1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghệ thuật tiểu thuyết của hoàng quốc hải trong bộ bão táp triều trần

101 909 9

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 101
Dung lượng 508 KB

Nội dung

B GIO DC V O TO TRNG I HC VINH ------------------------ PHM TH PHNG NGHệ THUậT TIểU THUYếT CủA HOàNG QUốC HảI TRONG Bộ BãO TáP TRIềU TRầN CHUYấN NGNH: VN HC VIT NAM M S: 60.22.34 LUN VN THC S NG VN Ngi hng dn khoa hc: PGS.TS. PHAN HUY DNG VINH, 2010 1 MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài……………………………………. …………………….1 2. Lịch sử vấn đề ……………………………………… ……………………2 3. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu…………. ……………………6 4. Nhiệm vụ nghiên cứu ………………………………… ………………….6 5. Phương pháp nghiên cứu………………………………. ………………….7 6. Cái mới của luận văn……………………………………. ……………… .7 7. Cấu trúc của luận văn 7 Chương 1. Vị trí của Bão táp triều Trần trong tiểu thuyết lịch sử Việt Nam đương đại 8 1.1. Nhìn chung về tiểu thuyết lịch sử Việt Nam đương đại .8 1.2. Quá trình sáng tác Bão táp triều Trần và quan niệm về tiểu thuyết lịch sử của Hoàng Quốc Hải .18 1.3. Bão táp triều Trần - một thành công nổi bật của tiểu thuyết lịch sử Việt Nam đương đại 27 Chương 2. Nghệ thuật phục dựng bối cảnh văn hóa lịch sử của thời đại trong Bão táp triều Trần 32 2.1. Một số khó khăn của nhà tiểu thuyết khi phục dựng bối cảnh văn hoá - lịch sử của một thời đại đã qua .32 2.2. Nghệ thuật phục dựng không gian văn hoá lịch sử trong Bão táp triều Trần .38 2.3. Nghệ thuật phục dựng quá trình lịch sử trong Bão táp triều Trần 46 Chương 3. Nghệ thuật kết cấu, xây dựng nhân vật, sử dụng ngôn ngữ trong Bão táp triều Trần 58 3.1. Nghệ thuật kết cấu 58 3.2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật 65 3.3. Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ 80 2 KẾT LUẬN 91 TÀI LIỆU THAM KHẢO 93 3 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Bão táp triều Trần là một bộ tiểu thuyết lịch sử có quy mô đồ sộ, từ khi ra đời đã được độc giả và các nhà nghiên cứu đón nhận khá nồng nhiệt. Nhiều thành công của bộ sách đã được phân tích một cách thuyết phục. Tuy vậy, vẫn còn những giá trị đặc sắc khác của tác phẩm cần được nói sâu, bàn kỹ hơn. Luận văn của chúng tôi trước hết muốn góp phần vào việc này, nhằm đánh giá toàn diện hơn những nỗ lực lớn lao của tác giả khi tái dựng lại một thời hào hùng vào bậc nhất trong lịch sử dân tộc bằng hình thức tiểu thuyết. 1.2. Khi sáng tác bộ tiểu thuyết lịch sử Bão táp triều Trần, chắc chắn nhà văn Hoàng Quốc Hải đã rút ra được những bài học quý báu từ các nhà văn đi trước có quan tâm đến đề tài lịch sử. Đến lượt mình, ông cũng đã để lại được cho những người viết sau những kinh nghiệm hữu ích trên các vấn đề: xử lý mối quan hệ giữa việc tôn trọng sự thật lịch sử và hư cấu, xây dựng nhân vật, sử dụng ngôn ngữ, mượn chuyện xưa để gửi những thông điệp hiện đại… Tất thảy những điều đó rất cần được hệ thống hoá và phân tích kỹ lưỡng, giúp ích không chỉ cho việc tiếp nhận của độc giả mà còn cho việc sáng tác của các nhà văn. Đây cũng là một mục tiêu quan trọng mà công trình nghiên cứu của chúng tôi theo đuổi. 1.3. Trong nền văn học Việt Nam hiện đại, tiểu thuyết lịch sử