1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Vận dụng sáng tạo tư tưởng hồ chí minh về văn hóa văn nghệ vào việc xây dựng phong trào văn hóa văn nghệ ở xã hưng lộc ( TP vinh) trong giai đoạn hiện nay thực trạng và giải pháp luận văn tốt nghiệp đại học

68 2K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 68
Dung lượng 3,52 MB

Nội dung

Lý do chọn đề tài Trong nghị quyết kỉ niệm 100 năm ngày sinh chủ tịch Hồ Chí Minh, tổ chức UNESCO đã khẳng định: “Sự đóng góp quan trọng về nhiều mặt của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong lĩnh

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Đề tài:

VẬN DỤNG SÁNG TẠO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VĂN HÓA VĂN NGHỆ VÀO VIỆC XÂY DỰNG PHONG TRÀO VĂN HÓA VĂN NGHỆ Ở XÃ HƯNG LỘC (TP VINH) TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY – THỰC TRẠNG VÀ

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Giảng viên – Th.s Phan Văn Tuấn - người hướng dẫn, chỉ đạo nhiệt tình và có hiệu quả, giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp cuối khóa này.

Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Giáo dục chính trị – trường Đại học Vinh, cùng các bạn sinh viên K48B3 Chính trị - Luật đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài này.

Và qua đây tôi gửi lời cảm ơn đến tất cả bạn bè, đồng nghiệp đã động viên khích lệ giúp đỡ tận tình cho tôi trong quá trình nghiên cứu, thu thập xử

lý số liệu của đề tài.

Mặc dù đã cố gắng hết sức mình nhưng do mới bước đầu làm quen với công tác nghiên cứu, điều kiện về thời gian cũng như trình độ còn hạn chế nên không tránh khỏi những sai sót nhất định Vậy rất mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô cùng các bạn.

Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn!

Vinh, tháng 05 năm 2011

Hồ Hà Giang

Trang 3

DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT

TTLT Thông tin liên tịch

UBKT Ủy ban kiểm tra

Trang 5

MỤC LỤC Tra

1.1 Bàn về khái niệm văn hóa, văn hóa văn nghệ 6

1.2 Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa văn nghệ 15

1.2.1 Văn nghệ là mặt trận, nghệ sĩ là chiến sĩ, tác phẩm văn nghệ là

vũ khí bén trong đấu tranh cách mạng, trong xây dựng xã hội mới,

con người mới

17

1.2.2 Văn nghệ phải gắn với thực tiễn của đời sống nhân dân 19

1.2.3 Phải có những tác phẩm văn nghệ xứng đáng với thời đại mới

Chương 2: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG PHONG

TRÀO VĂN HÓA VĂN NGHỆ Ở XÃ HƯNG LỘC (TP VINH)

DƯỚI ÁNH SÁNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH TRONG GIAI

ĐOẠN HIỆN NAY

24

2.1 Thực trạng phong trào văn hóa văn nghệ ở xã Hưng Lộc 24

2.2 Giải pháp phát triển phong trào văn hóa văn nghệ ở xã Hưng

Lộc theo tư tưởng Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay 39

2.2.1 Nâng cao nhận thức về văn hóa văn nghệ 40

2.2.2 Nâng cao năng lực chỉ đạo trách nhiệm của cấp ủy, chính

Trang 6

A MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Trong nghị quyết kỉ niệm 100 năm ngày sinh chủ tịch Hồ Chí Minh, tổ

chức UNESCO đã khẳng định: “Sự đóng góp quan trọng về nhiều mặt của

Chủ tịch Hồ Chí Minh trong lĩnh vực văn hóa, giáo dục và nghệ thuật là kết tinh truyền thống hàng ngàn năm của nhân dân Việt Nam và những tư tưởng của Người là hiện thân của những khát vọng của dân tộc trong việc khẳng định bản sắc của mình và tiêu biểu cho việc thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau”

[20; 431] Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, do có quanđiểm nhìn nhận, đánh giá văn hóa là động lực phát triển, là yêu cầu cấp thiếtcủa sự nghiệp cách mạng Việt Nam nên Hồ Chí Minh luôn có ý thức chọnlọc, tiếp thu mọi đỉnh cao văn hóa nhân loại để tự bản thân mình rèn luyệnmột tác phong văn hóa thực sự ấn tượng và đầy sức thuyết phục Qua baonhiêu năm nghiên cứu, chắt lọc những tinh hoa tri thức mang giá trị vĩnh cửucho mọi thời đại trong di sản văn hóa của cả Phương Đông và Phương Tây,Chủ tịch Hồ Chí Minh đã hòa quyện thành một chủ nghĩa nhân văn hoàn toànphù hợp với thực tiễn cách mạng Việt Nam cũng như truyền thống của Dântộc Việt Nam Hồ Chí Minh với tư cách là một nhà nhân văn chân chính, nhàvăn hóa kiệt xuất ngay từ rất sớm đã nắm bắt được quy luật hình thành, vận

động và phát triển của một nền văn hóa Trong nhận thức của Người, "Văn

hóa Việt Nam chứa đựng sự kỳ diệu giữa cái ổn định và cái linh hoạt" [9;

213], bởi lẽ nền văn hóa này có sợi dây liên hệ bền chặt với cuộc sống Vàmột trong những nội dung cơ bản trong tư tưởng của Người về văn hóa đó là

"Văn hóa phải gắn liền với cuộc sống" [23; 59] Tư tưởng cốt lõi này trở thành

nội dung xuyên suốt được quán triệt sâu sắc góp phần mang lại nét độc đáoriêng có trong hầu hết các giá trị văn hóa mà Hồ Chí Minh để lại

Văn hóa bao gồm nhiều lĩnh vực, trong tư tưởng của Người văn hóabao gồm: Văn hóa giáo dục, văn hóa văn nghệ, văn hóa và đời sống mới Tưtưởng Hồ Chí Minh về văn hoá văn nghệ là di sản quý báu của dân tộc Việt

Trang 7

Nam Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, Người luôn luôn coi trọngvăn hóa văn nghệ là một trong những phương tiện quan trọng, có sức mạnh tolớn trong cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do và xây dựng những giá trị thẩm

mỹ mới, tiến bộ của nền văn hóa nghệ thuật nước nhà Tư tưởng ấy thể hiệnkhông chỉ trong bài nói, bài viết của Người mà còn thể hiện trong cả cuộc đờihoạt động cách mạng của Người Là một nhà cách mạng hành động, thôngqua người thực, việc thực mà Người đặt vấn đề và giải quyết vấn đề rất hiệuquả Thế giới suy tôn Hồ Chí Minh là Danh nhân văn hoá không đơn thuầnchỉ căn cứ vào những bài nói hay bài viết của Người, mà hơn tất cả, Người làmột nhà văn hóa và mang văn hoá ấy để phục vụ cho dân tộc theo đúng tinh

thần: “…Nếu văn hoá là nhu cầu của sự sinh tồn của loài người thì văn hoá

ấy phải phục vụ cho chính con người” Vì thế mà các nhà nghiên cứu văn hóa

thế giới đã công nhận Việt Nam là một đất nước có nền văn hiến lâu đời, côngtrình nghiên cứu của AT Toenbi còn xếp Việt Nam là một trong hơn 30 nềnvăn hóa của nhân loại đầu thế kỷ XX

Xã Hưng Lộc (TP Vinh - Nghệ An) là một xã thuần nông nhưng đangngày càng được đổi mới, đã thực hiện nếp sống văn hóa mới ở khu dân cư.Trong thời gian qua, xã luôn vận dụng một cách đúng đắn và sáng tạo tưtưởng Hồ Chí Minh về các vấn đề như dân chủ cơ sở, thực hiện đại đoànkết…và nhất là phong trào văn nghệ để thay đổi, làm mới mình Những hoạtđộng văn hóa văn nghệ ở địa phương trong thời gian qua như kỷ niệm 80 nămngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, Mừng Đảng, Mừng Xuân, đón TếtTân Mão 2011, Hội chợ Xuân, Hội Báo xuân, chào mừng thành công Đại hộiĐảng toàn quốc lần thứ XI, kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Đoàn Thanh niêncộng sản Hồ Chí Minh những câu hát dân ca của các chị em phụ nữ, những

ca khúc tự sáng tác của các bậc lão thành cách mạng, những điệu ru con, bàithơ mà người dân tự sáng tác và phát huy đang trở thành món ăn tinh thầnkhông thể thiếu đối với cộng đồng xã Hưng Lộc

Ngày nay với cuộc sống của nền kinh tế thị trường, thì vấn đề văn hóa

Trang 8

vị trí quan trọng trong đời sống xã hội Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng cònnhiều hạn chế và bất cập như người dân nhận thức chưa cao về vai trò vănhóa văn nghệ trong đời sống và lao động Hiện nay mặc dù đã có nhiều sự đổimới theo chiều hướng tiến bộ nhưng những tư tưởng lạc hậu vẫn còn tồn tạitrong quần chúng nhân dân Không ít những cá nhân thờ ơ với phong trào củacộng đồng, họ coi văn hóa văn nghệ như trò giải trí mua vui Hay nhận thứccủa một bộ phận lãnh đạo các cấp và nhân dân về mục đích, ý nghĩa củaphong trào chưa thật đầy đủ, từ đó thiếu sự quan tâm đúng mức trong chỉ đạo

và thực hiện Vì vậy, vấn đề “Vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh về

văn hóa văn nghệ vào việc xây dựng phong trào văn hóa văn nghệ ở xã Hưng Lộc (TP Vinh) trong giai đoạn hiện nay - Thực trạng và giải pháp” được lựa

chọn để làm đề tài khóa luận tốt nghiệp

2 Tình hình nghiên cứu của đề tài

Đề tài về tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa, văn hóa văn nghệ được nhiềunhà khoa học nghiên cứu Có một số bài viết như:

- Nguyễn Đăng Mạnh, “Quan điểm và phương pháp nghiên cứu văn thơ

Hồ Chí Minh”.

- GS-TS Đỗ Huy, “Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng và phát triển nền

văn hóa nghệ thuật mới ở Việt nam”.

