Phù Mỹ (Lâm Đồng) với Đơng Nam Bộ và Nam Trung Bộ

Một phần của tài liệu Di chỉ khảo cổ học Phù Mỹ (Cát Tiên - Lâm Đồng) - Những mối liên hệ văn hóa (Trang 51 - 61)

2.2.2 Phù Mỹ (Lâm Đồng) với Đơng Nam Bộ và Nam Trung Bộ Trung Bộ

Từ Phù Mỹ thơng với miền Đơng Nam Bộ qua con sơng Đồng Nai. Chính con sơng này là huyết mạch nối Phù Mỹ với di chỉ Dốc Chùa (Bình Dương), với di chỉ Suối Linh, Cái Lăng (Đồng Nai), thậm chí cịn đi xa hơn nữa xuống tận Bưng Bạc, Bưng Thơm (Bà Rịa - Vũng Tàu) (Bản đồ 2, tr. 60).

Các nhà khảo cổ dễ dàng nhận ra những bàn xoa đồ gốm Phù Mỹ giống di vật cùng loại trong các di chỉ Suối Linh và Cái Vạn

(Aûnh 18, tr. 97). Những chiếc rìu tứ giác hoặc tam giác bằng đá basalte tương tự di vật cùng loại ở di chỉ Suối Linh (Bản vẽ 6, tr. 77). Những hạt chuỗi bằng đá bán quý chế tạo với kỹ thuật cao, đặc biệt là những khuơn đúc rìu đồng và những rìu đồng cĩ lưỡi hình hyperbol ở Phù Mỹ giống các di vật cùng loại ở di chỉ Dốc Chùa và Bưng Bạc

(Bản vẽ 10, tr. 79). Mối liên hệ văn hĩa giữa Tây Nguyên và miền Đơng Nam Bộ, hay giữa trung lưu và hạ lưu Đơng Nai chắc hẳn đã được xác lập từ giai đoạn đồng thau.

Địa điểm Dốc Chùa ở xã Tân Mỹ, huyện Tân Uyên (Bình Dương), gồm nhiều giai đoạn, song giai đoạn cuối thời đại đồng, đầu thời đại sắt là rõ rệt nhất. Di chỉ nằm ở bờ nam sơng Đồng Nai, xung quanh cịn cĩ các di chỉ Vườn Dũ, Mỹ Lộc và Cù Lao Rùa. Trong 3 lần khai quật đầu tiên, ở Dốc Chùa thu được 76 khuơn đúc rìu, 68 hiện vật đồng, 549 hiện vật gốm, đặc biệt 449 dọi xe sợi. Niên đại C14 lớp sớm nhất là 1.195 ± 50 năm và muộn nhất là 545 ± 50 năm trước CN.

Điểm đáng nĩi ở di chỉ Dốc Chùa là kỹ nghệ luyện kim, chế tạo cơng cụ đồng, nơi cĩ tới 76 khuơn đúc đồng, chủ yếu là khuơn đúc rìu, sau đĩ là đúc lao, giáo, lưỡi câu, mũi tên, lục lạc. Khuơn đúc rìu ở đây làm bằng sa thạch, hai mang, hình rìu cĩ họng tra cán, lưỡi hình hyperbol. Trong sưu tập đồ đồng Dốc Chùa, chủ yếu là rìu cĩ họng loe, lỗ tra cán sâu, vai xịe cân, rìa lưỡi cong hình hyperbol, một mặt lớn phẳng, mặt kia hơi khum, lưỡi vát. Ngồi rìu cịn cĩ lao, giáo, qua, dao hái, lục lạc, tượng... Những tư liệu này cho thấy, Dốc Chùa là một trung tâm luyện kim, đúc đồng. Điều lý thú là, các khuơn đúc rìu và rìu đồng ở Dốc Chùa rất giống với di vật cùng loại ở một số di chỉ cùng niên đại ở lưu vực sơng Đồng Nai. Một số nhà nghiên cứu đã nhận ra mối quan hệ rộng hơn của Dốc Chùa với cả vùng lưu vực sơng Mê Cơng như Mlu Plei, Samrơng Sen, Long Prao. Những phát hiện mới ở Phù Mỹ đã bổ sung thêm một vùng ảnh hưởng kỹ thuật luyện kim khác từ Dốc Chùa nĩi riêng và miền Đơng Nam Bộ nĩi chung tới Nam Tây Nguyên.

