1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Những thay đổi địa giới hành chính ở hưng nguyên từ năm 1469 đến năm 2009

105 372 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 105
Dung lượng 750,5 KB

Nội dung

Trờng đại học vinh Khoa lịch sử Hoàng thị thảo khóa luận tốt nghiệp đại học Những thay đổi địa giới hành chính hng nguyên từ năm 1469 đến năm 2009 Chuyên ngành: lịch sử Việt Nam Vinh - 2010 LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên cho phép tôi gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Tiến Sĩ Nguyễn Quang Hồng, người thầy đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình làm luận văn. Qua đây tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy, cô giáo trong khoa Lịch sử trường Đại Học Vinh; Thư viện tỉnh Nghệ An, Thư viện Đại Học Vinh, Thư viện Quân khu IV, phòng văn hóa huyện Hưng Nguyên tỉnh Nghệ An…đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Tôi cũng bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè đã động viên, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua. Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng do năng lực và nguồn liệu có hạn nên luận văn chắc chắn còn nhiều thiếu sót. Kính mong nhận được sự góp ý của thầy cô giáo cùng bạn đọc để luận văn của tôi được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn ! Tác giả Hoàng Thị Thảo 2 MỤC LỤC Mục Trang MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài 1 1.1. Về mặt khoa học 1 1.2. Về mặt thực tiễn .2 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4 3.1. Đối tượng nghiên cứu 4 3.2. Phạm vi nghiên cứu 4 4. Nguồn liệu và phương pháp nghiên cứu 4 4.1. Nguồn liệu .4 4.2. Phương pháp nghiên cứu .6 5. Đóng góp của đề tài .6 6. Bố cục của đề tài 7 NỘI DUNG: Chương I: Khái quát vùng đất Hưng Nguyên trước năm 1469 8 1.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên và xã hội huyện Hưng Nguyên 8 1.1.1. Điều kiện tự nhiện 8 1.1.2. Điều kiện xã hội .13 1.2. Duyên cách địaHưng Nguyên trước năm 1469 18 1.2.1. Thời kỳ Văn Lang – Âu Lạc đến trước khi họ Khúc dựng nền tự chủ (năm 905) .18 1.2.2. Thời kỳ Nhà nước phong kiến độc lập tự chủ (từ năm 905 đến trước năm 1469) .22 Chương II: Những thay đổi địa giới hành chính Hưng Nguyên từ nửa sau thế kỷ XV đến đầu thế kỷ XXI (1469-2009) .28 2.1. Những thay đổi địa giới hành chính Hưng Nguyên từ năm 1469 đến năm 1885 .28 2.1.1. Thời Lê 28 2.1.2. Thời Tây Sơn 35 2.1.3. Thời Nhà Nguyễn (1802 - 1884). .37 2.2. Những thay đổi địa giới hành chính Hưng Nguyên từ năm 1885 đến năm 1945 42. 2.2.1. Hưng Nguyên từ năm 1885 đến năm 1918 . .42 2.2.2. Hưng Nguyên từ năm 1919 đến năm 1945 .45 2.3. Những thay đổi địa giới hành chính Hưng Nguyên từ năm 1946 đến năm 2009 48 2.3.1. Hưng Nguyên từ năm 1946 đến năm 1975 .48 2.3.2. Hưng Nguyên từ năm 1975 đến năm 2009. .57 Chương III: Một số tác động của thay đồi địa giới hành chính đến đời sống kinh tế, văn hoá – xã hội Hưng nguyên .72 3.1. Mặt tích cực .72 3.1.1. Tác động đến kinh tế 72 3.1.2. Tác động đến văn hoá – giáo