Các dạng thức kết thúc cũng phần nào phản ánh phong cách viết của nhà văn. Và việc phân chia các dạng, kỳ thực, không có một đáp số duy nhất. Xuất phát từ những tiêu chí khác nhau, ngời ta có những cách định danh khác nhau cho chúng. Khoá luận tốt nghiệp của chúng tôi khảo sát ba dạng dựa trên những dấu hiệu hình thức biểu hiện ở phần kết thúc.
2.3.1. Định vị thời gian
Một nhà nghiên cứu đã từng nhận định rằng: “Quan niệm về thời gian và cách xử lý của Môpátxăng đáng chú ý. Trong những thiên truyện mẫu mực về sự dồn nén, ngắn gọn-những đặc tính dờng nh mâu thuẫn với khả năng nhận thức chiều dài thời gian, Môpátxăng vẫn cho thấy tác động của thời gian”[31, 49]. Đúng là nếu xem xét yếu tố thời gian, cần có một cái nhìn bao quát toàn bộ tác phẩm mới thấy đợc sự vận động ấy phát triển theo chiều hớng và nhịp độ nh thế nào. Thời gian cũng là một biểu hiện cho quan niệm nghệ thuật của tác giả và một khi đã đi vào truyện, nó góp phần bộc lộ tính cách cũng nh tâm lý của nhân vật.
G.Môpátxăng thờng kết thúc các truyện ngắn của mình bằng cách định vị thời gian. Đó không phải là khoảng thời gian chung chung, mà là một thời điểm cụ
thể. Thời gian ấy đợc xác định chủ yếu từ chính cảm nhận của nhân vật, khắc khoải của nhân vật chứ không phải cách quan sát của tác giả bên ngoài nhìn vào. Và nó cũng phải tuân theo cấu trúc của cốt truyện: sự việc đợc đẩy tiến lên mãi và đến chỗ phải ngừng, cũng lúc ấy truyện dừng lại. Một mẹo lừa có hình thức tổ chức bố cục nh thế. Vị bác sĩ già kể cho nữ bệnh nhân trẻ về một ngời đàn bà phản bội chồng trắng trợn. Đến khi tình nhân chết ngay trong nhà mình, bà ta vẫn tìm đ- ợc một phơng cách tối u nhờ sự giúp đỡ của bác sĩ để ông chồng không nghi ngờ, còn “nắm tay kẻ tình địch bây giờ đã trở thành ngời vô hại” [23, 279]. Thời gian cuối truyện là thời gian hiện tại- khi câu chuyện đã đợc kể xong-cuộc đối thoại giữa bác sĩ và bệnh nhân lại tiếp diễn. Mọi sự vận động dờng nh đều trở về với điểm xuất phát-đó là lời khuyên của một ngời đã từng trải và thấu hiểu chuyện đời với một ngời phụ nữ xinh đẹp vừa lấy chồng đang say nồng trong hạnh phúc. Chớp lấy khoảnh khắc này, G.Môpátxăng dựng một kết thúc độc đáo và có chiều sâu:
“Bác sĩ ngừng kể và mỉm cời. Ngời đàn bà trẻ nhăn mặt hỏi:
- Vì sao ông kể cho tôi câu chuyện đáng sợ ấy? Bác sĩ trả lời lịch sự:
- Để phục vụ bà khi có dịp” [23, 280].
Nếu G.Môpátxăng kết truyện bằng thời gian trong quá khứ thì ý nghĩa của tác phẩm cũng đạt tới độ cô đọng. Nhng thời gian ở đây trở về với hiện tại, nh một lời nhắn nhủ đối với những ngời có thể sẽ rơi vào “cảnh ngộ đặc biệt” ấy- một cảnh ngộ không dễ gì nói trớc. Những kết thúc mang đậm tính thời gian thờng biểu lộ rất nhiều ngụ ý của tác giả. Vì trong truyện G.Môpátxăng, “thời gian trôi qua ít đem lại điều tốt đẹp” [31, 49], nó gắn với sự tan vỡ và đôi khi dẫn tới mất mát, tai hoạ. Do đó, nỗi ám ảnh về thời gian luôn hằn in trong cuộc đời nhà văn và trong tâm trí độc giả.
