1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tăng cường quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt nam

19 175 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 352,6 KB

Nội dung

Tín dụng ngân hàng và rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại .... Quản lý rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại .... Vai trò củ

Trang 1

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: Lý luận chung về quản lý rủi ro tín dụng 3

1.1 Tín dụng ngân hàng và rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại 3

1.1.1 Tín dụng ngân hàng 3

1.1.1.1 Khái niệm tín dụng ngân hàng 3

1.1.1.2 Vai trò của tín dụng ngân hàng 4

1.1.1.3 Phân loại tín dụng ngân hàng 6

1.1.2 Rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh của NHTM 9

1.1.2.1 Khái niệm rủi ro tín dụng 9

1.1.2.2 Phân loại rủi ro tín dụng 10

1.1.2.3 Các chỉ tiêu đo lường rủi ro tín dụng 11

1.1.2.4 Các dấu hiệu nhận biết rủi ro tín dụng 13

1.1.2.5 Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng 16

1.1.2.6 Ảnh hưởng của rủi ro tín dụng 20

1.2 Quản lý rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại 21

1.2.1 Khái niệm quản lý rủi ro tín dụng 21

1.2.2 Vai trò của quản lý rủi ro tín dụng đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại 22

1.2.3 Nội dung quản lý rủi ro tín dụng 23

1.3 Kinh nghiệm quản lý rủi ro tín dụng ở một số nước và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam 26

1.3.1 Kinh nghiệm của Hàn Quốc 26

1.3.2 Kinh nghiệm của Mỹ 28

Trang 2

1.3.2 Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam 31

CHƯƠNG 2: Thực trạng hoạt động quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam 32

2.1 Tổng quan về Ngân hàng No&PTNT Việt Nam 32

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 32

2.1.2 Cơ cấu tổ chức 35

2.1.3 Hoạt động kinh doanh 36

2.1.3.1 Hoạt động huy động vốn 36

2.1.3.2 Hoạt động tín dụng 37

2.1.3.3 Hoạt động dịch vụ khác 40

2.1.3.4 Kết quả hoạt động kinh doanh 41

2.2 Thực trạng hoạt động quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng No&PTNT Việt Nam 41

2.2.1 Thực trạng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng No&PTNT Việt Nam 41 2.2.2 Thực trạng quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng No&PTNT Việt Nam 45

2.3 Đánh giá hoạt động quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng No&PTNT Việt Nam 56

2.3.1 Kết quả đạt được 56

2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân 57

2.3.2.1 Hạn chế 57

2.3.2.2 Nguyên nhân 58

CHƯƠNG 3: Một số giải pháp tăng cường quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam 62

3.1 Định hướng phát triển của Ngân hàng No&PTNT Việt Nam trong thời gian tới 62

3.1.1 Định hướng phát triển chung của Ngân hàng No&PTNT Việt Nam 62

Trang 3

3.1.2 Định hướng tăng cường quản lý rủi ro tín dụng của Ngân hàng No&PTNT

Việt Nam 64

3.2 Giải pháp tăng cường quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng No&PTNT Việt Nam 65

3.2.1 Hoàn thiện quy trình tín dụng 66

3.2.2 Hoàn thiện hệ thống đo lường rủi ro 67

3.2.3 Đa dạng hoá danh mục đầu tư 69

3.2.4 Tăng cường giám sát danh mục tín dụng 70

3.2.5 Ứng dụng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ 71

3.2.6 Nâng cao chất lượng công tác thu thập, lưu trữ và xử lý thông tin khách hàng 72

3.2.7 Ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại vào hoạt động quản lý rủi ro tín dụng 74

3.2.8 Tăng cường kiểm tra, kiểm soát nội bộ 74

3.2.9 Thực hiện tốt việc trích lập quỹ dự phòng rủi ro tín dụng 76

3.2.10 Nâng cao hiệu quả công tác xử lý tài sản bảo đảm 77

3.2.11 Nâng cao hiệu quả công tác tuyển dụng, đào tạo cán bộ 78

3.3 Một số kiến nghị 79

3.3.1 Đối với Chính phủ 79

3.3.2 Đối với Ngân hàng Nhà nước 81

KẾT LUẬN 83

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 84

Trang 4

MỞ ĐẦU

I Tính cấp thiết của đề tài:

