1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số đặc sắc trong kết cấu truyện ngắn g môpatxang

66 1,8K 12

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 66
Dung lượng 175,5 KB

Nội dung

Lời cảm ơn Ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi xin chân thành cảm ơn Thầy giáo Nguyễn Đình Ba đã định h ớng và chỉ bảo tận tình; các thầy, cô giáo Khoa Ngữ Văn đã góp ý, bổ sung; gia đình và bạn bè đã động viên, giúp đỡ tôi hoàn thành Khóa luận này. Vinh, tháng 4-2004 1 Mục lục Mở đầu 1 Chơng 1. hình thức mở đầu truyện ngắn G.Môpátxăng 7 1.1. Giới thiệu ngay nhân vật 8 1.2. Xây dựng không gian, bối cảnh 13 1.3. Tạo lập nhanh các lời thoại 21 Chơng 2. Hình thức kết thúc truyện ngắn G.Môpátxăng 27 2.1. Kết thúc và vai trò của kết thúc trong truyện ngắn 27 2.2. Đặc điểm phần kết thúc truyện ngắn G.Môpátxăng 29 2.3. Các dạng thức kết thúc nổi bật 35 Chơng 3. Thế giới nhân vật trong truyện ngắn G. Môpátxăng 42 3.1. Một cái nhìn khái quát về thế giới nhân vật trong truyện ngắn G.Môpátxăng 42 3.2. Một số kiểu nhân vật thờng gặp 45 3.3. Nghệ thuật thể hiện nhân vật của G.Môpátxăng 54 Kết luận 62 Tài liệu tham khảo 64 2 Mở đầu 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Ghi đơ Môpátxăng (Henry-René-Albert-Guy de Maupassant 1850-1893) là một trong những nhà văn xuất sắc bậc nhất của nền văn học Pháp thế kỷ XIX và của nền văn học thế giới. Cùng với V.Huygô, Ban dắc, Xtăngđan, Flôbe, A.Đôđê G.Môpátxăng đã góp phần làm rạng danh một thế kỷ văn học với nhiều tài năng và một dân tộc có truyền thống sáng tác văn chơng đáng kinh ngạc. Cuộc đời ông ngắn ngủi. Nhng làm sao có thể lấy cái ngắn ngủi của đời ngời làm thớc đo cho một tài năng lớn? G.Môpátxăng rất đa tài. Ông sáng tác nhiều thể loại: thơ, truyện, tiểu thuyết, ký và cả kịch nữa. Ngời đọc vẫn nhắc đến Một cuộc đời (1883), Ông bạn đẹp (1885), Pie và Giăng (1888) của ông và xem đó là những cuốn tiểu thuyết mẫu mực hiếm có, đỉnh cao mà nhiều nhà văn mơ ớc. Nhng G.Môpátxăng đợc biết đến chủ yếu là nhờ truyện ngắn. Trong những năm của thập niên 80( thế kỷ XIX), ông cho ra đời hơn 300 truyện với các tập: Nhà chứa Tenliê (1881), Cô Fifi (1882), Truyện chim dẽ gà (1883), Chị em Rôngđôli (1884), Truyện kể ban ngày và ban đêm (1885), Ocla (1887) và trớc đó tác phẩm đầu tay Viên Mỡ Bò cũng đã trở thành một kiệt tác. Sức làm việc nồng nhiệt, hết mình đã thổi vào các sáng tác một niềm đam mê kỳ lạ. ấn tợng về truyện ngắn của G.Môpátxăng, lớn nhất, có lẽ là sự giản dị. Ông viết hồn nhiên nh chính cuộc sống vốn là thế, không màu mè, tô vẽ gì và dĩ nhiên là cũng không đơn điệu, qua quýt. Những luận điểm mỹ học của ông cũng đã thể hiện những quan điểm sáng tạo sâu sắc và tiến bộ. Ông cho rằng nghệ thuật phải là sự thật đã đợc chọn lựa và mang đầy ý nghĩa nên nhà văn phải loại bỏ tất cả những gì không cần thiết cho chủ đề của mình, không phục vụ cho sự xác định tính cách [30, 262]. Do đó, phẩm chất giản dị phải đồng hành cùng sự ngắn gọn và cô đúc. G.Môpátxăng luôn tìm tòi cái mới trong những cái bình th- ờng, thậm chí tầm thờng. Đây cũng là một bài học lớn cho nhiều nhà văn: Vật tầm thờng nhất cũng chứa