Một số kiểu nhân vật thờng gặp

Một phần của tài liệu Một số đặc sắc trong kết cấu truyện ngắn g môpatxang (Trang 46 - 54)

“Có bao nhiêu nhà văn cũng sẽ có bấy nhiêu thế giới nhân vật riêng biệt” [22, 373]. Đây cũng là một biểu hiện cho phong cách nghệ thuật-điều mà M.B.Khrapchenkô đã khẳng định: “đặc thù của việc miêu tả các nhân vật, những sự kiện, những hoàn cảnh thuộc vế những đặc điểm có tính chất quyết định của phong cách cá nhân” [20, 299].

Nh đã nói ở trên, thế giới nhân vật trong truyện ngắn G.Môpátxăng vô cùng phong phú. Tuy vậy, trong số đông ấy, nhà văn vẫn hớng tới những nhân vật đặc biệt bằng cách dành nhiều trang viết về cùng một đề tài và bộc lộ khá sâu sắc quan điểm nghệ thuật, quan điểm thẩm mĩ cũng nh tài năng viết truyện của ông. Truyện G.Môpátxăng đi sâu thể hiện những dạng vẻ khác nhau của thói t hữu, của sự thoái hoá nhân cách do sức cám dỗ của lợi ích vật chất, thậm chí có những kẻ chỉ còn lại sự tàn ác gần với bản năng thú vật. Khảo sát trên 60 truyện ngắn, xuất phát từ ph- ơng diện đạo đức trong các kiểu nhân vật thông qua môi trờng sống, nghề nghiệp, cách ứng xử…, chúng tôi khái quát thành ba kiểu chân dung. Đây cũng là những chân dung gắn với dụng ý nghệ thuật của G.Môpátxăng và hoàn cảnh xã hội Pháp thời bấy giờ.

3.2.1. Những cô gái giang hồ

Các nhà phê bình đơng thời đã từng xôn xao la ó về đề tài các cô gái giang hồ mà G.Môpátxăng đã trở đi trở lại. Tất nhiên, ở G.Môpátxăng, có một số truyện giật gân bộc lộ những yếu tố tự nhiên chủ nghĩa mà ông chịu ảnh hởng. Nhng

trong phần lớn các trờng hợp, “việc miêu tả các quan hệ luyến ái, tình dục ở Môpátxăng không có mục đích tự thân, mà nhằm thể hiện phẩm chất những con ngời xã hội khác nhau, nhằm phê phán cuộc sống xã hội” [30, 261]. Viết về những cô gái giang hồ không phải là hiện tợng hiếm hoi của văn học thế kỷ XIX. Sêkhốp đã có Cô đào hát phản ánh nỗi nhục nhã, chua xót của những thân phận éo le này. Và cũng không thể không nhắc tới một tiểu thuyết có giá trị làm nên tên tuổi của A. Đuyma con- Trà hoa nữ. Các nhà văn đã cảm thông cho những cuộc đời hồng nhan mà bất hạnh và đã có những khám phá, phát hiện tinh tế về vẻ đẹp tâm hồn, sự hớng thiện, hoàn lơng của họ trên con đờng đi tìm hạnh phúc.

Nhìn chung, G.Môpátxăng viết khá nhiều về ngời phụ nữ, nhất là trong t cách ngời vợ, nhng đó thờng là những ngời vợ phản bội chồng, lòng thuỷ chung, sắt son vắng bóng (có đến 15 truyện). Trái lại, ở hình tợng những cô gái giang hồ, nhà văn lại có cái nhìn thơng xót, trân trọng và đồng cảm. Cái hay và cũng là nét riêng của G.Môpátxăng so với một số nhà văn khác là khi viết về đề tài này, ông đặt họ vào một bối cảnh đặc biệt-cuộc chiến tranh Pháp-Phổ. Chính lúc này phẩm chất của họ đợc thử thách, mà thớc đo chuẩn mực nhất là lòng yêu nớc và tinh thần dân tộc. Có nhiều truyện ngắn đặc sắc nhng tiêu biểu nhất vẫn là Viên Mỡ Bò, Bến cảng, Cô Fifi, Nhà chứa Tenliê…

G.Môpátxăng không tập trung tái hiện đời sống nhơ nhuốc của những cô gái làng chơi. ở những trang văn tởng sẽ là mảnh đất tơi tốt để chủ nghĩa bi quan và hoài nghi nảy mầm thì lại phơi phới lòng nhiệt tình và niềm tin tởng. Đây cũng là một biểu hiện về sự phức tạp trong thế giới quan của nhà văn tài năng này.

