1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tăng cường quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng đầu tư và phát triển Việt nam

15 417 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 242,65 KB

Nội dung

bên ngoài khó dự đoán, kiểm soát gây thiệt hai cho khách hàng và làm ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng ngân hàng; Việc dự đoán tương lại là không thể hoàn toàn chính xác nên rủi ro có thể

Trang 1

TÓM TẮT LUẬN VĂN PHẦN MỞ ĐẦU

- Tính cấp thiết của đề tài:

Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, một trong những NHTM ra đời sớm nhất Việt Nam, có kinh nghiệm trong hoạt động tín dụng Đây là hoạt động mang lại nhiều lợi nhuận nhất cho ngân hàng và hoạt động này đã đạt được những thành công nhất định trong nhiều năm qua Tuy nhiên sự phát triển

và thay đổi mạnh mẽ của hệ thống tài chính ngân hàng Việt Nam theo hướng hòa nhập với thông lệ quốc tế khiến các ngân hàng Việt Nam, trong đó có BIDV bộc lộ nhiều mặt hạn chế Chất lượng tín dụng là một vấn đề đáng quan tâm và lo ngại mà nguyên nhân chính là những hạn chế trong công tác quản lý rủi ro tín dụng Xuất phát từ thực tiễn đó, việc nghiên cứu công tác quản lý rủi

ro tín dụng và tìm ra các giải pháp nhằm tăng cường quản lý rủi ro tín dụng là

hết sức cần thiết Do vậy, đề tài “Tăng cường quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân

hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam” được lựa chọn nghiên cứu

- Mục đích nghiên cứu của đề tài: Hệ thống hoá về quản lý rủi ro tín dụng

của NHTM; Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý rủi ro tín dụng của BIDV;

Đề xuất giải pháp tăng cường quản lý rủi ro tín dụng tại BIDV

- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu rủi ro tín dụng

và quản lý rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại Phạm vi nghiên cứu là hoạt động quản lý rủi ro tín dụng tại BIDV từ năm 2004 đến năm 2008

- Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp điều tra nghiên cứu, thống kê,

phân tích, tổng hợp và so sánh

- Kết cấu luận văn: Ngoài phần mở đầu, kết luận, nội dung luận văn được kết cấu thành 3 chương

Trang 2

Chương 1: Rủi ro và quản lý rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại 1.1 Hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại

Tín dụng ngân hàng là một hình thức phát triển cao của tín dụng, tuy nhiên nó vẫn giữ nguyên được bản chất ban đầu của qua hệ tín dụng là quan

hệ vay mượn dựa trên nguyên tắc hoàn trả Hoạt động tín dụng ngân hàng dựa trên một các nguyên tắc và được cụ thể hóa thành các quy định là khách hàng vay vốn cam kết sử dụng vốn đúng mục đích đã thỏa thuận và cam kết hoàn trả nợ gốc và lãi vay đúng hạn Trên cơ sở này ngân hàng đưa ra các biện pháp để thực hiện đó là việc kiểm tra trước, trong, và sau khi phát tiền vay

1.2 Rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại

1.2.1 Các loại rủi ro trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại

Rủi ro được hiểu chung là nhất là khả năng xảy ra các biến cố không lường trước, khi xảy ra sẽ làm cho kết quả thực tế khác kết quả kỳ vọng theo

kế hoạch Trong hoạt động ngân hàng, rủi ro bao gồm nhiều loại như; rủi ro tín dụng, rủi rỏ thanh khoản, rủi ro lãi suất, rủi ro tỷ giá, và một số loại rủi ro

khác

1.2.2 Rủi ro tín dụng của ngân hàng ngân thương mại

1.2.2.1 Khái niệm rủi ro tín dụng

Rủi ro tín dụng là khả năng khách hàng không trả, hoặc không trả đúng hạn hoặc không trả đầy đủ gốc và lãi cho ngân hàng

