Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ

Một phần của tài liệu Nghệ thuật tiểu thuyết của hoàng quốc hải trong bộ bão táp triều trần (Trang 83 - 101)

7. Cấu trúc của luận văn

3.3. Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ

Ngôn từ là chất liệu của văn học, mọi sự sáng tạo của tác phẩm đều bắt đầu từ sáng tạo ngôn ngữ. Kể tới sự thành công của một số tiểu thuyết lịch sử đương đại, đương nhiên không thể quên vai trò quan trọng của yếu tố ngôn ngữ.

Với mong muốn tái tạo và làm phong phú lịch sử bằng văn chương, nhà văn Hoàng Quốc Hải, trong Bão táp triều Trần rất dụng công trong việc sử dụng ngôn ngữ. Tác giả đã lựa chọn ngôn ngữ của người trần thuật và ngôn ngữ nhân vật phù hợp, có sự phong phú, linh hoạt, tạo ra được mối liên hệ với hiện tại. Vì vậy, đọc tác phẩm, người đọc như được tham dự vào những sự kiện xa xưa của quá khứ, cùng vui, cùng buồn với số phận của các nhân vật lịch sử.

Vai trò trần thuật trong Bão táp triều Trần thuộc về một người thứ ba ẩn danh. Tác giả ẩn mình để kể về các chi tiết, sự kiện, biến cố và các nhân vật lịch sử. Có thể khẳng định, từ đầu đến cuối bộ tiểu thuyết, tác giả đã thực sự chiếm lĩnh ngôn ngữ trần thuật. Cùng với các tiểu thuyết gia đương đại, nhà văn Hoàng Quốc Hải đã có sự đổi mới ngôn ngữ nghệ thuật. Tác giả đã rũ bỏ hoàn toàn lớp ngôn ngữ cũ kĩ, kiểu câu chữ khuôn sáo, đẽo gọt cầu kỳ của tiểu thuyết lịch sử đầu thế kỷ XX. Bằng ngôn ngữ miêu tả và ngôn ngữ trần thuật có chọn lọc, nhà văn đã giúp người đọc hình dung một cách chân thực không gian văn hoá lịch sử của thời đại nhà Trần, nhận biết được diện mạo, trang phục, ngôn ngữ, hành động, nội tâm của những con người đã sống, đã đi vào lịch sử.

Trong khi trần thuật, đôi chỗ tác giả còn thêm vào những lời bình luận, những đoạn trữ tình ngoại đề thể hiện tâm sự của người hôm nay. Chẳng hạn, một đoạn nói về Trần Quốc Tuấn và Trần Thánh Tông: “Hai vĩ nhân chia tay nhau trong niềm xúc động chân thành. Những giọt lệ họ nhỏ ra để khóc cho một quá khứ đắng cay và lỗi lầm của các bậc cha anh. Nước sông Lục Đầu lóc róc vỗ bên mạn thuyền như hàng vạn tiếng reo vui, như một lời chứng thiêng liêng cho cuộc hoá giải oan cừu, để các vĩ nhân đi vào lịch sử như những khối kim cương trong suốt”[22, 156].

Để tạo sự đa dạng trong ngôn ngữ trần thuật, nhà văn còn sử dụng những lời nửa trực tiếp: “Thái hậu băn khoăn không biết nói thế nào cho đứa con yêu hiểu được những điều phức tạp trong triều đình cũng như trong gia cảnh hiện nay. Con bé hóm hỉnh, thông tuệ nhưng tính tình hay cáu gắt, hờn dỗi thất thường chứ không được thuần phác như con chị”[21, 39].

