G.Môpátxăng là một bậc thầy truyện ngắn, vì nhiều nhẽ. Nhng rõ nhất, đó là ngòi bút xây dựng nhân vật giản dị, tự nhiên và sống động đến bất ngờ. Vẫn là những bút pháp truyền thống quen thuộc nhng nhiều truyện đã rất gần với truyện ngắn hiện đại. ở đây, chúng tôi không trình bày nghệ thuật xây dựng nhân vật của G.Môpátxăng nh một hệ thống riêng rẽ, độc lập. Trái lại, nó đợc nhìn nhận trong mối tơng quan với các vấn đề khác của tác phẩm nh : t tởng- chủ đề, điểm nhìn trần thuật, cốt truyện…tạo nên tính toàn vẹn của một chỉnh thể nghệ thuật- thẩm mỹ. Đó cũng chính là toàn bộ tổ chức phức tạp và sinh động của mỗi truyện ngắn- khái niệm mà chúng tôi đã định danh là kết cấu ngay ở phần lý do chọn đề tài.
3.3.1. Miêu tả chân dung nhân vật
Chân dung một con ngời không đơn thuần chỉ là những đờng nét cụ thể: mắt, mũi, miệng, khuôn mặt, dáng hình… mà hơn thế còn là những ấn tợng ban đầu hết sức quan trọng tạo tiền đề cho sự xuất hiện của cá tính, tính cách. Qua chân dung, bức tranh nội tâm cũng phần nào đợc hé lộ, bản chất nhân vật dần rõ nét.
Truyện ngắn của G.Môpátxăng đã có những phác họa thú vị và tinh tế về nhân vật. Đã thế, nó lại đợc nhìn nhận từ nhiều chiều, nhiều góc độ khác nhau: của nhân vật về chính mình, của các nhân vật khác, của nhà văn… tạo nên sự đan cài, phức hợp. Điều đó cũng cho thấy cách quan sát cụ thể, tỉ mỉ của G.Môpátxăng đối với những sự vật, hiện tợng trong đời sống.
G.Môpátxăng thờng tập trung miêu tả kỹ lỡng vẻ đẹp của ngời phụ nữ. Và trong các truyện ngắn, hầu nh có một mô típ cố định, đó là vẻ gợi tình, sức sống hừng hực toát lên từ mọi đờng nét. Đây là Béctơ: “Một nữ thần sắc đẹp tóc vàng đầy đặn, tràn đầy sinh lực, với đôi mắt to trong sáng và vô t, xanh nh hoa gai và chiếc miệng rộng với đôi môi tròn mọng, một cái miệng của kẻ háu ăn, của kẻ đam mê nhục dục, một cái miệng dành cho những nụ hôn” [24, 410]. Còn Viên Mỡ Bò: “Một bộ ngực đồ sộ, lồ lộ dới làn áo…mặt cô là một trái táo đỏ, một nụ th- ợc dợc sắp nở, và ở trên khuôn mặt ấy là một đôi mắt mở ra đen láy, tuyệt đẹp. ẩn dới hai hàng mi dày rủ bóng, phía dới, một khuôn miệng hẹp, có duyên, ớt át và gợi tình” [24, 690]. Và đặc biệt là Marôca: “Mắt lúc nào cũng long lanh say đắm, miệng há, răng nhọn, cả nụ cời nữa, cũng có cái gì đó nhục dục rất ác liệt” [23,
147]. Ngời đọc có cảm giác nh con ngời trong truyện là có thực bởi những nét vẽ táo bạo, rõ ràng của G.Môpátxăng. Thờng đó là những cô gái mập mạp, hấp dẫn và luôn tiềm ẩn đằng sau vẻ ngoài kia là khát khao yêu đơng mãnh liệt, bùng cháy. G.Môpátxăng qua đó muốn khám phá đời sống tinh thần phong phú của ngời phụ nữ, vừa xem nh là một “cạm bẫy” sinh lý khó có thể nào chạy trốn nổi. Tuy nhiên, đôi khi nhà văn lại chịu ảnh hởng quá lớn của chủ nghĩa tự nhiên, tạo nên cái nhìn trần trụi, lộ liễu: “Mà vú mới lạ chứ, dài thẳng và nhọn nh những quả lê bằng thịt, đàn hồi nh có lò xo bằng thép làm cho cơ thể cô có một cái gì nh súc vật, làm cho cô trở thành một sinh vật hạ đẳng, mà đẹp, trở thành một tạo vật để làm tình bừa bãi” [23, 147] hay “ụ trên là của ngực khá đẹp, ụ ở dới đáng kinh ngạc là bụng của một con ngỗng béo” [23, 398]. ở đây, không thể nói G.Môpátxăng miêu tả không có mục đích tự thân những chi tiết có tính luyến ái, tình dục này mà thực ra ông nhằm phê phán xã hội. Ông luôn ám ảnh bởi sức mạnh của những quy luật sinh lý khắc nghiệt mà con ngời chỉ có thể phục tùng chứ không vợt qua đợc chúng.