1.2.2.2 Tác động của rủi ro tín dụng

Rủi ro tín dụng xảy có thẻ dẫn đến: làm giảm uy tín của ngân hàng, làm ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của ngân hàng, làm giảm lợi nhuận của ngân hàng, và lớn hơn có thể làm ngân hàng phá sản

1.2.2.3 Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng

Rủi ro ngân hàng xảy ra do nhiều nguyên nhân, song tựu chung lại, rủi

ro ngân hàng xảy ra do các nguyên nhân chính là: Sự tác động của môi trường

Trang 3

bên ngoài khó dự đoán, kiểm soát gây thiệt hai cho khách hàng và làm ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng ngân hàng; Việc dự đoán tương lại là không thể hoàn toàn chính xác nên rủi ro có thể xảy ro khi việc dự đoán này của Ngân hàng là sai; Thông tin bất cân xứng đã tạo ra sự lựa chọn đối nghịch và rủi ro đạo đức cũng là nguyên nhân gây ra rủi ro trong hoạt động ngân hàng; Bên cạnh đó là các nguyên nhân từ phía ngân hàng như chính sách không phù hợp,

không kiểm soát được sự tăng trưởng tín dụng

1.3 Quản lý rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại

1.3.1 Khái niệm quản lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng

Quản lý rủi ro tín dụng là việc xác định một mức rủi ro có thể chấp nhận được, trên cơ sở đó đưa ra các biện pháp để đảm bảo rủi ro tín dụng của ngân hàng không vượt quá mức xác định trước đó Quản lý rủi ro tín dụng là quá trình phát hiện, hạn chế, phòng ngừa và xử lý rủi ro tín dụng

Mục tiêu của quản lý rủi ro tín dụng và định vị được rủi ro và xác định được danh mục để tối đa hóa lợi nhuận với một mức rủi ro cho trước

1.3.2 Tổ chức quản lý rủi ro của Ngân hàng thương mại

Mô hình tổ chức ngân hàng hiện đại là một hình ngân hàng hướng tới quản lý rủi ro, cần đạt được yêu cầu là tập trung vào khách hàng, tập trung vào sản phẩm; đơn giản, rõ ràng và trách nhiệm; mỗi người là một trung tâm lợi nhuận; đáp ứng được yêu cầu quản trị rủi ro mọi hoạt động Ngân hàng

1.3.3 Nội dung quản lý rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại

1.3.3.1 Quản lý khách hàng vay vốn tại ngân hàng thương mại

Quản lý khách hàng là một nội dung đầu tiên của quản lý rủi ro, đây là

cơ sở để các ngân hàng có thế nhận diện được rủi ro và được các ngân hàng thực hiện thông qua việc đánh giá và phân loại khách hàng Việc đánh giá và phân loại khách hàng thường được thực hiện thông qua việc sử dụng các mô hình đánh giá rủi ro tín dụng Các mô hình này rất đa dạng bao gồm mô hình

Trang 4

phân tích tín dụng cổ điển (định tính) và các mô hình lượng hoá rủi ro tín dụng (Mô hình điểm số A, Hệ thống cho điểm tín dụng, Hệ thống xếp hạng nội bộ )

1.3.3.2 Kiểm soát rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại

Kiểm soát rủi ro tín dụng cũng được hiểu là tổng hợp các phương sách

để nắm lấy và điều hành hoạt động tín dụng của một NHTM nhằm hạn chế được rủi ro tín dụng Hoạt động kiểm soát tín dụng là một chu trình kiểm soát liên tục, nó được thực hiện cả trước (thông qua thiết lập một chính sách và thủ tục tín dụng bằng văn bản, thẩm định trước khi cho vay, phê duyệt khoản vay), trong (thông qua giám sát giải ngân, giám sát tín dụng) và sau khi cho vay (theo dõi, đôn đốc thu hồi nợ, tái xét tín dụng và phân hạng tín dụng, kiểm soát tín dụng nội bộ độc lập, đánh giá lại chính sách tín dụng