Tác giả cũng thường xuyên kết hợp ngôn ngữ của người trần thuật với lời nội tâm của nhân vật. Ví dụ: “Bây giờ Quang Khải thấy trong lòng có một

cái gì nhen lên giống như là sự hối hận. Rõ ràng là anh ấy vất vả khi các vương hầu khác nhàn rỗi… Đến lúc này, Quang Khải mới thấy ngay cả những điều lo ngại trước đây về Quốc Tuấn nay lại là những việc đáng mừng. Nếu vương hầu nào cũng làm như Quốc Tuấn thì dân đều được no ấm mà nước thì đủ binh mạnh lo gì giặc dữ ngoại xâm. Gạt bỏ mọi điếu suy nghĩ xằng bậy và ghép gán, hỗn tạp của người đời, tự đáy lòng mình Trần Quang Khải thừa nhận: Quốc Tuấn là một chính nhân quân tử, là một hiền tài, một bậc nhân tướng, một con người nhìn xa thấy rộng – quả là anh ấy hơn ta nhiều lắm”[22, 165].

Với những cách trần thuật như vậy, lời văn vẫn gián tiếp nhưng ý thức, ngữ điệu là của nhân vật. Bằng lối văn này, nhà văn vừa miêu tả, kể về nhân vật vừa thể hiện thế giới bên trong của nhân vật dưới sự phân tích khách quan của tác giả. Những đoạn di chuyển điểm nhìn vào nhân vật, chứng tỏ nhà văn đã có ý thức đa dạng hoá điểm nhìn trần thuật. Đây là phương thức trần thuật của tiểu thuyết hiện đại.

Tuy đã có những nỗ lực đổi mới nhưng công bằng mà nói, nếu so sánh với tiểu thuyết Hồ Quý Ly của Nguyễn Xuân Khánh thì Bão táp triều Trần

của Hoàng Quốc Hải chưa tạo ra được sự đột phá trong ngôn ngữ trần thuật. Thỉnh thoảng xen vào giữa lời người trần thuật, có những đoạn nhân vật xưng ta tự giãi bày. Làm như vậy, vẫn chưa xoá bỏ được khoảng cách lịch sử giữa quá khứ và hiện tại, giữa nhân vật và người đọc. Nếu tác giả để nhân vật xưng tôi kể chuyện, trần thuật từ ngôi thứ nhất như nhân vật Nguyên Trừng trong Hồ Quý Ly, thì sẽ tạo ra sự đa dạng và đổi mới trong ngôn ngữ của người trần thuật đồng thời đem đến một cái nhìn độc đáo về lịch sử. Người đọc có thể hiểu rõ từ ý nghĩ đến cảm xúc của một người trong cuộc, nhân vật sẽ thoát ra khỏi cái khung lịch sử khép kín để đối thoại với hiện tại, gần gũi

với người đọc hơn, còn các nhân vật lịch sử khác cũng đều được kéo gần là người cùng thời với người kể chuyện.

3.3.2. Ngôn ngữ nhân vật

Bên cạnh ngôn ngữ của người trần thuật, nhà văn cũng rất chú trọng đến ngôn ngữ nhân vật. Sử dụng đối thoại và độc thoại nội tâm cũng là một cách để trao sự sống cho các cá nhân lịch sử, khiến họ trở nên sống động hơn trên trang sách.

Khác với các nhà sử học, để khắc hoạ tính cách nhân vật, Hoàng Quốc Hải không chỉ miêu tả ngoại hình hay thông qua hành động, cử chỉ mà còn sử dụng hình thức đối thoại. Tác giả để cho nhân vật, qua lời nói, bộc lộ tích cách, con người mình. Một Trần Thủ Độ tuy là quan lớn đầu triều nhưng là người biết trọng kẻ sĩ, trọng người tài, thực tâm muốn nghe những lời khuyên bảo để sử mình được thể hiện rất rõ qua những đoạn đối thoại giữa nhân vật với Hoàng tiên sinh trong Bão táp cung đình.