Trong hoạt động kinh doanh của các NHTM nói chung, NHTM Việt Nam nói riêng, hoạt động tín dụng vẫn là hoạt động mang lại nguồn thu chủ yếu cho các ngân hàng Tuy nhiên, đây cũng là hoạt động tiềm ẩn nhiều rủi ro Rủi ro tín dụng xảy ra sẽ ảnh hưởng đến khả năng thu hồi được vốn vay, làm ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản của ngân hàng, làm giảm khả năng cung cấp vốn cho nền kinh tế

và cuối cùng ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng Do vậy, quản lý rủi ro tín dụng tức là làm thế nào để xác định, đo lường và kiểm soát rủi ro ở mức có thể chấp nhận được luôn là vấn đề mà các NHTM quan tâm

Cũng như các NHTM Việt Nam, lợi nhuận của Ngân hàng No&PTNT VN chủ yếu từ hoạt động tín dụng (chiếm khoảng 90% tổng thu nhập của ngân hàng)

Do đó, quản lý rủi ro tín dụng có ý nghĩa quyết định đối với sự tồn tại và phát triển của Ngân hàng No&PTNT VN

Chính vì vậy, tôi đã chọn đề tài “Tăng cường quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam” làm đề tài nghiên

cứu cho luận văn của mình

II Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu lý luận về rủi ro tín dụng, quản lý rủi ro tín dụng và thực tiễn hoạt động quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng No&PTNT VN, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng No&PTNT VN

III Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Tập trung nghiên cứu các giải pháp nhằm tăng cường quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng No&PTNT VN

Phạm vi nghiên cứu: Tập trung nghiên cứu hoạt động tín dụng nói chung và đánh giá hoạt động tín dụng tại Ngân hàng No&PNTN VN (từ năm 2006 đến năm 2008) nói riêng, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị rủi ro

Trang 5

tín dụng tại Ngân hàng No&PTNT VN Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này,

tác giả chỉ tập trung nghiên cứu rủi ro trong hoạt động cho vay, khái niệm rủi ro tín

dụng trong luận văn này được hiểu là rủi ro trong hoạt động cho vay

IV Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình nghiên cứu, cùng với việc vận dụng các phương pháp luận

nghiên cứu khoa học như: duy vật lịch sử, duy vật biện chứng… luận văn chú

trọng sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu khoa học cụ thể như: thống

kê, so sánh, phân tích, tổng hợp…

V Những đóng góp khoa học của luận văn

- Hệ thống hoá một số vấn đề lý luận cơ bản về rủi ro tín dụng, quản lý rủi ro

tín dụng của NHTM

- Phân tích thực trạng rủi ro tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân

hàng No&PTNT VN, chỉ rõ những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân của

những hạn chế đó

- Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân

hàng No&PTNT VN

VI Bố cục luận văn

Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn chia thành 3 chương chính:

Chương 1: Lý luận chung về quản lý rủi ro tín dụng

Chương 2: Thực trạng hoạt động quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt nam

Chương 3: Các giải pháp nhằm tăng cường quản lý rủi ro tín dụng tại

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt nam

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG

1.1 TÍN DỤNG NGÂN HÀNG VÀ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG

KINH DOANH CỦA NHTM

Trang 6

1.1.1 Tín dụng ngân hàng

1.1.1.1 Khái niệm tín dụng ngân hàng:

Tín dụng theo nghĩa phổ biến là quan hệ vay mượn, gồm cả cho vay và đi vay Mối quan hệ tín dụng bao gồm hai mặt cơ bản: là quan hệ vay mượn về vốn giữa hai đối tác và là quan hệ hoàn trả

1.1.1.2 Vai trò của tín dụng ngân hàng

- Đối với nền kinh tế: Tín dụng ngân hàng góp phần đẩy mạnh quá trình tái sản xuất mở rộng; làm giảm hệ số tiền nhàn rỗi và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn; điều chỉnh cơ cấu kinh tế; thúc đẩy quá trình mở rộng mối quan hệ giao lưu quốc tế; thúc đẩy cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường

