Kiến nghị với ngân hàng nhà nước

Một phần của tài liệu TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM - CHI NHÁNH HÀ NỘI.DOC (Trang 62 - 64)

Chương 3: Giải pháp tăng cường quản lý rủi ro tín dụng tại chi nhánh Eximbank Hà Nộ

3.3.1.Kiến nghị với ngân hàng nhà nước

3.3.1.1. NHNN cần hoàn thiện các văn bản qui định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro nhằm hướng dẫn hoạt động tín dụng cho các ngân hàng

Hiện nay, việc phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng được thực hiện theo quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN của thống đốc ngân hàng nhà nước ban hành ngày 22/4/2005. Ra đời thay thế cho quyết định 488/2000/QĐ-NHNN, quyết định 493 đã khắc phục được một số hạn chế của quyết định 488 trong việc hướng dẫn hoạt động tín dụng trong các ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, các NHTM còn khá lúng túng trong việc triển khai và nhiều ý kiến cho rằng việc phân loại nợ chỉ dựa vào thời gian quá hạn là chưa

phản ánh chính xác rủi ro tín dụng của các ngân hàng. Do vậy, trong thời gian tới, NHNN cần ban hành các thông tư hướng dẫn cụ thể hơn nữa việc thực hiện quyết định 493, đồng thời xem xét việc tiến tới trích lập dự phòng theo mức độ rủi ro của khoản vay. Việc trích lập dự phòng rủi ro theo nợ quá hạn như hiện tại là không hợp lý vì có những khoản vay mặc dù chưa tới hạn nhưng đã tiềm ẩn khả năng mất vốn rất cao, cần được dự phòng rủi ro song lại không được trích lập.

3.3.1.2. Liên kết đồng bộ các tổ chức tín dụng, nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống thông tin tín dụng ngân hàng nhà nước

Hiện nay, việc một khách hàng có quan hệ với nhiều ngân hàng là khá phổ biến. Tuy nhiên, các ngân hàng vẫn thực hiện độc lập nhau việc thu thập thông tin, đánh giá khách hàng mà chưa thực sự liên kết chặt chẽ vỡi nhau để giảm thời gian và chi phí thẩm định khách hàng, đánh giá được khách hàng một cách chính xác hơn. Sự ra đời của hệ thống thông tin tín dụng nhà nước chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu thông tin của các ngân hàng.

Hệ thống này được thiết lập nhằm hình thành một cơ sở dữ liệu tập trung về khách hàng để phục vụ cho quá trình phân tích, ra quyết định và quản lý tín dụng thông qua một cơ chế thu thập, xử lý, lưu trữ và chia sẻ thông tin tín dụng trong hệ thống các ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, trong những năm qua, hoạt động của hệ thống thông tin này chưa thực sự hiệu quả trong việc phát hiện và ngăn ngừa rủi ro tín dụng. Nguyên nhân là do chất lượng thông tin thấp, thông tin sơ sài, chủ yếu là về quan hệ của khách hàng đó với ngân hàng khác, thông tin pháp lý, lịch sử tín dụng, môi trường cạnh tranh... Trong khi đó, những thông tin về phẩm chất đạo đức, năng lực kinh doanh, tình trạng tài chính của khách hàng, tài sản đảm bảo… thì thường không đầy đủ hoặc quá cũ nên không còn phù hợp. Do vậy, yêu cầu đặt ra là ngân hàng Nhà

nước cần phải nâng cấp hệ thống thông tin tín dụng, tạo điều kiện cho các ngân hàng thương mại quản lý rủi ro hiệu quả hơn.

3.3.1.3. Tăng cường hoạt động thanh tra, giám sát và đánh giá an toàn đối với các ngân hàng thương mại

Để đảm bảo sự an toàn của hệ thống ngân hàng, NHNN cần phát huy vai trò kiểm tra, giám sát và đưa ra được đánh giá độc lập về chiến lược, chính sách, quy trình cấp tín dụng và quản trị danh mục của các NHTM. Tuy nhiên, hiện nay thanh tra NHNN mới chỉ dừng lại ở việc xem xét các ngân hàng có làm đúng các quy chế, quy định của NHNN hay không, đánh giá hoạt động tín dụng chỉ dựa trên tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn chứ không phải trên mức độ rủi ro được dự báo của các giao dịch mà ngân hàng đó đang tham gia... Do đó, để tăng cường hiệu quả công tác thanh tra, NHNN cần:

+ Định kỳ và đột xuất trực tiếp xuống ngân hàng kiểm tra, đánh giá, xem xét thực trạng hoạt động kinh doanh của ngân hàng để sớm nhận ra những vẫn đề còn tồn tại để nhanh chóng có hướng giải quyết.

+ Đào tạo đội ngũ thanh tra NHNN phẩm chất đạo đức tốt, nắm vững chuyên môn và tạo điều kiện cho họ làm quen, tiếp thu những nguyên tắc kiểm tra, giám sát mang tính quốc tế.

+ Trang bị các thiết bị tiên tiến, ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động kiểm tra, giám sát để quá trình này diễn ra nhanh chóng, chính xác, ít ảnh hưởng đến hoạt động của các NHTM.

Một phần của tài liệu TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM - CHI NHÁNH HÀ NỘI.DOC (Trang 62 - 64)