Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 134 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
134
Dung lượng
757,5 KB
Nội dung
Bộ giáo dục và đào tạo Trờng đại học vinh -------------- NGUYễN THị THíCH PhongcáchtruyệnngắnybanPhongcáchtruyệnngắnyban Chuyên ngành: văn học Việt Nam Mã số: 60.22.34 Luận văn thạc sĩ ngữ văn Ngời hớng dẫn khoa học: pGs.ts. đinh trí dũng Vinh - 2009 LỜI CẢM ƠN Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Đinh Trí Dũng, người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo để tôi hoàn thành đề tài đầy khó khăn này. Tôi xin cảm ơn sự quan tâm giúp đỡ của các thầy cô giáo trong tổ Văn học Việt Nam - Khoa Ngữ Văn - Trường đại học Vinh đã tạo điều kiện để tôi thực hiện công việc nghiên cứu của mình. Và cuối cùng, xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã tạo mọi thuận lợi để tôi học tập, nghiên cứu, hoàn thành đề tài. Vinh, 12/2009 Người thực hiện Nguyễn Thị Thích 2 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Năm 1975 đất nước hoàn toàn thống nhất, non sông thu về một mối. Cuộc sống thay đổi. Con người thay đổi. Văn học cũng phải thay đổi để đáp ứng nhanh, kịp thời nhu cầu của hiện thực xã hội mới. Đây được xem là giai đoạn quan trọng đánh dấu bước chuyển mình từ thời chiến sang thời bình, từ cái nhìn một chiều sang cái nhìn đa chiều, với nhiều góc độ, nhiều khía cạnh. Thực tế yêu cầu mọi giá trị, mọi vấn đề cần được đưa lên bàn mổ sẻ, nhìn nhận đánh giá lại. Do vậy đã xuất hiện một đội ngũ người cầm bút mới. Trong đội ngũ ấy, văn nữ đóng vai trò rất quan trọng, góp tiếng nói trong việc phản ánh cuộc sống và con người. Đó là Nguyễn Thị Thu Huệ, Võ Thị Hảo, Trần Thị Trường, Phạm Thị Hoài, Phan Thị Vàng Anh, Nguyễn Thị Ấm, Y Ban, Dạ Ngân… Như YBan đã từng nói: “những nhà văn nữ thực sự đang đóng góp cho sự tiến bộ của xã hội, bằng các tác phẩm của mình. Bắt đầu từ việc họ thay đổi chính mình, tiến bộ hơn, văn minh hơn. Tôi muốn xã hội hãy đọc tác phẩm của những nhà văn nữ như một sự lắng nghe, một sự thấu hiểu, vì đó chính là tiếng lòng của họ, là những khát khao tự giải phóngbản thân mình”[32]. Mỗi nhà văn là mỗi giọng điệu, mỗi âm sắc nhưng tất cả đều chung một mục đích đó là làm sao cho thế giới này tươi đẹp hơn, nhân bản hơn. Chị tâm sự: “trong các nhà văn đang viết, tôi khẳng định mình sẽ thuộc số những người có tác phẩm sống rất lâu. Điều làm tác phẩm đọng lại với thời gian chính là tính nhân bản. (…) cách hành văn, các chi tiết nhiều khi rất bạo liệt nhưng cái đọng lại là sư nhân ái. Tôi viết về cái xấu cái ác là để người ta căm ghét nó và muốn sống đẹp hơn thiện hơn, viết về sự đổ vỡ là để gợi lại niềm tin yêu cuộc sống” [38]. Do vậy, tìm hiểu về thể loại truyệnngắn thời kỳ này sẽ giúp chúng ta có được cái nhìn toàn diện, bao quát và sâu sắc hơn về văn học giai đoạn này. 1.2. Truyệnngắn có nhiều khả năng trong việc thể hiện quan niệm về con người, phản ánh những khoảnh khắc ý nghĩa của kiếp người. Cho nên những 3 vấn đề thời sự nổi cộm, nóng hổi nhất, gai góc nhất của cuộc sống và con người thời đại được nó nắm bắt một