1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tăng cường quản lý rủi ro lãi suất tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.DOC

81 2K 28
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 81
Dung lượng 0,93 MB

Nội dung

Tăng cường quản lý rủi ro lãi suất tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam

Trang 1

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 5

DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ 6

LỜI MỞ ĐẦU 7

CHƯƠNG I : TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ RỦI RO LÃI SUẤT CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 9

1.1 Giới thiệu chung về ngân hàng thương mại 9

1.1.1 Khái niệm ngân hàng thương mại 9

1.1.2 Hoạt động cơ bản của ngân hàng thương mại 9

1.2 Rủi ro lãi suất của ngân hàng thương mại 10

1.2.1 Khái niệm rủi ro lãi suất 10

1.2.2 Nguyên nhân gây ra rủi ro lãi suất 10

1.2.2.1 Sự không phù hợp về kỳ hạn của nguồn và tài sản 10

1.2.2.2 Sự thay đổi của lãi suất thị trường khác với dự kiến của NH 10

1.2.2.3. NH sử dụng lãi suất cố định trong các hợp đồng 10

1.2.3 Các chỉ tiêu phản ánh rủi ro lãi suất 13

1.2.3.1. Khe hở lãi suất 13

1.2.3.2. Thu nhập ròng từ lãi và tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM) 15

1.2.4 Các mô hình lượng hóa rủi ro lãi suất 16

1.2.4.1. Mô hình định giá lại 16

1.2.4.2. Mô hình thời lượng 17

1.3 Hoạt động quản lý rủi ro lãi suất của ngân hàng thương mại 19

1.3.1 Mục tiêu của quản lý rủi ro lãi suất 19

1.3.2 Các biện pháp quản lý rủi ro lãi suất 19

1.3.2.1 Duy trì sự phù hợp về kỳ hạn của nguồn và tài sản 20

Trang 2

1.3.2.2 Sử dụng hợp đồng tương lai, hợp đồng quyền chọn, hợp đồng

hoán đổi lãi suất 20

1.3.2.2.1 Hợp đồng tương lai 20

1.3.2.2.2 Hợp đồng quyền chọn 22

1.3.2.2.3 Hợp đồng hoán đổi lãi suất 25

1.3.2.3 Sử dụng lãi suất trần, sàn và khoảng trần - sàn lãi suất 27

1.3.2.3.1 Trần lãi suất 27

1.3.2.3.2 Sàn lãi suất 28

1.3.2.3.3 Khoảng trần – sàn lãi suất 29

CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO LÃI SUẤT TẠI

NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM 30

2.1 Giới thiệu chung về Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam 30

2.1.1 Lịch sử hình thành 30

2.1.2 Thuận lợi và khó khăn 31

2.1.2.1 Thuận lợi 31

2.1.2.2 Khó khăn 32

2.1.3 Hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển

Việt Nam 33

2.2 Thực trạng quản lý rủi ro lãi suất tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam 38

2.2.1 Diễn biến lãi suất trong thời gian qua (từ năm 2006 đến nay) 38

2.2.1.1 Lãi suất VND 39

2.2.1.2 Lãi suất USD 42

2.2.2 Thực trạng rủi ro lãi suất tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam 44

2.2.2.1 Thực trạng khe hở tài sản nhạy cảm lãi suất luỹ kế trên tổng tài sản 44

Trang 3

2.2.2.2 Tình hình tuân thủ Nghị quyết ALCO về giới hạn khe hở tài sản

nhạy cảm lãi suất luỹ kế trên tổng tài sản 46

2.2.2.3 Thực trạng tổn thất do rủi ro lãi suất gây ra 47

2.2.3 Các biện pháp quản lý rủi ro lãi suất tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam 47

2.2.3.1 Chương trình quản lý giá trị chịu rủi ro lãi suất (VaR lãi suất)47 2.2.3.2 Dự báo lãi suất và thực hiện chính sách lãi suất linh hoạt 49

2.2.3.3 Sử dụng các công cụ phái sinh 51

2.2.3.4 Điều chỉnh cơ cấu kỳ hạn nguồn và tài sản 55

2.3 Đánh giá thực trạng quản lý rủi ro lãi suất tại Ngân hàng Đầu tư

và Phát triển Việt Nam 57

2.3.1 Những mặt đã đạt được 57

2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân 59

2.3.2.1 Hạn chế 59

2.3.2.2 Nguyên nhân 60

2.3.2.2.1 Nguyên nhân khách quan 60

2.3.2.2.2 Nguyên nhân chủ quan 61

CHƯƠNG III : Ý KIẾN ĐỀ XUẤT NHẰM TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ RỦI RO LÃI SUẤT TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN

VIỆT NAM 63

3.1 Định hướng quản lý rủi ro lãi suất của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam giai đoạn 2006 – 2010 63

3.1.1 Mục tiêu kinh doanh của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam giai đoạn 2006 – 2010 63

3.1.2 Định hướng quản lý rủi ro lãi suất giai đoạn 2006 – 2010 64 3.2 Đề xuất tăng cường quản lý rủi ro lãi suất tại Ngân hàng Đầu tư và

Trang 4

3.2.1 Xây dựng quy chế quản lý rủi ro lãi suất phù hợp với mô hình tổ

chức mới 66

3.2.2 Lựa chọn phương pháp đo lường khe hở lãi suất phù hợp, kết hợp với làm tốt công tác dự báo lãi suất để nhận biết rủi ro lãi suất 67

3.2.3 Bổ sung các chỉ tiêu lượng hóa rủi ro lãi suất 69

3.2.4 Nâng cao hiệu quả các biện pháp phòng chống rủi ro lãi suất .71 3.2.4.1 Điều chỉnh kỳ hạn của nguồn và tài sản, thực hiện điều hành, cân đối vốn có hiệu quả 71

3.2.4.2 Mở rộng số lượng các giao dịch phái sinh lãi suất 73

3.2.4.3 Các giải pháp khác 75

3.3 Kiến nghị 76

3.3.1 Đối với NHNN Việt Nam 76

3.3.2 Đối với Chính phủ 77

KẾT LUẬN 79

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 81

Trang 5

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

1 NH: Ngân hàng

2 NHTM: Ngân hàng thương mại

3 NHNN: Ngân hàng Nhà nước

4 BIDV: Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam

5 FED: Federal Reserve

Trang 6

DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ

1 Biểu đồ 1.1 : Biểu đồ giao dịch cho các hợp đồng tương lai

2 Biểu dồ 1.2 : Biểu đồ về giao dịch NH mua quyền

3 Biểu đồ 1.3 : Biểu đồ giao dịch NH bán quyền

4 Sơ đồ 1.4 : Mô hình hợp đồng hoán đổi lãi suất

5 Bảng 2.1: Tình hình hoạt động kinh doanh của BIDV năm 2008

6 Bảng 2.2 : Diễn biến lãi suất cơ bản trong năm 2008

7 Biểu đồ 2.3 : Biểu đồ lãi suất của FED giai đoạn 2001 – 2008

8 Bảng 2.4 : Tình hình khe hở tài sản nhạy cảm lãi suất lũy kế trên tổng tài sản đối với USD năm 2008

9 Bảng 2.5 : Tình hình khe hở tài sản nhạy cảm lãi suất lũy kế trên tổng tài sản đối với VND năm 2008

10 Bảng 2.6 : Tình hình tuân thủ giới hạn khe hở tài sản nhạy cảm lãi suất luỹ kế trên tổng tài sản đối với USD năm 2008

11 Bảng 2.7 : Tình hình tuân thủ giới hạn khe hở tài sản nhạy cảm lãi suất luỹ kế trên tổng tài sản đối với VND năm 2008

12 Biểu đồ 2.8 : Biểu đồ thu nhập ròng từ lãi và tổn thất do rủi ro lãi suất gây ra đối với BIDV

13 Biểu đồ 2.9 : Biểu đồ giá trị VaR lãi suất trong 3 tháng cuối năm 2008

14 Bảng 2.10 : Diễn biến giá trị VaR lãi suất trong năm 2008

15 Sơ đồ 2.10 : Cơ chế giao dịch Hoán đổi tiền tệ chéo đề xuất cho Cty A

16 Bảng 2.11 : Kết quả giao dịch hoán đổi lãi suất năm 2008

17 Biểu đồ 2.12 : Biểu đồ cơ cấu kỳ hạn thực tế VND và USD

18 Sơ đồ 3.1 : Quy trình quản lý rủi ro lãi suất tại NHTM

Trang 7

LỜI MỞ ĐẦU

Trong nền kinh tế thị trường, rủi ro kinh doanh là không thể tránh khỏi,đặc biệt là rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngân hàng với phản ứng dâychuyền, lây lan và ngày càng có biểu hiện phức tạp Sự sụp đổ của hệ thống ngânhàng ảnh hưởng tiêu cực đến toàn bộ đời sống kinh tế, chính trị và xã hội củamột nước Chính vì vậy, ngày nay trên thế giới, khoa học và công nghệ về quản

lý rủi ro trong kinh doanh ngân hàng đã đạt đến trình độ tiên tiến, hiện đại

Ở Việt Nam hiện nay, cơ chế điều hành lãi suất đang trong tiến trình tự dohóa Đây là điều kiện tiền đề để các ngân hàng nâng cao tính tự chủ trong địnhgiá các sản phẩm - dịch vụ, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.Tuy nhiên, cơ chế này cũng làm gia tăng nguy cơ tiềm ẩn rủi ro lãi suất cho cácngân hàng do sự biến động thường xuyên của lãi suất thị trường

Xuất phát từ thực tế trên, cùng với những kiến thức đã được học tập,nghiên cứu ở trường và sau một thời gian thực tập tại Sở giao dịch I - Ngân hàng

Đầu tư và Phát triển Việt Nam, em đã chọn đề tài “Tăng cường quản lý rủi ro lãi suất tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam” làm đề tài cho chuyên

đề thực tập của mình Nội dung của chuyên đề tập trung đi sâu vào phân tíchthực trạng công tác quản lý rủi ro lãi suất, đánh giá những thành công và tồn tạicủa công tác này, để từ đó tìm ra nguyên nhân và đề xuất ý kiến nhằm nâng caochất lượng quản lý rủi ro lãi suất tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam

Kết cấu chuyên đề bao gồm ba chương:

Chương I: Tổng quan về hoạt động quản lý rủi ro lãi suất của ngân

hàng thương mại

Chương II: Thực trạng quản lý rủi ro lãi suất tại Ngân hàng Đầu tư

và Phát triển Việt Nam

Trang 8

Chương III: Ý kiến đề xuất nhằm tăng cường quản lý rủi ro lãi suất

tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam

Với những gì thể hiện trong chuyên đề, em hy vọng có thể đóng góp mộtvài ý kiến có giá trị thực tiễn để tăng cường công tác quản lý rủi ro lãi suất nóichung và công tác quản lý rủi ro lãi suất tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển ViệtNam nói riêng Tuy nhiên, vì điều kiện thời gian, kiến thức và sự nghiên cứu cònhạn chế nên bài viết không tránh khỏi những sai sót Em rất mong nhận được sựchỉ bảo, trao đổi và ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo, các cán bộ trongphòng Quan hệ khách hàng 1 và bất cứ ai quan tâm đến đề tài này để bài viết của

em được hoàn thiện và sâu sắc hơn

Cuối cùng, em xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến:

Ban Giám đốc và các cán bộ của phòng Tổ chức nhân sự, phòng Quan hệkhách hàng 1 - Sở giao dịch I - Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã tạomọi điều kiện hướng dẫn, chỉ bảo và tận tình giúp đỡ em trong quá trình thựctập

Các thầy cô giáo trường Đại học Kinh tế quốc dân, đặc biệt là các thầy côgiáo của khoa Ngân hàng – Tài chính đã dìu dắt, dạy dỗ em trong suốt quá trìnhhọc tập tại trường

ThS Hoàng Lan Hương, người đã trực tiếp hướng dẫn em trong suốt quátrình viết đề tài này

Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 30 tháng 04 năm 2009

Sinh viên: Nguyễn Ngọc Bình

Trang 9

CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ RỦI RO LÃI SUẤT

CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1 Giới thiệu chung về ngân hàng thương mại

1.1.1 Khái niệm ngân hàng thương mại

NHTM là một trong những loại hình tổ chức trung gian tài chính quantrọng nhất của nền kinh tế Đã có nhiều cách tiếp cận khác nhau để đưa ra mộtcách chính xác khái niệm của nó Cách tiếp cận sau đây có thể coi là ưu việtnhất:

NHTM là loại hình tổ chức tài chính cung cấp một danh mục các dịch vụtài chính đa dạng nhất - đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm và dịch vụ thanh toán - vàthực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kỳ một tổ chức kinh doanhnào trong nền kinh tế

1.1.2 Hoạt động cơ bản của ngân hàng thương mại

Trong nền kinh tế thị trường, NHTM là tổ chức trung gian tài chính lớnnhất, đóng vai trò làm cầu nối giữa những người cần vốn và những người cungcấp vốn trên thị trường Nó có hai hoạt động cơ bản đó là: huy động vốn và sửdụng vốn

Huy động vốn: NHTM huy động vốn bằng cách: Nhận tiền gửi của khách

hàng, vay các tổ chức tín dụng khác, phát hành giấy nợ, vay NHNN

Sử dụng vốn: NH sử dụng vốn vào các hoạt động sau: Chiết khấu, cho

vay, bảo lãnh, cho thuê, đầu tư vào tài sản tài chính và các hoạt động khác

Trang 10

Hoạt động kinh doanh của NHTM có quy mô rất lớn và vô cùng phức tạp,ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế nên nó chịu sự quản lý đặc biệt của phápluật.

1.2 Rủi ro lãi suất của ngân hàng thương mại

1.2.1 Khái niệm rủi ro lãi suất

Lãi suất là giá cả của quan hệ vay mượn hoặc cho thuê những dịch vụ vềvốn dưới hình thức tiền tệ hoặc các dạng tài sản khác nhau Cũng như nhiều giá

cả hàng hoá khác, lãi suất của các khoản cho vay, tiền gửi và chứng khoánthường xuyên biến động, có thể làm gia tăng lợi nhuận cho NH hoặc ngược lạigây tổn thất cho NH

Do đó, rủi ro lãi suất là khả năng xảy ra những tổn thất ngoài dự kiến gắnvới thay đổi của lãi suất và nhiều nhân tố khác như cấu trúc và kỳ hạn của tài sản

và nguồn, quy mô và kỳ hạn của các hợp đồng kỳ hạn,…

1.2.2 Nguyên nhân gây ra rủi ro lãi suất

1.2.2.1 Sự không phù hợp về kỳ hạn của nguồn và tài sản

1.2.2.2 Sự thay đổi của lãi suất thị trường khác với dự kiến của NH

1.2.2.3 NH sử dụng lãi suất cố định trong các hợp đồng

Có thể hiểu rõ tác động của từng nguyên nhân qua ví dụ sau:

Ví dụ: Giả sử NH A đang có nhu cầu cho vay 100 triệu có thời hạn 1 năm

với lãi suất cố định là 10%/ năm, 100 triệu có thời hạn 2 năm, với lãi suất cốđịnh là 11%/năm NH A tìm kiếm nguồn bằng cách vay trên thị trường liên NH

200 triệu với lãi suất cố định là 6%/năm, nếu vay 1 năm và 7%/năm, nếu vay 2năm

Tình trạng tái tài trợ (Kỳ hạn của tài sản dài hơn kỳ hạn của nguồn

tiền)

Trang 11

Giả sử NH vay trên thị trường liên NH kỳ hạn 1 năm.

Sau 1 năm, 100 triệu cho vay được trả và 200 triệu tiền đi vay phải trả.Khoản gốc thu được chỉ đủ trang trải 50% nhu cầu chi trả (ảnh hưởng của lãi coinhư bằng 0) Đối với khoản cho vay 1 năm, NH thu được chênh lệch lãi suất là:10% - 6% = 4%

Để có tiền trả 100 triệu còn lại, NH cần vay thêm 100 triệu trên thị trườngliên NH Như vậy, NH phải tài trợ khoản cho vay 2 năm bằng một khoản vayvào năm thứ hai Cách tài trợ như trên được gọi là tái tài trợ

Chênh lệch lãi suất mà NH thu được phụ thuộc vào lãi suất mà NH phảitrả khi tái tài trợ Nếu lãi suất trên thị trường liên NH không đổi, chênh lệch lãisuất mà NH thu được của khoản cho vay 2 năm là:

Chênh lệch lãi suất = 11% - 6% = 5%

NH sẽ thu được 5%/năm, trong cả 2 năm Khi lãi suất thị trường liên NHgiảm, chênh lệch lãi suất thu được năm thứ hai sẽ lớn hơn 5% và khi lãi suấtlăng, chênh lệch lãi suất thu được sẽ giảm, thậm chí có thể NH còn bị lỗ

Năm 1: Chênh lệch lãi suất thu được từ 200 triệu cho vay là:

% 5 , 4 200

9 200

100

% 6

% 11 100

% 6

% 10

Chênh lệch lãi suất = 11% - 5% = 6%

Bình quân mỗi năm NH thu được chênh lệch:

2

% 6

% 5 , 4

Giả sử lãi suất trên thị trường liên NH tăng thêm 4%, chênh lệch lãi suấtnăm thứ hai là: 11% - 10% = 1%

Trang 12

Bình quân mỗi năm NH thu được chênh lệch là:

2

% 1

% 5 , 4

Tại sao NH lại dùng nguồn có kỳ hạn ngắn để cho vay với kỳ hạn hơn?Một lý do là NH kỳ vọng sẽ thu được chênh lệch lãi suất cao hơn Nếu NH chovay với kỳ hạn như huy động, chênh lệch lãi suất thu được là: 10% - 6% = 4%

Khi thay đổi kỳ hạn NH thấy rằng chênh lệch lãi suất năm 1 chắc chắn sẽcao hơn, đạt 4,5% Tuy nhiên chênh lệch lãi suất năm 2 lại chưa chắc chắn, tuỳthuộc vào mức độ và xu hướng thay đổi của lãi suất thị trường

NH sẽ thay đổi kỳ hạn nếu nhà quản lý dự đoán rằng lãi suất trên thịtrường liên NH sẽ giảm, hoặc tăng song mức tăng sẽ không vượt quá tỷ lệ làmcho chênh lệch lãi suất bình quân 2 năm nhỏ hơn 4%

Chênh lệch lãi suất năm 2 an toàn cho NH:

4 %  2  4 , 5 % 3 , 5 %

Lãi suất thị trường liên NH an toàn:

% 5 , 7

% 5 , 3

%

Nếu lãi suất trên thị trường liên NH năm thứ 2 tăng tới 7,5% thì chênhlệch lãi suất năm 2 chỉ còn 3,5%, giảm 1% so với năm 1 Kết cục chung, chênhlệch lãi suất bình quân 2 năm đạt 4% Nếu lãi suất tăng quá dự tính (quá 7,5%)

Trang 13

vay tăng hoặc giảm, chênh lệch lãi suất sẽ tăng hoặc giảm theo.