Năm 1880, tập truyện Những buổi tối ở Mêđăng ra đời-kết quả quá trình gặp gỡ, làm việc của nhiều nhà văn trẻ tập hợp quanh Zôla. Viên Mỡ Bò đợc đánh giá là xuất sắc nhất, đến nỗi Flôbe-ngời thầy, ngời ảnh hởng lớn đến G.Môpátxăng cũng nhận định đây là một “kiệt tác về kết cấu, về tính hài hớc và tài quan sát” [30, 260]. Hơn thế, Viên Mỡ Bò đã dọn đờng cho hàng loạt tác phẩm có giá trị về sau. Cũng từ đây, G.Môpátxăng đã “tự xếp vào hàng các bậc thầy” (Zôla) văn ch- ơng thế giới. Tác phẩm diễn ra trong một không khí oi bức, ngột ngạt bởi “ngời ta đồn quân Phổ sắp tiến vào thành Ruăng”, “còn nớc Pháp đang hấp hối trên hai vai

anh hùng rơm của họ” [24, 673]. Mỗi ngời một lo toan đeo đuổi. Và một buổi sáng, các nhân vật gặp nhau trên một chuyến xe để thoát khỏi vòng kìm toả. Trong số những hành khách ấy có hai vợ chồng Loadô, ông Carê- Lamađông, vợ chồng bá tớc Brênin-những nhà buôn, những ngời có giòng dõi quý phái nhất xứ Noócmăng đi, và còn có một cô gái điếm xuân sắc và a nhìn-Viên Mỡ Bò. Một chuyến xe đợc phân chia thành hai mảng bức tranh đối lập về địa vị xã hội và hoàn cảnh sống, hơn nữa là về nhân cách và phẩm giá của con ngời. G.Môpátxăng không chỉ thấy ở Viên Mỡ Bò một tấm lòng nhân hậu, vị tha mà quan trọng hơn, ẩn chứa đằng sau số phận có nhiều nỗi cay đắng này là lòng yêu nớc cháy bỏng, mãnh liệt. Không ồn ào, ầm ĩ nh giai cấp quý tộc, Viên Mỡ Bò lặng lẽ thể hiện ý thức bảo vệ danh dự đất nớc xuất phát từ trái tim thuỷ chung, chân thành. Khi Loadô muốn dở trò bỉ ổi, Viên Mỡ Bò kịch liệt chống cự. “Cái liêm sỉ yêu nớc của cô gái điếm không chịu để cho ngời ta ân ái bên quân thù chắc hẳn đã thức tỉnh cái phẩm cách đang suy nhợc của y” [24, 715]. Đọc xong tác phẩm ta dờng nh quên đi hoàn cảnh xuất thân của Viên Mỡ Bò, cái đọng lại là vẻ đẹp tâm hồn cao quý đáng trân trọng của cô. Với truyện này, G.Môpátxăng đã thể hiện một cái nhìn đôn hậu, nhân ái đối những ngời phụ nữ lầm lỡ trong cuộc sống.