- Phan Thanh Bình, “Tư tưởng Hồ Chí Minh trên bình diện văn hóa nghệ

thuật tạo hình”.

- Đinh Xuân Dũng, “ Mấy cảm nhận về văn hóa”.

- Bùi Đình Phong, “Trí tuệ và bản lĩnh văn hóa Hồ Chí Minh”.

Tuy nhiên vấn đề Vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa

văn nghệ vào việc xây dựng phong trào văn hóa văn nghệ ở xã Hưng Lộc (TP Vinh) trong giai đoạn hiện nay chưa có công trình nghiên cứu nào tập

trung nghiên cứu đầy đủ, toàn diện và có hệ thống

Dưới góc độ là đề tài luận văn cho khóa luận tốt nghiệp, tôi xin trình bàymột số ý kiến tìm hiểu của mình về vấn đề vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minhtrong việc xây dựng phong trào văn hóa văn nghệ ở xã Hưng Lộc trong thời

Trang 9

gian qua Đồng thời, đưa ra một số giải pháp để phát triển phong trào trongthời gian sắp tới.

3 Mục đích nghiên cứu, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

- Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài:

+ Phân tích nguồn gốc, nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa văn nghệ + Phân tích, đánh giá thực trạng phong trào văn hóa văn nghệ ở xã HưngLộc trong thời gia qua

+ Từ đó nêu một kiến nghị và đề xuất một số giải pháp để phát huy, làmphong phú thêm việc xây dựng phong trào văn hóa văn nghệ ở xã Hưng Lộctrong thời gian tới

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Nghiên cứu tình hình phát triển củaphong trào văn hóa văn nghệ ở xã Hưng Lộc -Thành Phố Vinh trong thời gianqua qua việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa văn nghệ

- Phạm vi nghiên cứu:

+ Về không gian: Tại địa bàn xã Hưng Lộc - Thành phố Vinh

+ Về thời gian: theo số liệu thống kê trong 10 năm, từ 2001 - đến 2011 vàphương hướng phát triển từ 2011- 2016

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

- Trong quá trình nghiên cứu đề tài sử dụng một số phương phápnghiên cứu sau:

+ Phương pháp luận của đề tài là phép duy vật biện chứng và duy vật lịch

sử, dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin và các quan thống củaĐảng cộng sản Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh về văn hóa, văn hóa văn nghệ

- Các phương pháp nghiên cứu cụ thể:

+ Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử nhằm nghiên cứu

tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa văn nghệ và trong việc xây dựng phong tràovăn hóa văn nghệ ở xã Hưng Lộc trong mối liên hệ chặt chẽ, qua lại trong toànthành phố, toàn tỉnh

Trang 10

+ Phương pháp thu thập tài liệu: Thông qua các tài liệu văn bản, sáchbáo, tạp chí, sổ sách, báo cáo, website và tư liệu do địa phương cung cấp cóliên quan đến đề tài.

+ Phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp thống kê, phươngpháp so sánh,…

6 Bố cục của đề tài

Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục các tài liệu tham khảo, đềtài được chia thành 2 chương 4 tiết

Chương 1 Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa văn nghệ

Chương 2 Thực trạng và giải pháp xây dựng phong trào văn hóa vănnghệ ở xã Hưng Lộc (TP Vinh) dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh tronggiai đoạn hiện nay

Trang 11

B NỘI DUNG Chương 1 TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VĂN HÓA VĂN NGHỆ 1.1 Bàn về khái niệm văn hóa, văn hóa văn nghệ

1.1.1 Khái niệm văn hóa

- Quan niệm chung về văn hóa

Bằng những cách tiếp cận khác nhau, gắn nhiều khía cạnh của cuộc

sống, từ tác giả Tylor (“văn hóa nguyên thủy, 1987”) đến UNESCO (Tuyên

bố về những chính sách văn hóa tại hội nghị quốc tế, 1982) đã có hàng trăm

định nghĩa về văn hóa, phản ánh văn hóa “hữu thể” và văn hóa “vô thể” Cóthể hiểu văn hóa theo nghĩa rộng, phức thể nhiều mặt; là giá trị vật chất vàtinh thần, khắc họa bản sắc, tạo nên đặc trưng riêng của cộng đồng; văn hóa làhiểu biết; ứng xử; gắn với từng lĩnh vực (văn hóa văn nghệ, văn hóa giáo dục,văn hóa pháp luật…)

Văn hóa là phạm trù chỉ toàn bộ đời sống con người trong quan hệ giữathiên nhiên với con người, giữa con người với con người Quan hệ đó kết tinhcác giá trị, năng lực hoạt động của con người (trong phương thức sản xuất,năng lực chiếm lĩnh thế giới và khả năng hóa thân vào sản phẩm do mình tạora) và trình độ phát triển của chính bản thân con người (hoàn thiện phẩm chất,nhân cách, trình độ con người) Văn hóa giúp cho con người tự hoàn thiện,khắc họa bản sắc, tính cách riêng của một cộng đồng, có tầm quan trọng tolớn và ý nghĩa cách mạng sâu sắc đối với vận mệnh con người

- Quan niệm của Hồ Chí Minh về văn hóa

Tháng 8- 1943, trong một bối cảnh thời gian và không gian khá đặcbiệt, Hồ Chí Minh đã đúc kết quan điểm của mình về văn hóa trong nhận

định: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng

tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về ăn, mặc, ở và các phương thức sử dụng Toàn bộ những sáng tạo và phát minh

đó tức là văn hóa Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt

Trang 12

những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn” [20; 431] Từ quan điểm

khái quát trên của Hồ Chí Minh ta thấy rằng văn hóa bao hàm hai lĩnh vực làvăn hóa vật chất và văn hóa tinh thần tương ứng với hai hình thức sản xuấtcủa xã hội loài người là sản xuất vật chất và sản xuất tinh thần Văn hóa vậtchất biểu hiện lĩnh vực hoạt động vật chất và toàn bộ kết quả của hoạt độngnày, bao gồm: công cụ lao động, nhà ở và những vật dụng cần thiết cho đờisống hàng ngày như ăn, mặc, đi lại, thông tin, giao lưu… Văn hóa tinh thầnđược phản ánh trong hoạt động ý thức, hoạt động sản xuất tinh thần, cùng vớitoàn bộ kết quả của nó như: hoạt động nhận thức, đạo đức, pháp luật, nghệthuật, giáo dục đào tạo, tôn giáo tín ngưỡng… Việc phân định hai lĩnh vựcvăn hóa trên đây chỉ là tương đối vì mỗi kết quả của những hoạt động này đềuhàm chứa trong mình nó cả hai giá trị, giá trị vật chất và giá trị tinh thần

Như vậy, văn hóa đã được hiểu theo nghĩa rộng nhất Đó là toàn bộnhững giá trị vật chất và tinh thần mà loài người sáng tạo ra nhằm đáp ứng lẽsinh tồn, đồng thời cũng là mục đích cuộc sống của loài người Và muốn xâydựng nền văn hóa dân tộc thì phải xây dựng tất cả các mặt kinh tế, chính trị,

xã hội, đạo đức, tâm lý con người

1.1.2 Khái niệm văn hóa văn nghệ

- Quan điểm của Hồ Chí Minh về văn hóa văn nghệ.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa nghệ thuật có nhiều mặt và giá trịthực tiễn lớn lao cũng chính được xuất phát từ cuộc đời hoạt động cách mạngcủa Người Sự tích lũy tri thức văn hóa sâu sắc của Người, xuất phát từ hoạtđộng nghệ thuật, hoạt động cách mạng của mình

Từ thực tiễn phát triển văn hóa nghệ thuật tạo hình dân tộc, Người đã đề

ra những luận điểm phát triển, xây dựng văn hóa nghệ thuật có tính tư tưởngcao, tính lý luận chặt chẽ và đạt đến giá trị khoa học - chân thực - thực tiễn.Người coi trọng mục đích biểu hiện nghệ thuật, nghệ thuật phục vụ cho ai, vì

ai? Tư tưởng nghệ thuật phải gần gũi với cuộc sống Nghệ thuật là phương tiện

nhận thức, phản ánh hiện thực, là tư tưởng chủ đạo trong sáng tạo nghệ thuật,

mà cốt lõi là “…lấy hạnh phúc của đồng bào, của dân tộc làm cơ sở” Trong

Trang 13

nhiều bài viết, người còn khẳng định không có các thứ nghệ thuật vị nghệ thuậttồn tại trong sự nghjệp văn hóa của dân tộc trong thời đại mới Chính vì vậy,Người rất quan tâm đến các biểu hiện cụ thể, giá trị xã hội của tác phẩm nghệ

thuật Người phê phán “…Nhân dân ta rất thích vẽ, nhưng có bức vẽ không ai

hiểu gì cả” Ngay cả tờ báo bình vận bằng tiếng Đức “Bạn chiến đấu”, Người

cũng chỉ đạo: “Tờ báo này dành cho những người lính lê dương, những chàng

trai vui tính, dễ cáu kỉnh, dễ cảm xúc…Bởi vậy cần có những bức tranh, những bức vẽ khôi hài, những gì làm cho họ vui cười” [21; 290] Người khẳng định

một vấn đề đã từng gây nhiều tranh cãi, đó là sự tượng trưng, hư cấu nghệthuật Tuy nhiên khi đã thống nhất quan điểm, nghệ thuật phải gần gũi với nhân

dân, vì hạnh phúc và nhu cầu thẩm mỹ của nhân dân Ngưòi nói: “Vẽ không

thể tùy ý muốn tượng trưng ra thế nào cũng được” [21; 413]

Tư tưởng về kế thừa di sản văn hóa nghệ thuật dân tộc hình thành rấtsớm ở chủ tịch Hồ Chí Minh Người đã đi qua rất nhiều nước và thấm thía hơn

ai hết giá trị đích thực của đặc tính và bản sắc văn hóa của mỗi dân tộc Đề caotính dân tộc trong biểu hiện văn hóa, sáng tạo nghệ thuật, nhưng Người cũngchỉ ra những hạn chế phải tránh Người khẳng định, chủ nghĩa dân tộc cực đoanhoàn toàn xa lạ với mục tiêu phát triển văn hóa mà người đề xướng, bởi vì sự

kế thừa của nền văn hóa nghệ thuật mới là kế thừa có chọn lọc, nâng cao và

kiên quyết loại bỏ những tàn tích phong kiến hủ tục Người cho rằng: “cần

khôi phục cái gì tốt, còn cái gì không tốt thì phải loại dần ra”[21; 354].