1.3.3.3 Phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro

Theo chuẩn mực Việt Nam, từ năm 2005, các ngân hàng phải thực hiện việc phân loại nợ, trích lập dự phòng (dự phòng cụ thể và dự phòng chung) Trong đó, quy định các ngân hàng có thể phân loại nợ theo 2 phương pháp định tính hoặc định lượng để phân loại dư nợ vào các nhóm cho phù hợp với mức độ rủi ro Tuỳ theo mức độ rủi ro của khách hàng có thể trích lập dự phòng của thể theo các tỷ lệ khác nhau như sau: Nhóm 1( Nợ đủ tiêu chuẩn): 0%, nhóm 2( Nợ cần chú ý): 5%, nhóm 3( Nợ dưới tiêu chuẩn): 20%, nhóm 4 (Nợ nghi ngờ): 50%, nhóm 5( Nợ có khả năng mất vốn): 100%

Theo chuẩn mực quốc tế, việc phân loại nợ và trích lập DPRR được thực hiện theo IAS 39 (International Accounting Standard 39) thì tất cả các khoản cho vay có dấu hiệu, bằng chứng khách quan cho thấy các khoản cho vay đó có thể phát sinh tổn thất sẽ phải lập DPRR DPRR tín dụng được xác định bằng chênh lệch giữa giá trị của khoản cho vay và giá trị hiện tại của các dòng tiền ước tính thu hồi được trong tương lai Giá trị hiện tại của các dòng

Trang 5

tiền trong tương lai được xác định bằng chiết khấu các dòng tiền bằng lãi suất thực tế của hợp đồng tín dụng

1.3.3.4 Quản lý danh mục cho vay

Ngân hàng phải thường xuyên kiểm soát danh mục cho vay, đặc biệt là các khoản nợ xấu, nợ có vấn đề để có những biện pháp xử lý kịp thời khi có rủi

ro xảy ra Trên cơ sở phân loại nợ và phân tích nguyên nhân, thực trạng, khả năng giải quyết đối với các khoản nợ xấu, nợ có vấn đề, ngân hàng đưa ra các biện pháp quản lý các khoản nợ trên để đảm bảo chất lượng tín dụng cho ngân hàng Ngoài ra, ngân hàng có thể quản lý danh mục tín dụng theo ngành nghề, tài sản đảm bảo, theo loại hình doanh nghiệp,…

1.3.3.5 Xử lý nợ xấu

Khi xảy ra nợ xấu các ngân hàng có thể xử lý theo các biện pháp để xử

lý là: Yêu cầu tái cơ cấu tài chính doanh nghiệp hay cơ cấu lại nợ, chứng khoán hóa các khoản nợ, xử lý tài sản bảo đảm hay đòi nợ của bên bảo lãnh, thực hiện bán nợ, hoặc sử dụng dự phòng rủi ro để xử lý

Chương 2: Thực trạng quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư và

Phát triển Việt Nam 2.1 Khái quát hoạt động tín dụng của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam

Giai đoạn từ 2004 đến 2008 tốc độ tăng trưởng tín dụng bình quân của BIDV là 20,3%, thấp hơn giai đoạn 1999-2003, 24,26% Trong những năm vừa qua, thị phần tín dụng của BIDV luôn đứng thứ 2 trong hệ thống NHTM mại Việt Nam và dã khẳng định được vị thế của BIDV trong việc cung ứng vốn cho nền kinh tế Tăng trưởng tín dụng đã có những chuyển biến theo hướng tích cực Đó là gắn tăng trưởng tín dụng với kiểm soát rủi ro, tăng hiệu quả và độ an toàn; tăng tỷ trọng cho vay ngắn hạn; mở rộng cho vay khối các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, các doanh nghiệp nhỏ và vừa có hiệu

Trang 6

quả kinh doanh cao; tăng tỷ trọng cho vay có tài sản bảo đảm; thu nhập từ hoạt động tín dụng tăng gấp 2 so với tốc độ tăng của tăng trưởng tín dụng song thu nhập từ hoạt động tín dụng trong tổng thu nhập lại giảm xuống