Kết luận

Ở cả hai trường hợp trên đều có sự không phù hợp về kỳ hạn của tài sản vànguồn vốn trong điều kiện các hợp đồng huy động và tài trợ với lãi suất cố định.Tình trạng này được kết hợp với thay đổi lãi suất ngoài dự kiến trên thị trườnglàm nảy sinh tổn thất cho NH

1.2.3 Các chỉ tiêu phản ánh rủi ro lãi suất

1.2.3.1 Khe hở lãi suất

Khe hở lãi suất đo sự không phù hợp về kỳ hạn giữa nguồn và tài sản.Việc xác định trạng thái khe hở nhạy cảm lãi suất một cách thường xuyên sẽgiúp các NH nhận biết rủi ro lãi suất tiềm ẩn trong hoạt động kinh doanh củamình

Khe hở lãi suất = Tài sản nhạy cảm lãi suất - Nguồn nhạy cảm lãi suất.Các tài sản và nguồn nhạy cảm lãi suất thường là các loại mà số dư nhanhchóng chuyển sang lãi suất mới khi lãi suất thay đổi, như các khoản tiền gửingắn hạn, các khoản cho vay và đi vay trên thị trường liên NH, chứng khoánngắn hạn của Chính phủ, các khoản cho vay ngắn hạn Các loại tài sản và nguồntrung và dài hạn với lãi suất cố định thuộc loại ít nhạy cảm với lãi suất Có nhiềunhân tố ảnh hưởng tới quy mô của nguồn và tài sản nhạy cảm:

- Nhu cầu về kỳ hạn của người sử dụng;

- Khả năng về kỳ hạn của người gửi và người cho vay;

- Chuyển hoán kỳ hạn của nguồn

Sự khác biệt của nguồn và tài sản là tất yếu Vì vậy NH khó và không cầnthiết duy trì sự phù hợp tuyệt đối về kỳ hạn giữa các nguồn và các loại tài sảnkhác nhau trong mọi thời kỳ Trước hết, kỳ hạn trên thường là do khách hàng đi

Trang 14

vay và gửi tiền quyết định Thứ hai, sự thay đổi của các loại lãi suất rất khácnhau và mức độ nhạy cảm của nguồn và tài sản đối với lãi suất cũng khác nhau.Thứ ba, sự khác biệt về nguồn và tài sản nhạy cảm có thể tạo thu nhập cao hơncho NH Khi duy trì khe hở nhạy cảm khác 0, nếu lãi suất thay đổi theo hướngphù hợp thì thu nhập của NH sẽ tăng Giả sử lãi suất thay đổi với mức độ nào đókhông có lợi cho NH, mức độ giảm thu nhập từ lãi của NH sẽ tỷ lệ thuận với quy

mô khe hở lãi suất

Trong trường hợp NH đang duy trì khe hở lãi suất dương (Tài sản nhạycảm lớn hơn nguồn nhạy cảm):

- Nếu lãi suất trên thị trường tăng, chênh lệch lãi suất tăng;

- Nếu lãi suất trên thị trường giảm, chênh lệch lãi suất giảm

Trong trường hợp NH đang duy trì khe hở lãi suất âm (Tài sản nhạy cảmnhỏ hơn nguồn nhạy cảm):

- Nếu lãi suất trên thị trường tăng, chênh lệch lãi suất giảm;

- Nếu lãi suất trên thị trường giảm, chênh lệch lãi suất tăng

Ví dụ: NH A đang có trạng thái nhạy cảm với lãi suất như sau:

Tài sản Số dư Lãi suất Nguồn vốn Số dư Lãi suất Tài sản nhạy cảm 80 5% Nguồn nhạy cảm 120 4% Tài sản kém nhạy cảm 120 7% Nguồn kém nhạy cảm 80 6%

Chênh lệch lãi suất của NH trong kỳ:

200

100

% 6 80

% 4 120

% 7 120

% 5 80

% 5 120

% 7 120

% 6 80

Khe hở nhạy cảm = 80 – 120 = - 40

Trang 15

Vậy từ khe hở nhạy cảm ta có thể dự đoán tổn thất khi lãi suất thay đổi:Thu nhập từ lãi giảm = Khe hở nhạy cảm × Mức gia tăng = - 40 × 1% = - 0,4

Chênh lệch lãi suất giảm =

200

100 4 , 0

1.2.3.2 Thu nhập ròng từ lãi và tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM)

Thu nhập ròng từ lãi = Tổng thu từ lãi - Tổng chi phí trả lãi

Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên = Thu nhập ròng từ lãi / Tổng tài sản sinh lờiViệc so sánh hai chỉ tiêu này qua từng thời kỳ sẽ giúp các nhà quản lý NHbiết được rủi ro lãi suất đã ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh hay chưa và tácđộng của nó đến thu nhập của NH như thế nào

Thu nhập ròng từ lãi và tỷ lệ thu nhập lãi cận biên của NH chịu sự tácđộng bởi nhiều yếu tố như:

- Những thay đổi trong lãi suất

- Những thay đổi trong mức chênh lệch giữa lãi thu về từ tài sản và chiphí trả lãi cho vốn huy động (thường được phản ánh trong sự thay đổi hình dạngcủa đường cong thu nhập giữa lãi suất ngắn hạn và lãi suất dài hạn, vì phần lớnnguồn vốn của NH có kỳ hạn ngắn trong khi tài sản của NH thường có kỳ hạndài hơn)

- Những thay đổi về giá trị tài sản nhạy cảm lãi suất mà NH nắm giữ khi

mở rộng hoặc thu hẹp quy mô hoạt động của mình

- Những thay đổi về giá trị nguồn vốn phải trả lãi mà NH sử dụng để tàitrợ cho danh mục tài sản sinh lời khi mở rộng hoặc thu hẹp hoạt động

Khe hở nhạy cảm × Mức gia tăng lãi suất

Tổng tài sản sinh lời

Trang 16

- Những thay đổi về cấu trúc của tài sản và nợ mà NH thực hiện khi tiếnhành chuyển đổi tài sản, nợ giữa lãi suất cố định và lãi suất thả nổi, giữa kỳ hạnngắn và kỳ hạn dài, giữa tài sản mang mức thu nhập thấp hơn với tài sản manglại mức thu nhập cao (ví dụ như NH tiến hành chuyển tiền mặt thành các khoảncho vay, hay chuyển các khoản cho vay tiêu dùng, cho vay bất động sản có mứclãi suất cao thành các khoản cho vay thương mại với lãi suất thấp,…).

1.2.4 Các mô hình lượng hóa rủi ro lãi suất

Hiện nay, trên thế giới có hai mô hình lượng hóa rủi ro lãi suất đang đượccác NH hiện đại áp dụng, đó là:

- Mô hình định giá lại (The repricing model)

- Mô hình thời lượng (The duration model)

1.2.4.1 Mô hình định giá lại

Nội dung của mô hình định giá lại là việc phân tích các luồng tiền dựa trênnguyên tắc giá trị ghi sổ nhằm xác định chênh lệch giữa lãi suất thu được từ tàisản có và lãi suất thanh toán cho vốn huy động sau một thời gian nhất định Theo

đó, để lượng hóa rủi ro lãi suất, các NH tính số chênh lệch giữa tài sản có và tàisản nợ đối với từng kỳ hạn và đặt chúng trong mối quan hệ với độ nhạy cảm lãisuất của thị trường Độ nhạy cảm lãi suất trong trường hợp này chính là khoảngthời gian mà tài sản có và tài sản nợ được định giá lại (theo mức lãi suất mới củathị trường)

Mô hình lượng hóa rủi ro lãi suất bằng cách tính mức độ giảm thu ròng khilãi suất thay đổi ngoài dự kiến:

∆NIIi = GAPi × ∆Ri = (RSAi – RSLi) × ∆Ri

Trong đó:

 ∆NIIi : Sự thay đổi thu nhập ròng từ lãi suất của nhóm i

Trang 17

 GAPi : Chênh lệch giá trị ghi sổ giữa tài sản có và tài sản nợ củanhóm i.

 ∆Ri : Mức thay đổi lãi suất của nhóm i

 RSAi : Số dư ghi sổ của tài sản có thuộc nhóm i

 RSLi : Số dư ghi sổ của tài sản nợ thuộc nhóm i

Ưu điểm của mô hình định giá lại là tương đối đơn giản và trực quan, giúpcung cấp thông tin về cơ cấu tài sản có và tài sản nợ sẽ được định giá lại và dễdàng xác định được sự thay đổi của thu nhập ròng về lãi suất mỗi khi lãi suấtthay đổi Tuy nhiên do chỉ đề cập đến giá trị ghi sổ mà không đề cập đến giá trịthị trường của tài sản nên mô hình này chỉ phản ánh được một phần rủi ro lãisuất đối với NH mà thôi

1.2.4.2 Mô hình thời lượng

Mô hình thời lượng lượng hóa rủi ro lãi suất dựa trên yếu tố thời lượngcủa tất cả các luồng tiền cũng như kỳ hạn đến hạn của tài sản nợ và tài sản có

Thời lượng của một tài sản là thước đo thời gian tồn tại luồng tiền của tàisản này, được tính trên cơ sở các giá trị hiện tại của nó

CF t D

1

1

) 1 (

) 1 (

Trong đó:

 D : Thời lượng của tài sản

 CFt : Luồng tiền nhận được tại thời điểm t

 y : Mức lãi suất thị trường hiện hành

 t : Thời điểm xảy ra luồng tiền (t = 1, 2, 3,…,n)

Trang 18

Mô hình thời lượng lượng hóa rủi ro lãi suất bằng cách xác định mức thayđổi vốn tự có của NH khi lãi suất thị trường thay đổi:

) 1

*

* ( 1

*

*

r

r L D r

r A D L A

* (

Trong đó:

 ∆E : Mức thay đổi vốn tự có của NH

 ∆A : Mức thay đổi tài sản có của NH

 ∆L : Mức thay đổi tài sản nợ của NH

 DA : Thời lượng của toàn bộ tài sản có, DA = wAi * DAi

 DL : Thời lượng của toàn bộ tài sản nợ, DL = wLi * DLi

 ∆r : Mức thay đổi lãi suất

Như vậy, sự thay đổi lãi suất ngoài dự kiến tác động đến mức vốn tự cócủa NH phụ thuộc vào ba yếu tố sau:

- Chênh lệch thời lượng giữa tài sản có và tài sản nợ đã được điều chỉnhbởi tỷ lệ đòn bẩy k = L/A: Chênh lệch này càng lớn thì rủi ro lãi suất đối với NHcàng cao

- Quy mô của NH, tức là tổng tài sản có A: Quy mô tài sản của NH cànglớn thì tiềm ẩn rủi ro lãi suất đối với NH này càng cao

- Mức thay đổi lãi suất ∆r: Mức thay đổi lãi suất càng cao thì tiềm ẩn rủi

ro lãi suất đối với NH càng cao

Trong ba yếu tố trên thì ảnh hưởng của yếu tố lãi suất thường mang tínhchất ngoại sinh đối với NH bởi vì sự thay đổi lãi suất thường là từ sự thay đổichính sách tiền tệ của NHNN Còn đối với mức độ chênh lệch thời lượng và quy

mô tài sản thì được đặt dưới sự kiểm soát của NH

Trang 19

Có thể nói, so với mô hình định giá lại thì mô hình thời lượng tỏ ra hoànhảo hơn nhiều trong việc đo mức độ nhạy cảm của tài sản có và tài sản nợ đốivới lãi suất Mô hình này không chỉ được ứng dụng để phòng ngừa rủi ro lãi suấtcho một công cụ tài chính đơn lẻ mà còn được dùng để đánh giá rủi ro lãi suấtmột cách tổng thể Tuy nhiên, việc ứng dụng mô hình này vào thực tế còn rất hạnchế.

