Tính sử thi trong tiểu thuyết phùng quán ( qua vượt côn đảo và tuổi thơ dữ dội) luận văn thạc sỹ ngữ văn

108 1.5K 15
Tính sử thi trong tiểu thuyết phùng quán ( qua vượt côn đảo và tuổi thơ dữ dội) luận văn thạc sỹ ngữ văn

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LỜI CẢM ƠN Trước hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo TS. Lê Thị Hồ Quang - người đã trực tiếp hướng dẫn giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài! Tôi xin cảm ơn sự quan tâm giúp đỡ của các thầy cô giáo trong khoa Ngữ văn, Trường Đại học Vinh đã tạo điều kiện tốt nhất cho tôi thực hiện đề tài này! Xin chân thành cảm ơn gia đình bạn bè đã luôn động viên, khích lệ tôi hoàn thành tốt luận văn! Vinh, tháng 1 năm 2012 Học viên Lê Hằng Nga 1 MỤC LỤC Trang MỞ đẦu 4 1. Lý do chọn đề tài 4 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .5 3. Đối tượng nhiệm vụ nghiên cứu .10 3.1. Đối tượng nghiên cứu .10 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu 10 4. Phạm vi văn bản khảo sát 10 5. Phương pháp nghiên cứu .10 6. Đóng góp của luận văn .11 7. Cấu trúc của luận văn 11 Chương 1 12 VỊ trí CỦa tiỂu thuyẾt VưỢt côn đẢo tuỔi thơ dỮ dỘi trong sỰ nghiỆp văn hỌc cỦa phùng quán .12 1.1. Cuộc đời, con người Phùng Quán .12 1.1.1. Tiểu sử .12 1.1.2. Các tác phẩm chính .14 1.2. Hành trình sáng tạo của Phùng Quán .14 1.2.1. Một hành trình sáng tạo lắm gian nan, thăng trầm 14 1.2.2. Sự đa dạng mà thống nhất trong những tìm tòi nghệ thuật 17 1.3. Nhìn chung về vị trí của tiểu thuyết Vượt Côn Đảo Tuổi thơ dữ dội trong đời văn Phùng Quán .20 1.3.1. Vượt Côn Đảo - tác phẩm đầu tay sự khẳng định mạnh mẽ bút lực một văn tài 20 1.3.2. Tuổi thơ dữ dội - sự trở lại đầy ý nghĩa của nhà văn sau những thăng trầm, khốn khó .22 1.3.3. Những thay đổi trong cảm hứng, bút pháp của nhà văn từ Vượt Côn Đảo đến Tuổi thơ dữ dội .23 1.4. Tính sử thi trong tiểu thuyết Phùng Quán những tiền đề lịch sử - thẩm mĩ của nó 26 1.4.1. Tính sử thi - một đặc điểm nổi bật trong tiểu thuyết Phùng Quán .26 1.4.1.1. Về khái niệm sử thi 27 1.4.1.2. Về tính sử thi trong tiểu thuyết Phùng Quán .29 2 1.4.2. Những tiền đề lịch sử - thẩm mĩ của tính sử thi trong tiểu thuyết Phùng Quán 30 1.4.2.1. Đặc điểm, hoàn cảnh văn hóa, xã hội của đất nước giai đoạn 1945- 1975 .31 1.4.2.2. Sự hình thành loại hình “tiểu thuyết sử thi” trong nền văn học Cách mạng 1945-1975 35 1.4.2.3. Sự nhất quán trong lí tưởng sống, lí tưởng sáng tạo của nhà văn - người lính Cách mạng Phùng Quán 42 1.4.3. Ý nghĩa của tiểu thuyết Phùng Quán từ điểm nhìn hiện tại 44 Chương 2 47 Tính sỬ thi thỂ hiỆn qua hỆ thỐng nhân vẬt .47 trong vưỢt côn đẢo tuỔi thơ dỮ dỘi .47 2.1. Hình tượng nhân vật trong tiểu thuyết Phùng Quán .47 2.1.1. Người anh hùng- loại nhân vật nổi bật trong tiểu thuyết Phùng Quán 49 2.1.2. Người anh hùng