Một cái nhìn khái quát về thế giới nhân vật trong truyện ngắn G Môpátxăng

Một phần của tài liệu Một số đặc sắc trong kết cấu truyện ngắn g môpatxang (Trang 43 - 46)

3.1. Một cái nhìn khái quát về thế giới nhân vật trong truyện ngắn G.Môpátxăng Môpátxăng

3.1.1. Giới thuyết khái niệm

Nhân vật là khái niệm đợc sử dụng khá rộng rãi và phổ biến. Nhng ở đây, chúng tôi chỉ bàn tới thuật ngữ này trong văn học. “Nhân vật văn học là hình tợng nghệ thuật về con ngời, một trong những dấu hiệu về sự tồn tại toàn vẹn của con ngời trong nghệ thuật ngôn từ . Bên cạnh con ngời, nhân vật văn học có khi còn là các con vật, các loài cây, các sinh thể hoang đờng đợc gán cho những đặc điểm giống với con ngời” [1, 29]. Nh vậy không thể nói nhân vật chính là toàn bộ sự thực của đời sống, mà chỉ là những khám phá mang tính ớc lệ của nhà văn. Nói nh B. Brêch-một kịch gia lớn của thế kỷ XX: “Các nhân vật của tác phẩm nghệ thuật không phải đơn giản là những bản dập của những con ngời sống, mà là những hình tợng đợc khắc hoạ phù hợp với ý đồ t tởng của tác giả”[28, 210]. Trong thơ, nhân vật trữ tình giữ vai trò bộc lộ cảm xúc. Trong tác phẩm tự sự và kịch, nhân vật cũng là phơng tiện chủ yếu để thể hiện t tởng của tác phẩm. Hơn thế, nhân vật có một sự chi phối hết sức sâu sắc đối với các phơng diện khác về mặt hình thức, nh hình thành cốt truyện, lựa chọn chi tiết, ngôn ngữ và lớn nhất là kết cấu.

Đối với truyện ngắn nói riêng, vai trò của nhân vật càng nổi rõ. Điều này giải thích tại sao khi đọc xong truyện, ngời ta có thể không nhớ tiêu đề mà thuộc lòng tên nhân vật, đặc biệt là những nhân vật điển hình là ở chỗ đó.

Xây dựng nhân vật, mục đích không phải là tạo nên những con ngời toàn thiện toàn mĩ mà ta thờng gọi là “chính diện”. Chính hay tà không phải là tiêu chí đánh giá giá trị. Điều cốt yếu là cái nhìn của nhà văn đối với cuộc đời và dĩ nhiên là cả tài năng nghệ thuật của anh ta nữa. “Quan niệm nghệ thuật về con ngời và sự miêu tả nhân vật luôn gắn liền với nhau, trong đó quan niệm về con ngời có ý nghĩa chi phối, định hớng cách thức sáng tạo nhân vật” [7, 29]. “ Các nhân vật

trong một tác phẩm nghệ thuật thực sự tạo thành một hệ thống hoàn chỉnh. Chúng hình nh đều liên quan nhau, không chỉ móc nối với nhau băng tiến trình sự kiện đ- ợc miêu tả (không phải bao giờ cũng thế ); mà suy đến cùng, còn bằng logic của t duy nghệ thuật của nhà văn. Hệ thống nhân vật bộc lộ nội dung của tác phẩm, tự nó lại là một trong những phơng diện của kết cấu tác phẩm” [28, 212]. Chúng quan hệ với nhau có thể là tơng đồng(đối với những nhân vật cùng phẩm chất đạo đức) hay tơng phản, trực tiếp hoặc gián tiếp nhng những quan hệ ấy đều nhằm diễn tả một nội dung phản ánh nhất định. Trong ý đồ của nghệ sĩ có một công việc luôn đợc ý thức, đó là lý giải việc xây dựng hệ thống nhân vật. Sự sắp xếp, tổ chức nên hệ thống ấy luôn gắn với mục đích. Nó đào thải những “gán ghép” ngẫu nhiên, rời rạc, vô nghĩa. Chính vì thế, hiểu đợc chức năng của hệ thống nhân vật, nội dung và ý nghĩa của nó cũng chính là đã khám phá đợc các tầng bậc giá trị trong một tác phẩm cụ thể.

3.1.2. Vài nét khái quát về thế giới nhân vật trong truyện ngắn Môpátxăng

“Toàn bộ truyện ngắn Môpátxăng là một cuốn tiểu thuyết lớn xôn xao nhiều giọng nói của cả một thời kỳ nớc Pháp nửa sau thế kỷ XIX” [17, 150]. Sức sáng tạo nồng nhiệt với trên 300 truyện ngắn đã chứng tỏ khả năng phản ánh và khái quát hiện thực sâu sắc, rộng lớn của ông. ở đó có một thế giới nhân vật phong phú, đa dạng hiện lên với đầy đủ dáng vẻ, màu sắc, hết sức sinh động, chân thực và cụ thể. Xét theo lứa tuổi điểm diện thấy những em bé, những thanh niên, trung niên và cả những ngời già. Xét theo nghề nghiệp có những vị tớng tầm cỡ và cả những con ngời “dới đáy” xã hội; xét theo phơng diện đạo đức, có những kẻ tham lam cơ hội, táng tận lơng tâm, và trái lại có những ngời tâm hồn cao thợng, trong sáng vô ngần… Một cách tinh lọc, chắt đọng, ông đã lựa lấy những gì đặc trng nhất để khắc hoạ nên tính cách và từ đó góp phần dựng lại bức tranh đời sống cũng nh bộc lộ t tởng, quan niệm của mình.