Trong sưu tập gốm Dốc Chùa hầu như khơng cĩ những bàn xoa đồ gốm như Phù Mỹ. Trong khi đĩ bàn xoa gốm kiểu Phù Mỹ lại cĩ rất nhiều ở địa điểm Suối Linh (397 chiếc), Cái Vạn (32 chiếc). Cĩ người phân chia thời đại đồng thau và sắt sớm ở lưu vực sơng Đồng Nai thành 3 giai đoạn (sớm, giữa, muộn), đại diện là các di chỉ Cầu Sắt, Bến Đị và Dốc Chùa.

Theo cách phân chia này, thì cư dân cổ Phù Mỹ chịu ảnh hưởng văn hĩa lưu vực sơng Đồng Nai cả 2 giai đoạn giữa và muộn: Giai đoạn giữa chịu ảnh hưởng kỹ nghệ làm gốm, rìu bơn tứ giác của cư dân giai đoạn Bến Đị mà những chiếc bàn xoa gốm là tiêu biểu; giai đoạn sau chịu ảnh hưởng kỹ thuật luyện kim của cư dân

giai đoạn Dốc Chùa, mà khuơn đúc rìu và rìu đồng lưỡi hình hyperbol là điển hình.

Từ hệ thống sơng Đồng Nai - La Ngà, Phù Mỹ cĩ thể cĩ mối liên hệ nào đĩ giữa cao nguyên với vùng biển Nam Trung Bộ. Tại di chỉ Hồ Diêm, Cam Ranh (Khánh Hồ), các nhà khảo cổ đã tìm thấy rìu đá, bàn đập khắc rãnh, hạt chuỗi cĩ nét giống với Phù Mỹ. Loại khuơn đúc rìu cĩ lưỡi hình hyperbol cũng đã tìm thấy ở Ninh Hồ, một huyện miền núi giáp với Tây Nguyên.

Trong khi đĩ, dọc ven biển từ Ninh Thuận đến Bình Thuận, một cầu nối miền Đơng nam Bộ với Nam Trung Bộ lại hầu như khơng phát hiện được các di chỉ khảo cổ cĩ khuơn đúc rìu và rìu đồng kiểu Dốc Chùa. Rõ ràng mối liên hệ văn hĩa giữa Nam Tây Nguyên với Nam Trung Bộ, giữa miền núi đồi Cát Tiên với vùng biển Cam Ranh đã được xác lập.

2.3. Nhận xét

Với tư liệu sau 3 lần khai quật Phù Mỹ, chúng ta cĩ thêm những nhận thức mới về đặc trưng văn hĩa của di chỉ này. Nhưng chỉ cĩ duy nhất một di chỉ Phù Mỹ thì chưa đủ để khái quát về thời đại kim khí Lâm Đồng. Mối liên hệ văn hĩa giữa Nam Tây Nguyên với miền Đơng Nam Bộ và Nam Trung Bộ cĩ thể được xem như là mối liên hệ giữa Cao nguyên - Đồng bằng - Duyên hải. Cĩ thể mối liên hệ ấy được xác lập sớm hơn, song chỉ đến hậu kỳ đồng thau - sắt sớm thì mối liên hệ này mới thực sự chuyển biến về chất, nhờ giao lưu kỹ thuật luyện kim và chế tạo đồ gốm.

Trong 3 vùng văn hĩa ấy, vùng hạ lưu sơng Đồng Nai giữ vai trị trung tâm phát minh và phổ biến kỹ thuật luyện kim ra chung quanh. Cư dân cổ Phù Mỹ ở Lâm Đồng và cư dân Hồ Diêm ở Cam Ranh là những nhĩm người hết sức năng động, nhạy bén, đã tiếp thu và ứng dụng kỹ thuật luyện kim ấy trên những vùng đất của mình, gĩp phần tạo ra tính thống nhất trong đa dạng của văn minh thời đại kim khí miền Nam Việt Nam. Từ những luận điểm đã trình bày ở trên, sẽ là cơ sở để chúng tơi đề xuất một số quan điểm mới về vị trí của di chỉ Phù Mỹ.

KẾT LUẬN

Trong đề tài, chúng tơi đã dành Chương một để tổng hợp đầy đủ kết quả 3 lần khai quật. Tư liệu cơng bố trong chương này là đáng tin cậy bởi lẽ chúng tơi đã sử dụng số liệu kết quả của các đồng nghiệp trực tiếp phụ trách khai quật.