trong Vượt Côn Đảo 52 2.1.3. Người anh hùng trong Tuổi thơ dữ dội 53 2.2. Nghệ thuật khắc họa nhân vật trong tiểu thuyết Phùng Quán .56 2.2.1. Đặt nhân vật trong những tình huống thử thách khốc liệt .56 2.2.2. Tô đậm tính lý tưởng trong hành động, phát ngôn cái chết nhân vật. .59 Chương 3 67 Tính sỬ thi thỂ hiỆn qua kẾt cẤu, ngôn ngỮ giỌng điỆu trong vưỢt côn đẢo tuỔi thơ dỮ dỘi .67 3.1. Kết cấu 67 3.1.1. Tổ chức điểm nhìn trần thuật .68 3.1.1.1. Điểm nhìn bên ngoài 70 3.1.2. Tổ chức hệ thống sự kiện .75 3.1.2.1. Tổ chức cốt truyện .77 3.1.2.2. Chất kịch tính trong các tình huống truyện .79 3.2. Ngôn ngữ .82 3.2.1. Sử dụng lớp ngôn ngữ đại chúng .83 3.2.2. Sử dụng lớp ngôn ngữ chính trị .86 3.2.3. Sử dụng lớp ngôn ngữ giàu chất thơ 88 3.3. Giọng điệu .92 3.3.1. Giọng kể, tả thủ thỉ, chân mộc .93 3.3.2. Giọng thiết tha, hào sảng 96 KẾT LUẬN .101 TÀI LIỆU THAM KHẢO 103 3 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Phùng Quán là cây bút để lại nhiều dấu ấn khó quên trong lòng độc giả. Ông không chỉ là nhà văn, nhà thơ tài năng mà cuộc đời của ông cũng là cuộc đời của một con người đầy “huyền thoại”, lắm gian nan thăng trầm. Một thời tham gia Nhân văn - giai phẩm bị kỉ luật, Phùng Quán đã phải đi lao động ở các nông trường, công trường Thái Bình, Thanh Hóa, Việt Trì…Tác phẩm của ông bị cấm in trên sách báo. Trong gần 30 năm lao đao, lận đận không chỉ về cuộc sống vật chất mà còn cả đời sống tinh thần. Để có thể sống, ông đã phải mượn tên một số bạn bè đồng nghiệp để sáng tác ( như Thanh Tịnh, Vũ Quang Khải, Trần Vỹ Dạ v.v.). Đời ông như bạn bè bản thân ông tự trào là “cá trộm, rượu chịu, văn chui”. Tuy vậy, ông vẫn miệt mài viết, vẫn luôn tin vào một ngày mai như chính ông đã nói “Những gì thật sự chân thành, lương thiện, trong sạch cao thượng đều có khả năng kì diệu tự mở lấy con đường đến thẳng trái tim các thế hệ, mà chẳng cần giảng giải, biện minh” (Bản di chúc chiến sĩ của tôi). 1.2. Vượt Côn Đảotiểu thuyết đoạt giải thưởng Văn học nghệ thuật của Hội Nhà văn Việt Nam (1954- 1955), Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật năm 2007. Năm 1954, Phùng Quán được phân công vào Sầm Sơn đón tù chính trị của ta do địch trao trả. Xúc động trước những câu chuyện do các tù chính trị kể, Phùng Quán đã tổ chức lại một cuộc Vượt Côn Đảo khác.Trong cuốn tiểu thuyết chưa đến 200 trang này, ta bắt gặp chân dung những người chiến sĩ Cách mạng kiên trung, bất khuất làm ta nhớ mãi. Với Vượt Côn Đảo, Phùng Quán đã khẳng định thành công bước đầu trên thể loại tiểu thuyết. Trong suốt 18 năm (trong thời gian bị treo bút) ông vẫn miệt mài viết Tuổi thơ dữ dội - tiểu thuyết về những 4 thiếu niên anh hùng. Cuốn tiểu thuyết ấy không chỉ khẳng định niềm tin của Phùng Quán vào Đảng, vào Cách mạng mà điều đó đã khẳng định một cách mạnh mẽ bản lĩnh nhân