là một mảng sáng tác đặc sắc. Việc đi sâu khám phá nó hẳn có nhiều điều lý thú và đòi hỏi phải hội đủ các điều kiện thích hợp. Đặt vấn đề tìm hiểu Nghệ thuật tiểu thuyết của Hoàng Quốc Hải trong bộ Bão táp triều Trần, chúng tôi muốn tạo cho mình cơ hội khám phá sức hấp dẫn của mảng tiểu thuyết lịch sử với các thành tựu đã có và những hứa hẹn thành công củatrong tương lai. 4 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Bộ tiểu thuyết lịch sử Bão táo Triều Trần gồm bốn tập ra mắt độc giả vào những thời điểm khác nhau đã gây được sự chú ý của dư luận. Đặc biệt là trong năm 2003 (năm Bão táp triều Trần được in trọn bộ), số lượng bài viết đăng tải trên các báo, tạp chí với nội dung giới thiệu hay phê bình tác phẩm đã tăng lên nhiều. Tuần báo Văn nghệ của Hội Nhà văn cũng đã tổ chức toạ đàm về bộ sách này. Khi tái bản trọn bộ lần thứ tư, Nhà xuất bản Phụ nữ tuyển chọn những bài viết có chất lượng cao của một số tác giả về bộ tiểu thuyết của Hoàng Quốc Hải để in thành cuốn Bão táp Triều Trần tác phẩm và dư luận. Mục đích là giới thiệu tới bạn đọc ý kiến của những người đi trước với tư cách là những người thẩm định tác phẩm một cách khách quan và chân thực. Trong bài viết Suy ngẫm về bộ tiểu thuyết Bão táp Triều Trần của Hoàng Quốc Hải, nhà văn Hoàng Công Khanh đánh giá cao tâm lực của tác giả bộ tiểu thuyết trong việc thu gom tài liệu dựng lại đầy sức thuyết phục thời đại hưng suy dài tời 175 năm của nhà Trần. Về nghệ thuật tiểu thuyết của Hoàng Quốc Hải, tác giả bài viết cũng chỉ ra: với “bút pháp điềm đạm, tình lý rạch ròi như mũi khoan khoan sâu vào tính cách nhân vật”[55, 9] nhà văn Hoàng Quốc Hải đã đem đến cho người đọc sự chân thực lẫn chân lý lịch sử; “để xây dựng tính cách nhân vật thật sâu, giải thích sự việc rõ anh dùng nhiều tâm lý, lịch sử đáng tin cậy, những phong tục, tập quán, giọng điệu ngôn ngữ phù hợp với thời đại lịch sử không sa vào chỗ cổ lỗ cũng không hiện đại hoá một cách kệch cỡm”[55,10]. Về mặt ngôn ngữ “Hoàng Quốc Hải sử dụng bút pháp truyền thống nhưng đã lược bỏ nhiều từ ngữ, thành ngữ Hán cổ lỗ, khó hiểu đối với lớp độc giả hôm nay. Anh lựa chọn những cụm từ phổ cập, dễ hiểu đôi khi còn giải nghĩa một 5 cách kín đáo nhẹ nhàng; cấu trúc câu văn sáng sủa, lôi cuốn như vó ngựa đi nước kiệu dễ thấm sâu vào lòng người đọc”[55, 10]. Tiến sĩ sử học Đinh Công Vĩ, trong bài viết Bộ tiểu thuyết Bão táp Triều Trần của Hoàng Quốc Hải một sự tái tạo lịch sử đáng tin cậy, cũng đưa ra những nhận xét của mình về tác phẩm trên các phương diện: nghệ thuật phục dựng quá trình lịch sử, xây dựng nhân vật và hư cấu nghệ thuật. Tác giả khẳng định Hoàng Quốc Hải không viết theo lối thông sử mà cắt ngang, chọn những thời điểm gay cấn nhất để làm nền cho cốt truyện. Bài viết khái quát những ưu điểm của Hoàng Quốc Hải trong việc tái hiện các nhân vật lịch sử; có cái nhìn mới về Trần Thủ Độ; Trần Thủ Độ là một người anh hùng nhưng cũng là một tay gian hùng; hệ thống nhân vật đa dạng có những đặc thù riêng không thể trộn lẫn, mỗi người một vẻ; chú ý phân tích mâu thuẫn trong nội tâm nhân vật. Tiến sĩ Đinh Công Vĩ đặc biệt tâm đắc với những hư cấu nghệ thuật của Hoàng Quốc Hải khi viết về các nhân vật An