Chương hai là trọng tâm của đề tài, gồm 2 phần chính.

Phần thứ nhất chúng tơi tập trung làm rõ đặc trưng văn hĩa của di chỉ, đi sâu khảo tả đặc trưng di vật theo chất liệu và loại hình. Từ đĩ khái quát vài nét chấm phá về đời sống chủ nhân.

Phần thứ hai, dựa trên đối sánh về đặc trưng văn hĩa, đề tài đi tìm những mối liên hệ văn hĩa giữa chủ nhân di chỉ Phù Mỹ với cư dân kim khí Đơng Nam Bộ và Nam Trung Bộ.

Cho đến nay, di chỉ Phù Mỹ là đại diện duy nhất của hậu kỳ đồng thau-sơ kỳ sắt phát hiện nằm trên đất tỉnh Lâm Đồng. Trong các bài báo trước kia, ngay cả trong luận án Tiến sỹ của mình về khảo cổ học Lâm Đồng, chúng tơi vẫn cho rằng di chỉ Phù Mỹ thuộc về vùng văn hĩa khảo cổ Nam Tây Nguyên, cĩ mối quan hệ với các khu vực lân cận.

Khi thực hiện đề tài này, cĩ điều kiện tiếp xúc nhiều hơn với di vật khảo cổ ở Đơng Nam bộ, chúng tơi cĩ một quan điểm nhìn nhận mới.

Rõ ràng khơng thể phủ nhận cĩ sư tương đồng rõ nét giữa kỹ thuật đúc đồng ở Phù Mỹ và Dốc Chùa, Bưng Bạc. Phù Mỹ cịn là một trung tâm gốm bàn xoa lớn, cĩ thể tương đương về qui mơ với Suối Linh, Cái Vạn. Ngồi ra, rìu đá, vịng tay, hạt chuỗi Phù Mỹ cũng gần gũi với di vật cùng loại ở Suối Linh, Phước Tân. Trong khi đĩ, nếu nhìn trên bản đồ địa hình thì Phù Mỹ – hay rộng hơn là các huyện Cát Tiên, ĐạTeh, Đạ Huoai, tức 3 huyện cực nam củ tỉnh Lâm Đồng – thuộc về Đơng Nam bộ hơn là gắn với Tây Nguyên. Cát Tiên nằm ở trung lưu sơng Đồng Nai, nằm dưới con đèo cuối cùng (Đèo Chuối) của Nam Tây Nguyên, mở đầu của khu vực bán bình nguyên Đơng Nam bộ. Nếu coi Đơng Nam bộ là một mặt phẳng nghiêng thoải dần từ tây sang đơng ra biển thì Phù Mỹ nằm ở rìa cạnh phía tây bắc, với độâ cao tuyệt đối 140m.

Thực ra, khi nghiên cứu về các văn hĩa khảo cổ, nhất là giai đoạn tiền sử, chúng ta khơng nên quá phụ thuộc vào địa giới hành chính địa phương, thậm chí biên giới quốc gia. Vì thế, chúng tơi cho rằng, di chỉ Phù Mỹ thuộc về phức hệ văn hĩa kim khí lưu vực Đồng

Nai. Cư dân Phù Mỹ khơng chỉ chịu ảnh hưởng của cư dân Đồng Nai mà họ chính là một bộ phận cấu thành văn hĩa lưu vực Đồng Nai.