Có một hình ảnh cũng thờng đợc lặp đi lặp lại trong nhiều truyện ngắn đó là đôi mắt và nớc mắt: “Mi mắt nháy liên tục nh bị ánh sáng chói lòa đốt vào mắt” (Bà Báctíp) [23, 89]; “Quả là xa kia chắc cô phải xinh đẹp lắm, với đôi mắt hiền dịu, rất to, rất trầm tĩnh, mở rất rộng đến nỗi tởng chừng không bao giờ cô khép mắt lại nh những ngời trần thế khác” (Cô Châu) [31, 89]; “Họ nhìn sâu vào đáy mắt nhau, để dò xét và cảm thấy”(Bến cảng) [31, 118]. Đây là ánh mắt đồng cảm, thấu hiểu trong những nỗi đau khổ tột cùng, là sự tha thiết, chân thành xuất phát từ những tấm lòng nhân hậu. Nhng cũng có lúc, G.Môpátxăng mô tả đôi mắt nh một ma lực ghê gớm, khơi dậy những bản năng sinh lý của con ngời: “Đôi mắt của nàng hình nh làm cho tôi khát và phải mở miệng. Những con mắt ấy giữa tra thì xám, chập tối thì xanh và khi mặt trời lên thì biếc. Tôi không phải là điên đâu. Tôi thề là mắt nàng có ba màu” [23, 219].
Nói chung, cách miêu tả ngoại hình của G.Môpátxăng rất chi tiết, mới mẻ và luôn có ý nghĩa. Mới đọc vẫn có ngời cho là phản cảm nhng nếu đặt vào một hệ thống, nó lại gắn với t tởng tác giả muốn bộc lộ qua từng tác phẩm cũng nh cái
nhìn hoài nghi hiện diện ở hầu hết các sáng tác. Cách miêu tả ngoại hình nh vậy mang tính quan niệm của G.Môpátxăng.
3.3.2.Đặc tả hành động nhân vật
Môpátxăng không sử dụng lối miêu tả nhân vật bắt đầu từ việc kể lại tiểu sử, lai lịch gia đình, hoàn cảnh xuất thân… Trong những truyện của ông, nhân vật th- ờng tự bộc lộ mình qua t tởng, ngôn ngữ mà đặc biệt là hành động. Hành động là nơi kiểm chứng chân thực nhất bản chất của một con ngời, cũng là nơi nhà văn tập trung bút lực để khắc họa nên những điển hình văn học đặc sắc.