Hun đúc nên tài năng của nhà văn có một nhân tố cũng rất quan trọng là vốn sống từ cuộc chiến tranh Pháp-Phổ. G.Môpátxăng đã từng đăng lính trong một trung đoàn hậu cần ở Ruăng. Ông có dịp quan sát sự hèn nhát của bọn cầm quyền, sự vị kỷ của giới thợng lu, quý tộc và lòng dũng cảm của những ngời dân bình th- ờng yêu nớc –những điều mà chỉ có trong chiến tranh ngời trí thức thành thị mới thấu hiểu đợc. Thực tế sống động đã giúp G.Môpátxăng khám phá con ngời từ nhiều chiều, phát hiện đợc những bản tính đẹp đẽ còn lẩn khuất trong tâm hồn họ. Chân dung Viên Mỡ Bò đã tơng đối toàn vẹn, dẫu vậy sự phản kháng của cô còn yếu ớt và cuối cùng bất lực. Từ Viên Mỡ Bò đến Cô Fifi là cả một bớc tiến đáng kể. Raken trong Cô Fifi là một Viên Mỡ Bò yêu nớc, nhng cao hơn cô đã hành động mạnh mẽ và quyết liệt bất chấp gọng kìm và miệng lỡi đe doạ của kẻ thù. Câu nói đầy bản lĩnh pha trộn nhiều cảm xúc-có nỗi cay đắng, xót xa, có sự nghẹn ngào, giận dữ vang lên giữa truyện: “Bọn anh không thể chiếm đoạt đợc phụ nữ

Pháp…Tao ấy à? Tao ấy à? Tao không phải là một phụ nữ, tao là một con đĩ, với bọn Phổ chúng mày thì đáng có thế thôi” [24, 624]. Và hành động vớ con dao đâm thẳng vào ngực tên đại uý Fifi là đỉnh điểm của mâu thuẫn. Sự kiện đợc đẩy nhanh, dồn dập nhng không phải là tự phát. Nó đữ có cội rễ vững chắc là tinh thần dân tộc cao cả, thiêng liêng luôn thờng trực trong tấm lòng ngời dân bình thờng, có khi là rất tầm thờng trong xã hội. Raken, sau những sóng gió đã qua, đợc hởng hạnh phúc-quà tặng cho chính lòng dũng cảm tuyệt vời của cô đối với nớc Pháp.

Dĩ nhiên, đó đây, những rơi rớt của chủ nghĩa tự nhiên vẫn xuất hiện. Nhng căn bản, các truyện ngắn viết về những cô gái giang hồ đã ánh lên giá trị nhận đạo mới mẻ và cảm hứng yêu nớc trong sáng. G.Môpátxăng thờng sử dụng biện pháp đối lập và nghệ thuật tăng tiến ở những truyện này-đó cũng là cách làm hiệu quả để chân dung nhân vật đợc rõ nét. Nhng nhìn chung, G.Môpátxăng ít viết về những khoảnh khắc tơi vui, bình yên. Lắm lúc, ông đặt những cô gái khốn khổ ấy vào những cảnh ngộ tột cùng của tủi nhục. Cuộc gặp gỡ giữa một ngời lính và một cô gái điếm lại chính là sự đoàn tụ của hai anh em ruột bặt tin nhau do những thảm khốc của chiến tranh (Bến cảng). Nghe thì phi lý nhng sự phát triển của câu chuyện lại hợp logic. Một tình huống xót thơng và đầy ám ảnh của những đời riêng lận đận đã có ý nghĩa xã hội rộng rãi. Câu truyện gói lại ảm đạm và đầy bi quan bởi số phận con ngời hiện lên quá rẻ rúng, nhất là những ngời phụ nữ làm nghề bán mình. Cũng cần nói thêm rằng, trong những tác phẩm thời kỳ cuối, sự mệt mỏi và những day dứt về nỗi cô đơn luôn hiện diện trong con ngời G.Môpátxăng. Ông đã cảm nhận đợc sự “tan vỡ của cuộc đời, tính vô bổ của mỗi cố gắng, sự bất lực của trí tuệ và nỗi yếu đuối của xác thịt” [30, 262], nên màu sắc tơi sáng vắng dần, nhờng chỗ cho cái nhìn hoài nghi đối với những ngời phụ nữ ông đã từng yêu thơng và trân trọng.

Đề tài các cô gái giang hồ, tuy vậy, đã có nhiều tìm tòi, phát hiện và chính vì thế, nền văn học Pháp thế kỷ XIX thêm phong phú, nhiều màu vẻ.