2.2 Thực trạng quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam

2.2.1 Chính sách Quản lý rủi ro tín dụng của BIDV

BIDV xây dựng chính sách quản lý rủi ro tín dụng cho từng thời kỳ Chính sách quàn lý rủi rtín dụng tập trung vào những nội dung cơ bản là: Hoàn thiện cơ cấu tổ chức hoạt động tín dụng, cơ cấu quản lý, giảm sát rủi ro tín dụng của Ngân hàng; Xây dựng hệ thống văn bản chế độ, quy chế, quy trình cấp tín dụng đồng bộ; Xây dựng chính sách tín dụng hợp lý; Xây dựng

hệ thống các công cụ đo lường và định hạng rủi ro tín dụng; Quản lý, giám sát danh mục cho vay; Trích lập quỹ dự phòng rủi ro đầy đủ; Xây dựng hệ thống thông tin quản trị rủi ro tín dụng; Thực hiện đánh giá các rủi ro phát sinh đối với việc phát triển các sản phẩm tín dụng mới

2.2.2 Tổ chức quản lý rủi ro tín dụng của BIDV

Để việc tổ chức quản lý rủi ro tín dụng được hiệu quả, BIDV đã xây dựng một mô hình tổ chức quản lý rủi ro tín dụng tại cả Hội sở chính và Chi nhánh Tại Hội sở chính: BIDV đã thành lập Hội đồng quản lý tài sản nợ - có, Hội đồng quản lý tín dụng để hướng tới việc các rủi ro được quản lý tập trung Thực hiện tách bạch bộ phận tín dụng trên cơ sở tách bộ phận tín dụng thành 3

bộ phận là Quan hệ khách hàng, Quản lý rủi ro tín dụng, và quản trị tín dụng nhằm tách bạch được 3 chức năng là đề xuất cho vay, phê duyệt cho vay, và giải ngân BIDV đã thành lập Ban quản lý rủi ro tín dụng thực hiện chức năng nhiệm vụ quản lý rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh, xây dựng các văn bản chế độ về rà soát, đánh giá rủi ro tín dụng đối với khách hàng, các định chế tài chính và các khoản đầu tư, Bên cạnh đó việc quản lý tín dụng về cơ chế,

Trang 7

chính sách, chế độ, quy trình tín dụng, giới hạn tín dụng, bảo lãnh, quản lý và

xử lý nợ xấu, còn được thực hiện thông qua Ban quản lý tín dụng

Ban kiểm tra nội bộ thực hiện chức năng kiểm tra, kiểm soát tín dụng độc lập

Tại chi nhánh: Bộ phận tín dụng cũng được tách bạch thành 3 bộ phận là Quan hệ khách hàng, Quản lý rủi ro tín dụng, và quản trị tín dụng như Hội sở chính Phòng Quản lý rủi ro chịu các trách nhiệm là Quản lý tín dụng, Quản lý rủi ro tín dụng, và kiểm tra nội bộ

2.2.3 Quản lý rủi ro tín dụng tại BIDV

2.2.3.1 Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ

Cuối năm 2006 ngân hàng đã xây dựng Hệ thống xếp hạng tín dụng nội

bộ và đã được đưa vào áp dụng để đánh giá khách hàng doanh nghiệp Hệ

thống xếp hạng tín dụng nội bộ được xây dựng thành 3 mô hình cho ba loại khách hàng chính là tổ chức tín dụng, tổ chức kinh tế, cá nhân Hệ thống sử dụng phương pháp chấm điểm các nhóm chỉ tiêu tài chính và phi tài chính, kết hợp phương pháp chuyên gia và thống kê để xếp hạng khách hàng Năm

2008, 5580 khách hàng là tổ chức kinh tế với hơn 70% dư nợ đã được đánh giá với kết quả khoảng 70% khách hàng xếp hạng BBB, và A, với khoảng hơn 60% dư nợ Số khách hàng hạng CCC trở xuống chiểm khoảng 1% và ứng với khoảng 1% dư nợ