đựng một chút lạ lùng. Hãy tìm thấy cái lạ lùng ấy [30, 3 263]. Và đúng là G.Môpátxăng đã phát hiện đợc, phát hiện rất chính xác, tinh tế và tài hoa. G.Môpátxăng cũng là một hiện tợng phức tạp trong văn học. Chủ nghĩa tự nhiên, chủ nghĩa ấn tợng, chủ nghĩa hiện thực phê phán hình nh ở trào lu nào cũng có một chút G.Môpátxăng trong đó. Thời kỳ cuối, sức khoẻ của ông giảm sút, cái nhìn hoài nghi, thái độ mệt mỏi, bi quan và bế tắc luôn phủ một màu u ám trong đời thực và trong sáng tác. Đặc biệt, càng ngày ông càng bị ám ảnh bởi cái chết và day dứt về nỗi cô đơn. Sự ra đi của G.Môpátxăng chính là một biểu hiện cho sự khủng hoảng không lối thoát trong thế giới quan và cũng cần nhắc đến nguyên nhân khách quan từ phía xã hội. Một nhà văn nh thế chắc chắn các nhà phê bình không để yên, cả trong quá khứ và trong hiện tại. Nhiều ý kiến đánh giá, khen có, chê có, hơn thế còn la ó vì cảm thấy bị xúc phạm. Nhng dù thế nào, đến bây giờ, các truyện ngắn ấy vẫn sống trong lòng độc giả và đợc yêu thích, đợc đọc, đợc suy ngẫm. Với một nhà văn, có gì hơn điều tuyệt vời ấy. G.Môpátxăng là một bậc thầy truyện ngắn. Ông có sự chỉ bảo tận tình của ngời thầy Flôbe, lại kết thân cùng Zôla và nhiều nhà văn lớn khác nên điều kiện học hỏi và nghiên cứu khá thuận lợi. Lại nữa là yếu tố năng khiếu, tài năng. Nhiều nhà viết truyện vẫn thờng xuyên nghĩ tới Môpátxăng với lòng khâm phục ngỡng mộ lớn: Ông viết, nh là các chủ đồn điền vùng Noócmăngđi vẫn sống (A.Frăngxơ); Cái ngày mà thiên truyện của Môpátxăng đợc tôi đọc và viết ra, cũng là giây phút quan trọng nhất trong đời tôi, từ đó tôi tìm thấy mình, trở thành chính mình (U.Xaroyan) Tên tuổi G.Môpátxăng, cụ thể hơn là phong cách truyện ngắn của ông, đã có vị trí riêng không lẫn với bất kỳ ai khác. 1.2. Kết cấumột khái niệm đợc sử dụng khá rộng rãi và phổ biến trong nhiều lĩnh vực của đời sống. Có khi ngời ta vẫn hiểu nó với nghĩa cấu trúc, có khi là hệ thống các cấu kiện riêng rẽ đợc móc nối, kết hợp nhau. Nhng dù hiểu theo cách nào thì kết cấu cũng là một điều kiện cần thiết để tạo lập các mối quan hệ, liên hệ. ở đây, chúng tôi bàn đến kết cấu với t cách là một thuật ngữ văn học. Nói một cách khái quát, kết cấu tác phẩm văn học là toàn bộ tổ chức độc đáo, 4 sinh động, gợi cảm của tác phẩm dới sự chi phối của một quan niệm nghệ thuật nhất định [6, 2]. Kết cấu gắn kết các yếu tố của hình thức và phối thuộc chúng với t tởng. Đề cập vấn đề kết cấu là đề cập tới vô số vấn đề khác: nhân vật, sự kiện, phơng thức trần thuật, chi tiết, ngôn từ, các yếu tố ngoài cốt truyệnvới những tầng nấc, cấp độ đa dạng và phong phú. Nghiên cứu một tác phẩm văn học, dù nói tới khía cạnh gì, thực chất cũng đang bàn đến kết cấu. ở các tiểu thuyết, kết cấu, xét đến cùng, là trình tự đa cái đợc miêu tả vào văn bản. ở các tác phẩm cỡ nhỏ, trong đó có truyện ngắn, kết cấu góp phần lý giải những hiện tợng độc đáo mà ta không dễ gì cắt nghĩa. Khám phá đặc sắc này cũng là lời đáp cho câu hỏi: Tại sao những Viên Mỡ Bò, Cô Fifi, Món gia tài và nhiều tác phẩm khác của ông lại có sức hấp dẫn lâu bền đến vậy? 1.3. Nh đã nói ở trên, kết cấu đợc hiểu theo nghĩa rất rộng. Trong