cách nhanh chóng và nhạy bén. Với những ưu thế tự thân của mình, thể loại này ngày càng khẳng định vai trò của nó đối với công chúng hôm nay. YBan cùng với đội ngũ những nhà văn nữ sau 1975 đã đem đến cho nền văn học nước nhà môt luồng sinh khí mới, một hơi thở mới về cuộc sống. Đi sâu tìm hiểu truyệnngắnYBan sẽ giúp cho chúng ta có hiểu hơn về đặc trưng thể loại, đồng thời giúp chúng ta thấy được sự đóng góp to lớn của chị trong tiến trình đổi mới truyệnngắn sau 1975. 1.3. Trong chương trình văn THCS và THPT, thể loại truyệnngắn được học khá nhiều. Tìm hiểu truyệnngắnY Ban, chúng ta sẽ hiểu hơn về các truyệnngắn sau 1975 được học trong nhà trường. 2. Lịch sử vấn đề Là một người đã từng kinh qua rất nhiều nghề để kiếm sống, hòng duy trì hạnh phúc gia đình, nuôi dưỡng tình yêu, YBan đến với văn chương một cách tình cờ như “duyên nghiệp”. Nhưng chị đã tạo được dấu ấn riêng và luôn làm mới mình cũng như luôn đưa đến cho độc giả những tác phẩm bất ngờ, với bảy tập truyện ngắn, một tập truyện vừa, một truyện vừa và gần đây nhất chị cho ra đời cuốn tiểu thuyết dài 250 trang không xuống dòng, với tuyên ngôn “đốt lửa trong văn” [65] đã làm xôn xao văn đàn. Sự đóng góp ấy quả thực không nhỏ chút nào.Tuy nhiên chúng ta chỉ thấy một số bài viết nhỏ về chị trên một số mặt báo và Website xoay quanh về vấn đề Sex trong tác phẩm của chị. Là một người mà lúc nào cảm giác cũng bỏng giãy lên như lửa, luôn “xuất hiện với màu hồng đến khó chịu trên đôi gò má, mắt long lanh, miệng phe phé, lời nói sắc nhọn” [51], chị luôn ào ạt sống, ào ạt nói cười, ào ạt tranh cãi, rồi ào ạt bận rộn, nhưng “những gì viết ra được lắng đọng lại từ chính cuộc sống của chị và những gì xung quanh hoặc có thể cũng chỉ từ một câu chuyện vu vơ với bạn bè” [29]. Thế mà chị lại bị nghi nghờ gây scandal để nổi tiếng (theo báo Gia đình). Ê chề chị đã lên tiếng biện hộ cho mình: “Tôi đã là người đàn bà 46 4 tuổi, tôi không thấy nhục cảm là phi đạo đức. Cái mà tôi lo lắng khi viết về sex, đó là làm sao tìm được cách diễn đạt, mô tả đúng hoàn cảnh và hợp lý (…) Tôi không muốn nhận vòng nguyệt quế được tạo bởi scandal”[30]. “Đối với tôi sex là giải trí và văn hoá”[21]. Trên báo Ngôi sao, trả lời tác giả Dương Cầm về đề tài ngoại tình trong các truyệnngắn của mình, chị tâm sự “Tôi thích viết về phụ nữ và những vấn đề của phụ nữ hiện đại. Tôi cũng thích mổ xẻ đến tận cùng tâm lí của người đàn bà hiện đại. Họ thông minh, giỏi giang nhưng vẫn luôn cần một cuộc sống tình cảm phong phú. Tôi không thích sự cực đoan và cô đơn. Tôi thích người phụ nữ có trách nhiệm với gia đình, nhưng người đó cũng yêu và hiểu về tình yêu” [10]. Đó là những lời gan ruột thể hiện sự thông cảm, đồng cảm và rất am hiểu về giới mình. Như chị đã từng trả lời bạn đọc trên báo Gia đình khi được hỏi về truyện Sex chị bị chi phối ra sao về “mối lo trong sạch nước mắt mọi người”? Chị thẳng thắn trả lời: “Tôi không sợ điều ấy. (…) nhiều độc giả ở tuổi tôi nói rằng tôi đã nói thay họ những ẩn ức thiếu thốn, những khát vọng hạnh phúc bị đè nén”[30]. Là gì nếu đó không phải là sự đồng cảm, sẻ chia? Trong bài “Lý Lan muốn góp ý với YBan về I am đàn bà”, tác giả cuốn sách Tiểu thuyết Đàn bà đã nhận xét về nhà văn YBan “chị ấy là một nhà văn có tài, có tâm” [5]. Điều này được thể hiện rất rõ trên trang viết của chị “Y Ban viết từ nỗi đau thẳm sâu trong tâm hồn những người đàn bà luôn khao khát môt tình yêu tuyệt mĩ. Đôi khi cũng chống chếnh, chênh vênh giữa bổn phận của người vợ và một thế giới siêu thực nào đó, nhưng rồi chị lại thảng thốt giật mình quay về duy trì tổ ấm bình yên” [10]. Là người “đàn bà rất đỗi đàn bà trong cái quyết liệt sắc sảo, thông minh, trong cái đanh đá chua ngoa, và trong cả cái mong manh yếu mềm lúc vấp váp” trang viết lúc nào cũng “nóng giãy hơi thở gấp gáp của cuộc sống”, chị đã thẳng thắn cởi mở trả lời báo An ninh điều tra về tác phẩm của mình “tôi không chủ trương viết Sex, tôi không nổ súng hay phất ngọn cờ nào, nhưng khi tôi đặt bút viết một tác phẩm cụ thể, nếu nhân vật của tôi cần sex thì tôi phải cho sex, 5 nhân vật phải chết tôi để cho họ chết, nhân vật cần sự ngây thơ tôi để cho họ ngây thơ” [24]. Đó là sự chao chát, bạo liệt bên ngoài, đằng sau những con chữ, trong phút thức tỉnh của sự tri ngộ là một YBan chan chứa yêu thương, đầy lòng nhân ái. Chị chỉ viết khi mọi thứ đã đến độ “chín”, tôi chờ “cơn trở dạ” chứ không “thai nghén” trong khi viết. Tôi không muốn “ép xác”hay “ra vẻ” mình chuyên nghiệp. Đó là lời của người cầm bút có trách nhiệm, có lương tâm với nghề, tôn trọng chính bản thân mình và với độc giả của mình. Trên là những bài báo nhỏ khai thác một vài khía cạnh trong tác phẩm của Y Ban, nó chưa mang tính chiều sâu và thực sự chưa có tính khái quát. Đây chính là khoảng mở để chúng tôi được góp sức mình trong việc khẳng định vị thế của nhà văn trên văn đàn. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu Ở đề tài này chúng tôi xác định cho mình những nhiệm vụ nghiên cứu sau đây: -Tìm hiểu chung về thể loại truyệnngắn và những yếu tố chi phối sự hình thành phongcáchtruyệnngắnY Ban. - Đặt YBan trong sự so sánh đối chiếu với các tác giả cùng thời để thấy được nét riêng trong phongcách cũng như những đóng góp của chị trong tiến trình đổi mớí truyệnngắn Việt Nam sau 1975. - Phân tích những đặc điểm độc đáo, riêng biệt trong phongcáchtruyệnngắnYBan ở hai phương diện: Nội dung và hình thức. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứu PhongcáchtruỵênngắnY Ban. 4.2 Phạm vi nghiên cứu: Toàn bộ truyệnngắnYBan trong các tập truyệnngắn đã xuất bản: - Người đàn bà có ma lực - Tập truyệnngắn - Nxb Hà Nội, 1993 - Đàn bà sinh ra từ bóng đêm - Tập truyệnngắn - Nxb Hội Nhà văn, 1995 - Vùng sáng ký ức - Tập truyệnngắn - Nxb Hội Nhà văn, 1996 6 - TruyệnngắnYBan - Tập truyệnngắn - Nxb Văn học, 1998 - Miếu hoang - Tập truyệnngắn - Nxb Thanh niên, 2000 - Cẩm cù - Tập truyệnngắn - Nxb Hà Nội, 2001 - Cưới chợ - Tập truyệnngắn - Nxb Thanh niên, 2004 5. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp phân tích - tổng hợp - Phương pháp so sánh - đối chiếu - Phương pháp phân loại - thống kê 6. Cấu trúc luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn được triển khai trong ba chương: Chương 1. TruyệnngắnYBan trong bức tranh chung của truyệnngắn Việt Nam sau 1975. Chương 2. PhongcáchtruyệnngắnYBan trên phương diện lựa chọn đề tài và cảm hứng sáng tạo. Chương 3. PhongcáchtruyệnngắnYBan trên phương diên xây dựng nhân vật và giọng điệu, ngôn ngữ. 7 Chương 1 TRUYỆNNGẮNYBAN TRONG BỨC TRANH CHUNG CỦA TRUYỆNNGẮN VIỆT NAM SAU 1975 1.1. Thể loại truyệnngắn trong văn học nước nhà 1.1.1. Khái niệm truyệnngắnTruyệnngắn có nhiều khả năng, đặc biệt là trong việc thể hiện con người. Nó thường ít nhân vật, ít sự kiện chồng chéo. Nhân vật truyệnngắn ít khi trở thành thế giới hoàn chỉnh, một tính cách đầy đặn, thường khi là hiện thân cho một trạng thái quan hệ xã hội, ý thức xã hội hoặc trạng thái tồn tại của con người. Cốt truyện của truyệnngắn thường tự giới hạn về không gian, thời gian. Nó có chức năng nhận ra một điều gì đó sâu sắc về cuộc đời. Kết cấu truyện thường không gồm nhiều tầng tuyến mà dựa theo kiểu tương phản hoặc liên tưởng. Chi tiết và lời văn là yếu tố quan trọng của nghệ thuật viết truyện ngắn. Lời kể và cách kể chuyện là những điều được người viết truyệnngắn đặc biệt chú ý khai thác và xử lý, nhằm đạt hiệu quả mong muốn [67, 33]. Như vậy, với tư cách là thể tài tự sự, truyệnngắn hiện đại là một kiểu tư duy mới, một cái nhìn cuộc đời, nắm bắt đời sống rất riêng mang tính chất thể loại. Do đó, việc xác định nội hàm khái niệm truyệnngắn cũng có rất nhiều ý kiến, quan niệm khác nhau. Pauxtopki xem truyệnngắn là những trạng thái đặc biệt, đột xuất. Nguyễn Kiên lại xem truyệnngắn là một trường hợp. Trường hợp ở đây được xem là tình huống. Hay Nguyễn Công Hoan lại nhìn truyệnngắn từ góc độ chi tiết. Còn Nguyên Ngọc, lại đặt truyệnngắn trong sự so sánh, đối chiếu với tiểu thuyết. Ở đây, qua khảo sát khái niệm truyện ngắn, chúng tôi chọn khái niệm truyệnngắn trong cuốn Từ điển thuật ngữ văn học của nhóm biên soạn Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi, Nxb Giáo dục năm 2006 để phục vụ cho đề tài của mình. “Truyện ngắn là tác phẩm tự sự cỡ nhỏ. Nội dung thể loại truyệnngắn bao trùm hầu hết các phương diện của đời sống: đời tư, thế sự hay sử thi, nhưng cái 8 độc đáo của nó là ngắn. Truyệnngắn được viết ra để tiếp thu liền một mạch, đọc một hơi không nghỉ’’ [26,370]. 1.1.2. Ưu thế của thể loại truyệnngắn Mang đặc điểm của truyện nói chung (có cốt truyện, nhân vật, giọng điệu, người trần thuật, chi tiết, ngôn ngữ…), truyệnngắn có những đặc điểm riêng độc đáo để truyệnngắn là chính nó mà không lẫn vào thể loại khác. Truyệnngắn có khả năng “chớp” lấy những vấn đề nóng hổi của đời sống. Mang hơi thở gấp gáp của cuộc sống, rất nhạy cảm với những biến đổi của xã hội “tự nó đã hàm chứa cái thú vị của những điều sâu sắc trong một hình thức nhỏ xinh, gọn gẽ và truyền dẫn cực nhanh với thông tin mới mẻ. Đây là thể loại văn học có nội khí “một lời mà thiên cổ, một gợi mà trăm suy”. Truyệnngắn có khả năng sống và chớp lấy sự thật nếu không quá chăm chú vào cái đặt biệt độc đáo nổi lên như một hiện tượng đời sống. Sự thật ấy tiềm ẩn trong cái bình thường, trong những sự kiện hoàn toàn có thực để đem lại cho truyệnngắn những con người thực sự và sự thật về con người.