Nghệ thuật phục dựng quá trình lịch sử trong Bão táp triều Trần

Một phần của tài liệu Nghệ thuật tiểu thuyết của hoàng quốc hải trong bộ bão táp triều trần (Trang 49 - 61)

7. Cấu trúc của luận văn

2.3. Nghệ thuật phục dựng quá trình lịch sử trong Bão táp triều Trần

2.3.1. Tôn trọng logic sự kiện

Sau 1975, không khí dân chủ, cởi mở trong môi trường sáng tạo đã khuyến khích các nhà văn không ngừng tìm tòi, sáng tạo. Nhiều cây bút đã mở những lối đi riêng, tìm những phương thức thể hiện mới trong sáng tác.

Ngay cả đối với thể loại tiểu thuyết lịch sử, một thể loại được coi là ổn định nhất thì các tác giả cũng không ngừng khám phá và thể nghiệm.

Nhiều nhà văn, khi viết tiểu thuyết lịch sử đã mạnh dạn vượt lên những quy định, khuôn khổ truyền thống và gặt hái được thành công. Tác phẩm của họ gây được tiếng vang và để lại ấn tượng mạnh mẽ trong lòng độc giả. Tiêu biểu phải kể đến Nguyễn Xuân Khánh với Hồ Quý Ly, Nguyễn Mộng Giác với Sông Côn mùa lũ, Nam Dao với Gió lửa, Võ Thị Hảo với Giàn thiêu

Ở các tiểu thuyết lịch sử này, các sự kiện, biến cố không được tái hiện theo trật tự thời gian mà có sự dán ghép, bị xáo trộn bởi quá khứ, hiện tại đan xen, đồng hiện trong tác phẩm.

Trong tiểu thuyết Sông Côn mùa lũ của Nguyễn Mộng Giác, quá khứ gắn với mối tình đầu dành cho An vẫn thường hiện về trong tâm trí Nguyễn Huệ cắt ngang thực tại. Những lúc ấy, tất cả những gì thuộc về An hiện lên như mới xảy ra hôm qua: kỷ niệm những trò đùa nghịch thuở học trò ở nhà thầy giáo Hiến, những lần trò chuyện với An bên cầu ao… Câu chuyện đang từ hiện tại bỗng đột ngột chuyển về quá khứ kể về An, về Huệ thuở thiếu thời làm rõ thêm một phẩm chất trong con người Nguyễn Huệ - con người uy danh cũng có lúc đa cảm, yếu đuối.

Nhân vật Hồ Quý Ly (tiểu thuyết Hồ Quý Ly) được miêu tả từ điểm nhìn hiện tại khi đã là một thái sư sau đó quay về quá khứ, lúc ấu thơ với trò nghịch ngợm cùng công chúa Huy Ninh, rồi lại trở về hiện tại với nhịp sống hàng ngày, những âm mưu toan tính và cả sự cô đơn. Nhưng ngay lập tức, quá khứ với bát canh sâm và những cử chỉ yêu thương mà bà Huy Ninh dành cho ông lại hiện lên giữa hiện tại cô đơn, trống vắng.

Võ Thị Hảo trong Giàn thiêu cũng triệt để sử dụng kỹ thuật dán ghép thời gian. Các sự kiện trong tác phẩm liên tục được thay đổi. Thời gian vừa bị trôi ngược từ hiện tại về quá khứ, vừa bị bẻ gẫy, xáo trộn bởi dòng hồi ức.

Tác phẩm mở đầu ở thời điểm vua Lý Nhân Tông mất, Dương Hoán lên ngôi. Tiếp đó, tác giả ngược thời gian để kể về kiếp trước của Dương Hoán, từ chàng Từ Lộ đến sư Đạo Hạnh. Rồi tác giả quay lại kể tiếp từ thời điểm Dương Hoán lên ngôi đến khi Dương Hoán mất…

Khác với các tác giả trên, Hoàng Quốc Hải chọn cho mình một lối đi riêng, trung thành với lối viết truyền thống, tôn trọng lịch sử, tôn trọng lôgic sự kiện.