khuôn khổ một khoá luận tốt nghiệp, chúng tôi không thể trình bày tất cả các phơng diện kết cấu của một truyện ngắn cũng nh không đem toàn bộ mô hình lý thuyết về kết cấu để soi chiếu vào các tác phẩm. Qua việc khảo sát và phân tích, chúng tôi nhận thấy G.Môpátxăng thờng tập trung ngòi bút của mình vào ba yếu tố chủ yếu và đã gặt hái đợc những đặc sắc nhất định: hình thức mở đầu, hình thức kết thúc và thế giới nhân vật. Mở đầu và kết thúc thuộc kết cấu cốt truyện còn thế giới nhân vật thuộc kết cấu hình tợng. Hai cấp độ kết cấu này khó có sự phân định rõ ràng mà xuyên thấm, ràng buộc lẫn nhau trong một chỉnh thể nghệ thuật. Mục đích của khoá luận không phải là việc khuôn các yếu tố ấy vào loại kết cấu nào mà quan trọng hơn nhìn nhận vai trò của chúng đối với kết cấu.Và đây là những thành phần quan trọng cấu thành thể loại truyện ngắn, cũng là những khâu khó khăn trong quá trình lao động sáng tạo của ngời nghệ sĩ. Từ đây khoá luận đã có sự liên tởng, đối sánh với các nhà viết truyện ngắn xuất sắc khác nhằm khu biệt phong cách nghệ thuật Môpátxăng. 2. Lịch sử vấn đề Từ trớc tới nay các nhà nghiên cứu, phê bình đã rất quan tâm tới Ghi đơ Môpátxăng, không chỉ ở sự nghiệp văn học mà cả sinh hoạt đời thờng. Nhng thực 5 ra vấn đề kết cấu truyện ngắn cha đợc bàn luận một cách sâu sắc, nhất là ở các khía cạnh cụ thể mà chúng tôi đã từng đề cập. Với giới phê bình ngoài nớc, G.Môpátxăng rất đợc u ái. Bằng chứng là có nhiều bài viết và công trình khoa học đã đợc đăng tải. Có thể kể đến: G.Môpátxăng của Rênê Đuymetxnin (G.Maupassant, Rênê Dumênil-1933), G.Môpátxăng của L.Tônxtôi( G. Maupassant, L.Tonstoy -1974), Môpátxăngtruyện ngắn Mỹ của Risa Fuxcô( Maupassant and the American Short Story, Richac Fuscô-1994) nh- ng do hạn chế ngoại ngữ, chúng tôi cha có khả năng tìm hiểu những công trình này. Trong các cuốn sách viết về lịch sử văn học Pháp, G.Môpátxăng cũng đợc nhắc đến nh một tài năng đáng học tập. X.Đaccôt đã nhận định: Chính Môpátxăng đã đẩy đến cực điểm kỹ thuật và nghệ thuật của truyện ngắn [5, 439]. Nhng Đaccôt lại không cụ thể hóa luận điểm của mình mà thiên về việc cắt nghĩa t tởng bi quan yếm thế luôn thờng trực trong con ngời Môpátxăng. V.Sclôpski- nhà văn, nhà phê bình văn học Nga trong bài Nghệ thuật dựng truyện ngắn, truyện vừa cũng đã nói tới kết cấu truyện Môpátxăng một cách lợc, chủ yếu trong mối tơng quan với truyện của L.Tônxtôi: Nếu so sánh các thủ pháp kỹ thuật của Tônxtôi và của Môpátxăng, ngời ta có thể nhận thấy rằng nhà văn bậc thầy Pháp cố ý bỏ sót vế thứ hai của pháp song hành.Trong các truyện ngắn của mình, Môpátxăng lờ đi vế thứ hai, nh thể ông vẫn ngầm hiểu nó. Vế thứ hai này có thể hoặc là cấu trúc truyền thống của truyện ngắn (bị Môpátxăng làm biến dạng trong các truyện ngắn không hết của ông), hoặc là thái độ theo đúng ớc lệ của giai cấp t sản Pháp trớc cuộc đời [35, 300]. Không chỉ các nhà phê bình mà những ngời đồng nghiệp - các nhà văn viết truyện ngắn- cũng đã có những đánh giá về G.Môpátxăng khá xác đáng. A.Frăngxơ đã lu tâm tới vấn đề nhân vật: Không yêu quá mà cũng không ghét quá, ông khách quan mà phác ra cho ta thấy một ngời