Còn đây là những lời Lý Chiêu Hoàng nói với Trần Cảnh:

- “…Ngày ấy, cả tôi và ông người ta bảo chúng mình lấy nhau. Tôi bằng lòng ngay vì nghĩ rằng mình có bạn chơi… Ai ngờ cái việc ông lấy tôi lại là việc của cô chú ông. Là việc lấy thiên hạ cho nhà Trần, chứ đâu phải chuyện nhân duyên. Tôi biết ông không có lỗi trong việc này. Nay lại đến việc cướp chị Thuận Thiên và cả cái bào thai có sẵn. Thật là táng tận lương tâm. Ông thái sư thì tôi chả trách làm gì. Ông ta có thể làm được đủ mọi việc, ngoại trừ những việc nhân nghĩa. Đáng trách là bà mẹ tôi kia. Bà cô ông ấy. Tôi không ngờ, trời phú cho bà ta khuôn mặt đẹp để che giấu một tâm hồn ác độc. Bà ta chui vào triều Lý để đánh hồi chuông báo tử cho dòng họ nhà tôi. Thôi thì cũng được. Thiên hạ là của muôn dân chứ có phải của riêng gì ai. Chỉ tiếc rằng quyền nhiếp thống sơn hà lại nằm trong tay kẻ tàn bạo. Nếu như việc

sai khiến triều đình, chăn dắt trăm họ lại thuộc hoàn toàn về một người như ông: khoan hoà, nhân ái thì tôi yên tâm quá ông Trần Cảnh ạ”[24, 199].

Hay: “Tôi không ân hận trong việc nhường thiên hạ cho ông. Vì ông là ngưòi hiền. Song tôi băn khoăn vì ông chưa khai mở được bổn tâm của ông cho thiên hạ nương nhờ. Việc này khó đấy. Nếu ông không khéo thì cả thân xác cùng bổn tâm thiện đức của ông đều theo nhau xuống mồ”[24, 201].

Qua những lời đối thoại ấy, tác giả đã xây dựng một nhân vật Lý Chiêu Hoàng chủ động, có trí tuệ, có nhân cách chứ không phải một người bị động, bị ruồng bỏ như ta vẫn từng biết. Chiêu Hoàng nhận thấy rõ mưu đồ sâu hiểm của Trần Thủ Độ, cũng nhận ra Trần Cảnh là người khoan hoà, nhân ái nên không tiếc gì việc nhường ngôi và còn khuyên Trần Cảnh khai mở bổn tâm thiện đức cho thiên hạ được nương nhờ.

Ngoài ngôn ngữ đối thoại, hình thức độc thoại nội tâm cũng được tác giả sử dụng như một phương thức hữu hiệu để khắc hoạ tính cách nhân vật.

Trong tác phẩm, tác giả để cho nhiều nhân vật như Lý Huệ Tông, Trần Thị Dung, Lý Chiêu Hoàng, Trần Thủ Độ, Trần Quốc Tuấn… tự bộc lộ suy nghĩ, tâm trạng của mình. Đặc biệt khi viết về hai nhân vật An Tư và Huyền Trân, tác giả sử dụng khá nhiều độc thoại nội tâm. Điều đó giúp nhà văn cùng một lúc thể hiện được nhiều trạng thái tâm lí khác nhau của nhân vật.

Ví dụ: “Giá như Thánh Tông, cứ lấy quyền huynh thế phụ ra mà quyết lại đi một nhẽ. Hoặc giả Nhân Tông, lấy quyền là một bậc quân trưởng ra mà quyết, lại đi một nhẽ khác. Và ta sẽ dễ xử hơn. Hoặc thuận theo hoặc cưỡng lại. Đằng này thì mọi người ngấm ngầm im lặng. Vì thương ta cũng có. Vì ngại ta cũng có. Hay “Phải làm gì đây?.. Chẳng lẽ không ai nói gì đến ta, ta lại coi như không biết sao? Ôi đau đớn!”. Rồi nàng tự hỏi: “Sao người xưa

nói gác tình riêng đền nợ nước nó nhẹ nhàng và mau chóng làm vậy. Chỉ có ba chữ thôi mà dứt bỏ được tình sâu nghĩa nặng ư?”.

An Tư lại nghĩ: “Tình riêng gác được hay không là quyền ở mỗi người. Nhưng nợ nước mà không báo đền được thời thân sống coi như đã thác”[22, 442].