cách sống, nhân cách sáng tạo của ông - một nghệ sĩ chân chính. Tác phẩm này cũng đoạt giải Văn học Thiếu nhi của Hội Nhà văn Việt Nam năm 1989 đoạt giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật năm 2007. Có thể nói, với Vượt Côn Đảo Tuổi thơ dữ dội, Phùng Quán đã làm sống dậy không khí đau thương mà hào hùng một thời của đất nước với những con người anh hùng sẵn sàng hi sinh vì Tổ quốc, Dân tộc. cũng qua đó, ta thấy được con người Phùng Quán, một nhà văn - chiến sĩ đích thực đã sống “viết ngay viết thẳng từ dòng đầu đến dòng cuối”. Trên đây là những lí do cơ bản thúc đẩy chúng tôi lựa chọn Tính sử thi trong tiểu thuyết Phùng Quán (Qua Vượt Côn Đảo Tuổi thơ dữ dội) làm đề tài nghiên cứu của luận văn. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Trong nền văn học hiện đại Việt Nam, Phùng Quán là một cây bút đã đạt được rất nhiều thành công trên nhiều thể loại như thơ, tiểu thuyết, tiểu thuyết - thơ, kí. Ở thể loại tiểu thuyết, ngay từ tác phẩm đầu tay Vượt Côn Đảo, ông đã khẳng định được tài năng cũng như vị trí của mình trên văn đàn. Vượt Côn Đảo được giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam năm (1954-1955). sau 32 năm, ông lại trở lại văn đàn với cuốn tiểu thuyết Tuổi thơ dữ dội được giải thưởng Văn học Thiếu nhi của Hội Nhà văn Việt Nam năm 1989. Một trong những đặc điểm nghệ thuật chi phối tiểu thuyết Phùng Quántính sử thi. Tuy nhiên, cho đến nay các công trình nghiên cứu về tiểu thuyết của ông vẫn còn ít, chưa tương xứng với những đóng góp của ông ở thể loại này. Vấn đề tính sử thi trong tiểu thuyết Phùng Quán mới chỉ được một số nhà phê bình, nghiên cứu đề cập đến ở một số khía cạnh đơn lẻ. 5 Khi nhận định về phong cách sáng tác của Phùng Quán trong bài viết Tản mạn chuyện ba mươi năm, Hà Nhật viết: “Viết văn Quán thích viết về những người anh hùng, chủ nghĩa lãng mạn theo kiểu sử thi là một điều bẩm sinh nơi Quán. [79,142]. Lê Huy Quang trong bài viết Đã đi với nhân dân thì thơ không thể khác, đã đưa ra nhận định: “Phùng Quán, người anh, người bạn lớn, từ Tuổi thơ dữ dội đến một chiến sĩ, một nghệ sĩ, một thi sĩ của Nhân dân” [79,182]. Trong bài viết Khuynh hướng cao cả của hồn thơ Phùng Quán, Văn Tâm có nhận xét: “Mấy tác phẩm văn xuôi lừng danh khác của Phùng Quán cũng tràn ngập chất thơ. Hãy kể đến bộ tiểu thuyết gần nghìn trang Tuổi thơ dữ dội thì bộ tiểu thuyết văn xuôi này cũng dạt dào chất thơ, chất tráng ca, còn giàu cả tính kịch” [54, 247]. Khuynh hướng cao cả của bộ tiểu thuyết văn xuôi kiệt xuất này đã khiến nhà văn hóa Nguyễn Khắc Viện đáng kính ( người rất quan tâm đến công cuộc giáo dục nhân cách cho các thế hệ thiếu niên nhi đồng) mong ước: “Tôi chỉ mong làm sao cho tất cả các em thiếu nhi Việt Nam được đọc sách này” [59, 20]. Hồng Nhu trong bài viết Phùng Quán ở Nghệ An, khi đọc Vượt