nông dân tham lam, một thuỷ thủ say rợu, một cô gái sa ngã, một viên chức quèn. Ông chỉ cho ta thấy những cái kỳ quái đó một cách rõ ràng, đến mức mà ta cảm thấy nh là chính ta nhận ra và đối với ta, những hình tợng ấy còn thật hơn cả sự thật [34, 83]. Giới phê bình trong nớc cũng đã có ý thức tìm hiểu về G.Môpátxăng nhng hầu nh chỉ dừng lại ở những nét khái quát về cuộc đời và sáng tác. Trong Văn học lãng 6 mạn và hiện thực phơng Tây thế kỷ XIX (NXB ĐH và THCN-1985), Lê Hồng Sâm cũng có những đánh giá khá sắc sảo. Cũng Lê Hồng Sâm, trong Lời giới thiệu về G.Môpátxăng trích Tuyển tập truyện ngắn Pháp thế kỷ XIX (T2, NXB ĐH và THCN -1987), có viết: Một đóng góp mới của Môpátxăng với văn xuôi thế kỷ XIX chính là sự nắm bắt và tái hiện những trạng thái tâm lý, những xung đột, diễn biến bên trong, nảy sinh ở những tình thế phong phú vô tận của cuộc đời [31, 48]. Cuốn Lịch sử văn học Pháp (T4, NXB Ngoại văn, Hà Nội, 1990), về nhà văn này, Vũ Cao Trân cũng có bài viết khá công phu. Ông đã trình bày về các đề tài chủ yếu và phân tích ngắn gọn một số truyện ngắn tiêu biểu. Trong bài có đoạn: Truyện ngắn Môpátxăng nổi bật ở nội dung súc tích, kết cấu hoàn chỉnh, cách trình bày giản dị, cô đọng và chiều sâu suy nghĩ Trong truyện ngắn Môpátxăng luôn thấp thoáng nụ cời châm biếm, sự châm biếm có khi công khai, nhng thờng kín đáo, toát ra từ bản thân tình thế, từ tâm lý và hành động nhân vật [30, 268]. Một cuốn sách khác-Văn học Pháp thế kỷ XIX, XX (T2, NXB Trẻ TP Hồ Chí Minh) đã viết: Truyện của ông thờng viết về những điều hết sức bình thờng, tởng nh nhàm chán, nhng lại miêu tả đợc bộ mặt và sự vận động của chính cuộc sống [27, 219]. Rải rác đó đây là những bài báo in trong Tạp chí văn học nớc ngoài, Văn học tuổi trẻ, Tuần báo Văn nghệ Truyện G.Môpátxăng đợc dịch ra tiếng Việt khá sớm. Từ đầu thế kỷ XX, Phạm Quỳnh( với bút danh Hồng Nhân) đã giới thiệu G.Môpátxăng trên tạp chí Nam Phong. Trọng Đức, Phùng Văn Tửu, Lê Hồng Sâm, Nguyễn Hải Hồ cũng là những dịch giả có công lớn trong việc chuyển tải những tác phẩm của ông tới độc giả Việt Nam bằng phong cách dịch thuật giản dị, trong sáng mà vẫn giữ đợc phong cách tác giả. Trên đây, chúng tôi đã điểm qua tình hình nghiên cứu tác giả Ghi đơ Môpátxăng ở phạm vi trong và ngoài nớc. Các tài liệu nói chung khá phong phú. Nhng kết cấu truyện ngắn của ông- vấn đề đợc xem là mấu chốt -thì luôn đòi hỏi sự dụng công nghiên cứu nhiều hơn nữa. Do vậy, việc tìm hiểu này cần phải đợc tiếp tục để có một cái nhìn đầy đủ, hệ thống hơn. 3. Mục đích nghiên cứu 7 Khoá luận nhằm góp phần định hình một số đặc sắc về kết cấu truyện ngắn của Ghi đơ Môpátxăng thông qua thao tác phân tích, khái quát các tác phẩm cụ thể; và cũng từ đây, khẳng định tên tuổi, phong cách cá nhân cũng nh vị thế xứng đáng của nhà văn trong nền văn học thế giới. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu 4.1. Chỉ ra các dạng thức mở đầu phổ biến trong các truyện ngắn của G. Môpátxăng và vai trò của các dạng thức ấy đối với kết cấu tác phẩm. 4.2. Nhận diện những đặc điểm chủ yếu của hình thức kết thúc, hiệu quả thẩm mỹ của từng dạng thức cụ thể trong mối tơng quan với các thành phần khác của truyện. 