- Đối với ngân hàng cấp tín dụng: hoạt động tín dụng là hoạt động tiền đề cho sự ra đời của NHTM, đem lại thu nhập lớn cho ngân hàng; tạo điều kiện để ngân hàng phát triển các hoạt động khác như thanh toán, chuyển tiền, tư vấn

1.1.1.3 Phân loại tín dụng ngân hàng

- Theo thời hạn tín dụng: tín dụng ngắn hạn, trung hạn, dài hạn

- Theo hình thức: chiết khấu, cho vay, bảo lãnh, cho thuê tài chính

- Theo tài sản đảm bảo: tín dụng có tài sản đảm bảo và không có tài sản đảm bảo

- Theo ngành kinh tế: tín dụng cho công nghiệp, tín dụng cho nông nghiệp, tín dụng cho thương mại dịch vụ

- Theo hình thái giá trị: gồm tín dụng bằng tiền, tín dụng bằng tài sản

- Theo rủi ro: gồm tín dụng lành mạnh, tín dụng có vần đề, nợ quá hạn có khả năng thu hồi, nợ quá hạn khó đòi

1.1.2 Rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh của NHTM

1.1.2.1 Khái niệm rủi ro tín dụng

Rủi ro tín dụng là khả năng xảy ra những tổn thất mà ngân hàng phải chịu do khách hàng vay không trả đúng hạn, không trả, hoặc không trả đầy đủ vốn và lãi

Trang 7

1.1.2.2 Phân loại rủi ro tín dụng

- Theo phương diện quản lý thì rủi ro tín dụng được chia thành 2 loại: Rủi ro tín dụng có thể kiểm soát được (rủi ro khả kháng) và rủi ro tín dụng không thể kiểm soát được (rủi ro bất khả kháng)

- Theo tính chất của rủi ro tín dụng thì có thể chia thành 2 loại: Rủi ro sai hẹn và rủi ro mất vốn

1.1.2.3 Các chỉ tiêu đo lường rủi ro tín dụng

- Tỷ lệ nợ quá hạn

- Tỷ lệ giữa giá trị các khoản nợ xấu so với tổng dư nợ cho vay

- Tỷ lệ giữa các khoản xoá nợ trong năm so với tổng dư nợ cho vay

- Tỷ lệ giữa dự phòng tổn thất tín dụng hàng năm so với tổng dư nợ cho vay

kỳ báo cáo

- Tỷ lệ giữa dự phòng tổn thất tín dụng so với các khoản nợ xấu

1.1.2.4 Các dấu hiệu nhận biết rủi ro tín dụng

- Nhóm các dấu hiệu từ phía khách hàng: các dấu hiệu liên quan đến mối quan hệ với ngân hàng; các dấu hiệu liên quan đến phương pháp quản lý, tình hình tài chính và hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty

- Nhóm các dấu hiệu từ chính sách tín dụng của ngân hàng: đánh giá và phân loại không chính xác về mức độ rủi ro của khách hàng; soạn thảo các điều kiện ràng buộc trong hợp đồng tín dụng không rõ ràng; chính sách tín dụng quá cứng nhắc hoặc lỏng lẻo; hồ sơ tín dụng không đầy đủ

1.1.2.5 Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng

- Nguyên nhân từ các nhân tố vĩ mô: Môi trường kinh tế không thuận lợi; môi trường pháp lý không đồng bộ

- Nguyên nhân từ phía khách hàng: Khách hàng sử dụng vốn sai mục đích; khách hàng làm ăn thua lỗ; tình hình tài chính của doanh nghiệp yếu kém

Trang 8

- Nguyên nhân từ phía ngân hàng: Do cán bộ tín dụng yếu kém về trình độ chuyên môn nghiệp vụ cũng như tư cách đạo đức; do thiếu giám sát và quản lý sau khi cho vay; do cơ chế chính sách của bản thân các ngân hàng chưa phù hợp

