Nội dung chương trình LTVC lớp 4,5 với việc sử dụng SĐTD

Một phần của tài liệu Sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học luyện từ và câu cho học sinh lớp 4, 5 luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 29 - 35)

2.1.1. Mục tiêu

Phân môn LTVC lớp 4, 5 giúp HS:

1. Mở rộng, hệ thống hóa vốn từ và trang bị cho HS một số hiểu biết sơ giản về từ, câu và văn bản.

2. Rèn luyện cho HS các kỹ năng dùng từ đặt câu (nói và viết) và sử dụng các dấu câu.

3. Bồi dưỡng cho HS thói quen dùng từ đúng, nói và viết thành câu; có ý thức sử dụng Tiếng Việt trong văn hóa giao tiếp.

2.1.2. Nội dung chương trình LTVC lớp 4, 5 2.1.2.1. Lớp 4

a. Nội dung dạy LTVC trong sách TV 4

Nội dung Số tiết dạy

Học kì I Học kì II Cả năm

- Mở rộng và hệ thống hóa vốn từ - Cấu tạo tiếng, từ:

+ Cấu tạo của tiếng

+ Từ đơn, từ phức (từ ghép, từ láy) - Từ loại: + Danh từ + Động từ + Tính từ - Câu: + Câu hỏi + Câu kể + Câu khiến + Câu cảm 9 2 3 5 2 2 4 3 10 9 3 19 2 3 5 2 2 4 3 9 3

+ Thêm trạng ngữ cho câu - Dấu câu

+ Dấu hai chấm + Dấu ngoặc kép

+ Dấu chấm hỏi (học cùng câu hỏi) + Dấu gạch ngang Tổng số 1 1 32 1 6 1 30 1 6 2 1 62

b. Yêu cầu kiến thức, kỹ năng của phân môn LTVC lớp 4

Yêu cầu kiến thức

Mở rộng và hệ thống hoá vốn từ:

- Việc mở rộng và hệ thống hoá vốn từ được thực hiện thông qua các biện pháp: cung cấp từ theo chủ điểm, cung cấp thành ngữ - tục ngữ theo chủ điểm, hệ thống hoá và tích cực hóa vốn từ.

- HS được học MRVT theo các chủ điểm.

Trang bị các kiến thức sơ giản về từ và câu * Từ

- Cấu tạo tiếng.

- Cấu tạo từ : + Từ đơn và từ phức + Từ ghép và từ láy - Từ loại

+ Danh từ. Danh từ là gì? Danh từ chung và danh từ riêng. Cách viết hoa danh từ riêng.

+ Động từ. Động từ là gì? Cách thể hiện ý nghĩa, mức độ của đặc điểm, tính chất.

+ Tính từ. Tính từ là gì? Cách thể hiện ý nghĩa, mức độ của đặc điểm, tính chất

+ Câu hỏi và dấu chấm hỏi - Câu hỏi là gì?

- Dùng câu hỏi vào mục đích khác. - Cách phép lịch sự khi đặt các câu hỏi.

+ Câu kể

- Câu kể là gì? - Cách dùng câu kể.

- Câu kể (Ai là gì? Ai thế nào? Ai làm gì?) Chủ ngữ và vị ngữ trong câu. + Câu cầu khiến

- Câu cầu khiến là gì? - Cách đặt câu cầu khiến.

- Giải pháp khi bày tỏ yêu cầu, đề nghị. + Câu cảm

- Câu cảm là gì? - Cách dùng câu cảm.

+ Thêm trạng ngữ (chỉ nơi chốn, chỉ thời gian, chỉ nguyên nhân, mục đích, phượng tiện) trong câu.

- Trạng ngữ là gì? - Cách dùng trạng ngữ.

+ Các dấu câu: Chấm hỏi, dấu chấm than, dấu hai chấm, dấu ngoặc kép, dấu ngoặc đơn.

Yêu cầu kỹ năng về từ và câu:

* Từ

- Nhận biết được các bộ phận cấu tạo của tiếng. - Giải các câu đố chữ liên quan đến cấu tạo của tiếng. - Nhận biết các kiểu cấu tạo từ.

- Nhận biết các từ loại.

- Tìm từ theo nghĩa và hình thức cấu tạo đã cho. - Xác định nghĩa của từ và các yếu tố cấu tạo từ. - Đặt câu với từ đã cho.

- Xác định từ huống sử dụng thành ngữ - Tục ngữ.

* Câu

- Nhận biết các kiểu câu. - Đặt câu theo mẫu.

- Nhận biết các kiểu trạng ngữ. - Thêm trạng ngữ cho câu.

- Nhận biết tác dụng của dấu câu. - Điền dấu câu vào chỗ thích hợp. - Viết đoạn văn với dấu câu thích hợp. - Chữa lỗi về dấu câu.

- Lựa chọn kiểu câu để đảm bảo yêu cầu giao tiếp.

2.1.2.2. Lớp 5

Nội dung dạy LTVC trong sách TV 5

Nội dung Số tiết dạy

Học kì I Học kì II Cả năm

- Mở rộng và hệ thống hóa vốn từ

-Nghĩa của từ (từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm, từ nhiều nghĩa)

- Từ loại (đại từ, quan hệ từ). - Câu ghép.

- Văn bản (liên kết câu).