3.2.2. Ngời dân nghèo nông thôn

G.Môpátxăng đã dành nhiều trang viết phản ánh đời sống của những dân nghèo ở nông thôn và thành thị. Họ đều là những ngời lao động có đời sống vật

chất thiếu thốn, luôn phải lo toan với miếng cơm, manh áo hàng ngày. Trong khuôn khổ một khoá luận tốt nghiệp, chúng tôi chỉ tập trung khai thác hình tợng ngời dân nghèo ở nông thôn, để từ đó khái quát đợc phần nào bức tranh làng quê nớc Pháp cuối thế kỷ XIX cũng nh thái độ đánh giá của G.Môpátxăng đối với nhân cách, phẩm chất của họ, đặc biệt là ngời nông dân.

Những biến động to lớn của xã hội Pháp thời bấy giờ đều có những ảnh hởng, ít hoặc nhiều, đối với các vùng đất khác nhau của đất nớc. ở thành thị, điều này rất rõ rệt. Còn ở thôn quê, khi đồng tiền t bản nghiễm nhiên chen vào nhịp sống vốn bình yên, nó cũng đã gây ra những xáo trộn không nhỏ. ở đó, có những ngời bình thờng đã hy sinh bản thân vì đất nớc (Ông cụ Milông, Đôi bạn, Mụ Xôva…), hay có tình yêu chung thủy, son sắt (Ngời đàn bà làm nghề độn ghế, Trở về…), nhng phần đông trong số họ lại đợc miêu tả ở khía cạnh tiêu cực, đáng chê trách. Những ng dân, nông dân, những ngời làm thuê, làm mớn… bị cái nghèo đeo đuổi đã nẩy sinh lòng tham vật chất và hơn thế đã c xử độc ác, mất nhân tính với chính đồng loại của mình.

Nhng phải chăng chỉ vì hoàn cảnh? Giới nghiên cứu đã nêu lên những đặc điểm khác biệt của văn học hiện thực Pháp thế kỷ XIX, trong đó có một quan điểm khá sâu sắc: “Trong chủ nghĩa hiện thực Pháp, sự h hỏng của con ngời đợc trình bày nh là sự bộc lộ trực tiếp bản chất sinh vật, đợc khẳng định nh là bản tính tự nhiên cố hữu của nó” [8, 423]. Điều này có nghĩa là những xấu xa, tội lỗi của ngời dân bên cạnh nguyên nhân xã hội có tính khách quan còn có nguyên nhân chủ quan mà chính nó càng tăng thêm sự đổ vỡ, chán chờng, thất vọng của G.Môpátxăng trong quá trình đi tìm sự thực cuộc đời. Con quỷ, Cái thùng con, Đứa con bị bỏ rơi…là những truyện ngắn sinh động và chân thực. Giọng điệu chủ yếu mang tính chất bỡn cợt, khinh rẻ, nhiều lúc thấm thía nỗi uất nghẹn, chua xót. G.Môpátxăng khai thác triệt để mối quan hệ láng giềng, làng xóm để thể hiện tính cách. Cùng điều kiện sống, cùng cách vật lộn với khó khăn nhng một khi thuận lợi đến, ngời ta sẵn sàng đạp ngời khác xuống để tranh chấp, giành giật, thậm chí phạm vào tội ác lớn nhất là giết ngời. Mac Blăngfai từng nhận xét: “Kể từ

Môpátxăng trở đi ngời nông dân đã uống rợu trong tiểu thuyết, nói năng sống s- ợng, chơi gái, yêu tiền và đất đai với tính man rợ, và họ luôn xảo trá hơn là thông minh. Thực tế, ngời nông dân có nh thế không? Chẳng ai có thể biết hơn một chút gì đợc, bởi vì mọi ngời đều nhìn họ nh Môpátxăng đã bắt mọi ngời phải nhìn họ nh thế?” [17, 152].

Dục vọng chạy theo đồng tiền, bị đồng tiền dắt dẫn, mua chuộc và rồi phải bán cả nhân cách vì tiền đã trở thành nỗi ám ảnh trong Con quỷ Cái thùng con.