G.Môpátxăng thờng kết thúc tác phẩm bất ngờ nên thời gian đợc kịch hóa cao độ, ngắn, đôi khi chỉ đủ cho một cuộc trò chuyện thoáng chốc. Do những hạn chế và eo hẹp ấy, câu chuyện thiên về hồi tởng, hồi ức và thời gian, vì thế, đợc giãn kéo rộng rãi hơn. Đã đành thời gian là một phạm trù có tính khách quan nhng
đi vào văn học, sự chi phối của yếu tố chủ quan cũng rất đáng kể. Những bi kịch nặng nề đem lại cảm giác không lối thoát. Mùa chim giẽ, Một đứa con, Bà écmê…là những truyện ngắn có cách tổ chức thời gian ở đoạn kết nh thế.
Cũng cần phải nói thêm rằng “mọi cái kết thúc của ngời kể đều có tính đến ngời đọc hàm ẩn nh một quy ớc ngầm là đến thế, chỉ có thế, có thể ngừng giao tiếp, hay là chấm dứt một đoạn hành trình qua một hay nhiều số phận nhân vật. Nói cách khác, ngời kể cố gắng sao cho điểm nhìn của mình và của ngời đọc dần dần xích lại gần nhau để đến lúc có thể chấm dứt hành động kể trong sự đáp ứng trọn vẹn, nghĩa là hai cái nhìn chập làm một” [19, 128]. Đạt đến điều này, phải phụ thuộc vào cách sắp xếp thời gian của nhà văn ở đoạn cuối. Thời gian càng cụ thể, nhân vật hiện lên càng chân thực, rõ ràng. Và cũng có những nhà văn đã không gian hoá thời gian để tạo một sự đồng điệu giữa không gian, thời gian và nhân vật.
Định vị thời gian đòi hỏi G.Môpátxăng phải luôn chủ động nắm bắt các biến cố và mỗi đổi thay, dù nhỏ nhất. Chỉ lúc ấy, thời gian mới liên quan trực tiếp tới nhân vật, nhất là ở chặng cuối của truyện.
2.3.2. Gợi mở suy tởng từ hình tợng nhân vật ngời kể chuyện.
“Ngời kể chuyện là hình tợng ớc lệ về ngời trần thuật trong tác phẩm văn học, chỉ xuất hiện khi nào câu chuyện đợc kể bởi một nhân vật cụ thể trong tác phẩm”. “Hình tợng ngời kể chuyện đem lại cho tác phẩm một cái nhìn và một sự đánh giá bổ sung về mặt tâm lý, nghề nghiệp hay lập trờng xã hội cho cái nhìn của tác giả, làm cho sự trình bày, tái tạo con ngời và cuộc sống trong tác phẩm thêm phong phú, nhiều phối cảnh” [13, 153-154]. Nh vậy, không phải tác phẩm nào cũng có nhân vật ngời kể chuyện. Với hình thức xng “tôi”, ngời kể chuyện đã tham gia vào kết cấu tác phẩm và giữ vai trò quan trọng trong việc chuyển tải t t- ởng-chủ đề.
Trong số 62 truyện ngắn của G.Môpátxăng mà chúng tôi khảo sát, nhân vật xng “tôi” xuất hiện với tần số dày đặc: đến 32 truyện-chiếm hơn 50%. Và các truyện này có một cấu trúc tơng đối ổn định: ngời kể chuyện kể lại một câu chuyện nào đó, khi đã xong, anh ta thể hiện những suy tởng, đáng giá của mình,
thông thờng là trực tiếp. Những suy tởng ấy hầu hết cũng là những quan niệm của nhà văn về nội dung đợc kể. Với những kết thúc nh vậy, định hớng của truyện tơng đối rõ nét; khoảng cách giữa nhân vật và độc giả đợc rút ngắn; tính chân thực của truyện đã trở thành thuộc tính nổi bật.
ở dạng thức kết thúc này, ta có thể chia thành hai tiểu dạng.