2.2.3.2 Kiểm tra, kiểm soát tín dụng

Quá trình kiểm soát tín dụng tại BIDV cũng là một chu trình liên tục, khép kín và cũng bao gồm kiểm soát trước, trong và sau khi cho vay và kiểm tra, kiểm soát tín dụng nội bộ, độc lập thông qua các bộ phận là Quan hệ khách hàng, quản lý rủi ro tín dụng, và quản trị tín dụng và bộ phận kiểm tra

nộ bộ trực thuôc Ban điều hành được đặt tại 3 miền Bắc, Trung, và Nam

Trang 8

2.2.3.3 Phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tại BIDV

BIDV đã phản ánh chính xác thực trạng dư nợ của BIDV thông thực hiện phân loại nợ song song theo 2 phương pháp:

Phương pháp định tính: được áp dụng đối với các khách hàng được đánh giá xếp hạng theo Hệ thống XHTDNB Theo phương pháp này số dư nợ xấu và tổng dư nợ được XHTDNB từ năm 2006 -2008 lần lượt là: 7.743 và 64.521, 2.536 và 84.517, 1.006 và 100.590 tỷ đồng và tỷ lệ nợ xấu lần lượt là 12%, 3%, và 1%

Phương pháp định lượng: được áp dụng đối với các khách hàng cá nhân

và các khách hàng không được xếp hạng theo Hệ thống XHTDNB Theo phương pháp này, việc phân loại nợ của khách hàng được căn cứ vào thời gian quá hạn của khoản nợ, số lần cơ cấu loại nợ và dự kiến khả năng trả nợ, khả năng tài chính của khách hàng theo nhận định của cán bộ quan hệ khách hàng Từ năm 2006, khoảng 70% dư nợ được phân loại dựa trên kết quả xếp hạng này Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam, nợ xấu từ năm 2005-2008 lần lượt là 14,86%, 11,92%, 4,8%, và 3.11% Theo chuẩn mực kế toán quốc tế

tỷ lệ là 31,3%, 9,6%, 3,98%, và 2,75%

Trên cơ sở phân loại nợ, BIDV thực hiện trích lập DPRR theo quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN Số tiền phải trích lập theo 2 chuẩn mực kế toán Việt Nam và kiểm toán quốc kế năm 2008 là 5.362 tỷ đồng chủ yếu do chênh lệch dự phòng phải trích của nợ nhóm 2

2.2.3.4 Quản lý danh mục tín dụng

Trên cơ sở ban đầu là đưa ra danh sách “khách hàng đen” là các khách hàng được phân loại nợ ở nhóm 5 để đưa ra cảnh báo dừng cho vay đối với các chi nhánh Đến nay hoạt động quản lý danh mục đã dần phát triển, danh mục cho vay BIDV đã thực hiện quản lý, phân tích đánh giá theo các nội dung như sau: Danh mục tín dụng theo kỳ hạn: Tỷ trọng dư nợ cho vay trung dài hạn

Trang 9

giảm dần qua các năm và chỉ còn hơn 40% vào cuối năm 2008

Danh mục tín dụng theo loại hình doanh nghiệp: Giảm dần tỷ trọng cho vay doanh nghiệp quốc doanh đặc biệt là trong lĩnh vực xây lắp có độ rủi ro cao và tăng tỷ lệ dư nợ cho vay thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, đạt 71% vào cuối năm 2008 so với 35% cuối năm 2994

Danh mục tín dụng theo ngành nghề kinh doanh của khách hàng: Tăng

tỷ lệ cho vay thương mại dịch vụ, giảm đầu tư lĩnh vực xây lắp từ mức hơn 45% năm 2005 còn hơn 23% năm 2008

Danh mục tín dụng theo tài sản đảm bảo: tăng tỷ lệ dư nợ có tài sản bảo đảm từ 54,4% năm 2004 lên 71% vào năm 2008