1.3 Hoạt động quản lý rủi ro lãi suất của ngân hàng thương mại

1.3.1 Mục tiêu của quản lý rủi ro lãi suất

Các NH tiến hành hoạt động quản lý rủi ro lãi suất thường nhằm đạt được

ba mục tiêu cơ bản sau:

1 Bảo vệ giá trị chứng khoán và các khoản tín dụng mang lãi suất cố địnhnhằm tránh tổn thất do lãi suất thị trường tăng;

2 Hạn chế chi phí vay vốn của NH;

3 Ổn định thu nhập dự kiến

Hay nói một cách tổng quát hơn, mục tiêu của hoạt động quản lý rủi ro lãisuất là hạn chế tới mức tối đa mọi ảnh hưởng xấu của sự biến động lãi suất đếnthu nhập của NH Dù lãi suất thay đổi như thế nào, các NH luôn mong muốn đạtđược thu nhập dự kiến ở mức tương đối ổn định

1.3.2 Các biện pháp quản lý rủi ro lãi suất

Lãi suất là một yếu tố quan trọng bậc nhất đối với hoạt động NH nhưngcác NH không thể kiểm soát mức độ và xu hướng biến động của lãi suất Nóđược xác định trên cơ sở thị trường thông qua tác động qua lại giữa lực lượngcung và cầu tín dụng

NH đóng vai trò là những nhà cung cấp tín dụng, tuy nhiên mỗi NH chỉ làmột nhà cung cấp trên thị trường vốn quốc tế cùng với hàng nghìn nhà cung cấp

Trang 20

khác nhau Tương tự như vậy, khi huy động tiền gửi hoặc phát hành giấy nợ đểtài trợ vốn cho đầu tư, NH tạo ra cầu về tín dụng trên thị trường Tuy nhiên, một

NH dù quy mô lớn đến đâu cũng chỉ là một tổ chức có nhu cầu về tín dụng trênthị trường có hàng nghìn người đi vay Vì vậy dù đứng bên phía cung hay phíacầu của thị trường, NH cũng không thể tự xác định mức lãi suất hoặc dự đoánchắc chắn về xu hướng vận động của lãi suất Thay vào đó, NH chỉ có thể phảnứng và điều chỉnh hoạt động của mình theo sự biến động lãi suất, tìm ra nhữngbiện pháp quản lý rủi ro lãi suất nhằm đạt được mục tiêu mong muốn một cáchhiệu quả nhất

1.3.2.1 Duy trì sự phù hợp về kỳ hạn của nguồn và tài sản

Để tránh rủi ro lãi suất có thể loại trừ yếu tố chủ yếu gây ra rủi ro lãi suất

đó là duy trì khe hở lãi suất càng thấp càng tốt (khe hở lãi suất gần bằng 0) Nộidung chủ yếu của biện pháp này là tìm kiếm các nguồn có kỳ hạn phù hợp với kỳhạn của tài sản Đối với nhiều NH nhỏ, các khoản cho vay thường là ngắn hạn.Tìm kiếm các nguồn ngắn hạn bao giờ cũng thuận tiện hơn nguồn trung và dàihạn Do đó, đối với loại NH này, sắp xếp các nguồn phù hợp với tài sản để hạnchế rủi ro là tương đối đơn giản Tuy nhiên, phương pháp này nhiều khi rất khóthực hiện tại các NH lớn, do nhu cầu cho vay và đầu tư trung và dài hạn thườnglớn hơn nhiều các nguồn tương ứng Hơn nữa, phương pháp này còn loại trừluôn cả việc gia tăng các khoản thu khi lãi suất thay đổi phù hợp với dự đoán củanhà quản lý

1.3.2.2 Sử dụng hợp đồng tương lai, hợp đồng quyền chọn, hợp đồng hoán đổi lãi suất

1.3.2.2.1 Hợp đồng tương lai

Hợp đồng tương lai thực chất là một thoả thuận mua hay bán một số lượngchứng khoán (hay những công cụ tài chính) cụ thể tại một thời điểm ấn định

Trang 21

Fo (Bán)

Vùng lợi nhuận nếu giá trị thị trường của các hợp đồng tương lai giảm

0 0

trong tương lai theo mức giá được xác định trước Mục đích của việc mua bánhợp đồng tương lai là để dịch chuyển rủi ro lãi suất từ nhà đầu tư không ưa thíchrủi ro, chẳng hạn các NHTM sang nhà đầu cơ - những người sẵn sàng chấp nhận

và hy vọng kiếm được lợi nhuận từ chính những rủi ro này Các NH ngày nay sửdụng nhiều hợp đồng tương lai trong nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán và quản

lý danh mục đầu tư Ngoài ra hợp đồng tương lai cũng có thể được sử dụng đểbảo toàn lợi nhuận và chi phí của các khoản tín dụng, tiền gửi, tiền vay trên thịtrường tiền tệ

Trong phần lớn các trường hợp, chiến lược phòng chống rủi ro hợp lýbằng cách sử dụng hợp đồng tài chính tương lai được thể hiện như sau:

Không để cho chi phí vay vốn tăng Sử dụng nghiệp vụ phòng chống thế đoản:

và giá trị tài sản giảm do lãi suất tăng bán hợp đồng tương lai và sau đó mua lại

theo giá thị trường 1 hợp đồng tương tự Hạn chế sự sụt giảm thu nhập dự tính Sử dụng nghiệp vụ phòng chống thế trường:

từ các khoản tín dụng và từ hoạt động Mua hợp đồng tương lai và sau đó bán theo kinh doanh chứng khoán do LS giảm giá thị trường một hợp đồng tương tự

Biểu đồ 1.1 : Biểu đồ giao dịch cho các hợp đồng tương lai

Fn (Mua)

Trang 22

Tổn thất Tổn thất

Khi một NH có khe hở nhạy cảm lãi suất dương, nó có thể tiến hành ngănchặn tổn thất nếu lãi suất giảm bằng cách “lấp đầy khe hở” thông qua nghiệp vụphòng chống thế trường với giá trị hợp đồng bằng chính khe hở Ngược lại, một

NH có khe hở nhạy cảm lãi suất âm có thể tránh được tổn thất bằng cách lấp đầykhe hở thông qua nghiệp vụ phòng chống thế đoản

1.3.2.2.2 Hợp đồng quyền chọn

Hợp đồng quyền chọn là hợp đồng cho phép người nắm giữ chứng khoán:(1) bán chứng khoán cho một nhà đầu tư khác tại một mức giá định trước vàongày đáo hạn của hợp đồng (hợp đồng quyền bán), (2) hoặc mua chứng khoán từmột nhà đầu tư khác tại mức giá định sẵn vào ngày đáo hạn hợp đồng (hợp đồngquyền mua) Phí mà người mua phải trả cho đặc quyền có thể bán hay muachứng khoán được gọi là quyền phí

Khác với hợp đồng tương lai, hợp đồng quyền chọn không bắt buộc cácbên phải giao chứng khoán Hợp đồng chỉ quy định về quyền giao hay nhận màkhông bắt buộc việc thực hiện quyền Người mua quyền có thể (1) thực hiệnquyền, (2) bán quyền cho một người mua khác hay (3) đơn giản là không thựchiện quyền

Hợp đồng quyền chọn trong lĩnh vực hoạt động NH có hai chức năng cơbản sau:

- Chống lại sự sụt giảm giá trị của danh mục đầu tư trái phiếu khi lãi suấttăng thông qua hợp đồng quyền bán Tuy nhiên, người mua quyền bán khôngnhất thiết phải thực hiện quyền của mình Do vậy, NH vẫn sẽ có lợi nếu lãi suấtgiảm vì lúc đó giá trị thị trường của trái phiếu tăng lên

- Chống lại tổn thất lợi nhuận gây ra bởi khe hở nhạy cảm lãi suất Ví dụ,

Trang 23

Vùng lợi nhuận nếu giá chứng khoán tăng

- Quyền phí

0

Vùng lợi nhuận nếu giá chứng khoán giảm

- Quyền phí

0

NH có thể sử dụng hợp đồng quyền bán để bù đắp tổn thất bởi khe hở âm khi lãisuất tăng và sử dụng hợp đồng quyền mua để bù đắp tổn thất từ khe hở dươngkhi lãi suất giảm

Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp NH có thể tạo được lợi nhuận hay ítnhất là có thể bảo vệ vị thế hiện thời nhờ vào việc sử dụng hợp đồng quyền chọn.Chẳng hạn, nếu NH dự tính lãi suất tăng làm tổn thất lợi nhuận, NH có thể sẽmua hợp đồng quyền mua chứng khoán ở mức giá S Lãi suất giảm, giá củachứng khoán sẽ tăng hướng về Ft, tạo cơ hội cho NH thu lợi nhuận bằng Ft-S(trừ đi quyền phí và các khoản thuế) Ngược lại, nếu NH dự tính lãi suất tăng,các nhà quản lý có thể sẽ mua quyền bán chứng khoán Lãi suất tăng làm giảmgiá trị thị trường của các chứng khoán xuống dưới mức Fn, ở dưới mức giá thoảthuận S NH sẽ mua các chứng khoán với giá Fn và bán cho người phát hànhquyền với giá S, thu được lợi nhuận S-Fn (trừ đi quyền phí và các khoản thuế)

Biểu đồ 1.2 : Biểu đồ về giao dịch NH mua quyền

NH mua quyền mua (quyền mua NH mua quyền bán (quyền bán chứng

chứng khoán ở mức giá S vì dự khoán ở mức giá S vì dự tính lãi suấttính lãi suất giảm) giảm)