Tư, Huyền Trân: việc Trần Ích Tắc vẽ tranh An Tư vô tình để lọt vào tay sứ giặc dẫn đến việc Thoát Hoan đòi cống nạp người đẹp hay việc Huyền Trân học tiếng Chăm, học ca múa trong thời gian mấy năm chờ đợi hôn lễ, rồi có nhân vật Yến Ly, tác giả hư cấu hoàn toàn để bổ sung cho các nhân vật có thật. Từ đó, tác giả bài viết khẳng định Hoàng Quốc Hải đã “bù đắp lịch sử để từ sự thật lịch sử thăng hoa thành sự thật nghệ thuật”[55, 16]. Hoàng Tiến nêu lên những cảm nhận khi đọc bộ tiểu thuyết của Hoàng Quốc Hải như sau: “Hoàng Quốc Hải đã thổi ngọn lửa rừng rực Hào khí Đông A vào tâm hồn độc giả Việt Nam đang xơ vữa động mạch cuối thế kỷ 20”[55, 20]. Tác giả nhìn nhận Hoàng Quốc Hải là người thiết kế cây cầu giữa quá khứ và hiện tại, “nhà tiểu thuyết lịch sử đương kim sung sức nhất. Anh ghi lại được dấu ấn của mình trên dòng tiểu thuyết lịch sử Việt Nam với 6 lối dựng bộ tiểu thuyết liên hoàn về các triều đại, mang tính hoành tráng”[55, 22]. Nhà văn Vũ Bão nhận xét: “Hoàng Quốc Hải đã dày công nghiên cứu về một thời xa xưa… dồn sức tái tạo bức tranh lịch sử như nó vốn có”[55, 25] để con cháu chiêm ngưỡng và suy ngẫm; cắt nghĩa những diễn biến trong truyện như một sự phát triển tất yếu của bước đi lịch sử; đánh giá thật công bằng những con người trong xã hội thời loạn lạc. Từ chỗ chỉ ra thành công của Hoàng Quốc Hải, tác giả nêu bật cảm tưởng của mình về những trang sách tâm huyết: “lật từng trang sách của ông tôi như người bước qua cổng lim vào một vườn hoa xén tỉa hình phượng, hình ly, hình tán cây nhiều tầng nằm giữa thảm cỏ xén phẳng lỳ mênh mông. Bước lên từng bậc thềm rón rén vào toà lâu đài cổ cột sơn son thiếp vàng, đi nhẹ nói khẽ dưới chân từng hàng tượng đồng bóng nhoáng uy nghi…”[55, 25]. Bài viết của tác giả Hoài Anh lại đi sâu vào một khía cạnh nhỏ đó là quan niệm về nhân vật anh hùng trong bộ tiểu thuyết lịch sử của Hoàng Quốc Hải. Tác giả cho rằng: “Điểm nổi bật trong tiểu thuyết bộ tứ về đời Trần là đã dựa vào tiêu chuẩn đạo đức để đánh giá anh hùng”[55, 51]. Nhà văn Hoài Anh đã liệt kê ba loại anh hùng được Hoàng Quốc Hải xây dựng trong tác phẩm: loại thứ nhất là những người có năng lực hành động vĩ đại, sức mạnh ý chí vĩ đại, sức mạnh tư tưởng lập nên sự nghiệp cứu nước, cứu dân; loại anh hùng thứ hai là những bậc hiền triết; loại anh hùng thứ ba là những phụ nữ biết hy sinh vì nghĩa cả. Bài viết cũng chỉ ra “vì đặt nặng tiêu chuẩn đạo đức nên Hoàng Quốc Hải không cho Trần Thủ Độ, Hồ Quý Ly là nhân vật anh hùng vì những nhân vật này tuy có đóng góp cho lịch sử nhưng còn nhiều dối trá và thủ đoạn”[55, 52]. Với bài viết Nhà văn Hoàng Quốc Hải trái tim đập thăng trầm cùng các nhân vật lịch sử, Phùng Văn Khai cảm nhận “Hoàng Quốc Hải đã làm cho 7 trái tim của bao nhiêu nhân vật lịch sử đập trở lại”[55, 32] và xôn xao cùng trái tim của những con người đang sống trên thế gian hôm nay, trái tim Hoàng Quốc Hải dường như nhạy cảm với con người lắm công nhiều tội Trần Thủ Độ; run lên thắt lại sôi bùng khi tạo dựng bức tượng thánh Trần đằm đẵm chất người; thăm thẳm cùng công chúa Huyền Trân giờ ly biệt thượng hoàng cùng non sông sang làm dâu đất khách. Sau khi đọc bộ tiểu thuyết lịch sử của Hoàng Quốc