Khi biểu lộ tư tưởng về một nền văn hóa nghệ thuật tạo hình đậm đàbản sắc dân tộc Người có niềm tin vững chắc vào những thành quả và giá trịcủa di sản nghệ thuật dân tộc Nói chuyện với nghệ sĩ nước ngoài, Người luônnhắc đến các danh nhân văn hóa, các tác phẩm nghệ thuật Việt Nam với niềm

tự hào, trân trọng Một trong những giá trị lớn của tư tưởng Hồ Chí Minh trênbình diện văn hóa văn nghệ là lĩnh hội truyền thống ở sự vận động, tồn tạicùng thời đại Truyền thống không phải là bất biến, tĩnh tại, phủ đầy dấu vếtthời gian mà phải được soi sáng bởi ánh sáng và tư tưởng văn hóa cuộc sốngmới, góp phần làm phong phú hơn tính hiện đại trong hoạt động văn hóa nghệ

Trang 14

thuật Người đã làm sáng tỏ tính hiện thực của tư tưởng Mác - Lênin về kếthừa di sản văn hóa

Trong mối quan hệ biện chứng nghệ thuật dân tộc và di sản của nghệthuật loài người, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn luôn thể hiên một tư tưởng nhất

quán, hợp với quy luật phát triển văn hóa nghệ thuật của thời đại, đó là: “…

không thể lấy từ nghệ thuật của dân tộc khác, chỉ riêng mặt nào đó…Văn hóa của các dân tộc khác cần phải được nghiên cứu toàn diện, chỉ có trong trường hợp đó mới có thể tiếp thu được nhiều hơn cho văn hóa của chính mình” [25; 394] Chủ tịch Hồ Chí Minh rất chú ý đến dự giao lưu văn hóa,

theo Người, “phát triển hết cái hay, cái đẹp dân tộc tức là ta cũng đi tới chỗ

nhân loại”[25; 50] Nghị quyết của Đại hội đồng UNESCO cũng khẳng định:

“Tư tưởng của Người là hiện thân của những khát vọng dân tộc trong việc khẳng định bản sắc dân tộc của mình và tiêu biểu cho việc thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau”[20; 431].

Một trong những trọng tâm khác trong tư tưởng văn hóa văn nghệ củachủ tịch Hồ Chí Minh đó là việc xác định sứ mạng cao cả, trách nhiệm to lớncủa nghệ sĩ trong thời đại mới Trong thư gửi các họa sĩ nhân triển lãm mỹthuật toàn quốc 1951, Người trình bày hai luận điểm có tính tư tưởng quan

trọng, thứ nhất là “văn hóa văn nghệ cũng là mặt trận, anh chị em là chiến sĩ

trên mặt trận ấy” [24; 368], và thứ hai là “văn hóa văn nghệ cũng như mọi hoạt động khác không thể đứng ngoài, mà phải ở trong kinh tế và chính trị”

[21; 349] Không phải ai cũng có thể hiểu thấu đáo tư tưởng lớn nói trên, bởi

vì, một mặt trận văn hóa văn nghệ không có tiếng súng, nhưng sự đấu tranhgiữa cái cũ và cái mới, lạc hậu và tiến bộ, đẹp và xấu, giá trị và phản giá trị lạidiễn ra vô cùng quyết liệt Vấn đề là ở chỗ cuộc đấu tranh đó phản ánh rất rõ

tư tưởng sáng tác của nghệ sĩ Do vậy, khi đứng về phía cách mạng, ngườinghệ sĩ phải có quan điểm, lập trường tư tưởng rõ ràng, có tình cảm sáng tạođúng đắn, lành mạnh, như vậy mới thiết lập được những hình tượng nghệthuật phản ánh nội dung cuộc sống thời đại

Về chức năng giáo dục thẩm mỹ nghệ thuật, chủ tịch Hồ Chí Minh coitrọng tình cảm biểu hiện của nghệ sĩ trong mỗi tác phẩm cụ thể Một trongnhững đặc thù cảm thụ nghệ thuật là tác phẩm đến được với mọi người bằng

Trang 15

con đường tình cảm Người xem đến nghệ thuật bởi sự yêu thích, bởi tình cảm

ảy nở khi cảm thụ nội dung, hình thức của tác phẩm và qua sự yêu thích đóngười xem cũng sẽ tin yêu những gì nghệ sĩ đã tin yêu và phản ánh Chỉ xuấtphát từ sự cảm nhận tinh tế, sâu sắc và sáng tạo nghệ thuật, chủ tịch Hồ Chí

Minh mới có thể phát biểu ý kiến xác đáng : “Cần khuyết khích, giúp đỡ tốt

hơn nữa những anh chị em trẻ, nhưng phải chú ý làm cho họ giữ tình cảm chân thực, chớ gò bó họ vào khuôn, làm mất vẻ sáng tạo” [21; 359]

Tư tưởng Hồ Chí Minh trên bình diện văn hóa văn nghệ hài hòa tínhdân tộc và hiện đại, trong đó hàm chứa một tri thức lớn, đầy đủ mọi mặt củađời sống sáng tạo và cảm thụ nghệ thuật, được nhìn trên bình diện rộng lớnvới tính thực tiễn và chiến lược đúng đắn, khoa học Những giá trị tư tưởng

Hồ Chí Minh được thể hiện ra bởi sự giản dị, khúc chiết, sâu sắc và vì thế cốtlõi tư tưởng ấy thâm nhập được vào đời sống thẩm mỹ của xã hội

- Quan điểm của Đảng Cộng Sản Việt Nam về văn hóa văn nghệ.

Quan điểm nhất quán, xuyên suốt toàn bộ tiến trình lãnh đạo văn hóacủa Đảng ta từ năm 1930 đến nay là luôn luôn khẳng định văn hóa văn nghệ

là một bộ phận khăng khít của toàn bộ sự nghiệp cách mạng phục vụ cácnhiệm vụ của cách mạng trong từng thời kỳ và gắn bó sâu sắc với đời sốngnhân dân Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trên bình diện văn hoávăn nghệ có thể chia làm bốn thời kỳ lớn:

1 Thời kỳ thành lập Đảng (1922 - 1930) với tiêu điểm là Luận cươngchính trị năm 1930

2 Thời kỳ từ 1930 - 1960: Đáng chú ý có Đề cương văn hoá (1943),văn kiện Chủ nghĩa Mác và văn hoá Việt Nam (1948) của cố Tổng bí thưTrường Chinh và Báo cáo Chính trị của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Đại hộiĐảng đại biểu toàn quốc lần thứ II (1951)

3 Thời kỳ từ 1960 - 1985: Quan điểm của Đảng thể hiện ở các Vănkiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III, IV, V

4 Thời kỳ từ năm 1986 đến nay: Quan điểm của Đảng ta được thể hiệntrong các Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ VI, VII, VIII và các

Trang 16

nghị quyết của Bộ Chính trị, của Ban Bí thư khoá VI, VII và Ban Chấp hànhTrung ương khoá VII kỳ họp thứ tư, khoá VIII kỳ họp thứ năm, đến Hội nghịTrung ương 10 (khóa IX), Nghị quyết Đại hội Đảng các kỳ Đại hội khóa X; XI

Nhìn lại từng thời kỳ, chúng ta sẽ thấy sự phát triển trong đường lối củaĐảng ta về văn hoá văn nghệ Quán triệt nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lênin

về vấn đề văn hoá văn nghệ, nắm vững hai ngọn cờ độc lập dân tộc và chủnghĩa xã hội, Đảng ta có một đường lối về văn hoá văn nghệ rất nhất quán,sau nhiều lần điều chỉnh, bổ sung và phát triển

Nếu như trong Luận cương chính trị 1930, Đảng ta mới chỉ đặt ra vấn

đề giải phóng dân tộc, nâng cao dân trí và tự do báo chí thì Đề cương văn hoá

năm 1943 chính thức đặt vấn đề văn hoá một cách rộng hơn Với 5 phần:

Cách đặt vấn đề (phần I); Lịch sử và tính chất văn hoá Việt Nam (phần II);Nguy cơ của văn hoá Việt Nam dưới ách phát xít Nhật - Pháp (phần III); Vấn

đề cách mạng văn hoá Việt Nam (phần IV); Nhiệm vụ cần kíp của những nhàvăn hoá mácxít Đông Dương và nhất là những nhà văn hoá mácxít ở Việt

Nam (phần V) Đề cương văn hoá năm 1943 của Đảng ta do đồng chí Trường

Chinh chấp bút thực sự là văn kiện lớn có giá trị lịch sử, đánh dấu quan điểmcủa Đảng ta về văn hoá văn nghệ Xác định "phạm vi vấn đề văn hoá bao gồm

cả tư tưởng, học thuật và nghệ thuật", bản Đề cương văn hoá khẳng định:

"Thái độ cộng sản Đông Dương đối với vấn đề văn hoá:

a Mặt trận văn hoá là một trong ba mặt trận (kinh tế, chính trị, vănhoá), ở đó người cộng sản phải hoạt động

b Không phải chỉ làm cách mạng chính trị mà còn phải làm cách mạngvăn hoá

c Có lãnh đạo được phong trào văn hoá Đảng mới ảnh hưởng được dưluận, việc tuyên truyền của Đảng mới có hiệu quả"

Trên cơ sở ấy, bản Đề cương văn hoá năm 1943 khẳng định: nền văn

hoá mà cuộc cách mạng văn hoá Đông Dương phải thực hiện sẽ là văn hoá xãhội chủ nghĩa và chỉ ra ba nguyên tắc vận động của cuộc vận động văn hoá:dân tộc hoá, đại chúng hoá và khoa học hoá