Côn Đảo của Phùng Quán đã xúc động: “Đọc, tôi như bị hút hồn. Tôi kể lại câu chuyện cho anh em trong đơn vị nghe. Thấy ai cũng háo hức, tôi tranh thủ giờ sinh hoạt ban đêm đọc cho mọi người nghe. Ban chỉ huy đại đội cũng bị hấp dẫn. Cả những anh em “đau ốm” cũng ngồi dậy nghe. Tôi đã diễn Vượt Côn Đảo liên tục mấy đêm liền từ trang đầu đến trang cuối” [79] Trong bài viết Nhớ lời mẹ dặn, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã đưa ra nhận định: “Dẫu sao Phùng Quán đã để lại cho tôi dấu ấn của một con người huyền thoại, cuộc đời ông đúng là nửa thực, nửa mơ, thoắt ẩn, thoắt hiện luôn bổ sung những ý nghĩ mới trong hiện hữu mà những người khác đã sống hụt. Một người huyền thoại thì luôn sống gần gũi với mọi người nhưng thật ra, nó còn là một phần đầy tràn của cái hiện hữu mà người ta còn thiếu những phẩm chất tốt đẹp của cuộc sống mà người ta mơ ước”. [54, 61- 62]. 6 Ở lời giới thiệu cuốn Thơ Phùng Quán, Văn Tâm trong bài viết Mấy nét về cuộc đời thơ Phùng Quán, cũng đã dẫn ra một số lời nhận xét của một số nhà nghiên cứu phê bình về cuốn Tuổi thơ dữ dội: “Tôi đã khóc, đã kiêu hãnh, đã tự hào, đau đớn trước Tuổi thơ dữ dội”( Lâm Thị Mỹ Dạ); “Đọc Tuổi thơ dữ dội chính là đọc lại một phần lịch sử tuổi thơ Việt, thấm đẫm, xúc động, cảm phục tự hào” (Nguyễn Trọng Tạo); “Có một viên ngọc quí thời gian dành riêng để ban tặng cho con người, là tuổi thơ. Viên ngọc mầu nhiệm, trong sáng nhưng quá mong manh, không thể tìm thấy lần thứ hai trong đời. có một thế hệ người Việt chưa bao giờ được cầm viên ngọc trên tay, Tuổi thơ dữ dội của Phùng Quán được viết cho thế hệ đó. Hãy đọc để nhớ lại, để tự hào, để cầu nguyện cho những tuổi thơ sắp ra đời” ( Hoàng Phủ Ngọc Tường) [59, 21]. Đõ Kim Cuông trong bài viết Nhà thơ tự hành xác trên những trang giấy có kẻ dòng, đã viết: “Các tác phẩm của Phùng Quán cứ nối dài theo năm tháng, giống như từng bước bàn chân trần của ông in hằn trên dấu cát lúc con nước ròng ( .) Tôi vỡ ra một điều giản dị: Chỉ có một nhà văn thực sự yêu nghề, yêu người, tự tin mới đủ sức vượt qua giới hạn của nỗi cơ cực, khổ đau, vượt qua được chính mình để đêm đêm tự hành xác trên những trang giấy có kẻ dòng” [79, 164]. Ngô Minh trong bài Phùng Quán ba phút sự thật; cuốn sách nhân tình xúc động đã viết: Phùng Quán là nhà văn để lại nhiều dấu ấn khó quên trong lịch sử văn học Cách mạng Việt Nam từ nửa sau thế kỉ XX. Anh là một nhà văn chiến sĩ trọn đời trung thành với lí tưởng mà mình đã chọn từ thuở thiếu thời: Đi theo Vệ quốc đoàn chiến đấu vì Tổ quốc, Nhân dân. phải vượt quavàn tai ương, đau khổ suốt 30 năm trời từ vụ “Nhân văn” nhưng anh không hề thù oán ai vẫn cặm cụi viết, vẫn “ viết ngay viết thẳng từ dòng đầu đến dòng cuối”, luôn xưng tụng đất nước, xưng tụng Cách mạng, xưng tụng tình yêu bằng những tác phẩm văn chương bốc