếu tố đầu tiên và cốt lõi tác động đến khả năng trả nợ củakhách hàng là yếu tố tài chính Nếu một doanh nghiệp có tiềm lực tài chínhvững mạnh thì việc một giao dịch không thành công sẽ không làm doanh
Trang 10nghiệp mất đi khả năng trả nợ, còn khi điều kiện tài chính suy yếu thì doanhnghiệp sẽ gặp khó khăn hơn Các yếu tố tài chính ảnh hưởng đến khả năng trả
nợ của doanh nghiệp gồm có:
+ Khả năng thanh khoản phản ánh thông qua các chỉ số như khảnăng thanh toán nhanh, khả năng thanh toán hiện hành Khả năng thanh toáncao sẽ làm giảm khả năng sinh lời của khách hàng nhưng khả năng thanh toánthấp sẽ làm tăng khả năng ngân hàng sẽ phải giải quyết các tài sản cố địnhkhác của khách hàng để thu hồi vốn
+ Khả năng sinh lời: ROA, ROE, EPS Đây là thước đo mức độthành công về mặt tài chính của khách hàng vay Mặc dù vậy, ngân hàng cầnđánh giá đúng triển vọng trong tương lai của doanh nghiệp chứ không phảichỉ căn cứ vào thành công của doanh nghiệp trong những năm tài chính qua
+ Đòn bẩy tài chính: Tỷ lệ đòn bẩy cao làm tăng suất sinh lợi chodoanh nghiệp đồng thời cũng làm tăng rủi ro cho doanh nghiệp Tùy thuộcvào tính chất của từng khoản vay, các ngân hàng có thể yêu cầu mức thế chấp
và lãi suất cao hơn để bù đắp rủi ro mà ngân hàng có thể gặp phải từ khoảncho vay
+ Hiệu quả quản lý vốn
+ Dòng tiền: Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là một bức tranh cho ngânhàng cái nhìn toàn diện về chuyển động tiền mặt của các hoạt động đầu tư,kinh doanh, tài chính của doanh nghiệp trong năm tài chính Tất cả cácdoanh nghiệp có lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động sản xuất kinh doanh dươngđều trả được nợ vay ngân hàng thậm chí trong những kỳ tài chính kinh doanh
lỗ trong khi các DN kinh doanh có lãi nhưng lưu chuyển tiền tệ âm không thểtrả được nợ cho ngân hàng
- Năng lực kinh doanh, quản trị của khách hàng
Trang 11Năng lực quản trị của doanh nghiệp là yếu tố có tác động rất lớn và làyếu tố cốt lõi ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của doanh nghiệp Trình độ yếukém trong việc dự đoán các vấn đề kinh tế, yếu kém trong quản lý, kinhdoanh của người vay, chậm thích ứng khi môi trường kinh doanh thay đổikhiến việc kinh doanh thua lỗ và không trả được nợ cho ngân hàng Doanhnghiệp có trình độ, năng lực quản trị cao luôn biết làm điều tốt nhất chodoanh nghiệp mình, khi gặp khó khăn thì thời hạn vay vốn có thể kéo dàinhưng khả năng trả nợ luôn được đảm bảo.
- Đạo đức của khách hàng
Người vay cố tình dùng các thủ đoạn để lừa đảo ngân hàng, sử dụng vốnvay sai mục đích hoặc đầu tư vào những dự án quá mạo hiểm với kỳ vọng thuđược lợi nhuận cao mà không được sự chấp thuận của ngân hàng Để đạtđược mục đích của mình họ sẵn sàng tìm mọi thủ đoạn ứng phó với ngânhàng như cung cấp thông tin sai, mua chuộc cán bộ ngân hàng
Trong một số trường hợp, khách hàng mặc dù kinh doanh có lãi nhưnglại chây ỳ không trả nợ hoặc trả không đúng hạn cho ngân hàng với hy vọng
có thể quỵt nợ hoặc sử dụng vốn vay càng lâu càng tốt
Đạo đức của khách hàng tác động đến việc thu hồi nợ của ngân hàng.Tuy nhiên yếu tố đạo đức này không dễ đánh giá khi nguồn thông tin hiện tại
ở Việt Nam chỉ là phi chính thức và hiện tại, hầu như các ngân hàng đều cấptín dụng chủ yếu dựa vào nhận biết cảm tính
Rủi ro từ phía khách hàng là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến rủi ro tronghoạt động kinh doanh tín dụng của các NHTM Việc phòng tránh là rất khókhăn và phức tạp Tuy nhiên, nguyên nhân này có thể nắm bắt và đối phóđược nếu NHTM thực hiện tốt việc giám sát, kiểm tra và quản lý khách hàngtrước trong và sau khi giải ngân
1.2.2.2 Nguyên nhân xuất phát từ phía ngân hàng
Trang 12- Chính sách tín dụng và quy trình cấp tín dụng