Trang 17

Đến nay, nhiều quan điểm văn hoá, nhiều phạm trù khoa học, nhiều

phương châm hành động được nêu lên trong bản Đề cương năm 1943 đã đi

vào cuộc sống và trở nên quá quen thuộc với mọi người Nhưng nếu đặt bản

Đề cương vào thời điểm trước thì đó lại chính là đỉnh cao của trí tuệ đương

thời, là nhận thức sắc bén về tình hình, là dự báo khoa học về tương lai, là sứcmạnh tinh thần to lớn mà đất nước đang cần Nói cách khác, ngay từ đầu,Đảng Cộng sản Việt Nam đã thấy vai trò quan trọng của văn hoá, định hướngxây dựng nền văn hoá Việt Nam

Nối tiếp Đề cương văn hoá năm 1943, năm 1948, đồng chí Trường Chinh công bố tác phẩm Chủ nghĩa Mác và văn hoá Việt Nam ở Hội nghị văn

hoá toàn quốc lần thứ hai Với bảy phần: Văn hoá và xã hội, lập trường văn hoámácxít, văn hoá Việt Nam xưa và nay, tính chất và nhiệm vụ văn hoá dân chủmới Việt Nam, mặt trận văn hoá thống nhất trong mặt trận dân tộc thống nhất,văn hoá Việt Nam trong mặt trận văn hoá dân chủ thế giới và mấy vấn đề cụthể trong văn học và nghệ thuật nước ta hiện nay Tác phẩm này có giá trị quả

như lời giới thiệu của Nhà xuất bản Sự thật trong lần in thứ ba tác phẩm: "Từ

đó đến nay, 26 năm đã trôi qua Xã hội Việt Nam, cách mạng Việt Nam, văn hoá dân tộc Việt Nam đã có nhiều biến đổi sâu sắc và phát triển mạnh mẽ theo đường lối của Đảng” Từ năm 1986, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI,

Đảng ta đã đề ra đường lối đổi mới, đặc biệt là đổi mới tư duy trên nhiều lĩnhvực, trong đó có lĩnh vực văn hoá Tiếp nối những văn kiện về văn hoá đã đượccông bố trước đây, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương khoá VI ra nghịquyết 05 chuyên về văn hoá văn nghệ (tháng 11-1987) Tháng 6-1988, hội nghịlần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khoá VI và sau đó tháng 11-1988 BộChính trị ra nghị quyết và kết luận về công tác văn hoá văn nghệ Ngày 8-6-

1989, Ban Bí thư ra Chỉ thị số 62 - CT/TW về đổi mới và nâng cao chất lượngphê bình văn học nghệ thuật Ngày 21-6-1990, Ban Bí thư ra Chỉ thị số 61-CT/

TW về công tác quản lý văn hoá nghệ thuật và ngày 25-7-1990 ra Chỉ thị số63-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo đổi mới trong tư duy lý luận về văn hoácủa Đảng Quan điểm của Đảng cũng đã được thể chế hoá trong văn bản nhànước Hiến pháp năm 1992 của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã

Trang 18

thể chế hoá những quan điểm ấy Trong chương III của Hiến pháp (1992) với

nhan đề Văn hoá, giáo dục, khoa học, công nghệ, từ Điều 30 đến Điều 34 đề

cập đến vấn đề văn hoá ở các khía cạnh:

+ Nhà nước chủ trương bảo tồn phát triển nền văn hoá Việt Nam, các disản văn hoá dân tộc, những giá trị của nền văn hiến các dân tộc Việt Nam, tưtưởng, đạo đức, tác phong Hồ Chí Minh và tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại,cấm truyền bá tư tưởng, văn hoá phản động, đồi trụy, bài trừ mê tín, hủ tục

+ Văn hoá có chức năng góp phần bồi dưỡng nhân cách và tinh thầncao đẹp của con người Việt Nam, có tinh thần yêu nước, yêu chế độ xã hộichủ nghĩa, có tinh thần quốc tế chân chính, hữu nghị và hợp tác, có thuầnphong mỹ tục, xây dựng gia đình có văn hoá, hạnh phúc

+ Nhà nước thống nhất quản lý sự nghiệp văn hoá; nghiêm cấm cáchoạt động văn hoá tổn hại cho lợi ích quốc gia, phá hoại nhân cách, đạo đức

và lối sống tốt đẹp của người Việt Nam

Tháng 1-1993, Ban chấp hành Trung ương khoá VII họp Hội nghị lầnthứ tư dành riêng một nghị quyết về một số nhiệm vụ văn hoá văn nghệnhững năm trước mắt Trong lời phát biểu khai mạc hội nghị, nguyên Tổng Bí

thư Đỗ Mười nói: mọi sự phát triển xã hội phải "gắn liền với việc kế thừa và

phát huy những truyền thống và bản sắc dân tộc Phát triển tách khỏi cội nguồn dân tộc thì nhất định sẽ rơi vào nguy cơ tha hoá Đi vào kinh tế thị trường, hiện đại hoá đất nước mà xa rời những giá trị truyền thống sẽ làm mất bản sắc dân tộc, đánh mất bản thân mình, trở thành cái bóng mờ của người khác, của dân tộc khác" [17; 69] Nghị quyết hội nghị lần thứ tư của

Ban chấp hành Trung ương khoá VII, đã khẳng định: "Văn hoá là nền tảng

tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát triển kinh tế xã hội" Tiếp đó, Bộ Chính trị ra Nghị quyết 09 về các định hướng lớn trong công

tác tư tưởng hiện nay, xác định văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội, làđộng lực thúc đẩy sự phát triển, là mục tiêu cao cả của chủ nghĩa xã hội.Trong 6 định hướng về công tác tư tưởng, có một định hướng lớn là phát triểnvăn hoá với hai nội dung cơ bản: phát huy bản sắc văn hoá dân tộc và tiếp thu

Trang 19

tinh hoa văn hoá nhân loại Điều đó chứng tỏ quan điểm đúng đắn về văn hoá

và vai trò của văn hoá đối với phát triển

Năm 1998, Ban Chấp hành Trung ương khoá VIII họp Hội nghị lần thứ

năm đề ra Nghị quyết Về xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên

tiế đậm đà bản sắc dân tộc Bản Nghị quyết gồm ba phần: Phần thứ nhất đề

cập về thực trạng văn hoá nước ta: những thành tựu, những mặt yếu kém,

những nguyên nhân chủ yếu Phần thứ hai đề cập phương hướng, nhiệm vụ

xây dựng và phát triển văn hoá; năm quan điểm chỉ đạo cơ bản; những nhiệm

vụ cụ thể với 10 nhiệm vụ và những nhiệm vụ cấp bách đến năm 2000 Phần

thứ ba là những giải pháp lớn xây dựng và phát triển văn hoá, gồm bốn giải

pháp: mở cuộc vận động giáo dục chủ nghĩa yêu nước gắn với thi đua yêunước và phong trào "toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá"; xâydựng, ban hành luật pháp và các chính sách văn hoá; tăng cường nguồn lực vàphương tiện cho hoạt động văn hoá; nâng cao hiệu quả lãnh đạo của Đảngtrên lĩnh vực văn hoá

Cần phải nhận thấy rằng, trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn văn hoá, Đảng

ta đã nhận thức rất rõ sự cần thiết của việc ban hành một nghị quyết riêng vềvăn hoá Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm của Ban Chấp hành Trung ươngkhoá VIII thực sự là một sản phẩm trí tuệ của toàn Đảng và phản ánh ýnguyện toàn dân, ở diện rộng, chiều sâu và tầm cỡ lớn lao hơn Điểm mới thểhiện ở tầm nhìn chiến lược của Đảng trong việc xây dựng nhiệm vụ văn hoámột cách toàn diện, một nghị quyết mang tính định hướng chiến lược lâu dài,đồng thời đưa ra cả những giải pháp để giải quyết những vấn đề cấp báchtrước mắt Điểm mới này, một mặt thể hiện rất rõ ở những quan điểm chỉ đạo

cơ bản về văn hoá, trong đó đặc biệt quan trọng là các quan điểm coi văn hoá

là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sựphát triển kinh tế xã hội, nền văn hoá mà chúng ta xây dựng là nền văn hoátiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc ; mặt khác, thể hiện khá cụ thể ở nhữngnhiệm vụ, những giải pháp lớn để xây dựng và phát triển văn hoá Nghị quyếtlần này đã nhìn nhận vai trò văn hoá, vị thế văn hoá một cách toàn diện, từ

Trang 20

quan niệm văn hoá với nội hàm rộng đến việc xác lập từ quan điểm gắn kếtvăn hoá với phát triển, sự thấm sâu của văn hoá trong đời sống xã hội đếnhình thành một phong trào, một cuộc vận động Toàn dân đoàn kết xây dựngđời sống văn hoá; từ việc đề cao các giải pháp và chính sách về văn hoá đếnviệc nhấn mạnh đời sống văn hoá Đảng và tính tiên phong, gương mẫu củacán bộ, đảng viên

Đường lối về văn hoá văn nghệ của Đảng đến Nghị quyết Hội nghị lầnthứ năm của Ban chấp hành Trung ương khoá VIII đã định hình Trách nhiệmcủa toàn Đảng, toàn dân hiện nay là xây dựng và phát triển một nền văn hoáViệt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc Đến Hội nghị Trung ương 10(khóa IX), Trung ương Đảng khẳng định cần tiếp tục thực hiện đầy đủ 5 quanđiểm chỉ đạo đã được Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) đề ra Trong kếtluận của Hội nghị Trung ương 10, mục tiêu đầu tiên xây dựng và phát triểnvăn hóa trong những năm tiếp theo Đại hội X, Đảng xác định tiếp tục pháttriển sâu rộng, nâng cao chất lượng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đàbản sắc dân tộc Gắn kết chặt chẽ hơn với phát triển kinh tế xã hội Làm chovăn hoá thấm sâu và mọi lĩnh vực đời sống xã hội Xây dựng và hoàn thiệngiá trị, nhân cách con người Việt Nam Bảo vệ và phát huy bản sắc văn hoádân tộc trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập kinh tế quốc tế.Đại hội XI phát triển sự nghiệp văn học, nghệ thuật; bảo tồn, phát huy giá trịcác di sản văn hóa truyền thống, cách mạng Theo đó, tiếp tục phát triển nềnvăn học, nghệ thuật Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, giàu chấtnhân văn, dân chủ, vươn lên hiện đại, phản ánh chân thật, sâu sắc đời sống,lịch sử dân tộc và công cuộc đổi mới đất nước; cổ vũ, khẳng định cái đúng,cái đẹp, đồng thời lên án cái xấu, cái ác Hoàn thiện và thực hiện nghiêm túccác quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ, về bảo tồn, phát huy giá trị các disản văn hóa vật thể và phi vật thể của dân tộc Xây dựng và thực hiện cácchính sách, chế độ đào tạo, bồi dưỡng, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần,tạo điều kiện để đội ngũ những người hoạt động văn hóa, văn học, nghệ thuậtsáng tạo nhiều tác phẩm có giá trịcao về tư tưởng và nghệ thuật