Mỗi nhà văn có một cách miêu tả hành động khác nhau. Theo nhiều nhà nghiên cứu, các sự kiện, hành động trong truyện ngắn Sêkhốp tuy có diễn ra nhng không làm thay đổi gì cả. Nhân vật có thể có những băn khoăn, nghi vấn rồi rốt cục, mọi việc vẫn nh cũ. Đó là vì “Sêkhốp kể chuyện để đa ra quan niệm về sự bất biến, không đổi thay với thực tại” [33, 143]. Còn với G.Môpátxăng, bất kỳ hành động nào, dù là nhỏ nhặt, giản đơn nhất của nhân vật cũng nhằm thể hiện một xu hớng nào đó của cuộc sống, thờng là tiêu cực, suy đồi. Do đó, cách đánh giá của ông cũng dựa vào quan điểm trên: Hành động của nhân vật đạo đức hay phản đạo đức? Có nhân tính hay phi nhân tính? Chỉ có hai loại ấy thôi, ít có hành động ở những ranh giới mong manh, ngả nghiêng giữa tha hoá và không tha hoá, biến chất và không biến chất trong một con ngời. Chính điều này cũng đã cho thấy thái độ yêu-ghét minh bạch của G.Môpátxăng-điều mà bất kỳ nhà văn đích thực nào cũng cần phải có. Thế nên, giết lính Phổ, hy sinh cho Tổ quốc; giúp đỡ cho trẻ em và phụ nữ bất hạnh, đồng cảm và chia sẻ với nỗi cô độc, lẻ loi…đã đối lập hoàn toàn với việc phản bội chồng, ngoại tình lăng loàn, dối trá, những tính toán vụ lợi, những đổi chác tàn nhẫn…Khó có thể quy những hành động ấy đặc trng cho một kiểu ngời cụ thể nào, bởi vì trong những hoàn cảnh khác nhau, nhân vật có cách ứng xử khác nhau tơng ứng.
Trong nhiều truyện, G.Môpátxăng đã để cho việc giết ngời của nhân vật xuất hiện với tần số khá cao. Đây là đỉnh điểm của mâu thuẫn và cũng là một biểu hiện cho cảm quan hiện thực nghiêm khắc của nhà văn. Có những trờng hợp giết ngời là vì trách nhiệm hoặc phòng vệ chính đáng (Mụ Xôva, Ông cụ Milông, Cô Fifi…).
Nhng cũng có những vụ giết ngời thảm khốc, tàn ác hoặc mang tính bi kịch, bế tắc do đổ vỡ một niềm tin vẫn có. Khủng khiếp hơn, nhiều vụ xẩy ra trong những mối quan hệ gia đình. Đây là lời tự thú của đứa con: “Tôi đã giết ngời đàn ông và ngời đàn bà kia, bởi vì họ là cha mẹ tôi” [24, 353]. Luân lý và đạo đức xã hội bị lung lay thực sự. Nhng điều đó có lý do: Đứa trẻ lớn lên trong nỗi sỉ nhục “con hoang” đã nuôi lòng căm thù với chính những ngời đã sinh ra nhng lại từ bỏ nó-đó là “một hành vi vô nhân đạo nhất, nhục nhã nhất, khủng khiếp nhất mà ngời ta có thể phạm phải đối với một sinh vật” [24, 355]. Và để đáp lại, đứa con giết cả hai ngời và sau đó chịu sự trừng phạt của pháp luật.
Nhng với “vẻ bề ngoài nhẹ nhàng, bao giờ cũng lý thú và đôi khi nh bông đùa, truyện G.Môpátxăng thờng phát hiện bi kịch của con ngời không chỉ trong tình huống khủng khiếp, đặc biệt, mà cả trong những hoàn cảnh bình thờng, hàng ngày” [31, 49]. Do đó, có những hành động hết sức phổ biến của cuộc sống, đặt vào một tình huống sáng tạo, nó lại có giá trị: Đó là đề nghị của một em bé với một ngời đàn ông mong ông ta làm bố mình (Bố của Ximông); là việc một ngời phụ nữ cho một anh thanh niên uống sữa từ bầu vú nâu xạm đang căng phồng lên đầy khó chịu bởi chị ta phải rời con thơ đi xa kiếm sống (Tình thôn dã); là chuyến trở về của ngời thuỷ thủ bị đắm tàu nhng tìm đợc quê hơng thì vợ đã lấy chồng mới sau hơn mời năm chờ đợi (Trở về)… Đây vừa là những chi tiết, vừa là những sự kiện nổi bật của truyện, góp phần thể hiện phẩm cách của nhân vật.