Chính sách tín dụng là chính sách phản ánh cương lĩnh tài trợ của mộtngân hàng, nó cũng là hướng dẫn chung cho cán bộ ngân hàng tạo sự thốngnhất chung trong hoạt động tín dụng nhằm hạn chế rủi ro, nâng cao khả năngsinh lời Chính sách tín dụng phải bao gồm định hướng chung trong việc chovay, các quy định về đảm bảo tiền vay, danh mục lựa chọn khách hàng trongtừng giai đoạn Một chính sách tín dụng tốt phải là ứng dụng thông minh củanhững nguyên tắc tín dụng thích hợp với những thay đổi của các nhân tố vàmôi trường kinh tế Công việc của cán bộ tín dụng là nên cho ai vay, áp dụngloại sản phẩm nào, với những điều kiện như thế nào Khi chính sách tín dụngchỉ được lập ra mang tính thủ tục, thiếu nhất quán, thiếu cẩn trọng chắc chắn
sẽ gây ra rủi ro tín dụng cho ngân hàng
Quy trình cấp tín dụng hiện tại đang tiềm ẩn nguy cơ rủi ro cao do cáckhoản vay chưa được rà soát rủi ro một cách độc lập với bộ phận khách hàng.Việc để một bộ phận thực hiện toàn bộ chức năng cho vay, thu nợ, thẩm định
và quản lý rủi ro dẽ làm quá tải và tăng nguy cơ xảy ra rủi ro đạo đức ở cán
Trang 13- Rủi ro đạo đức của cán bộ ngân hàng
Sống trong môi trường "tiền bạc", nhiều cán bộ ngân hàng không tránhkhỏi cám dỗ của đồng tiền Bộ phận tín dụng là nơi trực tiếp thẩm định dự ánvay vốn và khả năng trả nợ của khách hàng cũng như trực tiếp kiểm tra khohàng, tài sản thế chấp, giám sát giải ngân, kiểm tra sử dụng vốn vay, là đầumối tiếp xúc trực tiếp với khách hàng nên nếu đạo đức nghề nghiệp không tốt,cán bộ tín dụng tiếp tay cho khách hàng rút ruột ngân hàng mình thì hậu quả
sẽ rất nặng nề
- Không đa dạng hóa danh mục đầu tư
Những thay đổi trong chu kỳ kinh doanh của người vay là khó tránh khỏinên nếu ngân hàng tập trung tài trợ cho một nhóm khách hàng của một ngànhhoặc một vùng thì rủi ro sẽ rất cao Ngoài ra, việc không duy trì được tỷ trọngđầu tư đối với từng ngành hàng, loại cho vay theo thời gian trong tổng thểdanh mục cho vay của mình phù hợp với chiến lược, cơ cấu nguồn và nănglực của bản thân ngân hàng sẽ khiến ngân hàng có nguy cơ rơi vào tình trạngkhông kiểm soát được các khoản cho vay và rủi ro tín dụng cao là tất yếu
1.2.2.3 Nguyên nhân tác động từ môi trường bên ngoài
Rủi ro tín dụng có thể xảy ra do những thay đổi bất thường trên thịtrường vượt quá khả năng phán đoán của ngân hàng cũng như người vay như:chu kì kinh tế, thay đổi lãi suất và tỷ giá, thay đổi trong chính sách của chínhphủ, thị trường bất động sản Những sự thay đổi này là thường xuyên diễn ra
và tác động liên tục đến người vay, tạo thuận lợi cũng như khó khăn chongười vay Khi tác động của những nguyên nhân bất khả kháng này là nặng
nề thì khả năng trả nợ của người vay bị suy giảm, ngân hàng sẽ phải đối mặtvới rủi ro không thu hồi được nợ
- Chu kỳ kinh tế
Trang 14Trong thời kỳ nền kinh tế tăng trưởng, các ngành kinh doanh nói chungđều thuận lợi hơn, tỷ lệ thu hồi nợ tăng, nhu cầu vốn tăng làm dư nợ đối vớinền kinh tế cũng tăng làm tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn giảm Nhưng khi nền kinh
tế kém tăng trưởng, các ngành kinh doanh đều gặp khó khăn, trong đó cácngành kinh doanh hàng cao cấp, các ngành dịch vụ du lịch, sản xuất vật liệuxây dựng, kinh doanh bất động sản sẽ gặp khó khăn hơn so với các ngànhhàng thiết yếu như lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng, nhiên liệu Cácmón vay, đặc biệt là trung, dài hạn được quyết định dễ dãi trong thời kỳ tăngtrưởng sẽ trở thành khó đòi trong những năm sau Do vậy, các ngân hàng cầnlưu ý đến yếu tố này khi ra quyết định cho vay
- Lãi suất, lạm phát
Khi lạm phát vượt quá một giới hạn nhất định, ngân hàng nhà nước cóthể điều chỉnh bằng cách tăng lãi suất cơ bản Khi lãi suất tăng, hoạt động tíndụng trở nên rủi ro hơn do lãi suất cao buộc người vay phải thực hiện cácphương án kinh doanh mạo hiểm hơn hoặc khuyến khích các khách hàng có
độ rủi ro cao hơn vay vốn của ngân hàng