1.2 Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa văn nghệ

Trang 21

Từ khi đi tìm đường cứu nước, lúc làm Chủ tịch nước và đi về cõi vĩnhhằng, Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ là một chính khách, một nhà đạo đức

và đạo đức học lớn, Người còn là một nhà sáng tạo văn nghệ xuất sắc trênnhiều bình diện văn thơ, nhiếp ảnh, chính luận, lý luận văn nghệ Người làngười sáng tạo ra nền văn nghệ cách mạng ở nước ta Ngay từ năm 1913, trênnhững bưu thiếp gửi cụ Phan Chu Trinh, người thanh niên Nguyễn Tất Thành

đã bộc lộ rõ ý tưởng rất mới về một khuynh hướng nghệ thuật khác hẳn vớiphong cách của nền nghệ thuật phong kiến, tư sản:

“ Chọc giời quấy nước tiếng đùng đùng

Phải có kiên cường mới gọi hùng…

Ba hột đạn thầm hai tấc lưỡi

Sao cho ích giống mới cam lòng”[ 8 ; 179].

Bài thơ đã manh nha một thế giới quan mới trong lĩnh vực văn hóa

nghệ thuật ở nước ta Từ đó chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: “Yêu sách của

nhân dân Việt Nam” (1919), “Đông Dương” (1921), “Con rồng tre”(1922);

“Hành trình kiểu lynsơ”(1924), “Bản án chế độ thực dân Pháp” (1925),

“Đường kếch mệnh” (1927), “Nhật ký trong tù” (1942 - 1943) và nhiều bài lý

luận lớn như “Thư gửi ông H”, “Tuyên ngôn độc lập” (1945), “Sửa đổi lối

làm việc” (1947), đã tạo nên nội dung và định hướng cơ bản của cả nền văn

nghệ cách mạng khác hẳn với nền văn nghệ của giai cấp phong kiến và giaicấp tư sản

Các tư tưởng trong sáng tạo văn hóa nghệ thuật của Chủ tịch Hồ ChíMinh là một bộ phận hợp thành hữu cơ của hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh.Các tư tưởng văn hóa nghệ thuật của Chủ tịch Hồ Chí Minh gắn bó chặt chẽvới các tư tưởng chính trị, tư tưởng đạo đức của Người Nếu tư tưởng chínhtrị ở Hồ Chí Minh định hướng đấu tranh của nhân dân ta vì độc lập dân tộc vàchủ nghĩa xã hội; tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh làm cho cái thiện nảy nởnhiều hơn trong mỗi con người và toàn xã hội, cái ác dần dần bị loại bỏ, thì tưtưởng nghệ thuật Hồ Chí Minh tạo ra những cái đẹp mới cho xã hội

Trang 22

Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa nghệ thuật có một phạm vi rất rộng,bao gồm một hệ thống quan điểm trên bình diện thế giới quan triết học về tồntại xã hội, ý thức xã hội, về hạ tầng cơ sở và kiến trúc thượng tầng, về cá nhân

và cộng đồng, truyền thống và hiện đại, dân tộc thiểu số và dân tộc đa số; vềdân tộc và quốc tế; về hiện thực và lý tưởng; về các quan hệ giữa hưởng thụ,đánh giá, sáng tạo và mọi hoạt động khác trong lĩnh vực nghệ thuật

1.2.1 Văn nghệ là mặt trận, nghệ sĩ là chiến sĩ, tác phẩm văn nghệ là vũ khí bén trong đấu tranh cách mạng, trong xây dựng xã hội mới, con người mới

Tư tưởng bày đã được thể hiện từ những năm 20 của thế kỷ XX, khi

Hồ Chí Minh còn đang bôn ba ở nước ngoài tìm đường cứu nước Hàng loạtbài báo và tác phẩm của Người đa dạng và phong phú đã vạch trần bộ mặt tàn

ác, âm mưu thủ đoạn của bọn thực dân đế quốc Đồng thời thức tỉnh nhân dânĐông Dương và các dân tộc đứng lên tự giải phóng

Người dùng văn hóa đả kích cái gọi là “công lý” mà bọn thực dân đemthi hành ở các nước thuộc địa: “công lý được tượng trưng bằng một người đàn

bà dịu hiền, một tay cầm cân, một tay cầm kiếm…” [ 22 ; 131]

Từ những năm 40 của thế kỷ XX, sau khi trở về nước cùng với Đảngtrực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng Việt Nam cho đến cuối đời, nhữngtác phẩm văn nghệ của Hồ Chí Minh đã có ý nghĩa rất quan trọng trong việctuyên truyền, giáo dục, cổ vũ, động viên nhân dân cả nước đứng lên khởinghĩa giành chính quyền, trong kháng chiến chống ngoại xâm, trong xây dựngnền văn hóa mới, xã hội mới, con người mới Những bài thơ, bài văn củaNgười như Việt Nam độc lập, Nhật ký trong tù, Cách viết, Vừa đi đường vừa

kể chuyện… tất cả đều nói lên rằng Hồ Chí Minh luôn là chiến sĩ tiên phongtrên mặt trận văn hóa văn nghệ

Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, nghệ thuật là một vũ khí đấu tranh cáchmạng sắc bén Do tính chất đặc thù của nghệ thuật là một hình thái ý thức xãhội gắn liền với tâm lý, tình cảm, cho nên chính Chủ tịch Hồ Chí Minh lúchoạt động cách mạng, đấu tranh với kẻ thù, khi tập hợp quần chúng, giác ngộ

Trang 23

những điều đúng, phải trái, thiện ác cho nhân dân, Người đã sử dụng vũ khínghệ thuật Người đã tuyên truyền lòng yêu nước căm thù giặc bằng nhữngbài ca sáng tác giản dị Người đã động viên nhân dân tham gia thực hiện cáccông việc lớn trong một năm bằng các bài thơ chúc tết đầu xuân Khi lãnh đạođất nước, lúc bàn việc quân, Người đã coi văn hóa nghệ thuật có khả năng gợi

mở những ý tưởng lớn

Trong sự nghiệp chính trị, một điều rõ nét là văn nghệ phải tham gia

cách mạng Phải “kháng chiến hóa văn hóa, văn hóa hóa kháng chiến” Bác

Hồ đã từng nói tới nghệ sĩ là chiến sĩ, cái bút là vũ khí sắc bén, bài báo là tờhịch cách mạng Tính chất mặt trận của văn nghệ không phải chỉ chống giặcngoại xâm, mà còn phải chống giặc ngoại xâm Theo Hồ Chí Minh “văn nghệcần phải dũng cảm phê bình rất nghiêm khắc những thói hư tật xấu như tham

ô, nhũng lạm, lãng phí, lười biếng, quan liêu…

Nay ở trong thơ nên có thép

Nhà thơ cũng phải biết xung phong [ 20;424].

Cùng với quan điểm văn hóa nghệ thuật là một mặt trận, Chủ tịch HồChí Minh đã khẳng định “nghệ sĩ là chiến sĩ trên mặt trận ấy” Sự nghiệp hoạtđộng văn hóa văn nghệ cách mạng hơn nửa thế kỷ qua ở nước ta, thực sự làmột mặt trận đấu tranh vì độc lập tự do của Tổ Quốc, vì chủ nghĩa xã hội, vìcác giá trị cao quý của con người, và người nghệ sĩ Việt Nam đã chiến đấukiên cường thực hiện thắng lợi các mục tiêu cơ bản mà các mặt trận ấy nêulên Quan niệm nghệ sĩ là chiến sĩ trong tư tưởng văn hóa nghệ thuật của Chủtịch Hồ Chí Minh đã manh nha từ khi người còn viết báo ở Pari Đến năm

1942, trong bài “ khán thiên gia thi hữu cảm”, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêulên tư tưởng:

“Thi gia dã yếu hội xung phong” [20; 425]

Nhà thơ , nghệ sĩ cũng phải biết xung phong, đó là quan niệm mới.Quan niệm này gắn liền với tư tưởng “nghệ sĩ có khuynh hướng” của C Máckhi đánh giá nhà thơ Hăngri Hanie và quan niệm “ nhà thơ vô sản” của Lênin

Trang 24

Quan điểm văn nghệ là mặt trận, nghệ sĩ là chiến sĩ, tác phẩm văn nghệ

là vũ khí của Người có ý nghĩa to lớn “Ngòi bút của các bạn cũng là những

vũ khí sắc bén trong sự nghiệp phò chính trừ tà” “Cũng như các chiến sĩ khác, chiến sĩ nghệ thuật có nhiệm vụ nhất định, tức là phụng sự kháng chiến, phụng sự tổ quốc…” [24; 368] Hồ Chí Minh thường căn dặn văn nghệ sĩ phải

nâng cao trình độ chính trị, văn hóa nghề nghiệp, nâng cao hiểu biết về cuộcsống và con người, phải luôn bồi dưỡng phẩm chất và tài năng - những điềukiện cần thiết cho sáng tạo văn nghệ

1.2.2 Văn nghệ phải gắn với thực tiễn của đời sống nhân dân

Thực tiễn của nhân dân là lao động sản xuất, chiến đấu, sinh hoạt vàxây dựng cuộc sống mới Văn nghệ vừa phản ánh thực tiễn ấy, vừa hướng chonhân dân thúc đẩy sự phát triển của thực tiễn ấy theo quy luật của cái đẹp Chỉ

có thực tiễn đời sống nhân dân mới đem lại nguồn sinh khí vô tận cho vănnghệ Thực tiễn ấy cung cấp những chất liệu không bao giờ cạn cho văn nghệ

sĩ, từ đó với tài năng sáng tạo của mình và tinh thần nhân văn luôn hướng vềnhững người lao động sáng tạo, những văn nghệ sĩ nhào nặn nên những tácphẩm có giá trị sức sống mãi với thời gian

Theo quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, để thực hiện được nguyên

lý văn nghệ phục vụ nhân dân, thì nhất thiết nghệ thuật phải bám rễ sâu bền

vào trong đời sống nhân dân Nó phải “thấu hiểu, liên hệ đi sâu vào đời sống

nhân dân”; “phải bày tỏ được tinh thần anh dũng và kiên quyết” của nhân dân, phải “giúp phát triển và nâng cao tinh thần ấy” [24; 368 ].