[50,293] Aphađêép- nhà văn Nga đã có nhận xét xác đáng về truyện ngắn, đó là thể loại mang “ý nghĩa lớn của những hình thức nhỏ”. Do đặc trưng này của thể loại truyệnngắn không cho phép nhà văn kể lễ vòng vo, dài dòng. Tất cả phải được dồn nén lại để tạo nên một thứ cô đặc, hàm xúc chứa đựng nhiều ý nghĩa và phải phản ứng nhanh, nhạy với sự vận động, đổi thay từng giây từng phút rất tinh vi của đời sống con người và xã hội. Tính kịp thời là một đặc điểm đáng ngạc nhiên của truyện ngắn. Đó là một sự tự do, nó cho phép truyệnngắn không bị ràng buộc bởi những hình thức nghệ thuật đã thành quy phạm. Mặt khác, truyệnngắn cũng có khả năng “chín” rất nhanh. Hình thức truyệnngắn vừa luôn vỡ ra, thay đổi, vừa luôn được hàn gắn “cấu trúc” lại. Chẳng hạn “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố có thể cắt thành nhiều truyện ngắn: Một ổ chó, Mớ rau trong hòm. Ngay Nguyễn Minh Châu, đầu tiên ông cũng nung nấu sẽ viết một cuốn tiểu thuyết về quê hương Quỳnh Lưu 9 nhưng sau đó ông lại tách ra viết thành hai truyệnngắn Phiên chợ giát và Khách ở quê ra. Truyệnngắn rất có khả năng lớn trong việc thể hiện con người. Do dung lượng nhỏ, nắm bắt những nét bản chất của đời sống, truyệnngắn có khả năng chuyển tải những vấn đề lớn của thời đại, con người một cách chính xác, nhạy bén. Cũng chính điều này đã khiến truyệnngắn trở thành một thể loại cho phép nhà văn thử nghiệm và triển khai những khía cạnh mới mẻ, linh hoạt trong quan niệm nghệ thuật về con người. Truyệnngắn gắn chặt với báo chí, YBan đã từng nói “xu hướng báo chí hiện đại ngày nay là sự nhanh, sắc, gọn” do vậy truyệnngắn thường chớp lấy những khoảnh khắc của kiếp người, lại có thể chú trọng đến nhiều loại người, cho nên, những vấn đề thời sự nổi cộm nhất của cuộc sống được nó nắm bắt một cách nhanh chóng, nhạy bén (…) những vấn đề nóng hổi của thời đại, những cách nhìn nhận mới về con ngưới lóe lên trong đầu nhà văn. Chẳng hạn, truyệnngắn I am đàn bà của YBan là một ví dụ. Nhà văn tâm sự: I am đàn bà được viết từ một mẫu tin tôi đọc được trên báo. Mẫu tin kể về một người phụ nữ Việt Nam đi lao động xuất khẩu và bị kiện ra tòa vì tội quấy rối tình dục ông chủ. Bằng chứng là một cuốn băng ghi được chiếc máy camêra gắn trong phòng ông chủ – người đàn ông bị liệt mà chị vẫn phải chăm sóc hàng ngày (…) tôi rất đau đớn khi đọc được tin này (…) lo sợ truyện chưa đủ sức nặng để bào chữa cho nhân vật chăng mà tác phẩm có vẻ rườm rà, đậm màu sắc báo chí. 1.2. PhongcáchtruyệnngắnYBan trong sự đổi mới của truyệnngắn Việt Nam sau 1975 1.2.1. Khái niệm phongcáchPhongcách là một phạm trù thẩm mĩ, mang tính qui luật, thể hiện tài năng bản lĩnh của người cầm bút: “phong cách nghệ thuật là một phạm trù thẩm mỹ chỉ sự thống nhất tương đối ổn định của hệ thống hình tượng của các phương tiện biểu hiện nghệ thuật, nói lên cái nhìn độc đáo trong sáng tác của nhà văn… phongcách là quy luật thống nhất các yếu tố của chỉnh thể nghệ thuật, là một 10