Trong Bão táp triều Trần, các sự kiện, biến cố lịch sử không hề có sự xáo trộn, đảo ngược, lắp ghép mà được đặt trên một trục thời gian từ quá khứ đến hiện tại, từ biến cố xa đến biến cố gần. Chẳng hạn, cuốn Vương triều sụp đổ mở đầu là sự việc Chu Văn An treo ấn, từ quan sau khi vụ dâng sớ “thất trảm” của ông bị đẩy lùi vào dĩ vãng. Dụ Tông kết bè cánh vời lũ thần tử đồi bại, thả lỏng kỉ cương, xa rời phép tắc, sa vào con đường ăn chơi đoạ lạc. Rồi sự kiện Cung túc vương Nguyên Dục, hoàng tử trưởng của tiên đế Minh Tông cướp vợ tên phường chèo Dương Khương lúc bấy giờ đang mang thai, sau sinh ra Nhật Lễ. Tiếp theo là sự kiện Dụ Tông chết, Nhật Lễ được lập làm vua. Nhưng chưa được một năm thì những người trong tôn thất nổi lên như Trần Phủ, Trần Kính, Trần Nguyên Đán và công chúa Thiên Ninh diệt Nhật Lễ lấy lại ngôi vua. Trần Phủ lên ngôi lấy hiệu là Trần Nghệ Tông sau đó lại nhường ngôi cho em là Trần Kính (hiệu là Duệ Tông). Duệ Tông chết trận tại thành Chà Bàn (Champa), Trần Nghệ Tông cho cháu là Trần Hiện lên ngôi vua. Sau Hồ Quý Ly tiếm quyền, xúi Nghệ Tông phế truất Trần Hiện rồi buộc phải thắt cổ tự tử. Trần Ngung (con rể Hồ Quý Ly) được đặt lên ngôi vua, hiệu là Trần Thuận Tông. Nhưng sau đó Hồ Quý Ly ép Trần Thuận Tông đi tu rồi bức tử và đem con của Thuận Tông là hoàng tử Án ba tuổi lên ngôi vua hiệu là Trần Thiếu đế. Hơn một năm sau, Hồ Quý Ly phế cháu ngoại, tự lập mình làm hoàng đế. Nhà Trần diệt, nhà Hồ lên…

Tất cả các sự kiện, biến cố, mọi diễn biến của cuộc sống trong tác phẩm lần lượt được tác giả kể lại theo trình tự thời gian đúng như những gì đã diễn ra trong lịch sử. Không thay đổi mốc thời gian và sự kiện nhưng tác giả đã tiểu thuyết hoá lịch sử, hư cấu thêm nhiều chi tiết để làm rõ những sự kiện chỉ được ghi lại một cách khái quát trong sử ký.

Tôn trọng logic sự kiện giúp tác giả tái hiện lịch sử một cách chân thực, hệ thống, đọc tác phẩm, người đọc dễ theo dõi hơn; không có cảm giác về một sự hỗn loạn, rời rạc, lỏng lẻo, tùy tiện, chắp vá; không phải tập trung cao độ và suy nghĩ để tự lắp giáp các mảng cốt truyện.

Song với cách viết này, nhà văn vẫn chưa phát huy hết được khả năng sáng tạo, chưa khám phá lịch sử ở những miền sâu khuất, những ngã rẽ phức tạp. Mặc dù tác phẩm không phải là sự mô phỏng lại những gì đã có trong sử sách nhưng nó vẫn mang dấu ấn của lối ghi chép biên niên. Nếu tác giả để các sự kiện lịch sử được triển khai theo mạch vận động của cảm xúc, theo dòng chảy suy tư của nhân vật thì tác phẩm sẽ có sự cách tân, đột phá với những kỹ thuật của tiểu thuyết hiện đại và chắc hẳn sẽ có sức lôi cuốn, hấp dẫn hơn nữa.

