Đặc trưng di tích

Một phần của tài liệu Di chỉ khảo cổ học Phù Mỹ (Cát Tiên - Lâm Đồng) - Những mối liên hệ văn hóa (Trang 35 - 38)

8000 m2. Di chỉ nằm trên một bãi bồi bên hữu ngạn sơng Đồng Nai, thuộc địa phận thơn 3, xã Phù Mỹ, Cát Tiên; chiều đơng tây, giới hạn từ dốc Đá Mài tới ngã ba Phù Mỹ, dài khoảng 200m; chiều bắc nam, giới hạn từ con đường tỉnh lộ 721 tới bờ sơng rộng từ 50-100m. Di chỉ nằm trải dài theo chiều đơng tây và cách mép sơng khoảng 25-50m. Đối diện với di chỉ, bên tả ngạn là địa phận xã Đắc Lua, Tân Phú, tỉnh Đồng Nai, thuộc khu vực vườn quốc gia Nam Cát Tiên

(Aûnh 1-2, tr. 87).

Phù Mỹ cĩ một số đặc trưng nổi bật là di chỉ cư trú ngồi trời, thuộc loại hình thềm sơng. Cấu trúc địa tầng của các hố khai quật di chỉ Phù Mỹ đều là tầng phù sa cổ khá dày của sơng Đồng Nai, trung bình khoảng 1,5m. Lớp mặt là phù sa hiện đại cĩ độ dày trung bình 80cm, được bồi phủ nhiều lần. Tương ứng với mỗi lần bồi phủ, địa tầng cĩ một màu sắc. Từ trên xuống là các lớp đất màu nâu xẫm, lớp màu nâu nhạt và lớp màu vàng. Tầng đất phù sa này là dấu tích

những lần tràn ngập của sơng Đồng Nai. Tầng văn hĩa cũng là phù sa, cĩ màu nâu đen, dày trung bình 30 đến 40cm. Lớp dưới cùng là sinh thổ, là phù sa, đơi nơi bị laterit hĩa, cĩ màu nâu nhạt.

Trong tầng văn hĩa di chỉ Phù Mỹ đã tìm thấy dấu tích bếp, lị nung và mộ. Bếp ở Phù Mỹ thường là khu vực tập trung than tro, màu đen, cĩ lẫn những mảnh đá, mảnh gốm trong một phạm vi gần trịn, đuờng kính 40-60cm. Số lượng bếp khá nhiều, trong hố khai quật số 2 với diện tích 50m2 cĩ 4 bếp.

Lị nung là một khu vực tập trung rất nhiều cục đá, than tro, hình dáng thường là hình bầu dục, dài nhất 1m, rộng 0,5m, dày trung bình 0,4-0,5m. Trong phạm vi khu lị nung tìm được các mảnh khuơn đúc rìu, bị vỡ.

Mộ táng ở Phù Mỹ được xác nhận ở vết tích cịn lại khu đất đen, hình trịn hoặc bầu dục, đuờng kính trung bình 80cm, trong cĩ một số vật tùy táng chơn theo, thường là bình gốm, nồi gốm, bát bồng, cây đèn… nhưng tất cả đã bị đập vỡ. Những vết tích này gợi ý về mộ cải táng, khác hẳn với mộ nồi vị úp nhau hoặc mộ chum thường thấy ở giai đoạn này (Aûnh 34, tr. 108).

Trong đợt khai quật 2006, nhưng người trực tiếp khai quật đặc biệt lưu ý tới dấu vết cư trú muộn, nằm trong lớp phù sa mỏng phía trên tầng văn hĩa. Qua các lần thám sát và khai quật tại đây, các nhà khảo cổ học đã ghi nhận cĩ một tầng văn hĩa thuần nhất dày trung bình 0,25 – 0,45m. Tầng văn hĩa này được bảo quản nguyên vẹn bên dưới lớp phù sa, tránh khỏi mọi sự xâm hại sau này. Độ dày trung bình của lớp phù sa trong khoảng 0,70 – 0,80m bên trên là một lớp đất mặt – đất canh tác dày khoảng 0,20m. Cĩ thể khái quát lại quá trình sinh sống của cư dân cổ nơi đây như sau: trên thềm phù sa

cổ của sơng Đồng Nai (là sinh thổ trong các hố khai quật) một cộng đồng cư dân cổ đã chọn đây làm nơi sinh sống. Vào thời điểm này, họ đã ở một trình độ phát triển xã hội tương đối cao, cũng như đã nắm rất vững kỹ thuật luyện đúc đồng. Nơi đây, ngay một khúc quanh sơng và được một dãy núi Đá Mài án ngư,õ là một địa khu an tồn để cư trú và cĩ nhiều thuận lợi để phục vụ nhu cầu cuộc sống. Vì thế, họ đã chọn địa điểm này làm nơi cư trú lâu dài với các ngành nghề thủ cơng: dệt, làm gốm, luyện đúc đồng, chế tác đồ trang sức. Họ cĩ một cuộc sống thanh bình và đầy đủ nhờ dịng sơng Đồng Nai và cánh rừng già kế cận. Sau giai đoạn cư trú tương đối lâu dài, một biến cố nào đĩ (cĩ thể là lũ lụt) đã diễn ra và nhận chìm tồn bộ khu vực trong biển nước. Cĩ thể thấy dấu vết của nước lũ thể hiện bằng một lớp phù sa xám vàng phủ đều trên một vùng rộng lớn ven sơng từ dốc Đá Mài kéo dài về phía tây đến tận ngã ba Phù Mỹ. Phải chăng khi lũ tràn vào, người cổ Phù Mỹ đã rút về phía tây, lên vùng đất cao hơn. Khi lũ rút, họ lại trở về làng cũ. Những mảnh gốm rời rạc ít ỏi nằm ở lớp phù sa 2 đánh dấu sự xuất hiện của con người dù rằng chỉ thống qua ngắn ngày chứ khơng cư trú liên tục. Dấu vết này để lại trên địa tầng vách đơng hố khai quật H3 trong lớp phù sa bồi đắp dày khoảng 8cm bên trên tầng văn hĩa. Theo người dân địa phương, hiện nay, mỗi lần diễn ra hiện tượng lũ lụt, khi nước rút, lớp phù sa lắng đọng dày khoảng 7 – 8cm tùy nơi. Khu vực mà họ tập trung sinh sống tiếp tục chính là khu vực hố khai quật H4 (2006) gần chân Dốc Đá Mài, nơi cĩ địa thế cao hơn giúp họ cảm thấy an tồn hơn. Tại đây, cuộc sống tiếp tục ổn định với các ngành nghề truyền thống: dệt, gốm, chế tạo đồ trang sức, đúc đồng… Dấu vết để lại của giai đoạn cư trú này khơng dày như ở tầng văn hĩa đầu tiên, chỉ khoảng 5 – 7cm. Sau đĩ, cộng đồng này

đã bỏ đi nơi khác sinh sống vì lý do nào chưa rõ. Phù sa trong những lần lũ lụt tiếp theo đã bồi lấp lên bề mặt cư trú lần thứ hai này một lớp dày và chơn vùi, đồng thời cũng bảo quản nguyên trạng về một thời kỳ nở rộ tài năng và ĩc thẩm mỹ của cư dân cổ Phù Mỹ.

Một phần của tài liệu Di chỉ khảo cổ học Phù Mỹ (Cát Tiên - Lâm Đồng) - Những mối liên hệ văn hóa (Trang 35 - 38)