Suy tởng về quan hệ xã hội:
Trong truyện ngắn của Môpátxăng, cách c xử giữa những con ngời với nhau chủ yếu đợc đề cập trong phạm vi gia đình.Ngay tên tác phẩm cũng thể hiện điều đó:Một đứa con, Chú Giuyn tôi, Một kẻ giết cha mẹ, Đợi chờ…Kết thúc tác phẩm thờng là nỗi chua xót, đau đớn về những tấn kịch mà xã hội đa lại.Môi trờng tởng nh vững bền nhất-gia đình-vẫn có thể ngả nghiêng, thậm chí xáo loạn vì những mặt trái của cuộc đời.Truyện ngắn Đợi chờ là câu chuyện về một đứa con ích kỷ, bỏ nhà đi và nỗi cô đơn, phiền muộn dẫn đến cái chết của ngời mẹ đã đợc luật s Bruymăng cảm nhận ở đoạn kết: “Và phải nói rằng, hàng ngày, không biết bao nhiêu tấn thảm kịch nh thế xẩy ra chung quanh chúng ta. Tôi vẫn cha tìm đợc đứa con…đứa con ấy. Các ngài cứ nghĩ gì về nó, tuỳ các ngài, nhng tôi, tôi cho rằng đó là đứa con tội lỗi” [24, 480].
Suy tởng về chiến tranh:
Chiến tranh là một đề tài quen thuộc trong các sáng tác của Môpátxăng. Ông đã xây dựng khá nhiều hình tợng những ngời nông dân bình thờng, giản dị nhng lòng yêu nớc của họ luôn nồng nàn, lòng căm thù giặc Phổ xâm lợc thật sâu sắc.
Mụ Xôva, Mụ điên, Ông cụ Milông…có những kết thúc giàu tính triết lý. “Rồi lũ sói đến đánh chén xác bà ta. Và chim chóc lấy tấm vải trải giờng làm tổ. Tôi giữ lại mẩu xơng buồn thảm ấy. Và tôi mong muốn rằng con cháu chúng ta sẽ không bao giờ còn nhìn thấy chiến tranh nữa” [24, 386]. Cái nhìn về chiến tranh của G.Môpátxăng không thiên về sự kiện, diễn biến mà chủ yếu tập trung vào thái độ, phản ứng của con ngời. Chiến tranh đa đến những đau thơng, mất mát và khát vọng hòa bình luôn ẩn chứa trong các tác phẩm.
Những suy tởng về nhân vật ngời kể chuyện đợc bộc lộ qua các đoạn trữ tình ngoại đề sâu lắng, gói ở cuối các truyện ngắn, nh là sự tổng kết, đúc rút toàn bộ
câu chuyện và là nơi ký thác tâm sự của tác giả. Những truyện ngắn có kết thúc nh thế này đem đến cho ngời đọc cảm giác đợc đối thoại bởi luôn có một ngời kể chuyện dẫn dắt, chỉ đờng sáng suốt.
2.3.3.Đặc tả ý nghĩa biểu trng của một đồ vật nào đó
Miêu tả các đồ vật xung quanh ngời đã có một truyền thống lâu đời và bền vững trong văn học, nhất là văn học dân gian. Đó là một “thế giới vật” vô cùng phong phú, đa dạng, gắn bó trực tiếp với những sinh họat của một cá nhân cụ thể trong một điều kiện lịch sử- cụ thể. “Thuyết minh đặc điểm của thế giới đồ vật, th- ờng chỉ là có tính chất phụ trợ, rải rác, đã đợc đa lên hàng đầu và trở thành phơng tiện nghệ thuật chủ yếu, chiếm u thế trong nhiều tác phẩm” [28, 279]. Hơn thế, nó còn có chức năng tâm lý, chức năng tự biểu hiện. Puskin, Sêkhốp, Môpátxăng … là những nhà văn rất quan tâm tới thủ pháp này.