Hải, Phong Sương đã không nén nổi cảm xúc phải cầm bút viết lời bạt trong đó đưa ra nhiều ý kiến về bộ sách đặc biệt là về cuốn Huyền Trân công chúa. Tác giả cho rằng: “Ở tập sách này các vấn đề về tập tục, lễ, nhạc, hội hoạ, điêu khắc… được nhà văn thể hiện rất tài hoa chứng tỏ phông văn hoá đi, văn hoá đọc, văn hoá ứng xử đã đạt đến độ chín của ngòi bút có thể gọi là tài năng”[55, 81]. Ngoài ra trên nhiều tờ báo cũng có bài viết và trong cuộc tọa đàm cũng còn nhiều tham luận, ý kiến quan tâm tới Bão táp triều Trần như một sự kiện của tiểu thuyết lịch sử nước ta. Nhìn chung, các ý kiến thống nhất khẳng định sự thành công của bộ tiểu thuyết này trên nhiều phương diện. Bên cạnh đó còn có những bài viết tuy không trực tiếp bàn về tiểu thuyết Hoàng Quốc Hải nhưng cũng đề cập đến một phương diện nào đó của tác phẩm. Đỗ Hải Ninh trong bài viết Ngôn ngữ tiểu thuyết lịch sử Việt Nam đương đại trên trang web phongdiep.net đưa ra nhận xét nhiều đoạn đối thoại giữa các nhân vật trong tác phẩm như là những câu chuyện rất đời thường với ngôn ngữ suồng sã, dân dã. Trên trang web http://www.laodong.com, với bài viết Tiểu thuyết lịch sử đang hấp dẫn trở lại, Nguyễn Diệu Cầm cũng khẳng định thành công của Hoàng Quốc Hải trong nghệ thuật hư cấu để giải mã lịch sử, từ đó tạo ra thế giới của riêng mình. 8 Một số Khoá luận, Luận văn trong các trường Đại học cũng đã hướng tới đối tượng Bão táp triều Trần, nhưng theo phạm vi bao quát tài liệu của chúng tôi, chưa có công trình nào nghiên cứu một cách quy mô về nghệ thuật tiểu thuyết của Hoàng Quốc Hải trong bộ tiểu thuyết lịch sử này. Xuất phát từ những đóng góp của bộ tiểu thuyết đối với tiểu thuyết lịch sử đương đại, chúng tôi chọn tác phẩm làm đối tượng nghiên cứu nhưng chủ yếu trên phương diện nghệ thuật. Trong công trình nghiên cứu này chúng tôi cố gắng giải quyết những vấn đề đặt ra, đưa đến cái nhìn toàn diện hơn về vấn đề trên cơ sở kế thừa những ý kiến quý báu của người đi trước. 3. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu - Như tên của luận văn đã chỉ rõ, đối tượng nghiên cứu của chúng tôi ở công trình này là Nghệ thuật tiểu thuyết của Hoàng Quốc Hải trong bộ Bão táp triều Trần. - Trong Luận văn, chúng tôi tập trung tìm hiểu, khảo sát sáu tập của bộ tiểu thuyết Bão táp triều Trần của nhà văn Hoàng Quốc Hải gồm: Bão táp cung đình, Đuổi quân Mông Thát, Thăng Long nổi giận, Huyết chiến Bạch Đằng, Huyền Trân công chúa, Vương triều sụp đổ. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu Nói đến nghệ thuật tiểu thuyết của một nhà văn là nói tới vô vàn điều mà nhà văn phải làm, phải xử lý để cho công trình của mình thực sự trở thành một công trình nghệ thuật, một tiểu thuyết đúng nghĩa. Tuy nhiên, do ràng buộc về dung lượng của một luận văn Cao học, lại do trình độ có hạn và thời gian làm việc eo hẹp, chúng tôi chỉ tập trung vào giải quyết mấy nhiệm vụ chính như sau: 4.1. Khảo sát, xác định vị trí của bộ tiểu thuyết Bão táp triều Trần trong nền tiểu thuyết lịch sử Việt Nam đương đại. 4.2. Tìm hiểu, phân tích nghệ thuật phục dựng bối cảnh văn hoá - lịch sử của thời đại trong bộ tiểu thuyết Bão táp triều Trần. 9 4.3. Đánh giá nghệ thuật kết cấu, xây dựng nhân vật, sử dụng ngôn ngữ của nhà văn Hoàng Quốc Hải trong bộ tiểu thuyết Bão táp triều Trần. 5. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình thực hiện luận văn, chúng tôi chủ yếu sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp hệ thống. - Phương pháp loại hình. - Phương pháp so sánh. - Phương pháp thống kê. Ngoài ra, nhiều phương pháp nghiên cứu thông dụng khác cũng được chúng tôi dùng đến trong những hoàn cảnh thích hợp. 6. Cái mới của luận văn Đây là công trình có quy mô đầu tiên đặt vấn đề nghiên cứu nghệ thuật tiểu thuyết của Hoàng Quốc Hải trong bộ Bão táp triều Trần. Qua luận văn này, chúng tôi cố gắng giúp người đọc thấy được giá trị đích thực của bộ tiểu thuyết - một công trình sáng tạo giàu giá trị thẩm mỹ, viết về đề tài lịch sử nhưng không minh họa lịch sử một cách đơn giản, không ăn theo sự hấp dẫn của bản thân chất liệu lịch sử. 7. Cấu trúc của luận văn Ngoài Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn được triển khai trong 3 chương: Chương 1. Vị trí của bộ tiểu thuyết Bão táp triều Trần trong tiểu thuyết lịch sử Việt Nam đương đại. Chương 2. Nghệ thuật phục dựng bối cảnh văn hoá - lịch sử của thời đại trong Bão táp triều Trần. Chương 3. Nghệ thuật kết cấu, xây dựng nhân vật, sử dụng ngôn ngữ trong Bão táp triều Trần 10 . là Nghệ thuật tiểu thuyết của Hoàng Quốc Hải trong bộ Bão táp triều Trần. - Trong Luận văn, chúng tôi tập trung tìm hiểu, khảo sát sáu tập của bộ tiểu thuyết. hiểu Nghệ thuật tiểu thuyết của Hoàng Quốc Hải trong bộ Bão táp triều Trần, chúng tôi muốn tạo cho mình cơ hội khám phá sức hấp dẫn của mảng tiểu thuyết

Ngày đăng: 21/12/2013, 12:10

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Lương Ngọc An (phỏng vấn) (2009), “Hoàng Quốc Hải – Tiểu thuyết lịch sử thông điệp gửi đến hôm nay”, http://vietvan.vn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoàng Quốc Hải – Tiểu thuyết lịch sử thông điệp gửi đến hôm nay”
Tác giả: Lương Ngọc An (phỏng vấn)
Năm: 2009
2. Hoài Anh (2005), “Bộ tiểu thuyết về triều Trần của Hoàng Quốc Hải và quan niệm về nhân vật anh hùng”, Văn nghệ, (42) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ tiểu thuyết về triều Trần của Hoàng Quốc Hải và quan niệm về nhân vật anh hùng”, "Văn nghệ
Tác giả: Hoài Anh
Năm: 2005
3. Hoài Anh (2006), “Tiểu thuyết lịch sử cần phải dựa trên thực tế”, http://vietbao.vn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiểu thuyết lịch sử cần phải dựa trên thực tế”
Tác giả: Hoài Anh
Năm: 2006
4. Lại Nguyên Ân (2004), 150 thuật ngữ Văn học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: 150 thuật ngữ Văn học
Tác giả: Lại Nguyên Ân
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2004
5. Lại Nguyên Ân (2005), “Tiểu thuyết và và lịch sử”, http://vietbao.vn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiểu thuyết và và lịch sử”
Tác giả: Lại Nguyên Ân
Năm: 2005
6. M.Bakhtin (1992), Lí luận và thi pháp tiểu thuyết, Phạm Vĩnh Cư tuyển chọn, dịch và giới thiệu, Trường viết văn Nguyễn Du, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lí luận và thi pháp tiểu thuyết
Tác giả: M.Bakhtin
Năm: 1992