Hơn nữa, khi cầm bút, văn nghệ sỹ phải nhận thức quần chúng, văn

nghệ phải đặt ra các câu hỏi: Viết cho ai? (đối tượng?), Viết làm gì?(mục

đích?), viết như thế nào? Mỗi một đối tượng phải có cách viết, cách nói khác

nhau Nhưng nhìn chung, viết phải chân thực, tránh cái lối viết rau muống,

viết dài mà rỗng Bác nói “Muốn có tài liệu thì phải nghê đồng bào, chiến sĩ,

hỏi nhân dân; phải thấy, xem, ghi chép” Người khẳng định “chỉ có thực tiễn đời sống của nhân dân mới đem lại nguồn sinh khí vô tận cho văn nghệ, cung cấp những chất liệu không bao giờ cạn cho văn nghệ sĩ Chỉ có nhân dân mới

Trang 25

nuôi dưỡng cho sáng tác của nhà văn bằng những nguồn nhựa sống Còn nếu nhà văn quên điều đó - nhân dân cũng sẽ quên anh ta

Như vậy, văn nghệ muốn phục vụ quần chúng nhân dân thì phải có chất

liệu cuộc sống Muốn thế, văn nghệ sĩ phải “liên hệ và đi sâu vào đời sống

của nhân dân”, phải “từ trong quần chúng ra Về sâu trong quần chúng” đề

hiểu thấu dân tình, dân tâm, dân ý Điều quan trọng là phải học cách nói củaquần chúng Bác dặn: Mỗi tư tưởng, mỗi câu nói, mỗi chữ viết phải tỏ rõ cái

tư tưởng và lòng ao ước của quần chúng Vì vậy phải dùng những lời lẽ,những thí dụ giản đơn, thiết thực và dễ hiểu để cho ai cũng hiểu được Trướckhi nói và viết phải ghi cho chín

Một khía cạnh khác là văn nghệ sĩ phải hiểu thấu quần chúng nhân dân

Họ là những người không chỉ sáng tạo ra của cải vật chất mà còn là nhữngngười sáng tác rất hay Những sáng tác dân gian như tục ngữ, vè, ca dao…của quần chúng là những hòn ngọc quý Nhân dân là những người đánh giávăn nghệ một cách khách quan, trung thực và chính xác Đặc biệt, nhân dânphải được hưởng thụ các sản phẩm văn nghệ

Trong quan hệ nghệ sĩ và tác phẩm; tư tưởng, tình cảm cao đẹp củanhân dân đã hóa thân và đồng tham gia tạo lập với đứa con tinh thần của nghệ

sĩ Giá trị cao quý của tác phẩm chính là ở chỗ nghệ sĩ mang khát vọng củanhân dân, mang niềm vui, hạnh phúc, lý tưởng của nhân dân hòa vào tài năng

và tình cảm của mình trong việc xây dựng các hình tượng nghệ thuật

Một nền văn nghệ mang tính nhân dân sâu sắc bao giờ cũng phản ánhkhát vọng của nhân dân, kết tinh các tình cảm, tư tưởng lành mạnh của nhândân, liên kết các giá trị trong nhân dân và nâng cao tâm hồn, cuộc sống, khátvọng, niềm vui và hạnh phúc của nhân dân Đó là nền nghệ thuật phát triển tolớn nhất của cả cộng đồng từ chiều sâu của nó

1.2.3 Phải có những tác phẩm văn nghệ xứng đáng với thời đại mới của đất nước và dân tộc

Trang 26

Mỗi nền văn hóa dân tộc đều có cốt cách của dân tộc mình Tiếng nóidân tộc, tâm lý dân tộc, tình cảm dân tộc, các phong tục tập quán và nhữngnhà văn hóa nghệ thuật của mỗi dân tộc tạo nên cốt cách ấy Trước khi đi tìmđường cứu nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã được nuôi dưỡng trong một nềnvăn hóa nghệ thuật có đầy bản sắc Ca dao, tục ngữ, các tích chèo của đồngbằng Bắc Bộ, các bài hát dậm, hát ví, hát chòi và tích tuồng của miềnTrung… Cùng với một nền văn hóa dân gian đặc sắc với những lễ hội ngàyxuân, một nền văn hóa bác học cũng đã ăn sâu vào tâm khảm người học trò

xứ Nghệ Trong tư tưởng văn hóa nghệ thuật Hồ Chí Minh, nhân dân ViệtNam là một dân tộc văn hiến, có truyền thống xây dựng nền văn hóa nghệthuật lâu đời Nền nghệ thuật dân gian cũng như nền nghệ thuật bác học cónhiều yếu tố hiện thực và nhân đạo sâu sắc

Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, văn hóa nghệ thuật do con người tạo ranhưng nó đã không những không mất đi cùng với các thế hệ người tạo ra nó, màcòn tự xác lập được một chương trình khách quan lưu giữ các khả năng sáng tạotrong dấu ấn của toàn bộ nền văn hóa Sự tồn tại này thiết lập thành truyền thốngvăn hóa nghệ thuật trong cộng đồng dân tộc Coi trọng những chương trình vănhóa nghệ thuật, chủ tịch Hồ Chí Minh một mặt ra những sắc lệnh cấm phá hủycác công trình văn hóa nghệ thuật trong các đình chùa, am miếu; mặt kháckhuyến khích việc sưu tầm và phát huy mọi giá trị nghệ thuật tốt đẹp Theo quanđiểm tư tưởng Hồ Chí Minh, phải có những tác phẩm xứng đáng với dân tộc-một dân tộc anh hùng, với thời đại - một thời đại vẻ vang… Văn nghệ khôngphải chỉ miêu tả hay, chân thực sự nghiệp cách mạng của nhân dân ngày hômnay, mà còn có tác dụng lưu truyền cho con cháu đời sau Đó là những tác phẩmphải có tính nghệ thuật cao cả về nôi dung và hình thức Nội dung thì phải chânthực và phong phú Hình thức thì phải trong sáng và vui tươi Một tác phẩm haythì không nhất thiết dài, mà điều quan trọng là “tác phẩm ấy chỉ diễn đạt vừa đủnhững điều đáng nói, khi nó được trình bày sao cho mọi người ai cũng hiểuđược, và khi đọc xong độc giả phải suy ngẫm” Một tác phẩm hay “khi chưa

xem thì muốn xem, xem rồi thì có bổ ích” [23; 647]

Trang 27

Khi nói tới văn nghệ xứng đáng với dân tộc và thời đại, điều đó khôngchỉ dừng lại ở chỗ phản ánh những gì có trong thực tiễn, mà còn phải hướngnhân dân tới chân- thiện- mỹ, loại bỏ cái giả dối, cái ác, cái sai, đem lại nhữngchuyển biến tích cực trong tư tưởng, tình cảm, tâm hồn quần chúng.

Văn nghệ phải phong phú, đa dạng, không thể đơn điệu, nghèo nàn HồChí Minh không chỉ khẳng định tính thống nhất mà còn rất quan tâm tới tính

đa dạng của văn hóa Bởi vì theo Người văn nghệ phải đáp ứng được nhu cầu

đa dạng của các tầng lớp nhân dân Bác Hồ đã biết liên kết các sắc thái văn

hóa vào một vườn hoa văn hóa thống nhất Người dạy: “cần làm cho món ăn

tinh thần được phong phú, không nên bắt mọi người chỉ được một món thôi Cũng như vườn hoa, cần làm cho mọi người được thấy nhiều loài hoa đẹp”

[27; 551] Văn nghệ có tính hướng đích và định hướng thẩm mỹ Nhưng

muốn làm được điều đó thì phải sáng tạo cả nội dung, hình thức, thể loại, cónhiều tác phẩm khác nhau Con đường sáng tạo của văn nghệ sĩ và tính đadạng của văn nghệ không mâu thuẫn nhau mà cùng làm nổi bật “đề tài” làtuyên truyền độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội

Tính nghệ thuật cao trước hết phải là tác phẩm hay Với điều này, Hồ

Chí Minh chỉ rõ: “…một tác phẩm văn chương không cứ dài mới hay Khi

nào tác phẩm ấy chỉ diễn đạt vừa đủ những điều đáng nói, khi nó được trình bày sao cho mọi người ai cũng hiểu được, và khi đọc xong buộc cho chúng ta phải suy nghĩ thì đó là tác phẩm hay và tốt” [26; 157] Tính nghệ thuật cao

còn phụ thuộc vào nội dung của tác phẩm chân thực và phong phú, hình thứccủa nó phải trong sáng và vui tươi, tạo nên sức hấp dẫn vì sự bổ ích của nóđối với quần chúng

Phản ánh chân thực không phải chỉ dừng lại ở chỗ phản ánh những gì

đã có trong đời sống của nhân dân, mà còn phải hướng nhân dân loại bỏ cáigiả, cái sai, cái không đúng, cái dở, cái xấu để vươn tới cái lý tưởng - đóchính là sự phản ánh có tính hướng đích của văn nghệ

Ngoài ra các tác phẩm văn nghệ phải phong phú, đa dạng, không thể

Trang 28

dạng các tầng lớp nhân dân Định hướng thẩm mỹ cho quần chúng là hoàntoàn cần thiết, nhưng không có nghĩa là bắt ép mọi người chỉ ăn một món duynhất Chỉ có mục tiêu, lý tưởng là độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, và đócũng là đề tài bao trùm nhất của Hồ Chí Minh.

