Đặc điểm phần kết thúc truyện ngắn G.Môpátxăng

Một phần của tài liệu Một số đặc sắc trong kết cấu truyện ngắn g môpatxang (Trang 30 - 36)

2.2.1. ít tạo những kết thúc có hậu

G.Môpátxăng đợc xem là nhà văn bi quan bậc nhất trong lịch sử văn học Pháp và văn học thế giới. Là ngời nối gót Xsôpenaoơ- “kẻ tàn phá vĩ đại nhất các giấc mơ đã lớt qua trên mặt đất này” [17, 152], G.Môpátxăng đã hoài nghi tất cả những gì tồn tại xung quanh ông: Chúa trời, tôn giáo, niềm tin, tình yêu, lòng chung thuỷ và cả chính những xúc cảm có thực của con ngời. Cái nhìn ấy đã chi phối khá sâu sắc đến sự vận động của cốt truyện: kết thúc thờng là bi kịch, tan vỡ, mất mát hoặc chia cắt. “Ông ít có những truyện viết về cái đẹp, về niềm vui, hạnh phúc nhng số ít những truyện ấy lại vô cùng đẹp, vô cùng xúc động và nên thơ” [27, 230]. Điều đó có nghĩa là bên những bức tranh u ám, buồn thảm về cuộc đời, sáng tác của G.Môpátxăng vẫn ánh lên những tia hy vọng, dù ít ỏi, nhng cũng rất có ý nghĩa. Ngay cả với Một cuộc đời-cuốn tiểu thuyết đầu tay của ông, có phụ đề

Sự thật hèn mọn viết về những ảo tởng tan vỡ và những nỗi đau khổ của nhân vật chính Jan, thì đến cuối tác phẩm lời nói giản dị của ngời phụ nữ lao động Rôzali dành cho Jan và cho chính mình đã làm dịu đi âm điệu bi quan của tác phẩm: “- Cuộc đời, bà xem đấy, chẳng bao giờ đến nỗi thật tốt hay thật xấu nh ngời ta đã t- ởng” [25, 435].

Chúng tôi nói đến dạng kết thúc có hậu này là để thể hiện một giá trị to lớn trong các truyện ngắn của G.Môpátxăng -lòng u ái và niềm tin tởng của ông dành

cho trẻ em và phụ nữ, nhất là những cô gái điếm. Tình thôn dã, Cô Fifi, Bố của Ximông… và một khía cạnh gián tiếp nào đó nh Đôi bạn, Viên Mỡ Bò…là những truyện ngắn có kết thúc có hậu. “Có hậu” ở đây không cứ phải nhân vật chính sau những bất hạnh, khổ đau cuối cùng đợc hởng hạnh phúc mà còn là cảm hứng khẳng định, ca ngợi, tôn trọng, yêu thơng của chính tác giả đối với những phẩm chất đẹp đẽ của con ngời. G.Môpátxăng đặc biệt chú ý đến vẻ đẹp của lòng yêu n- ớc. Truyện ngắn Những tên tù binh kết thúc trong cảnh chiến thắng của quân dân Rơten nhờ lòng dũng cảm và sự mu trí của Bectin: “Họ chiến thắng trở về Roten. Ông Lavinhơ đợc tặng thởng huân chơng vì đã bắt sống đợc một đội quân tiền vệ Đức và anh làm bánh bụng phệ đợc huy chơng nhà binh vì bị thơng ngoài mặt trận…” [24, 285].

Kết thúc có hậu trong truyện ngắn của G.Môpátxăng không phải là kiểu “có hậu” dễ dãi, đoán biết trớc đợc nh trong truyện cổ tích. Để có đợc kết thúc ấy, nhân vật đã trải qua những đấu tranh, giằng xé phức tạp, khó khăn (Ximông là một ví dụ tiêu biểu:em đã nghĩ đến cả cái chết vì nỗi khổ không có bố-Bố của Ximông). Trong khi đó, truyện của Sêkhốp hầu nh không kết thúc có hậu. Truyện của ông là sự mỉa mai, chua xót những xấu xa của xã hội, nhất là những ngời tự biến mình thành “con ngời nhỏ bé”.