G.Môpátxăng ít chú ý đến những hành động ngẫu nhiên- điều trái hẳn với A.Sêkhốp. Trong nhiều truyện ngắn, A.Sêkhốp thờng đặt những hành động ngẫu nhiên trong những tình huống ngẫu nhiên, nhng đó là một sự cố ý đem lại giá trị nghệ thuật( Vé trúng số, Anh béo anh gầy, Cái chết của một viên công chức…).
Còn hành động của nhân vật trong truyện G.Môpátxăng thì đã có sự tính toán, sắp xếp. Đứa con trong Một kẻ giết cha mẹ vẫn biết rằng: nếu mình giết hai vợ chồng quý tộc kia, nghĩa là đã giết bố mẹ mình, và mình sẽ phạm trọng tội. Thế mà hắn vẫn không hề sợ hãi. Mụ Rapê trong Con quỷ cũng gián tiếp gây ra cái chết cho một bà lão già vì mụ đã tính sẵn: cái chết ấy, nếu đến sớm, sẽ đem lại một món lợi- nhng thực ra đó chỉ là mấy đồng xu nhỏ…ý thức đợc tội ác mà vẫn giúi mình
vào tội ác, nhân vật của G.Môpátxăng khiến ngời đọc sợ hãi và đúng là hoài nghi về giá trị đạo đức con ngời.
Và cũng cần nhắc tới một thủ pháp G.Môpátxăng thờng sử dụng đó là: với cùng một nội dung câu chuyện, ở tác phẩm khác nhau, nhân vật có những hành động khác nhau. Ví nh trớc tội ác của kẻ thù, có ngời anh dũng phản kháng, có kẻ đê hèn cam chịu; trớc những nỗi mất mát, có ngời dằn vặt, đau khổ, có kẻ hờ hững, bàng quan… G.Môpátxăng đã nhìn cuộc sống trong sự vận động, phát triển đa chiều của nó. Vì vậy, tác phẩm của ông luôn có chiều sâu hiện thực.
Hành động của nhân vật thờng xẩy ra rất nhanh, bất ngờ nhng hợp lý, bởi chúng có một sự hô ứng logic. Đôi khi thật khó tin những gì đã diễn ra trong suốt câu chuyện, nhng với cách dắt dẫn độc đáo, niềm tin ấy lại đợc củng cố, thuyết phục. Đặc biệt, trong khi miêu tả nhân vật, nhà văn đã chú ý tới sự phù hợp giữa chân dung nhân vật và hành động của chính nhân vật ấy. Những chân dung sắc sảo thờng biểu hiện mình bởi những việc làm táo bạo, bất chấp khuôn khổ, chuẩn mực; còn vẻ đẹp dịu dàng, hiền hậu thờng gắn với đời sống tinh thần nhạy cảm, sâu sắc, nhiều rung động… Nhiều lúc “chân dung dờng nh hoà tan vào hành động đợc miêu tả và phần nhiều trở thành sự biểu thị hành vi biểu cảm của nhân vật, hơn là đặc điểm bề ngoài” [28, 277].
3.3.3. Khắc họa nội tâm nhân vật
Cuốn Lịch sử văn học Pháp do Lê Hồng Sâm chủ biên đã nhận định: “Môpátxăng tiếp tục truyền thống của Xtăngđan, Bandắc, Flôbe. Đóng góp mới của ông là trong lĩnh vực thể hiện tâm lý” [30, 273] hay ở một trang khác “Điều mới mẻ Môpátxăng mang đến cho nghệ thuật tiểu thuyết thế kỷ XIX là ở chỗ ông thể hiện những trạng thái tâm lý đa dạng nảy sinh trong con ngời nh sự đáp ứng các hiện tợng của thế giới xung quanh và ngợc lại làm cho thế giới ấy sinh động hẳn lên” [30, 271].
Nội tâm nhân vật là con đờng trực tiếp dẫn đến việc định giá một cá tính, tính cách. Nhà văn miêu tả chân dung hay hành động cũng chỉ nhằm khắc họa tâm lý. Tính hiện đại của một sáng tác văn học, xét đến cùng, cũng là ngòi bút phân tích, lý giải, cắt nghĩa tâm lý của con ngời có logic, biện chứng và tinh tế hay không.