2.3.2. Chọn miêu tả những sự kiện mang tính bản lề

Sự nghiệp nhà Trần kéo dài từ năm 1225 đến năm 1400, từ khi Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho Trần Cảnh đến khi Hồ Quý Ly đoạt ngôi vua từ đứa cháu ngoại mới có năm tuổi, lập ra nhà Hồ.

Nhưng nhà văn Hoàng Quốc Hải không viết bộ tiểu thuyết lịch sử về thời Trần theo lối thông sử. Nghĩa là tác giả không viết theo thứ tự thời gian kéo dài suốt một trăm bảy mươi lăm năm ấy, không kể lại đầy đủ mọi chi tiết, sự kiện, các nhân vật truyền từ đời nọ sang đời kia mà cắt ngang lịch sử chọn những thời điểm có những vấn đề xã hội gay cấn, có ý nghĩa quan trọng nhất đối với sự hình thành, tồn tại và phát triển của triều đại này để viết.

Cuốn mở đầu là Bão táp cung đình, mạch vào từ sự suy sụp không thể cứu vãn được của triều đình Lý Huệ Tông. Xã hội đói khổ, loạn lạc. Đất nước có nguy cơ rơi vào cuộc nội chiến đẫm máu hoặc trở lại cát cứ như hồi Thập nhị sứ quân.

Thế lực họ Trần nổi lên, đứng đầu là Trần Thủ Độ đã thâu tóm được thiên hạ và làm một cuộc đảo chính cung đình, một cuộc chuyển giao quyền lực có một không hai trong lịch sử. Từ đó nhà Trần phục hưng nền kinh tế, văn hoá và đưa Đại Việt trở thành một quốc gia cường thịnh. Thời gian được phản ánh trong cuốn tiểu thuyết kéo dài hai mươi sáu năm (1225 – 1251). Đây là giai đoạn phức tạp chuyển chính quyền từ nhà Lý sang nhà Trần và giai đoạn đầu nhà Trần. Ở tập sách này, dựa trên vốn hiểu biết sâu sắc về lịch sử kết hợp với nhãn quan thế sự hiện đại, tác giả đã đưa ra những cách nhìn nhận, đánh giá thoả đáng về khởi nghiệp nhà Trần và về một nhân vật còn đang gây nhiều tranh cãi là Trần Thủ Độ.

Tiếp đến là ba cuốn Đuổi quân Mông Thát, Thăng Long nổi giận, Huyết Chiến Bạch Đằng viết về các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên Mông lần thứ hai. Đây là những sự kiện tiểu biểu có ý nghĩa trọng đại trong lịch sử triều Trần.

Trong những tập này, tác giả chỉ viết về một giai đoạn lịch sử rất ngắn song lại khẳng định tinh thần và sức mạnh của Đại Việt. Đây là những giai đoạn gay cấn nhất trong toàn bộ lịch sử của nhà Trần cũng như trong lịch sử Đại Việt. Vì vào thời điểm ấy đế quốc Mông Cổ là một đế quốc hùng mạnh, khắp bốn phương đều rên xiết dưới vó ngựa của chúng vậy mà chúng đã ba lần thất bại thảm hại trước vua tôi nhà Trần.

Cuốn thứ năm Huyền Trân công chúa được viết trong một giai đoạn lịch sử kéo dài bảy năm, kể từ sau khi Trần Nhân Tông nhường ngôi cho con

là Trần Anh Tông rồi vào hẳn Yên Tử coi sóc trực tiếp dòng Thiền Trúc Lâm do ông sáng lập, và kết thúc ở cái chết của quốc vương Champa Chế Mân.

Đây là giai đoạn lịch sử ít biến động nhất về mặt nội trị và bang giao nhưng lại là thời kỳ nhà Trần thực hiện đường lối ngoại giao thời bình để duy trì một nền hoà bình bền vững với các quốc gia lân cận. Sự kiện trung tâm của cuốn sách là cuộc hôn nhân giữa công chúa Huyền Trân và vua Champa Chế Mân.