Tiểu kết chương 1

Hồ Chí Minh là nhà văn hóa lớn vì sự nghiệp chính trị phi thường củaNgười cũng như một sự nghiệp văn hóa cao cả Người đã để lại dấu ấn trongquá trình phát triển của nhân loại vì góp phần vào việc thực hiện các mục tiêunhân văn của loài người Qua nghiên cứu nhận thức của Hồ Chí Minh về vănhóa, văn hóa văn nghệ chúng ta nhận thấy Người đã xuất phát từ phạm trù

"sinh tồn" để kiến giải phạm trù văn hóa

Người coi văn hóa là kết quả tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạtcủa loài người thích ứng với những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinhtồn Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, văn hóa là một bộ phận hợp thành toàn bộđời sống xã hội Từ sự nhận thức đó, Hồ Chí Minh chỉ ra: kiến thiết xã hộiphải có bốn lĩnh vực (kinh tế - chính trị - văn hóa - xã hội) cùng được coitrọng Trong đó, văn hóa văn nghệ đóng một vị trí quan trọng trong đời sống

nhân dân Nói như cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng, "Văn hóa là đổi mới, đổi

mới là văn hóa" Vì vậy trong sự nghiệp đổi mới đầy khó khăn, văn hóa phải

đóng vai trò là nguồn động lực quan trọng Nguồn động lực ấy sẽ trở nên dồidào nếu nền văn hóa được xây dựng, giữ gìn và phát huy đúng hướng Muốnthế, phương châm của mọi hoạt động văn hóa phải xuất phát từ cuộc sống, đisâu phản ánh những cơ tầng đa diện, sâu sắc của cuộc sống và hướng đếnphục vụ cuộc sống Văn hóa văn nghệ đóng vai trò to lớn trong đời sống củamọi nhân dân Những quan điểm của Hồ Chí Minh về văn hóa văn nghệ sâusắc và đầy đủ thể hiện tinh thần bác học và nghệ sĩ trong con người vị lãnh tụkính yêu của đất nước Việt Nam

Trang 29

Chương 2 THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG PHONG TRÀO VĂN HÓA VĂN NGHỆ Ở XÃ HƯNG LỘC (TP VINH) DƯỚI ÁNH SÁNG

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 2.1 Thực trạng phong trào văn hóa văn nghệ ở xã Hưng Lộc

2.1.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ở xã Hưng Lộc

- Điều kiện tự nhiên.

Hưng Lộc là xã ngoại thành nằm ở phía Đông Nam thành phố Vinh,cách trung tâm thành phố 4km, nằm trên tuyến đường Vinh - Cửa Hội PhíaBắc giáp xã Nghi Đức - TP Vinh

Phía Tây giáp phường Hưng Dũng -TP VinhPhía Đông giáp xã Nghi Phong và Nghi Thái - Huyện Nghi LộcPhía Nam giáp xã Hưng Hòa - TP Vinh

Hưng Lộc có điều kiện tự nhiên không mấy thuận lợi Với diện tích đất

tự nhiên là 664,7 ha Đất đai hầu như là đất cát, dân gian vẫn thường có câu:

“Ai về Hưng Lộc mần chi,

Đồng đất cát bỏng lấy gì nuôi nhau”

Để chỉ sự khắc nghiệt của thiên nhiên nơi đây

Với khí hậu gió mùa nóng ẩm, với nhiệt độ trung bình mỗi năm 24°C,lượng mưa trung bình hàng năm là 2500m³, độ ẩm 80% Mùa mưa lớn kéo dài

từ tháng 8 đến tháng 10, Mùa hè có gió Tây Nam khô nóng kéo dài từ tháng 5đến tháng 7 Do điều kiện tự nhiên như vậy nên Hưng Lộc gặp rất nhiều khókhăn trong phát triển kinh tế, nhất là nông nghiệp

- Điều kiện kinh tế- xã hội

Hưng Lộc vốn là xã thuần nông với việc sản xuất lúa hai vụ mỗi năm

Trang 30

nhân dân đã tìm cho mình các nghề phụ như mây tre đan, phụ nề, buôn bánnhỏ… để phục vụ sinh hoạt hàng ngày và tìm kiếm thêm thu nhập Cơ cấu cácngành nghề ngày càng đa dạng hơn Chính vì thế, cuộc sống của nhân dân cũngngày càng được cải thiện Từ chỗ là một trong những xã nghèo của TP Vinhvới tỉ lệ gia đình đói nghèo lớn nhất TP thì nay tỉ lệ gia đình nghèo đã giảmđáng kể và không còn gia đình đói Cùng với quá trình đô thị hóa, thì cơ sở hạtầng vật chất của xã được đầu tư xây dựng ngày càng nhiều và hiện đại hơn.Hiện nay xã Hưng Lộc đang thuộc khu vực có quy hoạch về một loạt cáctrường cao đẳng và đại học như đại học Y Dược Vinh, đại học Thương Mại Quá trình này đã tạo điều kiện rất lớn cho sự phát triển kinh tế xã hội nhưngcũng đặt ra không ít các vấn đề cần có chiến lược giải quyết triệt để và lâu dài.

Là xã có tình hình an ninh trật tự tương đối ổn định Tính đến thờiđiểm hiện nay, xã có 19 xóm và giữa các xóm lại có sự chênh lệch giàu nghèokhác nhau Các xóm nằm phía Tây Bắc như Tân Hùng, Xuân Hùng, xóm 16,xóm 15… có điều kiện kinh tế cao hơn hẳn các xóm nằm ở phía Đông Bắc vàĐông Nam như Đức Vinh, Đức Thọ, Đức Thịnh… Cùng với quá trình pháttriển thì chênh lệch này đang ngày càng được rút ngắn

Dân số toàn xã khoảng trên 15000 người (2009) Đời sống vật chất cũngnhư tinh thần của nhân dân đang được nâng lên rõ rệt Việc chăm sóc sức khỏe,

tư vấn sức khỏe được trạm y tế xã tiến hành thường xuyên và có hiệu quả rõrệt Tỉ lệ trẻ đến trường cũng như việc các sinh viên học cao đẳng và đại họckhông ngừng tăng lên Việc thực hiện kế hoạch hóa gia đình cũng đạt kết quảrất khả quan, tỉ lệ sinh con thứ 3 giảm từ 8% (2006) xuống còn 4,32% (2009).Năm 2009, số gia đình văn hóa chiếm 82,7%, 8 xóm được công nhận là xómvăn hóa, 12 ngõ phố được công nhận là ngõ phố văn minh…

Có thể khẳng định rằng Hưng Lộc đang trong quá trình phát triển mạnh

mẽ cả về kinh tế lẫn xã hội, tạo điều kiện rất lớn cho việc phát triển mọi mặtđời sống nhân dân và hòa vào sự phát triển của TP Vinh nói riêng và tỉnhNghệ An nói chung

Trang 31

Với những điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội ở xã Hưng Lộc như vậy

đã ảnh hưởng lớn đến sự phát triển phong trào văn hóa văn nghệ tại địaphương Xã Hưng Lộc là một địa bàn rộng, Đảng bộ xã có 22 chi bộ Trongthời gian qua, được sự quan tâm của Thành ủy, UBND Thành phố Vinh,Đảng bộ và chính quyền địa phương, Mặt trận Tổ Quốc và các tổ đoàn thểquần chúng, tổ chức xã hội được củng cố vững mạnh, hoạt động hiệu quả,luôn hoàn thành nhiệm vụ được giao

Bên cạnh đó, đời sống nhân dân đã có nhiều khởi sắc, các công trìnhphúc lợi công cộng được đầu tư nâng cấp đáp ứng tốt nhu cầu nhân sinh, hộnghèo giảm Đời sống văn hóa được nâng cao, ý thức của nhân dân trong việcxây dựng làng, xóm văn hóa được nâng lên rõ rệt Về xã Hưng Lộc, Thànhphố Vinh, Nghệ An hôm nay mới cảm nhận được sự thay đổi một cách nhanhchóng trên tất cả các lĩnh vực đặc biệt là một xã ngoài trung tâm thành phốnhưng sự quan tâm đúng mức của các cấp ban ngành một cách kịp thời cộngvới sự nỗ lực đi lên nên toàn xã hiện nay đã có một diện mạo mới đầy khởisắc, các công trình phúc lợi xã hội như hệ thống giao thông đã được đầu tưmột cách đồng bộ và bài bản, hệ thống giáo dục đã hoàn thiện khá đầy đủ về

cơ bản chuẩn hóa, hệ thống trạm y tế đầu tư khá khang trang đáp ứng nhu cầukhám chữa bệnh cho nhân dân, và các hệ thống công trình phúc lợi khác đãđược làm khá đồng bộ Những năm gần đây, phát huy lợi thế của xã trựcthuộc Thành phố Vinh với nhiều đầu mối giao lưu buôn bán và dân số đông,lại nằm trong diện quy hoạch phát triển của đô thị thành phố nên thườngxuyên nhận được sự quan tâm của các ban ngành cấp trên, xã Hưng Lộc cóđiều kiện thuận lợi để đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội trong tiếntrình đô thị hoá và hội nhập nền kinh tế Cơ sở hạ tầng và tốc độ phát triểnkinh tế của những năm trước đã tạo đà cho việc thực hiện các chỉ tiêu, kếhoạch

Đảng và Nhà nước có nhiều chủ trương, chính sách ưu đãi cho pháttriển kinh tế, đồng thời xã cũng nhận được sự quan tâm chỉ đạo, hỗ trợ kịpthời của các cấp, các ngành nên kinh tế - xã hội có nhiều bước phát triển mới