Trong tập truyện ngắn G.Môpátxăng thờng miêu tả tâm lý trong sự giằng xé, xung đột. Hơn thế , ông còn rất quan tâm tới những trạng thái tâm lý mong manh, những xúc cảm dịu dàng của con ngời trớc những biến đổi thiên nhiên, cảnh vật hay một bức tranh đời sống. Truyện ngắn Cô Châu là một biểu hiện cho ngòi bút phân tích tâm lý vi tế, tài hoa. Đây là nỗi đau đớn, tiếc nuối của ông Săngtan về niềm hạnh phúc giản dị đã mất: “Mặt đo đỏ, giọng trầm trầm, giờ đây ông tự nói với riêng mình, dấn vào những kỷ niệm, nhè nhẹ xuyên qua những điều cũ kỹ, những biến cố xa xa đang trỗi dậy trong t duy giống nh ta đi dạo trong khu vờn” [31, 87]. Những đoạn giàu chất trữ tình nh thế này đã khiến cho truyện –bên những đau th- ơng, oái oăm của một cuộc đời, thân phận vẫn ánh lên những xúc cảm và rung động đẹp đẽ, “nó khiến cho những kẻ yêu nhau chỉ trong một cái rùng mình cũng hởng đợc nhiều hạnh phúc hơn hạnh phúc mà những kẻ khác hái lợm suốt một đời!” [31, 91].
Một đóng góp mới của G.Môpátxăng với văn xuôi thế kỷ XIX chính là sự nắm bắt và tái hiện những trạng thái tâm lý, những xung đột, diễn biến bên trong, nẩy sinh ở những tình thế phong phú vô tận của cuộc đời. Có những điều rất bình thờng, tởng đã quen thuộc, nhàm chán lại lấp lánh những tơi mới bởi cách gợi tả nhiều màu sắc. Sáng trăng là một kiệt tác cũng vì điều này. Tu viện trởng Marinhăng ngăn cấm tình yêu của cô cháu gái nhng khi thấy cô và ngời yêu đang ôm hôn nhau trong khung cảnh thần tiên ngập tràn ánh trăng, ông lại xúc động. Cái đẹp và sự sống, rốt cục, đã làm đổ vỡ những tín điều khô cằn và giả tạo. Tâm trạng của Marinhăng không đợc tái hiện theo một quá trình từ đầu đến cuối tác phẩm. Đó chỉ là những cảm xúc đơn lẻ về những bất ngờ, ngỡ ngàng này đến những bất ngờ, ngỡ ngàng khác: ánh trăng, không gian thoáng đãng, hai ngời đang yêu…tất cả kết đọng lại, làm nên chất thơ bay bổng, trong sáng-điều không phổ biến trong các sáng tác của G.Môpátxăng. Có thể nói, G.Môpátxăng đã có một sự nhập vai vào chính nhân vật và cảm nhận cuộc sống bằng tâm hồn của ngời trong cuộc với những buồn vui, dằn vặt, băn khoăn, lo lắng… rất đời thờng.
G.Môpátxăng cũng đã dành nhiều trang viết đặc tả nỗi đau của ngời mẹ mất con. Bởi nhiều lý do- có thể vì đứa con là kết quả của mối tình vụng trộm không
hợp pháp, có thể vì những hiểu lầm không đáng có, cũng có khi từ chính sự ích kỷ của ngời mẹ, sự bất nghĩa của đứa con…Nhng tất cả hội tụ và gặp gỡ ở nỗi xót xa, ân hận và tự giằng xé, giày vò mình. Đây là tâm trạng của một ngời mẹ đáng th- ơng trong Đợi chờ: “ Tôi trở nên điên dại. Tôi muốn rú lên, muốn chạy, muốn lăn mình xuống đất. Nhng tôi ngồi im, không cử động, luôn chờ đợi. Tôi cố sức suy