4.3. Vận dụng những tri thức lý thuyết về nhân vật văn học để khám phá thế giới nhân vật trong truyện ngắn của G.Môpátxăng một đặc sắc không thể thiếu trong kết cấu truyện. 5. Phơng pháp nghiên cứu Khoá luận tốt nghiệp kết hợp nhiều phơng pháp nghiên cứu khác nhau: ph- ơng pháp hệ thống, phơng pháp cấu trúc, phơng pháp so sánh 6. Đối tợng nghiên cứu Tác giả khoá luận tập trung khảo sát 62 truyện ngắn rút từ các tập: G.Môpátxăng, Tập truyện ngắn hay, NXB Văn hoá thông tin, 2000; G. Môpátxăng, Tuyển tập truyện ngắn, NXB Hội nhà văn, 2000; Tuyển tập truyện ngắn Pháp TK XIX, T2, NXB ĐH-THCN, 1987 7. Cấu trúc của khoá luận tốt nghiệp Tơng ứng với những nhiệm vụ nghiên cứu đã đặt ra, ngoài phần Mở đầu và Kết luận, Nội dung của khoá luận tốt nghiệp đợc trình bày trong ba chơng: Chơng 1: Hình thức mở đầu truyện ngắn G. Môpátxăng. Chơng 2: Hình thức kết thúc truyện ngắn G. Môpátxăng. Chơng 3: Thế giới nhân vật trong truyện ngắn của G. Môpátxăng. Và sau cùng là phần Tài liệu tham khảo 8 Chơng 1 Hình thức mở đầu truyện ngắn G. Môpátxăng Nếu nói tới ấn tợng đầu tiên của một tác phẩm văn học đối với độc giả thì không thể không nhắc đến hình thức mở đầu. Trong nghệ thuật tổ chức cốt truyện của quá trình sáng tạo, với nhiều nhà văn, mở đầu vẫn là một thử thách khó khăn nhất. Điều đó cũng có nghĩa là mở đầu giữ một vai trò rất quan trọng làm nên giá trị của các sáng tác nghệ thuật, đặc biệt là truyện ngắn-thể loại mà khuôn khổ nhỏ hẹp của nó không cho phép có những kiểu mở đầu quá dài dòng, thừa thông tin. Có thể nói, mở đầu đã tạo tứ cho truyện ngắn- từ đây, tứ xuất hiện và xuyên suốt tác phẩm nh một tín hiệu thẩm mỹ. Thực ra, khó có một định nghĩa chuẩn xác nh thế nào là mở đầu, ranh giới giữa mở đầu và các phần khác trong một chỉnh thể. B.Tomatsepxki- nhà hình thức chủ nghĩa Nga đã cho rằng: Trong trờng hợp đơn giản nhất, khi tác giả thoạt đầu cho ta biết những nhân vật trong cốt truyện, đó coi nh một phần mở đầu trực tiếp. Nhng phần đầu thờng cũng mang một hình thức khác, nên gọi là phần đầu ex-abrupto cho hợp câu chuyện bắt đầu bằng hành động đang phát triển và chỉ về sau tác giả mới cho ta biết hoàn cảnh đầu tiên của nhân vật chính Trong trờng hợp này, không phải phần mở đầu đúng với nghiã đen của nó; không có mẫu truyện kể liên tục nào mà ở đó sẽ tập hợp những mô típ của phần mở đầu [35, 223]. Do đó, mốc bắt đầu của cuộc sống không có nghĩa là mốc bắt đầu của truyện. Có khi truyện mở đầu từ giữa các biến cố và có thể có những đoạn hồi cố để phát triển cốt truyện, tuỳ từng nhà văn và tuỳ từng nội dung hiện thực. Nhng nhiệm vụ lớn nhất của phần mở đầu là mở ra một không khí nào đó, tạo ấn tợng thật sâu đậm, nhấn ngời đọc tham gia vào tác phẩm, sống với tác phẩm: Nó dọn đờng cho một loạt những hành động tiếp nối về sau. Điều này cũng đã đợc những ngời trong nghề cảm nhận: Những ngời viết nhiều truyện ngắn đều biết mở đầu một truyện khó khăn biết ngần nào. Có khi tôi đã loay hoay mãi để chờ một chữ, khi đã có chữ ấy rồi mới lần ra cả một truyện. Lại có khi, trong khi chờ đợi, những lối mở đầu cũ cứ vơng vấn trong đầu, không dứt