Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 102 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
102
Dung lượng
2,04 MB
Nội dung
BỘ GIÁODỤCVÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH PHẠM LÊ TRANG SỬDỤNGSƠĐỒTƯDUYTRONGDẠYHỌCLUYỆNTỪVÀCÂUCHOHỌCSINHLỚP4,5 Chuyên ngành: GIÁODỤCHỌC (Bậc Tiểu học) Mã số: 60.14.01 LUẬNVĂNTHẠCSĨGIÁODỤCHỌC Người hướng dẫn khoa học: TS. CHU THỊ HÀ THANH NGHỆ AN - 2012 BỘ GIÁODỤCVÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH PHẠM LÊ TRANG SỬDỤNGSƠĐỒTƯDUYTRONGDẠYHỌCLUYỆNTỪVÀCÂUCHOHỌCSINHLỚP4,5LUẬNVĂNTHẠCSĨGIÁODỤCHỌC NGHỆ AN – 2012 DANH MỤC CÁC CHỮ ĐÃ VIẾT TẮT TRONGLUẬNVĂN STT KÍ HIỆU VIẾT TẮT DIỄN GIẢI 1 SĐTD Sơđồtưduy 2 LTVC Luyệntừvàcâu 3 MRVT Mỏ rộng vốn từ 4 GV Giáo viên 5 HS Họcsinh 6 PGD & ĐT Phòng Giáodụcvà đào tạo 7 SGD & ĐT SởGiáodụcvà đào tạo 8 PGS.TS Phó Giáosư – Tiến sĩ 9 TS Tiến sĩ 10 CBQL Cán bộ quản lý 11 VD Ví dụ 12 SGK Sách giáokhoa MỤC LỤC MỞ ĐẦU …………………………………………………………………………….1 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI ……………………………………… 4 1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ……………………………………………… 4 1.2. Sơđồtưduyvà việc sửdụng SĐTD trongdạyhọc LTVC……………… 6 1.3. Đặc điểm nhận thức của họcsinhlớp4,5 với việc sửdụng SĐTD 15 1.4. Khả năng vậndụng SĐTD vào các nội dung DH LTVC lớp4,5 .22 1.5. Tiểu kết chương 1 26 Chương 2: CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI …………………………………….27 2.1. Nội dung chương trình LTVC lớp4,5 với việc sửdụng SĐTD 27 2.2. Giới thiệu về quá trình nghiên cứu thực trạng………………………… 33 2.3. Kết quả nghiên cứu thực trạng……………………………………………34 2.4. Tiểu kết Chương 2…………………………………………………………46 Chương 3: QUY TRÌNH SỬDỤNG SĐTD VÀ TỔ CHỨC CHOHỌCSINHSỬDỤNG SĐTD TRONGDẠYHỌC LTVC Ở LỚP4, 5…………………………….47 3.1. Các nguyên tắc đề xuất…………………… .47 3.2. Sửdụng SĐTD trongdạyhọc LTVC…………………………………… .51 3.3. Thử nghiệm Sư phạm …………………………………………………… 81 3.4. Tiểu kết Chương 3 ……………………………………………………… .96 KẾT LUẬN CHUNG 98 TÀI LIỆU THAM KHẢO .100 PHỤ LỤC ………………………………………………………………………….101 5 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong cộng đồng người Việt Nam, Tiếng Việt là tiếng nói phổ thông của cả nước, có vai trò đặc biệt quan trọng. Vì thế, việc dạy HS học Tiếng Việt để các em có thể phát triển toàn diện vốn ngôn ngữ Tiếng Việt, có khả năng đáp ứng mọi nhu cầugiao tiếp trong xã hội là một nhiệm vụ quan trọng mà GV Tiểu học đang đảm trách. Trong việc dạy Tiếng Việt, LTVC là một trong những phân môn quan trọng góp phần hình thành cho HS những tri thức và kĩ năng diễn đạt bằng Tiếng Việt ở nhà trường tiểu học. Tuy nhiên, việc dạy Tiếng Việt nói chung và phân môn LTVC nói riêng còn nhiều khó khăn bởi bản thân Tiếng Việt vốn rất giàu và rất đẹp, sự diễn đạt trong Tiếng Việt rất phong phú và đa dạng. Muốn diễn đạt tốt ngôn ngữ của chính dân tộc mình, các em cần phải hiểu rõ cấu tạo, ý nghĩa, bản chất và cách sửdụng của Tiếng Việt trong từng ngữ cảnh, trong từng trường hợp cụ thể. Do đó, cần phải có biện pháp giúp HS học tốt