Trang 24

hạn, giả sử một NH bán quyền mua cho một NH khác ở mức giá thoả thuận S.Nếu lãi suất tăng, giá thị trường của các công cụ tài chính trong hợp đồng quyền

sẽ giảm xuống mức Fn và hợp đồng không còn giá trị đối với người mua Cácđối tác sẽ không thực hiện hợp đồng, đồng thời NH nhận được quyền phí để bùđắp những tổn thất khác do lãi suất thị trường tăng Ngược lại, một NH lo ngại

về những tổn thất khi lãi suất giảm có thể tìm một đối tác muốn mua quyền bán ởmức giá S Nếu lãi suất trên thị trường giảm, giá trị thị trường của chứng khoántrong hợp đồng tăng lên, do vậy quyền bán không còn giá trị đối với người mua.Kết quả là NH thu được quyền phí giúp bù đắp những tổn thất khác do lãi suấtgiảm

Biểu đồ 1.3 : Biểu đồ giao dịch NH bán quyền

NH bán quyền mua (cho phép người NH bán quyền bán (cho phép người

mua quyền mua chứng khoán của mua quyền bán chứng khoán cho

NH ở mức giá S vì NH dự tính lãi NH ở mức giá S vì dự tính lãi suấtsuất tăng) giảm)

Mặc dù có thể mua và bán quyền nhưng thông thường NH đóng vai tròngười mua vì việc bán quyền luôn gắn với rủi ro rất lớn Người bán quyền chỉnhận được quyền phí nhưng sẽ phải đối mặt với rủi ro lãi suất biến động ngoài

dự kiến

Trang 25

Trả lãi cho các khoản tín dụng ngắn hạn gắn với lãi suất NH cơ bản hay lãi suất LIBOR Trả lãi suất cố định dài hạn

1.3.2.2.3 Hợp đồng hoán đổi lãi suất

Hoán đổi lãi suất là một cách thức nhằm thay đổi trạng thái rủi ro lãi suấtcủa một NH Hoạt động này giúp làm giảm chi phí vay vốn Các bên tham giahợp đồng có thể chuyển lãi suất cố định thành lãi suất thả nổi hay lãi suất thả nổithành lãi suất cố định và làm cho kỳ hạn của các tài sản và nợ phù hợp hơn

Sơ đồ 1.4 : Mô hình hợp đồng hoán đổi lãi suất

NH có phân hạng NH có phân hạng

tín dụng thấp tín dụng cao

Ở đây không bên nào cho bên kia vay tiền Giá trị gốc của khoản tín dụngkhông được trao đổi Mỗi bên trong hợp đồng vẫn phải hoàn trả toàn bộ cáckhoản nợ của mình Trên thực tế, các bên chỉ tiến hành chuyển phần chênh lệchthanh toán lãi, phụ thuộc vào chênh lệch giữa lãi suất ngắn hạn và dài hạn Hợpđồng trao đổi sẽ không được phản ánh trên bảng cân đối kế toán của các bên mặc

NHTM, NH đầu tư hay các định chế tài chính khác với

tư cách là tổ chức môi giới tiến hành dàn xếp, bảo đảm cho hợp đồng và hưởng phí

Muốn có chi phí vay vốn thấp, có thể vay dài hạn với lãi suất thấp nhưng lại muốn các khoản tín dụng ngắn hạn có lãi suất linh hoạt thay vì tín dụng dài hạn lãi suất

cố định do đang nắm giữ nhiều tài sản ngắn hạn hay không muốn có những biến động trong dài hạn.

hạn dài hơn do đang

nắm giữ nhiều tài

Trang 26

dù nó có thể làm giảm rủi ro lãi suất liên quan đến các khoản mục tài sản và nợtrên bảng cân đôi kế toán.

Khoản tiết kiệmlãi tiềm năng

Hai bên có thể ký hợp đồng trao đổi lãi suất như sau:

- NH A đồng ý thanh toán chi phí lãi theo mức lãi suất 9% cho NH B, do

đó tiết kiệm được chi phí lãi vay dài hạn là 2,5% Chi phí lãi thuần mà NH A tiếtkiệm được:

2,5% - (1,75% + 0,25%) = 0,5%

- NH B đồng ý thanh toán chi phí lãi theo mức lãi suất bằng lãi suất cơ

sở trừ đi 0,25% cho NH A, do đó tiết kiệm được chi phí lãi vay ngắn hạn là0,25%

Như vậy, cả hai bên đều có lợi vì các dòng tiền vào và ra đã phù hợp hơnvới danh mục tài sản và nợ

Hoán đổi lãi suất là kỹ thuật tương đối phức tạp, đòi hỏi NH phải nghiêncứu kỹ lưỡng xu hướng và mức độ thay đổi có thể của lãi suất Trong nhiềutrường hợp, hai NH trao đổi phải nhờ NH trung gian sắp xếp Chi phí hoán đổicao hay thấp phụ thuộc vào dự tính của mỗi bên và làm tăng chi phí của NH.Nếu dự đoán của NH sai, trao đổi lãi suất có thể gây ra tổn thất cho NH

Trang 27

1.3.2.3 Sử dụng lãi suất trần, sàn và khoảng trần - sàn lãi suất

Đây là biện pháp phòng chống rủi ro lãi suất quen thuộc nhất, được các

NH và khách hàng sử dụng rộng rãi

1.3.2.3.1 Trần lãi suất

Lãi suất trần được sử dụng để chống lại những tổn thất do lãi suất thịtrường tăng Người vay được đảm bảo rằng tổ chức đi vay không tăng lãi suấtcủa khoản tín dụng vượt quá lãi suất trần hoặc người vay có thể mua hợp đồngtrần lãi suất từ bên thứ ba - bên cam kết thanh toán cho bất kì khoản lãi nào vượtqua mức trần

Ví dụ: NH A mua hợp đồng trần lãi suất là 10%/năm cho khoản tín dụng

là 100 triệu USD mà nó vay được trên thị trường đô la Châu Âu Hợp đồng trần

lãi suất này đảm bảo cho NH chi phí vay không vượt quá 10%/năm Nếu NH bán

hợp đồng trần lãi suất cho khách hàng vay vốn, nó sẽ phải đối mặt với rủi ro lãisuất thay cho khách hàng nhưng đổi lại NH sẽ thu được một khoản phí (trần phí),trong việc chấp nhận rủi ro Giả sử lãi suất thị trường tăng lên 11%/năm Lúc đó

tổ chức tài chính bán hợp đồng sẽ phải thanh toán cho NH A 1%/ năm chi phílãi tăng lên NH A nhận được số tiền là:

[Lãi suất thị trường - Trần lãi suất]× Số tiền vay = [ 11% - 10% ] × 100 = 1 triệu

Như vậy chi phí vay vốn thực tế của NH có thể dao động nhưng khôngvượt quá 10%/ năm NH mua hợp đồng trần lãi suất để phòng ngừa những tổnthất có thể xảy ra, ví dụ như khi tài trợ tài sản lãi suất cố định bằng các khoản nợlãi suất thả nổi, khi có trạng thái khe hở kỳ hạn dương hay nắm giữ một danhmục chứng khoán lớn mà giá trị sẽ giảm nếu lãi suất tăng

Trang 28

1.3.2.3.2 Sàn lãi suất

NH có thể phải chịu tổn thất về thu nhập trong thời kỳ lãi suất giảm, đặcbiệt khi lãi suất của các khoản tín dụng sụt giảm NH có thể thiết lập một sàn lãisuất cho các khoản tín dụng và vì thế sẽ không có vấn đề gì lớn xảy ra cho dù lãisuất xuống dưới mức tối thiểu

Ví dụ: NH A cấp một khoản tín dụng trị giá 100 triệu USD, lãi suất thả

nổi, thời hạn 1 năm cho một công ty với điều khoản về sàn lãi suất là 8% Nếulãi suất thị trường của khoản cho vay giảm xuống 7%, công ty không chỉ phải trả7% lãi suất (hay 100 triệu USD × 0,07 = 7 tr.USD chi phí trả lãi) mà còn phải trảthêm một khoản chênh lệch lãi được xác định như sau:

[Lãi suất sàn – Lãi suất hiện thời của khoản tín dụng]×Số tiền vay =

= [8% - 7%]×100 triệu = 1 tr.USDNhư vậy, NH được bảo đảm một tỷ lệ lãi suất tối thiểu trên khoản tín dụng

là 8% NH sử dụng sàn lãi suất chủ yếu khi các khoản nợ có kỳ hạn dài hơn tàisản hay khi các khoản nợ lãi suất cố định được đầu tư vào tài sản lãi suất thả nổi

Hoặc NH có thể bán hợp đồng sàn lãi suất cho các khách hàng - nhữngngười nắm giữ các chứng khoán nhưng lo sợ thu nhập từ các chứng khoán giảmxuống quá thấp

Ví dụ: Một khách hàng của NH nắm giữ 1CD kỳ hạn 60 ngày với lãi suất

7,75% nhưng có dự định bán CD trong một vài ngày tới Giả sử khách hàngkhông muốn lãi suất giảm xuống dưới mức 7,25%, trong trường hợp này NH cóthể bán cho khách hàng một hợp đồng sàn lãi suất 7,25% Theo hợp đồng này,

NH cam kết sẽ thanh toán cho khách hàng phần chênh lệch giữa sàn lãi suất vàlãi suất CD thực tế nếu lãi suất giảm xuống dưới mức sàn vào ngày mãn hạn củaCD

Trang 29

1.3.2.3.3 Khoảng trần – sàn lãi suất

NH và các khách hàng vay vốn thường sử dụng hợp đồng sử dụng hợpđồng có sự phối hợp khoảng lãi suất Nhiều NH bán hợp đồng khoảng lãi suấtcho những khách hàng vay vốn như một dịch vụ cơ bản để thu phí

Ví dụ: Một khách hàng vừa nhận được khoản tín dụng 10 triệu USD có thể

ký một hợp đồng khoảng lãi suất quy định mức lãi suất nằm trong khoảng [8%,12%] Trong trường hợp này nếu lãi suất thị trường vượt quá 12%, NH sẽ thanhtoán cho khoản chi phí lãi tăng thêm Ngược lại, nếu lãi suất thị trường giảmxuống dưới 8% thì khách hàng sẽ phải trả cho NH lãi suất tối thiểu 8% Thựcchất, người mua hợp đồng khoảng lãi suất phải trả trần phí đồng thời nhận đượcsàn phí Khoản phí ròng (chênh lệch giữa trần phí và sàn phí) có thể là dươnghay âm, phụ thuộc vào sự biến động của lãi suất thị trường