ra nổi. Bấy giờ, tôi 9 phải tạm bằng lòng với lối mở đầu ấy, viết bừa nó ra, tạo đà viết tiếp, tự hẹn là sẽ xoá đi và sau này, xoá thật [26, 74]. G. Môpátxăng - Một trong những ngời viết truyện ngắn tuyệt vời nhất, ở một nớc ngời ta đã viết rất nhiều truyện ngắn, mà toàn là truyện viết tốt nữa đã có u thế lớn về sự rõ ràng, đúng là rõ ràng và thật rõ ràng [26, 82]. ở đó, ngời ta vừa thấy đợc cốt cách mực thớc bên cạnh sự gợi cảm và hấp dẫn. Cách mở đầu của G.Môpátxăng cũng vậy-tởng nh ai cũng viết đợc nh ông bởi sự giản dị, tự nhiên nhng lại không dễ chút nào bởi tầm sâu sắc và nhiều ý nghĩa. Nhìn chung, đó vẫn là những mở đầu có tính truyền thống của những truyện ngắn thế kỷ XIX: giới thiệu nhân vật, khắc hoạ không gian, thời gian, khái quát một trạng thái, một cảm xúc nhng cái mới mẻ lại ở bản thân từng hình thức mở đầu, ở lối văn riêng của G.Môpátxăng mà không trộn lẫn với những tác giả nào khác. ở chơng này, chúng tôi khái quát ba kiểu mở đầu phổ biến dựa trên các dấu hiệu hình thức cụ thể của các truyện. 1.1. Giới thiệu ngay nhân vật 1.1.1. Một số hình thức giới thiệu nhân vật thờng gặp Có rất nhiều cách để mở đầu một truyện ngắn. Nhng quen thuộc nhất vẫn là từ nhân vật-linh hồn của tác phẩm. Quen thuộc không phải vì đơn giản, dễ thực hiện mà vì đây là một cách mở đầu đã đợc nhiều nhà văn xa nay sử dụng, không riêng gì thể loại truyện mà cả ở tiểu thuyết, kịch thậm chí xuất hiện trong một số thể loại trữ tình. G.Môpátxăng không phải là ngời đầu tiên đa ra nghệ thuật này. Ông chỉ là nhà văn kế tục các tác giả lớp trớc. Tuy nhiên, đến G.Môpátxăng, có thể thấy một bớc phát triển mới mẻ, sáng tạo hơn bởi ngòi bút miêu tả rất mực hồn nhiên, tinh tế và chính xác, nắm bắt hết cái hồn của mỗi chân dung, tính cách. Thông thờng, giới thiệu nhân vật, đoạn đầu mới chỉ là một khúc dạo khẽ khàng cho những phần đoạn khác về sau. Nhng nó lại không thể nào thiếu đợc. Nó tạo sức hấp dẫn cho truyện. Đoạn sau, dù có miêu tả, vẫn chỉ là sự cụ thể hoá những dáng nét đã đợc chạm khắc từ đầu. Chính vì thế, với ngời đọc, ấn tợng tốt- xấu về nhân vật đã đợc hình thành ngay từ những trang văn đầu tiên. A.Puskin-ng- ời đặt nền tảng cho văn xuôi hiện thực Nga-trong nhiều tác phẩm cũng có lối viết 10

Ngày đăng: 19/12/2013, 13:17

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Lại Nguyên Ân, 150 thuật ngữ văn học, NXB Đại học quốc gia, Hà Nội, 1999 2. M. Bakhtin, Những vấn đề thi pháp Đôtxtôiépxki, NXB Giáo dục, 1993 Sách, tạp chí
Tiêu đề: 150 thuật ngữ văn học", NXB Đại học quốc gia, Hà Nội, 19992. M. Bakhtin, "Những vấn đề thi pháp Đôtxtôiépxki
Nhà XB: NXB Đại học quốc gia
3. M.Bakhtin, Lý luận và thi pháp tiểu thuyết, Bộ Văn hoá thông tin-Thể thao, Tr- ờng viết văn Nguyễn Du, Hà Nội, 1992 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý luận và thi pháp tiểu thuyết
4. Nguyễn Minh Châu, Trang giấy trớc đèn, NXB Khoa học xã hội, 2002 5. Xavier Darcos, Lịch sử văn học Pháp, NXB Văn hoá thông tin, 1997 6. Phan Huy Dũng, Kết cấu thơ trữ tình, Luận án tiến sĩ, 1999 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trang giấy trớc đèn", NXB Khoa học xã hội, 20025. Xavier Darcos, "Lịch sử văn học Pháp", NXB Văn hoá thông tin, 19976. Phan Huy Dũng, "Kết cấu thơ trữ tình