7. Nguyễn Thị Bình (1996), Những đổi mới của văn xuôi nghệ thuật Việt Nam sau 1975, Luận án Tiến sĩ Ngữ văn, ĐHSP Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những đổi mới của văn xuôi nghệ thuật Việt Nam sau 1975
Tác giả: Nguyễn Thị Bình
Năm: 1996
8. Nguyễn Diệu Cầm (2004), “Tiểu thuyết lịch sử đang hấp dẫn trở lại” http://www.laodong.com.vn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiểu thuyết lịch sử đang hấp dẫn trở lại”
Tác giả: Nguyễn Diệu Cầm
Năm: 2004
9. Lê Thị Chung (2004), Tiểu thuyết lịch sử Hồ Quý Ly của Nguyễn Xuân Khánh, Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn, ĐHSP Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiểu thuyết lịch sử Hồ Quý Ly của Nguyễn Xuân Khánh
Tác giả: Lê Thị Chung
Năm: 2004
10. Trần Cư (2000), “Đến với Nguyễn Trãi qua Vằng vặc sao Khuê”, Văn nghệ, (4) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đến với Nguyễn Trãi qua "Vằng vặc sao Khuê"”, "Văn nghệ
Tác giả: Trần Cư
Năm: 2000
11. Trương Đăng Dung (1994), “Tiểu thuyết lịch sử trong quan niệm của Lucacs”, Tạp chí Văn học, (5) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiểu thuyết lịch sử trong quan niệm của Lucacs”, "Tạp chí Văn học
Tác giả: Trương Đăng Dung
Năm: 1994
12. Phan Cự Đệ (2003), “Tiểu thuyết lịch sử”, Nhà văn, (1) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiểu thuyết lịch sử”," Nhà văn
Tác giả: Phan Cự Đệ
Năm: 2003
13. Trung Trung Đỉnh (2001), “Hồ Quý Ly và những đóng góp mới cho tiểu thuyết lịch sử nước nhà”, Văn nghệ Quân đội, (10) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hồ Quý Ly và những đóng góp mới cho tiểu thuyết lịch sử nước nhà”," Văn nghệ Quân đội
Tác giả: Trung Trung Đỉnh
Năm: 2001
14. Trung Trung Đỉnh (phỏng vấn) (2005), “Tiểu thuyết lịch sử cũng cần phải hư cấu”, http://vietbao.vn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiểu thuyết lịch sử cũng cần phải hư cấu”
Tác giả: Trung Trung Đỉnh (phỏng vấn)
Năm: 2005
15. Đào Bá Đoàn (2003), (phỏng vấn), “Nhà văn Hoàng Quốc Hải – Người viết lịch sử bằng văn”, http://vietvan.vn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhà văn Hoàng Quốc Hải – Người viết lịch sử bằng văn”
Tác giả: Đào Bá Đoàn
Năm: 2003
16. Hà Minh Đức (chủ biên) (2003), Lí luận văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: ), Lí luận văn học
Tác giả: Hà Minh Đức (chủ biên)
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2003
17. Văn Giá (2008), “Tiểu thuyết lịch sử theo lối phác giản đời thường”, http://www.vietvan.vn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiểu thuyết lịch sử theo lối phác giản đời thường”
Tác giả: Văn Giá
Năm: 2008
18. Nguyễn Mộng Giác (1998), Sông Côn mùa lũ, Nxb Văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sông Côn mùa lũ
Tác giả: Nguyễn Mộng Giác
Nhà XB: Nxb Văn học
Năm: 1998
19. Ngân Hà (2009), “Tiểu thuyết lịch sử ăn theo sự kiện lịch sử”, Http://www.vannghequandoi.com Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiểu thuyết lịch sử ăn theo sự kiện lịch sử”
Tác giả: Ngân Hà
Năm: 2009
20. Hoàng Quốc Hải (2005), “Đừng trách lịch sử”, http://www.vnpress.net Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đừng trách lịch sử”
Tác giả: Hoàng Quốc Hải
Năm: 2005

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w