1.1.2.6 Ảnh hưởng của rủi ro tín dụng

Đối với ngân hàng cấp tín dụng: Rủi ro tín dụng làm ảnh hưởng đến uy tín, thu nhập của ngân hàng, làm giảm khả năng thanh toán của ngân hàng và có nguy

cơ dẫn đến phá sản ngân hàng

Đối với nền kinh tế: Rủi ro tín dụng có thể gây nên khủng hoảng tài chính tiền tệ, gây ra hậu quả tiêu cực tới mọi đối tượng trong xã hội, làm giảm lòng tin của công chúng vào các chính sách tài chính tiền tệ của Chính phủ

1.2 QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NHTM

1.2.1 Khái niệm quản lý rủi ro tín dụng

Quản lý rủi ro tín dụng là quá trình ngân hàng tác động đến hoạt động tín dụng thông qua bộ máy và công cụ quản lý để phòng ngừa, cảnh báo, đưa ra các biện pháp nhằm hạn chế đến mức tối đa việc không thu được đầy đủ cả gốc và lãi của khoản vay, hoặc thu gốc và lãi không đúng hạn

1.2.2 Vai trò của quản lý rủi ro tín dụng đối với hoạt động kinh doanh của NHTM

Công tác quản lý rủi ro tín dụng có vai trò hết sức quan trọng đối với sự tồn tại của mỗi ngân hàng Nếu công tác quản lý rủi ro tín dụng được thực hiện tốt, sẽ hạn chế được những rủi ro xảy ra đối với ngân hàng, làm tăng thu nhập của ngân hàng, tạo điều kiện cho sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế nói chung

1.2.3 Nội dung quản lý rủi ro tín dụng

Quản lý rủi ro tín dụng bao gồm các nội dung sau: cơ cấu tổ chức hoạt động tín dụng và cơ cấu quản lý giám sát rủi ro tín dụng của ngân hàng; xây dựng văn bản chế

độ, quy chế, quy trình thủ tục cấp tín dụng; xây dựng chính sách tín dụng; xây dựng

Trang 9

hệ thống các công cụ đo lường và định hạng tín dụng; quản lý, giám sát danh mục cho vay; hệ thống kiểm tra, kiểm soát tín dụng; trích lập dự phòng và xử lý rủi ro tín dụng;

hệ thống thông tin quản trị rủi ro tín dụng

1.3 KINH NGHIỆM QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG Ở MỘT SỐ NƯỚC VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI VIỆT NAM

1.3.1 Kinh nghiệm của Hàn Quốc:

Chính sách quản lý rủi ro tín dụng được xây dựng chi tiết, chặt chẽ; cơ cấu tổ chức quản lý rủi ro chặt chẽ, tách bạch khỏi hoạt động kinh doanh

1.3.2 Kinh nghiệm của Mỹ

Nguyên nhân rủi ro tín dụng tại Mỹ xuất phát phần lớn từ việc quản lý kiểm soát khoản vay kinh doanh bất động sản và chứng khoán còn yếu kém, chất lượng tín dụng không được coi trọng, không thẩm định kỹ trước khi cho vay, sử dụng nguồn huy động ngắn hạn để đầu tư vào những khoản dài hạn

1.3.3 Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam

Xây dựng hệ thống kiểm soát và quản lý rủi ro riêng biệt với hệ thống quản

lý tín dụng trực thuộc HĐQT; xây dựng, đào tạo đội ngũ chuyên gia về quản lý RRTD; thường xuyên tổ chức các khoá đào tạo và bồi dưỡng kiến thức để nâng cao năng lực đánh giá, phân tích RRTD; đẩy mạnh công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ; quản lý RRTD thông qua kiểm soát việc tuân thủ sổ tay tín dụng

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG

TẠI NGÂN HÀNG No&PTNT VIỆT NAM

2.1 TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG No&PTNT VIỆT NAM

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển

Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam được thành lập ngày 26/3/1988, đến ngày 14/11/1990 đổi tên thành Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam, đến ngày 15/11/1996, đổi tên Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam thành Ngân hàng No&PTNT Việt Nam No&PTNT hoạt động theo mô hình Tổng công ty 90, là

Trang 10

doanh nghiệp Nhà nước hạng đặc biệt, hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng và chịu sự quản lý trực tiếp của NHNN Việt Nam

