Kết quả nghiên cứu thực trạng

Một phần của tài liệu Sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học luyện từ và câu cho học sinh lớp 4, 5 luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 36 - 47)

Qua khảo sát 61 phiếu thăm dò GV lớp 4,5 ở các trường Tiểu học trên địa bàn Quận 5 – TP HCM: TH Hùng Vương, TH Minh Đạo, TH Nguyễn Đức Cảnh, TH Lê Đình Chinh.

Ngoài việc lấy ý kiến của GV qua phiếu thăm dò, chúng tôi còn tiến hành dự giờ một số tiết dạy phân môn LTVC của GV lớp 4, 5 (5 tiết), tập hợp các nhận xét ở phiếu đánh giá tiết dạy của các thanh tra viên đã trực tiếp dự giờ tiết dạy của GV.

Trong quá trình dự giờ GV, chúng tôi đã quan sát hoạt động học của HS, xem vở TV của các em, đồng thời trực tiếp trò chuyện - phỏng vấn nhanh một số GV ở các lớp mà chúng tôi dự giờ để tìm hiểu về kết quả học tập môn TV của các em và kĩ năng sử dụng vốn từ trong học tập và trong giao tiếp của các em.

Tổng hợp số liệu khảo sát, phân tích đánh giá thực trạng, chúng tôi thu được kết quả sau:

2.3.1.Thực trạng của GV về sử dụng SĐTD trong dạy học LTVC

2.3.1.1.Thực trạng nhận thức của GV về sử dụng SĐTD trong dạy học LTVC

Phân môn LTVC tạo cho HS môi trường giao tiếp để HS MRVT có định hướng, trang bị cho HS các kiến thức cơ bản về TV gắn với các tình huống giao

tiếp thường gặp. Từ đó nâng cao các kỹ năng sử dụng TV của HS. GV là một trong 3 nhân tố cần được xem xét của quá trình dạy học LTVC là nhân tố quyết định sự thành công của quá trình dạy học này. Khi nghiên cứu quá trình dạy, hướng dẫn HS làm các dạng bài tập LTVC cho HS lớp 4, 5: tôi thấy thực trạng của GV như sau:

Bảng 2.1. Mức độ nhận thức của GV về việc sử dụng SĐTD và các nhiệm vụ trong dạy học LTVC ở lớp 4, 5

Sự cần thiết của việc sử dụng SĐTD

Các nhiệm vụ của việc dạy LTVC STT Đơn vị thăm dò Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết

Nêu Nêu Nêu đủ chưa sai đúng đủ 1 Lê Đình Chinh 6 6 0 2 7 3 2 Nguyễn Đức Cảnh 7 6 0 3 5 5 3 Minh Đạo 18 9 0 12 11 4 4 Hùng Vương 5 4 0 2 3 4 Tổng Số lượng 36 25 0 19 26 16 Tỉ lệ % 59,01 40,98 0 31,14 42,62 26,22

- Về sự cần thiết của việc sử dụng SĐTD trong dạy học LTVC ở lớp 4, 5: hầu hết GV đều nhận thức được sự cần thiết của việc sử dụng SĐTD trong dạy học LTVC ở lớp 4, 5. 100% GV đều cho rằng rất cần thiết và cần thiết vì: Nó giúp cho HS có vốn từ phong phú, tạo điều kiện cho việc vận dụng vốn từ trong học tập và trong giao tiếp của các em một cách chính xác, đặc biệt là trong môn Tập làm văn, giúp các em hiểu và nắm chắc văn bản, biết bày tỏ tính cảm sâu sắc, biết dùng lời hay ý đẹp, những câu văn gãy gọn rõ ràng và mạch lạc. Đồng thời nó cũng giúp rèn cho HS thói quen dùng từ đúng, nói viết thành câu, có ý thức sử dụng TV trong giao tiếp phù hợp với các chuẩn mực văn hóa.

- Về các nhiệm vụ của việc dạy LTVC, phần lớn GV đã hiểu và nêu được một số nhiệm vụ của việc dạy LTVC nhưng chưa đầy đủ. Số GV nêu không đủ nhiệm