Trong truyện ngắn của G.Môpátxăng, ngời ta có thể tìm thấy những sự vật của đời sống: cái ô, cái thùng rợu, lò hơi, xô cá… Đây không phải là sự vật đơn thuần mà chúng khiến ta liên tởng tới chủ nhân của chúng-tức con ngời. Và chỉ đến cuối tác phẩm, ý nghĩa cũng nh vai trò của các sự vật mới đợc thể hiện sâu sắc và nổi bật nhất. Truyện ngắn Đợc huân chơng đã phản ánh sự tha hoá, biến chất của con ngời do lòng tham danh lợi, vì danh lợi mà sống nhục nhã, đớn hèn, mất nhân cách. Ngời vợ phụ bạc “cứu vãn” cơn ghen của chồng bằng một vật trao giá- chiếc huân chơng: “Tám ngày sau, tờ Công báo đăng tin ông Xacơrơmăng đợc th- ởng Ngũ đẳng Bắc đẩu huân chơng do công lao ngoại cách” [31, 158]. Chiếc huân chơng biểu tợng cho quyền vị, chức tớc, khi có đợc nó cũng là lúc ngời chồng đánh mất danh dự của mình. Sự tham gia tích cực của nhân vật đặc biệt-chiếc huân chơng-ở chặng cuối đã khiến tác phẩm khép lại đầy ám ảnh, gợi nên những nhức nhối, chua xót về sự suy thoái phẩm cách đạo đức của con ngời.
Trong quá trình sáng tạo nghệ thuật, bất kỳ nhà văn tài năng nàocũng không để cho tác phẩm của mình tồn tại những chi tiết thừa, những hình ảnh vô nghĩa. Chi tiết, hình ảnh ấy cũng có tiếng nói riêng, gắn với một t tởng- tình cảm nhất định.Cũng có một số tác giả tập trung khắc họa thế giới đồ vậtnhng hầu hết chúng chỉ xuất hiện thoáng chốc, đọng lại ở một cảnh huống nào đó.Với G.Môpátxăng,
đồ vật đến đúng lúc, thờng là ở chặng cuối, khiến cho tầng nghĩa ngầm của nó đợc hé lộ. Tên của tác phẩm, trong nhiều trờng hợp, cũng là tên của một vật cụ thể(
Sợi dây, Cái thùng con, Cái ô…).Bác Hôsơcornơ trong Sợi dây là một ngời nông dân có nhiều cực nhục, không phải vì nghèo đói hay kiếp sống hèn mà vì bị mai mỉa, khinh miệt. Xót xa hơn, những lời lẽ cay độc ấy phát ra từ chính những cái miệng tàn nhẫn sống cùng một làng. Bác không phải là kẻ ăn cắp, thực tế là thế. Nhng chẳng ai tin. Trong mọi mất mát, mất niềm tin là mất tất cả. Hôsơcornơ cô độc, đau đớn. “Bác chết vào những ngày đầu tháng giêng, và trong một cơn mê sảng hấp hối; bác biện bạch cho sự vô tội của mình, cứ nhắc đi nhắc lại mãi:
- Một mẩu dây nhỏ…một mẩu dây nhỏ…đây này, ông xã trởng, nó đây”[23, 217]. Mẩu dây là bằng chứng để thanh minh, mẩu dây đi cùng nỗi sợ hãi trong lòng một ngời nông dân hiền lành cho đến lúc chết. Tác phẩm vừa chứa đựng nỗi xót thơng, vừa có ý nghĩa phê phán sự vô tâm, ác ý của con ngời.
ở đây, không thể không nhắc đến sự tìm tòi, chọn lọc của nhà văn về những chi tiết nghệ thuật đặc sắc, nhiều tầng nghĩa. Trên câu chữ của các truyện ngắn, ngời ta dễ dàng thấy sự xuất hiện của những sự vật cụ thể. Nhng đằng sau đó là những vấn đề nhân sinh có ý nghĩa thời sự nóng hổi, không chỉ của một thời điểm, của một đất nớc.
Trên đây là một số vấn đề liên quan tới hình thức kết thúc trong truyện ngắn của G. Môpátxăng. Chúng tôi đã trình bày về khái niệm và vai trò của phần kết thúc, đặc điểm và các kiểu kết thúc phổ biến…Những cơ sở này chắc chắn sẽ hữu ích cho việc tìm hiểu kết cấu truyện ngắn, rộng hơn là phong cách nghệ thuật của nhà văn.
Bảng 2. Các hình thức kết thúc truyện ngắn G.Môpátxăng.
Hình thức kết thúc Số truyện % Truyện tiêu biểu
Định vị thời gian 7 11.3 Thức tỉnh, Dạo chơi, Món t trang…
Gợi mở suy tởng từ nhân
vật ngời kể chuyện 32 51.6
Chú Giuyn tôi, Mụ Xôva, Cô Châu…
của một đồ vật huân chơng…
Các hình thức khác 10 16.1
Chơng 3