Tiếng Việt, cụ thể là học tốt phân môn LTVC. Từ xưa đến nay, việc dạyhọc ở Tiểu học đã có rất nhiều phương pháp giúp HS đạt được, tiếp thu được những kiến thức, kĩ năng, thái độ cần có theo từng lứa tuổi. Từ những phương pháp truyền thống cho đến những phương pháp dạyhọc mới theo hướng tích cực hóa đều có những ưu khuyết điểm riêng. Trong các phương pháp đó, không có phương pháp nào là hay nhất, tốt nhất mà GV phải biết kết hợp các phương pháp để chúng hổ trợ lẫn nhau nhằm giúp HS tìm tòi, phát hiện và chiếm lĩnh tri thức. Cùng với việc đổi mới mục tiêu và nội dungdạy học, vấn đề đổi mới phương pháp dạyhọc theo quan điểm “lấy người học làm trung tâm” được đặt ra một cách bức thiết. Bản chất của dạyhọc “lấy người học làm trung tâm” là nhằm phát huy cao độ tính tự giác, tích cực, độc lập, sáng tạo của người học. Có 6 rất nhiều phương pháp dạyhọc mới đang được triển khai nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, trongđódạyhọc bằng SĐTD là một phương pháp mới đang được sự chú ý của rất nhiều người. SĐTD đã được ứng dụng rất nhiều và thành công trong hầu hết các lĩnh vực của cuộc sống. Trên thực tế hiện nay, còn nhiều HS học tập một cách thụ động, chỉ học thuộc lòng để nhớ kiến thức một cách máy móc mà chưa được rèn luyện kỹ năng tư duy. HS chỉ học gì biết nấy, chưa có sự liên hệ kiến thức nên các em chưa phát triển được tưduy logic vàtưduy hệ thống. Để có thể giúp HS dễ nhớ và nhớ lâu bài, kích thích hứng thú học tập của các em ở tất cả các môn học, SĐTD chính là một trong những phương pháp học tập đạt hiệu quả cao. Học tập bằng SĐTD sẽ giúp các em nắm tri thức một cách có hệ thống, dễ nhớ, hình thành cho HS tưduy mạch lạc, hiểu biết vấn đề một cách sâu sắc vàkhoa học, các em sẽ học tốt không chỉ các kiến thức trong sách vở mà còn nắm bắt được các kiến thức từ thực tế cuộc sống. Vì vậy, nếu GV giúp các em biết sửdụng SĐTD cũng có nghĩa là GV đã giúp các em có phương pháp học tập tốt nhằm nâng cao hiệu quả học tập. Với các lí do trên, tôi xác định đề tài nghiên cứu là: SửdụngsơđồtưduytrongdạyhọcLuyệntừvàcâuchohọcsinhlớp4,5. 2. Mục đích nghiên cứu Đề xuất quy trình sửdụng SĐTD và tổ chức cho HS sửdụng SĐTD trongdạyhọc LTVC ở lớp4,5 nhằm nâng cao chất lượng dạyhọc Tiếng Việt ở Tiểu học. 3. Khách thể - đối tượng nghiên cứu 3.1 Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạyhọc LTVC lớp4,5 3.2 Đối tượng nghiên cứu: Quy trình sửdụng SĐTD và tổ chức cho HS sửdụng SĐTD trongdạyhọc LTVC ở lớp4,5 4. Giả thuyết khoahọc 7 Nếu đề xuất được quy trình sửdụng SĐTD và tổ chức cho HS sửdụng SĐTD phù hợp với đặc điểm tưduyvà quá trình nhận thức của HS lớp4,5 thì có thể nâng cao được chất lượng dạyhọc của phân môn LTVC. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 5.1. Nghiên cứu cơ sở lí luậnvà thực tiễn của đề tài 5.2. Quy trình sửdụng SĐTD và tổ chức cho HS sửdụng SĐTD trongdạyhọc LTVC 5.3. Thử nghiệm sư phạm để kiếm tra kết quả nghiên cứu của đề tài 6. Phương pháp nghiên cứu 6.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận 6.