Tới cuốn Vương triều sụp đổ, tác giả viết về giai đoạn suy thoái triền miên suốt sáu mươi năm cuối của nhà Trần (1341- 1400). Những sự kiện, biến cố chính dẫn đến sự sụp đổ không thể cưỡng lại của triều đại này đều được tác giả phản ánh rất rõ.

Vậy là với sáu tập sách, tác giả đã tái hiện toàn bộ một trăm bảy mươi lăm năm tồn tại và phát triển của nhà Trần giúp độc giả nắm được đầy đủ bối cảnh lịch sử chính yếu của thời đại. Bộ tiểu thuyết được đánh giá cao ở giá trị lịch sử và văn học bởi tác giả đã chọn những sự kiện quan trọng mang tính bản lề, chứa đựng tất cả các vấn đề lịch sử, văn hoá của đất nước với cách viết khúc chiết, vì thế tác phẩm không bị dàn trải.

2.3.3. Lý giải lịch sử dưới cái nhìn văn hoá bao quát

Trước đây, các tác phẩm văn xuôi viết về đề tài lịch sử thường thích dựng lại các biến cố, sự kiện lớn lao nhằm dựng lên không khí sử thi hào hùng, khơi dậy ở người đọc lòng tự hào về truyền thống dân tộc. Nhưng cùng với quá trình đổi mới văn học, quan niệm về lịch sử của các nhà văn cũng ngày càng được mở rộng và phong phú hơn. Lịch sử được văn học xem xét trong cái nhìn đa chiều, soi rọi từ nhiều góc độ. Đánh giá, xem xét lịch sử dưới cái nhìn văn hoá là nỗ lực sáng tạo của nhiều nhà văn trong đó có Hoàng Quốc Hải. Điều này đã đem lại hiệu quả nghệ thuật cao và thành công cho tác giả trong Bão táp triều Trần.

Sáu tập của bộ tiểu thuyết không chỉ đầy ắp những bức tranh lịch sử sống động mà còn thể hiện một vốn hiểu biết sâu rộng về văn hoá qua những trang viết về cuộc sống, con người, phong cảnh thiên nhiên đất nước, những phong tục tốt đẹp… Tác phẩm là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa lịch sử và văn hoá, viết về lịch sử nhưng không ít trang đậm đà bản sắc văn hoá Việt Nam. Bằng ưu thế của văn chương, tác giả đã làm sống dậy trong bộ tiểu thuyết của mình cả một nền văn hoá rực rỡ, giàu sức sống.

Viết về các nhân vật lịch sử, Hoàng Quốc Hải đặt họ trong bối cảnh rộng của văn hoá. Từ góc nhìn này, nhân vật được xem xét trong một tương quan rộng hơn, không chỉ thấy những mặt xấu đáng phê phán mà còn thấy cả những mặt tiến bộ, đóng góp của họ. Nhà văn đã xây dựng thành công nhân vật Trần Ích Tắc – con người xưa nay ít được nhắc đến hoặc chỉ được biết đến như một kẻ phản quốc. Tác giả không bào chữa cho hành vi phản quốc của ông ta, mà khắc hoạ một người tài năng : “Về đường thơ văn, người đương thời vẫn khen ông có cái chất rắn rỏi, gân guốc của đời Hán, lại có sự nhuần nhị, bóng bẩy mà siêu thoát của thịnh Đường. Về thi, thơ năng lực của ông ít ai sánh kịp. Còn đường cầm, ca, hoạ, nhạc ông không chỉ là người sành thưởng thức mà còn là người sáng tác. Thế nhưng ông cũng khá am tường về đằng võ bị”[22, 81]. Tiếc rằng con người này tầm nhìn hạn hẹp nhiều tài nhưng trong lòng không nghĩ cho dân cho nước, quá xa hoa so với chính sách “thân dân” của triều đình nhà Trần. Nhưng xét trên góc độ văn hoá, tài năng ấy của nhân vật có đóng góp vào nền văn hiến Đại Việt dưới triều Trần.