- Rủi ro chính sách
Một môi trường kinh doanh không ổn định sẽ gián tiếp làm suy yếu điềukiện tài chính của người vay do người vay không thể chủ động trong chiếnlược kinh doanh của mình Điều này sẽ ảnh hưởng đến khả năng trả nợ củakhách hàng, làm rủi ro tín dụng của ngân hàng tăng lên
Trong các nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng thì nguyên nhân xuất phát từmôi trường bên ngoài là khó phòng tránh nhất nhưng tổn thất do nó gây rathường chiếm tỷ trọng không lớn Ngoài ra, các ngân hàng cũng có thể giảmbớt tổn thất nếu dự đoán đúng xu hướng để thực thi chính sách phân tán rủi rohợp lý
Trang 151.2.3.1 Ảnh hưởng của rủi ro tín dụng đến hoạt động của ngân hàng và cả nền kinh tế
Trang 16từ những khoản cho vay không thu hồi được Tình trạng thua lỗ kéo dài này
sẽ dẫn đến mất khả năng thanh toán các khoản tiền gửi của khách hàng và dẫntới phá sản ngân hàng Như vậy, rủi ro tín dụng không chỉ ảnh hưởng đến khảnăng sinh lời của ngân hàng mà còn ảnh hưởng đến tính thanh khoản và cóthể gây ra nguy cơ phá sản ngân hàng
- Đối với nền kinh tế
Rủi ro tín dụng xảy ra thường tạo cho ngân hàng tổn thất về tài chính.Nhưng những thiệt hại về uy tín ngân hàng, về mất lòng tin của xã hội lànhững tổn thất còn lớn hơn rất nhiều lần Rủi ro tín dụng giống như là "ngòinổ", tự mình nó sự phá hoại chỉ giới hạn trong phạm vi hẹp, nhưng khi có chấtkích nổ, sự phá hoại lan truyền và sự tàn phá khủng khiếp sẽ diễn ra Rủi rotín dụng khi đó sẽ có thể là đầu mối của những cuộc khủng hoảng tài chínhhoặc khủng hoảng kinh tế xã hội
Trang 17Khi một ngân hàng gặp rủi ro tín dụng và dẫn đến phá sản thì các ngânhàng khác cũng bị ảnh hưởng do tâm lý hoang mang của những người gửitiền, ồ ạt kéo nhau đến rút tiền ở cả những ngân hàng khác Nếu không cónhững sự điều chỉnh kịp thời thì cả hệ thống ngân hàng sẽ rơi vào khủnghoảng Trong khi đó, ngân hàng là một trung gian tài chính quan trọng củanền kinh tế, hoạt động của ngân hàng liên quan chặt chẽ đến hoạt động củacác cá nhân, doanh nghiệp, các ngành kinh tế khác ngân hàng phá sản gây tổnthất cho những người gửi tiền còn DN thì sẽ không vay được vốn để sản xuấtkinh doanh Nền kinh tế rơi vào khủng hoảng và trì trệ.
1.2.3.2 Mục tiêu của quản lý rủi ro tín dụng
Trên quan điểm quản lý toàn bộ ngân hàng thì rủi ro tín dụng là không thểtránh khỏi, là khách quan Do vậy, mục tiêu của quản lý rủi ro tín dụng là tối
đa hoá tỷ lệ thu nhập đã được điều chỉnh rủi ro của ngân hàng bằng việc duytrì mức độ rủi ro tín dụng trong phạm vi mà các ngân hàng cho là hợp lý,được kiểm soát và trong nguồn lực tài chính của họ Các ngân hàng cần phảiquản trị rủi ro của cả danh mục đầu tư cũng như trong từng khoản vay, từnghoạt động kinh doanh riêng lẻ và cần xem xét rủi ro tín dụng trong mối tươngquan với các loại rủi ro khác
Thực hiện tốt công tác quản lý rủi ro tín dụng là cơ sở cho lợi nhuận,sự tăngtrưởng bền vững và thành công lâu dài của mỗi ngân hàng, đồng thời nó còn
là cơ sở cho một nền kinh tế tăng trưởng ổn định và bền vững
1.3 Nội dung quản lý rủi ro tín dụng
1.3.1 Các chỉ tiêu đo lường rủi ro tín dụng
Trang 181.2.1.1 Nợ quá hạn
Nợ quá hạn là một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá rủi
ro tín dụng của một ngân hàng Nợ quá hạn là các khoản nợ mà khách hàngkhông trả được khi đến hạn thoả thuận ghi trong hợp đồng tín dụng Tỷ lệ nợquá hạn trên tổng dư nợ cao phản ánh chất lượng hoạt động tín dụng kém, khảnăng thu hồi vốn sẽ khó khăn, tiềm ẩn nguy cơ mất vốn cao Nợ khó đòi là nợquá hạn đã quá một kì gia hạn nợ, do đó các khoản nợ được xếp vào nợ khóđòi sẽ có nguy cơ mất vốn rất cao
Trong quá trình định lượng, các chỉ tiêu trên có thể phản ánh không thực
sự mức độ rủi ro tín dụng của một ngân hàng do các chỉ tiêu này có thể bịbiến dạng do nhiều nguyên nhân:
- Định kì hạn nợ không đúng: Nhiều cán bộ ngân hàng khi cho vaykhông chú ý thích đáng đến chu kì kinh doanh của người vay hoặc do nguồnngắn hạn là chủ yếu nên định kì hạn nợ ngắn để hạn chế rủi ro Do không có
sự phù hợp giữa kì hạn nợ và kì hạn của thu nhập của người vay nên ảnhhưởng đến khả năng trả nợ của người vay, gây ra nợ quá hạn cho ngân hàngmặc dù có thể tình hình tài chính của khách hàng là tốt Khoản nợ này trởthành mối de dọa tài chính đối với người vay, buộc họ phải trả thêm mộtkhoản phụ phí để gia hạn nợ hoặc phải gánh chịu một lãi suất phạt Với ngânhàng, việc nợ quá hạn tăng buộc ngân hàng phải trích lập rủi ro lớn và điềunày ảnh hưởng đến lượng vốn khả dụng của ngân hàng, làm giảm khả năngsinh lời của ngân hàng
Trang 19- Đảo nợ, giãn nợ: Nhân viên ngân hàng và khách hàng có thể thoả thuậnvới nhau để khách hàng vay khoản mới để trả nợ cũ nhằm che dấu đối vớingân hàng cấp trên và khách hàng không phải chịu lãi phạt hoặc thực hiệngiãn nợ đối với các khoản nợ mà chắc chắn người vay không trả được Nhữnghành vi này làm chỉ tiêu nợ quá hạn và nợ khó đòi không phản ánh đầy đủ rủi
ro tín dụng
- Chính sách cho vay: Rất nhiều khoản cho vay khó đòi không thể thuhồi được bằng cách phát mại tài sản (cho vay doanh nghiệp nhà nước, ngườinghèo, tài sản không rõ ràng ) và những khoản cho vay này phần lớn là chovay theo chỉ thị của Chính Phủ Xử lý các khoản nợ này rất phức tạp, nhiềungân hàng đã loại chúng ra khỏi chỉ tiêu nợ quá hạn và nợ khó đòi xếp vào
"nợ khoanh" Tuy nhiên chúng thực sự đe doạ thu nhập của ngân hàng nếuChính Phủ không tìm được nguồn để bù đắp
1.2.1.2 Các khoản tín dụng “có nguy cơ”
Có nhiều khoản tín dụng mặc dù chưa đến hạn và chưa được coi là nợquá hạn nhưng trong quá trình theo dõi, nhân viên ngân hàng nhận thấynhững khoản tài trợ này đang có dấu hiệu kém lành mạnh và có nguy cơ trởthành nợ quá hạn Thông thường thì điều này có nghĩa là người vay đã khôngthực hiện thanh toán đúng như kế hoạch hay giá trị tài sản thế chấp của ngườivay đã sụt giảm đáng kể Nếu ngân hàng xem xét thấy có nhiều khoản chovay có vấn đề thì tức là rủi ro tín dụng đang rình rập Khi đó ngân hàng cầnsớm tìm cách giải quyết để tránh nguy cơ các khoản vay này trở thành nợ quáhạn, nợ khó đòi
Các biểu hiện của một khoản tín dụng có nguy cơ:
1) Trả nợ vay không đúng kỳ hạn hoặc thất thường
2) Thường xuyên sửa đổi thời hạn hoặc xin gia hạn nợ
3) Có hồ sơ đảo nợ (mỗi lần vay mới thì nợ gốc chỉ giảm xuống một ít)
Trang 204) Lãi suất tín dụng cao không bình thường để bù đắp rủi ro
5) Tài khoản phải thu hay hàng tồn kho tăng không bình thường
6) Hệ số đòn bẩy tăng
7) Thất lạc hồ sơ, đặc biệt là các báo cáo tài chính
8) Chất lượng tài sản đảm bảo giảm
9) Dựa vào đánh giá lại tài sản để tăng vốn chủ sở hữu của khách hàng10) Thiếu báo cáo lưu chuyển tiền tệ hay dự báo luồng tiền
11) Khách hàng dựa vào thu nhập bất thường để trả nợ
( Nguồn FDIC Bank Examination Policies)
1.2.1.3 Các chỉ tiêu khác
Bên cạnh nợ quá hạn và các khoản cho vay có vấn đề, nhà quản lý ngânhàng còn sử dụng kết hợp các chỉ tiêu khác gắn với chiến lược đa dạng hoá tàisản, lập hồ sơ khách hàng để đánh giá rủi ro tín dụng
- Điểm của khách hàng: Thông qua phân tích tình hình tài chính, nănglực sản xuất kinh doanh, hiệu quả dự án, mối quan hệ và tính sòng phẳng củakhách hàng ngân hàng lập hồ sơ về khách hàng và tiến hành xếp loại, chođiểm Điểm của khách hàng cho thấy rủi ro "tiềm ẩn" của khoản cho vay
- Tính kém đa dạng của tín dụng: Các món vay dài hạn có tính rủi ro caohơn các món vay ngắn hạn Các món vay bằng ngoại tệ sẽ phải gánh chịuthêm rủi ro tỷ giá bên cạnh rủi ro tín dụng Các món vay lớn có chi phí quản