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Phương pháp điều tra - Phương pháp quan sát - Phương pháp phỏng vấn, đa ̀ m thoa ̣ i - Phương pháp thực nghiệm 6.3. Phương pháp thống kê toán học: Khảo sát, xử lí các số liệu trong quá trình nghiên cứu 7. Đóng góp mới của luậnvăn 8. Cấu trúc luậnvăn Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục thì cấu trúc luậnvăn gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận của đề tài Chương 2: Cơ sở thực tiễn của đề tài Chương 3: Quy trình và tổ chức chohọcsinhsửdụng SĐTD trongdạyhọc LTVC ở lớp4,5 8 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 1.1.1. Khái quát về SĐTD SĐTD là một công cụ cho mọi hoạt động tư duy. Có thể miêu tả nó là một kỹ thuật hình hoạ, với sự kết hợp giữa từ ngữ, hình ảnh, đường nét, màu sắc phù hợp, tương thích với cấu trúc, hoạt động và chức năng của bộ não giúp khai phá tiềm năng vô tận của bộ não. SĐTD được phát triển vào cuối thập niên 60 (của thế kỉ 20) bởi Tony Buzan (ông sinh năm 1942 tại London), là người sáng tạo ra phương pháp tưduy bằng sơ đồ. Theo Tony Buzan, dạyhọc bằng sơđồ SĐTD được xem như là một cách để giúp HS "ghi lại bài giảng" mà chỉ cần dùng các từ then chốt và các hình ảnh. Cách ghi chép này sẽ nhanh hơn, dễ nhớ và dễ ôn tập hơn. Tony Buzan đã xây dựng tên tuổi của mình từ một ý tưởng về cơ bản rất đơn giản mà ông gọi là SĐTD - công cụ hỗ trợ tưduy được mô tả là “Công cụ của bộ não” với hơn 250 triệu người sửdụng trên thế giới. Giữa thập niên 70, Peter Russell đã làm việc chung với Tony Buzan và họ đã truyền bá kĩ xảo về Mind Map cho nhiều cơ quan quốc tế cũng như các học viện giáo dục. Adam Khoo là một trong những triệu phú trẻ giàu có nhất Singapore, doanh nhân và là diễn giả hàng đầu của Châu Á, ông đã ứng dụng thành công SĐTD để từchỗ là một HS cá biệt, có thành tích học tập kém cỏi đã vươn lên trở thành một HS giỏi toàn diện và thành công vang dội khắp Châu Á. Có thể nói: SĐTD là bí quyết của sự thành công trong cuộc sống. 1.1.2. Sửdụng SĐTD trongdạyhọc ở nhà trường Dự án hổ trợ GV Tiểu học của tổ chức Cứu trợ Nhi đồng Úc và Thụy Điển đã giới thiệu tài liệu “Dạy học phát huy tính tích cực của HS trong Toán và Tiếng Việt ở Tiểu học”. Các bài đọc chuyên môn trong tập tài liệu này cũng tập 9 trung vào môn Toán và Tiếng Việt. Hiện nay, một số phương pháp đã được GV Tiểu họcvậndụng vào dạyhọc một cách có hiệu quả và phát huy được tính tích cực tronghọc tập của HS, trongđó có đề cập đến SĐTD. Năm 2010, Dự án Việt – Bỉ với chuyên đề “Nâng cao chất lượng đào tạo và bồi dưỡng GV tiểu học” cũng đã giới thiệu tài liệu “Dạy vàhọc tích cực – Một số phương pháp và kỹ thuật dạy học”. Tài liệu này đã giới thiệu một số phương pháp và kỹ thuật dạyhọc tích cực hiện đang được thực hiện tại nhiều nước trên thế giới và các nước trong khu vực, nhằm giúp cho GV tiếp cận với một số phương pháp và kỹ thuật dạyhọc phát huy tính tích cực của HS như: phương pháp học theo góc, học theo hợp tác, học theo dự án và các kỹ thuật khăn phủ bàn, mảnh ghép, đặc biệt là SĐTD. Hưởng ứng phong trào thi đua “Dạy tốt – Học tốt” và đổi mới phương pháp dạyhọc nhằm phát huy tính tích cực và sáng tạo của HS, hiện nay các GV đang áp dụng nhiều phương pháp dạyhọc tích cực để từng bước chuyển dần cách dạy học: từchỗ trang bị kiến thức chohọcsinh sang dạychohọcsinh cách tiếp cận và tìm tòi kiến thức. Từ đó, vậndụng kiến thức vào thực tế và biến đổi thành kỹ năng cho riêng bản thân mình. Việc áp dụng phương pháp dạyhọc bằng SĐTD kết hợp với các phương pháp học nhóm, công nghệ thông tin,… vào trong giảng dạy hiện đang là công cụ phù hợp và đạt hiệu quả mà ở một số trường đang dần thực hiện trong việc nâng cao chất lượng dạyvàhọctronggiáodục hiện nay. Trong phương pháp dạyhọc trước đây thì việc dạyhọc bằng SĐTD đã được nhiều GV áp dụng như vẽ sơđồ hay biểu bảng nhưng chỉ ở mức độ đơn giản và GV áp dụng không thường xuyên. SĐTD phù hợp với tâm lý HS, nó đơn giản, dễ hiểu, giúp HS thay việc ghi nhớ lý thuyết bằng ghi nhớ dưới dạng sơđồ hóa kiến thức. 10 - SĐTD trợ giúp xác định những khái niệm then chốt, thể hiện mối liên hệ giữa các ý tưởng và giúp ghi nhớ một cách bền vững. - SĐTD trợ giúp lập kế hoạch cho một hoạt động hay một dự án thông qua tổ chức và tập hợp các ý tưởng, thể hiện mối liên hệ giữa chúng. - SĐTD trợ giúp đánh giá kinh nghiệm hoặc kiến thức thông qua quá trình suy nghĩ về những yếu tố chính trong những gì đã biết hoặc đã làm. Như vậy, đến thời điểm hiện nay, chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu một cách toàn diện việc sửdụng SĐTD trongdạyhọc Tiếng Việt nói chung, dạyhọc LTVC nói riêng cho HS tiểu học. 1.2. Sơđồtưduyvà việc sửdụng SĐTD trongdạyhọc LTVC 1.2.1. Sơđồtưduy Khái niệm: SĐTD là một công cụ tổ chức tư duy, là con đường dễ nhất để chuyển tải thông tin vào bộ não rồi đưa thông tin ra ngoài bộ não. Đồng thời là phương tiện ghi chép đầy sáng tạo và rất hiệu quả theo đúng nghĩa của nó “sắp xếp” ý nghĩ. SĐTD là một hình thức ghi chép có thể sửdụng màu sắc và hình ảnh, để mở rộng và đào sâu các ý tưởng. Nhờ sự kết nối giữa các nhánh, các ý tưởng được liên kết với nhau khiến SĐTD có thể bao quát được các ý tưởng trên một phạm vi rất rộng. Tính hấp dẫn của hình ảnh, âm thanh, … gây ra những kích thích rất mạnh trên hệ thống rìa (hệ thống cổ áo) của não giúp cho việc ghi nhớ được lâu bền và tạo ra những điều kiện thuận lợi để vỏ não phân tích, xử lý, rút ra kết luận hoặc xây dựng mô hình về đối tượng cần nghiên cứu. Tất cả chúng ta đều biết rằng: SĐTD hay còn gọi là lược đồtư duy, bản đồtư duy, … hiện nay có rất nhiều quan điểm khác nhau. Các quan điểm này tùy thuộc vào cách nhìn nhận của mỗi người về nó. . TRANG SỬ DỤNG SƠ ĐỒ TƯ DUY TRONG DẠY HỌC LUYỆN TỪ VÀ CÂU CHO HỌC SINH LỚP 4, 5 LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC NGHỆ AN – 2012 DANH MỤC CÁC CHỮ ĐÃ VIẾT TẮT TRONG. GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH PHẠM LÊ TRANG SỬ DỤNG SƠ ĐỒ TƯ DUY TRONG DẠY HỌC LUYỆN TỪ VÀ CÂU CHO HỌC SINH LỚP 4, 5 Chuyên ngành: GIÁO DỤC HỌC