Có đợc những kết thúc này G.Môpátxăng đã tạo nên những đoạn văn giàu chất thơ, chủ yếu là đoạn tả cảnh ở phần kết thúc. Thế nên đoạn cuối những truyện này có một không khí dìu dịu lan toả, thấm nhẹ vào tâm hồn ngời đọc: “Ngời đàn ông cao lớn hơn, quàng cổ cô bạn gái và thỉnh thoảng lại hôn lên trán cô. Họ bỗng làm sinh động hẳn lên cái khung cảnh lặng lẽ bao trùm lấy họ nh một chếc khung thần tiên tạo ra vì họ” [24, 653]. Những bức tranh thơ mộng và lãng mạn nh thế hoàn toàn phù hợp với kiểu kết thúc có hậu trong các truyện của G.Môpátxăng.

2.2.2. Kết thúc mở với tầm khái quát rộng lớn

Nền văn học Pháp thế kỷ XIX có rất nhiều dòng, nhng tiêu biểu nhất vẫn là chủ nghĩa lãng mạn, chủ nghĩa hiện thực, phái Thi Sơn, chủ nghĩa tợng trng và chủ nghĩa tự nhiên. Nếu chủ nghĩa lãng mạn ra đời sau cách mạng t sản-khi những quan hệ phong kiến và những quan hệ t sản còn những va chạm, giằng co phức tạp

trong đời sống xã hội thì chủ nghĩa hiện thực xuất hiện và phát triển khi giai cấp t sản đã chiếm địa vị thống trị và phong trào công nhân đã thực sự trởng thành. Xung đột xã hội với các nhà văn hiện thực gắn với sự cắt nghĩa, lý giải những nguyên nhân sâu xa, “nắm bắt đợc những quy luật thép của thế giới hiện thực” (Xtăngđan). Sống trong xã hội ấy, chịu ảnh hởng của dòng văn học hiện thực ấy, Môpátxăng đã sáng tạo nên những tác phẩm có sức khái quát rộng lớn-những mảnh nhỏ đã ghép lại thành một bức tranh đời sống chân thực, sống động và điển hình. Chính ý nghĩa sâu sắc này đã khiến Môpátxăng xây dựng những kết thúc mở đặc sắc về nghệ thuật và có sức chuyển tải to lớn về nội dung.

“Truyện ngắn luôn phá vỡ những vòng vây bao quanh nó. Nó động, nó có thể trải qua bi kịch. Thế giới truyện ngắn là thế giới lộn xộn, xáo động, đổ vỡ, có thể là thế giới của cái ác” [18, 273]. Và đúng là truyện của G.Môpátxăng không đoán trớc đợc kết cục sẽ là gì. Nó không diễn biến theo kiểu “nhân nào-quả ấy”, cũng không phải là một cái gì đã xong xuôi.Trái lại, nó mở ra trờng liên tởng rộng rãi và biên độ không cùng của trí tởng tợng.

Mở ra khúc đoạn mới trong cuộc đời nhân vật:

Đây có thể xem là một biệt tài kể chuyện của G.Môpátxăng bởi tính chất tự nhiên, hợp lôgíc của sự kiện đợc miêu tả. Những tởng cuộc đời nhân vật đã có một sự ổn định tơng đối nhng đến đoạn kết, chỉ vài dòng ngắn ngủi, nhà văn lại tạo ra đợc một bối cảnh mới, một tình trạng mới và đó là bối cảnh, tình trạng đợc ngời đọc chấp nhận, thậm chí bị cuốn theo một cách say mê, hào hứng bởi dụng ý “để ngỏ” của nhà văn. Truyện ngắn Món trang sức đã có kết thúc mở thú vị nh thế. Matin Loaden mợn chuỗi kim cơng của bạn đi dạ hội, không may làm mất, cô hoảng hốt tột độ và đã trả bạn một chuỗi kim cơng không tơng xứng. Hai vợ chồng nai lng ra làm việc kiếm tiền trả nợ. Những vất vả hằn in vào cuộc sống và khuôn mặt Matin. Sẽ không có gì đáng nói nếu không có cuộc gặp gỡ sau mời năm đằng đẵng. Mà nỗi chua xót, sự mỉa mai của nhà văn rơi vào câu cuối cùng-lời thanh minh của ngời bạn: “- Chết chửa, chị Matin của em! Chuỗi hột của em là hột giả đấy. Nó đáng giá nhiều lắm là 500 quan thôi!” [24, 248]. Truyện đặt dấu chấm hết nhng không gói lại tất cả. Nó mở ra những hồi ức về mời năm cơ cực, tủi nhục của

