Định hướng quản lý rủi ro tín dụng tại chi nhánh Eximbank Hà Nộ

Một phần của tài liệu TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM - CHI NHÁNH HÀ NỘI.DOC (Trang 50 - 53)

Chương 3: Giải pháp tăng cường quản lý rủi ro tín dụng tại chi nhánh Eximbank Hà Nộ

3.1. Định hướng quản lý rủi ro tín dụng tại chi nhánh Eximbank Hà Nộ

Năm 2007, chi nhánh mở rộng và phát triển tất cả các nghiệp vụ kinh doanh, trong đó đặc biệt quan tâm đến việc mở rộng mạng lưới các phòng giao dịch để tăng trưởng nghiệp vụ: huy động vốn từ các tổ chức kinh tế, dân cư, tăng dư nợ cho vay, tăng doanh số thanh toán xuất nhập khẩu . . .

Về hoạt động tín dụng, chi nhánh có những định hướng cụ thể như sau: - Tiếp tục tập trung mở rộng qui mô hoạt động tín dụng cùng với việc nâng cao chất lượng tín dụng, hạn chế sự phát sinh các khoản nợ quá hạn mới, cụ thể là tổng dư nợ đạt 890.000 triệu đồng, khống chế tỷ lệ nợ quá hạn dưới 2% tổng dư nợ.

- Thực hiện đa dạng hóa cho vay về thời hạn cũng như lĩnh vực kinh doanh, đồng thời vẫn chú trọng cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ, có tình hình tài chính lành mạnh.

Bảng 6: Kế hoạch tăng trưởng tín dụng năm 2007

Đơn vị: triệu đồng

Năm 2007 Tăng giảm so với năm 2006Giá trị %

Tổng dư nợ 890.000 126.462 16,6%

Cho vay ngắn hạn 765.500 72.705 10,5%

Cho vay trung, dài hạn 133.500 62.757 88,7%

Nguồn: Phòng tín dụng – Chi nhánh Eximbank Hà Nội

- Bên cạnh việc tăng cường quản lý rủi ro, hạn chế sự phát sinh của các khoản nợ quá hạn, nợ có vấn đề, chi nhánh tiếp tục đẩy mạnh công tác thu hồi các khoản nợ đọng của các năm trước đã bù đắp bằng quỹ dự phòng rủi ro (đã chuyển ra theo dõi ngoại bảng).

- Thực hiện nghiêm túc qui trình nghiệp vụ cho vay và các qui định an toàn tín dụng, phân loại và trích lập đầy đủ dự phòng rủi ro.

Quyết định 457/2005/QĐ-NHNN qui định các tỷ lệ an toàn trong hoạt động tín dụng như sau:

+ Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu được qui định là 8% giữa vốn tự có và toàn bộ tài sản rủi ro của NH.

+ Tổng dư nợ cho vay của TCTD đối với một khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có của TCTD, tổng dư nợ cho vay và bảo lãnh không được vượt quá 25% vốn tự có của TCTD. Đối với một nhóm khách hàng có liên quan thì các tỷ lệ này lần lượt là 50% và 60%. Qui tắc này đòi hỏi các NH phải phân tán vốn khi cho vay, tránh trường hợp đầu tư vốn quá nhiều vào một hoặc một nhóm khách hàng.

+ Mức đầu tư vào một khoản đầu tư thương mại của TCTD tối đa không được vượt quá 11% vốn điều lệ của doanh nghiệp, quĩ đầu tư hoặc 11% giá trị dự án đầu tư. Tổng mức đầu tư trong tất cả các khoản đầu tư thương mại của TCTD không được vượt quá 40% vốn điều lệ và quĩ đầu tư của TCTD...

Theo quyết định 493/2005/QĐ-NHNN về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro, NHTM phải phân loại nợ thành 5 nhóm với mức độ rủi ro khác nhau và trích lập dự phòng như sau:

- Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn): là các khoản nợ trong hạn mà TCTD đánh giá là đủ khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc lẫn lãi đúng thời hạn. Tỷ lệ trích lập dự phòng với nhóm này là 0%.

- Nhóm 2 (Nợ cần chú ý): bao gồm các khoản nợ quá hạn dưới 90 ngày và các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ trong hạn theo thời hạn đã cơ cấu lại. Tỷ lệ trích lập đối với nhóm này là 5%.

- Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn): bao gồm các khoản nợ quá hạn từ 91 đến 180 ngày và các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn đã cơ cấu lại. Tỷ lệ trích lập dự phòng đối với nhóm này là 20%.

- Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ): bao gồm các khoản nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày và các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn từ 90 đến 180 ngày theo thời hạn đã cơ cấu lại. Tỷ lệ trích lập dự phòng đối với nhóm này là 50%.

- Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn): bao gồm các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày, các khoản nợ khoanh chờ Chính Phủ xử lý, các khoản nợ đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn trên 180 ngày theo thời hạn đã cơ cấu lại. Tỷ lệ trích dự phòng rủi ro cho nhóm này là 100%.

Trường hợp khách hàng có nhiều hơn một khoản nợ đối với TCTD mà có bất kì khoản nợ nào bị chuyển sang nhóm nợ rủi ro cao hơn thì TCTD bắt buộc phải phân loại các khoản nợ còn lại của khách hàng đó vào các nhóm nợ rủi ro cao hơn tương ứng với mức độ rủi ro.

Một phần của tài liệu TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM - CHI NHÁNH HÀ NỘI.DOC (Trang 50 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(67 trang)
w