Năm 2008 là năm ghi dấu chặng đường 20 năm xây dựng và trưởng thành của Ngân hàng No&PTNT VN Trong chiến lược phát triển của mình, Ngân hàng No&PTNT VN sẽ trở thành một Tập đoàn tài chính đa ngành, đa sở hữu, hoạt động

đa lĩnh vực

2.1.2 Cơ cấu tổ chức

2.1.3 Hoạt động kinh doanh

2.1.3.1 Hoạt động huy động vốn

Nguồn vốn huy động của Ngân hàng No&PTNT VN liên tục tăng mạnh qua các năm Năm 2008 tổng nguồn vốn đạt 363.001 tỷ đồng, tăng 67.953 tỷ đồng (tăng 23%) so với năm 2007, trong đó nguồn vốn huy động từ dân cư chiếm tỷ trọng cao nhất (48%) Nguồn vốn huy động chủ yếu của Ngân hàng No&PTNT VN chủ yếu là bằng đồng Việt Nam (chiếm 90% tổng nguồn vốn)

2.1.3.2 Hoạt động tín dụng

BAN KIỂM SOÁT

BAN TRÙ BỊ UBQL RỦI

RO

HỘI ĐỒNG QUẢN

TRỊ

BỘ PHẬN GIÚP

VIỆC HĐQT

TỔNG GIÁM ĐỐC

KẾ TOÁN

TRƯỞNG

HỆ THỐNG KIỂM TRA KIỂM TOÁN NỘI BỘ

CÁC PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC

HỆ THỐNG BAN CHUYÊN MÔN

NGHIỆP VỤ

SỞ GIAO

DỊCH

ĐƠN VỊ

SỰ NGHIỆP

CÔNG

TY TRỰC THUỘC

CHI NHÁNH CẤP I

VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN

Trang 11

Hoạt động tín dụng tại Ngân hàng No&PTNT VN có sự tăng trưởng qua các năm Cơ cấu tín dụng theo thời gian cũng có sự thay đổi theo xu hướng giảm tỷ trọng dư nợ trung và dài hạn, dư nợ ngắn hạn có xu hướng tăng lên Cơ cấu tín dụng theo thành phần kinh tế của Ngân hàng đã chuyển biến tích cực theo hướng giảm dần tỷ trọng cho vay đối với DNNN và tăng dần tỷ trọng cho vay đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, hộ sản xuất và hợp tác xã

2.1.3.3 Hoạt động dịch vụ khác

- Tiếp nhận và quản lý các dự án đầu tư nước ngoài: Các dự án tiếp tục hướng vào mục tiêu mở rộng tín dụng phát triển nông nghiệp nông thôn, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tạo công ăn việc làm, cải thiện đời sống người dân tại các vùng nông thôn VN

- Kinh doanh ngoại tệ: Hoạt động kinh doanh ngoại tệ của Ngân hàng No&PNTN VN phát triển lành mạnh, an toàn và vững chắc

- Thanh toán quốc tế: mạng lưới kinh doanh đối ngoại nói chung và thanh toán quốc tế nói riêng của Ngân hàng Nông nghiệp không ngừng được mở rộng

2.1.3.4 Kết quả hoạt động kinh doanh

Mặc dù trong năm 2008, tình hình kinh tế trong nước và thế giới gặp nhiều khó khăn ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của hệ thống ngân hàng nói chung Ngân hàng No&PNTN VN nói riêng nhưng kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng No&PNTN VN vẫn đạt kế hoạch đặt ra và tăng so với năm 2007

2.2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG No&PTNT VIỆT NAM

2.2.1 Thực trạng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng No&PTNT VN

Tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu có xu hướng giảm trong năm 2007, nhưng lại tăng mạnh trong năm 2008 Nợ quá hạn, nợ xấu tăng mạnh trong năm 2008 chủ yếu là do khách hàng kinh doanh thua lỗ dẫn đến không có khả năng trả nợ cho ngân hàng Để hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng cũng như có sự chủ động nếu như rủi ro tín

Ngày đăng: 05/11/2016, 19:35

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w