hai vợ chồng Matin; về nỗi sợ hãi, sự bất an trong tâm hồn họ và trên tất cả, không cứu vãn đợc là sự ập đến của tuổi già, sự phai tàn của nhan sắc; chắc chắn là cả những ngậm ngùi, ai oán, than trách số phận, cuộc đời.

Có khi khúc đoạn mới không kéo dài đến mời năm. Chỉ sáu tháng thôi, cuộc đời nhân vật đã rẽ ngoặt: “Sáu tháng sau, ông tái giá. Ngời vợ thứ hai là một ngời đàn bà rất ngay thẳng nhng khó tính. Ngời đó làm ông đau khổ nhiều” [24, 601]. Hay ở truyện Cô Fifi: “ít lâu sau, cô gái đợc một ngời yêu nớc chẳng quản ngại tiếng tăm, mến cô vì cái cử chỉ đẹp đẽ kia, chuộc cô ra, rồi sau yêu cô thực sự, cới cô làm vợ, cô trở nên một vị phu nhân chẳng kém gì nhiều bà khác” [24, 628].

Truyện đã có thể dừng lại trớc khi xuất hiện những đoạn văn này. Và khuôn khổ của một truyện ngắn cho phép điều đó xẩy ra. Nhng dụng ý của G.Môpátxăng là muốn “nới” rộng các biến cố để qua đó bộc lộ rõ hơn t tởng nghệ thuật. ở đây, tính chất khép kín của thể loại đã bị phá vỡ. Cũng khó khẳng định rằng đó có phải là khuynh hớng tiểu thuyết hoá đợc cô nén lại trong truyện ngắn hay không? Nhng có một điều dễ nhận thấy là trong phần kết thúc có sự xuất hiện dày đặc các sự kiện (lấy vợ, trả nợ, lấy chồng, chết…), nhiều hơn hẳn so với các chi tiết đợc mô tả.

Mở ra những suy tởng sâu xa từ cái chết của nhân vật:

Kết thúc mở không chỉ tồn tại với những truyện ngắn mà ở đó, cuộc đời nhân vật vẫn tiếp diễn. Có khi ở đoạn kết, nhân vật chết-thậm chí là nhân vật chính nhng truyện vẫn tạo đợc một khoảng trống rộng rãi để ngời đọc suy tởng, ngẫm nghĩ về ý đồ nghệ thuật của tác giả. Cái chết nhiều khi chỉ là cái cớ, là phơng tiện để G.Môpátxăng đối thoại với cuộc đời. Chết cha phải là hết mà đằng sau đó tác giả gieo vào lòng ngời những dự cảm, những cảm xúc phong phú nh chính đời sống hiện thực đa dạng và phức tạp. Cái chết của Lơrat (Dạo chơi), của mụ Xôva (Mụ Xôva), của Xôva và Môritxô (Đôi bạn)… đã khiến cho độc giả khi thì căm phẫn, khi thì thơng xót, có lúc rất khâm phục. Điều này không có gì mới mẻ vì nhiều tác phẩm khác cũng tạo đợc ấn tợng nh thế. Nhng lạ là ở chỗ cách G.Môpátxăng tạo độ mở của truyện. ông thờng hỏi ngỏ, hỏi dò quan điểm độc giả với nội dung-ý nghĩa “ngợc”, phủ định: “Ngời ta cho rằng đó là một cuộc tự sát, nhng không rõ vì