Đọc những dòng độc thoại nội tâm trên, người đọc hiểu được những tâm sự, những mâu thuẫn, giằng xé trong lòng An Tư. Bằng cách này, Hoàng Quốc Hải đã thể hiện được sự sâu sắc trong tính cách nhân vật.

Tác giả cũng nhiều lần để cho nhân vật Huyền Trân tự giãi bày: “Người đã tác thành cho ta, ôi cái chuyện lương duyên đó biết đâu chẳng phải là vận số. Vả lại, người chẳng nói đặt lên vai ta trọng trách thu hồi miền đất hai châu. Vậy đó còn là nghĩa vụ với quốc gia nữa”; “Kẻ thất phu còn có trách nhiệm với non sông đất nước huống chi ta đã có học hành, đã biết được đôi điều phải quấy. Sao ta nỡ từ chối các sự việc lớn lao mà người đã chủ trương”[23, 169].

Qua những lời độc thoại nội tâm, Huyền Trân hiện lên là một nhân vật có tính cách riêng không thể trộn lẫn: thông minh, có hiểu biết, có tấm lòng hiếu nghĩa khác hẳn một Huyền Trân bị hi sinh cho mục đích chính trị, ngoại giao như trong một số tác phẩm trước đây.

Tính cách nhân vật được bộc lộ từ nhiều phương diện trong đó có hiện tượng độc thoại nội tâm, qua đó, người đọc có thể nắm bắt tính cách nhân vật một cách dễ dàng. Sử dụng độc thoại nội tâm để khắc hoạ tính cách là đóng góp của Hoàng Quốc Hải nói riêng và các nhà tiểu thuyết nói chung vào quá trình cách tân và hiện đại hoá thể loại tiểu thuyết lịch sử.

3.3.3. Việc xử lý mối quan hệ giữa tính cổ kính và tính hiện đại của ngôn ngữ

Thành công nổi bật trong nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ của Hoàng Quốc Hải là ở sự sáng tạo khi xử lý ngôn ngữ, giải quyết hài hoà mối quan hệ giữa tính cổ điển và hiện đại, tạo ra một ngôn ngữ phù hợp với bối cảnh thời đại nhưng không quá cách biệt với đối tượng tiếp nhận hôm nay.

Bão táp triều Trần viết về những sự việc và con người cách thời đại mà chúng ta đang sống tới hơn bẩy trăm năm. Do vậy, tác giả tỏ ra khá kỹ lưỡng trong việc lựa chọn ngôn ngữ sao cho phù hợp với thời đại mà mình phản ánh. Lớp ngôn ngữ lịch sử trang trọng, cổ kính được sử dụng trong cả lời người trần thuật và lời nhân vật. Đây là lớp ngôn từ không thể thiếu trong bất kỳ một cuốn tiểu thuyết lịch sử nào. Nó là dấu hiệu cho người đọc nhận ra thời đại của câu chuyện lịch sử, phân biệt những con người của quá khứ với hiện tại.

Những câu chuyện và nhân vật được kể, hầu hết đều liên quan đến đời sống cung đình nên ngôn ngữ cũng mang đậm màu sắc quan phương. Các nhân vật giao tiếp với nhau bằng một thứ ngôn ngữ mang tính quy phạm tương ứng với địa vị mỗi người.

Ví dụ, một đoạn Trần Quốc Tuấn tâu việc cơ mật với hai vua:

- “Tâu thượng hoàng cùng quan gia. Ta phải lo tính cấp kỳ kẻo hối không kịp. Lực của ta, tuy vậy vẫn còn mỏng lắm. Thần nghe tin tức bên đại đô nói Hốt Tất Liệt sẽ phát năm chục vạn binh, đích thân thái tử Thoát Hoan sẽ thống lĩnh để đi đánh Đại Việt”[22, 41].