vụ hoặc nêu sai chiếm tỷ lệ tương đối nhiều. Qua phiếu trả lời của GV, chúng tôi nhận thấy rất nhiều GV hiểu chưa thấu đáo các nhiệm vụ của việc dạy LTVC, gọi tên các nhiệm vụ chưa thống nhất, trùng lặp, thậm chí có GV còn có sự nhầm lẫn giữa các nội dung dạy học LTVC. Ví dụ: Có GV nêu nhiệm vụ của dạy LTVC là “giải nghĩa từ, phân loại vốn từ, chính xác hóa vốn từ, sử dụng từ, viết văn, tích cực hóa vốn từ”. Hoặc như có GV cho rằng nhiệm vụ của dạy LTVC là “Nghe – Nói – Đọc – Viết”, hoặc có GV thì nêu: “Giới thiệu bài – Hình thành khái niệm – Hướng dẫn luyện tập – Củng cố, dặn dò”. Chỉ có một ít GV là hiểu đầy đủ và thấu đáo, lô-gíc các nhiệm vụ liên hoàn của dạy LTVC là: Hệ thống hóa vốn từ (phân loại, quản lý, MRVT), Chính xác hóa vốn từ (giải nghĩa từ, nắm nghĩa từ), Tích cực hóa vốn từ (Sử dụng từ, đặt câu, viết văn), Văn hóa vốn từ (làm đẹp vốn từ, dùng từ có văn hóa).

- GV một số ít không chịu đầu tư thời gian cho việc nghiên cứu để khai thác kiến thức, lệ thuộc vào đáp án, gợi ý dẫn đến HS ngại học phân môn này.

- Cách dạy của một số GV còn đơn điệu, lệ thuộc máy móc vào sách giáo khoa, hầu như ít sáng tạo, chưa thu hút lôi cuốn HS.

- Nhiều GV chưa quan tâm đến việc MRVT, phát triển vốn từ cho HS, giúp HS làm giàu vốn hiểu biết phong phú về môn TV.

- Thực tế trong trường tôi công tác, chúng tôi thường rất tích cực đổi mới phương pháp dạy sao cho có hiệu quả nhất ở môn học này. Đồng thời là tiền đề trong việc phát triển bồi dưỡng những em có năng khiếu. Nhưng kết quả giảng dạy và hiệu quả còn bộc lộ không ít những hạn chế.

2.3.1.2. Thực trạng sử dụng SĐTD trong dạy học LTVC

Bảng 2.2. Mức độ sử dụng SĐTD trong dạy học LTVC ở lớp 4, 5 Mức dộ sử dụng SĐTD trong dạy học LTVC Thường xuyên Thỉnh thoảng Chưa sử dụng

Số lượng 18 28 15

Nhìn vào bảng số liệu, chúng tôi rút ra được một số ý sau:

- Hầu hết GV đã biết sử dụng các kỹ thuật dạy học tích cực vào dạy học TV ở tiểu học nói chung và môn LTVC ở lớp 4, 5 nói riêng. Đặc biệt là các phương pháp và kỹ thuật dạy học như : thực hành giao tiếp, đàm thoại, luyện tập theo mẫu, kỹ thuật đặt câu hỏi, kỹ thuật học tập hợp tác,… thường xuyên được GV sử dụng trong các tiết dạy học trên lớp, GV đã sử dụng khá nhuần nhuyễn và linh hoạt các phương pháp, kỹ thuật này. Song, vẫn còn một số GV thỉnh thoảng mới sử dụng hoặc chỉ sử dụng các kỹ thuật dạy học tích cực khi có người dự giờ, thăm lớp nên khi sử dụng rất lúng túng, cứng nhắc, không điều tiết được hoạt động của HS. GV có sử dụng các kỹ thuật dạy học tích cực nhưng vẫn còn mang tính hình thức chưa đem lại hiệu quả thiết thực. HS làm việc thụ động, chỉ một vài HS hoạt động còn lại phần lớn là các em ngồi im, trông chờ vào kết quả làm việc của nhóm. Cách thức tổ chức các hoạt động chưa khoa học, chưa bao quát được HS, hệ thống câu hỏi, dẫn dắt tìm hiểu bài còn vụn vặt, chưa mạch lạc, chưa lô-gíc.

- Tuy thời gian qua, hầu hết các GV đều được tập huấn và tham dự các chuyên đề về việc vận dụng các kỹ thuật dạy học tích cực vào dạy tất cả các môn nhưng thực tế rất nhiều GV chưa sử dụng SĐTD trong dạy học LTVC ở lớp 4, 5.

Xử lý tình huống Sư phạm còn chậm bởi vì GV chưa hiểu hết được mục đích và tác dụng của SĐTD nên chưa biết cách vận dụng và khai thác triệt để vào bài dạy. Do đó, đa số GV chỉ dừng lại ở việc xây dựng sơ đồ rồi giảng giải để HS công nhận. Việc làm này chỉ mang tính hình thức và áp đặt HS, làm cho HS chưa thật sự là chủ thể của hoạt động, tự tìm kiếm và ghi nhớ cũng như làm phong phú thêm vốn từ cho bản thân trên cơ sở khai thác vốn từ và kinh nghiệm sẵn có. Trên thực tế, hệ thống các bài tập LTVC ở lớp 4, 5 vẫn có một số bài tập được trình bày ở dạng sơ đồ (cho bảng kẻ sẵn tên các nhóm từ, yêu cầu HS tìm từ hoặc chọn từ điền vào mỗi nhóm). Nhưng do GV chưa hiểu hết tác dụng của

SĐTD nên chưa biết vận dụng và khai thác triệt để, đồng thời đây là một cách tự học rất khoa học đối với HS ngay từ bậc tiểu học, nhất là trong việc hệ thống hóa kiến thức hay tổng kết vốn từ theo trong chủ thể, chủ điểm.

