Kết thúc và vai trò của kết thúc trong truyện ngắn

Một phần của tài liệu Một số đặc sắc trong kết cấu truyện ngắn g môpatxang (Trang 28 - 30)

2.1.1. Kết thúc

Mở đầu và kết thúc là hai vị trí đặc biệt của một văn bản và đợc nhiều ngời lu tâm nhất. Thực ra, rất khó chia tách một cách rõ ràng các ranh giới mở đầu, phát triển, đỉnh điểm và kết thúc trong một tác phẩm văn học. Tuy nhiên, cũng có thể thấy rằng, so với các vị trí khác, kết thúc vẫn có một “chỗ đứng” tơng đối độc lập và khả năng chia tách nó là khá dễ dàng.

Kết thúc không phải là vấn đề mới mẻ. Với các nhà ngôn ngữ học, kết thúc đ- ợc khảo sát, nghiên cứu dới dạng thức cấu tạo của nó nh: câu, đoạn văn … tồn tại trớc khi văn bản đặt dấu chấm hết để trở thành một chỉnh thể trọn vẹn, hoàn chỉnh. Còn trong lý luận-phê bình văn học, kết thúc đợc nhìn nhận chủ yếu từ góc độ nội dung- ý nghĩa. Nhng từ cách nhìn nhận nào đi nữa thì kết thúc vẫn là một điểm nhấn nghệ thuật, hiện hữu một cách có ý thức đối với mỗi nhà văn.

Theo Từ điển thuật ngữ văn học (NXB Giáo dục, 1992): Kết thúc là “một trong những phần của cốt truyện, thờng tiếp theo ngay sau đỉnh điểm. đảm nhiệm chức năng thể hiện tình trạng của xung đột đợc miêu tả trong tác phẩm”; “có kết thúc đánh dấu sự giải quyết trọn vẹn xung đột”, “lại có kết thúc tuy đánh dấu sự xoá bỏ của xung đột, xác định tính cách và số phận của nhân vật nhng mâu thuẫn vẫn có thể tiếp tục căng thẳng hoặc cha bị xoá bỏ” [13, 107]. Hay kết thúc gần với một thuật ngữ khác là đoạn kết. “Đoạn kết (tiếng Hylạp: epilogos-kết luận, lời cuối) là phần kết thúc tác phẩm, trong đó tác giả nói một ý kiến khái quát, một lời cảm ơn công chúng. v.v…” [28, 170]. Chính kết thúc, cùng với các thành phần khác liên kết, gắn bó với nhau làm cho tác phẩm trở thành “một tổng thể không

thừa không thiếu một cái gì, không có một cái gì lỏng lẻo, rời rạc ở bên trong” [36, 48].

Nh vậy, trong khi cố gắng định danh khái niệm, các tác giả đã chú ý đến kết thúc từ hai xuất phát điểm: vị trí và chức năng của nó. Đây cũng là những cơ sở quan trọng để khu biệt kết thúc với mở đầu (đã trình bày ở Chơng 1).

Tóm lại có thể hiểu kết thúc là một thành tố của cốt truyện thể hiện chung cục của câu chuyện và gói gọn quan niệm của tác giả về con ngời và cuộc sống.

2.1.2. Vai trò của phần kết thúc trong truyện ngắn

A.Sêkhốp (1860-1904), nhà văn Nga thiên tài của thế kỷ XIX, đã từng tâm sự: “Theo tôi, viết truyện ngắn, cốt nhất là phải tô đậm cái mở đầu và kết luận” [26, 80] . Còn X. Vôrônhin-Nhà văn Nga hiện đại chuyên viết truyện ngắn thì tâm đắc: “Tôi rất mê những truyện có một kết cục bất ngờ” [26, 57]. Điều đó chứng tỏ kết thúc giữ một vai trò đáng kể, nếu không muốn nói là phần tinh đọng của truyện ngắn.

Ngời ta đã nói nhiều đến kết thúc trong thơ. “Nếu nhà thơ không đầu t thích đáng vào cách kết thúc thì sự ngắn gọn của bài thơ sẽ không đợc nhận thức nh một sự ngắn-gọn-hoàn-chỉnh, mà chỉ đợc nhìn nhận nh một sự ngắn gọn gò ép, mang tính chất cỡng chế dòng chảy tự nhiên của cảm xúc” [6, 51]. Không riêng gì thơ, với những đặc trng của mình, truyện ngắn cũng rất coi trọng kết thúc. Đó là nghệ thuật của bố cục và sự hàm súc, nghệ thuật của dồn nén, kỹ thuật dựng truyện và tinh xảo ngôn ngữ nên nó không thể dung nạp sự dềnh dàng vô tổ chức của những câu chữ, hình ảnh thừa và một cái kết không có giá trị nhận thức lẫn biểu cảm. “Khởi đầu nh một sự đánh đố và kết thúc bằng sự bất ngờ, gây ngạc nhiên” [18, 274], truyện ngắn rất “kén chọn” kết thúc. Không phải sự kết thúc nào cũng “ăn khớp ” đợc với câu chuyện. Kỳ thực, trong câu chuyện ấy, có một mạch liên hệ ngầm là hệ thống chi tiết, nhân vật, sự kiện… dồn đuổi nhau, sau tiếp trớc để đi đến kết thúc. Và đó là kết thúc tất yếu, không thể khác, bất ngờ nhng hợp lý vì đã có một sự “dọn đờng”, chuẩn bị.Thậm chí, có những kết thúc lật trái ý nghĩa của những điều đã nói từ trớc. Hiện tợng này xuất hiện ở những tác phẩm cỡ nhỏ nh truyện ngụ ngôn, giai thoại, thơ trữ tình… và dĩ nhiên là cả truyện ngắn.

“Nơi tác phẩm kết thúc là nơi cuộc sống bắt đầu” [34, 51]. Tất cả những gì mà nhà văn đã phong kín, thắt nút từ dòng văn đầu tiên thì đến kết thúc, mở nút hoàn thành nhiệm vụ của nó. Cũng tồn tại quan niệm cho rằng có những truyện không cần kết thúc. Và thực tế sáng tạo ở những nhà văn theo phơng pháp dòng ý thức là minh chứng cho điều đó. Tuy nhiên, với những truyện ngắn truyền thống, kết thúc vẫn là phần không thể thiếu đợc trong một chỉnh thể. Ngời đọc sẽ có cảm giác chới với, hụt hẫng nếu truyện không có một sự tinh đọng của kết thúc. Chính vì vậy, xây dựng một kết thúc ấn tợng và chứa đựng nhiều ý nghĩa là một trong những yếu tố làm nên sức hấp dẫn của tác phẩm văn học nói chung, truyện ngắn nói riêng.

Một phần của tài liệu Một số đặc sắc trong kết cấu truyện ngắn g môpatxang (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(66 trang)
w