lý rẻ hơn nhưng rủi ro cao hơn hơn các khoản vay nhỏ Một ngân hàng đadạng hoá được danh mục cho vay của mình sẽ được đánh giá là có rủi ro thấphơn so với việc ngân hàng chỉ tập trung vào cho vay một ngành hay lĩnh vựcnào đó Nếu ngân hàng tập trung tài trợ cho một nhóm khách hàng của mộtngành, một vùng thì khi rủi ro hệ thống xảy ra, tổn thất của ngân hàng sẽ rấtnặng nề
Trang 211.3.2 Các mô hình lượng hoá rủi ro tín dụng
Khoảng 20 năm trở về trước thì các ngân hàng chỉ dựa vào duy nhấtphương pháp truyền thống (định tính) để đánh giá rủi ro tín dụng của ngườivay Phương pháp truyền thống này tỏ ra mất nhiều thời gian, tốn kém lạimang tính chủ quan Chính vì vậy mà các ngân hàng đã không ngừng cải tiếnphương pháp đánh giá khách hàng đi vay và các quy định cho vay
Ngày nay một số ngân hàng đã sử dụng mô hình cho điểm để lượng hoárủi ro tín dụng người vay Mô hình cho điểm tín dụng có nhiều ưu điểm hơn
so với phương pháp truyền thống ở chỗ: nó cho phép xử lý nhanh chóng mộtkhối lượng lớn đơn xin vay với chi phí thấp, khách quan, do đó góp phần tíchcực vào việc kiểm soát rủi ro tín dụng ngân hàng
Việc lượng hoá rủi ro tín dụng là cách hữu hiệu nhất để đánh giá rủi rotín dụng từ đó có các chính sách và biện pháp thích hợp để hạn chế rủi ro Đóchính là việc sử dụng các số liệu phản ánh đặc điểm của người vay để lượnghoá xác suất vỡ nợ cũng như phân loại người vay thành các nhóm có mức độrủi ro khác nhau Đã có nhiều mô hình lượng hoá được đưa ra, tuy nhiên đượccho là hiệu quả hơn cả là các mô hình cơ bản sau:
Trang 221.3.2.1 Mô hình điểm số Z
Đây là mô hình do E.I.Altman dùng để cho điểm tín dụng đối với cácdoanh nghiệp vay vốn Đại lượng Z dùng làm thước đo tổng hợp để phân loạirủi ro tín dụng đối với người vay và phụ thuộc vào:
- Trị số của các chỉ số tài chính của người vay
- Tầm quan trọng của các chỉ số này trong việc xác định xác suất vỡ nợcủa người vay trong quá khứ
Từ đó Altman đã xây dựng mô hình điểm số như sau:
Z = 1,2 X1 + 1,4 X2 + 3,3 X3 + 0,6 X4 + 1,0 X5
Trong đó:
X1 = Hệ số vốn lưu động / tổng tài sản
X2 = Hệ số lãi chưa phân phối / tổng tài sản
X3 = Hệ số lợi nhuận trước thuế và lãi / tổng tài sản
X4 = Hệ số giá trị thị trường vốn chủ sở hữu / giá trị hạch toán tổng nợX5 = Hệ số doanh thu / tổng tài sản
Trị số Z càng cao, thì người vay có xác suất vỡ nợ càng thấp Vậy khi trị
số Z thấp hoặc là một số âm sẽ là căn cứ xếp khách hàng vào nhóm có nguy
cơ vỡ nợ cao Theo mô hình cho điểm Z của Altman, bất cứ công ty nào cóđiểm số thấp hơn 1,81 phải được xếp vào nhóm có nguy cơ rủi ro tín dụngcao
1.3.2.2 Mô hình điểm số tín dụng tiêu dùng
Mô hình này được sử dụng để xếp hạng khách hàng là người tiêu dùngbằng cách cho điểm khách hàng dựa trên các chỉ tiêu: nghề nghiệp, thâm niêncông tác, tình trạng thu nhập, sở hữu nhà ở, tuổi đời, giới tính, tài khoản tạicác NH, số người phụ thuộc
Trang 23Dưới đây là những hạng mục và điểm thường được sử dụng ở các ngânhàng Mỹ:
STT Các hạng mục xác định chất lượng tín dụng Điểm số
1 Nghề nghiệp của người vay: Chuyên gia hay phụ trách
kinh doanh- Công nhân có kinh nghiệm (tay nghề
cao)-Nhân viên văn phòng- Sinh viên- Công nhân không có
kinh nghiệm- Công nhân bán thất nghiệp
10-8-7-5-4-2
2 Trạng thái nhà ở: Nhà riêng- Nhà thuê hay căn hộ- Sống
cùng bạn hay người thân
6-4-2
3 Xếp hạng tín dụng: Tốt- Trung bình- Không có hồ sơ- Tồi 10-5-2-0
4 Kinh nghiệm nghề nghiệp: Nhiều hơn một năm- Từ một
7 Số người sống cùng (phụ thuộc): Không- Một- Hai-
Ba-Nhiều hơn ba
3-3-4-4-2
8 Các tài khoản tại ngân hàng: Có cả tài khoản tiết kiệm và
phát hành séc- Chỉ tài khoản tiết kiệm- Chỉ tài khoản phát
hành séc- Không có
4-3-2-0
Trang 24Khách hàng có điểm số cao nhất theo mô hình với 8 mục nêu trên là 43điểm, thấp nhất là 9 điểm Sau khi cho điểm, NH sẽ xác định ranh giới phânchia các khoản tín dụng tốt, xấu từ đó xác định ra quyết định chấp nhậnhoặc từ chối cho vay, xác định hạn mức cho vay đối với khách hàng đó.