Thông thường, các hợp đồng trần, sàn và khoảng lãi suất có kỳ hạn trongphạm vi từ một vài tuần cho đến 10 năm Phần lớn các hợp đồng này được dựatrên lãi suất của các chứng khoán chính phủ, giấy nợ ngắn hạn, các khoản tíndụng lãi suất cơ bản hay lãi suất tiền gửi đô la Châu Âu (LIBOR) Bản thân NHcũng thường sử dụng hợp đồng khoảng lãi suất để bảo vệ thu nhập của mình khilãi suất dao động thất thường hay khi NH không thể dự tính được chính xác biếnđộng của lãi suất thị trường

Hợp đồng trần, sàn và khoảng lãi suất là những dạng đặc biệt của hợpđồng quyền chọn phòng chống rủi ro lãi suất cho các khoản nợ và tài sản do NH

và khách hàng nắm giữ Việc bán cho khách hàng hợp đồng trần, sàn và khoảnglãi suất đã tạo ra khoản thu nhập đáng kể từ phí cho NH trong nhữmg năm gầnđây, nhưng loại hợp đồng này cũng chứa đựng cả rủi ro tín dụng (khi bên nhậntrách nhiệm hoàn trả mất khả năng thanh toán) và rủi ro lãi suất Chính vì vậy,nhà quản lý NH phải hết sức cẩn trọng khi quyết định cung cấp hay sử dụngcông cụ phòng chống rủi ro lãi suất này

Trang 30

CHƯƠNG II THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO LÃI SUẤT

TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM

2.1 Giới thiệu chung về Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam

2.1.1 Lịch sử hình thành

Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam được thành lập ngày 26/4/1957theo quyết định số 177/TTg của Thủ tướng Chính phủ với tên gọi đầu tiên làNgân hàng Kiến thiết Việt Nam (trực thuộc Bộ Tài chính) và là một trong haingân hàng ra đời sớm nhất trong hệ thống ngân hàng Việt Nam

Ngày 24/6/1981, Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam được đổi tên thành Ngânhàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Namtheo quyết định số 259/CP của Hội đồng Chính phủ Nhiệm vụ chủ yếu củaNgân hàng Đầu tư và Xây dựng là cấp phát, cho vay và quản lý vốn đầu tư xâydựng cơ bản trên tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế thuộc kế hoạch Nhà nước

Ngày 14/11/1990, Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam chính thứcđổi tên thành Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam theo quyết định số 401/

CT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng với một nhiệm vụ mới: tiếp tục nhận vốnngân sách để cho vay các dự án thuộc chỉ tiêu kế hoạch nhà nước; huy động cácnguồn vốn trung dài hạn để cho vay đầu tư phát triển; kinh doanh tiền tệ, tíndụng và dịch vụ ngân hàng chủ yếu trong lĩnh vực xây lắp phục vụ đầu tư pháttriển

Từ 1/1/1995 đến nay, BIDV đã có sự thay đổi cơ bản: Được phép kinhdoanh đa năng tổng hợp như một ngân hàng thương mại, phục vụ chủ yếu chođầu tư phát triển của đất nước Đây được ghi nhận là thời kỳ “chuyển mình, đổi

Trang 31

mới, lớn lên cùng đất nước”; chuẩn bị nền móng vững chắc và tạo đà cho sự “cấtcánh” của BIDV.

Với hơn 50 năm xây dựng và trưởng thành, Ngân hàng Đầu tư và Pháttriển Việt Nam đã đạt đựoc những thành tựu quan trọng, góp phần đắc lực cùngtoàn ngành Ngân hàng thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia và phát triển kinh tế

xã hội của đất nước

2.1.2 Thuận lợi và khó khăn

- BIDV có mạng lưới rộng khắp trên toàn quốc với 108 chi nhánh cấp Itính đến cuối năm 2008, xếp thứ hai trong toàn ngành Đồng thời, hệ thống côngnghệ thông tin của BIDV đã được hiện đại hoá tại tất cả các chi nhánh, tạo điềukiện triển khai đồng bộ, hiệu quả các sản phẩm dịch vụ mới trên phạm vi toànquốc Mạng lưới chi nhánh rộng không chỉ làm tăng vị thế của BIDV đối với cácNHTM trong nước mà còn là lợi thế khi cạnh tranh đối với các ngân hàng nướcngoài

- BIDV là ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam tham gia tổ chức định hạngtoàn cầu, qua đó khẳng định cam kết minh bạch hoá tài chính và áp dụng cácchuẩn mực quốc tế Hiện nay, năng lực tài chính độc lập của BIDV đã được xếphạng E+ với triển vọng ổn định, là mức xếp hạng kịch trần quốc gia

- BIDV là ngân hàng có uy tín nổi bật trong lĩnh vực đầu tư dự án, cho

Trang 32

vay xây dựng cơ bản và cho vay trung dài hạn.

- Dịch vụ ngày càng trở thành lĩnh vực kinh doanh thế mạnh của BIDV.Thu dịch vụ có nhiều chuyển biến tích cực, thu dịch vụ ròng năm 2008 đạt 1953

tỷ, tăng 2,19 lần so với năm 2007 BIDV không ngừng đa dạng hoá các sảnphẩm dịch vụ và chuyên nghiệp hoá trong công tác nghiên cứu, thử nghiệm vàtriển khai đại trà các sản phẩm, gắn công tác phát triển dịch vụ với việc pháttriển thương hiệu và hình ảnh của BIDV, tạo ra những sản phẩm dịch vụ mangtính riêng có và chuyên biệt, được khách hàng ghi nhận, đánh giá cao Ví dụ nhưBIDV và Techcombank là hai ngân hàng đầu tiên được NHNN cho triển khaidịch vụ cà phê tương lai, tạo tiền đề phát triển các dịch vụ: giao dịch phái sinh,bảo hiểm rủi ro giá đối với các hàng hoá khác như xăng, dầu thô,…

- BIDV có cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin hiện đại, tiên tiến Vừa quaBIDV đã ký thoả thuận sở hữu vĩnh viễn toàn bộ 6000 giấy phép Office Standard

2007 và bất cứ phiên bản mới nào mà Microsoft đưa ra thị trường trong 3 nămtới Với thoả thuận này, BIDV trở thành NHTM đầu tư mạnh nhất vào phầnmềm Microsoft có bản quyền Đặc biệt, trong năm 2008, BIDV đã đưa vào sửdụng trung tâm dự phòng thảm hoạ, là NHTM đầu tiên trong hệ thống xây dựng

và hoàn thiện hệ thống quan trọng này, ký thoả thuận hợp tác với IBM hỗ trợ xâydựng chiến lược phát triển thông tin của BIDV giai đoạn 2006 – 2010

2.1.2.2 Khó khăn

- Các chỉ số tài chính, khả năng sinh lời của BIDV theo chuẩn kế toánViệt Nam là tương đối phù hợp nhưng theo chuẩn kế toán quốc tế thì còn thấp,chưa tương xứng với quy mô và tiềm năng ROA là 0,75% trong khi chuẩn mựctối thiểu là 1%, ROE là 13,6% trong khi chuẩn mực tối thiểu là 15% Hệ số CARmới đạt ở mức tối thiểu theo quy định và chưa ổn định Chỉ số này nếu so với cácNHTM trong nước thì khá cao nhưng nếu so với các ngân hàng nước ngoài thìvẫn còn rất khiêm tốn, đặc biệt trong điều kiện hội nhập hiện nay Đây chính là

Trang 33

điểm yếu không chỉ của BIDV mà của tất cả các NHTM Việt Nam khi muốnvươn lên trở thành một ngân hàng có tầm cỡ trong khu vực.

- Công tác Marketing sản phẩm cũng như quảng bá hình ảnh chưa thực

sự được chú trọng Cán bộ chưa được đào tạo bài bản về kỹ năng bán hàng,thuyết phục khách hàng, chưa chủ động trong việc giới thiệu và bán chéo sảnphẩm ngân hàng

- Hệ thống thông tin, nguồn dữ liệu chưa đồng bộ và chưa được khaithác triệt để dẫn tới mặc dù nguồn thông tin nhiều nhưng tiện ích lại kém

- Việc thể hiện sự nhanh nhạy ứng biến với thị trường, đặc biệt tạo sựthống nhất, đồng thuận trong nhận thức và đi đến các biện pháp điều hành vẫncòn phải chờ đợi thời gian Ví dụ như BIDV phản ứng khá nhanh trước vụ đổ vỡcủa ngân hàng Mỹ Lehman Brothers; nhưng khi thị trường Mỹ trở nên ổn địnhhơn qua các giải pháp hỗ trợ của Chính phủ Mỹ thì việc đầu tư, tham gia trở lạithị trường quốc tế lại chậm, dẫn đến giảm hiệu quả trong đầu tư nguồn vốn ngoạitệ

- Trong quá trình hội nhập, việc vận hành kiến thức, tri thức về kinh tếthị trường còn nhiều bất cập ở đội ngũ quản lý điều hành các cấp Công tác tuyêntruyền, phổ biến các quyết định của Ban lãnh đạo tới các đơn vị thành viên chưađược quán triệt thấu đáo Trước những đảo chiều khó lường thì quyết định củaBan lãnh đạo đưa ra nhanh nhưng lại chưa được giải thích cặn kẽ dẫn đến việccác chi nhánh còn nhiều băn khoăn trong quá trình tổ chức thực hiện (điều hànhtăng giảm lãi suất; xác định danh mục định chế tài chính quốc tế cần chú ý đặcbiệt)

2.1.3 Hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam

Năm 2008 dù là năm hoạt động kinh doanh của BIDV trải qua nhiều biếnđông, nhưng với nỗ lực của toàn hệ thống, phần lớn các chỉ tiêu kế hoạch kinhdoanh chủ yếu đều hoàn thành và hoàn thành vượt mức tiến độ, kế hoạch đề ra,