dục .78 3.1.3. Tác động đến chính trị - an ninh quốc phòng 83 3.2. Mặt hạn chế 86 KẾT LUẬN. .91 TÀI LIỆU THAM KHẢO .97 PHỤ LỤC MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: 1.1. Về mặt khoa học: Huyện Hưng Nguyên nói riêng, tỉnh Nghệ An nói chung là một bộ phận của quốc gia Việt Nam thống nhất. Lịch sử hình thành và phát triển của Hưng Nguyên gắn liền với lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc. Cùng với quá trình thịnh suy của dân tộc, mảnh đất Hưng Nguyên ngày nay đã trải qua nhiều lần thay đổi địa giới hành chính, diên cách địa lý và tên gọi. Vào thời Hùng Vương, Hưng Nguyênđịa bàn cư ngụ của người Việt Cổ. Từ đời Hán, đời Đường rồi đời Lý, đời Trần, vùng đất này có duyên cách địa dư khi rộng khi hẹp, với các tên gọi khác nhau như huyện Thượng Lộ đời Hồ, huyện Lộ Bình đời Minh. Đến năm 1469, vua Lê Thánh Tông ra chỉ dụ điều chỉnh lại bản đồ hành chính cả nước và tên huyện Hưng Nguyên ra đời từ đó. Kể từ khi có danh xưng Hưng Nguyên đến năm 2009, địa giới hành chính Hưng nguyên đã nhiều lần được điều chỉnh, thay đổinhững thay đổi địa giới hành chính đó đã có ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống kinh tế, văn hoá, xã hội của cư dân nơi đây. Tuy nhiên, cũng như nhiều vùng đất khác trên lãnh thổ nước ta, việc nghiên cứu những biến đổi về tên gọi, địa giới hành chính Hưng Nguyên vẫn chưa được quan tâm đúng mức, còn bị bỏ ngõ. Những thay đổi đó chưa được nghiên cứu một cách hệ thống, khái quát toàn diện. Đây trở thành một trong những vấn đề tương đối mới góp phần bổ sung, hoàn thiện những khoảng trống trong lịch sử Hưng nguyên nói riêng, lịch sử Nghệ an nói chung. 5 Đặc biệt, vào năm 2009, Đảng bộ và nhân dân Hưng Nguyên náo nức chào mừng 540 năm danh xưng Hưng Nguyên. Cho nên, vấn đề này càng cần được nghiên cứu, tìm hiểu một cách đầy đủ, chi tiết. Thông qua việc tìm hiểu những thay đổi địa giới hành chính Hưng Nguyên từ năm 1469 đến năm 2009, đề tài hy vọng sẽ giải quyết được yêu cầu bức thiết đó trong nghiên cứu lịch sử Hưng Nguyên và góp phần vào việc nghiên cứu những thay đổi địa giới hành chính trên phạm vi toàn tỉnh Nghệ An. 1.2. Về mặt thực tiễn: - Đề tài có thể làm tài liệu tham khảo cho giáo viên, học sinh THPT, sinh viên chuyên ngành lịch sử khi biên soạn bài giảng, làm bài tập lớn, luận văn tốt nghiệp Đại học có nội dung liên quan. - Đề tài cũng có thể làm tài liệu tham khảo để biên soạn lịch sử Nghệ An, lịch sử huyện Hưng Nguyên…. - Từ kết quả nghiên cứu của đề tài, chúng tôi hy vọng một phần nào đó sẽ giúp các địa phương khác nói chung, huyện Hưng Nguyên nói riêng rút ra được những kinh nghiệm nhất định trong quá trình điều chỉnh, thay đổi địa giới hành chính. Vì những lý do trên, chúng tôi quyết định chọn đề tài “Những thay đổi địa giới hành chính Hưng Nguyên từ năm 1469 đến năm 2009” làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề: Những năm gần đây, thực hiện chủ trương của BCH TW Đảng và Nghị quyết của BTV Tỉnh ủy Nghệ An, các địa phương trong tỉnh đang tích cực viết lịch sử Đảng bộ, lịch