cớ gì. Có lẽ vì một cơn điên đột ngột nổi lên chăng” [24, 17]. Hoặc “Nhng sáng sớm tinh mơ, khi ngời ta đến để hỏi cung hắn thì thấy hắn nằm chết cứng trên mặt đất. Thế có lạ không?” [24, 559]; “Nhng bản thân tôi cũng ngã, tôi bị hai phát roi ngựa quất vào mặt và vì nàng lại còn tiếp tục lao vào tôi, nên tôi bắn một phát đạn khác vào bụng nàng. Anh hãy cho tôi biết, có phải tôi điên hay không thế” [23, 226]…

Với những truyện ngắn nh thế, ngời đọc sẽ có dịp đợc đồng sáng tạo cùng tác giả. Và sức gợi mở của truyện chủ yếu đợc thể hiện trên bình diện đạo đức: đó là cảm hứng phê phán của G.Môpátxăng về sự lộn sòng, sấp ngửa, tính toán trong xã hội đơng thời-vì miếng ăn, một ngời có thể bị ruồng rẫy, bỏ rơi cho đến chết; vì sự ghen tuông ngớ ngẩn, ngời ta có thể giết ngời và vô vàn những thói tật xấu xa khác tồn tại dới chế độ t sản. Trong cuốn Văn học châu Âu (NXB Hatchettơ, Pari, 1992), các nhà nghiên cứu đã chia ra nhiều loại chủ nghĩa hiện thực: Flôbe thuộc chủ nghĩa hiện thực thẩm mĩ; Xtăngđan, Bandắc thuộc chủ nghĩa hiện thực phê phán còn Mêrimê và Môpátxăng là những ngời theo chủ nghĩa hiện thực đạo lý. Đây chỉ là một cách đánh giá nhng cũng đã cho thấy phần nào nét phong cách của từng nhà văn và G.Môpátxăng đợc biết đến bởi ông đã “khơi gợi những tình cảm đạo đức qua từng truyện ngắn” của mình [31, 21].

Kết thúc chỉ là một phần của tác phẩm nhng với những cái kết mở, tầm phản ánh hiện thực của nó lại vô cùng phong phú và rộng lớn. Từ một cuộc đời, một số phận, có thể thấy đợc toàn bộ cuộc sống đang biến động và luận chuyển. Đó cũng là đặc thù của văn học hiện thực phê phán đặt trong mối tơng quan với một số trào lu văn học khác.

2.2.3. Kết thúc láy lại mở đầu.

Tác phẩm văn học là một chỉnh thể nghệ thuật mà sự có mặt của thành tố này tất yếu sẽ kéo theo sự xuất hiện của thành tố khác. Giữa các thành tố có sợi dây liên hệ, ràng buộc lẫn nhau. Kết thúc và mở đầu là một trong rất nhiều các quan hệ ấy. Xét một cách riêng rẽ, mở đầu đã quan trọng, kết thúc cũng đòi hỏi sự sáng tạo, tìm tòi. Nhng một nhà văn tài năng còn là ngời biết tạo lập tính tơng ứng đầu-

cuối, sự thống nhất từ mở đầu cho đến kết thúc tác phẩm về các mặt: không gian, thời gian, vận động của tâm lý, kết cục của sự việc…