Trang 34

trên các mặt sau:

Bảng 2.1: Tình hình hoạt động kinh doanh của BIDV năm 2008

TH 2008 Tuyệt

đối

TT so với 2007

% HTKH 2008

Các chỉ tiêu quy mô

Các chỉ tiêu hiệu quả

5 Trích dự phòng rủi ro trong năm 3445 3300 3910 13.50% 118%

Kết quả thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh năm 2008:

Trang 35

Các chỉ tiêu quy mô, tăng trưởng: Đạt quy mô tăng trưởng cao, hợp lý,

đảm bảo giữ được vị thế, thị phần trên thị trường tài chính tiền tệ, đồng thời gópphần đắc lực vào việc thực hiện chính sách tài chính tiền tệ của Chính phủ:

- Tổng tài sản đạt 243.867 tỷ, tăng 19% so với năm 2007, hoàn thành111% kế hoạch năm

- Huy động vốn đạt 201.141 tỷ, tăng trưởng 25,7% so với năm 2007;hoàn thành 121% kế hoạch năm Huy động vốn bình quân đạt 158.466 tỷ, tăng11,2% so với năm 2007 Thị phần huy động vốn của BIDV năm 2008 đạt 13,3%tăng nhẹ so với mức 13,2% cuối năm 2007

- Tổng dư nợ tín dụng (bao gồm TTUT và cho thuê tài chính) đạt158.470 tỷ tăng 26,1% so với năm 2007 Thị phần tín dụng của BIDV trong hệthống NHTM năm 2008 đạt 12,4%; tăng 0.7% so với mức 11,7% cuối năm 2007

- Dư nợ tín dụng cho vay nền kinh tế (không bao gồm TTUT và chothuê tài chính) đạt 149.419 tỷ tăng 26,5% so với năm 2007, đạt 98% kế hoạchtăng trưởng tín dụng Trong 9 tháng đầu năm: mức tăng tín dụng là 19.098 tỷđồng, đặc biệt tính riêng Quý 4/2008, mức tăng đạt 12.215 tỷ đồng (chiếm 39%mức tăng tín dụng trong năm) Mức tăng trưởng mạnh này (khi nền kinh tế xuấthiện dấu hiệu suy giảm) đã bổ sung nguồn vốn tập trung cho xuất khẩu, các dự

án trọng điểm cần đẩy nhanh tiến độ, cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa,… đãgóp phần quan trọng là kênh dẫn vốn kịp thời cho các doanh nghiệp đẩy mạnhsản xuất, xuất khẩu trong Quý 4/2008

- BIDV luôn nghiêm túc thực hiện theo chủ trương của Chính phủ vàchỉ đạo của NHNN:

+ Kiểm soát tăng trưởng tín dụng theo đúng chỉ đạo, kiềm chế tốc độtăng trưởng tín dụng ở mức 27%

Trang 36

+ Đồng thời, BIDV là ngân hàng tiên phong trong cắt giảm lãi suất hỗtrợ doanh nghiệp, đặc biệt đối với các doanh nghiệp sản xuất ra các sản phẩmthiết yếu, doanh nghiệp nhỏ và vừa, tài trợ xuất khẩu (trong vòng 5 tháng cuốinăm 2008 đã thực hiện 10 lần cắt giảm lãi suất cho vay từ 21% xuống 10%) Vớiđộng thái trên, dư nợ tín dụng của BIDV trong 5 tháng cuối năm 2008 đã tăngròng 18943 tỷ đồng so với mức tăng dư nợ tín dụng 7 tháng đầu năm chỉ là12.730 tỷ đồng.

- Thu dịch vụ ròng đạt 1.953 tỷ, tuy chỉ hoàn thành 93% kế hoạchnăm nhưng đã có mức tăng trưởng rất cao; gấp 2,19 lần so với năm trước, thểhiện sự nỗ lực và cố gắng của toàn ngành trong công tác dịch vụ Kết quả này đãđưa BIDV lần đầu tiên đứng đầu hệ thống NHTM về kết quả hoạt động dịch vụ

- Doanh số mua bán ngoại tệ: ước đạt 41 tỷ USD, tăng 80% so vớinăm 2007

Nhìn chung các chỉ tiêu quy mô thực hiện đến 31/12/2008 đều có tăngtrưởng so với năm 2007 và hoàn thành 100% kế hoạch kinh doanh đề ra Tuynhiên tính bền vững vẫn chưa được đảm bảo: tốc độ tăng trưởng huy động vốnthấp hơn tốc độ tăng trưởng tín dụng thể hiện qua số bình quân (11,2% huy độngvốn bình quân và 31,2% so với dư nợ tín dụng bình quân)…ảnh hưởng đến khảnăng thanh khoản, khả năng cân đối nguồn vốn – sử dụng vốn theo loại tiền và

kỳ hạn

Các chỉ tiêu chất lượng: Tiếp tục chuyển dịch theo đúng hướng chỉ đạo

của Hội đồng quản trị:

- Thu nợ hạch toán ngoại bảng đạt 871 tỷ, hoàn thành 97% kế hoạchnăm Nếu tính cả các khoản nợ đã ký hợp đồng bán nợ nhưng chưa thu được tiềntrong năm thì chỉ tiêu này đạt 1.043 tỷ đồng, hoàn thành 116% kế hoạch năm

Trang 37

- Tỷ lệ nợ xấu: theo điều 7 quyết định 493 (tương đương với chuẩnmực quốc tế) được kiểm soát chặt chẽ Tỷ lệ nợ xấu đến 31/12/2008 đã đượckiểm soát <3% (đạt 2,05%, giảm tuyệt đối 552 tỷ so với đầu năm) Chất lượngtín dụng được cải thiện mạnh mẽ so với năm 2007 là do trong năm 2008 BIDV

đã tập trung thực hiện thu nợ vay chứng khoán, thắt chặt cho vay bất động sản,

cơ cấu lại các khoản nợ gặp khó khăn do tác động của khủng hoảng tài chính thếgiới theo chủ trương của Chính phủ, tập trung thu nợ xấu trong bảng, đồng thờigắn với đánh giá định hạng doanh nghiệp, cho vay có chọn lọc, kiểm soát chặtchẽ tăng trưởng gắn với chất lượng tín dụng

- Tỷ trọng nợ nhóm 2/Tổng dư nợ: đạt 17,8%, giảm so với tỷ trọng21% thời điểm đầu năm, gần đạt so với kế hoạch được giao (kế hoạch: 17,6%,theo khuyến nghị của Moody’s: ≤12%)

- Tỷ trọng dư nợ trung dài hạn chiếm 38% tổng dư nợ (kế hoạch:40%)

- Dư nợ có tài sản đảm bảo chiếm 70% tổng dư nợ (kế hoạch: 70%)

- Dư nợ ngoài quốc doanh chiếm 70% tổng dư nợ (kế hoạch: 70%).Như vậy, nhìn chung các chỉ tiêu chất lượng đều diễn biến tương đối theohướng mục tiêu, dù một số tỷ trọng biến động chưa đạt yêu cầu (tỷ lệ nợ nhóm 2/Tổng dư nợ còn cao, tỷ lệ bán lẻ/Tổng dư nợ đạt thấp,…)

Các chỉ tiêu, chỉ số về hiệu quả và an toàn hoạt động: Hoàn thành xuất

sắc và tiếp tục duy trì hiệu quả kinh doanh ở mức cao:

- Chênh lệch thu – chi (gồm thu nợ hạch toán ngoại bảng) đạt 6.338

tỷ, đạt 102% kế hoạch năm, tăng 14,1% so với năm 2007

- Trích đủ dự phòng rủi ro theo quyđịnh: Năm 2008 trích được 3.910

tỷ dự phòng rủi ro, hoàn thành 118% kế hoạch, đưa dư quỹ dự phòng rủi ro đạt

Trang 38

5.874 tỷ đồng.

- Lợi nhuận trước thuế đạt 2.428 tỷ, hoàn thành 84% kế hoạch năm

- Các chỉ số về hiệu quả kinh doanh còn thấp hơn mục tiêu đề ra: Chỉsos ROE đạt 13,6% Chỉ số ROA đạt 0,75% Hệ số an toàn vốn CAR đạt 8,64%

Có thể nói, các chỉ số hiệu quả về cơ bản vẫn duy trì ở mức năm 2007 là

do trong năm BIDV đã quán triệt quan điẻm chỉ đạo của Chính phủ và NHNN vềviệc chủ động chia sẻ khó khăn với khách hàng thong qua công cụ lãi suất dẫnđến thu nhập ròng từ lãi giảm sút so với tiềm năng thực tế

Tóm lại: Trong bối cảnh nền kinh tế trong và ngoài nước diễn biến nhanh,

phức tạp và khó dự đoán, kết quả đạt được trong giai đoạn 2006-2008 và đặc biệtnăm 2008, của Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam có thể nói là một sự nỗ lực, sự cốgắng phi thường của tập thể cán bộ công nhân viên trong toàn hệ thống BIDV,đặc biệt là sự quyết liệt, tỉnh táo, sự năng động, sáng tạo trong điều hành của Banlãnh đạo đã đưa ra các quyết sách điều chỉnh kịp thời, thích ứng với tình hình thịtrường đưa hoạt động của BIDV vượt qua những khó khăn, thách thức để hoànthành một cách toàn diện, xuất sắc, vượt trội các chỉ tiêu KHKD đề ra BIDV đãluôn đi đầu, gương mẫu, chủ động thực hiện nhanh và có hiệu quả các chỉ đạocủa Chính phủ về việc cung ứng vốn cho các dự án quan trọng, chấp hànhnghiêm túc chính sách tiền tệ thắt chặt của Ngân hàng Nhà nước, góp phầnkhông nhỏ vào thành quả, kết quả chung của kinh tế Việt Nam nói chung và củangành ngân hàng nói riêng