1.3.2.3 Mô hình xếp hạng của Moody's và Standard & Poor's
Ngoài các hình thức cho vay trực tiếp, ngân hàng còn thực hiện cho vaygián tiếp thông qua việc nắm giữ chứng khoán của các công ty, các tổ chức tàichính khác Để đánh giá rủi ro trong việc nắm giữ trái phiếu công ty, người
ta sử dụng mô hình xếp hạng trái phiếu của Moody's và Standard & Poor's:
Xếp hạng Tình trạngMoody’s Aaa Chất lượng cao nhất
Trang 25Standard & Poor’s AAA Chất lượng cao nhất
CCC-CC Đầu cơ có rủi ro cao
C Trái phiếu có lợi nhuậnDDD-D Không hoàn được vốn
Theo mô hình này, chất lượng của các trái phiếu được xếp theo thứ tựgiảm dần Những trái phiếu đầu bảng là những trái phiếu có độ an toàn cao vànhững trái phiếu cuối bảng tiềm ẩn nguy cơ rủi ro cao hơn những bù lại lợitức thu được từ những trái phiếu này sẽ cao hơn Do đặc điểm của hoạt độngcủa ngân hàng là sử dụng tiền gửi của khách hàng để đầu tư nên các ngânhàng thường đầu tư vào các chứng khoán có độ an toàn cao hơn
1.3.3 Các công cụ và phương pháp quản lý rủi ro tín dụng
Trang 26cường chuyên môn hoá trong phân tích tín dụng, tạo ra sự thống nhất chungtrong hoạt động tín dụng nhằm hạn chế rủi ro và nâng cao khả năng sinh lời.Chính sách tín dụng của một ngân hàng được xây dựng dựa trên nghiêncứu các yếu tố:
- Nhu cầu tín dụng của khách hàng: Chính sách tín dụng là chính sáchphục vụ nhu cầu tín dụng của khách hàng Do đó, nhu cầu của khách với cácđặc tính khác nhau (ngành nghề kinh doanh, qui mô kinh doanh ) sẽ quyếtđịnh nội dung và sự thành công của chính sách tín dụng
- Khả năng sinh lời và rủi ro tiềm tàng của khách hàng sẽ quyết định tính
an toàn và sinh lời của hoạt động tín dụng Do đó, chính sách tín dụng củangân hàng được xây dựng dựa trên những phán đoán tương lai cũng nhưnhững diễn biến trong quá khứ về rủi ro tín dụng
- Các chính sách của Chính Phủ và NHNN như chính sách ưu đãi, chínhsách tỷ giá, chính sách phát triển hệ thống tài chính ảnh hưởng đến chínhsách tín dụng
- Qui mô, kết cấu, tính ổn định của các khoản tiền gửi, khả năng vaymượn của khách hàng, qui mô vốn chủ sở hữu quyết định việc ngân hàng sẽtheo đuổi chính sách tín dụng mạo hiểm hay thận trọng Nguồn tiền gửi lớn và
ổn định sẽ cho phép khách hàng gia tăng các khoản tín dụng trung và dài hạn.Qui mô vốn chủ sở hữu lớn, khả năng vay mượn tốt thì ngân hàng sẽ có thểtham gia tài trợ các dự án mạo hiểm hơn với kì vọng thu được lợi tức đền bùlớn hơn
Trang 271.3.3.2 Giới hạn cấp tín dụng
Để hạn chế rủi ro tín dụng và tổn thất cho ngân hàng khi rủi ro tín dụngxảy ra, các ngân hàng thường qui định hạn mức cấp tín dụng tối đa cho từngcấp quản trị như chi nhánh, phòng giao dịch tuỳ theo qui mô hoạt động vànăng lực làm việc của từng bộ phận Đối với khách hàng, giới hạn tín dụng tối
đa được xác định phù hợp với các qui định của luật và đánh giá của ngân hàng
về ngành nghề kinh doanh của khách hàng, về giá trị tài sản đảm bảo tiền vay,
uy tín, quan hệ của khách hàng với ngân hàng Qui mô và giới hạn tín dụngtối đa phải đảm bảo kết hợp tính sinh lời với mức độ rủi ro có thể chấp nhậnđược của mỗi khoản cho vay
1.3.3.3 Định giá khoản vay
Tín dụng là hoạt động sinh lời chủ yếu của NHTM và lãi suất là thu nhậpchủ yếu từ hoạt động tín dụng Có thể nói lãi suất là giá cả của khoản vay và