Trang 32

xây dựng các chi bộ đạt TSVM hàng năm, các chi bộ còn lại HHT và HTNV,không có chi bộ yếu kém Phấn đấu có 100 % Đảng viên HTTNV, trong đó

có 20% Đảng viên HTXSNV, không có Đảng viên vi phạm tư cách Mỗi nămtăng cường bồi dưỡng và kết nạp Đảng viên, tăng cường công tác kiểm tragiám sát của cấp ủy Đảng và UBKT Đảng ủy

Muốn vậy, Đảng bộ cần quán triệt đầy đủ và kịp thời các Nghị quyếtcủa Đảng các cấp tới cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân, tăng cườnggiáo dục truyền thống đạo đức cách mạng, Đẩy mạnh cuộc vận động "Học tập

và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" một cách sâu rộng nhằm nângcao nhận thức và đạo đức cách mạng của Đảng viên, cán bộ và nhân dân

Nhờ ý thức người dân ngày càng nâng cao, xã hội ngày càng nhận thứcđược vai trò của học tập văn hoá cho nên giáo dục ngày càng được đầu tư;chất lượng giáo dục trên địa bàn xã đã có những chuyển biến tích cực Phongtrào học tập, thi đua trong các trường luôn rầm rộ Phong trào xã hội hoá giáodục ngày càng được nhân rộng Văn hóa luôn là lĩnh vực đi trước mở đườngcho nền kinh tế phát triển cho nên đầu tư cho giáo dục cũng là mục tiêu lớncủa địa phương, bảo đảm đủ trường đủ lớp cho học sinh đến trường, chấtlượng trường lớp, dụng cụ học tập và giảng dạy tốt tạo điều kiện tốt cho dạy

và học

Hoạt động giáo dục luôn được chú trọng và trở thành phong trào thiđua trong mỗi gia đình, mỗi trường học Từ những ưu tiên đầu tư về cơ sở vậtchất và trang thiết bị, y tế và giáo dục xã đã đạt những chuyển biến rất tíchcực, chất lượng giáo dục không ngừng được nâng lên Đặc biệt, chất lượnggiáo viên ngày càng được chuẩn hóa và nâng cao đã tác động tích cực đếnchất lượng giảng dạy, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp, học sinh giỏi năm sau luôncao hơn năm trước

Bên cạnh đó, công tác y tế, môi trường, gia đình , trẻ em cũng được đặcbiệt quan tâm Chất lượng khám chữa bệnh ngày càng được nâng lên; vấn đề

y đức của đội ngũ cán bộ y tế được chấn chỉnh; tỷ lệ bà mẹ, trẻ em được chămsóc sức khoẻ đạt 100% Chất lượng cuộc sống người dân, công tác xoá đói,

Trang 33

giảm nghèo và bảo vệ sức khoẻ người dân cũng được xã chú trọng Đảm bảotốt công tác chuyên môn thực hiện tốt công tác phòng chống dịch bệnh và vệsinh môi trường không để dịch bệnh xẩy ra trên địa bàn Thực hiện tốt côngtác khám và điều trị cho nhân dân với tinh thần trách nhiệm cao; thực hiệnnghiêm túc, nhanh chóng chế độ với đối tượng chính sách

Với những thuận lợi như vậy, nhân dân xã Hưng Lộc ngày càng nângcao hơn phong trào văn hóa văn nghệ nhằm góp phần không ngừng thúc đẩyđời sống tinh thần cho nhân dân xã Phối hợp với các ban, ngành, đoàn thểcác hoạt động văn hóa văn nghệ bảo đảm tính khoa học, sát đúng với điềukiện thực tế của địa phương, chất lượng và có hiệu quả cao Các hoạt độngvăn hóa văn nghệ phải được tổ chức nghiêm trang, mang tính quần chúngrộng rãi, đổi mới, thiết thực, tiết kiệm, có nội dung phong phú

Bên cạnh đó, xã Hưng Lộc còn gặp rất nhiều khó khăn Về cơ bản, xãHưng Lộc vẫn là một xã thuần nông nên đời sống kinh tế chưa thật bền vững,

số lao động chưa có việc làm còn tương đối cao, chưa có nhiều giải pháp thúcđẩy phát triển kinh tế xã hội, kinh tế hộ gia đình và các loại hình kinh doanhdịch vị khác

Đặc biệt trình độ dân trí của một số bộ phận nhân dân còn thấp nên lốisống, cách ứng xử thiếu văn hóa còn diễn ra hằng ngày Tình hình tệ nạn xãhội mặc dù được các cấp, các ngành từ xã đến xóm quan tâm nhưng vẫn còntiềm ẩn nhiều nguy cơ trong nhân dân Chính vì vậy, nhân dân xã Hưng Lộccòn chưa có sự quan tâm đồng bộ đến sự phát triển phong trào văn hóa vănnghệ, và tham gia chưa thật sự nhiệt tình, chưa có sự đầu tư kỹ lưỡng gây nênchất lượng hoạt động còn hạn chế

2.1.2 Thành tựu và hạn chế trong việc xây dựng phong trào văn hóa văn nghệ ở xã Hưng Lộc hiện nay

- Thành tựu

Đã 80 năm trôi qua, nhưng lịch sử, sự kiện nhân chứng cách mạng ởLộc Đa, Đức Thịnh vẫn còn sống mãi với thời gian Đền Trìa, nhà thờ họ

Trang 34

in loát tài liệu của xứ ủy Trung Kỳ trong những năm 1930 nay là chứng tíchđược Đảng, nhà nước công nhận di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia Để cócuộc biểu tình "long trời lở đất" ngày Quốc tế Lao động 1/5/1930, Xứ ủyTrung Kỳ, Tỉnh ủy Vinh - Bến Thủy đã chọn chi bộ Lộc Đa - Đức Thịnh làmlực lượng nòng cốt trong phong trào Xô - Viết Nghệ Tĩnh với vai trò "đi đầu,dậy trước" Đồng chí Hoàng Trọng Trì, người thầy giáo, sớm giác ngộ cáchmạng đã biến ngôi nhà tranh của mình thành cơ sở liên lạc, hội họp, chỉ đạođấu tranh với bọn hào lý đòi giảm thuế, tịch thu công điền chia cho dânnghèo Cùng với đồng chí Hoàng Trọng Trì, ủy viên tỉnh ủy lâm thời VinhBến Thủy, các đảng viên cốt cán Hoàng Bá, Uông Nhật Vượng đã cầm cờlãnh đạo thành lập chính quyền Xô - viết, tổ chức Nông hội, Hội Phụ nữ giảiphóng, Xích vệ đỏ Mặc dù phong trào bị thực dân Pháp đàn áp khốc liệtsong đã gây nên một làn sóng đấu tranh mạnh mẽ trong quần chúng nhân dân.Lần đầu tiên trong lịch sử cách mạng, công, nông, binh bắt tay nhau giữa trậntiền Dưới ngọn cờ lãnh đạo của Đảng, nhân dân Lộc Đa – Đức Thịnh hômnay đang viết tiếp những trang sử hào hùng trong sự nghiệp xây dựng và pháttriển quê hương, đưa Làng Đỏ tiến nhanh theo mục tiêu dân giàu nước mạnh

xã hội công bằng dân chủ văn minh, xứng đáng với sự hy sinh của lớp lớpĐảng viên Cộng Sản đầu tiên trong cao trào Xô Viết Nghệ Tĩnh 30-31

Văn hóa Văn nghệ là một trong những hoạt động mũi nhọn trong côngtác thông tin, tuyên truyền, cổ động của ngành Văn hóa - Thông tin; trongnhững năm qua, được sự quan tâm chỉ đạo, hỗ trợ của các cấp, các ngành,nhìn chung phong trào văn hóa - văn nghệ trên địa bàn xã Hưng Lộc vẫn đangtiến triển không ngừng, ngày càng có nhiều câu lạc bộ, đội nhóm yêu thíchvăn nghệ được thành lập và hoạt động tích cực, góp phần tuyên truyền phục

vụ nhiệm vụ chính trị của địa phương, các dịp lễ tết hội hè của nhân dân, mặtkhác phục vụ nhu cầu giải trí, hưởng thụ các giá trị văn hóa-nghệ thuật củanhân dân trong xã Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa, luận điểmkhẳng định, văn hóa là một mặt trận, nghĩa là khẳng định cuộc đấu tranh đểbảo vệ tổ quốc và xây dựng những giá trị tốt đẹp của con người, phê phán cái

Ngày đăng: 19/12/2013, 11:31

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Ban tư tưởng- văn hóa Trung ương, ( 2003), Tài liệu nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia
2. Bảo tàng Hồ Chí Minh, ( 2007), Học tập tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, NXB Thanh niên, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Học tập tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Nhà XB: NXB Thanh niên
3. Bộ giáo dục và đào tạo, ( 2004), Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia
4. Bộ giáo dục và đào tạo, ( 2009), Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia
5. Đinh Xuân Dũng, (2004), Mấy cảm nhận về văn hóa, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mấy cảm nhận về văn hóa
Tác giả: Đinh Xuân Dũng
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia
Năm: 2004

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ XÃ HƯNG LỘC VÀ PHONG TRÀO VĂN HÓA VĂN NGHỆVĂN HÓA VĂN NGHỆ - Vận dụng sáng tạo tư tưởng hồ chí minh về văn hóa văn nghệ vào việc xây dựng phong trào văn hóa văn nghệ ở xã hưng lộc ( TP vinh) trong giai đoạn hiện nay   thực trạng và giải pháp luận văn tốt nghiệp đại học
MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ XÃ HƯNG LỘC VÀ PHONG TRÀO VĂN HÓA VĂN NGHỆVĂN HÓA VĂN NGHỆ (Trang 60)
MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ XÃ HƯNG LỘC VÀ PHONG TRÀO VĂN HÓA VĂN NGHỆVĂN HÓA VĂN NGHỆ - Vận dụng sáng tạo tư tưởng hồ chí minh về văn hóa văn nghệ vào việc xây dựng phong trào văn hóa văn nghệ ở xã hưng lộc ( TP vinh) trong giai đoạn hiện nay   thực trạng và giải pháp luận văn tốt nghiệp đại học
MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ XÃ HƯNG LỘC VÀ PHONG TRÀO VĂN HÓA VĂN NGHỆVĂN HÓA VĂN NGHỆ (Trang 60)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w