Một số GV vận dụng các kĩ thuật dạy học chưa phù hợp với nội dung bài học, điều kiện dạy học và trình độ HS.

Việc sử dụng SĐTD vào dạy học theo hướng đổi mới và tích cực của một số GV còn máy móc, lúng túng. Ngôn ngữ của một số GV còn hạn chế, diễn đạt chưa rõ ràng, xử lý tình huống Sư phạm còn vụng về, bao quát lớp chưa toàn diện nên chưa phát huy được hiệu quả của SĐTD.

- Nhìn chung, việc phối hợp các phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực vào một số tiết dạy hay một hoạt động dạy học cụ thể cũng đã được GV chú ý, quan tâm sử dụng. Trong các phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực thường dùng để dạy LTVC ở lớp 4, 5, chúng tôi thấy GV đã vận dụng khá thường xuyên và thành thạo các phương pháp đàm thoại, phương pháp thực hành giao tiếp, luyện tập theo mẫu, kỹ thuật đặt câu hỏi, kỹ thuật học tập hợp tác và đã biết phối hợp khá linh hoạt các phương pháp, kỹ thuật này vào một tiết học LTVC cụ thể. Riêng kỹ thuật dạy học bằng SĐTD chưa được GV quan tâm sử dụng nhiều, sử dụng chỉ mang tính chất hình thức và đối phó, chưa có hiệu quả thiết thực. Đặc biệt là chưa biết phối hợp các kỹ thuật này với các phương pháp và kỹ thuật khác để dạy học LTVC ở lớp 4, 5.

2.3.1.3. Những thuận lợi và khó khăn của GV thường gặp khi vận dụng SĐTD vào dạy học LTVC ở lớp 4, 5

a. Thuận lợi:

- Nội dung, chương trình SGK được biên soạn theo quan điểm đổi mới, chú trọng việc rèn kỹ năng cho HS, kiến thức đơn giản, nhìn chung phù hợp với chuẩn kiến thức và kỹ năng. Hệ thống bài tập LTVC gồm nhiều dạng khác nhau

phong phú, trình bày dưới nhiều hình thức khác nhau, lệnh bài tập gắn liền với lệnh hoạt động. Đây là điều kiện thuận lợi đầu tiên cho GV trong việc lựa chọn và vận dụng linh hoạt các kỹ thuật dạy học, các hình thức tổ chức dạy học. Đặc biệt là gợi ý cho GV cách tổ chức các hoạt động học tập tương ứng với từng bài tập cụ thể.

- CSVC trường lớp ngày càng khang trang hơn, thiết bị dạy học phong phú, hiện đại, CBQL luôn tạo mọi điều kiện và khuyến khích GV tích cực phát huy tính chủ động, sáng tạo của HS. Đây là điều kiện thuận lợi hỗ trợ GV rất nhiều trong việc vận dụng các kỹ thuật dạy học tích cực vào dạy học các môn học.

- Thông qua những buổi tập huấn, tổ chức chuyên đề cũng như hội thảo đổi mới phương pháp dạy học, các cuộc thi GV Giỏi hằng năm, GV thường xuyên được cập nhật, bổ sung, củng cố cơ sở lý luận về đổi mới phương pháp và hoàn thiện dần kỹ năng sử dụng các kỹ thuật dạy học tích cực.

- Vốn từ của HS thành phố khá phong phú so với các HS vùng khác. Ngay từ nhỏ, các em đã có nhiều cơ hội giao tiếp rộng rãi. Phần lớn, HS đều có môi trường học tập thuận lợi, điều kiện vật chất khá đầy đủ, thông tin nghe nhìn hiện đại. Đây là những điều kiện tốt cho HS trong việc tích lũy và phát triển vốn từ của mình.

- Có thể nói, những điều kiện thuận lợi kể trên chính là những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự thành công trong việc vận dụng các kỹ thuật dạy học tích cực của GV hiện nay.

b. Khó khăn:

Qua việc dự giờ và tổng hợp các ý kiến trả lời từ phiếu khảo sát, chúng tôi rút ra được một số nguyên nhân đã gây trở ngại cho GV trong việc vận dụng các kỹ thuật dạy học tích cực để dạy LTVC ở lớp 4, 5 như sau:

- Rất nhiều GV nhận thức chưa đúng, chưa đầy đủ về việc sử dụng SĐTD trong dạy học môn TV nói chung và phân môn LTVC nói riêng. Cụ thể là GV chưa nắm rõ cách thức tiến hành, chưa hiểu được tác dụng và những ưu điểm, nhược điểm của kĩ thuật dạy học bằng SĐTD. Chưa biết cách tổ chức các hoạt động phù hợp với nội dung bài dạy và đối tượng HS của mình.