- Ôn tập (về từ loại, cấu tạo từ, câu đơn, dấu câu, tổng kết vốn từ). Tổng số 12 11 5 4 32 10 8 4 8 30 22 11 5 8 4 12 62  Yêu cầu kiến thức, kỹ năng của phân môn LTVC lớp 5

Yêu cầu kiến thức

a. Mở rộng và hệ thống hoá vốn từ:

Từ ngữ được mở rộng và hệ thống hoá trong phân môn LTVC ở lớp 4, 5 bao gồm các từ thuần Việt, Hán Việt, các thành ngữ và tục ngữ phù hợp với chủ điểm học tập của từng đơn vị học.

b. Trang bị các kiến thức sơ giản về ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp và văn bản; Rèn luyện kĩ năng dùng từ đặt câu, liên kết câu và sử dụng dấu câu * Ngữ âm

+ Các bộ phận của vần.

+ Cách đánh dấu thanh trên phần vần.

* Từ và nghĩa của từ

+ Mở rộng và hệ thống hoá vốn từ theo chủ điểm.

+ Nghĩa của từ: Từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm, từ nhiều nghĩa. + Từ loại: - Đại từ.

- Quan hệ từ. + Câu: - Câu ghép là gì?

- Cách nối các vế của câu ghép: nối trực tiếp, nối bằng quan hệ từ, cặp quan hệ từ và cặp từ hô ứng.

* Văn bản

+ Liên kết các câu trong bài bằng cách: lập từ ngữ, thay thế từ ngữ, từ nối.

* Tổng kết vốn từ ở Tiểu học

* Ôn tập: - về cấu tạo từ, về từ loại, về câu và về dấu câu.

Yêu cầu kỹ năng:

- Về ngữ âm và chữ viết:

+ Nhận biết cấu tạo của vần: âm đệm, âm chính, âm cuối. Biết quy tắc ghi dấu thanh trên âm chính.

+ Biết viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam và nước ngoài. - Về từ vựng:

+ Biết thêm các từ ngữ (gồm cả thành ngữ, tục ngữ và một số từ Hán Việt thông dụng) về tự nhiên, xã hội, lao động sản xuất, bảo vệ Tổ quốc ...

+ Hiểu thế nào là từ nhiều nghĩa, nghĩa gốc, nghĩa chuyển của từ nhiều nghĩa.

+ Bước đầu nhận biết và có khả năng lựa chọn từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa trong nói và viết.

- Về ngữ pháp:

+ Nhận biết và có khả năng sử dụng các đại từ, quan hệ phổ biến. + Nhận biết và có khả năng tạo lập câu ghép trong nói và viết.

+ Biết dùng dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than, dấu hai chấm, dấu chấm phẩy, dấu ngoặc kép, dấu gạch ngang.

- Phong cách ngôn ngữ và biện pháp tu từ:

+ Nhận biết và bước đầu cảm nhận được cái hay của những câu văn có sử dụng biện pháp so sánh, nhân hóa trong các bài học.

+ Biết dùng các biện pháp nhân hóa và so sánh để nói và viết được câu văn hay.

2.1.3. Đặc điểm cấu trúc nội dung chương trình LTVC lớp 4, 5

Nội dung chương trình LTVC lớp 4, 5 được cấu trúc theo từng chủ điểm. Thông qua các chủ điểm, SGK giúp HS mở rộng, hệ thống hóa, tích cực hóa vốn từ một cách tự nhiên và có hiệu quả.

Theo nguyên tắc tích hợp, nội dung ngữ liệu trong từng phân môn, từng bài đều có nội dung phù hợp với chủ điểm của tuần. Chẳng hạn, lấy VD ở tuần 1 (TV4): Đây là tuần có chủ điểm Thương người như thể thương thân. Trong phân môn LTVC, HS học về cấu tạo của tiếng. Ngữ liệu cho HS phân tích để rút ra mô hình cấu tạo của tiếng là những câu ca dao như: Bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn; … Như vậy, nội dung ngữ liệu đều tập trung vào chủ điểm chính, thể hiện tính tích hợp cao của chương trình.

Theo quan điểm tích cực hóa hoạt động học tập của HS, kiến thức bài mới được xây dựng dựa trên hệ thống câu hỏi, bài tập hướng dẫn HS thực hiện các hoạt động nhằm chiếm lĩnh kiến thức và phát triển kỹ năng sử dụng Tiếng Việt.

VD: Bài MRVT Cái đẹp (TV4, tập 2, trang 40), SGK có nhiều câu hỏi khiến HS phải tích cực suy nghĩ mới trả lời được những câu hỏi ấy.

Tìm các từ:

a) Thể hiện vẻ đẹp bên ngoài của con người.

b) Thể hiện nét đẹp trong tâm hồn, tính cách con người. c) Chỉ dùng để thể hiện vẻ đẹp của thiên nhiên, cảnh vật.

d) Dùng để thể hiện vẻ đẹp của cả thiên nhiên, cảnh vật, con người. (Mỗi câu hỏi đều có từ mẫu cho HS)

Qua bài tập trên, các em sẽ được MRVT nói về cái đẹp, từ cái đẹp bên ngoài đến cái đẹp bên trong, tính cách con người đến cái đẹp của thiên nhiên, cảnh vật, … Từ những dạng bài tập như thế làm cho giờ học thêm sinh động, HS được rèn luyện năng lực tư duy suy nghĩ, được MRVT, được luyện tập thực hành nhiều hơn là học lý thuyết, …

Một phần của tài liệu Sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học luyện từ và câu cho học sinh lớp 4, 5 luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 29 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w