nó phụ thuộc vào quan hệ cung cầu tín dụng trên thị trường vào thời điểmvay, vào mức độ cạnh tranh giữa các ngân hàng Lãi suất tín dụng phải đượcxác định ở mức đảm bảo chi phí vốn đầu vào, chi phí quản lý, lợi nhuận bùđắp rủi ro Tuy nhiên, nếu định lãi suất quá cao sẽ khiến khách hàng buộcphải thực hiện một chiến lược kinh doanh mạo hiểm hơn và ít cơ hội thànhcông hơn để thanh toán khoản lãi vay, đồng thời làm mất đi cơ hội tiếp cậnvốn vay ngân hàng đối với các khách hàng có mức độ rủi ro thấp hơn Việcxác định được mức lãi suất phù hợp và linh động sẽ giúp ngân hàng tránhđược những "lựa chọn bất lợi", hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng củangân hàng
1.3.3.4 Các khoản đảm bảo tiền vay
Trang 28Có rất nhiều nguyên nhân làm cho khách hàng không trả nợ cho ngânhàng nên để đảm bảo an toàn cho hoạt động tín dụng, ngân hàng thường yêucầu người vay phải có tài sản đảm bảo khi nhận tín dụng Khi khách hàngkhông trả nợ được cho ngân hàng thì ngân hàng sẽ dùng tài sản đó như mộtnguồn trả nợ thứ cấp cho khoản vay Đối với những khách hàng truyền thống,
có uy tín, ngân hàng có thể cho vay không cần kí hợp đồng bảo đảm Trongtrường hợp độ an toàn của người vay không chắc chắn, ngân hàng đòi phảiđảm bảo, có thể là giấy tờ có giá, hàng háo trong kho, nhà cửa, thiết bị hoặcbảo lãnh của người thứ ba Chính sách về tài sản đảm bảo của ngân hàng quiđịnh các trường hợp tài trợ cần tài sản đảm bảo, các loại đảm bảo cho mỗi loạihình tín dụng, danh mục các loại tài sản đảm bảo được ngân hàng chấp nhận,
tỷ lệ phần trăm cho vay trên tài sản đảm bảo, đánh giá và quản lý tài sản đảmbảo ngân hàng chỉ chấp nhận các tài sản có khả năng bán được làm tài sảnbảo đảm và thông thường cũng chỉ cho vay với một giới hạn thấp hơn giá trịthị trường của đảm bảo, tỷ lệ là bao nhiêu phụ thuộc vào khả năng bán và khảnăng thay đổi giá trị thị trường của vật bảo đảm
1.3.3.5 Đa dạng hoá danh mục đầu tư
Trang 29Một trong những nguyên tắc cơ bản để kiềm chế rủi ro là đa dạng hoá.Đối với hoạt động tín dụng, đó là việc cần phải đa dạng hoá danh mục đầu tư.Việc đa dạng hoá danh mục cho vay của ngân hàng sẽ làm giảm tối đa rủi ro
do các khoản vay có mức độ rủi ro khác nhau tùy theo năng lực, qui mô, uytín của khách hàng, sự nhạy cảm với những thay đổi vĩ mô Nhìn chung, các
DN có qui mô nhỏ thường năng động, uyển chuyển, ít bị tổn thương và dễkhắc phục hậu quả hơn các DN qui mô lớn khi gặp rủi ro Có những ngànhhàng lại đặc biệt nhạy cảm với những thay đổi về chính sách, tỷ giá hơnnhững ngành hàng khác Các khoản cho vay dài hạn có nguy cơ rủi ro caohơn cho vay ngắn hạn Như vậy, việc đa dạng hoá cần được thực hiện đối vớikhu vực địa lý, thành phần kinh tế, thời hạn vay và phải phù hợp với cơ cấunguồn của ngân hàng
Trang 30Chương 2: Thực trạng quản lý rủi ro tín dụng tại
Khẩu Việt Nam (Vietnam Export Import Bank), Eximbank chính thức đi vào
hoạt động vào ngày 17/01/1990 Ngày 06/04/1992, Thống Đốc Ngân HàngNhà nước Việt Nam ký giấy phép số 11/NH-GP cho phép Ngân hàng hoạtđộng trong thời hạn 50 năm với số vốn điều lệ đăng ký là 50 tỷ đồng VNtương đương 12,5 triệu USD với tên mới là Ngân Hàng Thương Mại Cổ PhầnXuất Nhập Khẩu Việt Nam (Vietnam Export Import Commercial Joint-StockBank), gọi tắt là Vietnam Eximbank
Trải qua 17 năm hoạt động với nhiều bước thăng trầm, đến nayEximbank đã khẳng định được vị trí của mình, trở thành NHTM CP lớn thứ 3trong cả nước với qui mô vốn điều lệ lên tới 1.212 tỷ VNĐ, có địa bàn hoạtđộng rộng khắp với Trụ Sở Chính đặt tại TP Hồ Chí Minh và 26 Chi nhánh,phòng giao dịch được đặt tại Hà Nội, Đà Nẵng, Nha Trang, Cần Thơ, vàTP.HCM với trên 1000 nhân viên