“Nhân vật văn học chẳng những là con đẻ của một nhà văn, của truyền thống văn hóa, một tình huống văn học mà còn là sản phẩm của một hoàn cảnh lịch sử, kinh tế –xã hội cụ thể ” [22, 375]. Sẽ không hiểu đợc thế giới nhân vật trong truyện ngắn G.Môpátxăng nếu không đặt nó vào thời điểm nớc Pháp ở những thập

niên 60, 70, 80 của thế kỷ XIX. Đặc biệt, nhiều tác phẩm viết về đề tài chiến tranh đợc thai nghén từ chính cuộc chiến Pháp- Phổ 1870. Thái độ của những ngời dân bình thờng trớc thực tế nớc Pháp bị xâm lợc, lòng yêu nớc tiềm ẩn bùng phát, sự hy sinh lặng lẽ, âm thầm cho dân tộc.... đặt trong bối cảnh ấy mới thực sự thấm thía, xúc động. Rộng hơn nữa, những nhân vật ấy là kết quả tất yếu của một giai đoạn lịch sử – chủ nghĩa t bản-nên con ngời phải đối mặt với những trở ngại lớn. Có một số rất ít giữ đợc mình nhng hầu hết là tha hoá.

Khái quát sáng tác của G.Môpátxăng, truyện ngắn lẫn tiểu thuyết, một băn khoăn thờng đợc ngời đọc hỏi ngỏ là: tại sao các nhân vật của ông lại thờng có kết cục bất hạnh? Thực ra, vấn đề này vừa có tính phổ biến, vừa có tính cá thể. Theo M.Gorơki: “Thế kỷ XIX chủ yếu là thế kỷ của sự tuyên truyền chủ nghĩa bi quan” [11, 191]. Không riêng gì Môpátxăng mà cả những tác phẩm của Flôbe, Bandắc, Xtăngđan-những bà Bôvary, lão Gôriô, Julien… cuối cùng cũng rơi vào bi kịch và tìm đến cái chết. Những nhà văn hiện thực phê phán này đang phân tích, lý giải, tố cáo gay gắt, sắc sảo những ung nhọt của thời đại. Và cùng với nguyên nhân khách quan đó còn có yếu tố chủ quan từ chính bản thân nhà văn. Cắt nghĩa điều này, không thể không dựa vào quan niệm nghệ thuật của tác giả về con ngời.

G.Môpátxăng thờng nhìn nhận con ngời ở phơng diện đạo đức- điều này khác với một số nhà tự nhiên chủ nghĩa khác. Họ phần lớn là những kẻ vô đạo đức, đi ngợc những chuẩn mực cần có và phải có của một cá nhân đặt trong những mối quan hệ xã hội phức tạp: vợ thì phản bội chồng, anh thì ruồng rẫy em, những ngời nghèo khó bị xua đuổi, và ngời ta lọc lừa nhau ngay cả những lúc tởng nh không thể làm điều gì sai trái. “Nhân vật của Môpátxăng chỉ còn là những kẻ tầm thờng, nhỏ nhen, tuy đôi khi cũng bị giằng xé giữa đạo đức thông thờng và lòng tham, đôi khi cũng gắng gợng chống lại cái xấu xa thấp hèn với ý thức muốn sống tốt hơn, nhng cuối cùng chút nhân cách ít ỏi còn lại đó phải đầu hàng” [30, 264].

Có đến 47/62 truyện ngắn trực tiếp phản ánh sự băng hoại về đạo đức, nhân cách của con ngời. Đây cũng là một trong những yếu tố làm nên phong cách truyện ngắn G.Môpátxăng. Trong khi đó, từ bình diện tâm lý, A.Sêkhốp cũng có những khám phá mới mẻ về con ngời, thể hiện rõ nét trong thế giới nhân vật của

ông. Tác phẩm của Sêkhốp “đã nghiêm khắc lên án chế độ xã hội bất công, thói c- ờng bạo và thói ăn hại của những giai cấp chấp chính, phê phán sự bất lực cúa giới trí thức và sự sa đoạ về tinh thần của một số ngời trong bọn họ” [12, 394]. ở đây, con ngời là sản phẩm, là tiêu bản của hoàn cảnh. Với những truyện ngắn thời kỳ cuối, do những ảnh hởng sâu sắc hơn chủ nghĩa tự nhiên, G.Môpátxăng cho rằng con ngời với thể chất mong manh, bất lực phải phục tùng quy luật sinh lý khắc nghiệt và “các mô típ định mệnh chủ nghĩa là nét trội” [1, 105] luôn lặp đi lặp lại trong nhiều sáng tác.

Một phần của tài liệu Một số đặc sắc trong kết cấu truyện ngắn g môpatxang (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(66 trang)
w