Phát triển xa hơn luận điểm này, chúng tơi nhận định, khu di tích Cát Tiên cũng nằm trong địa bàn phân bố của các bộ lạc Đồng Nai thời tiền sử, mà di chỉ Phù Mỹ là một minh chứng. Trong thời gian gần đây, các nhà nghiên cứu đã đưa ra nhiều kiến giải về chủ nhân khu di tích Cát Tiên nhưng vẫn chưa cĩ sự thống nhất. Từ năm 2006, các nhà khảo cổ đã tìm thấy dấu vết cư trú ở Quảng Ngãi (Cát Tiên) cĩ niên đại sớm đến TK IV. Phát hiện niên đại mới này hứa hẹn cĩ thể đưa ra giả thuyết là chủ nhân khu di tích Cát Tiên chính là hậu duệ của cư dân lưu vực sơng Đồng Nai thời đại kim khí. Cư dân lưu vực Đồng Nai, khi đạt tới đỉnh cao của kỹ nghệ luyện kim đồng - sắt với các di chỉ Phú Hịa, Suối Chồn, Giồng Phệt, Dốc Chùa, đã bước vào thời kỳ văn minh sơ sử. Như nhiều cư dân cổ ở phương Nam, các bộ lạc ở lưu vực Đồng Nai đã liên minh lại, tiếp thu văn hĩa Aán Độ và xây dựng ở đây một Tiểu quốc. Tiểu quốc đĩ cĩ trung tâm ở khu vực Xuân Lộc – Biên Hịa và đến thế kỷ VI – VII đã xây dựng Thánh địa tơn giáo ở Cát Tiên – Tân Phú. Tuy nhiên, để chứng minh giả thuyết này, chúng ta dứng trước một khoảng trống thời gian 5-6 thế kỷ đứt đoạn. Tư liệu bi ký và thư tịch của Đồng Nai thời sơ sử cũng rất hiếm hoi. Vì vậy chúng tơi coi ý kiến nêu trên là một giả thiết cơng tác và sẽ cịn tiếp tục đi sâu vào vấn đề này trong một dịp khác.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trần Văn Bảo (2001), “KCH Lâm Đồng, tư liệu, nhận thức và vấn đề”, Luận

văn Thạc sỹ, Tư liệu Trường Đại học Đà Lạt.

2. Trần Văn Bảo (2004), “KCH Lâm Đồng, một số vấn đề mấu chốt”, KCH, (6), tr. 49 - 64.

3. Trần Văn Bảo (2007), Khai quật di chỉ Phù Mỹ (Cát Tiên, Lâm Đồng), Thơng

báo khoa học, Trường ĐHĐL. tr 7-12

4. Trần Văn Bảo (2007), Báo cáo khai quật di chỉ Phù Mỹ (Lâm Đồng), Tư liệu

Trường Đại học Đà Lạt.

5. Trần Văn Bảo (2008), Di chỉ Phù Mỹ (Lâm Đồng), những mối liên hệ văn hĩa,

KCH, (1), tr.30 - 39.

6. Trần Văn Bảo (2008), “KCH tiền – sơ sử và Lịch sử Lâm Đồng, Luận án Tiến sỹ lịch sử. Thư viện Quốc gia, Hà Nội.

7. Trần Văn Bảo (2008), “ Từ văn minh Đồng Nai tới Thánh địa Cát Tiên. Kỷ yếu

Hội nghị khoa học về di tích Cát Tiên lần thứ hai, Tư liệu Sở VH-DL-TT Lâm Đồng.

8. Hồng Xuân Chinh (1998), "Thám sát di chỉ thời đại kim khí ở Phù Mỹ, Cát Tiên

(Lâm Đồng), NPHM... 1997, Nxb. KHXH, Hà Nội, tr. 192-193.

9. Lê Xuân Diệm, Phạm Quang Sơn, Bùi Chí Hồng (1991), Khảo cổ Đồng Nai,

Nxb. Đồng Nai.

10. Bùi Chí Hồng (chủ biên) (2007), Báo cáo khai quật (lần hai) di tích Phù Mỹ,

Cát Tiên, (Lâm Đồng) . Tư liệu Viện KHXH vùng Nam Bộ.

11. Nguyễn Khánh Trung Kiên (2007), “ Khai quật di tích KCH Phù Mỹ (Lâm

Đồng) lần thứ hai-năm 2006”, KCH (4), tr. 12-14.

12. Nguyễn Khắc Sử, Nguyễn Cơng Bằng (2003), "Ghi chú về tiền - sơ sử Khánh

Hồ dưới ánh sáng của tài liệu mới", KCH, (5). tr 3-15.

13. Nguyễn Khắc Sử (2007), KCH tiền sử Tây Nguyên. Nxb.Giáo dục, Hà Nội.

14. Trần Quý Thịnh, Trịnh Sinh và nnk (2000), "Khai quật di chỉ Phù Mỹ, Cát

Tiên (Lâm Đồng)", NPHM... 1999, Nxb. KHXH, Hà Nội.

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT ĐỀ TÀI NCKH CẤP BỘ 2007

NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA ĐỀ TÀI KH & CN CẤP BỘ

Tên đề tài: Di chỉ khảo cổ học Phù Mỹ (Cát Tiên, Lâm Đồng)- những mối liên hệ văn hĩa

Mã số: B2007 – 14 – 19

Chủ nhiệm đề tài: TS. Trần Văn Bảo

Cơ quan chủ trì đề tài: Trường Đại học Đà Lạt

Cơ quan và cá nhân phối hợp thực hiện: Viện Khảo cổ học Hà Nội; Trung tâm NCKC tại TP. Hồ Chí Minh.