sử xã, nhưng vấn đề biến đổi địa giới hành chính của các địa phương trong đó có Hưng Nguyên vẫn chưa được quan tâm, chú ý đúng mức. 6 Và cho đến nay vẫn chưa có một công trình chuyên sâu nào nghiên cứu đề tài: “Những thay đổi địa giới hành chính Hưng Nguyên từ năm 1469 đến năm 2009” một cách đầy đủ, có hệ thống. Tuy nhiên, trong thời gian qua, một số công trình nghiên cứu đã đề cập đến một số khía cạnh của vấn đề này. Cuốn sách “Lịch sử Đảng bộ huyện Hưng Nguyên” tập I (1930 - 1945), tập II (1945 - 2005) của Ban chấp hành Đảng bộ ĐCSVN huyện Hưng Nguyên, NXB Nghệ An, năm 2007 đã giành một phần nhỏ đề cập về lãnh thổ, địa giới hành chính huyện Hưng Nguyên và việc nhập, tách, thành lập một số xã mới trong huyện. Cuốn sách “Địa chí văn hóa Hưng Nguyên” của tác giả Ninh Viết Giao, NXB khoa học xã hội, năm 2009 đã viết tương đối đầy đủ về địa lý, con người, phong tục tập quán của huyện Hưng Nguyên. Trong đó, phần đầu có đề cập đến duyên cách địahành chính Hưng Nguyên từ xưa đến nay. Phần phụ lục có thống kê tên chữ, tên nôm và sự thay đổi của làng xã Hưng Nguyên qua các thời kỳ. Cuốn “Hưng Nguyên - Những trang lịch sử” của BCH huyện ủy, HĐND, UBND huyện Hưng Nguyên, NXB Nghệ An, năm 1995 đã nghiên cứu chi tiết, đầy đủ về đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội và quá trình phát triển của huyện Hưng Nguyên từ cổ đến. Trong cuốn sách “Địa lý các huyện, thành phố, thị xã tỉnh Nghệ An” của Trần Kim Đôn, NXB Nghệ An, năm 2004, tác giả có đề cập đến vị trí địa lý, địa giới và sự phân chia hành chính của huyện. Cuốn sách “ Khâm định Việt sử thông giám cương mục” chính biên quyển thứ XXI có chép về duyên cách Hưng Nguyên qua các đời đến năm 1831. Cuốn sách “Đất nước Việt Nam qua các đời” của tác giả Đào Duy Anh, NXB văn học, năm 2006 có viết về duyên cách địahành chính Nghệ An 7 trong đó có Hưng Nguyên trải qua các đời từ thời Văn Lang đến thời Nhà Nguyễn. Đặc biệt, vào tháng 8/2009, hội thảo 540 năm danh xưng Hưng Nguyên được tổ chức, và các bài viết trong kỷ yếu hội thảo có đề cập đến quá trình biến đổi địa giới hành chính, tên gọi của Hưng Nguyên qua các thời kỳ lịch sử nhưng còn khá sơ lược. Ngoài ra các tài liệu khác được liệt kê trong phần tài liệu tham khảo cũng đề cập ít nhiều đến những thay đổi địa giới Hưng Nguyên. Như vậy, tất cả những cuốn sách, bài viết trên đã ít nhiều đề cập vấn đề biến đổi địa giới hành chính Hưng Nguyên nhưng còn mang tính chất sơ lược, riêng lẽ. Tuy nhiên, đây là cơ sở, tài liệu quan trọng để chúng tôi so sánh, đối chiếu và đi sâu vào nội dung mà đề tài đề cập đến. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 3.1. Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu “Những thay đổi địa giới hành chính Hưng nguyên từ năm 1469 đến năm 2009”. Do đó, chúng tôi chủ yếu đi sâu vào tìm hiểu, phân tích các vấn đề có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp tới đối tượng đã xác định trên. 3.2. Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu trong phạm vi không gian huyện Hưng Nguyên nhằm mục đích tìm hiểu những thay đổi địa giới hành chính của Hưng Nguyên từ năm 1469 đến năm 2009. Từ đó, đề tài rút ra một số tác động của những thay đổi đó đến đời sống cộng đồng cư dân Hưng Nguyên và quá trình phát triển của Hưng Nguyên trong suốt 540 năm qua. 4. Nguồn liệu và phương pháp nghiên cứu: 4.1. Nguồn tài liệu: 8 Để phục vụ cho việc nghiên cứu của đề tài, chúng tôi đã dựa vào các nguồn liệu khác nhau: - Các bộ sử cũ: Đề tài đã sử dụng nhiều bộ sử phong kiến như “Khâm định Việt sử thông giám cương mục” của Quốc sử quán triều Nguyễn, “Nghệ An ký” của Bùi Dương Lịch, bản dịch, NXB KHXH năm 1993; “Đại Nam nhất thống chí” (Phần tỉnh Nghệ An) của Quốc sử quán triều Nguyễn; “Đại Việt sử ký toàn thư” của Ngô Sĩ Liên và sử thần triều Lê…Đây là những bộ sử viết đương thời nên về mặt liệu rất đáng tin cậy. - Tài liệu nghiên cứu: Các tài liệu mà chúng tôi tham khảo là các tài liệu nghiên cứu lịch sử văn hoá, cụ thể như cuốn “Đất nước Việt Nam qua các đời” của Đào Duy Anh, NXB văn học, Hà Nội, 2006; cuốn “Địa chí văn hoá Hưng Nguyên” của Ninh Viết Giao, NXB khoa học xã hội, Hà Nội, 2009; “Nghệ An: Lịch sử và văn hoá” cuả Ninh Viết Giao (chủ biên), NXB Nghệ An, 2005…và các tài liệu khác được đề cập trong phần danh mục tài liệu tham khảo. Ngoài ra, còn tham khảo các tài liệu viết về lịch sử địa phương như “ Lịch sử Đảng bộ huyện Hưng nguyên” tập I (1930 - 1945), tập II (1945 - 1975); “Hưng Nguyên - những trang lịch sử”; các báo cáo tổng kết, báo cáo tình hình địa giới hành chính Hưng Nguyên lưu tại văn phòng huyện uỷ Hưng Nguyên, phòng lưu trữ UBND tỉnh Nghệ An - Tài liệu luận văn: Chúng tôi còn tham khảo một số luận văn, luận án có đề cập đến một số khía cạnh mà đề tài đang nghiên cứu như luận án “Ly sở Nghệ An từ thế kỷ XX đến thế kỷ XXIII”, luận văn “Những biến đổi địa giới hành chính Nghệ An từ năm 1945 đến năm 2000”. - Tài liệu khác: 9 + Báo cáo kỉ niệm 540 năm danh xưng Hưng Nguyên + Báo “Văn hoá Nghệ An”, số 154 (ngày 10/08/2009) của sở văn hoá, thể thao và du lịch Nghệ An. Bản đồ địahành chính của huyện Hưng Nguyên. 4.2. Phương pháp nghiên cứu: Để nghiên cứu đề tài, chúng tôi đã tiến hành sưu tầm tài liệu tại thư viện tỉnh Nghệ An, thư viện Quân khu 4, thư viện Trường Đại học Vinh, văn phòng UBND huyện Hưng nguyên…. Trong quá trình nghiên cứu đề tài, chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu như phương pháp lịch sử, phương pháp logic, phương pháp so sánh đối chiếu. Trong đó, phương pháp lịch sử và phương pháp logic được sử dụng để trình bày một cách có hệ thống quá trình thay đổi địa giới hành chính Hưng Nguyên trong khoảng thời gian từ năm 1469 đến năm 2009. Còn phương pháp so sánh, đối chiếu được dùng để rút ra tác động của biến đổi địa giới hành chính đến sự phát triển kinh tế, xã hội Hưng Nguyên. 5. Đóng góp của luận văn: - Đây là công trình khoa học đầu tiên nghiên cứu một cách tương đối toàn diện, có hệ thống về những thay đổi địa giới hành chính Hưng Nguyên từ năm 1469 đến năm 2009. - Đề tài góp phần hoàn chỉnh những hiểu biết về lịch sử địa phương, là nguồn liệu để nghiên cứu về huyện Hưng Nguyên, lịch sử tỉnh Nghệ An. - Đề tài là tài liệu tham khảo cho giáo viên, học sinh huyện nhà trong các giờ học lịch sử địa phương, cho sinh viên chuyên ngành lịch sử khi làm luận văn tốt nghiệp đại học có nội dung liên quan. - Luận văn có đánh giá một số tác động của thay đổi địa giới hành chính đến đời sống kinh tế, văn hoá, xã hội trên địa bàn huyện Hưng Nguyên. Từ đó, luận văn đề xuất một số ý kiến hi vọng có thể góp phần giúp các cấp 10 . Hưng Nguyên từ năm 1885 đến năm 1918 . .42 2.2.2. Hưng Nguyên từ năm 1919 đến năm 1945 .45 2.3. Những thay đổi địa giới hành chính ở Hưng Nguyên từ năm. đổi địa giới hành chính ở Hưng Nguyên từ nửa sau thế kỷ XV đến đầu thế kỷ XXI (1469- 2009) .28 2.1. Những thay đổi địa giới hành chính ở Hưng Nguyên

Ngày đăng: 20/12/2013, 19:05

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Đào Duy Anh (2006), Đất nước Việt Nam qua các đời, NXB văn học Hà Nội Khác
2. Nguyễn Quang Ân (1997), Việt Nam những thay đổi địa danh và địa giới các đơn vị hành chính 1945 – 1997. NXB văn hoá thông tin Hà Nội Khác
3. Ban nghiên cứu lịch sử Nghệ Tĩnh (1984). Lịch sử Nghệ Tĩnh tập 1, NXB Nghệ Tĩnh Khác
4. BCH Đảng bộ ĐCS Việt Nam huyện Hưng Nguyên (2006), Lịch sử Đảng bộ huyện Hưng Nguyên tập II (1945 - 2006), NXB Nghệ An Khác
5. BCH huyện uỷ, HĐND, UBND huyện Hưng Nguyên (1995), Hưng Nguyên những trang lịch sử, NXB Nghệ An Khác
6. Phan Huy Chú (1997) Hoàng Việt địa dư chí, NXB Thuận Hoá Khác
7. Phan Huy Chú (1960), Lịch triều hiến chương loại chí, NXB sử học Hà Nội Khác
8. Nguyễn Đổng Chi (Chủ biên), Địa chí văn hoá dân gian Nghệ Tĩnh, NXB Nghệ An Khác
9. Cao Xuân Dục, Lưu Đức Xứng, Trần Xán (soạn giả) (2006), Đại Nam nhất thống chí, quyển thứ 14 (tỉnh Nghệ An ), NXB Thuận hoá Khác
10. Nguyễn Tiến Dũng (2008), Lỵ sở Nghệ An từ thế kỷ XV đến thể kỷ XVIII, luận văn Thạc sĩ Đại học Vinh Khác
11. Đảng uỷ - HĐND – UBND – UBMT tổ quốc xã Hưng Đông (2003), Lịch Khác
12. Đảng uỷ và UBND xã Hưng Dũng (1990), Lịch sử truyền thống đấu tranh cách mạng của đảng bộ và nhân dân xã Hưng Dũng, NXB Nghệ An Khác
13. Đảng uỷ - HĐND – UBND – UBMT tổ quốc xã Hưng Chính (2007), Lịch sử đảng bộ và nhân dân xã Hưng Chính (1945 - 2006), NXB văn hoá thông tin, Hà Nội Khác
14. Đồng Khánh ngự lãm địa dư chí lược Nghệ An – Sách tâu vua của các quan tỉnh Nghệ An, bản dịch của Nguyễn Đức Thọ, lưu tại thư viện Nghệ An Khác
15. Phan Xuân Đạm, Nguyễn Nhã Bản (2009), Tiếng việt trong lòng đất và trên mặt đất, NXB Nghệ An Khác
16. Trần Kim Đôn (2004), Địa lý các huyện, thành phố, thị xã tỉnh Nghệ An, NXB Nghệ An Khác
17. Ninh Viết Giao chủ biên (2009), Địa chí văn hoá Hưng Nguyên, NXB khoa học xã hội, Hà Nội Khác
18. Ninh Viết Giao, Trần Kim Đôn, Nguyễn Thanh Tuỳ (2005), Nghệ An:Lịch sử và văn hoá, NXB Nghệ An Khác
19. Đào Đăng Hy, Địa dư tỉnh Nghệ An, bản đánh máy tại thư viện Nghệ An Khác
20. Đào Đăng Hy, Địa lý Nghệ An, tài liệu lưu trữ tại thư viện Nghệ An Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w