- Nhiều GV còn nhầm tưởng cứ liên tục xen kẽ thay đổi phương pháp và kỹ thuật dạy học khác nhau trong một tiết học để tránh lặp, nhàm chán với HS là đã tạo được chút hứng thú, giúp HS hoạt động tích cực, chứ không để ý đến kỹ thuật này nên dùng vào hoạt động nào, vào thời điểm nào, dùng cho đối tượng HS nào? Việc sử dụng SĐTD vào dạy học của một số GV còn máy móc, hình thức. Ngôn ngữ của một số GV còn hạn chế, diễn dạt không rõ ràng, xử lý tình huống Sư phạm còn vụng về, bao quát lớp chưa toàn diện nên không phát huy được hiệu quả thật sự của các kỹ thuật.

- Vốn từ của HS nghèo nàn, năng lực tiếp nhận và sử dụng từ của HS còn hạn chế, là một trong những yếu tố khách quan ảnh hưởng đến chất lượng học môn TV nói chung và phân môn LTVC nói riêng. Các em ít có điều kiện tiếp xúc, quan sát thiên nhiên, các hiện tượng tự nhiên xung quanh. Khả năng tập trung chú ý trong giờ học còn hạn chế, HS thụ động, lười suy nghĩ. Những vốn từ mà các em học được trong tiết học trên thực tế các em rất ít sử dụng nên khi học xong HS sẽ quên ngay. Qua quan sát HS trong các tiết dự giờ và xem vở ghi chép, chúng tôi nhận thấy rằng: mặc dù là HS thành phố nhưng vốn từ của các em chưa đạt chuẩn, kĩ năng nắm nghĩa từ và sử dụng từ còn hạn chế. Nhiều từ ngữ các em đã được học ở lớp dưới nhưng đến lớp trên thì vẫn còn lạ lẫm. Một số em vẫn chưa viết được đoạn văn hoàn chỉnh, dùng từ đặt câu vẫn còn sai lỗi. Nhất là đối với các chủ điểm mà vốn từ cần mở rộng không gần gũi, khá xa lạ với HS thành phố. Điều này đã gây không ít khó khăn cho GV khi tổ chức dạy học đồng loạt.

- Phân môn LTVC là phần kiến thức khó trong khi hướng dẫn học sinh nắm được yêu cầu và vận dụng vào việc làm các bài tập dẫn đến tâm lý GV ngại,do vậy mà vận dụng của GV còn lúng túng, khó khăn cùng với áp lực về thời gian trong một tiết dạy, hồ sơ sổ sách, những hoạt động ngoại khóa, … Điều này đã làm cho GV ngại khó, ngại đổi mới, không đi sâu vào nội dung từng bài, đôi khi chỉ dạy sơ qua cho kịp thời gian. Thường GV chỉ thực hiện đổi mới khi có thao giảng hoặc khi được dự giờ. Còn các giờ học bình thường thì cứ theo sách GV mà dạy, dạy chay, dạy kiểu “đọc-chép”. Vì thế, khi sử dụng các kỹ thuật này vẫn lúng túng, không nhuần nhuyễn.

- CSVC trường lớp không đảm bảo, diện tích phòng học nhỏ, không gian lớp học không có, bàn ghế không chuẩn, đồ dùng dạy học và trang thiết bị dạy học không đầy đủ cũng là một trong những nguyên nhân gây ảnh hưởng rất lớn trong việc GV vận dụng thường xuyên kỹ thuật dạy học tích cực.

Trong các khó khăn, vướng mắc trên thì yếu tố nội lực (nhận thức, năng lực, ý thức của GV) chính là những nguyên nhân chủ quan dẫn đến việc vận dụng các kỹ thuật dạy học tích cực còn hạn chế, chưa thành công. Còn các yếu tố ngoại cảnh (đối tượng HS, CSVC, thiết bị dạy học) chỉ là nguyên nhân khách quan. Các yếu tố ngoại cảnh này cũng chính là cơ sở để chúng ta lựa chọn kỹ thuật dạy học thích hợp, chúng ta có thể hạn chế được sự ảnh hưởng của nó nếu biết lựa chọn kỹ thuật dạy học thích hợp. Theo chúng tôi, điều quan trọng nhất để quyết định sự thành công hay thất bại của việc vận dụng các kỹ thuật dạy học tích cực

Một phần của tài liệu Sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học luyện từ và câu cho học sinh lớp 4, 5 luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 36 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w