Eximbank Hà Nội là chi nhánh đầu tiên của Eximbank tại Hà Nội, được thànhlập theo giấy chấp thuận số 0002 ngày 22/09/1992 và theo giấy phép đặt vănphòng chi nhánh số 00503/GP-UB của UBND thành phố Hà Nội Chi nhánhchính thức đi vào hoạt động từ ngày 27/11/1992 và địa điểm hiện tại là 19
Trang 31Eximbank Hà Nội có nhiệm vụ chính là mở rộng phạm vi hoạt động củaEximbank và thông qua hoạt động của mình sẽ thúc đẩy phát triển kinh tế xãhội của đất nước Từ những ngày đầu mới thành lập chỉ có 16 nhân viên, đếnnay chi nhánh đã có 140 nhân viên với 9 phòng ban nghiệp vụ và 2 phònggiao dịch trực thuộc Nhân viên chi nhánh hầu hết là những nhân viên trẻ, tuổikhông quá 35 (chiếm 75% nhân viên toàn chi nhánh) và có trình độ chuyênmôn tương đối cao Chi nhánh có trên 75% nhân viên trình độ ĐH và trên
ĐH Nhìn chung, đội ngũ nhân viên trẻ, năng động nhiệt tình và có trình độ làmột trong những nhân tố quan trọng quyết định sự thành công trong sự nghiệpkinh doanh của chi nhánh
Các nghiệp vụ kinh doanh chủ yếu của Eximbank
- Nhận tiền gửi tiết kiệm của dân cư, tiền gửi của các cá nhân và đơn vịbằng VNĐ, ngoại tệ và vàng Tiền gửi của khách hàng được bảo hiểm theoquy định của Nhà Nước
- Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn; cho vay đồng tài trợ; cho vaythấu chi; cho vay sinh hoạt, tiêu dùng; cho vay theo hạn mức tín dụng bằngVNĐ, ngoại tệ và vàng
- Mua bán các loại ngoại tệ theo các phương thức giao ngay, hoán đổi, kìhạn và quyền chọn tiền tệ
- Thanh toán, tài trợ xuất nhập khẩu hàng hóa, chiết khấu chứng từ hàngxuất; thực hiện chuyển tiền qua hệ thống SWIFT nhanh chóng, chi phí hợp lý,
an toàn với các hình thức thanh toán bằng L/C, D/A, D/P, T/T, OP, Checks
- Phát hành và thanh toán thẻ tín dụng nội địa và quốc tế, thẻ EximbankMasterCard, thẻ Eximbank Visa, phát hành và thanh toán thẻ ATM, thanhtoán qua mạng bằng Thẻ
- Thực hiện dịch vụ ngân quỹ, thu chi hộ, thu chi tại chỗ, thu đổi ngoại
tệ, nhận và chi trả kiều hối, chuyển tiền trong và ngoài nước
Trang 32- Các nghiệp vụ bảo lãnh trong và ngoài nước (bảo lãnh thanh toán, bảolãnh thực hiện hợp đồng, dự thầu, chào giá, ứng trước…)
- Dịch vụ tài chính trọn gói hỗ trợ du học; tư vấn đầu tư - tài chính - tiềntệ
- Dịch vụ đa dạng về địa ốc; Home-Banking; Telephone-Banking
- Các dịch vụ khác: bồi hoàn chi phiếu mất cắp đối với trường hợpThomas Cook Traveller’ Checques, thu tiền làm thủ tục xuất cảnh (I.O.M) vànhững dịch vụ và tiện ích ngân hàng khác… đáp ứng yêu cầu của quý kháchhàng
2.1.2 Cơ cấu tổ chức (sơ đồ trang sau)
2.1.3 Tình hình hoạt động của chi nhánh Eximbank Hà Nội trong thời gian qua
2.1.3.1 Khái quát về tình hình hoạt động của chi nhánh
* Hoạt động huy động vốn
Với nguồn vốn khá khiêm tốn được cấp ban đầu để triển khai hoạt động
là 532.000 USD và 7.485 triệu VNĐ, Eximbank Hà Nội đã tiến hành huyđộng vốn từ nhiều đối tượng khác nhau để đảm bảo nguồn vốn cần thiết chohoạt động kinh doanh của mình
Trong những năm qua, tổng nguồn vốn huy động của Eximbank Hà Nộikhông ngừng tăng lên Năm 2004, tổng nguồn vốn chi nhánh huy động được
là 1.048.810 triệu đồng, năm 2005 đạt 1.501.263 triệu đồng, tăng 43,14% sovới năm 2004 Tính đến 31/12/2006 tổng nguồn vốn chi nhánh đạt 1.730.287triệu đồng, tăng 15,26% so với năm 2005, trong đó vốn huy động từ các tổchức kinh tế và dân cư đạt 1.065.916 triệu đồng, tăng 44,99% (tiền gửi củacác tổ chức kinh tế tăng 19,18%, tiền gửi tiết kiệm tăng 25,81%)
Trang 33Phòng thanh toán quốc tế
Phòng tín dụng
Phòng hành chính nhân sự
Tổ xử
lý thông tin
Tổ kiểm tra nội
bộ
Tổ PC
và thẩm định giá
Phòng giao dịch
Phòng
kế toán
Phòng tín dụng