Cả hai truyện kết thúc bằng hai cái chết, không có đau khổ, thơng xót gì, trái lại, nó đem về một nguồn lợi lớn cho những kẻ đang sống với dã tâm thú dữ. Tình tiết của hai tác phẩm thì khác nhau nhng kết cấu có nhiều gặp gỡ-G.Môpátxăng chủ yếu phản ánh quan hệ giữa những ngời sống cùng một làng mà c xử nham hiểm không lờng trớc đợc.

Tình nghĩa giữa con ngời với con ngời đã quá bạc bẽo và hình nh không có một mối dây ràng buộc nào níu kéo. Chỉ có thể cắt nghĩa thực tế đau xót này từ lòng tham vô độ của những kẻ sống loá mắt vì tiền. Có một điều thú vị là cứ viết về lòng tham vật chất, G.Môpátxăng lại đa ra những con số biết nói luôn trở đi trở lại trong truyện: 20 xu, 6 quan, 50 êquy… nên sự bất lơng, hám lợi càng nổi rõ. Nghèo nàn càng thôi thúc việc kiếm tiền, kể cả những đồng tiền bất chính. Khủng khiếp hơn, những ngời dân của G.Môpátxăng “hồn nhiên” hại ngời, và bình thản sống mà không có một quá trình đấu tranh giằng xé lơng tâm, tự vấn, tự nguyền rủa những hành vi xấu xa của mình. G.Môpátxăng đúng là “không tìm hiểu những động cơ tâm lý của các nhân vật, ông chỉ muốn bắt nóng nhân tính ngay nơi sự kiện, mà vẫn giữ đợc sự lạnh lùng cách biệt” [5, 439]. Chính vì thế, cảm giác chới với, mất niềm tin luôn đọng lại trong ta khi thởng thức những truyện ngắn này.

Nhng thật kỹ lỡng, G.Môpátxăng còn đặt nhân vật vào một khuôn khổ nhỏ hẹp hơn đó là gia đình. Trong mối quan hệ máu mủ ruột thịt này, đồng tiền cũng gây ra bao nhiêu tai hoạ: Jave anh keo kiệt, bủn xỉn không chịu cắt lới khiến cánh tay của Jave em bị cụt nát vì sóng biển đánh giữ dội (Ngoài khơi); Vợ chồng Philip không chịu nhận em trai sau mấy chục năm xa cách chỉ vì ông ta quá tiều tuỵ, xác xơ, đói kém (Chú Giuyn tôi); Ecmê- chỉ vì lo lắng cho nhan sắc của mình

mà không dám vào phòng nhìn mặt đứa con trai duy nhất bị bệnh đậu mùa đang hấp hối, ngày hôm sau bà ta phát điên (Bà Ecmê)… Thế là thành trì gia đình cũng không giữ đợc lề thói truyền thống mà ngả nghiêng cùng những rung chuyển chung của xã hội. Những ngời dân vốn đã nghèo lại đánh mất lòng tự trọng, danh dự và tình ngời nên cái nhìn của G.Môpátxăng càng u ám, chán nản. Ông không biết bấu víu vào đâu để củng cố niềm tin và niềm hy vọng nên tâm trạng bi quan càng bao trùm lấy nhiều truyện ngắn khác, thậm chí cả nhiều thể loại khác nữa.

Thánh Ăngtoan cũng là một tác phẩm độc đáo của G.Môpátxăng viết về đề tài này. Ngời nông dân ở đây không giống ông cụ Milông trong truyện cùng tên hay chị Bectin trong Những tên tù binh đã dũng cảm đấu tranh với giặc Phổ xâm lợc. Ăngtoan hiện lên với tâm lý nô lệ đê hèn nhng lại khoác cái vỏ bề ngoài giả dối lừa bịp. Cuối cùng tên lính Phổ cũng chết dới bàn tay của gã, nhng đó không phải là một hành động anh hùng, một biểu hiện của lòng yêu nớc. Qua hình tợng này, G.Môpátxăng đã có một phát hiện mới mẻ về ngời nông dân: khả năng đấu tranh không triệt để, hết mình, nỗi sợ hãi phải chịu thiệt thòi, mất mát luôn choán

Một phần của tài liệu Một số đặc sắc trong kết cấu truyện ngắn g môpatxang (Trang 46 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(66 trang)
w