Nhà XB: NXB Khoa học xã hội
7. Đinh Trí Dũng, Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng, Luận án tiến sĩ, 1999 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng
8. Đặng Anh Đào, Hoàng Nhân, Văn học phơng Tây, NXB Giáo dục, 1999 9. A. Đôđê, Truyện ngắn chọn lọc, NXB Văn hoá, Viện văn học, 1963 10. M. Gorki, Bàn về văn học, T1, NXB Văn học, Hà Nội, 1970 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học phơng Tây", NXB Giáo dục, 19999. A. Đôđê, "Truyện ngắn chọn lọc", NXB Văn hoá, Viện văn học, 196310. M. Gorki, "Bàn về văn học
Nhà XB: NXB Giáo dục
11. M. Gorki, Bàn về văn học, T2, NXB Văn học, Hà Nội, 1970 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bàn về văn học
Nhà XB: NXB Văn học
12. Nguyễn Hải Hà, Lịch sử văn học Nga TK XIX, NXB Giáo dục, 1978 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử văn học Nga TK XIX
Nhà XB: NXB Giáo dục
13. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi, Từ điển thuật ngữ văn học, NXB Giáo dục, 1992 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển thuật ngữ văn học
Nhà XB: NXBGiáo dục
14. Phùng Minh Hiển, Tác phẩm văn chơng, một sinh thể nghệ thuật, NXB Hội nhà v¨n, 2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tác phẩm văn chơng, một sinh thể nghệ thuật
Nhà XB: NXB Hội nhàv¨n
15. Hoàng Ngọc Hiến, Nhập môn văn học và phân tích thể loại, NXB Đà Nẵng, 2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhập môn văn học và phân tích thể loại
Nhà XB: NXB Đà Nẵng
16. Hoàng Ngọc Hiến, Văn học và học văn, NXB văn học, Hà Nội, 1997 17. Đào Duy Hiệp, Thơ & Truyện & Cuộc đời, NXB Hội nhà văn, Hà Nội, 2001 18. Đỗ Đức Hiểu, Thi pháp hiện đại, NXB Hội nhà văn, 2000 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học và học văn", NXB văn học, Hà Nội, 199717. Đào Duy Hiệp, "Thơ & Truyện & Cuộc đời", NXB Hội nhà văn, Hà Nội, 200118. Đỗ Đức Hiểu, "Thi pháp hiện đại
Nhà XB: NXB văn học
19. Nguyễn Thái Hoà, Những vấn đề thi pháp của truyện, NXB Giáo dục, 2000 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vấn đề thi pháp của truyện
Nhà XB: NXB Giáo dục
20. M.B. Khrapchenkô, Những vấn đề lý luận và phơng pháp luận nghiên cứu văn học, NXB Đại học quốc gia, Hà Nội, 2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vấn đề lý luận và phơng pháp luận nghiên cứu vănhọc
Nhà XB: NXB Đại học quốc gia
21. Phơng Lựu, Trần Đình Sử, Lý luận văn học, NXB Giáo dục, 1997 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý luận văn học
Nhà XB: NXB Giáo dục

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Trên đây là một số vấn đề liên quan tới hình thức kết thúc trong truyện ngắn của G. Môpátxăng - Một số đặc sắc trong kết cấu truyện ngắn g  môpatxang
r ên đây là một số vấn đề liên quan tới hình thức kết thúc trong truyện ngắn của G. Môpátxăng (Trang 41)
Bảng 2. Các hình thức kết thúc truyện ngắn G.Môpátxăng. - Một số đặc sắc trong kết cấu truyện ngắn g  môpatxang
Bảng 2. Các hình thức kết thúc truyện ngắn G.Môpátxăng (Trang 41)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w