Trần Quốc Tuấn về thứ bậc là anh em con thúc bá với thượng hoàng Trần Thành Tông, Thánh Tông phải gọi ông bằng anh. Nhân Tông vừa là cháu vừa là con rể ông nhưng trong cách xưng hô của nhân vật vẫn giữ trọn đạo vua tôi nghiêm ngặt.

Không khí của thời đại đã qua còn được tái hiện bằng hệ thống ngôn ngữ nhà Phật, ngôn ngữ của tầng lớp Nho học. Tất cả được hoà giải bằng tài năng và vốn văn hoá phong phú, sâu sắc của tác giả.

Chính lớp ngôn ngữ cổ kính, trang trọng đã mang lại bản sắc thời đại và tạo dựng không khí lịch sử cho Bão táp triều Trần. Nhưng nếu chỉ sử dụng lớp ngôn ngữ này, thì tác phẩm không khỏi mang tính chất khô khan, kinh viện chẳng khác gì những cuốn sách ghi chép lịch sử. Mặt khác, nhà văn viết tiểu thuyết lịch sử bằng tâm thế, nhận thức của người hiện tại và để kể cho người hôm nay nghe. Vì vậy, tác giả đã lược bỏ những từ ngữ cổ, từ Hán Việt khó hiểu vời độc giả thay vào đó là những từ ngữ phổ cập, dễ hiểu, nhiều chỗ còn kèm giải nghĩa, chú thích.

Sáng tạo trong xử lí ngôn ngữ của Hoàng Quốc Hải còn thể hiện ở chỗ nhà văn đã hoà giải được ngôn ngữ trang nghiêm, ít cá tính với ngôn ngữ đời thường, giản dị, nhiều màu sắc. Ngôn ngữ đời sống hàng ngày được sử dụng một cách tự nhiên, gần gũi với lời ăn tiếng nói của chúng ta hôm nay. Trong tác phẩm, có những nhân vật vẫn nói năng theo lối khẩu ngữ đời thường. Chẳng hạn, trong Bão táp cung đình, tác giả để cho Trần Thủ Độ và Trần Thị Dung - những nhân vật không phải xuất phát từ tầng lớp quý tộc cao sang mà từ tầng lớp lao động bình dân xưng hô với nhau một cách thân mật, suồng sã:

“- Nghĩ thương nó quá ông ạ. Bố chết, mẹ đi lấy chồng khác. Bản thân nó thì mất ngôi. Ừ thì nó nhường ngôi cho chồng. Nhưng ông thừa biết nó không nhường không được”[21, 187].

… “- Giời ơi! Bà làm tôi rối cả ruột. Làm sao mà chúng nó qua mắt được tôi. Vậy ý bà định thế nào, nói thử tôi nghe”[21, 189].

Việc đưa ngôn ngữ thuần Việt gần gũi, dễ hiểu với muôn màu sắc của đời thường, thứ ngôn ngữ đầy sức sống dân gian vào tiểu thuyết lịch sử được

coi là một sự thể nghiệm theo tinh thần đổi mới của Hoàng Quốc Hải cũng như nhiều tác giả khác. Nó làm nên cái duyên riêng, cái mới lạ, đời thường, cuốn hút cho tiểu thuyết lịch sử đương đại, khiến cho tiểu thuyết lịch sử trở nên sống động, chân thực, quá khứ trở nên gần gũi với hiện tại và là một minh chứng cho thấy rõ ràng tiểu thuyết lịch sử đang cố gắng bứt phá khỏi những quan niệm truyền thống, có những phá cách vượt chuẩn để làm mới mình và hấp dẫn người đọc.

Ngôn ngữ trần thuật nhiều khi còn thể hiện cách nhìn, cách đánh giá của người hôm nay đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử như đoạn bàn về cái chết của Dụ Tông: “Nay ông chết, coi như tai hoạ lớn của dân tộc đã qua đi. Vì vậy, không lấy gì làm lạ, đám tang Dụ Tông, dân chúng Thăng Long

Một phần của tài liệu Nghệ thuật tiểu thuyết của hoàng quốc hải trong bộ bão táp triều trần (Trang 83 - 101)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w