Thời gian thực hiện: Từ 7-2007 đến 12 – 2008

Những điểm mới trong đề tài cĩ thể ứng dụng trong nghiên cứu và đào tạo:

1. Đề tài tổng hợp và trình bày đầy đủ kết quả 3 lần khai quật, đặc biệt là các phát hiện mới của mỗi lần khai quật, nhằm cung cấp cho các nhà nghiên cứu thơng tin chính xác về di chỉ khảo cổ học Phù Mỹ

2. Đề tài xác định những đặc trưng cơ bản về di tích, di vật của di chỉ Phù Mỹ, từ đĩ làm rõ nội dung, tính chất, niên đại, chủ nhân và mối liên hệ văn hĩa của dư dân Phù Mỹ trong khu vực

3. Đề tài đã xác định vị trí của di chỉ Phù Mỹ thuộc về khơng gian phân bố của văn hĩa kim khí lưu vực sơng Đồng Nai, khác biệt với cư dân đồng đại ở Tây Nguyên nĩi chung

4. Từ sự trùng lặp về khơng gian phân bố, đề tài cũng đặt ra giả thuyết khoa học là cĩ thể hậu duệ của cư dân kim khí Đồng Nai, trong đĩ cĩ nhĩm cư dân Phù Mỹ là chủ nhân của khu di tích Cát Tiên.

Cơ quan chủ quản Chủ nhiệm đề tài

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT

Báo cáo tổng kết đề tài khoa học cấp Bộ

Tên đề tài:

DI CHỈ KHẢO CỔ HỌC PHÙ MỸ (CÁT TIÊN, LÂM ĐỒNG) - NHỮNG MỐI LIÊN HỆ VĂN HĨA

Mã số: B2007 – 14 – 19

Chủ nhiệm đề tài: TS. Trần Văn Bảo

- Danh sách những người tham gia thực hiện đề tài:

1. PGS.TS. Nguyễn Khắc Sử. Viện Khảo cổ học 2. TS. Trần Quý Thịnh. Viện Khảo cổ học

3. TS. Bùi Văn Liêm. Viện Khảo cổ học

4. TS. Bùi Chí Hồng. Trung tâm NCKC (Viện KHXH vùng Nam Bộ)

5. CN. Phan Thanh Tồn. Viện Khảo cổ học 6. CN. Lê Xuân Hưng. Trường Đại học Đà Lạt 7. Ths. Mai Minh Nhật. Trường Đại học Đà Lạt

- Các cơ quan phối hợp chính

1. Viện Khảo cổ học Hà Nội

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU... 1

CHƯƠNG MỘT. DI CHỈ KHẢO CỔ HỌC PHÙ MỸ QUA BA LẦN KHAI QUẬT... 5

1.1. Vài nét về địa bàn nghiên cứu ... 5

1.2. Lịch sử phát hiện... 7

1.3. Kết quả khai quật di chỉ Phù Mỹ... 9

1.3.1. Cuộc khai quật lần thứ nhất (1998)... 9

1.3.2. Cuộc khai quật lần thứ hai (2006) ...14

1.3.3. Cuộc khai quật lần thứ ba (2007) ...18

1.4. Nhận xét ... 34

CHƯƠNG HAI. ĐẶC TRƯNG VÀ CÁC MỐI LIÊN HỆ VĂN HĨA CỦA DI CHỈ PHÙ MỸ ... 35

2.1. Về đặc trưng văn hĩa... 35

2.1.1. Đặc trưng di tích ...35

2.1.2. Đặc trưng di vật ...38

2.1.3. Niên đại và chủ nhân ...45

2.2. Di chỉ Phù mỹ và những mối liên hệ văn hĩa ... 50

2.2.1. Di chỉ Phù Mỹ (Lâm Đồng) với Tây Nguyên ...50

2.2.2 Phù Mỹ (Lâm Đồng) với Đơng Nam Bộ và Nam Trung Bộ...51

2.3. Nhận xét ... 54

KẾT LUẬN ... 55

TÀI LIỆU THAM KHẢO... 58

Một phần của tài liệu Di chỉ khảo cổ học Phù Mỹ (Cát Tiên - Lâm Đồng) - Những mối liên hệ văn hóa (Trang 51 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)