2.2 Thực trạng quản lý rủi ro lãi suất tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam

2.2.1 Diễn biến lãi suất trong thời gian qua (từ năm 2006 đến nay)

2.2.1.1 Lãi suất VND

Trang 39

Năm 2006, Chính phủ đã có bước tiến dài về môi trường pháp lý cho hoạtđộng NH Cơ chế tín dụng, cơ chế bảo đảm tiền vay được hoàn thiện theo hướngmột mặt tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư, doanh nghiệp vay vốn Mặtkhác, mở rộng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức tín dụng, bảođảm an toàn cho toàn hệ thống Chính sách tiền tệ được điều hành một cách thậntrọng, linh hoạt và phù hợp với diễn biến thực tế Chính vì vậy việc cho áp dụnglãi suất thỏa thuận, bước đột phá thực hiện tự do hóa lãi suất, lãi suất trên thịtrường vẫn tương đối ổn định Lãi suất VND có xu hướng tăng nhẹ phản ánhđúng quan hệ cung cầu: lãi suất huy động tăng khoảng 0,1 – 0,4%/năm, lãi suấtcho vay tương đối ổn định Cụ thể, trong 7 tháng đầu năm 2006, lãi suất huyđộng có xu hướng tăng chủ yếu ở nhóm NHTM cổ phần; các NHTM Nhà nướckhông tăng lãi suất huy động tiết kiệm nhưng mở rộng phát hành giấy tờ có giángắn hạn với lãi suất cao hơn lãi suất tiết kiệm cùng kỳ hạn khoảng0,1-0,3%/năm Điều này phần nào tác động đến tâm lý thị trường tiền tệ Tuynhiên, trong những tháng cuối năm, lãi suất huy động VND về cơ bản ít biếnđộng Lãi suất huy động phổ biến kỳ hạn 3 tháng là 7,56 - 8,52%/năm, 6 tháng là7,8 - 8,76%/năm, 12 tháng là 8,4 - 9,24%/năm Lãi suất cho vay ít biến động sovới mặt bằng lãi suất cho vay cuối năm 2005 nhưng vẫn ở mức khá cao, nhất làcác NHTM cổ phần Lãi suất cho vay phổ biến ở mức 10,2 - 13,8%/năm đối vớicho vay ngắn hạn và 10,8 - 15,3%/năm đối với cho vay trung, dài hạn.

Năm 2007 Ngân hàng Nhà nước tiếp tục duy trì các mức lãi suất chủ đạo.Lãi suất cơ bản được giữ vững ở mức 8,25%/năm Tuy nhiên diễn biến lãi suấtVND trên thị trường vẫn có nhiều biến động

Những tháng đầu năm 2007, lãi suất của các NHTM Nhà nước khá ổnđịnh do khả năng cung vốn dồi dào, phổ biến ở mức 2,4% - 3%/năm (không kỳhạn), 3 tháng là 7,2 - 7,74%/năm, 6 tháng là 7,44 - 7,8%/năm, 12 tháng là 8,04 -

Trang 40

8,4%/năm Tuy nhiên, mặt bằng lãi suất huy động của khối các NHTMCP tăngkhoảng 0,05 - 0,45%/năm do nhu cầu vốn của thị trường chứng khoán tăngmạnh Khi đó, nhiều người dân rút tiền gửi tiết kiệm để đổ vào chứng khoán,buộc các NH phải tăng lãi suất để giữ chân khách hàng và cạnh tranh với kênhđầu tư chứng khoán Lãi suất huy động vốn ngắn hạn có thời điểm tăng tới trên10%/năm.

Không chỉ dừng lại ở đó, đến cuối tháng 11, lãi suất trên thị trường liênngân hàng biến động mạnh, có thời điểm vọt lên 12%/năm, cao hơn cả lãi suấtcho vay của các NHTM Cộng thêm nhu cầu vốn giải ngân của các doanh nghiệpcuối năm tăng cao, tác động tới lượng vốn khả dụng đã đẩy lãi suất huy động củacác NHTM vào đợt tăng mới, buộc NHNN phải bơm 10.000 tỷ đồng vào thịtrường để bình ổn lãi suất trên thị trường liên ngân hàng ở mức 8%/năm

Lãi suất cho vay VND tương đối ổn định Lãi suất cho vay ngắn hạn phổbiến ở mức 9,84 - 13.8%/năm, trung dài hạn ở mức 11,4 – 16,2%/năm

Tuy nhiên, năm 2008 mới thực sự là một năm mặt bằng lãi suất có nhiềubiến động mà nổi bật nhất là những cuộc chạy đua lãi suất của các NHTM cổphần Ngay từ đầu năm, lãi suất đã có xu hướng tăng nhẹ khi nhu cầu vốn từ cácdoanh nghiệp vẫn cao cho kỳ kinh doanh Tết Nguyên đán Tháng 2/2008,NHNN quyết định tăng lãi suất cơ bản từ 8,25%/năm lên 8,75%/năm nhằm tiếntới thiết lập mối quan hệ hợp lý giữa lãi suất điều hành của NHNN với lãi suấtthị trường, phù hợp với chỉ đạo của Chính phủ về điều hành chính sách tiền tệnăm 2008 Trong thời gian này, lãi suất huy động phổ biến ở mức không kỳ hạn3,48%/năm, kỳ hạn 3 tháng 10,38%/năm, kỳ hạn 6 tháng 10,5%/năm, kỳ hạn 12tháng 10,78%/năm; lãi suất cho vay phổ biến ở mức ngắn hạn 14,6%/năm, trung

và dài hạn 16,2%/năm

Tháng 5/2008, NHNN chính thức bỏ cơ chế lãi suất thỏa thuận, bỏ trần lãi

Ngày đăng: 01/09/2012, 13:59

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. PGS. TS. Phan Thị Thu Hà, Ngân hàng thương mại, NXB Đại học Kinh tế quốc dân, 2007 Khác
2. Frederic S.Mishkin, Tiền tệ, Ngân hàng và Thị trường tài chính, NXB Khoa học và Kỹ thuật, 1994 Khác
3. Peter S.Rose, Quản trị Ngân hàng thương mại, NXB Tài chính, 2001 Khác
4. GS.TS Lê Văn Tư, Quản trị Ngân hàng thương mại, NXB Tài chính, 2005 5. TS. Nguyễn Văn Tiến, Đánh giá và phòng ngừa rủi ro trong kinh doanhngân hàng, NXB Thống kê, 2002 Khác
6. Báo cáo Hội nghị triển khai kế hoạch kinh doanh năm 2009, Ngân hàng đầu tư và Phát triển Việt Nam, 1/2009 Khác
7. Quyết định số 1133/2003/QĐ-NHNN ngày 30/9/2003 của Ngân hàng Nhà nước về giao dịch hoán đổi lãi suất Khác
8. Quyết định 3793/QĐ-QLRR2 ngày 30/7/2008 của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam về quản lý rủi ro lãi suất Khác
9. Nghị quyết số 5054/NQ-ALCO ngày 22/9/2008 của Hội đồng ALCO – Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam về giới hạn khe hở tài sản nhạy cảm lãi suất lũy kế trên tổng tài sản Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 1. 4: Mô hình hợp đồng hoán đổi lãi suất - Tăng cường quản lý rủi ro lãi suất tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.DOC
Sơ đồ 1. 4: Mô hình hợp đồng hoán đổi lãi suất (Trang 21)
Bảng 2.1: Tình hình hoạt động kinh doanh của BIDV năm 2008 - Tăng cường quản lý rủi ro lãi suất tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.DOC
Bảng 2.1 Tình hình hoạt động kinh doanh của BIDV năm 2008 (Trang 30)
cho BIDV. Tuy nhiên, tình hình biến động lãi suất USD trong nước chưa thực sự rõ nét và vẫn duy trì ở mức cao - Tăng cường quản lý rủi ro lãi suất tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.DOC
cho BIDV. Tuy nhiên, tình hình biến động lãi suất USD trong nước chưa thực sự rõ nét và vẫn duy trì ở mức cao (Trang 41)
Bảng 2.4: Tình hình khe hở tài sản nhạy cảm lãi suất lũy kế trên tổng tài sản đối với VND năm 2008 - Tăng cường quản lý rủi ro lãi suất tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.DOC
Bảng 2.4 Tình hình khe hở tài sản nhạy cảm lãi suất lũy kế trên tổng tài sản đối với VND năm 2008 (Trang 42)
Bảng 2.6: Tình hình tuân thủ giới hạn khe hở tài sản nhạy cảm lãi suất luỹ kế trên tổng tài sản đối với VND năm 2008 - Tăng cường quản lý rủi ro lãi suất tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.DOC
Bảng 2.6 Tình hình tuân thủ giới hạn khe hở tài sản nhạy cảm lãi suất luỹ kế trên tổng tài sản đối với VND năm 2008 (Trang 43)
VaR lãi suất đánh giá mức độ rủi ro thông qua việc sử dụng mô hình thống kê và mô phỏng để đo lường độ biến động giá trị tài sản của NH trước các biến  động lãi suất trong điều kiện thị trường thông thường. - Tăng cường quản lý rủi ro lãi suất tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.DOC
a R lãi suất đánh giá mức độ rủi ro thông qua việc sử dụng mô hình thống kê và mô phỏng để đo lường độ biến động giá trị tài sản của NH trước các biến động lãi suất trong điều kiện thị trường thông thường (Trang 44)
Bảng 2.9 : Diễn biến giá trị VaR lãi suất trong năm 2008 - Tăng cường quản lý rủi ro lãi suất tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.DOC
Bảng 2.9 Diễn biến giá trị VaR lãi suất trong năm 2008 (Trang 45)
Bảng 2.1 1: Kết quả giao dịch hoán đổi lãi suất năm 2008 - Tăng cường quản lý rủi ro lãi suất tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.DOC
Bảng 2.1 1: Kết quả giao dịch hoán đổi lãi suất năm 2008 (Trang 51)
với mô hình tổ chức, trình độ quản lý và quy mô hoạt động của BIDV theo khuyến nghị của tư vấn TA2 - Tăng cường quản lý rủi ro lãi suất tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.DOC
v ới mô hình tổ chức, trình độ quản lý và quy mô hoạt động của BIDV theo khuyến nghị của tư vấn TA2 (Trang 62)
Sơ đồ 3.1 : Quy trình quản lý rủi ro lãi suất tại NHTM - Tăng cường quản lý rủi ro lãi suất tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.DOC
Sơ đồ 3.1 Quy trình quản lý rủi ro lãi suất tại NHTM (Trang 62)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w