Không chỉ có vậy, nhiều sự kiện lịch sử trong Bão táp triều Trần cũng được Hoàng Quốc Hải soi chiếu dưới cái nhìn văn hoá.

Thăng Long nổi giận, sự việc lãnh chúa người Man vùng Đà Giang là Trịnh Giác Mật khởi binh làm phản đã được tác giả đưa vào và lí giải hết sức khéo léo, hữu lý. Rằng nguyên nhân sâu sa của việc này xuất phát từ truyền thống văn hoá: “Các dân tộc sống trên mảnh đất Đại Việt này đều có chung một mẹ. Nhưng vì phong thổ đất đai, thời tiết khí hậu mỗi vùng mỗi khác nên có phong tục riêng, nhiều khi lại có cả tiếng nói riêng. Mỗi dân tộc giữ gìn nền văn hoá của mình bằng các thuần phong mỹ tục và nó được bồi bổ thêm qua nhiều đời tích tụ lại. Những nét văn hoá ấy, các dân tộc đều phải trả bằng trí tuệ, mồ hôi, sức lực và cả bằng máu nữa nên hết thảy đều giữ gìn một cách kính cẩn như đối với các ngôi đền thiêng”[22, 61]; “Đối với người miền ngược phong tục tập quán của họ còn thiêng liêng hơn cả người miền xuôi”[22, 60]. Vì vậy, người lính triều đình xâm phạm đến ngôi đền thiêng ấy lập tức trở thành kẻ thù của họ.

Kế sách của triều đình là không phái binh mạnh tướng giỏi đến đánh dẹp mà trao cho Chiêu Văn vương Trần Nhật Duật – một tướng tài có kiến văn uyên bác, thành thạo phong tục tập quán người miền ngược lại hay giao du với học đi thuyết phục, phủ dụ là chính. Trần Nhật Duật sau khi ôn lại những điều thuộc về phong tục lễ nghi của người dân tộc Man từ lời ăn tiếng nói, cách chào, hỏi, gọi, thưa cả cách ăn uống, các bài hát điệu múa và cả những cung bậc âm thanh trong âm nhạc của họ, đã một mình tới trại Trịnh Giác Mật. Việc làm này, thể hiện sự trân trọng, bảo vệ nền văn hoá của các dân tộc khác trong cộng đồng Đại Việt.

Chiến thắng lẫy lừng của dân tộc trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên xâm lược lần thứ hai cũng được lí giải bằng cội nguồn văn hoá: “Thắng lợi này ngoài sự hi sinh lớn lao của toàn dân tộc, còn phải kể đến công của các liệt tổ và oai linh của các vị anh hùng dân tộc từ các triều đại

trước. Cả sự độ trì của Phật tổ, cùng các chư vị thần linh và hồn thiêng sông núi”[22, 550]. Võ công hiển hách ấy được làm nên bới chính sức mạnh văn hoá tinh thần, sức mạnh nội lực của nền văn hiến Đại Việt. Từ đó, rất nhiều bài học có thể rút ra từ triều đại này. Điểm quan trọng nhất là muốn đất nước cường thịnh thì trước hết phải an dân và phải làm cho dân tin.

Qua câu chuyện làm dâu Chămpa của công chúa Huyền Trân, nhà văn cũng đưa ra những lý giải hợp lý, thuyết phục về sự kiện lịch sử này. Người đương thời và sử sách nhiều đời sau chê cười việc nhà Trần gả Huyền Trân công chúa cho vua Chiêm Thành, coi việc này giống như nhà Hán đem Vương Chiêu Quân gả cho vua Hung Nô. Nhưng dưới ngòi bút phân tích rạch ròi của Hoàng Quốc Hải, sự kiện gả Huyền Trân về Chiêm được xem

Một phần của tài liệu Nghệ thuật tiểu thuyết của hoàng quốc hải trong bộ bão táp triều trần (Trang 49 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w