G.Môpátxăng đã tổ chức chặt chẽ và có hệ thống mối quan hệ này. Hơn thế, ông còn “đánh lạc hớng” ngời đọc bởi mở đầu một đờng kết thúc một nẻo nhng mở đầu với kết thúc vẫn phù hợp nhau. Chính ông cũng từng nói: “Hãy mang đặt cái đen bên cạnh cái trắng” [26, 111] để tạo nên những bất ngờ, mới mẻ. Cũng cần lu ý rằng: “Trong tác phẩm văn học, điểm mở đầu và điểm kết thúc của trần thuật không phải bao giờ cũng trùng hợp với điểm mở đầu và điểm kết thúc của cốt truyện” [21, 308]. Sự trùng hợp này hầu hết chỉ xuất hiện ở những truyện dân gian tạo nên kết cấu khép kín. Còn trong văn học viết, tác phẩm thờng mở đầu khi sự kiện đã xẩy ra và kết thúc khi sự việc cha hoàn thành. Trong truyện ngắn của G.Môpátxăng, khoảng thời gian khách quan từ điểm mở đầu trần thuật đến kết thúc trần thuật rất ngắn (thông thờng là cuộc gặp gỡ, kể chuyện thoáng chốc) nên chuỗi hồi tởng, hồi ức về các sự kiện xẩy ra trớc điểm mở đầu trần thuật rất phong phú (Chú Giuyn tôi, Mùa chim giẽ, Ngời gác rừng…).

Có một mô típ phổ biến nhất về sự tơng ứng đầu-cuối là mở đầu bởi một sự việc nào đó của hiện tại tác động tới tâm hồn con ngời để họ nhớ lại kỷ niệm trong quá khứ còn kết thúc là sự lý giải nguyên nhân liên tởng. Chú Giuyn tôi là một trong những truyện ngắn nh thế. Đây là mở đầu tác phẩm: “Một ông lão ăn mày râu bạc hỏi xin chúng tôi. Anh bạn tôi là Giôdép Đavơrăng cho ông cụ một đồng bạc. Tôi lấy làm lạ thì bạn tôi nói:

- Ngời nghèo khổ này làm tôi nhớ lại một câu chuyện luôn luôn ám ảnh tôi. Tôi kể anh nghe”[31, 201]. Còn kết thúc truyện chỉ một câu văn ngắn: “Chính vì thế nên anh cứ thấy đôi khi tôi cho kẻ ăn mày những một đồng bạc”[31, 216]. Hồi tởng của Giôdép là câu trả lời cho chính hành động của anh.Với kết thúc đó, băn khoăn của nhân vật tôi sẽ không còn nữa. Mở và kết đã tạo cho câu chuyện sự cân xứng, hài hoà.

Mặt khác, mối quan hệ chặt chẽ này còn bị quy định bởi dung lợng thời gian dành cho chúng. Những kết thúc trong truyện của G.Môpátxăng thờng rất nhanh, gấp rút, đột ngột trong khi mở đầu thì dềnh dàng, trễ nải. Kết thúc nhanh vì mở

đầu đã hé lộ sẵn những thông tin cần thiết và chắc chắn sẽ không có kết thúc đó nếu không có mở đầu phù hợp. Mở đầu của Viên Mỡ Bò [24, 672] thật chậm rãi và tập trung nhiều miêu tả tỉ mỉ. Kết thúc chóng vánh với nỗi cô đơn, uất nghẹn của một cô gái điếm đối lập với sự tàn nhẫn, đạo đức giả của những quý tộc hãnh tiến, giàu sang.Trong cán cân chênh lệch về địa vị xã hội mà nhà văn đã khắc hoạ ngay từ đầu thì đến cuối, vấn đề này lại nhờng chỗ cho quan niệm về đạo đức. Ngời đáng đợc cảm thơng và khâm phục lại chính là ngời có địa vị thấp hèn, nghề nghiệp nhục nhã-bán mình nhng tâm hồn thì nhân hậu và có ý thức trách nhiệm đối với đất nớc.

Tóm lại, kết thúc hấp dẫn không chỉ bởi bản thân kết thúc mà làm nên sức hấp dẫn ấy phải là sự gom góp của nhiều yếu tố khác nhau, trong đó có mở đầu. Từ kết thúc, ngời ta thờng lật lại mở đầu để tìm một sự thống nhất, hoà hợp nhuần nhuyễn. G. Môpátxăng là nhà văn đã làm đợc điều đó.

Một phần của tài liệu Một số đặc sắc trong kết cấu truyện ngắn g môpatxang (Trang 30 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(66 trang)
w