lửa, thiết tha nhân bản”[61, 7]. Nhà văn Nguyễn Khắc Phê trong bài Sự thật từ ngòi bút Phùng Quán đã nhấn mạnh: “Ngay cả trong những tác phẩm nổi tiếng như Vượt Côn Đảo Tuổi 7 thơ dữ dội, mặc tiểu thuyết là thể loại văn học chop phép nhà văn thả sức tưởng tượng hư cấu, Phùng Quán vẫn tận dụng tối đa nhân vật, chi tiết có thật ngoài đời”(…). “Cảm hứng sự thật chủ đạo trong những tác phẩm của Phùng Quán là anh hùng ca, là những bài ca tôn vinh sự hi sinh cao cả của người chiến sĩ” [61, 278- 279]. Châu Diên trong bài viết Anh hùng ca Vượt Côn Đảo con người Phùng Quán đã nhận xét: “Vượt Côn Đảo là một bản anh hùng ca”. ông cũng đã đưa ra được xuất xứ hay là cơ sở hình thành tiểu thuyết này như sau: “Phùng Quán đã gặp ở nơi trao đổi tù binh tại Sầm Sơn những con người hai lần vượt ngục thất bại. Phùng Quán không chỉ ghi chép lời kể của họ, anh còn nghiền ngẫm những tâm tư kia. anh không làm công việc như một cán bộ tuyên truyền bình thường, anh tạo cho bản anh hùng ca một dáng dấp tiểu thuyết”[79, 295-296]. Với Phùng Quán - Tuổi thơ dữ dội những ước mơ cao đẹp, Khương Duy cũng đưa ra nhận định: “Hoàn thành năm 1986, trong suốt tám trăm trang ấy, người ta thấy ông ngợi ca tình yêu đất nước, ngợi ca cuộc chiến tranh Vệ quốc vĩ đại, ngợi ca những người anh hùng, ngợi ca một thời vang bóng của cuộc đời mình”… Tuổi thơ dữ dội gợi lên trong chúng ta suy nghĩ rằng đã “có một thời như thế”. Thời mà niềm tin trong mỗi con người không mơ hồ như hiện tại. Cửu Thọ trong bài viết Nhà văn của những thiên anh hùng ca có viết: “Vượt Côn Đảo của Phùng Quán là thiên anh hùng ca của những người tử tù Cách mạng (…). Tuổi thơ dữ dội viết để tưởng nhớ một lớp trẻ con anh hùng tuyệt vời sinh ra từ Cách mạng tháng Tám (…). Phùng Quán xứng đáng được gọi là: Nhà văn của những thiên anh hùng ca Cách mạng. Không những vì nội dung trong tác phẩm của Phùng Quán ca ngợi những con người anh hùng xả thân vì Tổ quốc, mà còn vì nghệ thuật viết văn của anh đã có sức hấp dẫn làm rung động sâu sắc tận đáy lòng mỗi người đọc” [79, 180-181]. Hà Văn Lâu trong bài Một vài ý kiến về con người tác phẩm Phùng Quán cũng đưa ra nhận xét: “Đọc hết dòng cuối cùng của bộ ba tiểu thuyết Tuổi thơ dữ 8 dội của nhà văn Phùng Quán, lòng tôi rất đỗi bồi hồi xúc động. Những nhân vật trong sáng thực sự là những con người bằng xương, bằng thịt đã từng là đồng đội của tôi, cùng tôi chia ngọt sẻ bùi, chịu đựng gian khổ trong những ngày chiến đấu của cuộc kháng chiến trên mảnh đất Thừa Thiên Huế anh hùng. Tôi rất tự hào về những chiến sĩ như trong Tuổi thơ dữ dội” [79, 134]. Còn Lê Đạt trong Lời hạ huyệt đã xúc động viết: “Phùng Quán là một người có chí khí lí tưởng. Anh ưa một cuộc sống sôi động những bản tráng ca hào hùng” [79, 132]. Trong bài Nhớ ông Quán, Phạm Xuân Nguyên đã viết: Vượt Côn Đảo không quên