Ngoài ra BIDV còn thực hiện phân tích đánh giá danh mục tín dụng theo vùng địa lý, kết quả xếp hạng tín dụng nội bộ,

2.2.3.5 Xử lý nợ xấu

Để xử lý nợ xấu BIDV đã xây dựng phương án nợ xấu, xây dựng bộ máy xử lý nợ xấu, quy trình xử lý rủi ro, và thực hiện xử lý nợ xấu thông qua các biện pháp là thu hồi trực tiếp, quỹ dự phòng rủi ro, cơ cấu lại nợ, và bán

nợ, làm nợ xấu của BIDV đã giảm đáng kể, cụ thể năm 2007 dư nợ xấu theo chuẩn mực kế toán Việt Nam của BIDV đã giảm còn 5.730 tỷ đồng, giảm 5.074 tỷ đồng so với năm 2006, tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ là 4,8%, thấp hơn nhiều so với năm 2006 và đạt được mục tiêu ngân hàng đặt ra là dưới 5% và năm 2008 dư nợ xấu là 4.334 tỷ đồng giảm 1.396 tỷ đồng, tỷ lệ nợ xấu là 3,11% cũng đạt được mục tiêu của ngân hàng

2.3 Đánh giá thực trạng quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam

2.3.1 Kết quả đạt được

2.3.1.1 Cơ cấu tổ chức dần chuyển dịch theo hướng quản lý rủi ro

Mô hình hoạt động của BIDV đã được thay đổi căn bản về cơ cấu và tổ

Trang 10

chức Đó là: BIDV đã thành lập được bộ phận quản lý rủi ro tín dụng chuyên trách; Thực hiện tách biệt bộ phần tín dụng thành 3 bộ phận độc lập nhằm kiểm soát rủi ro; Thực hiện đổi mới hệ thống kiểm tra nội bộ chuyển sang chịu sự quản lý của Tổng Giám đốc và hoạt động tại các chi nhánh;

2.3.1.2 Xây dựng được công cụ quản lý rủi ro tín dụng, đó là hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ

Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đưa ra từ năm 2006 góp phần đánh giá đúng giá trị phần tài sản tín dụng của BIDV khi thực hiện cổ phần hoá, trợ giúp cho BIDV trong việc quản lý khách hàng, kiểm soát toàn bộ danh mục tín dụng, khách hàng vay Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ giúp thực hiện phân loại nợ triệt để và phản ánh được mức độ rủi ro của khách hàng, đúng chất lượng tín dụng đã góp phần lành mạnh hoá tài chính, làm cơ sở cho trích dự phòng rủi ro

và xử lý nợ xấu đạt được kết quả khả quan

2.3.1.3 Xây dựng Sổ tay tín dụng như một cẩm nang cho cán bộ tín dụng

Ban hành Sổ tay tín dụng trong đó quy định về chính sách tín dụng với định hướng tín dụng cho từng ngành, thành phần kinh tế, định hướng đầu tư vào một số vùng kinh tế, các sản phẩm tín dụng, quy định về thẩm quyền phê duyệt đã phần nào đảm bảo đưa hoạt động tín dụng BIDV phát triển theo đúng định hướng

2.3.1.4 Hệ thống kiểm tra, kiểm soát tín dụng đã được cải tiến

Hệ thống kiểm tra, kiểm soát tín dụng đã được cải tiến trên cơ sở sắp xếp lại bộ máy tín dụng cả Hội sở chính và chi nhánh, đã xây dựng và thực thi một số nội dung quan trọng của chính sách tín dụng Bên cạnh việc sắp xếp lại bộ máy tổ chức tín dụng thông qua việc tách bạch các khâu của quá trình cấp tín dụng, BIDV đã xây dựng được một hệ thống văn bản chế độ tín dụng tương đối hoàn chỉnh Việc kiểm tra, kiểm soát tín dụng được thực hiện thông qua bộ máy kiểm soát tín dụng nội bộ độc lập trực thuộc Hội sở chính tại các Chi nhánh

Ngày đăng: 05/11/2016, 19:35

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w