lời mẹ dặn Dẫu tuổi già vẫn dữ dội tuổi thơ Dữ dội là ở cái tính cách ông Phùng Quán trước sau không khác, không ngược, là ở cái tiếng kêu vọng suốt một đời người, đời văn” [79,132]. Nguyễn Quang Hà trong Tấm lòng Phùng Quán đã viết: “Phải nói rằng, nếu Phùng Quán không đau đời, anh không thể có những trang văn, vần thơ thấm thía đến vậy. Trời thật công bằng. Số mệnh Phùng Quán vất vả bao nhiêu thì trời trả lại cho anh những trang viết tuyệt diệu như thế” [54,121]. Trong bài Đọc thơ Phùng Quán, Nguyễn Bùi Vợi đã viết: “Phùng Quán đã sống những ngày thật say mê của tuổi trẻ bồng bột tin yêu của một người lính gan dạ hiên ngang ngoài chiến trận” [54, 235]. Tóm lại, khuynh hướng chung của những bài viết trên chỉ nêu lên một vài cảm nhận về một khía cạnh nào đó trong hai cuốn tiểu thuyết Vượt Côn Đảo Tuổi thơ dữ dội của Phùng Quán. Rải rác đó đây cũng đã có một số ý kiến đi vào nhận định, phân tích đặc sắc ngòi bút Phùng Quán ở một số phương diện: cảm hứng, nhân vật, lời văn trong hai cuốn tiểu thuyết này… Tuy nhiên, tất cả chỉ mới dừng lại ở những ý kiến mang tính giới thiệu sơ lược, chưa đủ để giúp chúng ta có được một cái nhìn đầy đủ, toàn diện về tài năng, cá tính sáng tạo cũng như đóng góp nghệ thuật của Phùng Quán. Đặc biệt cho đến nay chưa có một công trình 9 nghiên cứu nào mang tính hệ thống, toàn diện về tính sử thi trong tiểu thuyết Phùng Quán. 3. Đối tượng nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Như tên đề tài đã xác định đối tượng nghiên cứu của luận văntính sử thi trong tiểu thuyết Phùng Quán (Qua Vượt Côn Đảo Tuổi thơ dữ dội). 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Với đề tài này, luận văn đặt ra những nhiệm vụ sau: - Xác định vị trí của tiểu thuyết Vượt Côn Đảo Tuổi thơ dữ dội trong sự nghiệp văn học của Phùng Quán. - Tìm hiểu tính sử thi thể hiện qua hệ thống nhân vật trong Vượt Côn Đảo Tuổi thơ dữ dội. - Tìm hiểu tính sử thi thể hiện qua kết cấu, ngôn ngữ giọng điệu trong Vượt Côn Đảo Tuổi thơ dữ dội 4. Phạm vi văn bản khảo sát Với đề tài của luận văn, người viết tập trung khảo sát các tiểu thuyết của Phùng Quán, cụ thể: - Vượt Côn Đảo (Tiểu thuyết, 1955). - Tuổi thơ dữ dội (Tiểu thuyết, 1988). 5. Phương pháp nghiên cứu Chúng tôi sử dụng những phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp phân loại, thống kê. - Phương pháp phân tích, tổng hợp. - Phương pháp so sánh, đối chiếu. 10 . góp của luận văn Luận văn đem lại một sự phân tích mang tính hệ thống về tính sử thi trong tiểu thuyết Phùng Quán (Qua Vượt Côn Đảo và Tuổi thơ dữ dội). . chọn Tính sử thi trong tiểu thuyết Phùng Quán (Qua Vượt Côn Đảo và Tuổi thơ dữ dội) làm đề tài nghiên cứu của luận văn. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Trong

Ngày đăng: 22/12/2013, 13:07

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan